• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
bbt@nguoicham
by On December 24, 2014  in Văn hóa Champa / Văn Học / Bút ký - Truyện /
0 Rating 186 views 0 Likes 0 Comments

NHỮNG CÂY XƯƠNG RỒNG NỞ HOA

Tùy bút

          Vùng đất Panduranga, nằm về phía cực Nam miền Trung đất nước, vùng đất đầy nắng, gió, ít mưa và khô hạn.Di đất ấy tựa mình vào núi, bị biển bao phủ ở phía Đông, chỉ còn sót lại những cánh đồng nhỏ hẹp trên tuyến đường Bắc - Nam ở trung tâm xứ sở.

Nơi ấy, hằng năm biển khơi cuồn cuộn mang trong mình tiếng “gào thét” cuồng nộ của những trận bão trùng dương đe dọa vào lòng đất mẹ.Mưa, những trận mưa hiếm hoi nhưng daidẳngđi theo gió bãolàm nát bờ kênh, con mương, làm cho đồng ruộng ngập tràn nước lũ, mùa màng thất bát, tan hoang… 

Nhưng bão tố, phong ba và tiếng thét gào của trùng dương, không khắc nghiệt bằng cái nắng như thiêu như đốt, làm cháy da cháy thịt, bằng cái gió như rang, như tát và bằng cái khô hạn của xứ sở ít mưa nhất nước. Vào những mùa hạn ấy, sông cạn đấy, mặt đất nứt nẻ, hằng rõ những vết “chân chim”,  bóc lên một mùi “khen khét” như một chảo dầu đang nóng,  ruồng đồng thì khô héo, cây lúa héo hon, trâu bò đợi nước mòn mỏi…

Kỳ lạ thay! Trên mảnh đất khô cằn, nứt nẻ, đất nằng và gió ấy! Có một loài cây vẫn trường tồn, với sức sống phi thường và mãnh liệt, dường như bất chấp tất  cả những khắc nghiệt, những khổ sở mà thiên nhiên “gieo” vào lòng đất mẹ. Trên những cồn cát của quê hương, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn sinh sôi từ ngàn đời nay như thách thức tất cả những đe dọa, thử thách của nằng, của gió, của trùng dương muôn đời dậy sóng…

Ở mảnh đất ấy, bên cạnh những đồi cây xương rồng là những Palei Chăm đã có từ lâu rồi, như là chứng nhân cho một thời quá vãng, khi tổ tiên họ còn là thần dân của vương quốc Champa xưa cũ. Trong đó có cái palei Krak, mà trên con đường vào Palei, bạt ngàn, bạt ngàn những cây xương rồng, tạo thành cả một rừng cây xương rồng.Rừng cây xương rồng ấy, dường như “ôm trọn” cả palei Krak trong mình nó.

Cũng như các palei Chăm trên vùng đất Panduranga này, palei Krak mưa ít, nắng nhiều, năm nào cũng khô hạn. Con mương duy nhất chạy vào palei cách sông đến mười mấy cây số, ruộng đồng cũng vậy. Hằng năm cứ vào mùa hạn, cây lúa, cây khoai, cây bắp thiếu nước nằm chết yểu trên những đồng ruộng cằn khô, trơ sỏi đá, trâu, bò, dê, cừu… há hốc chờ nước, dáng đi xiêu quẹo, mắn nhấm mắt mở, rên lên những tiếng thoi thót…Nhìn cái cảnh tượng ấy, con người cũng ngao ngán, thở dài nhìn trời, nhìn đất mà trĩu nặng nỗi lo âu cho mùa màng năm tới.

Thế nhưng! Cũng lạ kỳ thay! Cái palei Krak ấy, vẫn tồn tại từ bao đời nay, trên chính cái vùng đấtấy, con người vẫn sống, vẫn sinh sôi, vẫn con đàn, cháu đống. Đêm đêm cụ già vẫn vỗ trống Baranưng, ngâm cho lũ trẻ nghe những Ariya huyền thoại, những Damnưy cổ tích gợi nhắc về một quá khứ xa xăm huyền ảo. Dưới ánh trăng mờ, trai gái hẹn nhau bên bên nước, hát đối giao duyên ru lòng say đắm…Và đặc biệt, palei trong những mùa lễ hội - với điệu múa, lời ca, với tiếng xaranai, baranưng rộn rã, đàn em thơ khoe những tà áo mới, nam thanh, nữ tú dập dìu trẩy hội – lại chợt bừng tỉnh và đắm chìm trong niềm vui bất tận để quên đi những gánh nặng của đời thường.Lạ kỳ thay! Palei Krak, hay nói đúng hơn là những người con của palei này, có một sức sống mãnh liệt như chính những cây xương rồng nở quanh palei vậy!

Trong cái palei nhỏ này, những người già như ông Than Takok, bà Nai Para như những cây xương rồng già, dù đã đuối sức sau một đời ròng rã, dù trên bóng thân ngà đã xuất hiện những nếp nhăn như những vết nứt trên thân những cây xương rồng già cổi. Nhưng các cụ, các bà lại có một sức sống bền bỉ, nghị lực phi thường dìu dắt và trở thành mẫu mực cho những thế hệ trẻ như những cây xương rồng tuy già, nhưng vẫn vươn mình che chở cho những cây xương rồng non mọc lên và trưởng thành, trong gió xương của những trận bảo cát, của cái hạn trên quê hương.

Cụ Than Takok, một người đứng đầu làng, người điều hành hội đồng phong tục của cả palei. Cụ vẫn cần mẫn lưu giữ những kho sách cổ hiếm hoi, những điệu dân ca còn sót lại, rồi đêm đêm cụ đem ra đọc, hát và dạy cho những đứa trẻ. Cụ vẫn miệt mài gieo vào lòng con cháu vài ba ngôn ngữ cha ông, vài ba câu truyện cổ, dạy chúng biết thổi kèn Xaranai, đánh trống Ginang, kéo đàn Kanhi… Bà Nai Para, vợ ông, người chủ tộc họ Bàlamôn uy tín nhất thôn, bà vẫn đêm ngày truyền dạy cho những thiếu nữ những gia huấn ca Patauw Adat Kamei, dạy những cô gái biết dệt, biết múa, biết ca như ngày xưa bà và mẹ của bà dạy bà vậy…Những cụ già như ông Than Takok, bà Nai Para… như những người giữ “ngọn lửa” truyền thống của cái palei này vậy!

Những thanh niên, thiếu nữ của palei Krak, thì như những cây xương rồng trưởng thành, đang vươn sức mình lên, cống hiến tuổi thành xuân cho cuộc đời để làm cho rừng cây ngày càng tươi trẻ, đậm sức sống trước những phong xương, bão táp.

Những thiếu nữ như Mưsa vẫn hằng ngày múa những điệu khoang thai, với giọng hát trong ngần đêm đến niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời. Mưsa là người thiếu nữ đẹp nhất palei, nàng làm duyên sau khung cửi, ngày ngày dệt những sợi chỉ ước mơ, tô vẽ thêm cho sắc thắm của cuộc đời, nàng duyên dáng trong áo Dhai dân tộc, với chiếc khăn Matra nhung huyền trong những đêm hẹn ước…

Còn những nam thanhnhư Para, lại cống hiến sức khỏe, sự cường tráng của mình vào lao động, chàng ngày ngày gặt ruộng, trồng khoai,… xây bồi sự ấm no của xóm làng. Những người thanh niên như chàng đã đem lại cho palei những hạt thóc đầy bồ, tôm cá đầy khoang, cho câu hạt nhặt quang mãi âm vang trên đất quê mình.

Những cây xương rồng non, bé hơn, mới đâm chồi lại như những đứa trẻ thơ của cái palei Krak vậy. Chúng là những rặng xương rồng yếu, gai rất mềm dễ tổn thương, nhưng chính chúng lại được che chở, hấp thụ dinh dưỡng được san sẻ từ những cây lớn hơn. Những đứa trẻ của palei hồn nhiên, trong trẻo, chúng rong chơi trên trong xóm thôn quen thuộc, chúng thả hồn mình vào tiếng sáo, bóng diều, ngày ngày reo ca tiếng ca mục đồng. Và những buổi chiều giăng câu bắt cá, đêm đến chúng hát ca, reo hò, vui đùa ngộ ngĩnh, palei trong những đêm như vậy lại chợt rộn ràng, chợt tươi trẻ. Những đứa trẻ, như những xương rông non vẫn nở, để cho cuộc đời tươi trẻ, vui ca, để cho những gánh nặng, những suy tư về cuộc sống vơi đi ít nhiều.

Trên dậm dài mảnh đất quê hương khô cằn, nắng, gió, nghèo nàn này, con người, nhất là người Chăm, như cái palei Krak vậy, họ vẫn sống, vẫn trường tồn, vẫn sinh con, đẻ cái. Và hơn hết, trong điều kiện kham khổ ấy, họ vẫn vui ca, vẫn hát hò, người già vẫn lưu giữ và truyền dạy cho con cháu mình những truyền thống của dân tộc. Nhưng nam thanh, nữ tú vẫn yêu nhau, vẫn mộng mơ vẫn đem cho đời câu ca, điệu múa vẫn lao động để tô điểm cho đời dù đời còn nhiều khó khăn thử thách. Những đứa trẻ, đem tuổi thời làm vui tượi và rộn ràng thôn ấp, chính chúng đã làm cho người lớn vơi đi phần nào những nỗi âu lo từ nụ cười hồn nhiên, ánh mắt trong trẻo, ngây thơ của mình.

Lạ thay! Giữa cái xứ sở, cái mảnh đất thiếu vắng phì nhiêu, trải đầy nắng hạn.Con người vẫn vươn lên, không chỉ tồn tại mà còn phát triển, còn hát ca, còn bồi đắp cho cõi đời thêm tươi đẹp và dạy cho con cháu phải lưu giữ truyền thông, tiếp tục bồi đắp cho cuộc đời thêm tươi đẹp. Họ, như những cây xương rồng mọc lên ở mảnh đất này từ ngàn đời nay vậy! Và, ở đấy, họ đã nở hoa, như chính những bụi cây xương rồng nở hoa trên vùng trời đất mẹ.

 

                                                                      JASHAKLIKEI

 

                                                                      Panrang, tháng 11, 2014

0
Total votes: 0
bbt@nguoicham
User not write anything about he.
Be the first person to like this.

It will be interesting:

By: On March 15, 2015
0 Rating 427 views 2 likes 0 Comments
Read more