• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
prancham
by On February 10, 2017  in Văn hóa Champa / Lịch sử Champa / Tin cộng đồng /
0 Rating 435 views 0 Likes 0 Comments

Người Chăm ở Việt Nam và Campuchia.

Nguyễn Văn Huy*

 I. Nhận lại anh em, tìm lại bạn bè

Chăm là một trong 54 nhóm chủng tộc bất khả phân của dân tộc Việt Nam. Dân số người Chăm hiện nay khoảng 100.000 người, trong đó hơn 2/3 định cư tại Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết và Bình Tuy ; số còn lại sinh sống tại Châu Đốc, Tây Ninh và Sài Gòn. 

Cũng nên biết, trong thực tế, có khoảng 400.000 người Chăm sinh sống tại khắp nơi trên thế giới, đông nhất là tại Kampuchia (270.000 người), kế đến mới tới Việt Nam (100.000 người), sau là Thái Lan (15.000 người) và cuối cùng là Liên Bang Mã Lai, năm 1979 đã  tiếp nhận khoảng 10.000 người Chăm đến từ Kampuchia. Hải ngoại có khoảng 200 người Việt gốc Chăm (hơn 50 gia đình), đa số định cư tại Hoa Kỳ. 

Tài liệu nói về nhóm dân cư này tuy có nhiều nhưng cũng rất thiếu. Đa số các tài liệu viết về các sinh hoạt có tính văn hóa và xã hội trong khi phần lịch sử và sinh hoạt chính trị của nhóm dân cư này hoàn toàn thiếu vắng, nếu có chăng thì nội dung cũng bị bóp méo để phù hợp với nhu cầu tuyên truyền của các chế độ đương quyền. Chính vì thế mỗi khi đề cập tới cộng đồng người Chăm, người Việt thường có một nhận thức rất mơ hồ, chỉ biết đại khái đó là một sắc tộc thiểu số ở miền Trung và Châu Đốc có nước da ngăm đen, phong tục tập quán, tín ngưỡng và văn hóa khác với người Kinh. Trầm trọng hơn, phần lớn những người lãnh đạo đất nước cũng không nắm rõ nguồn gốc những cộng đồng chủng tộc đã góp phần tạo thành dân tộc Việt Nam, do đó khó có thể xây dựng một chính sách dân tộc phù hợp với ước vọng của từng cộng đồng. Chính vì thế nội dung loạt bài viết về người Chăm này nhằm khai thông bế tắc đó. Nhận lại anh em, tìm lại bạn bè là chặng đường cần thiết trước khi cùng nhau xây dựng một tương lai chung.  

Người Chăm và các danh xưng  

Chăm là tên một nhóm dân cư, trước kia là thần dân vương quốc Chiêm Thành (Campa, Champa, hay Chăm Pa) cũ, đã có mặt từ lâu đời tại miền Trung trước khi người Kinh đến đây lập nghiệp. 

Trước khi đi vào chi tiết, tưởng cũng nên phân biệt người Chăm và người Chămpa. Chăm là nhóm dân cư gốc Nam Đảo (malayo-polynésien) sinh sống trên những vùng đất thấp dọc duyên hải miền Trung, Chămpa là toàn thể các nhóm dân cư thuộc vương quốc Chiêm Thành cũ gồm cả người Chăm đồng bằng lẫn người Thượng (gốc Nam Đảo hoặc Môn Khmer), sinh sống rải rác trên các vùng rừng núi phía Tây dãy Trường Sơn, hay Tây Nguyên. 

Champa là tên một loài hoa màu trắng hồng nhạt, hay trắng vàng nhạt, có hương thơm ngào ngạt có thể tìm thấy tại khắp nơi trên duyên hải miền Trung. Người Việt gọi là hoa sứ, tên khoa học là Michelia Champaca Linn. Không biết người Champa đã chọn loài hoa sứ này đặt tên cho xứ sở mình từ hồi nào, nhưng chữ Champa đã được tìm thấy trên một bia ký có từ thế kỷ thứ 6 tại Mỹ Sơn, viết bằng chữ Phạn (sanscrit). Trước đó, trong bộ Geographica năm 150 sau công nguyên, Claudius Ptolémée (90-168), nhà địa lý gốc Hy Lạp và là sứ giả của hoàng đế La Mã Marc-Aurèle Antonin tại Alexandrie (Ai Cập), đã có lần nói tới một xứ tên Zamba trên vùng Viễn Đông. Sách Tân Đường thư, do Âu Dương Tu và Tổng Kỳ biên soạn thế kỷ 10, phiên âm là Chiêm Bà khi nói về Hoàn Vương Quốc (vương quốc Lâm Ấp cũ). Về sau Champa được người Việt biết qua tên phiên âm Hoa ngữ là Chiêm Thành (Tchan-tcheng). 

Trước kia người Việt gọi cộng đồng người Chăm là Chiêm, Chàm, Hời… Những danh xưng này được đọc theo cách viết của người Trung Hoa, hay theo cách phát âm của người miền Trung, do đó không phản ánh trung thực danh xưng chính xác của người Chăm hiện nay. 

– Chiêm là tên gọi những cư dân sinh sống trên lãnh thổ Chiêm Thành ; danh xưng Chiêm thỉnh thoảng vẫn được nhắc nhở trong sử sách và tài liệu nghiên cứu, ngoài dân gian ít ai nói tới. 

– Chàm là cách đọc trại đi từ chữ Champa ; danh xưng Chàm hiện còn rất thông dụng trong dân gian, một vài địa danh còn giữ chữ Chàm kèm theo như Cù Lao Chàm tại Quảng Nam, Tháp Chàm tại Phan Rang, quận Phan Lý Chàm, xã Ma Lâm Chàm tại Bình Thuận… Trong nước, những nhà dân tộc học đã thay chữ Chàm bằng danh xưng Chăm từ lâu ; điều này đã làm hài lòng cộng đồng người Chăm tại cả Thuận Hải lẫn Châu Đốc, vì là cách gọi đúng nhất theo lối phát âm từ chữ Chăm-pa. 

– Danh xưng Hời rất ít được nhắc đến, người chỉ thấy chữ này xuất hiện một vài lần trong tập thơ Điêu Tàn, năm 1937, của Chế Lan Viên. Hời là cách đọc trại đi từ chữ Hroi (H’roi hay Hờ Roi), tên của một bộ lạc sơn cước sinh sống trên vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Người Hroi thật ra cũng là người Chămpa, vì trước kia là thần dân của vương quốc Chiêm Thành cũ di tản lên Tây Nguyên tránh loạn rồi định cư luôn tại đây, họ vẫn còn giữ ngôn ngữ và một số phong tục tập quán của người Chăm đồng bằng trong những sinh hoạt thường nhật. Ngoài ra còn phải kể thêm những nhóm Bahnar Chăm, Bru-Vân Kiều, Kaho, Raglai, Rhadé, Djarai, Stiêng, Churu v.v…, tất cả đều là thần dân của vương quốc Chiêm Thành cũ di tản lên cao nguyên trong những giai đoạn loạn lạc rồi ở luôn tại đây. Trên khắp cao nguyên, những nhóm người mới hòa nhập và pha trộn với các nhóm người cũ tạo thành những sắc dân hỗn hợp mang hai dòng máu Chăm-Thượng trong những thời điểm khác nhau. Người Chăm lai Thượng gọi là Chăm Pal, nhưng người Việt ít biết đến tên này. Vì không có truyền thống đặt tên cho từng nhóm người, dân chúng gốc Kinh gọi chung tất cả những cư dân sinh sống trên miền núi phía Tây là người Hroi, sau đó biến âm thành người Hời. 

Chữ Hời mang một nội dung xấu, đó là những nhóm man di chuyên đi cướp bóc, vì trong quá khứ người Hroi đã nhiều lần tiến công vào các làng xã người Kinh cướp bóc lương thực, trong những giai đoạn khó khăn, dưới thời các chúa Nguyễn. Sau này người Chăm tại Thuận Hải gọi những cư dân gốc Chăm sinh sống tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định là Chăm Hoi hay Chăm Hroi. Sử sách Việt Nam thời Nguyễn gọi chung là Mọi Đá Vách. 

Ngoài ra cũng có một số người Chăm lai Việt gọi là Chăm Yuôn (Yuôn hay Yun có nghĩa là người Việt). Người Việt gọi là Kinh Cựu, nhưng danh xưng này rất ít người biết đến vì người Kinh Cựu luôn tự nhận mình là người Kinh. Cũng nên biết những binh sĩ hay tội đồ gốc Kinh, bị đày ra vùng biên địa giáp ranh với Chiêm Thành, đã lập gia đình với những phụ nữ Chăm (mà họ cho là người Kinh cổ xưa), từ đó mới sinh ra chữ Kinh Cựu. 

Về ngôn ngữ, người Chăm được nhiều nhà nhân chủng học xếp vào họ Nam Đảo (Malayo Polynésien), nghĩa là có nguồn gốc xuất phát từ các hải đảo phía Nam vùng biển Đông Nam Á. Điều này có thể đúng khi đối chiếu văn minh, văn hóa của người Chăm với văn minh, văn hóa của các dân tộc cùng hệ ngôn ngữ tại Đông Nam Á vào thời tạo dựng. Nhưng qua những khám phá khảo cổ gần đây, văn minh và văn hóa của người Chăm tại Việt Nam không hoàn toàn do ngoại nhập mà có sự pha trộn yếu tố văn minh và văn hóa của những nhóm cư dân bản địa có mặt từ trước. 

Trong thực tế không có bộ tộc nguyên thủy nào có tên Chăm. Chăm chỉ là tên gọi của nhiều nhóm dân cư sau này chọn sinh sống trên lãnh thổ của vương quốc Champa hay Chiêm Thành cũ, gọi chung là người Chămpa, chứ không phải tên riêng của một nhóm chủng tộc. Sau này cộng đồng người Chăm đồng bằng chấp nhận danh xưng Chăm, và đồng hóa nguồn gốc Nam Đảo của mình với nền văn minh và văn hóa Chiêm Thành cũ, để phân biệt với các nhóm Chămpa khác xuất phát từ nhiều nguồn gốc ngôn ngữ và chủng tộc khác nhau. Có thể nói vương quốc Chiêm Thành xưa kia là một liên bang đa chủng và đa văn hóa. 

 Nền văn hóa cổ Champa 

Sau khi đã thống lãnh toàn bộ các khu vực có dân cư sinh sống trên vùng duyên hải miền Trung, từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 8, các nhóm người hải đảo gốc Malayo Polynésien bắt đầu thiết đặt nền tảng vật chất để trị vì lâu dài: xây dựng kinh thành, phổ biến lối sống định canh và tổ chức xã hội theo kiểu lãnh chúa. Vì trình độ văn hóa không cao nhưng giỏi chinh chiến, những nhóm này một mặt chỉ lưu giữ một phần của nền văn minh hấp thụ qua các đạo sĩ và thương nhân Ấn Độ (chữ Phạn và văn hóa Ấn Độ) đến đây trao đổi hàng hóa hay tạm trú, mặt khác vẫn duy trì một số tập tục, văn hóa bản địa cổ truyền của mình. Qua những di tích và văn hóa còn lại, người ta nhận thấy tất cả đều có sự pha trộn giữa yếu tố bản địa và Ấn Độ. Tuy vậy, với thời gian, văn hóa Ấn Độ dần dần trở thành yếu tố độc tôn, lấn át văn hóa bản địa ở phía Nam và Trung Hoa ở phía Bắc. 

Nhưng các đạo sĩ và thương gia Ấn Độ chỉ truyền bá văn minh, văn hóa, tổ chức xã hội, kỹ thuật hàng hải, buôn bán và canh tác nông nghiệp của họ cho giới vương quyền và các lãnh chúa địa phương mà thôi, quần chúng dân gian không được chiếu cố tới. Sự phân biệt này có nhiều lý do, thứ nhất là quần chúng dân gian không có trình độ văn hóa cao, thứ hai là họ không phải là thành phần có quyền quyết định, thứ ba là sự tuân thủ các điều luật của đạo Bà La Môn, đẳng cấp này không thể giao tiếp với đẳng cấp kia. Và qua đó, những đạo sĩ Bà La Môn dần dần được các lãnh chúa trọng vọng và giữ những vai trò cao trong triều chính để giúp họ cai trị hữu hiệu và lâu bền. 

Luật Manu của đạo Bà La Môn (Brahmanism) phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp (castes). Đứng đầu là Brahman, tức giới đạo sĩ (phần lớn là người Ấn Độ), được cho là sinh ra từ miệng của Brahma (Phạm Thiên), nắm quyền văn hóa tư tưởng và học thuật. Thứ hai là Ksatriya (Lý Đế Lợi), tức đẳng cấp vua chúa, quí tộc, chiến sĩ (phần lớn là người Chăm gốc Nam Đảo), được sinh ra từ hai cánh tay của Brahma nên nắm quyền chính trị và quân sự. Thứ ba là Vaisya (Phệ Xá), tức giới thương gia và phú nông (đa số là người Chăm giàu có và người Thượng gốc Nam Đảo), được sinh ra từ hai đùi của Brahma nên có quyền làm kinh tế và xây dựng. Thứ tư là Sudra (Thủ Đà), tức đẳng cấp thợ thủ công, bần dân (đa số là các sắc dân miền núi và tù binh), được sinh từ hai bàn chân của Brahma chỉ để bị sai khiến và làm nô dịch. 

Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và Phật phái Đại Thừa, không thấy có sự phân chia đẳng cấp xã hội trong những bia ký tìm được trên lãnh thổ Bắc Chiêm Thành. Ngược lại trên lãnh thổ Nam Chiêm Thành, đẳng cấp Sudra vẫn tiếp tục tồn tại cho tới thế kỷ 19. Ngày nay đẳng cấp Brahman chỉ còn thấy trong các dịp tế lễ của giáo dân đạo Bà La Môn (các thầy Paseh, Tapah) và đạo Bani mà thôi (các thầy Char, Po Adhya, Po Bac), nhưng đã biến dạng rất nhiều so với nguyên thủy. 

Người Chăm theo đạo Bà La Môn được gọi là Chăm Jăt, tức người Chăm chính thống.  Đạo Bà La Môn trở thành tôn giáo chính trong giai đoạn đầu, từ thế kỷ 3 (theo bia Võ Cảnh ở Nha Trang). Tuy gọi là tôn giáo chính nhưng chỉ giới vương tôn quí tộc mới có quyền hành lễ và dự lễ mà thôi, quần chúng dân gian hoàn toàn bị cấm. Đạo Bà La Môn lúc ban đầu phát triển mạnh tại miền Nam Chiêm Thành rồi phát triển ra miền Bắc từ thế kỷ thứ 4, dưới triều vua Bhadravarman I (Fan-houta hay Phạm Hồ Đạt), người sáng lập ra triều đại Gangaraja (sông Gange, Ấn Độ). Đạo Bà Là Môn giữ vai trò độc tôn trong các triều chính cho đến thế kỷ 10, sau đó nhường vai trò lại cho đạo Phật Tiểu Thừa (Thevada). Dưới triều vua Indravarman II (thế kỷ 9), pháp danh Paramabuddhaloka, đạo Phật và đạo Bà La Môn cùng nhau phát triển, nhiều tu viện và chùa được xây dựng tại Đồng Dương thờ Buddha và thần Siva. 

Phật giáo Tiểu Thừa tuy được du nhập cùng lúc với đạo Bà La Môn nhưng không phát triển mạnh vì không thừa nhận tính cực đoan của giai cấp cầm quyền đương thời, do đó chỉ phát triển mạnh trong giới dân gian. Phật giáo tại Champa có hai phái: phái Arya Sammitinikaya (Tiểu Thừa) và phái Sarva Stivadanikaya (Đại Thừa), đa số Phật tử Chăm trong giai đoạn đầu theo phái Tiểu Thừa. Miền Nam Chiêm Thành không có dấu vết gì về Phật giáo Đại Thừa ; ngược lại tại miền Bắc, do ảnh hưởng Trung Hoa, Phật giáo Đại Thừa do các tu sĩ Trung Hoa mang vào phát triển mạnh từ thế kỷ thứ 6 đến thứ 9, nhất là trong giới dân gian sinh sống tại châu thổ sông Hồng và sông Mã (Cửu Chân, Nhật Nam), sau đó thì mất hẳn.

Ngôn ngữ của người Chăm cũng rất khó xác định. Nói người Chăm có một ngôn ngữ đặc thù là không đúng. Thổ dân bản địa lúc ban đầu có lẽ đã trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ cổ Mã Lai, kế là thổ ngữ Nam Đảo. Về sau một số dân cư từ phía Nam tràn lên miền Bắc và miền núi lập nghiệp góp phần pha trộn ngữ âm Môn Khmer vào tiếng địa phương. Rồi những đợt di dân từ ngoài biển (Java, Sumatra), những dân tộc phương Bắc (Văn Lang, Trung Hoa) và những nền văn minh khác (Ấn Độ, Ả Rập) liên tiếp gia nhập vào vùng đất này, ngôn ngữ của người Chămpa đã biến đổi, phân hóa thành nhiều hệ khác nhau (nhất là các sắc dân miền núi), mặc dầu vậy yếu tố Nam Đảo vẫn là mạnh nhất, ảnh hưởng và chi phối đến lối phát âm chính của người Chăm. 

Tại miền Bắc, do ảnh hưởng của Trung Hoa những bậc vương tôn có thể đã sử dụng chữ Hán trong các văn thư trao đổi với các quan lại nhà Hán tại Giao Chỉ cho tới năm 192, lúc đó còn là lãnh thổ thuộc nhà Hán (quận Tượng Lâm). Nhưng đến đời con cháu Khu Liên, người sáng lập vương quốc Lâm Ấp đầu thế kỷ thứ 3, nhiều phái bộ được cử sang Giao Chỉ triều cống, các văn thư đều viết bằng chữ Hồ (tức chữ Phạn cổ). Điều này chứng tỏ người Ấn Độ (tu sĩ và thương nhân) đã vào Lâm Ấp truyền giáo và giao thương trước thế kỷ thứ 2 và đã phổ biến chữ viết. Những địa danh và tên các vương triều từ thế kỷ thứ 3 trở đi đều mang tên Ấn Độ, kể cả tên nước (Campapura là tên một địa danh tại miền bắc Ấn Độ). Chữ Phạn trở thành chữ quốc ngữ của vương quốc Champa cổ từ thế kỷ 2. Những bia ký tìm được đều được khắc bằng chữ sanskrit, tức chữ Phạn cổ. 

Lâu dần chữ Phạn cổ có nhiều thay đổi. Người Chăm pha trộn và biến cải chữ Phạn cổ thành tiếng “Chăm mới”, nhất là từ sau thế kỷ 15 khi vương quốc miền Bắc bị tan rã, dân chúng Nam Chiêm Thành chỉ sử dụng chữ “Chăm mới” và còn áp dụng cho đến ngày nay. Chữ “Chăm mới” có nhiều trùng hợp với các loại chữ viết của các dân tộc hải đảo Đông Nam Á, nhất là với ngôn ngữ Malaysia và Indonesia. 

Đạo Hồi được người Ả Rập truyền bá vào Đông Nam Á từ thế kỷ thứ 7, mạnh nhất là trong các quần đảo Sumatra, Java, bán đảo Mã Lai và các hải đảo nhỏ phía đông nam Philippines. Người “Java” (cách gọi chung những nhóm dân cư hải đảo thời đó) hấp thụ giáo lý đạo Hồi qua các giáo sĩ và thương nhân Ả Rập trốn chạy những cuộc thánh chiến đẫm máu đang xảy ra quanh vùng biển Địa Trung Hải và Trung Đông từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9. Yếu tố hấp dẫn dân cư Nam Đảo theo đạo Hồi là tính (thiện) tuyệt đối của nó: không tôn thờ hình tượng và xây dựng đền đài như đạo Bà La Môn. Dân cư hải đảo, đa số là thành phần ngư dân, đã theo đạo rất đông vì không muốn tham gia xây dựng đến đài tôn thờ các vị thần Ba La Môn giáo nữa. Khi các “hải tặc Java” (cách gọi những ngư phủ không hành nghề đánh cá mà chỉ chuyên đi cướp bóc ngoài khơi Biển Đông) đổ bộ lên miền Trung, họ đã mang theo một số sinh hoạt của nền văn minh và văn hóa Hồi giáo đến với các nhóm dân cư bản địa. Đó chỉ là những hiện tượng rời rạc vì đa số dân cướp biển không có trình độ văn hóa cao, không thể vừa cướp bóc vừa truyền đạo. 

Nhiều thuyền buôn Ả Rập từ các hải cảng Basra, Siraf và Oman đã đến buôn bán với Chiêm Thành trong các thế kỷ 7 và 9, nhưng không được đón tiếp nồng hậu vì ngôn ngữ bất đồng, do đó không thể truyền đạo cho dân chúng địa phương. Hơn nữa thương nhân Ả Rập không ở lại như người Ấn Độ vì sợ cướp bóc, thêm vào đó họ cũng không thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Trung. Đạo Hồi được truyền bá vào vương quốc Chiêm Thành qua trung gian các nhà ngoại giao và thương nhân Java và Sumatra ngoài khơi Biển Đông. Vì lẽ đó, đạo Hồi tại Chiêm Thành có nhiều khác biệt so với đạo Hồi chính thống. 

Mốc thời gian đạo Hồi được du nhập vào Chiêm Thành là thế kỷ 10. Dưới thời vua Indravarman III (918-959), tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara nhận cho một số gia đình hoàng tộc Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqib Amr, Ali (trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java) vào tị nạn. Những người này đã nhân dịp truyền bá luôn giáo lý đạo Hồi cho các gia đình hoàng gia Chiêm Thành. 

Trong các thế kỷ sau mới có thêm các giáo sĩ, thương gia và giáo dân Hồi giáo Java từ Biển Đông vào giảng dạy giáo lý, lần này cho quần chúng. Qua tư cách và lối sống đạo của các người Hồi giáo Java, giáo lý đạo Hồi chinh phục nhanh chóng đức tin của quần chúng Chiêm Thành, thật ra họ cũng không muốn bị tước hết tài nguyên nhân vật lực để xây dựng những đền đài Bà La Môn giáo nữa. Nhiều người Chăm đã được thương nhân và giáo sĩ Java đưa sang Ả Rập học đạo. Đạo Hồi được đông đảo người theo và trở thành tôn giáo thứ hai của vương quốc Chiêm Thành, sau đạo Bà La Môn, từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 15. Chữ Ả Rập được du nhập vào vương quốc Chiêm Thành cùng với đạo Hồi, nhưng không lấn át được chữ Phạn. 

Vị vua theo đạo Hồi được biết đến nhiều nhất là Po Alah (Po Ovlah, Po Âu Loah hay Po Allah), trị vì 36 năm (1000-1036) tại Sri Bini (Qui Nhơn). Po Alah học đạo ở La Mecque 37 năm rồi mới về nước trị vì. Dưới triều vua Po Alah, đạo Bà La Môn và đạo Hồi phát triển rất mạnh, nhiều đền thờ Siva và nhà thờ Hồi giáo được xây dựng tại Amavarati (Mỹ Sơn-Quảng Nam). Đạo Hồi rất thịnh hành tại Thuận Hải (các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), nhưng cũng biến cải dần theo thời gian, theo phong tục và lối sống của người địa phương, mất dần tính chính thống của đạo Hồi Ả Rập. Đạo Hồi tại Thuận Hải có tên là đạo Bani (Hồi giáo biến cải), người Chăm theo đạo Bani được gọi là Chăm Bani để phân biệt với người Chăm theo đạo Hồi chính thống, gọi là Chăm Islam. 3/5 người Chăm tại Thuận Hải theo đạo Bà La Môn, 2/5 còn lại theo đạo Bani. Tuy vậy tại Thuận Hải cũng có ba làng Chăm Islam (2 ở Văn Lâm và 1 ở Phước Nhơn, huyện Ninh Phước, chiếm tỷ lệ 30% so với người theo đạo Bani). 

Về sau, khi bị áp bức và chiến tranh đe dọa, một mảng lớn giáo dân theo đạo Bà La Môn và đạo Hồi chạy sang Chân Lạp và Java sinh sống. Khi định cư tại Chân Lạp, người Chăm bị nhóm Hồi giáo Mã Lai đồng hóa, cộng đồng Chăm và Mã Lai tại đây được gọi chung là Khmer Islam. Tại Chân Lạp sau một thời gian xung đột chính trị và tôn giáo với người Khmer (theo đạo Bà La Môn và Phật giáo Tiểu Thừa), một số người Chăm đã chạy về Châu Đốc lập nghiệp, đa số là thành phần tu sĩ, trí thức, nông dân và thương nhân. Người Chăm tại đây học kinh Coran viết bằng chữ ẢRập. Được những thương nhân ẢRập di cư truyền cho cách thức buôn bán, người Khmer Islam và Chăm Islam rất giỏi buôn bán. 

Tại miền Trung, các thầy Char (Po Char) của người Chăm Bani thay mặt giáo dân giữ đạo. Tín đồ Bani chỉ giữ đạo và

0
Total votes: 0
prancham
User not write anything about he.
Be the first person to like this.

It will be interesting:

By: On July 24, 2015
0 Rating 444 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On September 10, 2019
0 Rating 369 views 0 likes 0 Comments
Read more