Cham Blogs
On March 23, 2017 in Bút ký - Truyện /
Tin cộng đồng /
Lịch sử Champa /
Văn hóa Champa /
Tổng hợp /
0
Rating
1,139
views
0
Likes
0
Comments
1. Trung tuần tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, người Việt có tục cúng đất, từ Đèo Ngang đổ ra gọi là cúng Thổ công và từ Đèo Ngang vô trong gọi là cúng Tá thổ. Cũng là cúng đất, nhưng người xứ Bắc Đèo Ngang cúng Thần Đất của chính họ, nên gọi là cúng Thổ công. Ngược lại, người miền Nam Đèo Ngang cúng Thần Đất của người Chăm nên gọi là cúng Tá thổ (借 土, mượn đất), ai cúng thì được "kỳ yên" (an lành), ai quên cúng thì chịu quả báo. Nói thêm, cúng Tá thổ tức là nghi lễ của những lưu dân người Việt xin mượn đất người Chăm, dẫu rằng mượn hơn 700 năm mà vẫn chưa trả!
Vì mượn nhưng chẳng bao giờ trả nên Tổ tiên của những lưu dân người Việt đến từ miền Thanh Nghệ Tĩnh đã có một thái độ hết sức khiêm nhường, bởi họ luôn tâm niệm rằng những linh hồn Chăm mới là chủ nhân của miền đất mà họ đang "tá túc". Vị Thần Đất của người Chăm, thường được hóa thân thành Bà Ngũ Hành, Bà Chúa Ngọc, Bà Hời, Bà Vú ... được những lưu dân người Việt mời về "đồng lai cộng hưởng" bằng những lễ vật rất Chăm như củ khoai lang, chén mắm cái, đĩa đậu phộng, bát cơm nấu từ gạo Chiêm ... và đặc biệt phải có tam sinh, tức là một con cua cái sống, một tợ thịt heo sống và một hột vịt sống. Bái tất, lễ vật được đem treo ở những cây đa hay giữa ngã ba làng cho các linh hồn Chăm thụ hưởng. Tính độc đáo của lễ cúng "Tá thổ", cúng cho chủ đất cũ, chính là lối ứng xử hết sức nhân văn của người chiến thắng (Việt) đối với người chiến bại (Chăm).
2. Gần đây, đọc bài "Khóc ở Mỹ Sơn" trên tường của chị Kiều Kiều Maily, rồi đọc thêm bài "Không khóc ở Mỹ Sơn" của anh Inra Sara mà mình khóc òa. Lẽ nào con cháu của những người "mượn đất" lại đối xử với con cháu của "chủ đất" tệ đến thế sao? Người Việt đã "mượn" hết tất cả đất của người Chăm rồi, bây giờ con cháu người Chăm về hành hương đất tổ Mỹ Sơn thì bị người Việt bắt trả tiền mua vé!
Cái cảm giác "uất nghẹn" này thì tôi đã nếm. Bà cố nội của tôi là người tộc Trần ở Hội An. Cách đây 5 năm, tôi về nhà thờ tộc Trần (21 Lê Lợi, Hội An) để thắp ba cây nhang thì bị chặn ở ngoài cổng. Người ta bắt tôi phải mua vé mới được vào. Ô hô, con cháu đi cúng bái ông bà tổ tiên mà còn phải mua vé hay sao?
3. Ngày Cồn Dầu bị san ủi cũng là ngày núi Phước Tường bị sạt lở. Có tâm linh gì không, hay là người ta phá núi quá nhiều nên chỉ sau mấy trận mưa mà Phước Tường sạt lở?
Cách đây hơn ngàn năm, thời Champa (vương triều Đồng Dương), trên mảnh đất Đà Nẵng ngày nay, đã có một tòa thành gọi là Rudrapura उत्तरकाण्ड, thành phố Thần Bão tố (*). Núi thiêng của thành là ngọn Phước Tường, sông Thiêng của thành là dòng Cẩm Lệ, đất Thiêng của thành là Cồn Dầu. Thành Rudrapura có nội cảng Nại Hiên Tây và có tiền cảng Nại Hiên Đông, ngay bãi Tiên Sa, dưới chân núi Sơn Trà.
Đất Quảng Đà vốn là đất Chăm, thiêng lắm. Cách đây vài năm, có ông lãnh đạo thành Đà ăn đất vô hậu, phá núi tàn canh nên bị quả báo, ung thư tủy sống. Ổng tốn hơn 3 triệu USD sang Mỹ chữa bệnh mà có mua được mạng sống đâu? Cái đó gọi là quả báo nhãn tiền. Nay, có bọn lãnh đạo khốn nạn nào đó đan tâm phá nát bãi Tiên Sa, băm sạch núi Sơn Trà cho thỏa lòng tham. Coi chừng có ngày bị ung thư ...
Houston, 22/3/17
ĐBT
theo facebook.com
Total votes: 0
prancham
User not write anything about he.
Be the first person to like this.