Cham Blogs
On February 10, 2016 in Văn hóa Champa /
Lịch sử Champa /
Bút ký - Truyện /
Tổng hợp /
0
Rating
366
views
0
Likes
0
Comments
P/s: Ảnh internet.
Góc nhìn văn học: PO RIYAK VÀ TÌNH YÊU DÂN TỘC (Quê hương)
Văn học dân gian Chăm là một mảng đề tài lớn. Hiện nay về mặt nội dung, nó được nghiên cứu và sưu tầm từ những văn bản chép tay, hoặc qua lời kể của các cụ già người Chăm. Nhưng về mặt ý nghĩa nội dung từng văn bản chưa được khai thác triệt để.
Tuổi thơ, tôi lớn lên bên cạnh ông bà, được nghe kể nhiều chuyện cổ Chăm. Ngoài ông bà, tôi còn may mắn tiếp xúc với các cụ như: Ong Giáo (Dương Tấn Thời), Thành Hoàng Long (Palei Pamblap lấy vợ Palei Baoh Dana),.. và những người bạn của ông từ các làng khác đến chơi. Mỗi lần trò chuyện họ thường kể lại các truyện cổ Chăm. Những câu chuyện huyền bí xưa thật sự lôi cuốn mình. Trong đó tôi ấn tượng nhất là "Damnay Po Rome". Giai thoại về Po Rome lấy vợ người KINH dẫn đến việc mất nước được trí thức Chăm thời đó bàn đến rất nhiều. Đặc biệt hơn, tôi nhớ rất rõ chi tiết cây Kraik (biểu tượng cây thần của vương quốc Champa), cuối truyện các cụ thường kể rằng, cây kraik hiện nay vẫn còn sống, gốc nó đang đâm chồi nảy lộc. Cây kraik huyền bí kia đã từng ám ảnh tôi một thời. Thưở ấy! Tôi cứ thắc mắc mãi, cây Kraik giờ ở đâu? Nó hình dạng như thế nào?
Đến bây giờ tôi mới thực sự hiểu, cây kraik không đâu xa xôi. Đó chính là dân tộc Chăm xưa và nay.( Giả thuyết về hình tượng cây kraik).
Tương tự với nội dung các câu chuyện huyền thoại Chăm. Po Riyak cũng được cộng đồng Chăm lưu truyền và kể lại cho con cháu. Đối với người đọc và người kể- nghe, chúng ta chỉ nắm bắt nội dung và cốt truyện về Po Riyak.
Po Riyak người am hiểu về truyền thống phong tục Chăm, sang nước Jawa học hỏi những kiến thức bên ngoài để trở về giúp đỡ nhân dân Champa. Trên đường về Ngài gặp phải tai nạn do lời nguyền của thầy. Ngài hóa linh hồn vào thân con cá voi, biến lại thân xác mới trở về quê hương (Phan Thiết). Đó là khái quát nội dụng của truyện.
Vậy ý nghĩa về nội dung truyền thuyết Po Riyak nói lên điều gì?
Phân tích từng chi tiết trong truyện ta thấy, Po Riyak một người am hiểu phong tục, truyền thống dân tộc, thế nhưng tinh thần hiếu học của Ngài không dừng lại ở đó, Ngài muốn vượt đại dương xa xôi đến đất khách quê người để tầm sư học đạo, học kiến thức của thế giới mong một ngày nào đó trở về giúp ích cho dân tộc, quê hương đất nước.
Chi tiết thứ hai làm nổi bật tinh thần yêu dân tộc của Ngài, nhắc nhở con cháu đời sau phải ghi nhớ và noi theo.
Khi người thầy dạy Po Riyak ngăn cấm, không cho Ngài trở về quê hương. Lúc nghe tin quê hương loạn lạc, dân chúng lầm than(Đại Việt xâm chiếm Champa), Ngài ăn không ngon, ngủ không yên. Dù biết việc trở về của mình sẽ gặp biết bao nguy hiểm, với lại Ngài phải mắc tội với người thầy đáng kính. Nhưng Ngài vẫn một mực kiên quyết trở về. Vì tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước Ngài không còn con đường nào khác.
Nếu như một người bình thường, ra đi vì danh vọng, vì cuộc sống của bản thân, thì sẽ không bao giờ có hành động hay quyết định nguy hiểm thế. Hà cớ chi Ngài không ở lại xứ người, hưởng vinh hoa phú quý và cuộc sống an nhàn hơn. Ngài ra đi vì dân tộc, và con đường Ngài chọn trở về cũng chỉ vì dân tộc thân yêu của mình.
Một chỉ tiết nhỏ, mỗi lần đọc đến tôi thật sự cảm thấy xúc động. Po Riyak lén lút trở về, với hành động đầy ân nghĩa. Nếu nói rằng Po Riyak là một người ngang bướng không nghe lời thầy dạy bảo? Không! Ngài không ngang bướng, ngài luôn luôn tiếp thu những điều thầy dạy, một người học trò luôn luôn tôn kính thầy. Hành động tạ lễ "quỳ lạy". Giữa đêm khuya, Ngài đợi thầy chìm vào giấc ngủ, đến bàn tổ, nơi thầy nghỉ ngơi quỳ xuống lạy ba lạy để vĩnh biệt thầy trở về. Còn gì xúc động hơn với một người học trò có phẩm chất tốt đẹp ấy. Po Riyak đã dạy cho con cháu Chăm về tinh thần tôn sư trọng đạo mang tính nhân văn.
Chúng ta có thể cảm nhận được hoàn cảnh của Po Riyak lúc này. "Một bên mang nặng nghĩa thầy, một bên xứ sở xéo gầy tim gan"(Sohaniim). Ngài phải trở về.
Trên bạt ngàn sóng gió, nơi đại dương bao la, một lần bị thủy quái cướp đi sinh mạng, ngài đã biến hồn mình vào con cá Ông(cá voi), để mỗi lần người Chăm đi khơi gặp tai ương, con cá voi ấy lại ra tay cứu giúp. Còn sống ngài luôn luôn đau đáu về vận mệnh dân tộc, gặp phải tai ương Ngài vẫn còn nghĩ đến dân tộc. Còn gì cao quý hơn, thiêng liêng hơn tinh thần ấy . Điều này càng làm nổi bật hơn tình yêu của Ngài đối với dân tộc, nhắc nhở con cháu đời đời biết ơn.
Qua truyền thuyết Po Riyak, ngoài việc dạy cho con cháu dân tộc Chăm(Champa) tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước, nó còn nói lên truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đời đời nhớ ơn những người đã hy sinh vì dân tộc, vì quê hương Champa đổ nát.
Đáng lý ra, những văn bản đó cần phải được truyền dạy lại cho thế hệ trẻ Chăm hôm nay. Nhưng tiếc thay, nó vẫn còn chìm trong mảng cổ, người đọc, người nghe ít đi.
Tổ tiên dân tộc Chăm quả là người tiên đoán thần kỳ, biết rằng con cháu sau này sẽ không còn được truyền dạy trong trường lớp, lưu giữ những bài học cao quý về ngài, họ sợ nó mất đi, đành đem nó vào truyền dạy với hình thức "lễ tục". Mỗi khi đến dịp lễ tế Ngài ong Kadhar hoặc Maduen lại tụng ca ơn đức trên cho con cháu đời sau ghi nhớ.
Hôm nay mấy ai còn nhớ?
Dhar phuel Po Riyak.
Sohaniim
Japan 10/02.
Nguồn: Facebook.com
Total votes: 0
mydung
User not write anything about he.
Be the first person to like this.