• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Thạch Ngọc Xuân
by On May 9, 2013
0 Rating 64 views 1 Likes 0 Comments
Các bạn trẻ Chăm và bà con quý mến!
Câu nói đầu tiên của tôi là: Đây không phải bài đối thoại của tôi với bài viết trên website Champaka.info, mà là bức thư tôi gửi đến anh KH ở Đài RFA, giải thích xung quanh câu trả lời mà Đài phỏng vấn tôi. Nhận thấy nội dung bức thư phần nào minh giải vấn đề, nên tôi đưa lên web này, để bà con, anh chị em cùng biết. Mong các bạn hãy thật bình tĩnh tiếp nhận, đừng cho định kiến chi phối để có cái nhìn công tâm, vấn đề từ từ sẽ sáng tỏ. Sau bài viết này, ta nên dừng câu chuyện tại đây. Đời người quá ngắn, mọi người dành thời gian và sức lực cho công việc cần thiết, có lẽ hay hơn.
Thuk siam
Inrasara
Sài Gòn, 8-5-2013
Anh K.H. thân mến!
Hôm qua, ở Sài Gòn tôi cũng nhận được tin từ vài bạn Chăm, rằng tôi lại bị Champaka.info “phán”. Tôi nói: miễn cho Sara đi các bác ơi, tôi không đọc các vị ấy từ mười năm qua rồi. Cả bài vừa rồi trên Champaka.info, tôi có nghe nói, nhưng không để tâm. Nay, nhận email anh cho đường link, ý muốn tôi nên biết qua, để tham khảo, tôi mới đọc. Tin cho anh biết thêm là, bài trả lời phỏng vấn tôi đã đăng lại đầy đủ trên website Inrasara.com, có chỉnh sửa vài câu chữ. Xin giải minh tuần tự mấy điểm sau:
1. Về tiếp biến và giao lưu văn hóa
“Không thể khư khư giữ cái bản sắc của mình. Người Chăm học hỏi nhiều từ người Việt, tích cực lẫn tiêu cực” .
Khi phê phán tôi ở mục này, chẳng cần dài dòng, ai cũng thấy Champaka.info đã quá sai. Thời hiện đại chẳng những Chăm “tiếp biến và giao lưu văn hóa” với người Việt, mà còn với người Churu, Raglai, Malaysia, Khmer… và cả thế giới. Điều đáng nói là chúng ta tiếp biến thế nào. Còn với người Việt, trong hai thế kỉ chung sống, người Chăm đã thâu thái nhiều hơn cả, cả cái tích cực lẫn tiêu cực, là điều ai cũng thấy, trước mắt – hằng ngày. Nhà văn cần phải biết gọi tên chúng ra. Và tôi đã sơ khởi chỉ chúng ra: cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong đó cái tiêu cực nhất tôi nêu ra và cho là rất đáng báo động: người Chăm đang nói độn tiếng Việt quá nhiều.
Dẫu sao, ngay khi bước vào phân tích, tôi khẳng định:
“Tôi rất tin và đã từng viết đâu đó rằng, văn hóa Chăm có sức sống mãnh liệt. Cho dù sống xen cư và cộng cư với người Việt hơn 200 năm, người Chăm vẫn bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc, bảo lưu được bao nhiêu là khác biệt.” (câu 3 trong văn bản Inrasara.com).
2. Về điệu múa Apsara
“Đến thập niên tám mươi, nghệ sĩ Đặng Hùng đã mã hóa các động tác trên đền tháp Chăm thành điệu múa Apsara, và sáng tạo này đã được phụ nữ, cộng đồng Chăm tiếp nhận”.
Ở câu hỏi này, anh có hỏi bổ sung về điệu múa của Đặng Hùng, tôi trả lời như sau (đăng đầy đủ trên Inrasara.com):
- “Người Chăm có rất nhiều điệu múa, tương ứng với các điệu trống Ginang. Múa quạt, múa đội lu, múa khăn, múa tay không, múa roi, múa đạp lửa… nhưng chưa hề nghe đến múa cung đình. Mãi đầu thập niên 80, Đặng Hùng đã “giải mã” các thế chân, tay trên các bức tượng Chăm và tạo ra vài điệu múa, mà ông đặt tên là Múa cung đình Chăm. Sau đó vài người khác đã tiếp nhận và cách điệu thành nhiều điệu khác nữa, dựa trên múa Apsara của ông. Múa Apsara cũng gặp phản ứng của vài trí thức Chăm, rằng nó lai căng, nó hở hang, vân vân… Nhưng dù gì thì gì, các điệu múa trên là sáng tạo độc đáo của Đặng Hùng. Nó chẳng những xuất hiện trên sân khấu lớn, trên màn ảnh nhỏ, mà cả vùng nông thôn hẻo lánh nữa. Chị em Chăm đón nhận nó như là của mình. Hào hứng và đầy sáng tạo. Không thể nói họ chấp nhận điệu múa kia là do thiếu hiểu biết.”
Hai quan điểm đưa ra rất là rành mạch.
Thứ nhất, về điệu múa của Đặng Hùng, tôi cho đó “là sáng tạo độc đáo”. Không thấy nó độc đáo, là tự thể hiện không biết thưởng ngoạn nghệ thuật.
Vế thứ hai: tôi ghi nhận sự thực đang diễn ra trong cộng đồng Chăm. Nhiều thế hệ chị em Chăm đón nhận nó “hào hứng và sáng tạo” với nhiều biến thái khác nhau. Họ múa điệu Apsara ở sân khấu nhà quê trước mặt cha mẹ, thầy cô và anh chị em mình. Tại sao họ không tiếp nhận điệu múa nào khác, mà là điệu múa này? Đơn giản lắm: họ thấy dáng điệu đó trên tháp, và họ cảm nhận nó ngay trong máu của mình nữa.
Champaka.info kêu đó là “vũ điệu trần truồng”. Các vị hiểu từ trần truồng thế nào, tôi không biết. Hỏi có đứa con nào dám múa trần truồng trước mặt bố mẹ, thầy cô mình không? Nhà nước Việt Nam có cho phép họ làm vậy trên sân khấu không? Có lẽ chỉ có quý ông ở Champaka.info mới nhìn ra các em đang trần truồng. Do đó, khi Champaka.info tố cáo tôi “quảng cáo cho vũ điệu trần truồng, lõa thể” thì tôi nghe rất lạ.
Tôi không cổ vũ, mà chỉ ghi nhận một hiện thực. Ghi nhận và phân tích. Còn bảo tôi cùng hùa theo ai đó chống điệu vũ này, thì tôi không làm.
3. Về một đoạn văn trong tác phẩm Hồ Trung Tú
“Nhất là kết luận của tác giả, rằng “Chúng ta là những người Chàm nói tiếng Việt bằng giọng Chàm”. Đó là một câu nói đầy quả cảm”.
Về vấn đề này, tôi tỏ thái độ rất rõ ràng về 2 kết luận của Hồ Trung Tú:
KL1: “Chúng ta là những người Chàm nói tiếng Việt bằng giọng Chàm”, tôi cho đó là một kết luận “đúng và đầy quả cảm”.
Còn KL2: “Mỹ Sơn chính là di sản của tổ tiên ta để lại, chứ không phải là của vương quốc Chămpa đã bị diệt vong. Đó là di sản văn hóa của người Việt chứ không phải của một nền văn minh bị biến mất…” , chính tôi đã phản đối kết luận này đầu tiên, từ khi nó còn nằm trong bản thảo!
Ngay khi tác phẩm xuất bản, tôi mở cuộc thảo luận trên Inrasara.com, và có tổng kết sau:
“Tháng 5-2009, người nhà của Hồ Trung Tú gửi bản thảo cho tôi và nhắn [nếu hứng] Inrasara viết giới thiệu. Tác phẩm có đoạn kết ở cuối sách (in đậm): “Mỹ Sơn chính là di sản của tổ tiên ta để lại, chứ không phải là của vương quốc Chămpa đã bị diệt vong. Đó là di sản văn hóa của người Việt chứ không phải của một nền văn minh bị biến mất…”. Tôi thấy đây là công trình tốt, nên nhận giới thiệu. Còn đoạn kết “sai” và “mâu thuẫn” (chữ tôi dùng trong thư gửi HTT, 25-4-2009), tôi đề nghị tác giả chỉnh sửa. Tác giả hứa sẽ xem lại. Tháng 2-2011, Có 500 năm như thế ra đời. “Lời giới thiệu” bị bỏ hẳn, chỉ chừa một đoạn ngắn in ở bìa 4.
Ngày 11-2-2011, tôi đăng “Lời giới thiệu” lên Inrasara.com. 2 tháng, có khoảng 70 “phản hồi”. Đa số cho cuốn sách giá trị, rất đáng đọc dù đoạn kết “hỏng”, “không ổn”. 2 ý kiến kết án HTT toan “cướp” di sản dân tộc Chăm. 1 ý kiến cho là Inrasara “đồng lõa” với HTT khi ca tụng tác phẩm. Sau khi nhận phản hồi từ độc giả, HTT vẫn một mực cho mình đúng. Riêng tôi, sau bức thư riêng nêu chỗ “sai”, “mâu thuẫn” chủ yếu giúp tác giả chỉnh sửa trước khi in; và dù HTT không “nghe” lời, nhưng tôi không phê phán anh sau đó mà chỉ giúp anh nhận rõ sự việc đồng thời chỉ ra cho bạn đọc thấy đó chỉ là “hỏng hóc” ở cách diễn đạt.
Tôi không phản đối Hồ Trung Tú bằng cách rủa sả ông, mà là bày ra để mọi người cùng thảo luận.
- Kết quả: ở phản hồi, HTT “nghe” ra là nó “lủng củng” và hứa sẽ “chỉnh sửa”.
Và rốt cùng, anh đã cắt bỏ nó, khi tái bản.
Vậy mà Champaka.info dùng chính cái tôi phản đối để “phê” tôi. Hỏi có ai hiểu nổi không?
4. Về Nam tiến
“Suốt 10 thế kỷ Nam tiến phải ghi nhận là người Việt hiếm khi phá hoại đền tháp Chăm”.
Tôi nói về “đền tháp”, chứ không nói thành quách hay trung tâm chính trị. Hai thứ hoàn toàn khác nhau. Vậy mà Champaka.info kêu to lên là: “Lê Thánh Tông đốt phá thủ đô Đồ Bàn thành tro bụi vào năm 1471”. Trong khi chính Champaka.info cho đó “trung tâm chính trị của vương quốc Champa.”, chứ có phải đền tháp đâu.
Lại rất lạ nữa! Các vị suy diễn “có chăng người Chăm tự đứng ra phá hủy thành Đồ Bàn”. Tự suy diễn, rồi đem gán cho Inrasara, mới… kì.
[Về việc thái độ người Việt dành cho đền tháp Chăm, tôi đã gặp và phỏng vấn rất nhiều vị trụ trì tháp khắp miền Trung. Họ toàn là người có tuổi. Hầu hết đều cho là bà con trong khu vực đã bảo vệ tháp quyết liệt. Tháp Chiên Đàn ở Quảng Nam chẳng hạn, khi hai bên đánh nhau, bà con đã đứng ra không cho lính Cộng hòa hay bộ đội vào khu vực tháp. Người Việt sống quanh khu vực tháp, hoặc họ là Chăm đã Việt hóa kính tháp đã đành; còn nếu là người Kinh, họ không phá tháp, là vì sợ. Sợ mà kính Thần Yang. Không ít trường hợp người Việt đã xây ké am nhỏ bên cạnh tháp: để ăn theo sự linh thiêng của tháp. Tôi không nói đúng sai, mà đó là sự thật. Dĩ nhiên cũng có kẻ phá tháp, như lính Cộng hòa đã thách nhau bắn canon vào tháp Dương Long. Đó là hiện tượng hiếm (tôi dùng chữ “hiếm” là vậy) - chỉ có kẻ thiếu ý thức mới làm thế.
Còn trung tâm chính trị thì khác. Cung nhà Tần bị Hán Cao Tổ đốt trụi, Chế Bồng Nga thiêu đốt cung điện nhà Trần khi vào Thăng Long, Lê Thánh Tông phá hủy thành Đồ Bàn… Lịch sử thế giới cho ta mênh mông ví dụ.]
Cuối cùng, tôi nói: trong cuộc Nam tiến, trận càn quét của vua Minh Mạng là trang sử đen tối nhất trong quan hệ giữa hai dân tộc. Và tôi kết luận:
“Tôi nghĩ rằng người Việt và chính quyền VN hôm nay cần nhận ra và nói ra sự thật lịch sử đó, không nên giấu, không phải để khơi dậy hiềm khích dân tộc mà để hiểu lẫn nhau. Phải có chính sách đặc biệt cho cộng đồng này và văn hóa của cộng đồng này. Chỉ khi làm được điều đó chúng ta mới có thể hóa giải lịch sử, đi đến hòa giải dân tộc.”
Điều trớ trêu là Champaka.info tập trung vào mấy cái [họ cho là sơ hở] của tôi, mà đã quên đi phần kết đầy tính nhân văn đó.
Chúc anh mọi điều tốt lành.
Likuw Po thraung daung abih drei. Kajap karo thuk siam.
Inrasara
0
Total votes: 0
Thạch Ngọc Xuân
User not write anything about he.
Like (1)
Loading...
1

It will be interesting:

By: On August 31, 2017
0 Rating 632 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 30, 2020
0 Rating 376 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On August 15, 2017
0 Rating 334 views 0 likes 0 Comments
Read more