Cham Blogs
0
Rating
84
views
2
Likes
3
Comments
Đi "ăn" kate thì nhiều rồi, nhưng vì "vô tư" quá nên chẳng biết gì. Nhân dịp dự lễ kate tại quẹ nhà, mình đã có dịp trò chuyện với các bậc tiền bối trong làng, thấy hay hay, post bài lên cùng mọi người chia sẽ, không biết nơi khác như thế nào, mọi người cùng góp ý nhé !
Quê mình ngày nay ở vùng palei parik (Phan Rí), trước đây vào thời Pháp xóm làng còn sống rải rác chứ không tập trung như bây giờ, như palei Kajrauw, palei Hamu Ak, palei Ligauk, palei Hamu Limaung, ...v.v..; Khoảng năm 1948-1950, do chiến tranh loạn lạc nên người Pháp đã tập hợp lại như bây giờ. Mặc dù ở các làng khác nhau nhưng sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong các lễ hội đều giống nhau như lễ Rija nugar, lễ kate, và các thủ tục về ma chay và cưới hỏi khác. Sau đây mình xin trình bày về nội dung và ý nghĩa của việc tổ chức kate tại các gia đình (tổ chức sau khi việc cúng các vị thần, Po trên tháp);
1/ Về "Thực đơn" bao gồm:
- Đồ mặn: Cơm, cá kho, gà luộc, canh cà, nước canh gà, ghẹ luộc + cá nướng + rau giá + dưa leo + muối hột; Ngoài ra tùy vào điều kiện gia đình có thể làm thêm (không bắt buộc) các mon bổ sung như cá lóc nấu ám, vịt dầm, bùn, bánh tráng, ...;
- Đồ ngọt: Bánh củ gừng, bánh nung (bánh tét, bánh nếp không nhân), sariya, sah ri ya, chè, bánh thuẩn, bánh ít, chuối (sứ và xanh); Các loại trái cây khác không bắt buộc, chủ nhà có thể trưng bày thêm;
Tùy nhu cầu của gia đình, người ta có thể cúng 10 mâm hay 6 mâm hoặc có thể nhiều hơn nhưng luôn là số chẳn (vì quan niệm ăn theo cặp)
- Đồ cúng: trầu, cau, trầm để đốt xông khói, thuốc lá, rượu, trà; Ngoài ra chủ nhà còn có thể trưng thêm các món hiện đại như bia, thuốc gói, ...(không bắt buộc); Trầu, cau được trưng bày vào 2 cái khay;
2/ Bố trí:
Hướng đặt mâm là hướng mặt trời mọc (mặt treo màn)
Tùy vào mục đích cúng của mỗi nhà mà chia ra các danok (phòng để cúng) riêng biệt;
- Phòng 1: Phòng để cúng ông bà bên cha (phía tay phải) và bên mẹ (phía tay trái); Bên cha là bên ngoại, bên mẹ là bên nội;
- Phòng 2: Phòng để cúng các bậc sinh thành phía mẹ nhưng không thuộc dòng họ bên mẹ - theo chế độ mẫu hệ - gồm (cha của mẹ hoặc ông nội của nẹ);
- Phòng 3: Phòng để cúng người có ơn nghĩa với gia đình như cha, mẹ nuôi, thầy, ...
- Phòng 4: Phòng cúng cho chủ nhà (nếu chủ lễ ở nhà của người khác, không phải của ông bà để lại)
Cách bố trí mâm: Mâm trên cùng là "mâm cao", dưới là "mâm thấp" và các khay đựng bánh; Dưới cùng là dọn trên lá chuối (không có mâm) để dành cho các vị "linh hồn khách" đến chơi.
3/ Cúng:
Mỗi dòng có một thầy cúng riêng, ví dụ: phòng 1 có 2 thầy cúng, 1 cúng cho bên mẹ, 1 cúng cho bên cha;
Khi bắt đầu cúng, thầy cúng làm thủ tục đốt nến, đốt trầm sau đó bắt đầu cúng;
Phòng Muk cei cúng trước (bắt đầu) thì các phòng khác mới bắt đầu cúng.
Trong quá trình cúng, chủ lễ hoặc người trong nhà ngồi phía sau thầy cúng khấn vái, cầu an, mời ăn, ...
4/ Ăn:
Sau khi cúng xong, dọn ra, gia chủ cùng mời khách cùng ăn, việc bố trí chỗ ngồi cũng theo thứ tự như lấy cúng vậy; Xếp chỗ ăn theo chiều Đông - Tây, người lớn ngồi phía Đông, người vai vế nhỏ thì ngồi phía Tây.
Total votes: 0
vinh hoa
Yêu văn hóa và con người dân tộc Chăm
Like (2)
Loading...
<p>Một số nét đẹp mà mình thấy ở đây là:</p>
<p>Lễ Kate được cúng đều cho các bên (bên nội và bên ngoại) mặc dù là chế độ mẫu hệ; Vì dòng họ là theo bên mẹ nhưng vì cha của mẹ hoặc ông nội của mẹ không thuộc dòng họ (theo quan niệm !) nên không nằm chung một "kut" nhưng trong lễ kate đã kh... View More
<p><strong>Có phải chăng lễ hội kate là lễ hội để đền ơn đáp nghĩa ? na ná lễ tạ ơn.</strong></p>
It will be interesting:
Related Blogs
vinh hoa Information
Statistic
0 Blog Rating
4 Total Blogs
23 Total Blog Comments
Last Blog Comments
C
Xin c?m ?n ?
??c xong t??ng c