• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Thạch Ngọc Xuân
by On September 7, 2013
0 Rating 707 views 1 Likes 1 Comments

Putra Jatrai

IMG_9433Trong mấy ngày gần đây trên mạng web giải trí trong nước đang lưu truyền những hình ảnh và nội dung của một bộ phim có tên gọi “Tiếng trống Paranung“, phim lấy chủ đề văn hóa Champa, những con người dân tộc Chăm Ninh Thuận để làm bối cảnh và làm chủ đề chính của phim.

Phim của đạo diễn Trần Đình Thu, kịch bản Vũ Mạnh Tư do hãng phim Nguyễn Đình Chiểu và Thanh Niên hợp tác sản xuất.

Nội dung của phim đề cập đến những con người Chăm ở hai làng dệt Mỹ Nghiệp và gốm Bàu Trúc, hai làng nghề truyền thống còn sót lại, chứa đựng những tinh hoa quý báu của vương quốc Champa xưa.

Điều đặc biệt là phim không hề xoay quanh đến những giá trị văn hóa ấy mà lại đi khai thác những bản thể con người Chăm với những hành động kì dị, khác hoàn toàn với văn hóa Chăm, con người Chăm đang có, mà nội dung chính yếu của phim là khai thác về mảng sex và hành động đẫm máu của những con người Chăm ở hai làng nghề truyền thống này, cùng với đó là sử dụng hình tượng các Po Adhia thật để cùng làm giải trí cho bộ phim phản cảm này.

Dùng Po Adhia thật để quay phim giải trí.

Po Adhia là vị chức sắc đứng đầu tôn giáo, phong tục, tín ngưỡng của Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng BàLaMôn), là vị cả sư chi phối mọi hoạt động tín ngưỡng, phong tục Chăm, Ngài là vị chủ trì tế lễ trên các đền tháp Chăm hôm nay và Ngài là người thực hiện các nghi lễ lớn của người Chăm liên quan đến thần Shiva mà người Chăm tôn thờ như lễ Peh Mbang Yang (lễ mở cửa tháp), lễ Yuer Yang (lễ cầu đảo), lễ Kate, lễ nhập Kut…

Và đặc biệt trong lễ nhập Kut, Ngài là hóa thân đặc biệt của đấng Shiva để dẫn dắt một linh hồn con người quá cố giã biệt đời thường để hòa nhập vào thực thể siêu hình vũ trụ.[1]

Với người Chăm, Po Adhia là thực thể siêu nhiên toàn năng chứa đựng tinh hoa triết lí BàLaMôn, Po Adhia là vị đức cao vọng trọng mà những con người Chăm Ahier luôn hằng kính trọng.

Vậy mà trong một bộ phim giải trí của giới Showbiz Việt lại dùng con người thật, hình tượng thật của Po Adhia để quay những thước phim giải trí rẻ mạt, mà nội dung của phim chỉ khai thác hình tượng sex và những pha hành động thô thiển thiếu tính bản thể văn hóa của dân tộc Chăm.

 IMG_9433

Po Adhia Hán Đô và diễn viên trong phim

Hết những đền tháp Chăm linh thiêng để giải trí cho du khách nay lại dùng hình thể Po Adhia để làm giải trí cho giới nghe nhìn. Văn hóa Chăm là những mảnh hồn thiêng còn đọng lại trong những tàn dư của phế tích cổ Champa nó cần phải được nâng niu trân trọng và gìn giữ. Do đó sinh đừng làm tổn thương đến họ, đến những cá thể Chăm sinh linh, bé bỏng và đầy đau thương.

Nội dung phim xuyên tạc văn hóa Chăm, phụ nữ Chăm.

Trong phim còn đề cập đến nội dung “một chàng trai Chăm tên Ha Ray bị cô gái bia ôm Chăm cưỡng hiếp và tống tiền” đây quả thật là một hành động sỉ nhục toàn thể văn hóa Chăm, cộng đồng Chăm và phụ nữ Chăm.

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ nên phụ nữ Chăm có vai trò quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng, phong tục tập quán, là người cốt yếu giữ gìn truyền thống tổ tiên, giữ gìn những thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống và có nhiệm vụ truyền đạt lại cho thế hệ mai sau. Huyền thoại Po Ina Nagar là minh chứng sống động nhất cho phụ nữ Chăm, đó là hình tượng thiêng liêng, sáng ngời nhất cho vai trò phụ nữ Chăm trong lịch sử, cũng như biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ Chăm trong xã hội Chăm ngày nay. Do đó không ai có quyền dùng hình ảnh phụ nữ Chăm để làm thú vui tiêu khiển rẻ tiền trên màn ảnh.

 pagejpg1377517583_have_logo_

Cảnh người Chăm hãm hiếp nhau  trong phim

Thiết nghĩ văn hóa Chăm không phải là văn hóa rẻ tiền để khai thác một cách vô ý thức, phụ nữ Chăm không phải là hình tượng của những phụ nữ ăn chơi sa đọa để đi đến nỗi phải “tống tiền và hiếp dâm”. Quan tâm đến văn hóa Chăm là một điều đáng mừng nhưng phải nên quan tâm đến những cốt lõi văn hóa đời thực của người Chăm như cuộc sống nghèo đói bấp bênh, bệnh tật và bần cùng.

Từ xa xưa đến nay xã hội Chăm, cuộc sống Chăm chưa bao giờ xảy ra những hình tượng “vô văn hóa” ấy mà trong phim đã đề cập, chưa xảy ra những cuộc bạo loạn bằng súng đạn để tranh giành người yêu. Một làng quê yên bình là thế, lối sống giản dị là thế, mà nay sự phóng đại của những nhà biên kịch làm cuộc sống của người Chăm rơi vào bể khổ của những tình ái trụy lạc, của những giết chóc đẫm máu, khác xa toàn bộ với lối sống người Chăm hiền hòa ngày hôm nay.

Phim về dân tộc Chăm là đề tài mới và sự quan tâm đến văn hóa Chăm là một việc làm đáng trân trọng nhưng người làm phim hãy hòa mình vào con người Chăm để tìm những nét hay, những đặc biệt mà người Chăm đang có. Có như thế những thước phim ấy mới có giá trị và đầy tính nhân văn. Đừng vì những danh vọng cá nhân mà chà đạp văn hóa Chăm, con người Chăm một cách vô nhân tính này.

Cuối cùng.

Con xin vái lạy đấng Shiva!

Ngài hãy làm cho họ đừng dùng những đồng tiền rẻ mạt để chà đạp lên những tinh hoa văn hóa Champa chúng ta.

 IMG_8921_copy_copy

Những cảnh súng ống, bạo lực trong phim như thời chiến diễn ra tại các làng Chăm

 IMG0787jpg1377517585_have_logo_

Trong vai người đàn ông và phụ nữ Chăm

[1] Sakaya-Tiếp cận một số vấn đề văn hóa Champa-NXB Tri Thức 2013

Link giới thiệu về phim và nội dung phim

‘Ước mơ vươn tới một ngôi sao’ của Hùng Cửu Long

Hùng Cửu Long lần đầu đóng “cảnh nóng”, tham dự Liên hoan Phim

theo gulpataom.com

0
Total votes: 0
Thạch Ngọc Xuân
User not write anything about he.
Like (1)
Loading...
1
admin
Comments từ fb: Vinh Thanh Porome Thực hiện một bộ phim hướng về văn hóa của một dân tộc ( dân tộc Chăm ) là một sự đáng được hoan nghênh va trân trọng. Tuy nhiên, dể cho bộ phim có giá trị về nhân văn, lôi cuốn và ủng hộ từ người xem thì ít ra đoàn thực hiện bộ phim cần phải tìm hiểu văn hóa cơ bả... View More
September 8, 2013

It will be interesting:

By: On October 12, 2018
0 Rating 492 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On March 4, 2015
0 Rating 376 views 1 like 0 Comments
Read more