• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
0 Rating 397 views 0 Likes 0 Comments

Một phiên chợ thuốc cổ truyền của người Chăm Ninh Thuận.

Ở Ninh Thuận, có nhiều người Chăm sinh sống bằng nghề thuốc cổ truyền. Người Chăm dùng thuốc nam chữa bệnh có từ lâu đời, các kinh nghiệm về dược học của người Chăm đã tích luỹ được từ các kinh nghiệm và kiến thức sử dụng các cây thuốc, động vật làm thuốc, có sẵn ở quanh môi trường sống để phòng và điều trị bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

Nhưng, đến nay, nguồn cây thuốc ngoài tự nhiên đã dần bị khai thác cạn kiệt, nhiều người phải bỏ nghề thuốc của mình để chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác.

Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn các cây thuốc và bài thuốc của đồng bào Chăm trong tỉnh Ninh Thuận khỏi bị mai một là một việc làm cấp thiết hiện nay.

Đặc điểm khí hậu ở Ninh Thuận là nhiệt đới gió mùa, khô nắng quanh năm, ở những vùng đất có khí hậu nóng và có nhiều đất cát hay trảng cát trắng nên sản sinh có nhiều cây thuốc độc đáo chứa các hoạt chất chữa bệnh rất tốt như cây sa nhân, cây lô hội, cây bạch tật lê, củ bình vôi ...mà ở địa phương khác không có.

Nền y, dược học cổ truyền của dân tộc Chăm được hình thành và phát triển từ chính những kinh nghiệm và kiến thức truyền thống của dân tộc Chăm, được phát triển trên lãnh thổ với thời tiết khắc nghiệt của bờ biển vùng Nam Trung Bộ với một hệ động thực vật đặc biệt của vùng này.

Y học người Chăm có sự giao lưu rất lớn với dân tộc Kinh. Từ xưa đã chịu ảnh hưởng của nền y học, dược học cổ truyền Đông Ấn - Ayurveda và một phần giao lưu với y học và dược học cổ truyền Trung Quốc.

Nay người Chăm tiếp tục truyền thống từ xa xưa là sử dụng cây cỏ và động vật có trong vùng mình sinh sống để phòng và chữa bệnh.

Đặc biệt ở Ninh Thuận có nhiều người Chăm sinh sống, nghề thuốc cổ truyền dân tộc dùng thuốc nam chữa bệnh đã có từ lâu đời, phát triển thành làng nghề như làng Phước Nhơn, An Nhơn xã Xuân Hải hơn 80 phần trăm gia đình làm nghề thuốc nam, chuyên khai thác, trồng trọt chế biến dược liệu, bắt mạch, kê đơn, bán thuốc chữa bệnh.

Không những họ chữa bệnh cho nhân dân địa phương mà còn đi chữa bệnh ở khắp nơi trong nước, có khi sang cả các nước láng giềng Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc...

Theo điều tra, khảo sát ở 7.572 hộ ở 10 thôn trên toàn tỉnh, có 1.175 gia đình có người làm nghề thuốc nam gia truyền chiếm tỷ lệ 15,51 phần trăm. Cá biệt xã Xuân Hải có thôn An Nhơn và thôn Phước Nhơn, số gia đình làm thuốc chiếm tỷ lệ 54,77 phần trăm.

Những cây thuốc và vị thuốc nam đồng bào Chăm Ninh Thuận sử dụng rất phong phú: người Chăm đã sử dụng 300 chủng loại cây và trên 600 vị trong các bài thuốc chữa bệnh.

Những bài thuốc của đồng bào Chăm qua điều tra có đến 677 bài, nhưng đây chỉ là phần nhỏ, chưa phải là những bài thuốc thực sự đặc hiệu, những bài thuốc tâm huyết mà bà con người Chăm cho là những bài thuốc đặc hiệu là bửu bối, là cần câu cơm của đồng bào, cuộc sống của nhiều gia đình người Chăm phụ thuộc vào những bài thuốc đó.

Vì thế cho nên họ rất gìn giử bí mật những toa thuốc cổ truyền đặc biệt, muốn khai thác được những bài thuốc hay, chữa bệnh có hiệu qủa đó, thì chính quyền địa phương cần phải có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các lương y người Chăm.

Theo SởKH&CNNinhThuậnA

0
Total votes: 0
Be the first person to like this.

It will be interesting:

By: On March 4, 2015
0 Rating 374 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On August 18, 2018
0 Rating 390 views 2 likes 0 Comments
Read more