Cham Blogs
0
Rating
151
views
1
Likes
1
Comments
Nếu các đền Champa ở khu vực Phan Rang-Phan Rí là nơi thường diễn ra các lễ hội lớn của người Chăm như Kate, Ca-mbur, thì Tháp Nhạn ở Tuy Hòa, Phú Yên tự hào là nơi tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu hàng năm từ rất lâu và đây là cội nguồn cho ngày thơ Việt Nam ra đời. Tháng 2 năm 2013 đã diễn ra hội thơ Nguyên Tiêu Phú Yên lần thứ 33.
Từ đêm thơ Nguyên Tiêu tổ chức đầu tiên trên tháp Nhạn vào năm 1991, người ta mới phát hiện ra rằng, đây chính là nơi “đắc địa” để tổ chức một hoạt động văn hóa nghệ thuật thơ đặc sắc trong đêm Nguyên Tiêu mà không nơi nào sánh được.
Tháp Nhạn là di tích đền tháp Champa cổ, được xây dựng trên núi Nhạn vào thế kỷ XI, nằm trên bờ bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nơi mà người Chăm gọi là khu vực Harek Kah Harek Dhei. Phú Yên còn tên theo người Chăm là Aia Ru, tức là địa đầu của tiểu vương quốc Kauthara xưa kiabị nhà Nguyễn chiếm đóng vào năm 1611.
Tháp có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh khoảng 10m, chiều cao 23.5m. Trên đỉnh tháp là tượng chóp bằng đá được điêu khắc công phu. Cửa vào mặt chính của tháp quay về hướng đông, ba mặt tường còn lại đều có trang trí hoa văn và tạo hình các cửa giả.
Những dấu tích ở núi Nhạn cho biết xưa kia từng có một quần thể kiến trúc Champa rất lớn tại đây. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại công trình kiến trúc tháp Nhạn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Sau năm 1975, ngôi tháp này đã được công nhận “di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia” theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988. Cùng với sự quan tâm của chính quyền tỉnh, Tháp Nhạn tiếp tục được trùng tu vào năm 1994, phục hồi lại các mảnh vỡ trên Tháp cũng như cho lát gạch lại nền tháp và xây dựng lối đi lên tháp rất khang trang, tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp. Vì vậy mà hình ảnh Núi Nhạn Sông Đà đã trở thành biểu tượng sông núi của tỉnh Phú Yên và là nơi không thể không dừng chân của du khách khi một lần ghé lại Tuy Hòa.
Với Phú Yên ngày nay, Tháp Nhạn còn gắn liền với một sự kiện đặc biệt khi mỗi độ xuân về đó là đêm thơ Nguyên Tiêu trên Tháp Nhạn. Có thể nói rằng các tháp Champa khác thường chứng kiến các lễ hội lớn của người Chăm như Lễ hội Kate, Ca-mbur, thì Tháp Nhạn ở Tuy Hòa tự hào là nơi tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu hàng năm từ rất lâu và đây là cội nguồn cho ngày thơ Việt Nam ra đời.
Từ đêm thơ Nguyên Tiêu tổ chức đầu tiên trên tháp Nhạn vào năm 1991, người ta mới phát hiện ra rằng, đây chính là nơi “đắc địa” để tổ chức một hoạt động văn hóa nghệ thuật thơ đặc sắc trong đêm Nguyên Tiêu mà không nơi nào sánh được. Phải thừa nhận rằng, cảnh quang Tháp Nhạn trong đêm Nguyên Tiêu thật lung linh và nên thơ. Từ chiều tối, từng dòng người nối đuôi nhau về Tháp cổ. Đường lên Tháp rộn ràng, đông đúc, có những đôi trai gái tay trong tay dặt dìu cười nói; cả những cụ già, em nhỏ và phụ nữ cũng nô nức chen chân để lên đến đỉnh tháp thưởng thức những bài thơ xuân. Về khuya, vầng trăng xuân lồng lộng tỏa ánh sáng ngọt ngào xuống dòng sông Ba lấp lánh uốn quanh ngay chân Tháp Nhạn; Dáng vẻ tháp uy nghi, trầm mặc và cổ kính như điểm nhấn nghệ thuật giữa ánh vàng lung linh. Tiếng sáo diều ngân nga và tiếng đàn tranh réo rắc như đưa những vần thơ lên cao, vang xa hòa lẫn trong khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Ở đó, toàn cảnh thành phố Tuy Hòa về đêm như ngàn ánh sao xa thu vào tầm mắt. Tất cả làm nên một đêm Hội thơ Nguyên Tiêu đặc sắc bên Tháp Nhạn mà khó có nơi nào có được.
Đêm Hội thơ Nguyên Tiêu trên Tháp Nhạn |
Cả người làm thơ, người yêu thơ đều phải vượt tầm cao
Từ bốn phương trời tụ về, bên Tháp cổ
Vầng trăng Xuân chưa bao giờ tròn sáng thế
Sông Đà Rằng dào dạt giọng thơ ngâm” (Nguyễn Gia Nùng)
Chính từ nét đẹp hòa quyện giữa nghệ thuật thơ ca và phong cảnh thiên nhiên hữu tình nơi đây, tháp Nhạn đã trở thành điểm hẹn cho các nhà thơ và nhân dân trong ngoài tỉnh khi mỗi độ Nguyên Tiêu về.
“Tuy Hòa trong tôi xanh như một ước mơ
Đêm Nguyên Tiêu từ bao giờ đã thành nỗi đợi
Vần thơ năm qua ủ hoài chưa chín tới
Chờ trăng gió Tuy Hòa hong lại để hồng thêm” (Phạm Dạ Thủy)
Và từ đây bắt nguồn cho sự ra đời Ngày thơ Việt nam.
Tháp Nhạn ở Tuy Hòa – Phú Yên |
Từ đó, cứ đến hẹn lại lên, đêm thơ Nguyên Tiêu trên Tháp Nhạn đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Phú Yên mà không nơi nào có được. Nguyên Tiêu 2013 Quý Tỵ năm nay cũng dạt dào tình thơ trong phong cảnh hữu tình ngập tràn ánh trăng bên Tháp cổ uy nghi và dòng người đông đúc ngược xuôi về tháp thưởng ngoạn khoảnh khắc nên thơ và tuyệt diệu . Tháp Nhạn – Tháp Champa đã trở thành điểm hẹn cho người yêu thơ trên cả nước khi mỗi độ xuân về.
Xin bấm xem: Đêm Hội thơ Nguyên Tiêu trên Tháp Nhạn
http://www.youtube.com/watch?v=nuALRFe-hag&feature=youtu.be
theo Champaka.info
Total votes: 0
Topics:
Hội thơ Nguyên Tiêu trên Tháp Nhạn, Phú Yên 2013, 135cae;", 333333;, ">kia</a>bị, ">lát</a> gạch, 808080;">Đêm, 808080;">Tháp, Hội thơ Nguyên Tiêu trên Tháp Nhạn, Phú Yên 2013
ranam
User not write anything about he.
Like (1)
Loading...
It will be interesting:
Related Blogs
ranam Information
Statistic
0 Blog Rating
37 Total Blogs
12 Total Blog Comments
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c