Cham Blogs
On October 14, 2015 in Bút ký - Truyện /
Tổng hợp /
0
Rating
172
views
0
Likes
0
Comments
Nếu ai có chút quan tâm về tình hình thế giới thì sẽ không quên hình ảnh hai lãnh tụ cựu thù của hai thế giới tư bản và cộng sản gặp nhau ngày 19 tháng 11 năm 1985 tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Một thành phố nhỏ so với nhiều nơi trên thế giới, nhưng rất xinh xắn và được nhiều người biết tới. Vì đây là cái nôi của Hội Hồng Thập Tự, cùng sự có mặt của hơn 200 tổ chức quốc tế thuộc chính phủ và phi chính phủ. Đây là cuộc gặp gỡ lịch sử mang đến kết quả thay đổi cả cục diện thế giới, nên khi nói đến sự chấm dứt chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây người ta thường nhắc đến ông Reagan và Gorbachev. Nhưng ít ai biết tên một nhân vật trọng yếu khác đã khiến cho sự gặp mặt ấy thành hình, đó là bà Thatcher thủ tướng nước Anh lúc bấy giờ. Khi Reagan lên làm tổng thống nước Hoa Kỳ vào năm 1981, bà Thatcher đã nhanh chóng hình thành mối quan hệ thân thiết với ông, đến nỗi một thời đã từng là đề tài khai thác của giới truyền thông báo chí, song sự quan hệ ấy chỉ dừng lại ở mức độ của một tình bạn đơn thuần.
Nhưng sau khi Gorbachev, lúc ấy đang là nhân vật thứ hai trong bộ chính trị của Liên Xô, nhận lời mời của bà Thatcher đến viếng thăm nước Anh vào ngày 16 tháng 12 năm 1984, thì đây thật sự đánh dấu một giai đoạn quan trọng khác thường. Mở đầu cho cuộc tiếp xúc với cái nhìn mới mẻ giữa Đông và Tây, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, giữa hai ý thức hệ khác nhau cho thấy thay vì đối đầu họ lại chọn đối thoại mà lâu nay chưa từng có vậy! Sau năm tiếng đồng hồ đàm đạo, Gorbachev và phu nhân cùng đoàn tháp tùng đi dạo thành phố London thăm nơi Lenin đã phát hành tờ báo đầu tiên vào năm 1903, cùng viếng thư viện nước Anh xem chiếc ghế Karl Marx đã dùng ngồi viết cuốn Tư Bản Luận trong khi Thatcher vội vã chuẩn bị cho chuyến bay sang Hoa Kỳ để thuyết phục tổng thống Reagan, bà bảo: “Gorbachev rất khác người, tôi thật lòng quý trọng ông ta và tôi nhận thấy mình có thể hợp tác được. Dù ông ta hoàn toàn trung thành với chế độ Xô Viết, nhưng ông ta sẵn sàng lắng nghe, đối thoại chân thành và có thể tự quyết định theo ý ông ta.”
Sự tin tưởng lạ lùng của thủ tướng Thatcher, cộng với lý lẽ mạnh mẽ và thấy có lý của bà đã thuyết phục được Reagan. Nên phải nói thủ tướng Thatcher chính là trung gian mở đường cho cuộc gặp đầu tiên này, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử hai nước và mở ra một khởi đầu mới cho quan hệ ngoại giao giữa hai siêu cường. Thay vì chọn theo con đường cứng rắn họ lại gặp nhau, và tại cuộc họp thượng đỉnh này đại diện hai nước trao đổi với nhau nhiều vấn đề, cùng thẳng thắn nói cho nhau nghe một cách trực tiếp quan điểm của phía mình. Dĩ nhiên là có những cuộc tranh luận, nhưng cũng không thiếu phần lắng nghe. Hai nhà lãnh đạo thật sự cởi mở trao đổi với nhau những suy nghĩ của riêng mình, hầu có thể hiểu nhau và qua đó cùng tìm ra giải pháp làm bớt đi sự căng thẳng ngày càng leo thang giữa hai bên, mà đã có hồi chiến tranh sắp bùng nổ. Và tôi suy nghĩ, làm sao Thatcher thủ tướng của một nước theo chính thể quân chủ lập hiến, Reagan tổng thống của một nước theo thể chế cộng hoà với tam quyền phân lập và Gorbachev tổng bí thư của một nước cộng sản theo chế độ độc tài đảng trị mà họ có thể ngồi lại với nhau được? Trong khi chúng ta là người Chăm trong cùng một dân tộc, vậy mà khi nghĩ chuyện đến với nhau sao thấy thật quá xa vời! Điều mà ba vị nguyên thủ này đã làm là họ vượt qua quyền lợi của cá nhân, đảng phái mà đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên hết. Nhờ vậy mà họ đã làm nên việc lớn, góp phần đem lại sự an vui chẳng những cho quê hương đất nước của họ thôi, mà còn cho sự yên vui của toàn thế giới nữa.
Thế mới thật đáng khâm phục! Là người Chăm nếu còn quan tâm đến nhau, chúng ta hãy nên học bài học lịch sử này! Với tôi, ai làm được điều gì tốt cho Chăm dù lớn hay nhỏ đều đáng được quý trọng. Đã là đấu tranh thì ngay cả trên lãnh vực văn hoá và xã hội, mọi sự thành tựu đều phải kinh qua nhiều gian nan. Do đó, nếu ai vì tấm lòng thành muốn làm cho Chăm mà lỡ thất bại thì cũng đừng có quá nhiều lời chê trách, mà hãy rút từ kinh nghiệm đau thương ấy những bài học giá trị hầu làm tốt mai sau. Dân tộc Chăm còn khổ, công việc Chăm còn nhiều nên chúng ta còn cần phải có nhau. Cho nên ao ước của tôi, là sao chúng ta làm được điều như những vị lãnh đạo trên đã làm, bỏ qua những khác biệt để đến cùng nhau hầu qua đó có thể hoá giải những bất đồng!
Thuỵ Sĩ là một nước giàu với dân số chỉ hơn 8 triệu người, có thiên nhiên rất đẹp nhiều phong cảnh thật hữu tình, đất nước mà tôi đã có cơ duyên được đến đó vài lần. Là nơi mà nguyên thủ của hai cường quốc lúc bấy giờ chọn cho cuộc gặp gỡ đầu tiên, mở ra một bước ngoặt quan trọng cho sự liên hệ mới củahai nước sau này. Nhờ đó đã đem lại sự an vui cho nhiều người, chẳng những ở bên kia bức màn sắt mà còn cho thế giới tự do nữa. Nên mong ước của tôi, là làm sao chúng ta người cùng dân tộc có thể đến với nhau cùng cởi mở tâm tình. Đến để nói với nhau, ngay cả những điều khó nhất, hầu qua đó mà có sự cảm thông. Có thế chúng ta mới cùng nhau mở ra một trang sử mới, đem lại niềm tin và hy vọng cho mọi người Chăm!
Chân Thành (độc giả gời bài qua info@nguoicham.com)
Total votes: 0
admin
User not write anything about he.
Be the first person to like this.
It will be interesting:
Related Blogs
admin Information
Statistic
0 Blog Rating
129 Total Blogs
49 Total Blog Comments
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c