Cham Blogs
On March 27, 2014 in Văn hóa Champa /
Lịch sử Champa /
0
Rating
1,347
views
0
Likes
0
Comments
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ LÝ VÀ CHAMPA
Lược đồ Đại Việt – Champa thế kỷ XI
- 1. Chủ trương, chính sách đối ngoại của hai bên.
Sau khi Kế Tông mất năm 989, vua Chăm Pa Harivarman II thống nhất quốc gia và lên ngôi hoàng đế. Năm 999 Yang Pu Ku Vijaya lên nối ngôi vua Chăm Pa. Nước Chăm Pa đã suy yếu rất nhiều sau các cuộc chinh phạt của nước Việt thêm vào đó cư dân phía Bắc Chăm Pa lại bị Lưu Kế Tông thống trị nhiều năm mà càng bị suy yếu trầm trọng, nhận thấy điều đó vua Chăm Pa đã cho dời đô từ Indrapura (Quảng Nam) về Vijaya để tránh sự chinh phạt của Đại Cồ Việt[1]. Kế ngôi vua Chăm Pa liên tục sau đó là bốn ông vua: Harivarman III (1010-1020), Paramecravarman II (1021-1030), Vikrantavarman IV (1030-1041) và cuối cùng là Simhavarman II mà sử Việt gọi là Sạ Đẩu[2].
Ở phía Bắc năm 1009 vua Lý Thái Tổ lên ngôi, khai lập ra nhà Lý, một năm sau vua dời đô về thành Đại La (đổi tên là Thăng Long), từ đó nhà Lý đua dân tộc bước vào một thời kì thịnh trị, phát triển lâu dài nhiều thế kỷ. Năm 1028 vua Thái Tông nối ngôi Thái Tổ, sau đó vua Lý Thánh Tông lại nối ngôi vào năm 1054
Khi mà nhà Lý mới thành lập, hai bên bắt đầu chủ trương thông sứ và giao hảo với nhau sự kiện ghi nhận đầu tiên là việc nước Chăm Pa sang tặng sư tử vào năm 1011, ngay sau khi mà Vua Lý Thái Tổ lên ngôi[3]. Điều này thể hiện sự quyết tâm cải tạo tốt mối quan hệ của phía Chăm Pa.
Thế nhưng không lâu sau không biết tại sao mà vua Thái Tổ lại sai phát quân vô cớ đánh Chăm Pa, nếu có nguyên nhân gì thì tạo sao các bộ sử không đề cập đến nhiều về vấn đề này chỉ chép đại ý như sau: năm 1020, Vua Lý Thái Tổ sai Khai
Thiên Vương Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chăm Pa ở trại Bố Chính thẳng đến núi Long Tỵ, chém được tướng của chúng là Bố Linh tại trận, người Chăm Pa chết đến quá nửa[4] [5]. Như đã nói nguyên nhân của cuộc chiến này.
Chưa được sách sử Việt nói đến.Sự thiếu sót trên có thể là vì đây là cuộc chiến này một phần vì vua Lý muốn xâm lược Chăm Pa hay là tăng cường vị thế và sức mạnh quân sự của mình như vua Lê Đại Hành đã làm trước đó.
Trong những thập niên tiếp theo, quan hệ hai nước trở nên tạm bình yên và không những cuộc xung đột như trước kia nữa người Chăm Pa lại thường sang quy phục Nhà Lý[6].Chủ Trương của cả hai nước lúc này là tạm bình ổn để giao hảo với nhau. Nhưng ít lâu sau đó chiến sự giữa hai bên lại bùng phát khi vua Chăm Pa Simhavarman II (Sạ Đẩu) đưa quân sang xâm lấn biến giới vào năm 1043.
Đó chính là điều kiện để vua Lý Thái Tông quyết định chinh phạt Chăm Pa vào năm 1044.Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chủ trương của Nhà Lý lúc bấy giờ cho rằng từ lúc mà vua Thái Tổ mất đi, suốt 16 năm rồi, mà Chăm Pa chưa từng sai một sứ giả nào sang sứ với nước Việt lần nào, nay lại sang xâm phạm, Thái Tông mới giận quyết đem quân đi đánh Chăm Pa[7].
Nhưng sách Cương Mục lại chép: Bây giờ không nghe nói có việc người Chiêm vào lấn cướp thì không phải là bất đắc dĩ mà dùng binh, thế mà muốn phô sức mình, thích lập công nghiệp,buông thả lòng dục, giết hại mạng người! Thậm chí cướp bắt phụ nữ để chứa đầy vào hậu cung: việc này lại càng thất đức! So với Mị Ê, thật đáng thẹn chết! Huống chi khúc điệu Tây Thiên là thanh âm mất nước, gây nên sự mê muội cho con cháu đời sau! Thế thì trong sự thất đức lại càng thất đức hơn nữa! Thái Tông là bậc vua hiền mà làm như thế, thực đáng tiếc! Về phần bầy tôi bấy giờ cũng không sao tránh khỏi cái tội nống ác của vua![8].
Vậy có phải nguyên nhân mà sách Toàn Thư chép rằng nước Chiêm thường sang phá rối miền ven biển nước Việt chỉ là lý do bịa ra nhầm đổ tội cho Chăm Pa cướp phá nước ta, rồi lấy đó làm lý do để vua Lý mới dụng binh, đó vẫn còn là ẩn số (?), nhưng có một số các sử gia thường lấy luận điểm của sách toàn thư đưa vào các công trình của mình[9]. Điều này còn cần phải có những nhận định như thế nào cho đúng, ở đây tôi chỉ nêu mâu thuẫn của hai bộ sử được coi là giá trị nhất của Việt Nam viết, chứ không nhận định tính đúng sai của giả thuyết này.
Năm 1054 vua Lý Thánh Tông lên ngôi nối nghiệp đế của vua Lý Thái Tông, tiếp tục xây dựng quốc gia cường thịnh, trấn chỉnh quân đội.Thánh Tông chính là ông vua đã chính thức đặt quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt[10]. Trong khi đó về phía Nam, nước Chăm Pa thời điểm này vua Rudravarma III (Chế Củ) ông vua này lên ngôi năm 1061.
Sau trận chiến năm 1044 thì Chăm Pa thường sai sứ sang cống Đại Việt 1055[11], 1068[12]. Nhưng cũng trong năm 1068 phía Chăm Pa lại sang tấn công biên giới Đại Việt mà chắc chắn là để trả đũa thất bại trước kia, sau một thời gian chuẩn bị[13]. Nhưng lúc này vua Lý Thánh Tông đang trị vì, ông vua mà nổi tiếng với các hành động, chính sách liên tục nhầm tăng cường sức mạnh quân sự cho Đại Việt chính vì thế đó là điều kiện để vua Thánh Tông phát binh chinh phạt Chăm Pa để trừng phạt Chăm Pa và xâm chiếm đất đai Chăm Pa vào năm 1069.
Năm 1073 vua Lý Thánh Tông Băng hà, hoàng tử Càn Đức lên ngôi tức vua Lý Nhân Tông.Ông vua này vừa lên ngôi đã phải găp phải một liên minh quân sự của Tống – Chăm Pa – Chân Lạp âm mưu xâm lược nước Việt. Quân Tống tập trung quân ở biên giới, thuyền bè trên biển và chuẩn bị đánh Đại Việt, cuộc kháng Chiến chống Tống của nhân dân Đại Việt bùng nổ[14].
Năm 1074 vua Rudravarman III (Chế Củ) mất, ngay sau đó Harivarman IV nối ngôi.Vừa lên ngôi ông vua này phải đối mặt với cuộc viễn chinh từ phương Bắc của Lý Thường Kiệt năm 1075. Ông là người mà có công tái thiết lại quốc gia đầy tan thương đổ nát và bắt đầu các cuộc khiêu khích quân sự nhầm trả thù Đại Việt vào năm 1074, Lý Thường Kiệt được cử đi đánh Chăm Pa[15].
Năm 1080 Harivarman IV truyền ngôi cho con ông là hoàng tử Văk, ông lên ngôi lấy hiệu là Indravarman II. Harivarman IV mất ít năm sau đó.Indravarman II lên ngôi khi mới 9 tuổi cho nên ông phải cần một vị hoàng thúc là hoàng thân Pan phụ chính. Nhưng người ta cũng thấy được một cuộc tranh giành quyền lực giữa hoàng tử văk và hoàng thân Pan, ông hoàng Pan có lẻ đã cướp ngôi vào năm 1081 lên ngôi với hiệu Paramabodhisattva. vào năm 1086 hoàng tử Vak lại giành lại quyền lực, lên ngôi lần thứ hai[16].
Ông vua Indravarman II lại tái lập bang giao với Trung Quốc và gửi lể vật sang cống Đại Việt năm 1091,1095,1102[17]. Nhưng vấn đề này thì lại không được hai bộ Toàn Thư và Cương Mục đề cập đến.Vấn đề này chỉ được xác nhận trong Việt Sử Lược[18].
Thời gian này nhìn chung thì các cuộc chiến quy mô giữa hai nước không còn nữa nhưng về phía Chăm Pa do đã suy yếu với các cuộc chiến tranh và đặt biệt là các cuộc căng thẳng với Chân Lạp trong thế kỷ XII, nhưng không lúc nào Chăm Pa từ bỏ quyết tâm báo thù và giành lại những phần đất đã bị vua Thánh Tông chiếm vào năm 1069. Chính vì thế lúc này chủ trương của Chăm Pa là vừa thông sứ liên tục để tỏ ra thần phục và thân thiện với Đại Việt, nhưng khi nào có điều kiện là lại phát quân đánh Đại Việt.
Về phía Đại Việt thì cứ mỗi lần mà phía Chăm Pa có biến như các lần họ sang cướp phá vào năm 1074, 1103,1266 thì vua Lý lại cử các tướng quân đi đánh, dẹp Chăm Pa ổn định tình hình biên giới, nơi mà lúc nào quân Chăm Pa cũng định đánh phá[19]. Như vậy có thể thấy lúc này chủ trương của Đại Việt chỉ là đánh dẹp Chăm Pa mỗi khi có biến loạn nhầm ổn định biên giới, chủ hòa là chính.
Nhưng đó chỉ là bề ngoài nếu ta chưa xét đúng thực chất vấn đề: lúc nào Đại Việt cũng chủ trương cho rằng Chăm Pa là nước phụ thuộc, chư hầu bằng chứng là trong các nguồn sử liệu thường dùng từ ” Chiêm Thành sang cống” hay “sang dâng cống vật”; sứ giả Việt nhiều lần sang Chăm Pa đòi hỏi vua Chăm Pa phải sang cống nạp cho mình như vào năm 1094 vua Lý Thần Tông (làm vua từ năm 1072 đến 1127) “sai Hàn Lâm học sĩ Mạc Hiển Tích sang sứ Chiêm Thành đòi lễ tuế cống”[20]; nhất là chúng ta biết trước đó mượn cớ là bảo vệ biên cương bờ cõi mà nhiều lần dụng binh đánh Chăm Pa chiếm đất, tàn phá thành trì và giết dân Chúng vô tội[21].
Như vậy, tránh sao cho khỏi người Chăm Pa liên tục trả thù, cho dù chắc hẳn lúc này vương quóc này đã rất yếu so với nước Đại Việt. Vậy thì xét cho cùng những căng thẳng xung đột giữa hai nước thời kỳ này nếu như nói nguyên nhân xuất phát từ một phía (sử liệu thường đổ cho phía Chăm Pa) là điều cần phải xét lại thực chất nguyên nhân phải được phân tích và đánh giá từ cả hai phía.
Tóm lại trong giai đoạn này chủ trương của cả hai bên là bề ngoài thông hiếu nhưng bên trong thì mỗi khi có điều kiện thì lại gây chiến (phía Chăm Pa thì lúc nào thuận tiện thì lại phát binh đánh Đại Việt, còn đại Việt chỉ chờ cơ hội đó là phát quân “bình Chiêm”, rồi được đà thắng thế mà chiếm đất Chăm Pa, mở rộng lãnh thổ). mà chúng ta có thể kể đến các trận đánh lớn vào năm 1044, 1069,1075,1167…
- 2. Các sự kiện bang giao tiêu biểu .
2.1. Cuộc giao chiến năm 1044 giữa hai nước:
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng chép:Vua xuống chiếu sai đóng các chiến thuyền hiệu Long,Phượng, Ngư, Xà, Hổ, Báo, Anh Vũ hơn vài trăm chiếc… Tháng 12, xuống chiếu cho quân sĩ sửa soạn giáp binh, hẹn đến mùa xuân, tháng 2 sang năm đi đánh Chăm Pa.Vua đến hành dinh Cổ Lãm xuống chiếu rằng kẻ nào ăn cướp lúa mạ và tài vật của dân, nếu đã lấy rồi thì xử 100 trượng, nếu chưa lấy được nhưng làm cho người bị thương thì xử tội lưu… Năm ấy lại đúc tiền Minh Đạo ban cho các quan văn võ[22].
Khi đã sửa soạn xong đâu vào đó năm 1044 vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Chăm Pa. Nghe tin Chăm Pa đem quân và voi bày trận ở bờ Nam sông Ngũ Bồ, vua Lý truyền cho quân bỏ thuyền lên đánh bọ 6. Quân Chăm Pa nhanh chóng thua trận, Quách Gia Di chém được đầu vua Chăm Pa là Sạ Đậu tên phạn ngữ là simhavarman II, bắt sống tướng sĩ địch hơn năm nghìn người, và tước được hơn ba mươi thớt voi đã luyện tập thuần thuộc. Người Chăm Pa bị quan quân Việt giết chết xác chất đầy nội. Vua động lòng thương, ra lệnh cấm quân sĩ tàn sát dân Chăm Pa. Rồi kéo quân vào thành Phật Thệ tức thành Vijaya (thành Đồ Bàn), bắt được gia thất của vua Chăm Pa và những cung nữ giỏi ca múa khúc điệu Ấn Độ. vua sai sứ đi khắc các làng xóm, phủ dụ nhân dân. Rồi rút về nước[23].
Tháng 9 năm đó khi quân Việt về đến phủ Trường Yên, có rồng vàng hiện ở thuyền ngự của vua Thái Tông.Khi đến hành điện Ly Nhân, sai nội nhân thị nữ Chăm bị bắt tên là Mỵ Ê là vợ của vua simhavarman II (Sạ Đậu) sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất khôn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết.Vua khen là trinh tiết, phong là Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân[24].
Sự kiên này thể hiện rõ lòng trinh và tấm gương ngời sáng lịch sử, ngày nay tại Phủ Lý, Hà Nam vẫn còn đền thờ của bà. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có đôi dòng chép về bà như sau: « Phu nhân giữ nghĩa không chịu nhục, chỉ theo một chồng cho đến chết, để toàn vẹn trinh tiết của người đàn bà.Người làm tôi mà thờ hai vua tức là tội nhân đối với phu nhân. Vua khen là trinh tiết, phong làm phu nhân để khuyến khích người đời sau là đáng lắm… »[25] .
Vua Thái Tông từ Chăm Pa về đến kinh sư, làm lễ cáo thắng trận ở miếu Thái Tổ, mở tiệc rượu làm lễ mừng về đến nơi.Ngày hôm ấy, bầy tôi dâng tù binh hơn 5 nghìn tên và các thứ vàng bạc châu báu. Xuống chiếu cho 5000 ngàn tù binh Chiêm đều được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang (nay là Tương Dương, Nghệ An) đến Đăng Châu (nay là đất Yên Bái và Lào Cai), đặt hương ấp phỏng tên gọi cũ của Chăm Pa[26].
Chiến thắng lần này trước Chăm Pa có ý nghĩa rất lớn nó làm tăng vị thế của đối với nhà Lý nước Chăm Pa và các nước lân bang, đồng thời nhờ nó mà tình hình miền nam yên ổn hẳn đến hơn 20 năm sau, Chăm Pa cũng thường xuyên đưa sứ giả và cống vật sang[27].
Như đã nói ở trên, cuộc chiến này là cuộc chiến do Đại Việt phát động nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ sự bỏ cống nạp hằng năm và thường xuyên qua phá bờ biển Đại Việt là một lý do mà cho đến hôm nay vẫn còn mâu thuẫn ( vì bộ sách Cương Mục đã xác nhận không có việc Chăm Pa sang đánh cướp rồi vua Thái Tông mới đi chinh phạt, trong khi bộ Toàn Thư thì xác nhận như vậy[28] thì rõ rằng chúng ta chưa thể đưa ra được kết luận. Còn có những ý kiến nhận định về cuộc chiến này, trong Toàn Thư thì ca ngợi công đức của Thái Tông khi ra lệnh cho binh lính không được thảm sát dân chúng, còn bộ Cương Mục thì lại có lời trách ngầm vua Thái Tông[29].
2.2. Vua Lý Thánh Tông chinh phạt Chăm Pa năm 1069:
Năm 1068 vua Chăm Pa lúc bấy giờ là Rudravarman III (Chế Củ) nuôi chí báo thù, bỏ triều cống sang đánh phá nước Đại Việt. Thế là vua Lý Thánh Tông quyết định đưa quân chinh phạt Chăm Pa[30]. Trước khi vua đi đánh Chăm Pa vua xuống chiếu đóng và sửa chữa nhiều chiến thuyền, nhà vua giao cho Nguyên Phi Ỷ Lan trông coi việt nước, tự cầm 5 vạn quân sang chinh phạt Chiêm Thành. Lực lượng quân sự của Lý triều tất cả có chừng 200 chiếc thuyền, Lý Thường Kiệt được làm Đại tướng đi tiên phong, em Thường Kiệt là Lý Thường Hiến giữ chức Tán kỵ Võ úy[31].
Theo sách Việt Sử Lược cho biết ngày 24 tháng 3 năm 1069 vua xuống chiếu đánh Chăm Pa, ngày 5 tháng 3, vua, các tướng và quân sĩ làm lễ thề ở Long Trì , ngày 8 tháng 3 đoàn quân hành quân theo đường biển theo gió bắc tiến vào nước Chăm Pa. Đoàn quân đi đến vùng biển Nhật Lễ vào ngày 23 tháng 3, một nhóm nhỏ của thủy quân chiêm xông ra kháng cự,Thánh Tông sai Đại liêu ban Hoàng Kiên(còn gọi là Hoảng Kiệt) dẫn quân đánh tan thuyền của quân Chăm, rồi đoàn quân tiếp tục đến cửa Tư Dung theo đường biển. Đầu tháng 4 thuyền quân ta đến cửa Thi Lị Bì Nại (cửa Thị Nại, Quy Nhơn ngày nay) mà lúc đó chính là gần kinh thành nước Chăm Pa.Vua chia quân theo hai hướng tiến vào kinh thành Đồ Bàn (Vijaya, Bình Định)[32].
Thành Phật Thệ, ba phía Tây-Nam-Bắc có núi che chở, phía Đông giáp biển. Thủy quân của nhà Lý đổ bộ ở đây.Tướng Chăm là Bố Bì Đà La dàn trận trên bờ sông Tu Mao chặn đánh.Quân Lý xông lên giết được Bố Bì Đà La và rất nhiều binh sĩ. Lý Thường Kiệt vượt được sông Tu Mao, lại qua hai con sông nữa mới tới kinh đô Chăm Pa. Đang đêm nghe tin quân của mình bại trận ở Tu Mao, vua Chế Củ mang vợ con chạy trốn. Đêm ấy, quan quân nhà Lý tràn vào thành Phật Thệ, đến bến Đồng La, dân ở thành Phật Thệ phải xin hàng[33].
Trong khi vua Thánh Tông đang đánh Chăm Pa thì ở trong nước Nguyên Phi Ỷ Lan chấp chính với sự phụ giúp của Lý Đạo Thành tình hình đất nước ổn định, dân chúng yên vui, quốc gia thịnh trị Vua Thánh Tông đánh Chiêm Thành lâu lắm không hạ nổi, bèn đem quân trở về. Đi nửa đường đến châu Cư Liên, vua nghe thấy nhân dân khen bà Nguyên phi ở nhà giám quốc, trong nước được yên trị, Thánh Tông nói: “Người đàn bà trị nước còn làm được như thế, ta là nam nhi lại không làm dược việc gì hay sao?”[34]. Vua Thánh Tông liền quay trở lại đánh Chăm Pa. Lý Thường Kiệt đem quân theo phía Nam.Tháng 4 quân Lý tiến đến biên giới Chân Lạp (Campuchia), qua các vùng Phan Rang, Phan Thiết ngày nay mà tiếng Chăm gọi là Panduranga. Tháng 4 Lý Thường Kiệt bắt được vua Chế Củ ở biên giới Chân Lạp. Vua Chăm Pa vốn có cựu thù với nước Chân Lạp nên hết đường chạy phải ra hàng, kết quả là ông bị Lý Thường Kiệt cầm tù[35].
Tháng 5 Lý Thánh Tông ngự tiệc cùng quần thần ở cung điện của vua Chiêm, vua lại thân hành múa thuẫn và đánh cầu ở nơi thềm điện ấy.Trước khi về nước Thánh Tông còn không quên sai đếm tất cả nhà của dân ở trong và ngoài thành Phật Thệ, gồm có hơn 2.660 căn đều thiêu rụi sạch, san bằng kinh thành rồi ra lệnh rút về nước. Ngày 17 tháng 7 năm Tân Dậu, đạo quân Nam chinh về tới Thăng Long.Vua Thánh Tông lên bộ ngự trên xe, quân thần cỡi ngựa theo sau. Vua Chăm Pa mặc áo vải trắng, đầu đội mũ làm bằng xương gai, tay bị trói sau lưng do 5 người lính Võ đô dắt. Thân thuộc, gia quyến cũng bị trói đi theo sau vua Chiêm. Mùa thu, tháng 7 tại nhà Thái Miếu, vua Lý Thánh Tông dâng trình việc thắng trận. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi và mở rộng đất đai của nước Đại Việt[36].
Vua Rudravarman III bị bắt làm tù binh, để được thả về nước quyết định dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bồ Chính cho Đại Việt, vua Thánh Tông chấp nhận[37] . Kể từ đó lãnh thổ nước Việt bắt đầu được mở rộng về phía Nam, điều đó cũng đồng nghĩa là cương vực của vương quốc Chăm Pa đang dần dần suy thoái.
Như vậy cuộc Nam Chinh kéo dài gần 2 tháng trời của vua tôi nước Việt đã giành được thắng lợi quan trọng và có ý nghĩa rất là quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nhờ cuộc chiến này Đại Việt đã thị uy được thế lực và tầm ảnh hưởng của mình đến nước Chăm Pa nói riêng và các nước lân bang nói chung. Cũng chính nhờ thắng lợi này mà lần đầu tiên lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về phía Nam ở phần lãnh thổ mà ngày nay là các khu vực Nam Quảng Bình và Bắc Quảng Trị, Từ đó làm bàn đạp quan trọng của quá trình Nam Tiến sau này[38].
Theo một số chuyên gia nguyên cứu cho rằng nguyên nhân chiến tranh còn có thể bắt nguồn từ sự tiếp tay, hậu thuẫn của Trung Hoa lúc bấy giờ là vương triều nhà Tống. Chiến tranh bùng nổ một phần còn là vì lý do m&agrav
Total votes: 0
admin
User not write anything about he.
Be the first person to like this.
It will be interesting:
Related Blogs
admin Information
Statistic
0 Blog Rating
129 Total Blogs
49 Total Blog Comments
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c