• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
0 Rating 64 views 0 Likes 0 Comments

Bạn có bao giờ nghĩ đến một người mà bạn chưa hề gặp trong nhiều tháng và ngay sáng hôm đó anh ta xuất hiện trước cửa nhà bạn? Hay bạn viết thư cho bạn cũ sau nhiều năm không thư từ thì lại nhận ngay được thư của anh ta? Hay bạn hát một bài hát cũ nào đó trong đầu và khi bật radio lên thì nghe đúng bài hát đó? Bạn có bao giờ quyết tìm một quyển sách hay đĩa nhạc nào đó và lại thấy nó nằm đó ngay một lúc sao? Bạn có thấy mình đang làm việc hay sống trong căn nhà mà bạn đã từng tưởng tượng là mình sẽ có, và thắc mắc là có phải chỉ nhờ nỗ lực có ý thức của mình mà bạn đạt được mục tiêu đó không?Những biến cố này được nhiều người gom thành một nhóm và đặt tên là sự trùng hợp. Nhưng có cái gì đó tuyệt hơn thế. Trí óc bạn là thỏi nam châm và nó hút về phía mình cái mà nó nghĩ đến.Khi lần đầu tiên tôi chú ý đến điều này, tôi nghĩ "Thật nhảm nhí quá! Làm sao đầu óc tôi lại có thể hấp dẫn, sinh ra hay biểu hiện cái gì được?" Thế nhưng tôi cho là phải nghiên cứu sâu hơn lý luận cho rằng những người điên cũng góp phần vào lý thuyết này. Nếu đầu óc con người có thể hấp dẫn sự vật thật thì tôi sẽ không làm thằng ngu phí cả đời không biết gì!

 Tôi đi ra ngoài và mua vài quyển sách nói về trí óc, một số có vẻ khoa học, số khác là siêu hình, rồi về tinh thần nữa, về cách làm giàu. Thật ngạc nhiên, sách nào cũng có kết luận tương tự về khả năng hấp dẫn của đầu óc người. Thật trùng hợp, tôi nghĩ! Tôi mua thêm mấy cuốn khác và mua nữa. Tôi đọc khoảng 200 cuốn. Sách được viết bởi những tác giả khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau với những niềm tin tôn giáo và triết học khác nhau. Tất cả đều nói đến cùng một điều "Bạn thu hút cái mà bạn nghĩ trong đầu. Trí óc bạn là một nam châm". Tôi đang bắt đầu nghĩ là có cái gì đó ở đây.Tôi đã sử dụng đầu óc của mình theo cách được hướng dẫn trong sách và đó là lúc mà tôi bị thuyết phục! Bây giờ tôi đang đi giảng cho mọi người về cách sử dụng trí óc để làm tốt hơn mọi việc.

Lắng nghe những người đang sống đúng cách Một trong những điều đầu tiên tôi biết về luật hấp dẫn và sự mầu nhiệm của trí óc là tất cả những người thành công đều đã sử dụng những nguyên tắc này! Tôi nghĩ sẽ nói cho họ nghe về khám phá mới nhất của mình nhưng sợ họ sẽ trả lời là "Tôi đã xài nó cả chục năm nay rồi". Tôi cũng phát hiện ra rằng những người đau khổ nhất mà tôi từng gặp sẽ cãi rằng cái nguyên tắc đó không thể làm theo ý chúng ta được. Tôi muốn nghe lời khuyên của người hạnh phúc hơn là của những người hay than vãn!

 

Có hàng trăm điều trong các sách nói về khả năng sáng tạo của trí óc, nhưng để cho ngắn gọn tôi sẽ trích một vài chỗ thôi. Trong sách bán chạy nhất của mình "Hãy suy nghĩ và trở nên giàu có" Napoleon Hill đã viết "....trí não chúng ta tạo ra từ trường từ những ý nghĩ chủ đạo mà chúng ta giữ trong óc và vì không ai giống ai, những "nam châm" này sẽ hấp dẫn lực, người hay hoàn cảnh sống về phía chúng ta đúng với bản chất của những ý nghĩ đó".James Allen đã viết trong "Khi một người suy nghĩ" là "........một người sẽ sớm phát hiện ra anh ta là tay làm vườn thiện nghệ của tâm hồn mình, là lãnh đạo của chính đời mình. Anh ta cũng sẽ sớm thấy được những quy luật tư duy và hiểu được rằng với sự chính xác ngày càng cao, những yếu tố tinh thần và tư tưởng hoạt động để tạo nên tính cách của bạn, tạo nên hoàn cảnh và định mệnh của bạn". Ông ta còn nói thêm "Hoàn cảnh đó hình thành từ suy nghĩ mà con người đã mất thời gian để thực hành tự kiểm soát nó...."Trong quyển "Ma thuật của niềm tin", Claude Bristol cũng nói lại về khả năng hấp dẫn của trí óc con người. "Những ý nghĩ sợ hãi của chúng ta hấp dẫn những rắc rối đến với ta cũng như những ý nghĩ tích cực và tốt đẹp hấp dẫn những kết quả tốt đẹp. Vì thế không cần biết tính chất của suy nghĩ, nó tạo ra kết quả cùng loại với nó. Khi điều này trôi vào ý thức con người thì họ bắt đầu hiểu được cái khả năng to lớn mà họ có thể sử dụng. Rồi họ nói "Có vẻ là ngẫu nhiên nhưng không ngẫu nhiên chút nào vì nó chỉ là kết quả của công việc tỉ mẩn mà bạn đã làm"Giải thích thêm về sức mạnh hấp dẫn của trí óc. Bristol đã nói rằng sóng radio có thể xuyên dễ dàng qua gỗ và gạch hay thép cứng thì chúng ta cũng có thể thấy được sự xung động của tư duy theo cách đó. Ông đặt câu hỏi "Nếu sóng tư duy, hay cái gì đó, có thể chuyển thành dao động cao hơn thì tại sao không thể ảnh hưởng đến phân tử của các vật thể rắn?"

 Shakti Gawain, tác giả cuốn "Hình dung sáng tạo"cũng bàn về vấn đề này. Bà nói "Tư duy và cảm xúc có năng lượng nam châm của chúng và có thể hút năng lượng cùng loại. Đây chính là quy luật gởi gì vào vũ trụ sẽ nhận lại được cái đó. Trên quan điểm thực tế thì điều này có nghĩa là chúng ta thu hút vào cuộc sống của mình cái mà mình hay nghĩ đến nhất, tin tưởng nhất hay mong đợi sâu sắc nhất hoặc tưởng tượng sống động nhất".Richard Bach đã viết "Chúng ta hút vào đời sống của mình cái chúng ta nghĩ trong đầu". Một ý nghĩ không thể "không là gì", mà là "một cái gì đó". Để nghĩ đến nó được thì nó phải tồn tại. Phải là điều gì hay vật gì đó. Vậy là nó sẽ có năng lượng của nó. Một ý nghĩ cũng sẽ tuân theo những quy luật hay nguyên tắc như tất cả những thứ khác trên đời này.

 Có thể là do nhìn từ góc độ này, dễ xác nhận là quy luật hấp dẫn cũng có thật và mạnh mẽ như điện hay trọng lực vậy. Có thể nói mãi không hết nhưng mục tiêu của tôi là làm cho độc giả rõ đôi chút về quan điểm trí óc có thể tạo ra những kết quả cho bạn. Tôi không mong là các bạn chấp nhận những khái niệm đó một cách mù quáng mà không thử nghiệm gì hết. Tôi cũng muốn nhấn mạnh là tư duy không thể thay thế cho hành động. Hơn nữa, sử dụng trí óc đúng cách sẽ làm cho bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là bằng cách khác.Trí óc bạn là một thỏi nam châm. Cứ bám suy nghĩ vào cái bạn muốn có, bạn sẽ có nó. Hãy cho rằng những ý nghĩ của bạn giống như một đám mây vô hình có thể bay ra và mang những thành tựu về cho bạn. Bằng cách kiểm soát suy nghĩ của mình, bạn quyết định cái bạn sẽ gặt hái được. Đó chính là một bí mật của cuộc sống.

ANDREW MATTHEWS

0
Total votes: 0
Be the first person to like this.

It will be interesting:

By: On November 1, 2018
0 Rating 388 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On September 2, 2017
0 Rating 6.3k+ views 0 likes 0 Comments
Read more