• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Kaka
by On May 23, 2012  in Lịch sử Champa /
0 Rating 388 views 0 Likes 0 Comments

By: Do Truong Giang, National University of Singapore

Mô hình của “Mạng lưới trao đổi ven sông/ riverine exchange network” của B.Bronson đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để tìm hiểu lịch sử của các vương quốc cổ ven biển ở Đông Nam Á – Srivijaya, Champa và thế giới Malay hải đảo. Khá nhiều các nhà khảo cổ học và sử học đã áp dụng mô hình này nhằm tìm hiểu về lịch sử các mối quan hệ kinh tế và xã hội của các cộng đồng cư dân thuộc vương quốc cổ Champa. Một trong những nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến W.Southworth với bài viết “Coastal state”. Những bằng chứng khảo cổ học và tư liệu điền dã đã cho thấy khả năng áp dụng mô hình của B vào nghiên cứu những hệ thống ven sông của Champa. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cũng sử dụng mô hình của B.Bronson, kết hợp với các nguồn tư liệu khảo cổ học, dân tộc học và văn hóa để khảo sát hệ thống trao đổi ven sông dọc sông Thu Bồn (vùng Amaravati của CHampa). Việc áp dụng mô hình của B vào việc nghiên cứu, đã mang tới những nhận thức mới đối với lịch sử kinh tế xã hội của cổ vương quốc Champa.

Nagara Vijaya đã từng đóng vai trò là trung tâm lớn nhất của vương quốc CHampa trong một thời gian dài, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15 – trước khi bị sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt. Dựa trên cấu tạo địa hình, những tư liệu lịch sử và dân tộc học, cùng với những dấu tích khảo cổ học phân bố tại khu vực này, cũng góp phần chứng minh cho applicability của mô hình “Mạng lưới trao đổi ven sông”.

Dòng sông Kon là dòng sông lớn nhất của vùng Vijaya, và các trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo của cả vùng này phân bố dọc theo dòng sông này. Sông Kon có thể được xem như là trục chính của một “riverine exchange network” ở vùng Vijaya.

Thương cảng Thi Nại tọa lạc tại vùng Hạ lưu ven biển, được xem như là trung tâm kinh tế chính của vùng Vijaya, đồng thời là địa bàn sinh sống của cộng đồng các cư dân ven biển lấy hoạt động kinh tế biển làm động lực phát triển chính. Cảng Thi Nại là cửa ngõ hướng ra biển của cả vùng cao nguyên rộng lớn. Thương cảng Thi Nại có thể được xem như là điểm kết nối giữa biển với lục địa, một trạm trung chuyển, một entrepôt trung tâm của cả mạng lưới thương cảng dọc theo bờ biển của Champa. Theo mô hình của B thì Thi Nai được xem như điểm A.

Dọc theo lưu vực sông Kon, vùng Vijaya có thể được phân chia ra thành ba sub-region: Vùng thượng lưu của sông Kôn, hay là vùng cao nguyên phía Tây, là quê hương của các cộng đồng cư dân miền thượng, những người sinh sống và hoạt động trong một môi trường kinh tế trọng lâm (forest-oriented). Cộng đồng cư dân ở vùng thượng lưu ấy lấy việc khai thác các sản phẩm lâm thổ sản, các nguồn hàng trù phú của cao nguyên (như trầm hương, quế, đồi mồi, sừng tê, ngà voi…) để trao đổi với bên ngoài làm hoạt động kinh tế chính của mình. Vùng trung lưu dọc theo sông Kôn, là nơi mà chính thể trung tâm của mandala Vijaya tọa lạc, cùng với đó là các công trình thành, đền tháp… mang tính chính trị, văn hóa, tôn giáo của hoàng gia. Vùng trung du với những ngọn đồi thoai thoải là nơi tọa lạc của thành Cha, thành Đồ Bàn, cũng như hệ thống dày đặc các tháp Chăm cổ còn lưu dấu ấn đến ngày nay, chứng minh rằng vùng trung lưu chính là trung tâm chính trị, tôn giáo, văn hóa của tiểu quốc/mandala Vijaya.

Như vậy, một “riverine exchange network” đã được thiết lập dọc theo sông Kon. Sự thịnh vượng của thương cảng Thi Nại, cùng với đồng bằng trù phú dọc sông Kon đã góp phần làm cho Vijaya trở thành một mandala lớn nhất và thống trị các mandala khác trong vương quốc cổ Champa (thế kỷ 10-15). Trong bối cảnh, mỗi một mandala đều có một riverine exchange network, thì Vijaya riverine exchange network chắc chắn có những mối liên hệ chặt chẽ với các mạng lưới khác (các điểm A’) và cũng luôn trong tình trạng cạnh tranh để giành vị thế tối cao. Mạng lưới dọc theo sông Thu Bồn của vùng Amaravati, mạng lưới dọc sông Ba của vùng Kauthara và mạng lưới dọc theo sông P ở vùng Panrang có thể được coi như là những riverine network đối thủ cạnh tranh của Vijaya. Các ghi chép còn lưu lại trên bia ký cho chúng ta bằng chứng rõ rang về việc Rulers in Vijaya thường xuyên đánh phá mạng lưới của vùng Panran.

Trong lịch sử của nagara Vijaya và mandala Champa, ngoại thương luôn đóng một vị thế vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc thiết lập các mối quan hệ với các trung tâm kinh tế vùng – liên vùng, và dự nhập vào mạng lưới giao thương quốc tế được coi như một ư tiên hàng đầu của các mandala Champa. Trung Quốc, Đại Việt và Java có thể được coi như là những điểm X, những trung tâm kinh tế lớn bên ngoài lãnh thổ mandala Champa, đồng thời có những tác động sâu sắc tới sự phát triển của Champa.

Như vậy, có thể thấy là, mô hình của B thực sự có đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu lịch sử kinh tế-xã hội của thế giới Đông Nam Á Hải đảo nói chung, lịch sử vương quốc CHampa nói riêng – hay thậm chí là lịch sử của các mandala trong vương quốc CHampa. Việc áp dụng mô hình của B, sử dụng các nguồn tư liệu thực địa, khảo cổ, lịch sử, dân tộc học, và nghiên cứu trong một bối cảnh khu vực rộng lớn hơn của thế giới hải đảo, có thể mang lại cho chúng ta những nhận thức mới và hữu ích về cổ sử vương quốc Champa.

Mô hình của “Mạng lưới trao đổi ven sông/ riverine exchange network” của B.Bronson đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để tìm hiểu lịch sử của các vương quốc cổ ven biển ở Đông Nam Á – Srivijaya, Champa và thế giới Malay hải đảo. Khá nhiều các nhà khảo cổ học và sử học đã áp dụng mô hình này nhằm tìm hiểu về lịch sử các mối quan hệ kinh tế và xã hội của các cộng đồng cư dân thuộc vương quốc cổ Champa. Một trong những nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến W.Southworth với bài viết “Coastal state”. Những bằng chứng khảo cổ học và tư liệu điền dã đã cho thấy khả năng áp dụng mô hình của B vào nghiên cứu những hệ thống ven sông của Champa. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cũng sử dụng mô hình của B.Bronson, kết hợp với các nguồn tư liệu khảo cổ học, dân tộc học và văn hóa để khảo sát hệ thống trao đổi ven sông dọc sông Thu Bồn (vùng Amaravati của CHampa). Việc áp dụng mô hình của B vào việc nghiên cứu, đã mang tới những nhận thức mới đối với lịch sử kinh tế xã hội của cổ vương quốc Champa.

Nagara Vijaya đã từng đóng vai trò là trung tâm lớn nhất của vương quốc CHampa trong một thời gian dài, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15 – trước khi bị sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt. Dựa trên cấu tạo địa hình, những tư liệu lịch sử và dân tộc học, cùng với những dấu tích khảo cổ học phân bố tại khu vực này, cũng góp phần chứng minh cho applicability của mô hình “Mạng lưới trao đổi ven sông”.

Dòng sông Kon là dòng sông lớn nhất của vùng Vijaya, và các trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo của cả vùng này phân bố dọc theo dòng sông này. Sông Kon có thể được xem như là trục chính của một “riverine exchange network” ở vùng Vijaya.

Thương cảng Thi Nại tọa lạc tại vùng Hạ lưu ven biển, được xem như là trung tâm kinh tế chính của vùng Vijaya, đồng thời là địa bàn sinh sống của cộng đồng các cư dân ven biển lấy hoạt động kinh tế biển làm động lực phát triển chính. Cảng Thi Nại là cửa ngõ hướng ra biển của cả vùng cao nguyên rộng lớn. Thương cảng Thi Nại có thể được xem như là điểm kết nối giữa biển với lục địa, một trạm trung chuyển, một entrepôt trung tâm của cả mạng lưới thương cảng dọc theo bờ biển của Champa. Theo mô hình của B thì Thi Nai được xem như điểm A.

Dọc theo lưu vực sông Kon, vùng Vijaya có thể được phân chia ra thành ba sub-region: Vùng thượng lưu của sông Kôn, hay là vùng cao nguyên phía Tây, là quê hương của các cộng đồng cư dân miền thượng, những người sinh sống và hoạt động trong một môi trường kinh tế trọng lâm (forest-oriented). Cộng đồng cư dân ở vùng thượng lưu ấy lấy việc khai thác các sản phẩm lâm thổ sản, các nguồn hàng trù phú của cao nguyên (như trầm hương, quế, đồi mồi, sừng tê, ngà voi…) để trao đổi với bên ngoài làm hoạt động kinh tế chính của mình. Vùng trung lưu dọc theo sông Kôn, là nơi mà chính thể trung tâm của mandala Vijaya tọa lạc, cùng với đó là các công trình thành, đền tháp… mang tính chính trị, văn hóa, tôn giáo của hoàng gia. Vùng trung du với những ngọn đồi thoai thoải là nơi tọa lạc của thành Cha, thành Đồ Bàn, cũng như hệ thống dày đặc các tháp Chăm cổ còn lưu dấu ấn đến ngày nay, chứng minh rằng vùng trung lưu chính là trung tâm chính trị, tôn giáo, văn hóa của tiểu quốc/mandala Vijaya.

Như vậy, một “riverine exchange network” đã được thiết lập dọc theo sông Kon. Sự thịnh vượng của thương cảng Thi Nại, cùng với đồng bằng trù phú dọc sông Kon đã góp phần làm cho Vijaya trở thành một mandala lớn nhất và thống trị các mandala khác trong vương quốc cổ Champa (thế kỷ 10-15). Trong bối cảnh, mỗi một mandala đều có một riverine exchange network, thì Vijaya riverine exchange network chắc chắn có những mối liên hệ chặt chẽ với các mạng lưới khác (các điểm A’) và cũng luôn trong tình trạng cạnh tranh để giành vị thế tối cao. Mạng lưới dọc theo sông Thu Bồn của vùng Amaravati, mạng lưới dọc sông Ba của vùng Kauthara và mạng lưới dọc theo sông P ở vùng Panrang có thể được coi như là những riverine network đối thủ cạnh tranh của Vijaya. Các ghi chép còn lưu lại trên bia ký cho chúng ta bằng chứng rõ rang về việc Rulers in Vijaya thường xuyên đánh phá mạng lưới của vùng Panran.

Trong lịch sử của nagara Vijaya và mandala Champa, ngoại thương luôn đóng một vị thế vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc thiết lập các mối quan hệ với các trung tâm kinh tế vùng – liên vùng, và dự nhập vào mạng lưới giao thương quốc tế được coi như một ư tiên hàng đầu của các mandala Champa. Trung Quốc, Đại Việt và Java có thể được coi như là những điểm X, những trung tâm kinh tế lớn bên ngoài lãnh thổ mandala Champa, đồng thời có những tác động sâu sắc tới sự phát triển của Champa.

Như vậy, có thể thấy là, mô hình của B thực sự có đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu lịch sử kinh tế-xã hội của thế giới Đông Nam Á Hải đảo nói chung, lịch sử vương quốc CHampa nói riêng – hay thậm chí là lịch sử của các mandala trong vương quốc CHampa. Việc áp dụng mô hình của B, sử dụng các nguồn tư liệu thực địa, khảo cổ, lịch sử, dân tộc học, và nghiên cứu trong một bối cảnh khu vực rộng lớn hơn của thế giới hải đảo, có thể mang lại cho chúng ta những nhận thức mới và hữu ích về cổ sử vương quốc Champa.

Đỗ Trường Giang

Nguồn : campapura.wordpress.com/

0
Total votes: 0
Kaka
Thích học hỏi, muốn làm một chút gì đó cho cộng đồng, văn hóa xh của mình...
Be the first person to like this.

It will be interesting: