• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Kaka
by On September 20, 2012  in Văn hóa Champa /
0 Rating 100 views 0 Likes 1 Comments

Dư luận bạn đọc:

Gần đây có dư luận là Pô Mưbơk không phải là mẹ Pô Rômê. Nhất là bài viết: “Po Nagar Mabek không phải là mẹ của Po Rome” của BBT Champaka.info. Là tác giả của bài viết được các anh quan tâm, chân thành cám ơn anh và tôi xin được trao đổi để độc giả có thể thấy rõ bức tranh về cuộc đời Pô Mưpơk.

1/. Sắp tới Palei Pabhan trùng tu Pô Mưbơk, sẽ có bia sự tích Pô Mưbơk, cần có sự chính xác và khoa học đễ lưu lại đời sau. Do đó xin BBT Champaka.info và tác giả bài viết trên góp tay tham gia bổ sung lại Sự Tích Pô Mưbơk cho chính xác hơn. Hoặc nếu không đươc thì xin anh cung cấp tư liệu liên quan tới ngài để chúng tôi sử lý và bổ sung.

2/. Về phần tên gọi và giả thuyết liên quan tới ngài bằng văn bản rất hiếm hoi. Như anh viết: “trong văn chương Chăm, người Chăm thường gọi Po Nagar Mabek ám chỉ Po Nagar có đền thờ phượng ở Palei Hamu Mabek (tức là làng Quí Chánh) ở phía nam của tháp Po Rome.” Có thể anh cho chúng tôi xin văn bản dó được không?

3/. Tất cả những phát hiện trong bài viết đều là giả thuyết trình bày quan điểm và nhìn nhận của những người thờ cúng Pô Mưbơk và dân làng quanh vùng, làng Vụ Bổn, và Hậu Sanh. Rất cần sự bổ sung nếu có phát hiện mới về ngài.

Quan điểm của con cháu Pô Mưbơk (giòng họ đang thờ ngài) và người địa phương:

Trong tư liệu phỏng vấn người liên quan, từ năm 1974, năm 1986 đến năm 2000 và gần đây, cho ba lần đăng bài này. Họ đều cho rằng Pô Mưbơk hay Muuk Mưbơk, chứ không phải Pô Nưgar Mưbơk hay Pô Nưgar Hamu Mưbơk. Tộc trưởng và ông Tamnei hiện nay của giòng tộc Mưbơk cũng xác nhận đây là mẹ của Pô Rômê và sẽ hầu chuyện mikva sớm khi có dịp.

Kẻ cho rằng bà là người làng Mưbơk, người nói bà là mẹ của vua Ppô Rômê, người gốc làng Rinhoh (Ninh Hà, là làng Aval, nay thuộc xã Phan Hiệp) Phan Rí tên là Mưwa. Một hôm do ăn phải đọt lim xanh trong rừng nên có thai, bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà. Trên đường tìm nơi nương tựa, bà đến ở và sinh hạ Ja Kathaut (tên Ppo Rome khi nhỏ) tại làng Tường Loan (có Danook Pô Yang Thook tại đây). Cũng bị xua đuổi, nên với con đỏ trên tay, bà lần bước đến làng Hamu Biruw (thôn Lạc Trị huyện Tuy Phong) rồi đến trú ngụ, sinh sống tại làng Palei Mưbơk, và palei Pabhan. Plei Mưbơk ở ven bờ Đập Marên, là vùng đất phù sa màu mỡ với rất nhiều vườn rẫy tốt tươi, dân làng hiếu khách đã chấp nhận và cưu mang mẹ con bà.

Bà là người nhân đức, nuôi dạy con thành người hiền tài. Bà có công lớn đối với địa phương, làm việc từ thiện, lấy việc giúp bà con làm ăn sinh sống đoàn kết hòa thuận giữa Chăm và Bani (Ahier, Aval) làm trọng, đặc biệt là giữa cư dân của 4 làng lân cận trong vùng là: Nha Phân (Palei Pabhan), Chà Vin (Palei Chaping), Ma Vớ hay Quí Chánh (Palei Mưbơk) và Palei Hamu Kalauk.

Quan điểm của tác giả: Con cháu palei Mưbơk thờ phụng và nhớ ơn Muuk Mưbơk, người có công với Palei Mưbơk. Suốt nhiều năm trường phải cúng tế 3 lần mỗi năm, và coi ngài như là niềm tin duy nhất phù hộ độ trì cho cuộc đời họ. Tôi cho rằng Danook này được xây dựng vào thời Pô Rômê (là người theo niềm tin Aval). Thời điểm vùng mưbơk phát triển nhất.

Lúc mà niềm tin Bini phát triển mạnh và yếu tố Balamôn đã thành Ahiêr hoàn toàn. Yếu tố tín ngưỡng bản địa chiếm ưu thế, cho nên nếu nói Pô Mưbơk là hiện thân của nữ thần Bhagavati/ Parvati là không thuyết phục. Giòng tộc và palei Mưbơk không thể xây Danook nhỏ để thờ phu nhân của đấng Shiva thần linh của đạo Hindu chính thống được. Vị thần hoàn toàn không liên hệ gì đến họ. Công thức này có thể đúng với Pô Nagar Nha Trang nhưng với Pô Mưbơk, thì không, vì không có tư liệu và không hợp lý. Người palei Mưbơk với tâm linh bản địa (Aval và Ahier), lẽ nào họ xây đền để thờ Bhagavati là tâm linh của người Cham Balamôn chính thống sống nhiều trăm năm trước.

Hơn thế nữa, nghi thức hành lễ Pô Mưbơk và Pô Ina Nagar có khác nhau:

a/. Cúng cho Pô Mưbơk, 3 lần trong một năm, trong khi Pô Ina Nagar, một năm, một lần.

b/. Sản vật cho Pô Mưbơk theo qui định chỉ có gà, trong khi Pô Ina Nagar thì là hải sản.

c/. Chủ lễ cho Pô Mưbơk là ông tamanei giòng tộc Mưbơk, trong khi làm lễ cho Pô Ina Nagar là Pô dhia, Ông kadhar và muuk pajuw.

d/. Chịu trách nhiệm cúng Pô Mưbơk chỉ có giòng tộc Pô Mưbơk, trong khi Pô Ina Nagar dân cả làng hay cả vùng cùng đóng góp.

Về tên gọi, và về nguồn gốc của hoa văn trong y trang của ngài, tôi có trao đổi với Pô Dhia Hán Bằng (lúc ngài còn khỏe) và nhiều nhân sĩ Cham. Họ cũng cho rằng tên gốc là Pô Mưbơk, sau này mới có người gọi ngài là Pô Nưgar Mưbơk. Không có hamu mưbơk ở vùng này, và tôi chưa nghe ai nói là Pô Nưgar Hamu Mưbơk, hay Palei Humu Mabek bao giờ, cho nên yếu tố này rất mới, (xin các anh giúp, vui lòng cung cấp tư liệu).

Thêm câu chuyện về ngài trong bài Pô Rôme của Ông Bố Xuân Hổ, cho thấy phần lớn cuộc đời mẹ của Pô Rômê là Bà Mưoa (tên bà lúc còn nhỏ), sau này là Muuk Mưbơk, Pô Mưbơk sinh sống tại Palei Mưbơk. Từ đó cho đến sau này không có một người nào có công đức nỗi bậc như mẹ Pô Rômê, cho thấy sư liên quan khá rõ giữa Pô Mưbơk và mẹ Pô Rômê. Nếu chi tiết này không đúng thì chúng ta cũng có thể chấp nhận, và sửa chữa khi có bằng chứng tư liệu xác thực cụ thể.

Pô Mưbơk là di sản chung, cho nên phải lắng nghe mọi ý kiến đóng góp, để có một sự đúng đắn cần thiết. Cần phải có tư liệu cụ thể thuyết phục và bổ sung cho sự tích của ngài được hoàn chỉnh. Có như vậy thì việc trùng tu này mới có ý nghĩa là nhớ ơn công đức của ngài và lưu truyến cho đời sau. Rất mong sự đóng góp ý kiến, và tư liệu, nhất là từ anh Pô Dharma để bổ sung. Mọi thông tin liên quan đến Pô Mưbơk đều được ghi nhận và tri ân. Có thể gởi thư theo email riêng,  hay diện thoại cho tôi đều được hoan nghênh. Tôi sẽ chuyển mọi thông tin về cho Ban trùng tu Danook Pô Mưbơk.

Đua phôl adei xa-ai mikva biak ralô,

Quang Can

 

0
Total votes: 0
Kaka
Thích học hỏi, muốn làm một chút gì đó cho cộng đồng, văn hóa xh của mình...
Be the first person to like this.
Linh Dang
<p>Doa karun Saai Quang Can Ralo</p>
September 20, 2012

It will be interesting: