• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
ranam
by On September 16, 2012  in Văn hóa Champa /
0 Rating 351 views 0 Likes 0 Comments

(TT&VH Online) - Dự một đám cưới dù được “diễn” lại tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội, nhưng người xem vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi những nghi thức và phong tục truyền thống của họ.

Thể thao & Văn hóa Online xin chia sẻ với bạn đọc chùm ảnh lễ cưới của chú rể Kanafi và cô dâu Subaydáh (sinh năm 1982) để cùng hiểu thêm một phần cuộc sống của người Chăm hiện đang sinh sống tại An Giang – Việt Nam.


Theo phong tục xưa, nam nữ Chăm không được quyết định trong việc cưới hỏi. Đến tuổi lập gia đình, cha mẹ nhà trai sẽ tìm hiểu và nhờ ông cả của làng ngỏ lời với nhà gái. Khi được chấp thuận, người làm mối sẽ trao đổi trước sau đó nhà trai sẽ làm lễ “dứt lời”, tức là khẳng định mọi việc đã được thống nhất.


Trong lễ hỏi, nhà trai mang theo một mâm trái cây làm lễ vật và những vật dụng cần thiết cho cô dâu trong đời sống riêng sau này như áo dài cưới, xà rông, khăn đội đầu, kim chỉ... 

Phía nhà gái hôm sau sẽ “trả lễ” 1 mâm bánh và nhà trai trao một phong bì tiền cho nhà gái. Gần tới ngày cưới, ông cả cùng với người nhà trai mang giường sang sau đó cầu nguyện và trang trí phòng cưới.


Trong ngày cưới, cô dâu áo dài nhung đỏ, tím hay nhiễu dài đến gối, không xẻ hông, trùm khăn ren trắng, tóc và hai tai đều cài hoa và trâm cài đầu với các trang sức như vòng vàng, kiềng, nhẫn xuyến... chú rể mặc quần áo dài, quàng khăn, đội mũ vải màu trắng, móng tay, móng chân nhuộm đỏ bằng lá cây như cô dâu.


Lễ cưới diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên là ngày họp họ - làm bánh. Bánh dùng trong lễ cưới gồm có 3 loại bánh là bánh ha bum (bông lan), tapaikagah, gti kling (bánh ba lỗ) và món cơm cà ri bò.

Ngày thứ hai - ngày “lên ghế” (giường), cả hai gia đình nhà gái, nhà trai tự làm lễ cầu nguyện, ở mỗi gia đình, người đại diện sẽ đọc những lời chúc cầu nguyện cho cô dâu, chú rể sống bình an, hạnh phúc, sau đó mời cơm dân làng.


Ngày thứ ba - “đưa rể”, nhà trai tự đưa chú rể đến nhà gái. Nhưng trước khi đến nhà gái, nhà trai phải đến thánh đường làm lễ.

Khi đến nhà cô dâu, chú rể sẽ được bố vợ đón và cùng các ông cả làm lễ. Thủ tục quan trọng nhất là con rể bắt tay bố vợ sau đó đọc kinh, cầu phúc cho đôi vợ chồng trẻ.


Ông cả phía bên nhà gái sẽ là người phụ trách việc dắt chú rể vào buồng cô dâu bằng 1 chiếc khăn để thực hiện làm lễ "lên giường". Khi gặp cô dâu, chú rể phải lật khăn che và chỉ vào trán cô dâu ý khẳng định nguyện ước vợ chồng.


Trong nghi lễ “lên giường”, các ông cả, phù dâu sẽ tiếp tục làm lễ chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ.


Sau khi thực hiện đủ các nghi lễ, cô dâu sẽ trang cho chú rể những vật dụng sử dụng hằng ngày.

Tiếp đó, cô dâu chú rể sẽ ra chào họ hàng và khách đến dự buổi lễ.


Phía nhà gái sẽ phụ trách việc mời cơm khách. Bữa cơm thân mật trong đám cưới của người Chăm thường chỉ có cơm trắng và cà ri bò. Bữa cơm hoàn toàn không có rượu mà chỉ có nước chè và món bánh tráng miệng.


Chú rể và bố vợ sẽ có nhiệm vụ tiếp khách trong bữa cơm và nhận những lời chúc phúc. Mặc dù đã có những thay đổi cho phù hợp với đời sống mới nhưng về cơ bản, những nghi thức vẫn được gìn giữ theo đúng luật Hồi giáo.


Cuối bữa ăn, sẽ có 3 loại bánh là bánh ha bum (bông lan), tapaikagah, gti kling (bánh ba lỗ) là bánh truyền thống là dạng bánh chay để dùng cho tráng miệng.


Sau bữa ăn tối, trong phòng cưới, bốn người phụ nữ sẽ chuẩn bị một vật dụng đựng (xô, thau…) thả vào đó 10 đồng bạc cắc (tiền xu, đồng hoa xòe). Cô dâu và chú rể sẽ mò, ai mò được nhiều hơn người đó sẽ có tiếng nói hơn trong cuộc sống gia đình sau này.

Người Chăm thường rất tôn trọng các quyết định của con cái. Ngay sau khi lấy chồng, theo luật Hồi giáo, chú rể sẽ phải ở rể 3 ngày. Sau đó đôi vợ chồng trẻ có thể quyết định ra ở riêng hoặc ở nhà trai, nhà gái tùy theo mong muốn.

Cao Mạnh Tuấn

theo: thethaovanhoa.vn

0
Total votes: 0
ranam
User not write anything about he.
Be the first person to like this.

It will be interesting: