Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc ở khu phố Vạn Thuận, phương Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo quốc lộ I từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi, qua khỏi thị trấn Đập Đá, đến cầu Vạn Thuận, có con đường bên trái khoảng 200m dẫn vào chùa.
Tên chùa “Thập Tháp” là nguyên trước đây trên khu đồi này có 10 ngôi tháp Champa,nằm trong kinh thành Vijaya Vương Quốc Champa.Chính nơi đây đã in đậm gần 500 năm vàng sơn của vương quốc Champa. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị bật nhất của dân tộc Champa. Năm1471, Lê Thánh Tôn cất đại quân hơn 250.000 người sang đánh Champa, trong đó 100.000 đi bằng đường thủy, 150.000 đi bằng đường bộ. Đại quân nhà Lê chiếm cửa Thị Nại rồi tiến về Đồ Bàn.Vua Trà Toàn sai em là Po Kaprih dẫn đội tượng binh gồm 5.000 người ra đối chọi nhưng bị đánh bại,Vua Trà Toàn rút vào cố thủ thành Đồ Bàn.
Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh. Vua Champa là Trà Toàn bị bắt sống và tự sát trên đường chở về Thăng Long.(05/03/ Al) Trong cuộc tiếp kiến, Vua Trà Toàn xin vua Lê chỉ làm tội một mình ông và tha cho người dân Champa. Trên đường về tới Nghệ An, Trà Toàn tự tử chết. Lê Thánh Tôn sai cắt đầu Vua Trà Toàn treo ở đầu thuyền và cho khắc chữ "Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi thủ". Ít nhất hơn 60.000 người Champa bị giết và 30.000 bị bắt làm nô tỳ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn, người dân bị tàn sát vô tội vạ, trong đó có 10 ngôi tháp này bị phá hủy.Đây là cuộc tàn sát đẫm máu nhất của đại việt đối với champa. Hoàng tộc champa chạy sang malacca( khoảng 20.000 trốn thoát bằng thuyền qua cửa đầm thi nại, trong đó có con vua trà toàn là Indravarman và bàn la trà ko lai(Pau liang). Sau cuộc chính biến lịch sử này rất nhiều người di cư chính trị Champa đã đến các vùng đất Mã Lai an bình , một số khác thì tới Melaka . Cũng trong đoàn người di cư đó là hai hoàng tử con vua Champa Trà Toàn , đó là Indravarman và Pau Liang như đã nói ở trên. Bằng chứng được tìm thấy chứng minh sự gắn kết lịch sử giữa Champa và Mã Lai là Al-kisah 29 trong đó đã kể lại câu chuyện về một người Nakhoda Champa có tên là Sayyid Ahmad đã làm bạn cùng Hang Tuah( một anh hùng rất nổi tiếng trong lịch sử Mã Lai) và cùng đến Inderapura (Pahang_Malaysia) để trốn Tun Teja đến Melaka. Sức mạnh Champa được chứng minh là lớn hơn cả vùng Pahang sau khi được giúp đỡ của người anh hùng Melaka trốn khỏi Tun Teja. sự có mặt của Nakhoda Champa tại Melaka và Pahang này lại được chứng minh bằng một cơ sở chắc chắn sau khi tìm được trong Al-kisah ke-34 nói về cuộc hôn nhân giữa một công chúa thuộc dòng tộc Champa với một quy tộc ở Melaka.( theo Sejarah Melayu Champa +Ban La Tra Toan memerintah di ibu kota Sri Vini (Sri Raja Than Ton). Setelah Kota Vijaya jatuh. Raja Champa pun mati terbunuh. Dengan kejatuhanibu ota Vijaya ini ramai pelarian politik Cham yang menuju ke daerah Melayu yang selamatk, antara lain ke Melaka. Yang termasuk dalam pelarian itu ialah dua orang putera raja Champa, iaitu Indravarman dan Pau Liang di atas. Gambaran Sejarah Melayu tentang Champa terdapat dalam Al-Kisah ke29 yang menceritakan seorang Nakhoda Champa yang bernama Sayyid Ahmad bersahabat dengan Hang Tuah pergi ke Inderapura (Pahang) untuk melarikan Tun Teja Ke Melaka. Kekuatan Champa berdasarkan fakta jelas lebih besar daripada perahu Pahang hingga dapat menolong pahlawan Melaka itu melarikan Tun Teja. Kehadiran tokoh Nakhoda Champa di Melaka dan di Pahang dapat dihubungkan pula dengan wujudnya pedagang Champa di Banten seperti yang diceritakan oleh Sejarah Melayu dalam Al-Kisah ke-34 menceritakan perkahwinan seorang puteri keturunan Champa dengan anak seorang pembesar Melaka.)khoảng 30000 người chạy sang lào và campuchia sau cuộc tàn sát đẫm máu này.Lê Thánh Tôn giải tán vương quốc Champa. Thủ đô chính trị, hành chánh và tín ngưỡng của vương quốc Bắc Champa .Vijaya bị đổi thành Đồ Bàn và cấm người Champa đến cư ngụ.Cũng chính nơi đây xảy ra cuộc thanh trừng đẫm máu nhất của Nguyễn ánh với cuộc khởi nghĩa tây sơn.Hiện nơi đây vẫn còn một hòn đá" Chém" được đăt dưới chân phật Adi Đà.Phía sau chùa vẫn còn một tháp, gọi là tháp mẫn đã bị con người tàn phá,hướng nam chùa là tháp cánh tiên còn hiện hữu.Tên “Di Đà” là danh hiệu đức Phật giáo chủ cõi Cực lạc. Di Đà cũng có nghĩa là lý tính, bản giác của chúng sinh. Tập hợp các ý nghĩa trên, tổ đình mang tên Thập Tháp Di Đà Tự. Chùa tổ đình Thập Tháp Di Đà gắn với tên tuổi vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều. Nhiều tư liệu ngày nay cho biết ông họ Tạ, tự là Hoán Bích, người huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.ông sinh năm Mậu Tý (1648), năm 19 tuổi xuất gia ỏ chùa Báo Tự. Năm 1677,ông theo thuyền buôn của người Trung Quốc đến phủ Quy Ninh, nay thuộc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 28 km, dựng thảo am thờ Phật A Di Đà. Năm 1683, chùa đã dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ champa dựng lên ngôi chùa.
Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa với nhiều vị thiền sư danh tiếng như: Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền sư Phước Huệ … Thiền sư Phước Huệ đã được tôn làm Quốc sư. Ngài đã được mời vào giảng kinh trong hoàng cung nhà Nguyễn từ đời vua Thành Thái đến vua Bảo Đại, và giảng dạy Phật pháp ở Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên (Huế) từ năm 1935. Từ ngoài vào, đi dọc theo hồ sen đến cổng chùa, đó là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi, nối một vòng cung, phía trên có gắn hai chữ "Thập Tháp". Sau cổng là tấm bình phong, mặt đắp nổi long mã phù đồ đặt trên bệ chân quỳ.
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ “Khẩu”; gồm ngôi chính điện, đông đường (giảng đường), tây đường (nhà Tổ) và nhà phương trượng.
Ngôi chính điện do Thiền sư Liễu Triệt cho trùng kiến vào năm 1749. Ngôi chính điện ngày nay mái thẳng, lợp ngói âm dương, trên nóc có lưỡng long tranh châu.
Phật điện được bài trí tôn nghiêm, chính giữa thờ tượng Tam Thế Phật, Chuẩn Đề, Ca Diếp, A Nan; khám thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng đặt hai gian hai bên điện Phật; hai vách tả hữu đặt tượng Thập Bát La Lán, tượng Thập Điện Minh Vương, Hộ Pháp, Tổ sư Đạt Ma và Tổ sư Tì Ni Đa Lưu Chi. Hầu hết các tượng thờ đều được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871-1889).
Chùa đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tấm biển "Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự" treo giữa cửa chính ngôi chính điện, Hòa thượng Mật Hoằng trùng khắc lại năm 1821. Đại hồng chung (đúc năm 1893) và trống lớn được đặt ở hai đầu hành lang. Phía sau chính điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.
Nhà phương trượng nằm sau ngôi chính điện do Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm 1924. Nhà Tổ ở phía Nam, nối ngôi chính điện và nhà phương trượng, thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ trì, chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng.
Đối diện nhà Tổ là giảng đường, ở đây có bảng gỗ ghi bài "Thập Tháp Tự Chí" do Thị giảng Học sĩ phủ An Nhơn Võ Khắc Triển soạn năm 1928, ghi lại lịch sử khai sáng, quá trình xây dựng và truyền thừa của ngôi tổ đình Thập Tháp.
Đặc biệt, chùa còn lưu giữ 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú ... Bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển kinh, luật, luận và ngữ lục. Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.
Vườn tháp Tổ nằm ở phía Bắc với 20 ngôi tháp cổ kính an trí nhục thân của các vị trụ trì và chư tôn túc trong chùa. Sau chùa, còn có tháp Bạch Hổ và tháp Hội Đồng..
Qui Nhơn 08/08/2008
Thanh Trà |
Cham Blogs