• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
0 Rating 337 views 0 Likes 2 Comments

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT.
+ TRƯƠNG NGHI.
* Nhà mưu sĩ dùng một nước mạnh đánh các nước yếu.
- Trương Nghi người nước Nguỵ thời Chiến quốc.
- Một con người kiên cường và không chịu khuất phục.
- Ông là một môn đồ xuất sắc siêu phàm của Quỷ Cốc Tử.
- Trương Nghi dựa vào tài thuyết khách của mình được nước Tần ( Tần Vương ) Tín nhiệm lần lượt bổ nhiệm các chức vụ quan trọng của Nước Tần, Trương Nghi đã giúp nước Tần đánh bại các nước nhỏ mở rộng bờ cõi quy phục các nước chu hầu.
- Danh tiếng và công lao của Trương Nghi đã được Tần Huệ Vương bổ nhiệm ông làm Tướng Quốc nước Tần, như vậy Trương Nghi đã trở thành vị Tướng quốc đầu tiên trong lịch sử nước Tần.

+ TRƯƠNG LƯƠNG.
* Nhà mưu lược trong màn trướng, nhưng đã quyết định thắng lợi ngoài ngàn dặm.
- Trương Lương người nước Hàn vào cuối thời Chiến quốc.
- Ông là một trong ba " Nhân tài " Trương Lương, Tiêu Hà và Hàn Tín phò tá Lưu Bang tiêu diệt Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, lập nên vương triều Tây Hán vào tháng 5 năm thứ 5 đời Hán ( năm 202 trước Công Nguyên ).
- Câu nói "Nhà mưu lược trong màn trướng, nhưng đã quyết định thắng lợi ngoài ngàn dặm" của Lưu bang đã nhận xét hoàn toàn đúng đắn về mưu lược và công lao của Trương Lương trong việc phò tá Lưu Bang chống Tần diệt Sở, lập nên vương triều Tây Hán.
- Sau khi ông mất năm thứ 6 đời Hán Huệ Đế ( năm 189 trước Công Nguyên ) Ông còn được truy phong là Văn Thành Hầu.

+ TRƯƠNG TÂN.
* Mưu sĩ phò tá Thạch Lặc lập nên nước Hậu Triều.
- Trương Tân tự là Mạnh Tôn người ở Trung Khâu, Quận Triệu, Hà Bắc. Dưới thời Huệ đế Tây Tấn.
- Ông mang chí lớn từ nhỏ luôn phân tích chuyện thiên hạ để hướng dẫn cho hành động của mình.
- Trong thời kỳ tranh giành quyền lực của tám vương, Trương Tân nhận thấy trong các tướng lĩnh đánh trận mạc, duy chỉ có Thạch Lặc là có thể làm nên nghiệp lớn, Trương Tân đã xin gặp và phò tá Thạch Lặc, Trương Tân đã trở thành mưu sĩ chủ yếu của Thạch Lặc trong các hoạt động quân sự, luôn trù liệu trước cho Thạch Lặc, lần lượt bình định các thế lực cát cứ khác, thống nhất trung nguyên, lập công đầu trong việc dựng nên nhà nước Hậu Triều.
- Khi Thạch Lặc thống nhất thiên hạ lập ra nước Hậu Triều xưng là Triệu vương, khi đó Triệu vương đặt ra trăm quan, cử Trương Tân làm Đại chấp pháp ( Tể tướng ) phong là Bộc dương hầu, Tống lãm triều chính, đứng đầu trăm quan.

+ TRƯƠNG CỔN.
* Mưu sĩ xuất sắc của Thác Bạt Khuê.
- Trương Cổn tự là Hồng Long, người ở Dương Thượng Cốc, thời kỳ cuối đời Tây Tấn.
- Một văn tài xuất chúng trong thời kỳ loạn lạc mười sáu nước.
- Ông là người biết thời thế, qua việc xem xét và phân tích, ông theo phò tá Thác Bạt Khuê và trở thành một mưu sĩ đắc lực nhất, một bậc kỳ tài dùng binh pháp, túc trí đa mưu cùng Thác Bạt Khuê nam chinh bắc chiến, lần lượt đánh bại các bộ tộc trên sa mạc, đặt nền móng cho việc xây dựng vương triều Bắc Nguỵ hùng mạnh,
- Khi ông qua đời hưởng thọ được bảy mươi hai tuổi, được truy tặng là Thái bảo hiệu là Văn Khang Công.

+ TRƯƠNG THUYẾT.
* Nhà mưu lược giỏi của đời Đường.
- Ông ra đời năm Càn phong thứ 2, quê gốc ở Phạm Dương thời nhà Chu.
- Năm Thuỳ Cũng thứ 4 năm 688, Võ Tắc Thiên đã đặt ra Khoa tư tiêu Văn uyển, có hàng vạn sĩ tử của các nơi tập chung về Lạc Dương để dự thi, khi đó Trương Thuyết đỗ đầu bảng, từ đó ông bước vào con đường hoan lộ lần lượt đảm nhiệm các chức vụ quan trọng của triều đình đồng thời tham gia vào việc biên soạn cuốn " Tam giáo châu anh".
- Cuộc đời quan lộ của ông qua các bậc ngôi vua chịu nhiều thăng trầm, tuy vậy năm Khải Nguyên thứ 17 lại được vua Huyền Tông bổ nhiệm làm Thừa tướng đứng đầu các bộ quan văn võ.
- Ngày 28 tháng 12 năm Khải Nguyên thứ 18 ( tức ngày 09/02/731 ) Trương Thuyết qua đời tại Tràng An, ông được vua Huyền Tông truy tặng chức tước Thái sư và còn tự tay mình viết Thần đạo văn bia cho ông.

Nguồn tin: dựa trên Những chính khách nổi tiếng thế gới.
Tác giả bài viết: Trương Công Tuyên.

0
Total votes: 0
Be the first person to like this.
JaNaot Baoh Bini
sao yut THAP HONG LUYEN lai an noi nhu vay nhi? ban lam o ue dan toc Cham qua
April 17, 2012

It will be interesting:

By: On October 31, 2018
0 Rating 648 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On August 24, 2017
0 Rating 480 views 0 likes 0 Comments
Read more