• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Kaka
by On January 19, 2012  in Văn hóa Champa / Tin cộng đồng /
0 Rating 1,097 views 0 Likes 0 Comments

VĂN HOÁ DÂN GIAN NGƯỜI CHĂM VỚI VẤN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LICH NINH THUẬN 

NC News - Đứng trước vận hội mới và thách thức mới của  làn sóng du lịch, để hòa mình cùng cả nước đẩy mạnh, nhanh ngành công nghiệp không khói, phát triển kinh tế , văn hóa xã hội, Ninh Thuận làm gì để phát triển tiềm năng du lịch ở địa phương. Tiềm năng du lịch Ninh Thuận không dừng lại ở lễ hội Katê, mà hơn thế, còn ở du lịch văn hóa bởi vẽ đẹp thiên nhiên kỳ thú, có biển, núi đầy ắp ánh nắng; các di tích đền tháp và kho tàng văn hóa dân gian (VHDG) Chăm đặc sắc ở Ninh Thuận thực sự là nguồn lực để phát triển du lịch. 

           1. Ngày nay du lịch quốc tế có nhiều loại hình:Du lịch:”4S” (Sun, Sea, Sand, Sight),du lịch sinh thái (Ecological tourist) du lịch văn hóa (Cultural tourist) … Loại hình du lịch văn hóa đang được du khách ưa chuộng. Theo ước tính trong những năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế đang chuyển dần từ thị trường du lịch Châu Âu đến khu vực Châu Á –Thái Bình Dương ngày một nhiều. Khách du lịch chủ yếu là cư dân của các nước Công nghiệp cư dân đô thị sống trong môi trường văn hóa công nghiệp. Khi du lịch tiếp xúc với nền văn hóa “ Khác lạ” , đặc biệt là VHDG của làng (Paley) , cộng đồng của các cư dân “nông nghiệp” , du khách luôn cảm thấy mới lạ, bất ngờ. Vì vậy VHDG tạo ra tính hấp dẫn, tạo lực thu hút với khách du lịch. 

          VHDG của người Chăm Ninh Thuận phong phú, đa dạng. Nơi đây người Chăm vẫn còn bảo lưu truyền thống và tập tục của mình. Ngoài di tích đền tháp, người Chăm còn có gần 80 lễ hội khác nhau.Sinh hoạt văn hoá cộng đồng thường diễn ra trong năm. Nhiều lễ hội dân gian còn gắn với đền tháp, thánh đường Hồi giáo; và các lễ cưới, mừng , nhà mới… , trong đó nổi bật là lễ hội Katê. Đến dự lễ hội trên, du khách sẽ được tắm mình trong ngọn núi truyền thống. Cùng chiêm ngưỡng những lời ca, điệu múa của những chàng trai,cô gái Chăm. Du khách còn có thể nghe và thấy những lời ca, tục cúng tế, thức ăn truyền thống, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề và áo quần ngũ sắc thái, tinh hoa văn hóa trong ngày hội. Qua lễ hội du khách sẽ bất ngờ, sẽ phát hiện ra nhiều điều lạ có sức quyến rũ về những nét độc đáo, những giá trị nhân văn trong VHDG người Chăm. 

          Mặt khác Ninh Thuận không chỉ lễ hội Katê, mà nơi đây người Chăm còn bảo tồn nhiều đền tháp Chăm như tháp Hoà Lai (Thế kỷ IX) Tháp Pô Klonh Girai (Thế kỷ XIII) ,tháp Pô Rôme (Thế kỷ  XII) … Mỗi đền tháp Chăm là một tác phẩm tuyệt vời vô giá. Đó  chính là nơi ngưng đọng giá trị kỷ thuật, mỹ thuật-đỉnh cao của nền văn hóa vật chất người Chăm một thời phát triển rực rỡ mà đến nay vẫn còn chứa đựng  những điều bí ẩn. Những đền tháp của người Chăm  ở Ninh Thuận có đặc điểm khác những đền tháp ở Mỹ Sơn, Bình Định, Nha Trang…Bởi đền tháp Chăm ở Ninh Thuận không đổ nát, hoang tàn , mà còn gắn với người Chăm , gắn với lễ hội, gắn với những sự tích huyền thoại. 

         Cùng với di tích đền tháp VHDG còn tạo ra sự hấp dẫn cho du khách bới các sự tích, địa danh, sự vật di tích gắn với điểm, với tuyến du lịch gần nhau rất thuận lợi cho các tour du lịch. Đền tháp Hoà Lai (Ba tháp-Ninh Hải) du khách có thể nghe truyền thuyết Vua Chăm và vua Khơme (CamPuchia) từ xa xưa thi tài và xây tháp như thế nào ? lên tháp Pô Klong Garai có thể nghe kể về truyền thuyết Pô Klonh Garai lên làm vua ,xây tháp, đắp đập, ngăn sông. Trên đường đi tháp Pô Rôme có thể ghé đến một di tích bai đá” Pataw  tablah“ (Chung Mỹ)-nơi con rồng hiện hình hóa phép cho Pô Klonh Garai lên làm vua như thế nào? Đến tháp Pô Rôme( Hậu sanh) du khách có thể chiêm ngưỡng ngôi tháp cuối cùng trong nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc ChămPa . Ở đây du khách còn có thể nghe về một thiên tình lịch sử đầy cảm động giữa vua Chăm PôRôme và côn chúa Eđê –Bia thu can… Đó là chưa kể đến khu di tích thờ cúng ” Bia cúng thần chuột” (Yang tikuk) nơi mà vào thế kỷ thứ VIII –IX đội quân Java đã đốt phá đền tháp người Chăm.Kế đó còn có núi Đá Trắng với biết bao huyền thoại :Huyền thoại Chằng Tinh đòi cưới Công chúa vua Chăm xứ Phan Rang để rồi dũng sĩ Chăm ra tay cứu công chúa. Tất cả sự tích đó đã phủ bề dày của nhiều lớp văn hóa, tô đậm thêm các di tích ,địa danh hoà quyện với nhiều yếu tố VHDG khác tạo nên sự hấp dẫn cho du khách. 

         Người Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lưu nhiều nghề thủ công truyền thống nổi bật là nghề dệt và gốm. Nghề thủ công này không chỉ biểu diễn cho du khách xem kỹ mà quan trọng là sản xuất ra sản phẩm thủ công làm đồ lưu niệm mang sắc thái riêng từng vùng . Điều hấp dẫn ở mặt hàng thủ công Chăm không phải là đồ lưu niệm trưng bày trong tủ kính như các thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội) mà mặt hàng được sản xuất ngay tại làng (Paley) Chăm. Du khách được xem trực tiếp thợ dệt vải, nhuộm chàm quay xa, làm gốm… những  thao tác lao động cách đây  gần 2-3 thế kỷ nhưng vẫn đạt đến độ điêu luyện, tinh xảo làm cho du khách thán phục. Du khách có thể mua ngay sản phẩm thủ công để làm quà lưu niệm về tặng bạn bè,người thân. 

         Văn hóa ẩm thực, một thành tố của VHDG , là đối tượng được du lịch chú ý khai thác. Người Chăm thường tổ chức nhiều lễ hội và đây là dịp để họ dâng cúng những món ăn vật lạ cho thần thánh. Mỗi loại lễ, mỗi vị thần người Chăm đa dạng, đặc biệt là món bánh(Sakaya) rượu chung cất từ gạo nếp (Tape thanh) .Các món bánh gói ,lót bằng lá chuối và các đặc sản trái cây của vùng nhiệt đới …Các món ăn trên thường chế biến theo cách riêng phù hợp với đặc điểm từng dân tộc Chăm nên sẽ lạ miệng và hấp dẫn du khách .Những món ăn của người Chăm còn được trưng bày trên mâm cao, cỗ đầy ;mỗi loại bánh đều mang một biểu tượng một triết lý riêng. Các món ăn này sẽ có ý nghĩa nếu được tổ chức cho du khách thưởng thức trong không gian kiến trúc nhà cửa Chăm, ngồi ăn theo kiểu Chăm. Và càng có ý nghĩa hơn khi món ăn được thưởng thức trong ngày hội với những ngày nghi lẽ mời chào theo phong cách tiếp khách riêng của dân tộc Chăm. 

         Bên cạnh văn hóa ẩm thực ,người Chăm còn có một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân gian giàu bản sắc dân tộc. Những điệu dân ca, dân vũ sẽ hoà vào với 72 điệu trống gi năng Paranưng, kèn Xaranai …Chắc chắn sẽ làm hấp dẫn và say mê lòng người. 

         Nói chung người Chăm ở Ninh Thuận  hiện nay vẫn còn bảo lưu một kho tàng VHDG đặc sắc .Kho tàng văn hóa ấy vừa phong phú, đa dạng vừa sống động và có bản sắc riêng độc đáo, thực sự là nguồn lực dồi dào để phát triển du lịch. 

         2. Văn hóa dân gian Chăm Ninh Thuận tiềm năng du lịch to lớn chưa được đánh thức. Mặc dù vậy ở bên ngoài những danh lam thắng cảnh,những địa danh văn hóa Chăm ở Ninh Thuận như : Tháp Chàm Phan Rang ”(Tower Phan Rang)”, Làng Chăm Tuấn Tú ”(Tuân Tu Village)", Bảo tàng trung tâm văn hóa Chăm Ninh Thuận "( Cham Cultural Museum Of Ninh Thuận )" … đã được các Công ty du lịch quốc tế giới thiệu ,in trong sách hướng dẫn du lịch. Đặc biệt các tháp Chăm ở Miền Trung đã trở thành địa chỉ đỏ của các công ty du lịch lữ hành uy tín như Việt Nam Tourist, Sài Gòn tourist, Peace tourist … Đó là những điều kiện thuận lợi cho du lịch Ninh Thuận . 

        Tuy vậy, hiện nay du lịch Ninh Thuận vẫn vắng khách, chỉ có rải rác một vài khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu văn hoá Chăm trong những dịp lễ hội Chăm tiếp cận thị trường thổ cẩm. Sản phẩm dệt thổ cẩm người Chăm mấy năm gần đây phục vụ du lịch tuy cũng nổi lên rầm rộ ở Hà Nội. Đà Nẳng, Sài Gòn …nhưng đó chỉ là hoạt động tự phát, chưa được tổ chức có qui mô để thu ngoai tệ. Nhiều điểm di tích và danh lam thắng cảnh văn hóa có giá trị chưa được tiếp cận khai thác đúng hướng.Thủ tục hành chính đối với khách nước ngoài còn rườm rà. Một khó khăn thực sự đối với Tỉnh Ninh Thuận chưa có kế hoạch phát triển du lịch văn hóa rõ nét ,do vậy môi trường văn hóa cho phát triển du lịch chưa được xác lập. Muốn du lịch Ninh Thuận phát triển cần thực hiện đồng bộ giữa các ngành ,các cấp,địa phương,Trung ương và việc tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch tại các điểm du lịch. 

        3. Trước thực trạng như vậy, một vấn đề đặt ra là cần chủ động qui hoạch, khai thác tổ chức các hoạt động văn hóa dan gian Chăm phục vụ du lịch. 

        Đầu tư cho du lịch Ninh Thuận không phải một sớm, một chiều, cần phải xác định đầu tư, bền vững,đầu tư từng giai đoạn, đầu tư cả một khu vực và đầu tư đúng hướng. Đầu tiên là xây dựng cơ bản :Hệ thống giao thông điện nước, viễn thông … và từng giai đoạn tính tiếp từng hạng mục. Ngay bước đầu chúng ta có thể bắt đầu đón khách để tăng thêm nguồn thu và từng bước kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước . 

        Việc đầu tư, qui hoạch cụ thể trước tiên là cần phải gấp rút tôn tạo di tích văn hóa lịch sử như tháp Pô Klong Girai, Pô Rôme, Hoà Lai, di tích đá chẻ(Pataw tablah), núi Đá trắng … Bên cạnh đó tổ chức lại các lễ hội truyền thống đặc biệt là các công trình cụ thể kéo dài thêm lễ hội Katê ở tháp với nhiều loại hình VHDG đa dạng làm điểm chỉnh để thu hút khách. 

        Về làng văn hóa cổ truyền, trước hết cần qui hoạch 2 làng :Làng dệt (Mỹ Nghiệp) làng gốm (Bầu Trúc). Kết hợp các di tích văn hóa làng ven làng đề hình thành tour; mở rộng thêm tuyến du lịch. Làng Chăm phải được bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống như mỗi căn nhà, hàng rào, cách sinh họat …mang đặc trưng tộc người. Làng cũng được sữa sang đường ngõ sạch đẹp. Tiến tới xây dựng làng Chăm hoàn chỉnh làm điểm du lịch đìen dã, du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc. Ở làng sẽ tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hướng tới việc thể hiện một số sinh hoạt VHDG theo nhu cầu của khách hàng. 

        Sở VHTT Ninh Thuận nên duy trì đoàn nghệ thuật bán chuyên Chăm nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Chăm đồng thời sẽ là đội văn nghệ phuc vụ khách du lịch. Đoàn sẽ biểu diễn các điệu múa dân ca, nhạc cụ và có thể trích đoạn biểu diễn lễ hội Katê, lễ cưới, hát giao duyên…khi du khách có yêu cầu. 

        Ngoài ra,bên cạnh nền VHDG Chăm chúng ta còn phải triệt để khai thác tối đa nguồn lợi du lịch khác như biển - Núi ( Cà Ná), Biển Ninh Chữ-Núi Cà Đú (Di tích kháng chiến)… Nhằm để làm phong phú thêm loại hình du lịch Ninh Thuận. 

        Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp,đòi hỏi các ngành cấp địa phương phối hợp chặt chẽ ,tránh sự chồng chéo nhằm khai thác tất cả nguồn lợi để phát triển du lịch bền vững.mặt khác cần tạo ra mặt bằng  pháp lý (Pháp lệnh du lịch) cũng như huy động mọi nguồn lực của địa phương trong nước và ngoài nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khách du lịch có thể tới các điểm du lịch văn hóa một cách thuận lợi và nhanh chóng. 

        Tóm lại, những tiềm năng thách thức, khó khăn của Ninh Thuận là có thực. Do vậy để phát triển du lịch Ninh Thuận. Cần quán triệt đường lối đã được chỉ ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng :” Phát triển du lịch tương xúng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”. Do vậy ngày nay để phát triển quốc sách du lịch, nhiều quốc gia, địa phương đã tính đến nhiều nguồn lực trọng yếu để có thể duy trì sự phát triển du lịch bền vững .Tuy nhiên vấn để phát triển du lịch cũng cần phải nhận thức rằng, đầu tư du lịch là đầu tư cho sự phát triển cần phải được ưu tiên nhưng cũng cần phải tránh thương mại hóa  du lịch, tác động của mặt trái cơ chế thị trường làm chui tột bản sắc văn hóa dân tộc,nâng cao truyền thống lịch sử, mức sống của nhân dân, đảm bảo được an ninh quốc phòng, để góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. 

Phan rang, 02-2001 

SAKAYA (Trích từ văn hoá nghệ thuật nghệ thuật Ninh Thuận số 9 /2001  quyển số ký hiệu ISSN 0866-8655) 
Nguồn: ninhthuanpt.com.vn

0
Total votes: 0
Kaka
Thích học hỏi, muốn làm một chút gì đó cho cộng đồng, văn hóa xh của mình...
Be the first person to like this.

It will be interesting:

By: On August 8, 2018
0 Rating 232 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On September 14, 2018
0 Rating 920 views 1 like 0 Comments
Read more