• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
prancham
by On June 11, 2013
0 Rating 88 views 0 Likes 0 Comments

LTS: Mấy ngày gần đây có nhiều trang web, facebook đưa tin về hội thảo nhưng trong đó có một số tin không chính xác. Nay web. Chamunesco.com chính thức công bố Thông Báo - chứa đựng những thông tin và kết quả của hội thảo. Thông Báo này Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bào tồn Văn hóa Chăm cũng sẽ gửi đến một số cơ quan ban ngành ở Trung ương và địa phương có liên quan đến đồng bào Chăm. 

THÔNG BÁO

Kết quả Hội thảo khoa học

"Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca múa nhạc Chăm trong quá trình hội nhập hiện nay"

       Vào ngày 08 tháng 06 năm 2013, tại Nhà khách Chính phủ, số 1B Lý Thái Tổ, quận 10, Tp. HCM. Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề: "Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca múa nhạc Chăm trong quá trình hội nhập hiện nay".

            I. Thành phần tham dự

Hội thảo có tất cả 80 đại biểu tham dự đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các sở, ban ngành, các hội văn hóa - nghệ thuật, báo đài và một số chức sắc, nhân sĩ Chăm ở Việt Nam và nước ngoài. Thành phần tham dự tiêu biểu như sau:

  1. Các trường đại học, hội và sở, ban ngành:
    1. Ông Nguyễn Trọng Cơ - Ủy Viên BCH Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam
    2. PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân - Tổng thư ký Hội Dân tộc học Tp. HCM
    3. PGS. TS. Võ Văn Lộc - Trưởng phòng Khoa học & Công nghệ - Trường Đại học Sài Gòn
    4. TS. Huỳnh Ngọc Thu - Trưởng Khoa Nhân học - Trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM
    5. Ông Nguyễn Ngọc Hạnh - PGĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận.
    6. Ông Lê Hồng Tăng - PGĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh.
    7. Ông Đặng Văn Thuận - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
    8. ThS. Đổng Văn Dinh - Ban Dân vận Ninh Thuận
    9. Vạn Quang Vỹ, Chi hội dân tộc Chăm - Hội Dân tộc học Tp HCM.
  2. Các trí thức, chức sắc, nghệ nhân Chăm:
    1. Thầy Imâm Thông Tạo - Bình Thuận
    2.  Imâm Khê Châu Xê - Bình Thuận
    3. Chế Quốc Minh - Bình Thuận
    4. Maduen Thiên Sanh Thềm - Ninh Thuận
    5. Nghệ nhân Thiên Sanh Lục - Ninh Thuận
    6. Chế Viên - Ninh Thuận
    7. Nhạc sĩ Quảng Đại Hội - Tp HCM
    8. Sử Văn Ngọc - Ninh Thuận
    9. Đạt Chữ - Ninh Thuận
    10. Lưu Ra - Ninh Thuận
    11. Phú Mân - Ninh Thuận
  3. Các cơ quan chuyên môn:
    1. TS. Văn Minh Hương - Giám đốc Nhạc Viện Tp. HCM
    2. TS. Nguyễn Thanh Hà - Giảng viên Nhạc Viện Tp HCM
    3. ThS. Nguyễn Thị Hải Phượng - Giảng viên Nhạc viện Tp HCM
    4. NSND. Đặng Hùng - Hội nghệ sĩ múa Việt Nam
    5. PGS.TS.NSND. Lê Ngọc Canh - Viện VHDG Việt Nam
    6. TS.Biên đạo múa. Nguyễn Thành Đức - Hội Dân tộc học Tp HCM
    7. NSƯT.NS. Amưnhân - Hội nhạc sĩ Việt Nam
    8. TS. Mỹ học. Thế Hùng - Đại học Quốc gia Hà Nội
    9. Biên đạo múa. Lâm Tấn Bình - Giám đốc Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận
    10. NSƯT. Võ Thọ Thái - Trưởng đoàn ca múa nhạc tỉnh Ninh Thuận
    11. Nhạc sĩ, Ca sĩ Thanh Pháp - Đoàn ca múa nhạc Biển Xanh tỉnh Bình Thuận
    12. PGS.TS. Thành Phần - PGĐ Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á - Trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM
    13. TS. Phú Văn Hẳn - PGĐ Trung tâm Dân tộc - Tôn giáo - Viện KHXH vùng Nam Bộ
    14. TS. Bá Trung Phụ - Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh
    15. ThS. Đàng Năng Hòa - Đại học Mở Tp HCM
  4. Hải ngoại:
    1. TS. Shine Toshihiko - Giảng viên, Giám đốc Văn phòng đại diện Đại học Kyoto - Nhật Bản tại Đại học Quốc gia Hà Nội
    2. ThS. William B. Noseworthy - University of Wisconsin-Madison - Hòa Kỳ
    3. Ca sĩ Chế Linh - Hội Văn hóa Nghệ thuật Champa - Hoa Kỳ
    4. Đặng Chánh Anh - Hội Bảo tồn văn hóa Chăm - Hoa Kỳ
  5. Nhà tài trợ:
    1. Bà Trần Thị Kim Xoàn - Chủ tịch HĐQT - Kiêm Tổng GĐ Cty Cổ phần Khánh Sơn
    2. TS. Nguyễn Hữu Lệ - Giám đốc Cty TMA Phần mềm Quang Trung, Tp. HCM
  6. Báo đài:
    1. Báo Tiếp thị Sài Gòn
    2. Báo Saigon Times
    3. Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP HCM - Chương trình phát thanh tiếng Chăm
    4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Thuận - Chương trình phát thanh tiếng Chăm

II. Nội dung các bài tham luận:

      Hội thảo có tất cả 22 bài tham luận được chia ra làm 4 nhóm chủ đề như sau:

-    Chủ đề 1: Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc Chăm ở Việt Nam và Châu Á gồm có 6 bài: bài GS. TSKH. Phan Đăng Nhật, TS. Trương Văn Món, TS. Shine Toshihiko, TS. Bá Trung Phụ, TS. Thông Thanh Khánh, ThS. Quảng Văn Sơn.

-    Chủ đề 2: Nghệ thuật ca múa nhạc Chăm ở Việt Nam hiện nay gồm có 6 bài: bài PGS. TS. NSND. Lê Ngọc Canh, PGS. TS. Thành Phần, TS. Nguyễn Thanh Hà, NS. Amưnhân, TS. BĐM. Nguyễn Thành Đức, ThS. Đổng Văn Dinh.

-    Chủ đề 3: Nghệ thuật múa Chăm gồm có 5 bài: bài NSND. Đặng Hùng, Biên đạo múa. Lâm Tấn Bình, ThS. BĐM. Đàng Quang Dũng, ThS. Nguyễn Thị Hải Phượng, TS. Phú Văn Hẳn.

-    Chủ đề 4: Vấn đề đào tạo và phát triển âm nhạc Chăm gồm có 5 bài: bài ThS. Đàng Năng Hòa, Nhạc sĩ, Ca sĩ Thanh Pháp, TS. Sakaya, CN. Sử Thị Gia Trang và CN. Chế Mỹ Lan.

Tất cả 4 chủ đề nêu trên cho thấy, các tác giả tiếp cận ở hai góc độ khác nhau: văn hóa và nghệ thuật biểu diễn. Tuy có khác nhau đôi chút nhưng hai lĩnh vực này có mối quan hệ, phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau. Cũng từ những góc độ tiếp cận khác nhau đó trong 22 bài báo cáo có nổi lên 3 quan điểm khác nhau về nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc Chăm trong quá trình hội nhập hiện nay:

-          Quan điểm 1: Phải bảo tồn nguyên vẹn nghệ thuật ca múa nhạc dân gian Chăm. Nếu phát huy, cải biên nhiều quá sẽ làm sai lệch - phai nhạt văn hóa - nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm.

-          Quan điểm 2: Vừa bảo tồn vừa phát triển mới có thể bổ sung làm phong phú thêm nghệ thuật ca múa nhạc dân gian Chăm hiện nay.

-          Quan điểm 3: Phải tách bạch hai vấn đề rõ ràng giữa bảo tồn và phát huy (cải biên) làm sao phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Tác phẩm nào truyền thống ra truyền thống; tác phẩm nào cải biên ra cải biên. Trong nghệ thuật biểu diễn sân khấu hiện nay, các nghệ sĩ nên chú ý tôn trọng văn hóa tâm linh của người Chăm.

0
Total votes: 0
prancham
User not write anything about he.
Be the first person to like this.

It will be interesting: