Cham Blogs
On June 17, 2012
0
Rating
79
views
2
Likes
0
Comments
Mời các bạn tham khảo một số loại hình múa Chăm như . Múa Chăm được phân làm hai loại: Múa dân gian và múa cung đình.* MÚA DÂN GIANTên gọi cho các loại múa Chăm cũng là tên gọi được đặt cho điệu trống ghinăng. Có thể kể vài điệu tiêu biểu: Biyen, tuang (bắt chước dáng con công, con trĩ), patra (hoàng tử), wah gaiy(chèo ghe), Mưmăng,Mưrai. . .Các điệu múa luôn là tâm điểm và là tiết mục được trông chờ nhất trong các lễ hội của người Chăm. Các hồi trống ghinăng thu hút sự chú ý của mọi người về phía nghệ sĩ múa.Tiếp sau đó là tiếng xaranai,paranưng cùng lời của ông Mưdwơn hát các bài tụng ca tương ứng.Vũ công bước ra trình diễn phẩy tay, phất quạt,quất roi hay lối chuyển gót chân khi khoang thai khi nhẹ nhàng, khi hùng hồn mạnh mẽ theo nhịp khi nhanh khi chậm của tiếng nhạc (điệu này thường thấy trong lễ Rija pruang). Người xem như bị cuốn hút theo từng động tác của nghệ sĩ.Các bài múa dân gian Chăm bao gồm:1/ Múa quạt (tamia tadhik). Dụng cụ là chiếc tadhik, xòe ra hay xếp lại cả cặp, hoặc một xòa một xếp. Có thể múa cá nhân hay tập thể trong những ngày lễ hội.2/ Múa đội lu( tamia dwa buk): Với nhiều biến thái đặc sắc đẹp mắt, nhưng thao tác đặc sắc hơn cả là các cô gái thả cả hai tay, khi thì đứng lúc lại ngồi hay nghiêng mình khá thoải mái trong khi biểu diễn nhưng lu vẫn không rớt.3/ Múa khăn: (Tamia tanhiak).Người nghệ sĩ cầm khăn,dùng cổ tay hất lên,lúc khoan thai, nhẹ nhàng khi mạnh mẽ, dứt khoát, theo nhịp điệu của nhạc.4/ Múa kiếm( Tamia Carit): Điệu múa với dụng là Carit, cây kiếm có độ dài khoảng 40cm, hình xoắn ốc rất đệp.5/Múa roi và múa đạp lửa ( Tamia jwak apwei): Các điệu múa đã tồn tại từ lâu đời và có khái quát rất cao. Nhịp điệu múa khỏe khoắn tượng trưng cho quyết đấu vượt khó khăn, gian khổ.6/ Múa chèo ghe(theo điệu trống wah gaiy): Dụng cụ múa là cây chèo được thay bằng cay mía trong dịp lễ. Điệu múa này mô tả những động tác cheo thuyền trên biển, luôn di kèm với bài tụng ca: Ppo Tang Ahuak.* MÚA CUNG ĐÌNH:Đây là tên được nghệ sĩ nhân dân Đặng Hùng đặt cho các điệu múa do ông biên đạo và dàn dựng.Lấy cảm hứng từ các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa xưa như tượng nữ thần Siva nghìn tay. ..và kết hợp với vài thao tác múa dân gian xưa để thành múa cung đình Chăm.Chúng ta thường thấy các vũ nữ Chăm múa như: Múa Apsara vũ nữ Chăm, phối hợp cả tay, chân thật là điệu nghệ làm sao.Tất cả các điệu múa vừa giới thiệu ở trên hiện đang vẫn còn tồn tại trong cộng đồng Chăm như một hình thái sinh hoạt lễ hội trong thời gian qua và chúng được cách điệu để đưa lên sân khấu. Bây giờ các điệu múa vẫn còn lưu giữ trong xã hội Chăm ở khắp mọi nơi.Chú giải:- ghinăng,xaranai,paranưng (bộ ba nhạc cụ truyền thống của người Chăm). - Mưdwơn: Ông thầy vỗ. theo báo TNDT
Total votes: 0
Like (2)
Loading...
It will be interesting:
Related Blogs
vijanhan Information
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c