Cham Blogs
On April 29, 2013 in Tin cộng đồng /
0
Rating
2,955
views
2
Likes
25
Comments
TÓM TẮT DỰ LUẬT DI TRÚ MỚI CỦA HOA KỲ 2013 LIÊN QUAN ĐẾN BẢO LÃNH THEO DIỆN GIA ĐÌNH
(Nếu dự luật có hiệu lực từ 1/10/2013)
Visa F1: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2015: Số Visa hàng năm tăng lên từ 23,400 lên 45,200 (226,000 x 20%) - Từ 1/10/2015 trở đi: Số Visa hàng năm tăng lên từ 45,200 lên 56,350 (=161,000 x 35%) Visa F2A: Cấp Visa không hạn chế từ 1/10/2013
Visa F2B: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2015: Số Visa hàng năm tăng từ 26,266 (=114,200 x 23%) lên 45,200 (=226,000 x 20%) - Từ 1/10/2015 trở đi: Số Visa hàng năm tăng lên từ 45,200 lên 64,400 (=161,000 x 40%)
Visa F3: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2014: Số Visa tăng lên từ 23,400 lên 45,200 (226,000 x 20%)
- Từ 1/10/2014 đến 30/09/2015: Số Visa = 45,200 + Số Visa được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).
- Từ 1/10/2015 trở đi: . Visa hằng năm của (F3 dưới 31 tuổi) là 40,250 (=161,000 x 25%) . Hủy bỏ Family-based visa của (F3>=31 tuổi) .Từ 1/10/2015 đến 30/09/2023: Visa (F3>=31 tuổi) được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).
Visa F4: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2014: Số Visa tăng lên từ 65,000 lên 90,400 (226,000 x 40%)
- Từ 1/10/2014 đến 30/09/2015: Số Visa = 90,400 + Số Visa được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).
- Từ 1/10/2015 trở đi: . Hủy bỏ Family-based visa của F4 . Từ 1/10/2015 đến 30/09/2023:
Visa F4 được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).
Sau đây là một số điểm chính trong chương trình cải tổ di trú do Thượng viện đề nghị:
DIỆN BẢO LÃNH THÂN NHÂN TRỰC HỆ:
- Không có sự thay đổi diện bảo lãnh người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ, nhưng dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ cho phép một công dân Mỹ được quyền bảo lãnh con riêng của người hôn phối nếu hôn thú của họ được thành lập trước khi người con 21 tuổi. Hiện nay, giấy hôn thú phải thành lập trước khi người con 18 tuổi. Những anh chị em độc thân, dưới 21 tuổi, có thể được tính thêm vào đơn bảo lãnh cha
-mẹ và sẽ không cần thiết phải nộp riêng mẫu đơn bảo lãnh anh chị em nữa.
- Di chuyển diện bảo lãnh F2A (tức cha-mẹ Thường trú nhân bảo lãnh con độc thân, dưới 21 tuổi) sang diện bảo lãnh Thân Nhân Trực Hệ.
DIỆN BẢO LÃNH THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN:
-Diện bảo lãnh F1 dành cho con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ sẽ không thay đổi. - Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân và trên 21 tuổi của Thường trú nhân sẽ được gọi là diện "F2". Ðối với những người con quá lớn tuổi để được áp dụng Chương trình Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức chương trình CSPA), và đã phải ở lại Việt Nam, sẽ tự động được sử dụng ngày ưu tiên của hồ sơ bảo lãnh cha-mẹ trước đây trong đơn bảo lãnh mới được cha-mẹ nộp ngay sau khi đến Hoa Kỳ.
- Diện bảo lãnh F3 dành cho con cái đã lập gia đình của công dân Mỹ sẽ được gọi là diện "F1B".
-Diện bảo lãnh này sẽ vẫn tiếp tục sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật chính thức nhưng đơn bảo lãnh phải được nộp trước người con đã lập gia đình lên 31 tuổi. Hiện nay, diện này không giới hạn tuổi, vì thế, những đơn bảo lãnh diện F3 được nộp cho Sở di trú trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện mới có hiệu lực sẽ vẫn được duyệt xét bình thường.
- Diện bảo lãnh F4 dành cho anh chị em của công dân Mỹ sẽ chấm dứt nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện trở thành luật chính thức. Những đơn bảo lãnh được nộp trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật sẽ vẫn được duyệt xét, và thời gian chờ đợi sẽ ngắn hơn trong tương lai. Những người con độc thân và dưới 21 tuổi sẽ có thể cùng theo cha-mẹ đến Hoa Kỳ.
-Diện bảo lãnh F-4 dành cho anh-chị-em của công dân Mỹ sẽ chấm dứt, nhưng bất cứ ai đã nộp đơn bảo lãnh cho sở di trú sẽ được xét duyệt sớm. Hiện nay, chúng ta thấy sở di trú vẫn nhận đơn bảo lãnh diện F-4 cho đến khi chương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật.
- Diện bảo lãnh F-3 dành cho con đã lập gia đình của công dân Mỹ sẽ vẫn tồn tại, nhưng các con của người bảo lãnh phải dưới 32 tuổi lúc sở di trú nhận được đơn.
- Diện bảo lãnh F2A dành cho người hôn phối và các con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường trú nhân, sẽ được chuyển sang diện không bị giới hạn số lượng chiếu khán, sẽ giống như người hôn phối và các con dưới vị thành niên của công dân Mỹ. Ðiều này sẽ giúp cho đơn bảo lãnh được giải quyết rất nhanh chóng.
-Dự luật này sẽ thay đổi thời gian chờ đợi của người có Thẻ Xanh muốn nhập quốc tịch Hoa Kỳ, thay vì 5 năm sẽ chỉ còn 3 năm.
- Sẽ không có con đường "đặc biệt" xin nhập tịch Hoa Kỳ của khoảng 11 triệu 500 ngàn di dân bất hợp pháp. Họ sẽ phải đợi 10 năm trước khi nộp đơn xin Thẻ Xanh. Trong thời gian đó, họ sẽ được đi làm hợp pháp nhưng sẽ không được hưởng những lợi ích của liên bang, chẳng hạn như trợ cấp xã hội hoặc y tế. Sau khi nhận được Thẻ Xanh, họ có thể nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ trong 3 năm. Họ sẽ hợp lệ được nhận Thẻ Xanh nếu vẫn đủ tiêu chuẩn, học Anh ngữ, hoàn tất những đòi hỏi khác và vẫn làm việc trong 10 năm. - Ngày đáo hạn dành cho những di dân bất hợp pháp được hưởng từ chương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện của Thượng viện sẽ là việc nhập cảnh Hoa Kỳ kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.
-Những trẻ em được đưa đến Mỹ bất hợp pháp sẽ được giải quyết nhanh hơn: họ sẽ có Thẻ Xanh trong 5 năm và sẽ hợp lệ xin nhập tịch Hoa Kỳ ngay khi có Thẻ Xanh.
-Ðối với diện chiếu khán H-1B dành cho những công nhân có tài năng, sẽ có nhiều chiếu khán hơn.
-Một loại chiếu khán mới sẽ cấp cho những doanh nhân mong muốn đến Hoa Kỳ để khởi công xây dựng công ty của họ.
-5 năm sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật, một loại "chiếu khán dựa trên giá trị" mới sẽ được thực hiện. Chiếu khán mới này sẽ khởi sự với 120.000 chiếu khán mỗi năm, và sẽ thêm điểm dựa trên tài năng, việc làm và mối liên hệ gia đình. Hàng tỷ mỹ kim sẽ được đổ vào an ninh biên giới, và hàng triệu người đang chờ đợi ở nước ngoài nhiều năm, có khi cả nhiều thập niên, vì sự chậm trễ giải quyết di trú hợp pháp sẽ thấy hồ sơ của mình được giải quyết nhanh chóng. Các Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa trong "Nhóm Tám Người" đặt trọng tâm vào an ninh biên giới và thi hành luật pháp nghiêm minh; trong khi đảng Dân Chủ đặt ưu tiên vào việc quốc tịch hóa rộng rãi hơn. Dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện của Thượng viện là việc thương thảo giữa hai đảng này. Tin giờ chót cho biết vì biến cố nổ bom khủng bố ở thành phố Boston vừa qua, dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện được đề nghị hoãn việc thảo luận lại cho đến thời gian thuận tiện hơn.
-------------------------------------------------------
Hỏi: Liệu vẫn còn thời gian để các công dân Mỹ bắt đầu bảo lãnh anh chị em của họ và con có gia đình không?
- Ðáp: Ðơn F4 dành cho việc bảo lãnh anh chị em và đơn F3 dành cho việc bảo lãnh các con có gia đình nên được nộp cho sở di trú càng sớm cành tốt, trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật. Nếu diện bảo lãnh F4 bị ngưng lại, các anh chị em của công dân Mỹ sẽ được bảo lãnh bởi cha/mẹ công dân Mỹ với diện bảo lãnh khác, chẳng hạn như diện F1 hoặc F3 nếu họ không quá lớn tuổi theo đòi hỏi mới của diện F3.
------------------------------------------------------
HIỂU VỀ THẺ XANH ( THƯỜNG TRÚ NHÂN )
Đi diện định cư thẻ xanh được cấp 10 năm, trừ diện vợ chồng, hôn phu, hôn thê là 2 năm... Nếu đã có thẻ xanh 10 năm, không phải gia hạn thẻ xanh nếu Thường trú nhân có ý định đi ra ngoài nước Mỹ bằng thẻ xanh dưới một năm thì không cần xin Reentry Permit, nhưng nếu có ý định đi trên 1 năm dưới 2 năm thì bắt buộc phải xin Reentry permit ( giấy phép tái nhập cảnh).
Theo luật Di trú, thường trú nhân Hoa kỳ được phép tự do đi lại, sinh sống làm ăn, cư trú tại một quốc gia khác ngoài Hoa kỳ trong thời hạn liên tiếp tối đa không quá 1 năm liền mà không cần phải xin phép chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nếu những lần đi lại quá 6 tháng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố sống liên tục 5 năm trên đất Hoa kỳ khi nộp đơn xin thi vào QT Mỹ sau này (thời gian cư trú liên tục sẽ phải tính trở lại từ đầu).
Dù thẻ xanh có thời hạn 10 năm nhưng nếu ra khỏi nước Mỹ trên một năm mà không xin Reentry Permit thì coi như như thẻ xanh 10 năm không còn hiệu lực nữa. Nếu muốn quay lại Mỹ phải đến Lãnh Sự Quán Việt Nam tại TP HCM để xin làm hồ sơ và phỏng vấn lại, được hay không được tùy vào buổi phỏng vấn. Reentry Permit không thể xin ngoài nước Mỹ, bắt buộc phải xin tại Mỹ vì phải lăn tay và được xét trên 60 ngày bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ. Reentry Permit chỉ được cấp một lần duy nhất và có hiệu lực là 2 năm.
Total votes: 0
kamei chăm
User not write anything about he.
Like (2)
Loading...
Diện này thuộc diện F1 , từ ngày nộp hồ sơ tới ngày phỏng vấn tròn 7 năm .
3 năm nữa hồ sơ về NVC bạn sẽ bổ sung gjấy kết hôn và khai sinh co vợ con. Diện F1 ( chờ 7 năm) sẽ chuyển wa F3 ( chờ 10 năm ).
Khj nào người bão lãnh bên mỹ nhận gjấy chấp thuận I-797 notice of action thì hồ sơ sẽ chuyển ... View More
Dù thời gjan chờ đợi có lâu hơn một xíu thì tôi khuyên bạn nên chờ vài năm nữa hồ sơ về NVC bổ sung vợ con theo djện F3 cho khỏi hối hận về sau.
Đi Mỹ phân ly mất mát nhjều thứ lắm nên tính toán cho thật kỹ.
Bạn có thể liên hệ qua email
kamei_cham@yahoo.com
để mình kiểm tra kỹ hơn về số hồ sơ của bạn .
Hi! Cho em hỏi chút được không ạ. Em và chồng em ĐKKh vào tháng 04-2014. Chồng em qua Mỹ đc hơn 4 năm , đầu năm sau là thi quốc tịch. Tháng 6 này chồng em làm hồ sơ bảo lãnh cho em sang. Hiện em mới có bầu được 1 tháng. Cho em hỏi thời gian chờ là bao lâu ạ T.T
It will be interesting:
Related Blogs
kamei chăm Information
Statistic
0 Blog Rating
2 Total Blogs
10 Total Blog Comments
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c