Cham Blogs
On May 18, 2013 in Tin cộng đồng /
0
Rating
252
views
0
Likes
0
Comments
http://gulpataom.com/2013/05/19/putra-jatrai-ts-quang-dai-can-thao-luan-cung-sinh-vien-cham-xung-quanh-van-de-ngon-ngu-cham/Ngày 17/05/2013 --------------------------------------- Trong dịp về Việt Nam công tác tại HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ với chủ đề “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập” diễn ra tại Hà Nội TS.Quảng Đại Cẩn đã có buổi gặp mặt với sinh viên Chăm tại TP.HCM để thảo luận về vấn đề sống còn của ngôn ngữ dân tộc Chăm. Buổi thảo luận có sự góp mặt của Ths.Báo Văn Tuy-Cao đẳng TNMT TPHCM, Vạn Quang Vỹ-Chi hội trưởng Chi hội dân tộc Chăm cùng một số bạn sinh viên Chăm. Buổi gặp mặt thảo luận xung quanh 4 vấn đề chính mà TS.Quảng Đại Cẩn đã chuẩn bị và công bố đó là : Phát triển học bổng quốc tế đối với sinh viên Chăm hiện nay Tình trạng đang chết của ngôn ngữ Chăm thực trạng và giải pháp Thảo luận những bất đồng về ngôn ngữ Chăm hiện nay Báo cáo hội thảo khoa học quốc tế về ngôn ngữ Chăm tại Hà Nội Tác giả xin trích dẫn một số luận điểm thảo luận chính để bạn đọc quan tâm về vấn đề ngôn ngữ dân tộc cùng tìm hiểu. 1. Phát triển học bổng quốc tế đối với sinh viên Chăm hiện nay Theo TS.Quảng Đại Cẩn người Chăm cần nâng cao nguồn nhân lực bậc cao bằng cách tiếp cận các nguồn học bổng quốc tế, hiện nay nguồn học bổng dành cho sinh viên dân tộc rất nhiều, đặc biệt là tại Mỹ, theo TS.Quảng Đại Cẩn với TOEFL 500 sinh viên Chăm có thể liên hệ TS để nhận được trợ giúp về giấy tờ, chỗ ở và kinh phí để chứng minh tài chính du học. 2. Tình trạng đang chết của ngôn ngữ Chăm thực trạng và giải pháp Theo TS.Quảng Đại Cẩn ngôn ngữ Chăm đang ở mức báo động màu vàng=”nguy cơ chết dần” vì trong quá trình sống hiện nay người Chăm càng ngày càng ít sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp trong gia đình và trong cộng đồng dẫn đến tình trạng ngôn ngữ Chăm có khả năng biến mất trong thời gian gần. Giải pháp Theo TS.Cẩn để bảo tồn ngôn ngữ chữ viết người Chăm và dân tộc Chăm cần tiếp nhận phương hướng chữ viết cải biên của BBS vì chữ viết cải biên của BBS dễ dàng giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày trong khi chữ viết truyền thống không thể sử dụng trong giao tiếp hằng ngày do đó dễ dẫn đến hậu quả ngôn ngữ và chữ viết Chăm sẽ ngày càng mai một và chết dần trong tương lai. Cũng theo TS.Cẩn chữ viết Chăm cải biên của BBS đã cải biên 12 năm nay là chuẩn nhất hiện nay và đã đi vào ổn định, qua sự tranh cãi về ngôn ngữ của các trí thức Chăm TS.Cẩn cũng nêu rõ nếu thống nhất được thì thống nhất không thống nhất được thì phần ai người nấy học, người nào có khả năng và yêu thích chữ nào thì người nấy học không nên tranh cãi gây mất đoàn kết dân tộc. Theo TS.Cẩn hội thảo Kuala Lumpua 2006 (HTKLLP) đã thực hiện không hợp lý do đó Bộ Giáo Dục (BGD) đã không chấp nhận sửa đổi ngôn ngữ Chăm theo tinh thần nghị quyết tại HTKLLP mà các bên đã ký kết, TS.Cẩn có nói chính PGS.TS Thành Phần đã nói và kết luận là chỉ có 2 người đồng ý với HT KLLP còn lại thì tất cả đều không đồng ý. Vậy theo tôi nghĩ 2 người là PGS.Po Dharma và Abd. Karim là đồng ý còn lại tất cả 13 vị gồm PGS.TS Thành Phần Lưu Quang Sang Thành Phú Bá Nguyễn Văn Tỷ Thuận Ngọc Liêm Quảng Văn Đại Lộ Minh Trại TS. Phú Văn Hẳn TS. Trương Văn Món Dominique Nguyen Fatimah Hoa Shine Toshihiko Sử Thị Thu Trang Là không đồng tình TS.Cẩn còn nhấn mạnh trong dịp về hội thảo ngôn ngữ tại Hà Nội đã gặp và đề nghị BGD luật hóa chữ Chăm để tránh gây tranh cãi và ngộ nhận trong cộng đồng Chăm hiện nay và đặc biệt sẽ xin đề xuất dạy chữ Chăm ở các cấp học II và III. 3.Thảo luận xung quanh vấn đề bất đồng ngôn ngữ Chăm hiện nay Po Sahbin: Theo như bài viết của Cei Cẩn thì “Chuẩn Chăm hiện nay, BBSSCC xong 1990 (là đã chuẩn), và nhóm Po Dharma qua HTKLLP 2006 muốn chọn lại chuẩn cách đây 200 năm bằng cách bỏ 3 vần trong hệ thống đã chuẩn của BBSSCC. Vậy theo hướng của Cei tại sao không chọn chuẩn 200 năm trước của tổ tiên để lại mà lại chọn chuẩn 1990 của BBSSCC. TS.Quảng Đại Cẩn: Dạy và học ngôn ngữ dân tộc đó là điều ưu tiên hàng đầu nhưng chọn theo chuẩn nào đó không phải là quyền của Cei, và việc cải biên chữ viết thì nó đã có trước rồi do đó Cei không phải là người cải biên ra cái mới mà là người tiếp nhận. Cei không phải là người muốn chọn chuẩn nào, hồi trước Cei là người của BBS và 10 năm nay Cei không liên hệ với BBS và cũng không đủ tư cách để đại diện cho BBS do đó chọn chuẩn nào hay không chọn không phải là quyền của Cei. Javinh: Theo như Cei thảo luận về ngôn ngữ chết và sống của dân tộc thì Cei có nói không giao tiếp đồng nghĩa với ngôn ngữ Chăm sẽ chết dần nhưng số lượng học và giao tiếp bằng chữ viết của BBSSCC rất ít chỉ giới hạn ở học sinh tiểu học không bao trùm xã hội Chăm trong khi đó chữ Chăm truyền thống được sử dụng rất nhiều trong văn hóa dân tộc và giải pháp nào cho giới trẻ trong việc học chữ viết dân tộc. TS.Quảng Đại Cẩn: Như trên Cei đã nói học chữ nào là quyền tự do của mỗi cá nhân, ngày nay người Chăm có hai hệ thống ngôn ngữ đang tồn tại song song và Cei cũng đã có thảo luận với Po Adhia Hán Đô rằng ai thích học hệ thống chữ nào thì cứ học không nên tranh cãi để gây mất đoàn kết dân tộc. Paka Jatrang: Theo tinh thần HTKLLP 2006 thì có 7 điểm sai lầm trong sách giáo trình mà HT đưa ra vậy tại sao từ 2006 đến nay mà BBSSCC không tổ chức một cuộc hội thảo thỏa đáng để trả lời cho cộng đồng Chăm về 7 điểm ấy trong hội thảo KLLP và việc cải biên của BBS. TS.Quảng Đại Cẩn: Sau cuộc HTKLLP Thứ trưởng BGD-ĐT Đặng Huỳnh Mai đã xuống và quyết định sửa sách nhưng khi tiếp xúc và hỏi thì TS.Thành Phần đã phát biểu và kết luận rằng 3 điểm ấy có trong hệ thống văn tự Chăm. Và sau đó thứ trưởng hỏi BBS rằng 3 điểm ấy có hay không như TS.Thành Phần nói, đại diện cho BBS là Lưu Văn Đảo trả lời BBS rằng 3 điểm ấy có và có trước BBS đó là sự thật. Do đó trong 7 điểm ấy BBS không cần trả lời vì rằng trong đó có 3 điểm đó là: Akhar Thrah Chăm không bao giờ có poh gak Croah aw phải luôn có dar tha không bao giờ có baluw trên dar tha-dar dua Sự thật theo Cei biết thì 3 điểm trên đã có và học, và những vần trên có trong các văn bản cổ Chăm do đó bà thứ trưởng không biết chữ Chăm và không cần tư duy cũng biết rằng 3 điểm trên có theo phương pháp hỏi và trả lời có hay không (yes or no) để kết luận việc nên thay hay không thay các giáo trình của BBS. Và đã quyết định không thay giáo trình. Shikhara: Theo như Cei nói sẽ xin phép được mở chương trình dạy tiếng Chăm cấp II,III vậy nếu được mở thì sẽ chọn giáo trình nào ? nếu chọn giáo trình của BBS thì người Chăm còn mấy ai biết về Chăm, về văn hóa về lịch sử dân tộc Chăm vì rằng chữ Chăm luôn đi song song và nằm trong văn hóa dân tộc Chăm, theo như tôi có đọc trên Champaka là Cei kết luận cuốn sách “Ngôn ngữ Chăm-Thực trạng và giải pháp” chỉ là cuốn sách “đọc xong thì có thể làm giấy lộn (giấy để đi tiểu tiện)” vậy tại sao Cei lại kết luận như thế trong khi các vị trong cuốn sách ấy là những chuyên gia hàng đầu của Chăm về văn hóa Chăm. TS.Quảng Đại Cẩn: Cei chưa từng nói và kết luận với câu nói trên, đó chỉ là lời bịa đặt qua đó Cei có viết thư hỏi Po Dahrma và Lộ Trung Cân tại sao lại có kết luận ấy để gây hiểu nhầm cho đọc giả về vấn đề trên và gây mâu thuẩn và mất đoàn kết trong nội bộ Chăm hay chính xác là giữa Cei và 13 tác giả trên và đã có thư đề nghị Champaka đính chính cho độc giả biết tránh gây hiểu nhầm nhưng không có thư trả lời. Shikhara: Tại sao lại lấy từ điển AC làm chuẩn hóa mà lại không lấy các văn bản tư liệu Chăm xưa để làm chuẩn hóa. TS.Quảng Đại Cẩn: Cei không nói là lấy hay sẽ lấy từ điển AC làm chuẩn mà lấy tất cả các tư liệu văn tự liên quan đến Chăm để làm chuẩn bằng cách chép tay hay photo. Inra Jaka: Không biết chúng ta đang ở đây thảo luận về vấn đề gì vì rằng Cei Cẩn bây giờ đã không làm trong BBS và không có quyền quyết định về vấn đề chữ Chăm, trong khi chúng ta đang tranh cãi về truyền thống và BBS thì các bạn nghĩ thế nào về truyền thống. Paka Jatrang: Chăm ngày xưa đã là một vương quốc khi đã có vương quốc thì chắc chắn rằng đã có triều đình, vương triều rõ ràng vậy tại sao ta lại có thể chế biến theo cách nào ta muốn mà không dựa vào các tư liệu Hoàng gia Champa để làm chuẩn trong các văn bản thuế má, ruộng đất trong khi các văn bản ấy đã có quy tắc, quy luật nhất định. Inra Jaka: Tại sao cho đến bây giờ trong các việc thảo luận không ai dùng tư liệu Hoàng gia Champa để làm chuẩn truyền thống, vậy để kết luận BBS đúng hay sai, hay BBS phá truyền thống vậy ta dùng tư liệu chuẩn nào làm truyền thống để xác định. Vậy có thể tạm chấp nhận chữ viết của BBS ra đời nhưng không phải là chuẩn mà là giải pháp giúp giới trẻ học nhanh và dễ hiểu trong quá trình học chữ viết dân tộc. Javinh: Theo như tôi nghĩ nếu ngôn ngữ Chăm được dạy trong các trường cấp II, III và sẽ lấy giáo trình chuẩn của BBS để giảng dạy thì điều đó có nên hay không vì rằng hai hệ thống ngôn ngữ chưa được thống nhất và tạm gọi là đang tranh chấp vậy Cei nghĩ thế nào? TS.Quảng Đại Cẩn: Theo BGD đánh giá thì hiện nay ngôn ngữ Chăm không còn được gọi là vấn đề tranh chấp vì rằng khi hội đồng thẩm định nghe theo KLLP xuống định thay sách nhưng khi xuống trao đổi và thảo luận đã nhận định rằng không đúng như HTKKLP đã báo cáo và đã quyết định sẽ không thay giáo trình của BBS. Javy Tabeng: Theo như Cei nói ngôn ngữ Chăm sẽ được dạy lên cấp II, III nhưng hiện nay cộng đồng Chăm chưa đồng ý sẽ sử dụng hệ thống ngôn ngữ nào do đó Cei với vai trò là TS ngôn ngữ học và xin đề xuất do đó Cei cần phải xin BGD tổ chức một cuộc thảo để giải quyết vấn đề đang tranh cãi về ngôn ngữ hiện nay. Inra Jaka: Chúng ta nên công bố tư liệu Hoàng gia và nếu có thể dùng tư liệu Hoàng gia để làm chuẩn trong việc chuẩn hóa chữ Chăm hiện nay vì rằng trong tất cả các văn bản qua lại giữa vua và các quan lại luôn có quy tắc và chuẩn mực nhất định. TS.Quảng Đại Cẩn: Tư liệu nghiên cứu cần phải đầy đủ từ các tư liệu Hoàng gia Chăm đến các tư liệu của dân dã, của các chức sắc Chăm có như vậy nó mới đồng bộ về ngữ pháp, không phải chỉ có tư liệu Hoàng gia Chăm mới đầy đủ vì rằng ngôn ngữ biến đổi theo thời đại. Vậy có thể tạm kết luận, theo TS.Thành Phần “ngôn ngữ cần phải thống nhất” nhưng thống nhất cần phải có quá trình và mọi vấn đề đều phải có quá trình không phải ta muốn là được. Nếu các bạn thiết tha với ngôn ngữ dân tộc thì nên học về ngôn ngữ để biết góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc còn nếu muốn tranh luận thì các bạn nên đi học chuyên môn về ngôn ngữ. Do vậy chúng ta tạm kết thúc buổi thảo luận tại đây. Phụ lục Hội Thảo KLLP Biên bản HTKLLP Bài viết của TS.Quảng Đại Cẩn tại hội thảo ngôn ngữ quốc tế tại Hà Nội Putra Jatrai
Total votes: 0
Thạch Ngọc Xuân
User not write anything about he.
Be the first person to like this.
It will be interesting:
Related Blogs
Thạch Ngọc Xuân Information
Statistic
0 Blog Rating
70 Total Blogs
7 Total Blog Comments
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c