Cham Blogs
On July 25, 2013 in Tin cộng đồng /
Bút ký - Truyện /
0
Rating
360
views
0
Likes
0
Comments
Nghe tin tượng Bia Than Can bị đánh cắp, dư luận xôn xao, sẵn dịp về quê tôi ghé thẳng palei Thuen (Hậu Sanh) khung cảnh buồn tẻ. Tháp Po Rome phía xa xa nhìn có vẻ cô đơn và hiu quạnh.
Bia Than Can vị thần mà đồng bào Chăm đang thờ phượng giờ không biết nơi đâu, dư luận xôn xao rồi lại lặng tiếng. Có lẽ vì họ đã quen dần với sự mất mát đến nỗi chai sạm niềm tin, “ Thà giả mù giả điếc để mà sống” nếu như ai biết nhiều, hiều nhiều thì mọi phiền phức và tai họa ập xuống đầu lúc nào không hay. Đó là điều dễ hiểu nhất.
Người dân dường như không đá động gì đến Bia, chỉ có bác trông coi tháp mặt buồn rười rượi khép nép dưới chân tháp lo âu về cái tội không trông coi bảo vật quốc gia cẩn thận để cho bọn trộm tha đi. Cửa tháp đóng lại bên trong vị thần Po Rome lạnh lẽo, cô đơn, có lẽ Ngài rất buồn và đau đớn lắm! một lần không giữ nổi vương quốc, nay vợ Ngài không biết nơi đâu. Tôi tưởng tượng sau cánh cửa kia chắc Ngài đang oán than cho số phận của mình. Tôi cầu nguyện và ngước nhìn lên bầu trời xám xịt bởi những đám mây đen ôm trùm lấy tháp.
Xuống dưới chân Tháp thấy bác bảo vệ trên tay cầm điếu thuốc đôi mắt đăm chiêu không biết bác đang suy nghĩ gì, tôi mạn phép cắt ngang dòng suy nghĩ của bác.
Bác ơi…! Bác ơi…! Bác nhìn tôi nhưng chẳng nói một lời, bởi trong lòng bác đang rối bời về chuyện pho tượng bị mất và sự tra hỏi của chính quyền. Tôi hỏi bác về sự tình thì bác kể một hơi như trút hết những gì dồn nén trong lòng bấy lâu nay “ Thường mọi ngày thì tôi vẫn ngủ ở trên đây để trông giữ, mấy ngày gần đây nhà có chuyện nên sau khi bà con Chăm làm lễ mở cửa tháp thì tôi về, sáng mai tôi đến sớm để dọn dẹp thấy cửa bị cạy mở, lòng nóng rang như báo một điềm không may sẽ đến, vội vã mở cửa ra nhìn thẳng vào bên trong thế là tượng nữ thần đã bị đánh cắp, cố trấn an tinh thần tôi gọi điện đến UBND Xã,họ tới để xem xét sự tình rồi bắt tay vào điều tra”.
Bác cũng đã nói “không biết sao từ thập niên 70 đến nay tháp đã xảy ra biết bao vụ trộm cắp”. Thấy bác vui vẻ tôi hỏi hoàn cảnh gia đình cũng như lương phạn trông coi di tích quốc gia. Bác điềm đạm trả lời “ Lương phạn gì đâu cháu ơi! Một tháng được một triệu ba, bác phải làm ở ngoài thêm để chăm lo cuộc sống gia đình” Tôi hỏi bác qua vụ việc này người ta có bắt bác đền không? Bác gật đầu, cái gật đầu của bác làm tôi nghẹn ngào và xót xa.
Ngày trước, nghe nói người trông coi tháp của vương quốc Champa xưa, họ có ruộng đất rộng lớn để canh tác, mọi thứ được ưu tiên rất nhiều, nhưng sau này thì thể chế ấy không còn nữa, ruộng đất bị tịch thu, họ lại trắng tay, cuộc sống nghèo đói buộc họ phải kiếm kế sinh nhai, việc trông coi tháp cũng lơ là đi rất nhiều. Thiết nghĩ, lương ba cọc ba đồng như bác bảo vệ trông coi tháp Po Rome được nhà nước công nhận là di tích quốc gia, qua vụ mất pho tượng thần này làm sao ông có thể đền nổi đây?
Trong các làng Chăm xưa kia vốn bình yên thế nhưng mấy năm gần đây hiện tượng trộm cắp đang hoành hành, mỗi lần ghé qua các palei, hay ngồi quán cafe thì tin đầu tiên lọt vào tai là bị mất trộm, hết chó đến gà, cướp giật…Hết thứ để nuôi sống thì bọn trộm lại chuyển sang cướp niềm tin. Mất đi một pho tượng nó không đơn thuần là một vật cổ có giá trị vật chất bình thường, nó là cả linh hồn của dân tộc.
Mất đi một pho tượng nó không đơn thuần là một vật cổ có giá trị vật chất bình thường, nó là cả linh hồn của dân tộc.
Qua vụ việc mất pho tượng thần linh Champa tôi nhớ câu thơ trong Ariya gleng anak “ Bhian drep ngap ralo pieh pak khing ka thraong”, đó là giai đoạn mà vương quốc Champa đang hỗn loạn, niềm tin bị đánh mất không biết đâu là hướng tốt đẹp để làm chốn nương thân, điều mất mát ấy là yếu tố không tránh khỏi.
Tôi xin phép bác bảo vệ ra về khi trời sắp rơi những giọt lệ xót thương cho thân phận Po Rome. Những câu thơ trong Ariya gleng anak đã ám ảnh tôi suốt đường về.
Ja Hatai
Theo Gulpataom.com
Total votes: 0
prancham
User not write anything about he.
Be the first person to like this.
It will be interesting:
Related Blogs
prancham Information
Statistic
0 Blog Rating
96 Total Blogs
43 Total Blog Comments
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c