Cham Blogs
On February 28, 2013 in Văn hóa Champa /
Bút ký - Truyện /
0
Rating
289
views
1
Likes
0
Comments
Trần Kỳ Phương
Đồng tác giả với Rie Nakamura
Thánh đô Mỹ Sơn: Tín ngưỡng hoàng gia của tiểu quốc miền Bắc Chiêm Thành (Campà) *
Văn bia đầu tiên của Mỹ Sơn đã được phát hiện thuộc triều vua Bhadravarman, người mà sử liệu Việt Nam và Trung Hoa gọi là Phạm Hồ Đạt hay Fan Hu-ta, trị vì khoảng năm AD 380- 413. Minh văn này đề cập đến việc nhà vua dựng một ngôi đền để phụng hiến Thần Bhadresvara (Siva); và xác lập vùng đất được chọn để xây dựng thánh địa của hoàng gia, là, dựa vào ngọn núi thiêng ở phía nam thung lũng tên là Mahaparvata/ Đại Sơn Thần, mà, ngày nay nhân dân trong vùng gọi là núi Răng Mèo hay Hòn Quắp [C72 (ký hiệu văn bia Chàm)]( Jacques 1995: 5, 204; Trần 2002; 2004: 3-5, 33-5; Majumdar 1985: Inscription #4, 4-8).
Ngôi đền của đức vua Bhadravarman được dựng bằng gỗ để thờ linga của Thần Bhadresvara. Danh hiệu của linga, có khả năng, đó là sự kết hợp giữa tên riêng của vua Bhadravarman với Isvara, là một danh hiệu khác của Thần Siva, Bhadravarman + Isvara = Bhadresvara (Siva). Tín ngưỡng thờlinga của Siva đã được kế tục trong suốt nhiều thế kỷ tại Mỹ Sơn từ thời khởi đầu cho đến giai đoạn cuối.
Mỹ Sơn là một thung lũng hẹp, kín đáo, đường kính khoảng 2 km, được bao bọc bởi những rặng núi thấp; có một giòng suối lớn bắt nguồn từ ngọn núi thiêng ở phía nam chảy ngang qua thung lũng để đổ vào giòng sông thiêng Mahanadi/ Nữ Thần Đại Giang tức là sông Thu Bồn ở phía bắc [C147] (Majumdar 1985: #4, 7; Jacques 1995: 204).
Đền- tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng liên tục qua nhiều thế kỷ, từ cuối thế kỷ thứ 4/5 cho đến thế kỷ 13/14. Có nhiều khả năng để kết luận rằng ngôi đền lớn B1 là ngôi đền trung tâm của thánh đô này, vì, những bộ phận kiến trúc được phát hiện tại đây có niên đại trải dài từ cuối thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ 13/14; và, vì kích thước bề thế của ngôi đền cũng như vị trí trung tâm của nó trong bố cục tổng thể của khu di tích. (Minh họa #1)
#1/ Sơ đồ di tích Mỹ Sơn (Theo Parmentier và Boisselier)
Ngôi đền B1 hiện nay thờ một bộ yoni-linga, gọi là linga Bhadresvara (Siva). Đài thờ yoni-linga của B1 được đặt trên một cái hố vuông tại trung tâm ngôi đền dùng để rút nước lễ thánh tẩy. Kiến trúc của ngôi đền B1 hiện tồn là một công trình được trùng tu vào giai đọan muộn, khoảng thế kỷ 12-13. Đây là ngôi đền duy nhất trong kiến trúc Chàm có đế - tháp được xây hoàn toàn bằng sa thạch với một kích thước to lớn. (Minh họa #3)
#3/ Linga Bhadresvara thờ trong ngôi đền Mỹ Sơn B1
Cách bài trí của nhóm B hiện tồn, đã xuất hiện khoảng từ sau thế kỷ thứ 10, theo một phức hợp sau: tháp bày nghi lễ/ mandapa D1- tháp cổng/gopura B2- ngôi đền chính/ kalan B1; các ngôi đền phụ B3, B4; tháp lửa/kosagraha B5; tháp đựng nước thánh lễ B6; và bảy ngôi đền nhỏ thờ các vị thần tinh tú/ navagrahas / saptagrahas từ B7-B13. Hầu hết các công trình thuộc nhóm B đều được xây dựng và trùng tu liên tục từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 12/13.
Song song với nhóm B là nhóm C, cả hai đều được dựng theo trục đông - tây. Nhóm C cũng có sự bài trí tương tự nhóm B nhưng giản lược hơn, bao gồm một ngôi đền chính/ kalan C1- tháp cổng/ gopura C2 - tháp bày nghi lễ/ mandapa D2; tháp lửa/ kosagrha C3; công trình phụ C4; và ba ngôi đền phụ C5, C6, C7. Ngôi đền chính/ kalan C1 là một công trình trùng tu vào khoảng thế kỷ 11/12, tái xử dụng những bộ phận kiến trúc của ngôi đền trước kia như tym-pan, lanh-tô, v.v…thuộc thế kỷ 8/9. Ngôi đền C1 thờ ngẫu tượng của Thần Siva trong dạng nhân thể. Đây là một pho tượng tròn bằng sa thạch cứng, trong tư thế đứng, dựng trên một bệ yoni. Pho tượng có kích thước khá lớn, cao: 196 cm, được tạc bằng đá nguyên khối, đây là một kiệt tác của nền điêu khắc Chàm (Boisselier 1963: 55; AFAO-EFEO 1997: 98). Những phát hiện khảo cổ học tại nhóm tháp C đã cho phép nhận định rằng pho tượng Siva này được đeo các đồ trang sức bằng kim loại quý trong khi hành lễ.[1]
Y phục của tượng Thần Siva là một loại sampôt dài đến đầu gối, có vạt trước và vạt sau dài, dắt múi qua bên phải, loại sampôt này chỉ phổ biến trong điêu khắc Chàm trong một giai đoạn ngắn vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 hoặc đầu thế kỷ thứ 9 mà thôi.[2] Khuôn mặt của thần được đặc tả với hàng lông mày giao nhau, hai mắt mở lớn có con ngươi, mũi thẳng, đôi môi dày với bộ râu mép thanh tú, tóc kiểu jata-mukuta kết lại bằng những lọn tóc có hình bông lúa mềm mại… đó là những đặc điểm nghệ thuật điêu khắc Chàm vào giai đoạn sớm, trước Phong cách Đồng Dương, tức là vào khoảng phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ 8 hoặc phần tư thứ nhất của thế kỷ thứ 9 (Trần 1988: 33). (Minh họa #4)
#4/ Ngẫu tượng thần Siva nhân thể thờ trong ngôi đền Mỹ Sơn C1
So sánh cách bài trí và nội dung thờ tự của hai ngôi đền B1 và C1, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng, chúng phản ảnh tín ngưỡng thờ Siva trong hình thức lưỡng thể, tức là, thờ linga của thần kết hợp với nghi tượng của thần trong nhân thể (Trần 2004: 34-5; 2005: 132).
Hiện tượng tín ngưỡng Siva- lưỡng thể tại thánh đô hoàng gia Mỹ Sơn có thể được suy luận rằng, các vị vua Chàm muốn nhấn mạnh niềm tin tuyệt đối vào Đấng Toàn Năng của tín ngưỡng Siva được thị hiện bằng cả hai hình thái: một biểu tượng vũ trụ / Siva- linga cũng như một hình tượng nhân thể được thần hoá / Siva- nhân thể; đó là vị thần chủ bảo hộ của các vương triều Campà. Hơn nữa, trong bối cảnh này, chúng ta có thể giả định rằng, ngẫu tượng Siva- linga thị hiện chính Thần Siva, còn ngẫu tượngSiva -nhân thể thị hiện những vị vua Chàm đã được phong thần (?).[3]
Ngoài nhóm B và C ra, tại Mỹ Sơn, hình thái thờ phượng Siva- lưỡng thểcòn xuất hiện tại nhóm A’ và nhóm E.
Nhóm A’ bao gồm nhiều đền- tháp được xây qua các thời kỳ khác nhau trong giai đoạn sớm, hình thái tín ngưỡng Siva -lưỡng thể được phát hiện tại hai ngôi đền A’1 và A’4: ngôi đền A’1 thờ Siva- linga; còn ngôi đền A’4 thờ Siva-nhân thể. Ngẫu tượng Siva-linga của ngôi đền A’1 đã không được tìm thấy trong lòng tháp, nhưng ngẫu tượng Siva-nhân thể của ngôi đền A’4 thì được tìm thấy ngay tại tháp. Đây là một pho tượng tròn, trong tư thế đứng, tạc bằng đá nguyên khối, đặt trên yoni, tượng cũng được đánh giá là một kiệt tác của điêu khắc Chàm, y phục của tượng tương tự với tượng Siva C1 (Boisselier 1963: 54). Pho tượng Siva A’4 được điêu khắc rất trau chuốc, kích thước nhỏ hơn tượng Siva C1; xét về kỹ thuật tạc tượng và nghệ thuật thể hiện có thể nhận định rằng hai pho tượng Siva đứng này được chế tác cùng thời (Trần 1988: 32).[4]
Hình thái thờ phượng này cũng xuất hiện tại nhóm E, với ngôi đền E1 thờSiva- linga và ngôi đền E4 thờ Siva-nhân thể. Ngôi đền E1 là một trong những công trình kiến trúc sớm nhất tại Mỹ Sơn, đài thờ của ngôi đền này là một kiệt tác của nền điêu khắc Chàm. Đài thờ và ngôi đền Mỹ Sơn E1 có niên đại vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 8 (Trần 2005: 135-37). Đài thờ E1 thờ một bộ yoni-linga kích thước khá lớn, được phục dựng bởi Henri Parmentier vào đầu thế kỷ trước (Parmentier 1918: Pl. CXX).
Về phía bắc ngôi đền E1 là ngôi đền E4, những bộ phận trang trí kiến trúc của ngôi đền, đặc biệt, hai bức phù điêu lớn bằng sa thạch, là bức lanh-tô thể hiện múa nhạc cung đình và bức tym-pan thể hiện Nữ thần Devi (Boisselier 1963: 212-13; Trần 1988: 49-50)[5] mang những đặc trưng nghệ thuật điêu khắc cũng như kỹ thuật cấu trúc của ngôi đền, cho biết nó được xây dựng vào khoảng nửa sau thế kỷ 11, có thể, dưới triều vua Harivarman, khoảng năm 1081, ‘khi ông chiến thắng tất cả kẻ thù xâm lược Campà và cho tái thiết lại thánh địa thờ thần Srisanabhadesvara’như trong một minh văn của ông tìm thấy tại Mỹ Sơn đã đề cập [C90] (Majumdar 1985: #62, 161-67; Jacques 1995: 115-22).
Ngôi đền E4 thờ ngẫu tượng Siva, đó là một pho tượng tròn trong tư thế đứng đặt trên một bệ yoni có phần đài thờ hình vuông trang trí một hàng vú phụ nữ tượng trưng cho Nữ thần Uroja/ Nữ thần Dựng nước. Y phục của tượng là một sampôt dài đến cổ chân, có vạt lớn ở phía trước, được trang trí rất cầu kỳ, gấp lại thành nhiều lớp tạo nên hình chữ z, đó là những đặc điểm để có thể xác định rằng pho tượng được chế tác vào khoảng thế kỷ cuối thế kỷ 11 hoặc đầu thế kỷ 12 ((Boisselier 1963: 212).[6]
Như vậy, những ngẫu tượng Siva- linga và Siva- nhân thể của các ngôi đền B1-C1, A’1-A’4 và E1-E4 chứng minh rằng tín ngưỡng Siva-lưỡng thểđã được thực hành tại Mỹ Sơn suốt từ thế kỷ thứ 8 cho đến thế kỷ 12/13. Trong tất cả các di tích đền-tháp Hindu của vương quốc Chiêm Thành, Mỹ Sơn là thánh địa duy nhất thực hành hình thái tín ngưỡng này.
Ngoại trừ một vài bức tym-pan nhỏ (phù điêu trang trí trên cửa tháp) thể hiện các nữ thần Hindu, tại Mỹ Sơn chưa hề tìm thấy một ngẫu tượng nữ thần nào được thờ trong các ngôi đền chính, điều này cho thấy các vị nữ thần đã không giữ vai trò trọng yếu tại khu thánh đô hoàng gia này.
Thánh đô Pô Nagar Nha Trang: Tín ngưỡng hoàng gia của tiểu quốc miền Nam Chiêm Thành (Campà)
Thánh địa Pô Nagar Nha Trang, cách Mỹ Sơn khoảng 450 km về phía Nam, nay thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, di tích này tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ sát bên cửa sông Cái và sông Hà Ra là hai dòng sông lớn của thành phố Nha Trang. Theo minh văn, ngôi đền đầu tiên xây dựng tại đây có từ trước thế kỷ thứ 8. Ngôi đền bằng gỗ đầu tiên của thánh địa này đã bị đốt cháy năm 774; rồi vào năm 784, ngôi đền đầu tiên bằng gạch và đá đã được dựng lên tại đây. Theo những kết quả khai quật khảo cổ học được xúc tiến bởi các nhà khảo cổ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ vào đầu thế kỷ trước, có tất cả 10 công trình kiến trúc được xây dựng trên ngọn đồi có diện tích khoảng 500 m2 này (Parmentier 1909: 111-32).
Ngày nay, sau những tàn phá của chiến tranh và huỷ hoại của thời gian, chỉ tồn tại năm kiến trúc bao gồm ngôi đền chính/kalan phía bắc (Tháp A), ngôi đền phụ phía nam (Tháp B), ngôi đền nhỏ phía nam (Tháp C), ngôi đền phụ tây-bắc (Tháp F) và những hàng cột bằng gạch của mandapa (Công trình M) dựng phía trước dưới chân đồi. (Minh họa #2)
#2/ Sơ đồ di tích Pô Nagar Nha Trang (Theo Parmentier và Shige-eda)
Cũng theo văn bia chúng ta biết rằng, hình tượng đầu tiên của Nữ thần Bhavagati[7] được dựng lên tại thánh địa này thuộc triều vua Satyavarman năm 784 sau khi ông đánh đuổi được hải tặc người Java vào năm 774 và cho xây dựng lại ngôi đền đã bị cướp phá [C38] (Majumdar 1985: #22, 41-4). Về sau, hình tượng của nữ thần lại được liên tục dựng lên trong những năm 817 [C31] và năm 918 [C33] (Majumdar 1985: #26, 61-4; # 45, 138-39). Năm 950, pho tượng bằng vàng của nữ thần bị người Khmer cướp mất [C38]; và vào năm 965, vua Jaya Indravarman đã cho dựng lại tượng nữ thần bằng đá [C38] (Majumdar 1985: # 47, 143-44). Năm 1050, danh hiệu Yapu-Nagara của nữ thần, lần đầu tiên, được tôn xưng bởi vua Sri Paramesvaravarman [C30]; năm 1084 bởi vua Paramabodhisatva [C30]; và năm 1160 bởi vua Jaya Harivarman [C30] (Majumdar 1985: #55, 151-53; #76, 194-95); vào các năm 1256, 1267 bởi công chúa Suryadevi [C31]; và năm 1275 bởi công chúa Ratnavali [C37] (Schweyer 2004:125).Như vậy, việc tôn thờ Nữ thần Bhagavati được thực hiện vào những năm 784, 817, 918, 965; và về sau, dưới danh hiệu Pô Yang Inu Nagar vào những năm 1050, 1160, 1256 và 1275, được kế tục qua nhiều thế kỷ, điều đó đã khẳng định vai trò trọng yếu của Nữ thần Mẹ Xứ Sở tại thánh địa Pô Nagar Nha Trang.[8]
Pho tượng chính của thánh đô Pô Nagar Nha Trang là ngẫu tượng của Nữ thần Bhagavati/ Đấng Chí Tôn hiện vẫn được tôn thờ trong ngôi đền chính phía bắc. Tượng được tạc bằng nguyên khối sa thạch cứng. Đầu tượng đã được phục chế lại theo kiểu thức của người Kinh/Việt. Pho tượng thể hiện nữ thần có mười tay, ngồi trên một toà sen đặt trên bệ yoni và một đài thờ vuông, tựa vào một cái ngai có trang trí hình tượng kala-makara. Hai bàn tay trước, bàn tay trái lật ngữa ra đặt trên đùi thủ ấn varada-mudra/ mãn nguyện ấn, bàn tay phải thủ ấn abhaya-mudra/ vô uý ấn; còn các bàn tay phía sau cầm các loại vũ khí tùy thuộc như, bên phải, từ dưới lên, là: một lưỡi dao, một mũi tên, một vòng cakra/ nhật luân xa, một cái giáo; bên trái, từ dưới lên, là: một cái chuông nhỏ, một ankusa/ lưỡi rìu, một con ốc (?), một cái cung. Pho tượng Nữ thần Bhagavati của thánh đô Pô Nagar là một kiệt tác của nền điê
Total votes: 0
Topics:
Thánh đô Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang, 333333;, 0000ff;"><strong, 262c64;, _ftn1"><strong, 444444;">*</span></strong></a></span>, 4,, 1)</em></span>, 1/, 3)</span></span>
prancham
User not write anything about he.
Like (1)
Loading...
It will be interesting:
Related Blogs
prancham Information
Statistic
0 Blog Rating
96 Total Blogs
43 Total Blog Comments
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c