• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Kaka
by On June 23, 2012  in Văn hóa Champa /
0 Rating 457 views 0 Likes 0 Comments

 

Tông Phái Phật Giáo Thiền Tông Việt Nam 

cham2.jpg

Viết bởi Huyền Châu   

Lời dẫn:

Như chúng ta biết trong quá khứ trên dãi đất Việt Nam thân yêu này có sự tồn tại của hai Vương quốc Champa thuộc miền Trung và Vương quốc Phù Nam thuộc miền Nam ngày nay. Hiện tại tuy nó đã bị sát nhập vào nước Việt Nam rồi, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của hai nền văn hóa ấy trong quá khứ cũng như hiện tại đối với tổng thể văn hóa dân tộc. Nhất là văn hóa tộc người Champa có ảnh hưởng rất lớn, bởi quá trình tồn tại và sự định hình dòng tâm thức văn hóa của nó có bề dày đáng kể trong lịch sử. Vì muốn thảo thêm vài nét vẽ cho bứt tranh văn hóa Việt Nam còn bỏ ngỏ, nên người viết mạo muội đặt vấn đề cho đề tài này.

Trong thực tế, vùng địa lý Việt Nam nằm trên đường giao lưu giữa hai nền văn hóa vĩ đại Ấn Độ và Trung Hoa, cho nên vào những niên kỷ đầu công nguyên, nền văn hóa Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ đi theo hai đường: bằng đường biển thì mang màu sắc văn hóa Phật giáo nguyên thỉ Ấn Độ truyền vào trực tiếp vương quốc Champa và theo con đường Tơ Lụa vào Trung Hoa, mang màu sắc văn hóa Phật giáo Trung Hoa rồi truyền sang Champa. Sự giao lưu ấy được kéo dài đến hàng chục thế kỷ sau này. Như thế đủ biết tộc người Champa từng chịu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo rất sâu sắc. Tuy nhiên, do tính hủy diệt của chiến tranh qua các triều đại nên tư liệu của đề tài này còn rất ít. Cho nên, lịch sử nghiên cứu vấn đề này của các học giả còn bỏ ngỏ rất nhiều.

Vì đây là vấn đề lớn trong khoa học, người viết không đủ khả năng xây dựng lại diện mạo của nó, nên chỉ cố gắng phát họa vài nét mà thôi. Vài nét ở đây chính là việc trả lời cho câu hỏi: Diện mạo của dòng thiền Thảo Đường trên nền văn hóa tộc người Champa là gì? Chúng tôi nghĩ rằng đề tài này sẽ góp thêm một giọt nước vào tri thức đại dương mênh mông của người đọc trong quá trình tìm hiểu, phân tích, phát thảo bức tranh văn hóa tộc người Champa trong tổng thể văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, việc nghiên cứu giá trị của một nền văn hóa bị bỏ ngỏ rất nhiều trong hệ thống văn hóa thì việc tìm hiểu tộc người Champa chính là điều cần yếu, có ý nghĩa cấp thiết, góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam để chúng ta có phương pháp bảo tồn, phát huy giá trị của nó trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày nay. Để làm được điều này, trước tiên chúng ta không thể không tìm hiểu về lý thuyết văn hóa tộc người.

I/ LÝ THUYẾT VĂN HÓA TỘC NGƯỜI

1 - Khái niệm văn hóa:

Thuật ngữ văn hóa có nguồn gốc từ chữ Hán của Trung Quốc. Văn: có nghĩa là văn tự, là vẻ đẹp bên ngoài, là đạo đức, lễ nhạc do giáo hóa mà có[1]; là người có học vấn, văn vẻ, lời văn, lễ phép, dáng vẻ bên ngoài[2]. Hóa: có nghĩa là thay đổi một cách tự nhiên, trời đất sinh thành vạn vật, dạy dỗ sửa đổi phong tục như: Giáo hóa, dạy bảo. Như vậy, thuật ngữ “văn hóa” hiểu theo nghĩa hẹp thì đó là những giá trị biểu hiện của con người, sự biến đổi và phát triển của nó phù hợp theo quy luật tự nhiên và xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng thì văn hóa là những giá trị do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển; trong mối quan hệ, ứng xử giữa con người với tự nhiên và xã hội. Trên giá trị ấy, nó biến đổi và phát triển theo thời gian.

Ngoài ra, thuật ngữ “văn hóa” như tiếng Anh: culture, Pháp: từ culture, Đức: kultura đều có nguồn gốc từ chữ La tinh là culturacos: nghĩa là trồng trọt, chăm bón, luyện tập,… Như vậy văn hóa ở đây nếu hiểu theo nghĩa hẹp (Culture Agri) có nghĩa là trồng trọt ngoài đồng, là chăm sóc. Còn hiểu theo nghĩa rộng (Culture Amini) là giáo dục bồi dưỡng về tinh thần, nhân cách; là sự truyền đạt kinh nghiệm, tinh hoa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Môn học về Văn hóa thực sự được con người xem là một lĩnh vực khoa học bắt đầu khoảng thế kỷ XIX trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy” [3] của E.D.Tylor. Ông định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, có nghĩa là tổng thể phức hợp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo dức, pháp luật, phong tục và có những năng lực thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. Đây là một trong những định nghĩa được xem là khuôn mẫu của văn hóa.

Nói đơn giản hơn thì văn hóa chính là sự ứng xử hay, đẹp của con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Trên cơ sở đó, văn hóa được phân loại thành hai lĩnh vực “văn hóa vật chất” và “văn hóa tinh thần” hay văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Văn hóa vật chất là những gì con người sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn và phát triển nhằm phục vụ cho cuộc sống của chính họ mà ta có thể thấy bằng mắt, sờ bằng tay; có màu sắc, kích thước… phục vụ nhu cầu ăn, mặt, ở, đi lại… của con người. Do vậy mà nó còn có tên khác là văn hóa vật thể.

Văn hóa tinh thần là những sản phẩm tinh thần có giá trị được lưu lại bằng chữ viết, trí nhớ, truyền nghề, truyền miệng… kể cả những sản phẩm liên quan đến tinh thần như ý chí, thái độ, tình cảm, hoạt động thuộc về đời sống tâm linh… Như vậy, văn hóa tinh thần là những sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống tinh thần, tâm linh của họ.

Từ một định nghĩa khác, chúng ta có thể hiểu văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố  xác định đặc tính riêng của từng dân tộc”[4].

2 - Lý thuyết tộc người:

Theo cổ ngữ Latinh, thuật ngữ “tộc người” gọi là Ethnos (đám đông người). Ở Việt Nam chúng ta vào giai đoạn trước năm 1975, các nhà nghiên cứu thường sử dụng thuật ngữ: sắc tộc, dân tộc và cho đến năm 1979 thì thống nhất dùng thuật ngữ “tộc người” mà theo nghĩa hẹp thì chỉ cho một cộng đồng người cụ thể, còn theo nghĩa rộng thì chỉ cho cư dân của một quốc gia.

Như vậy, tộc người tức là một khối cộng đồng người ổn định được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, có chung một lãnh thổ, ngôn ngữ, sinh hoạt kinh tế, văn hóa và ý thức tự giác tộc người.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần khu biệt một số thuật ngữ có liên quan như: Quốc gia, tức là một lãnh thổ được thế giới công nhận, có tổ chức hiến pháp chính trị và pháp luật rõ ràng; quốc tịch, tức là hình thức hợp pháp tư cách được tổ chức chính trị công nhận là công dân nước đó, được pháp luật nước đó bảo hộ; lãnh thổ tộc người là qui ước một cách tự nhiên giữa các dân tộc, là khu vực phân bổ của một tộc người mang tính chất qui định ranh giới giữa các tộc người, không thể hiện bằng văn bản chính trị; lãnh thổ quốc gia, lãnh thổ biên giới được qui định bằng một văn bản cụ thể, là sản phẩm của quá trình đấu tranh gắn liền với kết cấu xã hội, với tổ chức nhà nước, không mang tính chất quan hệ thân thuộc của cư dân.

3 - Lý thuyết về văn hóa tộc người:

Trên cơ sở nghiên cứu về văn hóa và lý thuyết tộc người, chúng ta thấy văn hóa tộc người là tổng thể những thành tựu văn hóa do chính cộng đồng người đó sáng tạo nên và kể cả những thành tựu văn hóa do cộng đồng đó tiếp biến vay mượn từ cộng đồng khác trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Quá trình hình thành ấy phản ánh qui luật chung của lịch sử nhân loại. Quá trình tác động của các thành tựu văn hóa không giống nhau đã làm cho mỗi tộc người có sự khác nhau về mặt văn hóa. Vì vậy, văn hóa tộc người có thể hiểu là bao gồm tổng thể các yếu tố văn hóa vật chất, tinh thần và xã hội; giúp chúng ta phân biệt được tộc người này với tộc người khác. Thế nên, chính văn hóa tộc người là nền tảng hình thành ý thức tộc người, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của tộc người đó.

Trong quá trình phát triển bản sắc văn hóa, chúng ta thấy nó có khuynh hướng hình thành cộng đồng tộc người mang tính địa phương, nhưng nhìn chung thì tính thống nhất vẫn được bảo lưu. Tuy vậy, một tộc người do sinh sống lâu ngày xa rời tộc người gốc nên có khi cũng dẫn đến hiện tượng mất gốc văn hóa hay bị phân ly văn hóa. Sự phân ly văn hóa luôn có mặt sự giao lưu tiếp biến văn hóa. Quá trình đó luôn diễn ra theo các chiều hướng khác nhau, ấy chính là hình thức đồng hóa văn hóa, tiếp biến văn hóa bằng con đường cưỡng bức hay hòa bình.

Như vậy, nguyên nhân của sự hình thành văn hóa tộc người chính là sự giao lưu văn hóa. Nếu nó hành hoạt trên bình diện rộng lớn thì nó tạo ra thành những đặc trưng cho văn hóa toàn vùng mà chúng ta thường gọi là “vùng văn hóa”. Với tộc người Champa cũng thế, họ có một nền văn hóa đặc thù mà nhất là nền văn hóa tinh thần cho đến ngày nay vẫn còn được bảo lưu khá vững mạnh.

II/ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA TỘC NGƯỜI CHAMPA

1 - Vài nét về lịch sử các triều đại của tộc người Champa:

Theo những tài liệu có dấu vết thời gian rõ ràng từ sử liệu cổ Trung Hoa và các bia ký ghi nhận thì vương quốc cổ Chiêm Thành chính thức xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II, tức năm 192 khi quốc gia Lâm Ấp ra đời. Thật ra vương quốc này trước đó có rất nhiều tên: Hồ Tôn Tinh, Tượng Lâm... Sau này được đồng hóa với các tên Lâm Ấp, Hoàn Vương Quốc, Chiêm Thành (Campapura), Phan Rang (Panduranga), cuối cùng là trấn Thuận Thành (Pradara).

Về vùng đất Tượng Lâm, các sử liệu Trung Hoa xác quyết đó là phần đất ở vùng cực Nam quận Nhật Nam xưa kia, trực thuộc quyền quản trị hành chánh của Giao Châu thời Bắc thuộc; ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu ghi đến cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Những nhà khảo cổ phương Tây cho rằng Tượng Lâm có thể là phần đất chạy dọc theo bờ biển, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nằm trong lãnh thổ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, gọi chung là Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên. Một số học giả người Chăm xác nhận lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm: Indrapura (Bình Trị Thiên), Amavarati (Quảng Nam) và Vijaya (Nghĩa Bình), sau này gọi chung là Bắc Chiêm Thành.

Các triều vương Lâm Ấp mà người sáng lập Khu Liên lên ngôi năm 192, trị vì trong nhiều năm, nhưng không biết mất năm nào và ai là người kế vị. Sử cổ Trung Hoa (Lương thư) cho biết trong khoảng thập niên 220-230, con cháu Khu Liên có gởi phái bộ đến thống đốc Quang Đông và các thái thú Giao Châu (Lã Đại và Lục Dận) triều cống và duy trì quan hệ ngoại giao. Chúng ta có thể tóm tắt thứ tự sự kiện các triều đại như sau:

1. Triều vương thứ nhất (192-336): Khai sinh vương quốc.

2. Triều vương thứ hai (337-420): Mở rộng vương quốc.

3. Triều vương thứ ba (420-530): Tranh chấp với Trung Hoa.

4. Triều vương thứ tư (529-757): Cung cố và ổn định lãnh thổ.

5. Triều vương thứ năm (758-?): Vương triều Panduranga hay Hoàn Vương Quốc.

6. Triều vương thứ sáu (859-991): Vương triều Indrapura hay Campapura (Chiêm Thành).

7. Triều vương thứ bảy (991-1044): Vương triều Vijaya.

8. Triều vương thứ tám (1044-1074): Loạn sứ quân.

9. Triều vương thứ chín (1074-1139): Tranh chấp với Đại Việt.

10. Triều vương thứ mười (1139-1145): Chịu sự khống chế của người Khmer.

11. Triều vương thứ mười một (1145-1318): Xung đột với Angkor.

Qua các triều đại ấy, chúng ta thấy nổi bật lên một sự kiện là: sau 5 năm thương lượng gay go giữa hai triều đình về của hồi môn, năm 1306 vua Trần Anh Tôn chấp thuận gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, bù lại Chiêm Thành (Indrapura) cắt dâng lãnh thổ. Đây chính là tiến trình tu hẹp lãnh thổ Champa một cách không thể cứu vãng.

Thế rồi qua thời gian thăng trầm của nhiều biến cố lịch sử mà theo nhiều sử gia và học giả phương Tây thì biến cố 1471 đánh dấu sự giải thể vương quốc Chiêm Thành và không một biên khảo lịch sử hay niên giám triều đình Chiêm Thành nào được phổ biến từ sau ngày đó.

Tuy nhiên trong thực tế thì sinh hoạt triều chính của các dòng vương tôn Chiêm Thành vẫn tiếp tục, với một qui mô tuy nhỏ hẹp nhưng không kém phần nghiêm túc. Tuy vậy, tìm hiểu lịch sử người Chăm trong giai đoạn này rất là khó khăn vì thiếu chứng liệu, ở đây người viết đã dựa vào các nguồn sử liệu Việt Nam, đối chiếu với nhiều nguồn sử liệu khác của nước ngoài để phác họa vài nét như thế mà thôi. Trên cơ sở hàng loạt các biến cố lịch sử và cho đến sự vong quốc như thế nhưng nền văn hóa tinh thần của tộc người Champa luôn được giữ vững một bản sắc riêng, điều đó là một hiện tượng hết sức hấp dẫn các nhà nghiên cứu.

2 - Văn hóa tinh thần:

2.1. Đôi nét về văn tự:

Văn tự là một trong những nhân tố căn bản để chúng ta xác lập nét đặc thù của một nền văn hóa. Tuy nhiên, chưa hẳn văn tự của một tộc người là do tộc người đó sáng lập, mà có thể là do sự vay mượn yếu tố văn tự bên ngoài rồi kết hợp yếu tố truyền thống để cấu thành hệ thống văn tự.

Về ngôn ngữ, người Champa được nhiều nhà nhân chủng học xếp vào dòng Nam Đảo (Malayo Polynésien), nghĩa là có nguồn gốc xuất phát từ các hải đảo phía Nam vùng biển Đông Nam Á. Điều này có thể đúng khi đối chiếu văn hóa của người Champa với văn hóa của các dân tộc cùng hệ ngôn ngữ tại Đông Nam Á vào thời tạo dựng. Nhưng qua những khám phá khảo cổ gần đây, văn minh và văn hóa của người Champa tại Việt Nam không hoàn toàn do ngoại nhập mà có sự pha trộn yếu tố văn minh và văn hóa của những nhóm cư dân bản địa có mặt từ trước.

Nếu đứng trên bình diện lịch sử hình thành ngôn ngữ thì chúng ta thấy văn tự của tộc người Champa chưa hẳn có một ngôn ngữ biệt lập. Vì sao? Vì chúng ta biết lúc đầu thổ dân Champa bản địa đã sử dụng ngôn ngữ cổ Mã Lai, rồi là thổ ngữ Nam Đảo; về sau lại có sự pha trộn ngữ âm thuộc nhóm Môn Khmer. Tiếp sau đó là những đợt di dân của các tộc người thuộc nhóm hải đảo như: Java, Sumatra; các tộc người phương Bắc như: Văn Lang, Hán triều,… và những đợt du nhập văn minh Ấn Độ, Ả Rập,… đã làm cho văn tự tộc người Champa biến đổi sâu sắc. Tuy nhiên, sự biến đổi ấy chúng ta thấy yếu tố Nam Đảo vẫn còn được bảo lưu mạnh nhất; có sức ảnh hưởng, chi phối đậm nét đến lối phát âm chính của tộc người Champa.

Ở miền Bắc vương quốc Champa cho đến cuối năm 192, chúng ta thấy do nhu cầu trao đổi thư tín ngoại giao chính trị và giao lưu văn hóa với các nước chịu ảnh hưởng văn hóa dưới triều Hán, điều này diễn ra sôi nổi tại Giao Chỉ, nên văn tự Champa có dùng chữ Hán. Nhưng đến thế kỷ thứ III, chúng ta lại thấy các đợt triều cống được cử sang Giao Chỉ của vương quốc Lâm Ấp, những bia ký tìm được đều khắc bằng chữ Sanskrit, ngay cả tên nước là Campapura cũng mang dáng dấp địa danh Ấn Độ,… Điều này cũng có nghĩa là văn tự Ấn Độ đi theo các nhà truyền giáo đã được phổ biến rộng rãi tại Lâm Ấp và trở thành quốc ngữ của Champa.

Tuy vậy, tộc người Champa vốn dĩ đã có một nền văn hóa bản địa vững chắc, nên cho dù chịu các đợt du nhập văn hóa một cách ào ạt, nhưng cũng không bị đồng hóa. Đến khi vương quốc Champa tan rã vào thế kỷ XV, một biểu hiện cụ thể chúng ta thấy tộc người Chăm đã sáng lập ngôn ngữ “Chăm mới” còn được áp dụng cho đến ngày nay. Văn tự “Chăm mới” có nhiều yếu tố trùng hợp và mang dáng dấp của ngữ hệ Nam Đảo, nhất là với ngôn ngữ Malaysia và Indonesia.

Khi chúng ta nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ Champa thì không thể không nghiên cứu ảnh hưởng của các tôn giáo – nhân tố chính có ảnh hưởng đến hệ thống ngôn ngữ của xứ sở này.

2.2. Giới thiệu ba tôn giáo lớn:

a. Bà-la-môn giáo:

Bà-la-môn giáo (Brahmanism) hình thành và phát triển có bề dày trên 3000 năm lịch sử Ấn Độ. Giáo lý Bà-la-môn được thiết lập trên nguyên  lý của kinh Veda. Duy chỉ có bộ Upanishads được dịch giả Thạch Trung Giả giới thiệu với tên Áo Nghĩa Thư được hình thành sau nhất, đã nói lên sự thâm sâu vô cùng của tôn giáo này. Tuy nhiên, trên mảnh đất thuộc vương quốc Champa, chúng ta thấy đạo Bà-la-môn có nhiều sự biến đổi, pha trộn khác với Bà-la-môn giáo nguyên thủy.

Về hình thức kiến lập thế giới nhân sinh, Bà-la-môn giáo quy định rõ trong Luật Manu. Luật này phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp mà đứng đầu là giai cấp tu sĩ Bà-la-môn, được cho là sinh ra từ miệng của Phạm Thiên (Brahma), được hành lễ tế tự, giảng dạy chân lý, luật lệ. Tầng lớp này đa số là người Ấn Độ. Thứ hai là giai cấp Sát-đế-lợi (Ksatriya), được sinh ra từ cánh tay của Phạm Thiên, thuộc tầng lớp vua quan binh sĩ cai trị xã hội mà đa số là người Champa gốc Nam Đảo nắm giữ. Thứ ba là giai cấp Phệ-xá (Vaisya), được sinh ra từ đầu gối Phạm Thiên, thuộc tầng lớp thương gia và phú nông; mà đa số là người Champa giàu có và người Thượng gốc Nam Đảo nắm giữ. Thứ tư là giai cấp Thủ-đà-la (Sudra), được sinh ra từ hai bàn chân của Phạm Thiên, thuộc tầng lớp thợ thủ công và bần nông làm công cụ để các giai cấp trên sai khiến; tầng lớp này thuộc các sắc dân miền núi và tù binh.

Người Champa theo đạo Bà-la-môn còn gọi là Chăm Jăt, Chăm chính thống. Bà-la-môn giáo cho đến thế kỷ III được xem là tôn giáo chính[5] của tộc người Champa, nhưng chỉ có nới ra trong tầng lớp vương tộc để hành lễ mà thôi. Đạo này phát triển mạnh tại miền Nam Champa và gần như giữ vai trò độc tôn dưới triều vua Bhadravarman I (thế kỷ IV).Và cho đến thế kỷ X, đạo Bà-la-môn vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tinh thần tộc người Champa.

Tuy nhiên, do sự giao lưu văn hóa với các nước phương Bắc, nhất là Phật giáo Đại thừa và phương Nam thuộc Phật giáo Tiểu thừa, nên xã hội Champa không chịu sự định dạng khắc nghiệt như luật Menu qui định và dưới triều vua Indravarman II (thế kỷ X) nhà vua đã quy y Phật có pháp danh là Paramabuddhaloka, thì Bà-la-môn giáo và Phật giáo cùng đồng hành phát triển.

Cho đến thế kỷ XIX[6], chúng ta thấy giai cấp Thủ-đà-là còn tồn tại ở Champa. Và ngày nay, tính chất Bà-la-môn giáo còn được giữ gìn rõ nét trong các dịp tế lễ của dân Chamap theo Bà-la-môn được cử hành do thầy Paseh, Tapah; Champa theo đạo Bani thì do thầy Char, Po Adhya, Po Bac hành lễ, nhưng so với nguyên thủy thì nó có sự cải biến rất nhiều.

b. Phật giáo:

Ngày nay, dòng tư tưởng Phật giáo gần như vắng bóng trong sinh hoạt tín ngưỡng của tộc người Champa. Nhưng thực tế trong lịch sử thì Phật giáo có một vai trò rất lớn trong đời sống tộc người này. Tuy nhiên, để vẽ nên những gam màu hết sức tổng quát cho việc định hình Phật giáo nước này thì ngay cả những nhà sử học cũng có rất nhiều mối quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi: Phật giáo được du nhập vào Champa như  thế nào thì thật không phải là vấn đề nhỏ. Chúng ta có thể kinh qua các thư tịch cổ Trung Hoa miêu tả về việc mua bán với người Champa vào những thế kỷ VII đã ghi lại rằng: cộng đồng người Champa vào  thời kỳ này rất kính mến Phật Thích Ca[7]. Đặc biệt, lúc quân nhà Tuỳ đánh chiếm Champa đã thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó nổi bật nhất là 1.350 pho kinh Phật. Đặc biệt, vào thế kỷ thứ I, Phật giáo là tôn giáo chủ đạo xung quanh khu vực trung tâm của xứ Kauthara[8]. Nhà nghiên cứu L. Finot đã có những khảo cứu bia Võ Cạnh – Nha Trang cho biết thêm: “Nhà vua dựng bia để thể hiện ý thức về sự vô thường của cuộc đời, về lòng trắc ẩn đối với chúng sanh; về sự hy sinh của cải mình cho lợi ích chung…” Căn cứ vào những sử liệu vừa nêu, chúng ta có thể cho rằng Phật giáo được truyền vào Champa vào những niên kỷ thứ I sau Công nguyên.

Xét bối cảnh lịch sử Ấn Độ về khía cạnh tôn giáo cho đến lúc đức Phật nhập diệt, trải qua một trăm năm biến chuyển trong cộng đồng Tăng lữ thì uy đức của đức Phật vẫn còn đang bao trùm các vương quốc ở đây, nên tinh thần qui hướng Phật giáo một cách tuyệt đối vẫn còn sâu đậm. Từ đó tư tưởng của Arya, Samiti, Nikaya và Sarvativada theo đà đó phát triển mạnh mẽ. Và tất nhiên những thương buôn là những Phật tử và những vị Sa-môn theo gót viễn du giao lưu văn hóa có những bước thành tựu khả quan mà trong đó hải cảng Champa là địa điểm thuyền cập bến nhiều nhất. Khi thuyền cập bến thì những vị chân tu Phật giáo tìm về nơi vắng vẻ để tu tập – đồng thời hoằng hóa làm nghĩa vụ khai ngộ cho chúng sanh. Do vậy, Phật giáo bước đầu đã đặt nền móng nơi đây.

Qua dòng thời gian, tuy Phật giáo Tiểu thừa, nhất là phái Arya Sammitinikaya được du nhập cùng lúc với Bà-la-môn giáo, nhưng không phát triển mạnh được vì chủ trương xuất thế giải thoát tự thân, chứ ít phát huy vai trò nhập thế hoằng dương chánh pháp. Chỉ có Phật giáo Đại thừa thuộc phái Sarva Stivadanikaya ở miền Bắc phát triển mạnh vào thế kỷ thứ V đến thứ IX, nhất là vùng châu thổ quận Cửu Chân, Nhật; đặc biệt là các dòng thiền phát xuất từ Trung Hoa, Đại Việt.

c. Hồi giáo:

Hồi giáo được người Ả Rập truyền bá vào Đông Nam Á từ thế kỷ thứ VII, mạnh nhất là từ các quần đảo Sumatra, Java, bán đảo Mã Lai và các hải đảo nhỏ phía Đông Nam Philippines. Người Java tiếp nhận đạo Hồi từ các thương nhân Ả Rập trong cuộc trốn chạy những cuộc thánh chiến đẫm máu đang xảy ra quanh vùng biển Địa Trung Hải và Trung Đông vào thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX.

Trong cuộc ly tán ấy, nhất là vào đời vua Indravarman III (918-959), tộc người Champa trong môi trường buôn bán với các thuyền nhân Ả Rập đến từ các hải cảng Basra, Siraf và Oman đã tiếp nhận đạo Hồi, nhưng không được nồng hậu lắm vì ngôn ngữ bất đồng. Đạo Hồi được truyền bá vào vương quốc Champa thông qua trung gian, nên Hồi giáo Champa có nhiều khác biệt so với Hồi giáo chính thống. Cuộc truyền bá đáng kể nhất là sự kiện tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara tiếp nhận tị nạn một số gia đình hoàng tộc Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqib Amr, Ali trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java. Những người tị nạn này đã nhân dịp ấy truyền bá giáo lý Hồi giáo cho các gia đình hoàng gia Champa.

Đặc biệt, vua Po Alah (Po Ovlah, Po Âu Loah hay Po Allah) học đạo ở La Mecque đến 37 năm rồi mới về nước lên ngôi trị vì đất nước Champa đến 36 năm (1000-1036) tại Sri Bini (Qui Nhơn). Trong không khí ấy, đủ cung cấp cho chúng ta thông tin về việc du học tôn giáo của cư dân Champa và đặc biệt, việc xây dựng các đền thờ Siva và nhà thờ Hồi giáo tại Amavarati (Mỹ Sơn-Quảng Nam), đã làm thay đổi diện mạo tôn giáo của đất nước này.

Sau đó, do áp lực chiến tranh nên một mảng lớn tín đồ theo Bà-la-môn giáo tản cư sang Chân Lạp, bị nhóm Hồi giáo Mã Lai đồng hóa, và cộng đồng Champa tại đây được gọi chung là Khmer Islam. Nhất là vùng Châu Đốc, người Champa Islam theo đạo Hồi chính thống, mỗi ngày hướng về La Mecque cầu kinh 5 lần. Còn tại miền Trung, các thầy Char (Po Char) của người Chăm Bani (theo Hồi giáo cải biến) và tín đồ chỉ giữ đạo vào mùa chay (ramadan) mà thôi.

Hiện nay, Hồi giáo Champa rất thịnh hành tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, nhưng cũng bị biến cải dần theo phong tục và lối sống của người địa phương, mất dần tính chính thống của đạo Hồi Ả Rập. Người Chăm tại Ninh Thuận, Bình Thuận theo Bà-la-môn giáo có đến 60% và 40% thì theo đạo Bani.

2.3. Về lễ nghi, lễ hội:

Có thể nói, lễ nghi-lễ hội của tộc người Champa được biểu hiện đầy đủ hàng năm trong 10 ngày Lễ hội Katê diễn ra vào ngày mồng 01 tháng 07 Lịch Champa (khoảng đầu tháng 10 Dương lịch).

Ngày nay, lễ hội này của tộc người Champa được tổ chức trên bình diện không gian rộng lớn, nhằm tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Rôme… và trời đất, ông bà tổ tiên đã phù hộ cho họ. Lễ hội Katê là biểu hiện một phần tư duy phồn thực đối lập với nhân tố dương thì có nhân tố âm - Lễ Chabur - Lễ cúng các vị Nữ thần vào tháng 9 lịch Chăm. Sự liên kết giữa Nam thần - Nữ thần, giữa Trời - Đất, Cha - Mẹ, Đực - Cái, Vùng cao - Vùng thấp… là nét đặc trưng phổ quát trong nền văn hóa Champa được thể hiện qua nghi lễ hội hè, sắc phục cho đến nhiều loại nghệ thuật khác. Cho nên, lễ hội Katê chứa đựng nội dung và ý nghĩa ấy.

Lễ nghi Katê được tổ chức từ Bi môn, Kalan (đền tháp) đến Paley (làng), đến Nga wôm (gia đình), tạo thành một dòng chảy của lễ hội phong phú, đa dạng.

Lễ hội Katê tại đền tháp được điều hành bởi Ban tế lễ gồm: thầy cả sư (Pô Dhia) trụ trì đền tháp làm chủ lễ, thầy kéo đàn Kanhi (Ôn Kadhar) hát thánh ca, bà Bóng (Muk Payâu) dâng lễ vật lên các vị thần, ông Từ ( Camưnay) chủ trì lễ tắm tượng, và c&ugrav

0
Total votes: 0
Kaka
Thích học hỏi, muốn làm một chút gì đó cho cộng đồng, văn hóa xh của mình...
Be the first person to like this.

It will be interesting:

By: On October 8, 2017
0 Rating 303 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On February 28, 2015
0 Rating 624 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 31, 2020
0 Rating 227 views 0 likes 0 Comments
Read more