• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
prancham
by On January 24, 2013
0 Rating 314 views 0 Likes 1 Comments

 Written by Ja Karo  

po sah anaih 10
Đền Po Sah Anaih

Hiện nay, có nhiều bài viết và ý kiến của các nhà khoa học cũng như trí thức Chăm yêu cầu Sở Văn Hóa tỉnh Bình Thuận phải nên chỉnh lý lại tên gọi tháp Pô Sah Inư thành tháp Po Sah Anaih. Sự sai lầm về tên gọi này có thể làm tổn thương đến di sản lịch sử của vương quốc Champa và kéo theo nhiều hệ lụy khác trong nghiên cứu và bảo tồn Tháp. Chính đó là nguyên nhân mà buộc cộng đồng trí thức Chăm phải lên tiếng.

 

Đền Po Sah Anaih trước năm 1975

 

Với những tư liệu do Pgs. Ts. Po Dharma giới thiệu, chúng tôi được biết hai nhà nghiên cứu dưới thời Pháp thuộc, đó là H. Parmentier (Monuments chams de l'Annam, Paris, Public. EFEO, 1909‑1918, tome I, trang 36) và A. Cabaton (Nouvelles recherches sur les Chams, Paris, Public. EFEO, 1902, trang 17) ghi lại rằng theo bà con Chăm dưới thời Pháp thuộc, quần thể đền tháp ở khu vực Phố Hài (Bình Thuận) gọi là quần thể tháp Po Bia Tikuh (công chúa chuột) tức là thần Mushika thường dùng làm phương tiện di chuyển cho Ganesha (nam thần có đầu voi), tức là con của đấng Shiva và phu nhân thứ nhất mang tên là Parvati. Trong quần thể tháp Po Bia Tikuh, có một cái Kalan (đền chính) mà người Chăm dưới thời Pháp thuộc gọi là đền của Po Sah Anaih (công chúa thiếu nữ), tức là con của đấng Shiva và phu nhân thứ hai mang tên là Bhagavati (Po Ina Nagar) có đền thờ ở Nha Trang.

 

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, người Chăm vẫn gọi đền này là đền Po Sah Anaih. Sau năm 1975, đền Po Sah Anaih biến thành đền Po Sah Ina mà Sở Văn Hóa tỉnh Bình Thuận không cho biết lý do tại sao ?

 

po sah anaih
Đây là tư liệu của H. Parmentier, tập 1, trang 36

 

Truyền thuyết của người Chăm về Po Sah Ina

 

Theo truyền thuyết của người Chăm, Po Sah Ina là chị hay con của vua Po Kathit (1421-1448 hoặc là 1433-1460) tùy theo dị bản. Khi lớn lên, Po Sah Ina bị vua Đại Việt bắt và cưới làm vợ, có đứa con tên là Cậu An. Một thời gian sau, Po Sah Ina trốn về Champa. Kể từ đó, vua Đại Việt tìm cách xua quân tấn công Champa để chiếm lại Po Sah Ina. Nhằm chống lại quân Đại Việt, Po Sah Ina ra lệnh xây thành Sông Lũy nay thuộc xã Sông Lũy nhằm bảo toàn an ninh cho vương quốc của mình.

 

1- thanh song luy3
Di tích thành cổ Sông Lũy thuộc xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

 

Cũng theo truyền thuyết, Po Sah Ina còn có người yêu tên là Po Sanimpar gốc người Hồi Giáo. Cuộc tình giữa công chúa Po Sah Ina gốc Bà La Môn giáo và Po Sanimpar gốc Hồi Giáo đã gây ra sự phản đối của Po Klaong Biruw, anh ruột của Po Sanimpar. Để giải quyết chuyện tình khó khăn này, Po Sah Ina rời bỏ cung đình để về ẩn náu trên hòn đảo Phú Quí thuộc khu vực Phan Rí hôm nay. Chính vì nguyên nhân đó, khi nói đến Po Sah Ina, thì người ta phải nói đền của Bà ở hòn đảo Phú Quí (Phan Rí), chứ không phải là đền của Po Sah Anaih ở Phú Hài.

 

Đền Po Sah Anaih sau 1975

 

Theo một số tài liệu viết về tháp Champa ở Việt Nam, trước năm 1991, quần thể tháp này có tên là tháp Chăm Phố Hài. Năm 1991, tháp được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Từ năm 1992 đến 1995, công cuộc khai quật xung quanh tháp phát hiện ra khoản 5 nền móng đã bị chôn vùi dưới mặt đất. Theo nhà khảo cổ học tại Việt Nam, đền thờ này được xây dựng từ thế kỉ XV để thờ công chúa Chăm tên là Pô Sah Inư, nhưng không đưa ra một minh chứng nào để chứng minh cho giả thuyết của mình. Kể từ đó, ngành quản lí văn hóa tỉnh Bình Thuận cho đổi tên “Tháp Chăm  Phố Hài” thành “Nhóm đền tháp Chăm Pô Sah Inư”.

 

Sự kiện sai lầm này đã gây xôn xao dư luận trong cộng đồng Chăm và đặt ra nhiều câu hỏi cho những nhà khoa học trong và ngoài nước về tên gọi và cơ sở đặt tên cho Tháp. Bên cạnh đó cách trình bày tên Tháp ở các bia cũng không thống nhất làm cho nhiều người nghĩ đến sự thiếu tôn trọng ngôi tháp linh thiêng này. Cụ thể bia bên ngoài đường vào Tháp ghi là :“Nhóm đền tháp Chăm PôSah Inư” nhưng bia ở bên trong khu vực Tháp lại ghi : “Nhóm đền tháp Chăm Pô Sah Inư”. Việc viết sai lầm tên gọi di sản lịch sử cấp quốc gia đã chứng minh rằng sở văn hóa Bình Thuận không thi hành nghiêm túc công tác bảo tồn di sản tín ngưỡng của dân tộc Chăm.

 

Phong cách kiến trúc đền Po Sah Anaih

 

Tháp Po Sah Anaih là một trong những quần thể di tích tháp của vương quốc Champa, tọa lạc trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, tỉnh Bình Thuận và cách thành phố Phan Thiết 7km về hướng Đông- Bắc.

 

2- bia po sah anaih
Đây không phải là Po Sah Inư mà là Po Sah Anaih ở Phú Hài, Phan Thiết

 

Quần thể tháp Po Sah Anaih có phong các kiến trúc Hoà Lai, một trong những phong cách kiến trúc cổ của Champa được xây dựng từ thế kỷ thứ IX. Hiện nay quần thể Po Sah Anaih còn nguyên vẹn 3 cụm tháp và 5 cụm khác bị sụp đổ hoàn toàn chỉ còn lại phế tích và nền móng.

 

Quần thể tháp Po Sah Anaih đã được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia tại Quyết định số 1371/QĐ ngày 03tháng 8 năm 1991.

 

3- quan the con 3 thap
Đây là quần thể của Po Bia Tikuh, chứ không phải Po Sah Inư

 

Cụm tháp Chính (tháp A) cao 15m gồm 3 tầng càng lên phía trên càng nhỏ lại, tháp gồm một mặt chính và ba mặt phụ, có một cửa chính ra vào và hướng về phía Đông. Trong tháp Chính (Kalan) hiện nay còn một “linga” liền khối với bệ “yoni” hình vuông bên dưới. Đây là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được thần dân Champa sùng bái và tôn kính.

 

4- thap chinh -thap a-
Đây là Kalan của Po Sah Anaih chứ không phải là Po Sah Inư

 

Bên cạnh tháp Chính là tháp Lửa (tháp C). Tháp cao khoảng 5m và có một cửa hướng về phía Đông, những trang trí và kiến trúc của tháp nay đã bị bào mòn theo thời gian.

 

5- thap lua -thap c-
Tháp Lửa (tháp C) bên cạnh (tháp A)

 

Cách tháp Chính khoảng 15m là cụm tháp Phụ (tháp B) cao khoảng 12m, trong tháp B trước kia thờ bò thần Nandin nhưng hiện nay thần bò Nandin không còn nữa.

 

Từ năm 1992 đến 1995, công cuộc khai quật xung quanh tháp Po Sah Anaih phát hiện ra một số đền đã bị chôn vùi dưới mặt đất. Theo nhà khảo cổ học tại Việt Nam, đền thờ này được xây dựng vào khoảng thế kỉ XV.

 

7- phe tich ben phai thap a
Phế tích nền móng ở bên phải tháp Chính (tháp A)

 

Nghi lễ Kate trên đền tháp trong khu vực Bình Thuận

 

Theo phong tục, người Chăm Bà La Môn trong khu vực Phan Rí không làm lễ Kate trên đền tháp, vì cộng đồng Chăm Bà La Môn ở tỉnh Bình Thuận không có Po ADhia. Chính vì thế, những đền tháp trong khu vực này chỉ là di tích hoang phế.

 

Trước năm 2000, không có ai bàn đến lễ hội Kate ở Bình Thuận. Sau năm 2000 nhà nước Việt Nam đưa ra chính sách phục hồi lại lễ Kate trên đền Po Sah Anaih nhằm quảng bá bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Đây cũng là chính sách đáng hoan nghênh nhằm giúp người Chăm có dịp tôn vinh những vị thần linh đã ban phước lành cho họ. Kể từ đó, Sở Văn Hóa tỉnh Bình Thuận thường phối hợp với người Chăm để tổ chức các lễ tục trên đền tháp Po Sah Anaih. Hiện nay tháp Champa Po Sah Anaih mở cửa hàng ngày để đón khách du lịch đến đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính chứa đựng nhiều bí ẩn về nghệ thuật điêu khắc cũng như nền văn minh xây dựng tháp của thần dân Champa.

 

Với tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của Tháp Po Sah Anaih, tỉnh Bình Thuận cần phải có trách nhiệm thay đổi tên gọi Tháp “Po Sah Inư” thành tên gọi chính danh là Tháp “Po Sah Anaih”.

 

Tháp Po Sah Anaih là một niềm tự hào của dân tộc Chăm nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Do đó việc trả lại tên “chính danh” của Tháp không chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu mà còn thể hiện sự tôn kính đối với quần thể tháp.

 

Video clip về Tháp Po Sah Anaih

 

1). Di tích lịch sử Tháp Po Sah Anaih còn hiện hữu

http://youtu.be/W4sFqDcE0i8

 

2). Phế tích nền móng trên Tháp Po Sah Anaih

http://youtu.be/Cr8Ouq-7SlY

 

3). Một số hoạt động trên tháp Po Sah Anaih

http://youtu.be/BGbQbqRRHDk

 

 

Theo Champaka.info

 

 

0
Total votes: 0
prancham
User not write anything about he.
Be the first person to like this.
vinh hoa
<p>Có ai biết mối liên hệ gì về palei pajai (xã người Chăm gần Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc)  với Phố Hài này không. Trước đây, đầu năm Chăm lịch, người palei pajai thường tổ chức lễ rija nugar tại bãi đất trống, bên bờ sông Cái gần Tháp, nay không còn nữa (vì người ta chiếm đất hết rồi) ?</p>
January 24, 2013

It will be interesting:

By: On March 25, 2018
0 Rating 703 views 2 likes 0 Comments
Read more