• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Jathraoh
by On September 18, 2012  in Văn hóa Champa /
0 Rating 176 views 5 Likes 4 Comments

 

(Nghiên cứu tại địa điểm làng Văn Lâm)

Mbuic haluk là “tang lễ cho thai nhi’’, là nghi lễ của người Chăm Bàni.

Người Chăm là một dân tộc có nền văn minh sớm phát triển. Họ đã xây dựng một Vương quốc Champa (1)
hùng mạnh một thời trong khu vực. Vương quốc này để lại nhiều di sản văn hóa phong phú. Các thành
tố văn hóa này được cấu thành từ sự sáng tạo, tiếp thu và cải biến qua nhiều đợt, sớm định hình trong sự
đa dạng. Người Chăm Việt Nam gồm có 161.729 người(2) (năm 2009), sống tập trung ở vùng Ninh Thuận,
Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Phú Yên…

Người Chăm theo 2 tôn giáo chính Bà La Môn và Hồi giáo. Hồi giáo gồm 2 dòng: Bàni (Hồi giáo không
chính thống), Islam.

1. Chăm Bàni

Hồi giáo được du nhập vào Champa từ cuối thế kỉ thứ X(3) nhưng chỉ thực sự biểu hiện mạnh ở thế kỉ
XVII(4).

Ban đầu, người Bàni chỉ thờ duy nhất Đấng tối cao Allah. Cách hành lễ của họ cũng tương đồng với cộng
đồng Hồi giáo quốc tế.

Năm 1471, thành Vijaya (Đồ Bàn) bị thất thủ. Champa bước vào ngưỡng khủng hoảng nhiều mặt. Niềm
tin vào các vị thần Bà La Môn bị giảm sút. Ấn Độ cũng không còn liên hệ với Champa nữa.

Người Champa muốn tìm kiếm một chỗ dựa mới về tinh thần. Nhiều người Champa đã cải đạo vào Hồi
giáo. Đến thế kỉ XVII, số lượng tín đồ Hồi giáo đã chiếm ½ dân số(5). Mâu thuẫn tôn giáo diễn ra gay gắt.

Po Romé(6) chủ trương một cuộc cải cách cho dung hòa hai tôn giáo này. Người Bà La Môn thờ cả Allah,
và người Bàni thờ luôn các vị thần Bà La Môn. Đồng thời, ông còn cho kết hợp với một số tín ngưỡng đa
thần dân gian bản địa, thờ các Po yang. Đó là đề thuyết giải quyết mâu thuẫn tôn giáo và tìm chỗ dựa về
tinh thần của ông.

Hiện nay, nhiều hộ người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn thực hiện theo thành quả của cuộc
cải cách tôn giáo này. Họ thờ nhiều tín ngưỡng đa thần bản địa, gọi chung là ngap yang. Ngap yang phổ
biến là các nghi lễ: ngap tanâh riya (cúng thần đất), ngap pabaiy (tế dê cho thần, cầu mong điều lành), …

Tuy nhiên, người Bàni có xu hướng đơn giản hóa các lễ ngap yang, từ bỏ một số lễ ngap yang mà họ cho
là không cần thiết. Trong cách hành lễ của các tu sĩ, họ tập trung tôn thờ Allah. Ngày nay họ vẫn còn thờ
các Po yang. Tuy nhiên người ta không còn biết đến tên các vị thần Bà La Môn nữa.

 
2. Nghi lễ Mbuic haluk: giá trị nhân văn

Chăm Bàni có nhiều nghi lễ không thống nhất, có sự khác nhau tùy theo làng tùy theo vùng. Mbuic haluk
cũng không thống nhất.

Những thai nhi chưa ra đời, gặp một sự cố bất hạnh phải giã từ khi mới còn ở trong bụng mẹ, người
Chăm có tục Mbuic haluk để tưởng nhớ, bồi đắp cho sinh linh bất hạnh này. Linh hồn của các thai nhi này
cũng được xem là thành viên trong các linh hồn của dòng tộc ở thế giới bên kia.

Nếu người phụ nữ bị sảy thai ở quê thì các Po Acar(7) sẽ lấy một nắm đất ở nơi nó để tượng trưng cho thi
thể thai nhi. Nếu người phụ nữ sảy thai ở nơi xa lạ thì các Po Acar ra cạnh làng về hướng nam lấy một
nắm đất để tượng trưng cho thi thể thai nhi. Nắm đất này được nắn theo hình người, quấn qua vài lớp vải
trắng. “Thi thể của thai nhi” được Po Acar mặc nhiều lớp “áo”. “Áo” là một dải khăn màu trắng nhỏ được
cắt theo hình thù tượng trưng áo người quá cố(8). “Thi thể của thai nhi” được Po Acar thực hiện nghi thức
tắm, rồi chôn trong Ghur(9), tương tự người chết.

Trong Mbuic haluk, người ta sẽ “gửi” nhiều quần áo, đồ sinh hoạt của trẻ con cho thai nhi. Các vật dụng
này được Po Acar thực hiện nghi thức đọc vài đoạn kinh Qu’ran(10) của người Hồi giáo Bàni, để trao cho
linh hồn của thai nhi bất hạnh. Nghi thức “trao gửi” vật dụng cho người chết là yếu tố ảnh hưởng từ Bà
La Môn. Ngoài ra người ta cũng nấu nhiếu món truyền thống như aia nang, aia bai pung…Các thành viên
trong dòng họ đến tham dự đông đảo. Người ta giúp đỡ nhau làm những việc như nấu cơm, nấu canh…
Rồi họ có một bữa ăn chung. Trong đám tang người Bàni thân nhân người quá cố thường khóc đau đớn
nhưng trong Mbuic haluk họ không khóc chỉ tỏ ra luyến tiếc cho số phận của thai nhi này.

Giá trị nhân văn nghi lễ này được giải thích qua gốc độ tâm linh. Nếu như các vị bác sĩ xem các thai nhi
bất hạnh này chỉ như cục thịt không hơn không kém thì người ta sẽ cảm nhận được linh hồn của thai nhi
qua lễ Mbuic haluk. Người ta không ngần ngại phá thai, xem đó như chuyện thường, chẳng để ý đến linh
hồn của thai nhi bất hạnh này. Phá thai hay sảy thai là chuyện hay xảy ra nhưng dù sao các thai nhi cũng
là giọt máu mủ trong lòng bà mẹ, sẽ thật tàn nhẫn khi chúng ta bỏ lơ linh hồn của nó. Theo quan điểm
trên khía cạnh tâm linh con người chết đi sẽ có linh hồn ở thế giới bên kia, thế tại sao các thai nhi lại
không có linh hồn? Nếu thai nhi này có linh hồn thì chúng ta phải đối xử bình đẳng, xem linh hồn này là
thành viên trong các linh hồn người quá cố của dòng tộc.

Rõ ràng Mbuic haluk thể hiện tình ruột thịt máu mủ của chúng ta.

 


(1 ) Vương quốc Champa ra đời năm 192 sau Công nguyên do Khu Liên( Cri Mara) sáng lập.
(2) Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở
(3) Theo Ge. Maspero, Royaume de Champa
(4) Theo P.Y.Mauguin, Ilimochampa.org
(5) P.Y.Mauguin cho rằng sở dĩ ở Ninh Thuận, Bình Thuận ở thế kỉ XX có số người Chăm Hồi giáo chỉ còn 1/3 là do
nhiều người Chăm Hồi giáo đã di cư sang Campuchia
(6) Po Romé trị vì trong những năm 1627 – 1653.
(7) Chức sắc Hồi giáo Bàni.
(8) Áo người quá cố là áo giống như áo huet của các ông già.
(9) Nghĩa địa Chăm Hồi giáo Bàni.
(10) Qu’ran của người Hồi giáo Bàni có nhiều biến thể so với Qu’ran của người Hồi giáo chính thống. Nhiều đoạn sử
dụng tiếng Chăm.

 

 GIÁ TRỊ NHÂN VĂN NGHI LỄ MBUIC HALUK CỦA NGƯỜI CHĂM BÀNI

 

 

 

 

0
Total votes: 0
Jathraoh
User not write anything about he.
Like (5)
Loading...
5
ranam
hay quá, bạn la cây bút Chăm trẻ sắc bén của cộng đống Chăm bây giờ đó. cố lên bạn nhé.
2
2
September 18, 2012
Min Cham
<p>Bài viết hay!</p>
September 19, 2012
nguyen thi phuong
<p>chat ban la cham bani dung k ban biet rat ro ve nghi thuc cua cham bani hihi</p>
September 23, 2012
nguyen thi phuong
<p>minh thich cach viet cua ban</p>
January 7, 2013

It will be interesting: