• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Thạch Ngọc Xuân
by On May 12, 2013
0 Rating 51 views 1 Likes 0 Comments
Rijar nugar Năm 2013 tại California
Vào một ngày đẹp trời trên mảnh đất xa xôi không phải quê hương của mình. Một nơi rất xa, xa tít tận bên kia địa cầu. Chúng con, những đứa con Champa lưu lạc cùng hội tụ về đây để đón mừng một năm mới của dân tộc, một Rijar Nugar đầy ý nghĩa, cùng nhau hướng về cội nguồn. Dẫu quê hương đã không còn tên tuổi nhưng trong cõi sâu thẫm linh hồn của mổi đứa con Chăm vẫn in đậm những hình ảnh ấy trong tìm thức nhạt nhòa của mình. Họ không quên nhớ về cội nguồn dân tộc và ngồi lại với nhau để cùng ôn lại những di sản còn lại của tổ tiên. Các thiếu nữ Chăm được dịp khoác lên mình những chiếc áo dài truyền thống thước tha duyên dáng. Tiếng chào hỏi nhau í ới tay bắt mặt mừng hiện rõ lên trên những khuôn mặt mỗi đứa con tha hương. Năm nay tôi rất lấy làm vinh hạnh và hạnh phúc bởi được có cơ hội tham gia Rijar cả hai thành phố San Jose của Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa vào thứ bảy và ở Sacramento của Hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống vào ngày chúa nhật. Ở San Jose tổ chức Rijar nhân dịp đầu năm mới theo Chăm lịch (Ngày 10 Tháng 04 Năm 2013) tức thứ bảy ngày 13 tháng 4 năm 2013 tại Cunningham Park và Sacramento vào ngày 14 tháng 4 năm 2013.
Rijar ở San Jose thấp thoáng đâu đó một nét buồn man mác cho thân phận tha hương nơi đất khách quê người. Mặc dầu người Chăm sống ở đây cũng khá đông nhưng đa số họ đã theo tôn giáo Islam. Những ngày truyền thống trọng đại của dân tộc như ngày lễ hội Katê hay Rijar hình như không ai còn mặn mà cho lắm. Họ thà đi tham dự dịp tết Nguyên Đán Việt Nam chứ không bén mản đến những dịp Chăm tổ chức. Cũng may còn vài gia đình Chăm Islam còn nhận thức được dân tộc luôn đặt trước tôn giáo và vẫn tham gia nhiệt tình trong những ngày trọng đại như thế này. Thật là một điều đáng trân qúi. Trong thư mời ghi rõ 11 giờ bắt đầu khai mạc nhưng đã hơn 11:30 giờ rồi nhưng quanh đi quẩn lại chỉ có một vài gia đình đến. Tất cả chỉ vỏn vẹn dăm ba gia đình đến dự. Cuồi cùng tận mãi 1 giờ chiều buồi lể bắt đầu.
Buổi lể bắt đầu với lời phát biểu của phó chủ tịch Dương Tấn An. Ông kính chúc sức khỏe bà con nhân dịp năm mới sức khỏe và an lành. Một phút mật niệm bắt đầu trong tiếng nhạc du dương da diết. Tận sâu thẫm trong tâm hồn của chúng con hình như cũng đã khóc trong điệu nhạc du dương ấy. Điệu nhạc không lời đang thầm khóc cho quê hương không còn tên tuổi, khóc cho thân phận của kiếp sống lưu vong.Tiếp đó là các bô lão trong Hội cũng cóđôi lời phát biểu trong ngày lễ Rijar. Sau những lời phát biểu đầy xúc động ấy, những hồi trống rộn rã vang lên để tiễn đưa những điều không may mắn của năm củ và đón chào sự tốt đẹp của năm mới đến với bà con Chăm. Âm vang bài truyền thống ca “Khik bhum Pasai” làm cho mỗi đứa con Chăm không khỏi chạnh lòng day dứt khôn nguôi. Tiếp đến là tiết mục Ôn Ka-ing hiên ngang đạp lửa chiến đấu với sự khắt nghiệt thiên tai hạn hán để đem lại sự ấm no an lành cho chúng sanh trong một năm mới đầy hứa hẹn. Các em thiếu nhi háo hức nhận qùa lì xì trong tiếng cười giòn tan ngây ngô thật đáng yêu. Chúng tôi cùng nhau quay quần dùng buổi cơm trưa thân mật và hàn huyên tâm sự trong không khí ấm cúng và đầy tình người. Xa xa đám trẻ em đang nô đùa bên nhau trong những bộ trang phục đầy màu sắc rực rỡ. Chúng đâu biết rằng trong thâm tâm của các bậc cha mẹ như chúng tôi đang thầm cảm ơn những bật tiền bối đã duy trì những buổi lễ như hôm nay. Các em được tận mắt chứng kiến những hình ảnh cha ông chúng đã và đang cố gắng gìn giữ bản sắc văn hóa cội nguồn của tổ tiên để lại. Một mai khôn lớn các em đã được trang bị vốn kiến thức và ý thức hệ dân tộc.Các em sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc của mình.Các em sẽ nối gót cha ông duy trì những ngày trọng đại các em nhé. Mãi đắm chìm trong dòng suy tưởng của mình, tâm hồn tôi như quyện vào những trò chơi thú vị của các em cho đến chị bạn gọi tôi mới chợt giực mình thu dọn đồ đạc ra về.
Sáng chủ nhật Rijar của Hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống tại Sacramento
Có lẽ từ rất sớm mọi người đã cùng nhau làm những món ăn cổ truyền, chuẩn bị những đồ đạc cho nghi lễ một cách khan trang trịnh trọng. Tất cả đã đặt ngay ngắn trong rạp và bầy biện trên bàn một cách rất mỹ thuật và đẹp mắt.Khi chúng tôi đến cũng là lúc chuẩn bị bắt đầu khai mạc buổi lễ.Tất cả các bô lảo, thanh thiếu niên ngồi chật ních cả rạp trong tư thể rất nghiêm trang để chuẩn bị cho buổi lể.
Anh Thạch Ngọc Xuân, Chủ tịch hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa chính thức phát biểu khai mạc. Anh gửi lời chúc bà Champa trên toàn thế giới sức khỏe thành công và lúc nào cũng không quên nhắc nhở những đứa con Chăm dù đang sinh sống nơi nào đi chăng nữa cũng luôn nhớ về cội nguồn của mình và quay lại trong những dịp Rijar Nugar đầu năm thiêng liêng này. Tiếng trống Paranưng và kèn Saranai bắt đầu réo gọi trong không khí đầy linh thánh nhộn nhịp.Tất cản hư chìm trong im lặng chỉ nghe những lời cầu nguyện thì thầm Cầu Pô Yang, chúng con là những đứa con Champa tha hương lưu lạc còn xót lại và về đây tụ tập đến nơi đây, xin Ngài hãy phò hộ độ trì cho con cháu trong những bước đường chúng con đi. Xin ngài hãy ở cùng chúng con để dìu dắt chúng con sáng suốt trong học hành để sau này trở thành những đứa con có ích cho xã hội. Chúng con cầu xin Pô ban cho một năm bình an và hạnh phúc. Trong lúc Ông Ka-ing múa, cầu nguyện cho những vị thần Chăm phù hộ độ trì cho dân làng tiễn đưa những điều xấu của năm củ và đón mừng những điều tốt đẹp trong năm mới. Tất cả con cháu lớn nhỏ già trẻ nằm dài xuống thành hai hàng theo hai bên cánh tay của ông Ka-ing và họ lần lược đưa hai tay lên khấn nguyện Pô Yang một cách thành tâm và rất xúc động. Ngồi nhìn những đứa trẻ mới lên ba lên bốn nằm xuống khẩn nguyện tôi chẳng cầm được nước mắt vì nó gợi nhớ lại trong tôi những ký ức đẹp thời thơ ấu khó quên ở quê nhà. Cứ mổi năm cũng vào dịp này, bà con gọi nhau íới làm lạp trước xân nhà tôi. Rạp rất lớn, chỉ chừa khoảng một vài mét để nhà tôi đi lại. Và cứ mỗi năm tôi được dịp nhìn tận mắt những diễn biến do các thầy lễ làm một cách rất chi tiết. Mãi đến hôm nay tôi mới thấy lại hình ảnh này.
Kế tiếp là tiếc mục đạp lửa: Thời nhỏ cũng vậy, bây giờ cũng vậy. Đây là một tiếc mục tôi thích nhất trong toàn bộ buổi lể bởi nó có một khí thái hiêng ngang oai dũng. Nó còn chất chứa một tâm linh sâu sắc và đầy ý nghĩa. Ông Ka-ing là hiện thân cho sự hy sinh quên mình để xả thân vì chúng sinh. Ông chẳng ngại nhảy vào dầu sôi lửa bỏng sãn sàn chiến đấu với những khó khăn gian khổ hay những phong ba bảo tố để đem đến cho chúng sinh một năm mới tốt đẹp mưa thuận gió hòa. Đem lại cho con cháu an lành và hạnh phúc.Ông Ka-ing Thạch Ngọc Xuân hiêng ngang cũng không thua kém gì những ông Ka-ing chuyên nghiệp ở quê nhà. Tất cả cùng nhau réo lên khích lệ tinh thần chiến đấu của ông để dập tắt ngọn lửa, ngọn lửa của xấu xa, ngọn lửa ma quái. Ngọn lửa của sự xấu xa, ngọn lửa của sự cám dổ của sự thất vọng…. Ngươi hãy đi…..
Ánh lửa đã tàn trong không khí vẫn còn đầy hào hứng của đám thanh niên. Hình như họ chưa muốn dứt tiết mục này thì phải. Sau không khí tưng bừng đầy hào hứng ấy đi qua. Trả lại sự yên bình yên trở lại.Các thiếu nữ xếp thành hai hàng trong chiếc áo dài truyền thống với muôn màu muôn sắc trông giống như một bức trang tuyệt đẹp. Họ bắt đầu múa theo nhịp trống để tiễn đưa những cái xấu đi xa và múa đón chào mùa xuân mới tốt đẹp an lành. Tất cả cùng nhau tha hồ thưởng thức các món ăn đặc sắc cổ truyền dân tộc như nước lèo dê, nước súp…. Đây cũng là dịp để các em thanh thiếu niên sinh hoạt vui chơi lành mạnh ngoài trời.Cùng nhau thi thố những tài năng của mình và tạo không khí vui nhộn hơn.Tận mắt chứng kiến các em thi đua ngựa với mọi lứa tuổi khác nhau tôi thật sự đã cười đến khan cổ họng. Nếu những năm sau nữa có thể có những trò chơi mới lạ hơn như kéo dây, đập nồi, thi đổ nước vô chậu, nhãy bao bố…. thì càng hứng thú hơn nữa. Tiếp đến là trò chơi sổ số mini I pad được tất cả bà con ủng hộ rất nhiệt liệt. Kết thúc một Rijar Nưgar với một mục đá bóng giao hữu.
Một Rijar khó quên và đầy dấu ấn trong ký ức đẹp cho những ai tận mắt chứng kiến trọn buổi sinh hoạt đầy thú vị. Một Rijar sẽ đọng mãi trong những ký ức trẻ thơ và gợi nhớ trong mỗi con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc. Làm hành trang cho tuổi thơ hào hứng đón chào những Rijar kế tiếp. Thiết nghĩ chúng ta cứ di trì những lễ hội thiêng liêng của dân tộc như lễ Rijar hay Katê mãi như thế này hằng năm thì văn hóa của chúng sẽ mãi mãi tồn tại vì nó đã cấm rể trong dòng máu của chúng ta, cấm rể trong linh hồn tìm thức con cháu ta và dĩ nhiên nó sẽ mãi mãi tồn tại khi con cháu ta tồn tại. Cám ơn ban tổ chức các hội đoàn đã hy sinh thời gian và vật chất đến tham dự và duy trì những buổi lễ như thế này. Để con cháu còn biết đâu là cội nguồn và ý thức trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc của mình trong tương lai.
Chế MỹLan
0
Total votes: 0
Thạch Ngọc Xuân
User not write anything about he.
Like (1)
Loading...
1

It will be interesting:

By: On September 29, 2018
0 Rating 1.1k+ views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On April 22, 2020
0 Rating 199 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On April 26, 2020
0 Rating 456 views 1 like 0 Comments
Read more