• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Kaka
by On June 6, 2012  in Văn hóa Champa /
0 Rating 447 views 1 Likes 0 Comments

 

 
 

 

Văn Hiến - Văn hóa trang phục Chăm thể hiện qua các hiện vật được trưng bày ở Bảo tàng điêu khắc Chăm rất đa dạng phong phú. Tùy theo nghề nghiệp, trong sinh họat hàng ngày, trong hôn lễ, trong các lễ hội cũng như theo lứa tuổi, giới tính… mà trang phục được may theo những phong cách khác nhau.

Nhìn từ đặc điểm giới tính, có thể nhận thấy nếu như phụ nữ Chăm thì quàng khăn màu trắng, váy ở trong, áo ở ngoài, có khăn màu đỏ đính ở tay phải và bên hông, bên tay trái có đính tua màu đỏ. Đàn ông dân tộc Chăm lại mặc quần áo trắng, khăn đôi đầu màu vàng có dải buộc ở quần. Đồ đội đầu của đàn ông Chăm phổ biến là khăn, đối với người đàn ông trẻ tuổi thì không đội khăn mà chỉ vắt khăn chéo vòng cổ qua vai. Cách đội đầu của người Chăm biểu hiện sự phân biệt các đẳng cấp trong xã hội, đàn ông quý tộc thì đội khăn có dệt vải hoa văn quả trám cùng màu trắng phủ kín mặt vải, còn đàn ông bình thường thì sử dụng khăn dệt trơn bằng vải thô trắng không có hoa văn.

12
Đàn ông Chăm và thiếu nữ Chăm trong ngày lễ

Trong văn hóa dân tộc Chăm, ông giữ đèn là người chủ trì nghi lễ tắm tượng thần lễ, mặc trang phục thần PôKlong Garai, mặc áo váy màu trắng, bên ngực phải có gắn khăn đỏ, khăn đội đầu mà trắng có viền tua đỏ.

Thầy kéo đàn là người chủ trì các nghi lễ liên quan đến nông nhiệp. Trong lễ Kate, thầy kéo đàn hát bài thánh ca ca ngợi các vị thần có công đức với dân làng được người Chăm ngưỡng mộ, suy tôn. Thầy mặc áo váy màu trắng, váy quần có viền, khăn choàng đầu màu trắng có viền tua đỏ, vai phải có khăn màu đỏ vắt ngang, tay trái vắt hai khăn màu đỏ, màu vàng.

3 4
Thầy kéo đàn Kanhi, Cả Sư và Thầy Bóng

Khác với thầy kéo đàn, thầy bóng quàng khăn choàng đầu màu tráng viền tua đỏ, áo mặc trong màu trắng, áo mặc ngoài màu đỏ, váy quần màu trắng, trên váy quần có đính màu nâu với hoa văn thêu rất đặc sắc, vai phải của thầy bóng quàng khăn màu đỏ.

Y phục của bà Đơm Cơm trong văn hóa Chăm cũng rất đặc biệt với khăn choàng cổ về phía trái có viền đỏ, áo váy màu trắng, váy quần viền đỏ, tay phải cũng có khăn màu đỏ.

Bên cạnh đó là hình ảnh thầy vỗ- nghệ nhân biểu diễn trống Ghinăng- một loại nhạc cụ trong dàn nhạc cổ truyền của người Chăm. Thầy vỗ có khăn choàng đầu màu trắng, hai bên có viền tua đỏ, áo váy màu trắng, tay phải có khăn màu đỏ.
 
5 6
Thầy Vỗ (hình trái) - Trang phục cô dâu chú rể (hình phải)
                       
Nét độc đáo ở văn hóa trang phục người Chăm còn thể hiện trong trang phục ngày cưới. Trong ngày lễ trọng đại này, toàn bộ áo váy của cô dâu mang màu trắng có viền hoa văn đỏ, có tua màu đỏ đính trên khăn ở bên trái. Trang phục chú rể gồm áo trong màu trắng, áo ngoài màu tím, trên đầu đội cả khăn đội đầu và khăn chùm. Chú rể mặc váy trắng không viền hoa văn  có dải khăn.

Tùy theo loại lễ hội và tính chất lễ hội mà trang phục Chăm có những điểm khác nhau. Bà Bóng là người dâng lễ vật lên các vị thần trong các đền tháp. Bà là người trung gian làm cầu nối để chuyển tải lời cầu nguyện của dân làng lên các vị thần và ngược lại. Bà Bóng mặc áo dài trắng, váy trắng, khăn đội đầu và cuối có viền tua đỏ, ngoài ra còn có thêm khăn trầu đỏ.

7
Bà vũ sư và bà Bóng  

Khác với Bà Bóng, Bà Xế là người phụ lễ trong các nghi thức liên quan đến đền tháp hằng năm như lễ mở cửa tháp, lễ tống ôn, lễ Katê và trong tang lễ. Bà mặc áo váy màu trắng, khăn đội đầu màu trắng có viền tua đỏ, vai phải có khăn màu đỏ và có ví mang trên người. Ngoài ra, trong bảo tàng còn trưng bày trang phục của thầy Cả Sư. Đối với người Chăm theo đạo Bàlamôn. Thầy Cả Sư có nhiệm vụ tính lịch pháp Chăm, điều hành và điều phối các Paseh phục vụ tang lễ và chủ trì các nghi thức lễ liên quan đến đền tháp hàng năm. Trang phục của thầy Cả Sư gồm váy áo màu trắng, váy quần có viền đỏ vàng xanh, khăn màu trắng có viền tua đỏ, vai phải có khăn đỏ vắt ngang vai, vai trái mang ví.

Đối với người Chăm, đồ trang sức cũng chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa trang phục. Người đàn ông Chăm dùng đồ trang sức đơn giản, họ chỉ có đeo duy nhất một chiếc nhẫn, mặt nhẫn có đánh hột đen được bao quanh bằng hoa 8 cánh mà họ thường gọi là chiếc nhẫn Mưta. Người phụ nữ Chăm thường đeo hoa tai có đính tua vải màu đỏ hình nấm, hình tròn, hình vành khăn làm bằng vàng, đồng thau và có đính tua vải đỏ, cổ có đeo xâu chuỗi hột tròn hình bầu dục cũng bằng vàng hoặc đồng thau, tay đeo nhẫn Mưta mặt nhẵn có đính hột đen được bao quanh bằng hoa 4 cánh: chiếc nhẫn Mưta là đồ trang sức in đậm bản sắc Chăm.

Từ những hiện vật được trưng bày ở bảo tàng Chăm, có thể nhận thấy trang phục của người Chăm chủ yếu lấy màu trắng làm màu sắc chủ đạo, viền trên chân váy, tay áo… thường là hoa văn thêu màu đỏ sự trang trí trên trang phục không quá cầu kỳ nhưng vẫn toát lên được vẻ tinh tế cũng như sự độc đáo, là nét riêng thuộc về bản sắc không hòa lẫn, không pha tạp với bất kỳ dân tộc nào. 

1011 
Trang phục Chăm trong các lễ hội

Nhìn tổng quát, áo dài phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh có nhiều nét tương đồng, chỉ khác nhau ở chỗ là áo dài Kinh có xẻ tà với nút bấm để mặc hay cởi được dễ dàng chứ không phải chui đầu như áo dài Chăm. Chính ở đặc điểm này mà người Chăm cho rằng áo dài Kinh tuy giống áo dài Chăm nhưng được nâng cao về mặt mỹ thuật và tiện lợi hơn.

Và cũng chính vì lẽ đó, trang phục được xem như một tín hiệu biểu trưng để nhận biết, phân biệt tộc người này với tộc người khác trong cộng đồng dân tộc, là một giá trị bền vững mang màu sắc riêng của mình.

9
             
8
Nghệ nhân thổi tù (vỏ ốc biển) 

Lê Chính
theo: vntimes.com.vn
0
Total votes: 0
Kaka
Thích học hỏi, muốn làm một chút gì đó cho cộng đồng, văn hóa xh của mình...
Like (1)
Loading...
1

It will be interesting:

By: On February 12, 2012
0 Rating 1.1k+ views 1 like 0 Comments
Read more