Cham Blogs
On January 19, 2012 in Văn hóa Champa /
Lịch sử Champa /
0
Rating
673
views
0
Likes
0
Comments
TỪ VỰNG LỊCH SỬ VĂN HOÁ CHAMPA - TRẦN KỲ PHƯƠNG
A
Agni: Thần Lửa/Hỏa Thiên, vị thần hộ trì phương Đông - Nam của thiên giới.
Amaravati: Địa danh của một vùng ở miền Nam Ấn Độ, nơi có trường phái nghệ thuật Phật giáo phát triển từ sau thế kỷ thứ 2 CN. Danh hiệu này cũng để gọi một tiểu quốc của Champa ở vùng Quảng Nam ngày nay.
Amitabha: Đức Phật A Di Đà, vị Phật của ‘ánh sáng vĩnh cửu’ trong Phật giáo Đại thừa; thế giới của ngài ở Tây Phương Tịnh Độ. Đức Bồ tát Quán Thế Âm là một hóa thân của ngài.
Angkor: Di tích kiến trúc kỳ vĩ của Campuchia gồm nhiều đền - tháp đồ sộ bằng đá, đạt đến tuyệt đỉnh của nghệ thuật Khmer vào thế kỷ khoảng 12-14 CN
Avalokitesvara: Đức Bồ tát Quán Thế Âm, vị Bồ tát tượng trưng cho đức từ bi và trí tuệ. Hình tượng của ngài rất phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa ở vùng Đông Nam Á.
Apsara: Thiên nữ, múa hát trên các cõi trời; thường được điêu khắc trên các đài thờ và đền - tháp Champa
B
Bodhisattva: Bồ tát; tự tánh/sattva của bậc giác ngộ/bodhi ; sự hạnh nguyện tái sanh của các bậc giác ngộ vào cõi luân hồi để cứu độ chúng sinh. Một tín ngưỡng đặc trưng của Phật giáo Đại thừa.
Brahma: Thần Sáng tạo; một trong ba vị thượng đẳng thần (Trimurti) của Ấn Độ giáo.
C
Cakra: Bánh xe hoặc cái đĩa, vật tùy thuộc của thần Visnu. Trong nghệ thuật Phật giáo là vật tượng trưng cho Pháp luân.
D
Devi: Nữ thần giết quỷ đầu trâu còn gọi là Mahisasuramardini hay Durga.
Dharmapala: Thần Hộ Pháp, hộ trì đền - tháp trong di tích Phật giáo Đại thừa tại Phật viện Đồng Dương, Quảng Nam.
Dvarapala: Thần Hộ trì ngôi đền Ấn Độ giáo. Hình tượng các vị hộ pháp thường được thể hiện có thân thể cường tráng và khuôn mặt hung dữ, đe doạ để che chở cho ngôi đền khỏi sự quấy phá của các thế lực đen tối.
Dhoti: Y phục của đàn ông, choàng từ bụng đến chân.
Dikpalaka: Chư thần hộ trì tám phương thiên giới, thường được thờ trong những miếu nhỏ chung quanh đền thờ chính hoặc trên thượng tầng kiến trúc của ngôi đền kalan trong nghệ thuật Champa.
G
Gandhava: Ca công trên cõi trời, thường ca hát nhảy múa với các thiên nữ Apsaras.
Ganesa: Thần Hạnh phúc và May mắn, đầu voi mình người; con trai của thần Siva và nữ thần Parvati.
Gajasimha: Voi - Sư tử, con vật biểu trưng của thần Siva, thường được tôn thờ để hộ trì cho ngôi đền.
Garuda: Chim thần, con vật biểu trưng của thần Visnu, tượng trưng cho sự bình an.
H
Hamsa: Thiên nga, con vật biểu trưng của thần Brahma và nữ thần Sarasvati, tượng trưng cho trí thức.
Hanuman: Tướng khỉ giúp hoàng tử Rama đánh thắng quỷ vương Ravana, cứu thoát được công chúa Sita khỏi chốn giam cầm tại đảo Sri Lanca trong anh hùng ca Ramayana.
Hinayana: Nghĩa là ‘cỗ xe nhỏ’ hay Tiểu thừa, một tông phái Phật giáo thịnh hành ở các nước Nam và Đông Nam Á như Sri Lanka/Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào. Kinh tạng hành trì bằng tiếng Palì. Tông phái này còn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Nam tông. Phật giáo Nguyên thủy/Nam tông chủ trương sự tu hành xa lánh thế tục, tự lực hành trì để đạt đến giải thoát bằng chứng quả A La Hán, một thánh quả chứng được trạng thái Niết Bàn, đoạn diệt sinh tử.
I
Indra: Thần Sấm sét/Lôi Thiên, cai quản ba mươi ba cõi trời; vị thần hộ trì phương Đông của thiên giới.
Isvara: Thượng đế, đấng Toàn năng, thần Siva, vị thần hộ trì phương Đông - Bắc của thiên giới.
J
Jata - Mukuta: Một kiểu tóc kết thành hình chóp với một cái miện thường xuất hiện trên các hình tượng thuộc phái Saivite/hệ phái Siva.
Jakata: Bổn Sinh Kinh, bộ kinh giảng về các tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca / Sakyamuni.
K
Kailasa: Ngọn núi thiêng trong dãy Himalaya; theo thần thoại là chỗ an ngụ của gia đình thần Siva.
Kala: Thần Thời gian, tượng trưng cho sự hủy diệt, vô thường của vạn vật; được biểu hiện bằng những mặt quái vật hung dữ trên các đài thờ và đền - tháp Champa.
Kalan: Tên gọi ngôi đền Ấn Độ giáo trong tiếng Chăm.
Kirita - Mukuta: Một kiểu mũ bằng kim loại quý, thường dành cho phái Vaisnavite/hệ phái Visnu.
Kubera: Thần Tài lộc và Sức khỏe; vị thần hộ trì phương Bắc của thiên giới.
L
Laksmi: Nữ thần Phú quý, Sắc đẹp và Hạnh phúc; vợ thần Visnu.
Linga: Bộ sinh thực khí, tượng trưng cho thần Siva, biểu tượng dương tính (kết hợp với yoni, biểu tượng âm tính) tượng trưng cho năng lực sáng tạo. Linga trong điêu khắc Champa thường có ba phần: Phần dưới hình vuông, tượng trưng cho thần Brahma; phần giữa hình bát giác, tượng trưng cho thần Visnu; phần trên hình tròn, tượng trưng cho thần Siva.
Lokapala: Chư Bồ tát hộ trì thế gian trong Phật giáo Kim Cương thừa; hình tượng các ngài được thờ trong những ngôi đền nhỏ xung quanh Phật đường chính của di tích Phật giáo Đồng Dương, Quảng Nam.
M
Mahayana: Nghĩa là ‘cỗ xe lớn’ hay Đại thừa, là một trong hai tông phái chính của Phật giáo, phái kia là Hinayana/Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa xuất hiện trong thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên, được chia ra thành nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ rồi truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Phật giáo Đại thừa chú trọng đến đức từ bi, trí huệ và đề cao lý tưởng Bồ-tát
Makara: Con thú thần thoại, một loài thủy quái có nanh nhọn và vòi dài. Con vật biểu trưng của nữ thần Ganga, vợ thần Siva và thần Varuna, thường được trang trí trên các đài thờ và đền - tháp Champa, giữ chức năng hộ trì cho ngôi đền.
Mukhalinga: Linga có điêu khắc mặt thần Siva.
N
Naga: Vua của loài rắn sống ở thủy cung.
Nandin: Bò thần, con vật biểu trưng của thần Siva.
P
Prajaparamita: Bồ tát Đại Trí Tuệ Bát Nhã/Đại Trí Độ, mẹ của chư Phật; được tôn thờ phổ biến trong Phật giáo Đại thừa ở Đông Nam Á.
R
Rahu: Ác quỷ nuốt mặt trời và mặt trăng, tạo nên nhật thực và nguyệt thực; được biểu hiện bằng những mặt nạ hung dữ trong điêu khắc Champa.
Rsi: Đạo sư thấu thị tiên tri trên thiên giới.
Rudra: Thần Bão tố và Hủy diệt.
S
Sarasvati: Nữ thần Thi ca và Nghệ thuật, vợ thần Brahma.
Sera: Rắn thần bảy đầu, tượng trưng cho sự bất diệt.
Siva: Một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo (Trimurti); thần Huỷ diệt và Tái tạo, vị thần chính của phái Saivaite.
T
Tandava: Điệu múa của thần Siva biểu thị sự vận hành của vũ trụ. Hình tượng thần Siva múa điệu Tandava rất phổ biến trong nghệ thuật Champa.
U
Uma: Nữ thần, vợ của thần Siva, cũng được biết dưới tên gọi khác là Parvati.
Uroja: Vú phụ nữ trong tiếng Chăm. Bà là nữ thần dựng nước, gốc rễ của vương quốc Champa. Hình tượng của Bà thường được biểu hiện trên các đài thờ và trên đền - tháp bằng những bộ vú phụ nữ, tượng trưng cho sự trù phú của vương quốc.
V
Vajrayana: Kim Cương thừa, một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 5 - 6 tại Bắc Ấn Độ, sau đó được truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản. Giáo pháp của Kim Cương thừa mang nặng tính chất Mật giáo bao gồm các yếu tố của phép Du-già/Yoga và các giáo phái thiên nhiên của Ấn Độ phối hợp với tư tưởng Tính Không của Phật giáo Đại thừa.
Varuna: Thần Nước/Thủy Thiên, vị thần hộ trì phương Tây của thiên giới.
Vayu: Thần Gió/Phong Thiên, vị thần hộ trì phương Tây - Bắc của thiên giới.
Visnu: Một trong ba vị thượng đẳng của Ấn Độ giáo, thần Bảo tồn Vũ trụ, vị thần chính của phái Vaisnavite.
Y
Yaksa: Một vị Á thần.
Yama: Thần Chết/Diêm-ma; vị thần hộ trì phương Nam của thiên giới.
Yoni: Bộ sinh thực khí, biểu tượng âm tính, kết hợp với linga thành một bàn thờ đặt trong ngôi đền.Yoni trong điêu khắc Champa thường được biểu hiện bằng hình tròn hoặc hình vuông; cái vòi của yonigọi là snanadroni/dục tào, luôn luôn được đặt quay về phương Bắc, là phương tượng trưng cho nguyên tố Nước/Thủy, một trong năm nguyên tố cấu thành vũ trụ là Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không.
TRẦN KỲ PHƯƠNG biên soạn
theo facebook.com
Total votes: 0
Kaka
Thích học hỏi, muốn làm một chút gì đó cho cộng đồng, văn hóa xh của mình...
Be the first person to like this.
It will be interesting:
Related Blogs
Kaka Information
Statistic
0 Blog Rating
308 Total Blogs
64 Total Blog Comments
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c