• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Kaka
by On January 20, 2013
0 Rating 432 views 0 Likes 11 Comments
anh voa
 

Ngày 9-1-2013, đài BBC đăng bài viết về nhà nước Việt Nam hình thành một đội ngũ chuyên gia để "đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch". Riêng tại Hà Nội, cơ quan tuyên giáo thành phố đã tổ chức đội ngũ 900 Dư Luận Viên chuyên làm nghề tuyên truyền bằng miệng chống lại các đối tượng thù địch.

 

Song song với đội ngũ Dư Luận Viên này, đài BBB còn cho rằng nhà nước Việt Nam đã hình thành « nhóm chuyên gia đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet ». Riêng về thành phố Hà Nội, nhà nước đã xây dựng 19 trang tin điện tử và lập ra hơn 400 tài khoản trên các mạng xã hội để trực tiếp bút chiến với các "thế lực phản động".

 

Đài BBC còn cho biết nhà nước Việt Nam yêu cầu các báo chí phải «thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm, thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh".

 

Bài bình luận của đài BBC về « đội ngũ bút chiến » tại Việt Nam là tin tức quan trọng đáng chú ý. Vì rằng, kể từ mấy năm qua, tòa soạn web Champaka có nhận hàng trăm email nặc danh và không nặc danh nhằm bút chiến chống phá tổ chức IOC-Champa, web Champaka và nhất là dặp tắt cho bằng được Ts. Po Dharma mà họ xem là đối tượng thù địch hàng đầu. Chính đó là nguyên nhân giải thích cho bài viết của chúng tôi nhằm phân tích ai là nhận vật người Chăm nằm trong « đội ngũ bút chiến » này.

 

Nguồn gốc của bút chiến chống phá

tổ chức Champa taị hải ngoại

 

1). Tình hình trước ngày bút chiến

 

• Nhân dịp Trại Hè Thanh Niên Champa tại Hoa Kỳ vào ngày 9-7-2006, cộng đồng người Chăm quyết định tổ chức Đại Hội Champa 2007 nhằm kỷ niệm 175 vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832. Qua phiên hợp, Chế Linh là trưởng ban tổ chức, cựu dân biểu Lưu Quang Sang và Từ Công Thu là 2 phó trưởng ban.

 

Dự án kỷ niệm 175 năm Champa vong quốc đã gây ra môt làn sóng hướng về quê hương Champa đổ nát của người Chăm tại hải ngoại. Tiếc rằng nhà nước Việt Nam cho đây là thái độ khiêu khích nằm trong chủ trương phục hưng vương quốc Champa độc lập đặt dưới sự chỉ đạo của Ts. Po Dharma, một thành viên của phong trao Fulro kể từ năm 1968, không chấp nhận trở về hợp tác với nhà nước Việt Nam. Kể từ đó, bà con Chăm bắt đầu nhận những email nặc danh, những cú điện thoại từ trong nước vừa hăm dọa vừa mua chuộc mà nội dung nhằm yêu cầu người Chăm tại hải ngoại không nên tổ chức Đại Hội này, vì mục tiêu chỉ gây thêm hần thù dân tộc Việt-Chiêm.

 

• Hai tháng sau, Po Dharma tổ chức Hội Thảo Ngôn Ngữ và Chữ Viết Chăm tại Kuala Lumpur vào ngày 21-9-2006 để giải quyết vấn để chữ viết Chăm do Ban Biên Soạn gây ra, có sự tham gia của Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, Lưu Quang Sang và Thành Phú Bá, Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Pts. Trương Văn Món, v.v.

 

Nhân dịp này, Lưu Quang Sang vẩn còn giữ lập trường là phải tổ chức đại hội 2007.

 

• Tháng 10-2006, từ Kuala Lumpur Lưu Quang Sang trở về Việt Nam và có gặp cơ quan công an nhiều lần. Theo nguồn tin cho biết, cơ quan công an yêu cầu Lưu Quang Sang không nên tổ chức đại hội nhằm kỷ niệm Champa mất nước và sẳn sàng cho phép Chế Linh về Việt Nam để trình diễn, nếu Chế Linh không nằm trong ban tổ chức của Đại Hội Champa 2007 nửa.

 

Chế Linh là ca sĩ Chăm muốn trở về Việt Nam kể từ năm 2004, nhưng chính quyền Hà Nội từ chối.

 

2). Khởi đầu cho trận bút chiến

 

• Tháng 11-2006, Lưu Quang Sang trở lại Hoa Kỳ. Ngày 28-11-2006, Chế Linh viết thư cho bà con Chăm để xin rút lui ra khỏi ban tổ chức Đại Hội Champa 2007 vì mục tiêu không phù hợp với nguyện vọng của dân tộc Chăm. Vài ngày sau, Lưu Quang Sang cũng tuyên bố xin từ chức ra khỏi ban tổ chức của Đại Hội 2007.

 

•   Ngày 6-12-2006, Chế Linh tuyên bố với đài BBC là ông đã có giấp phép về hợp tác với nhà nước Việt Nam.

 

Thái độ bỏ rơi đồng đội của Chế Linh và Lưu Quang Sang để trở về đầu thú với nhà nước Việt Nam đã gây ra một làn sóng phẩn nộ trong cộng đồng người Chăm tại Hải Ngoại chung quanh vấn đề : Chế Linh và Lưu Quang Sang là hai nhân vật đã từng sống trong trại cải tạo của chế độ cộng sản, thường kêu gọi bà con Chăm chống cộng, nay lại xin trở về hợp tác với chế độ cộng sản và quay lưng với quê hương Champa đổ nát để chống phá các tổ chức đấu tranh của người Chăm tại hải ngoại.

 

Để trả lời cho Chế Linh và Lưu Quang Sang, trí thức Chăm tại hải ngoại quyết định tổ chức cho bằng được Đại Hội Champa 2007, dù Chế Linh và Lưu Quang Sang có chống đối đến đâu đi nữa. Thế là chiến trường bút chiến giữa nhóm Chế Linh-Lưu Quang Sang và tổ chức người Chăm tại hải ngoại bắt đầu bùng nổ trên mạng web.

 

Mô hình tổ chức của đội ngũ bút chiến

 

Đội ngũ bút chiến chống phá tổ chức đấu tranh của người Chăm chia làm 3 nhóm :

 

1). Đội ngũ nặc danh chuyên nghiệp

 

Đây là đội ngũ chuyên nghiệp nằm trong cơ quan phản gián chuyên viết những email nặc danh, lúc nào cũng cho mình là sinh viên Chăm, trí thức Chăm, v.v. nhưng không bao giờ cho biết người Chăm ở làng nào. Đội ngũ này chia thành nhiều tổ, có nhiều cây viết rất đặc sắc, nhằm phản hồi trực tiếp những biến cố của người Chăm không có lợi cho nhà nước Việt Nam, như vấn đề chiếm đoạt đất đai người Chăm, vụ hiếp đáp thanh niên Chăm, vụ lò hạt nhân tại Ninh Thuận, vụ cải biến chữ Chăm của Ban Biê Soạn, vụ Inrasara viết bài chê bai vua chúa Chăm, vụ Thành Đài làm bằng giả mạo, vụ cựu dân biểu Lưu Quang Sang từ chối tham gia ngày ra mắt tác phẩm Lịch Sử Champa, v.v.

 

Đội ngũ nặc danh chuyên nghiệp là tổ chức nắm vững tình hình xã hội người Chăm, có trình độ kiến thức cao và có hệ thống phản gián rất tinh vi qua những bài biết có lý luận nhằm lôi kéo sinh viên và trí thức Chăm phải xa lánh những tổ chức phản động người Chăm tại hải ngoại. Đội ngũ này cũng không ngần ngại viết bài cảnh cáo một số trích thức Chăm trong nước không nằm trong phe nhóm của Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang và Quảng Đại Cẩn.

 

Chỉ cần đọc qua bài viết của Lanh Muadong vào tháng 9 năm 2012 độc giả có thể đoán rằng đây là nhân vật nằm trong « đội ngũ bút chiến » chuyên nghiệp. Trong bài viết, ông ta chỉ trích 12 trí thức Chăm trong nước như Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Bá Trung Phụ, Ts. Trương Văn Món, v.v. là những người không có trình độ để viết bài khảo luận; chê bai Pgs. Thành Phần là tiến sĩ ba xu, học cho có lệ ở nước Liên Sô thời trước, trong lúc đó ông lại tăng bóc Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang và tôn vinh Ts. Quảng Đại Cẩn (xem: Trả lời cho tên nặc danh Lanh Muadong) 

 

Bên cạnh nhân vật Lanh Muadong, còn có những nhân vật đáng chú ý khác như Bá Văn Anh, Thành Quang Hoàng, Đàng Năng Thạnh, v.v. và một số nhân vật nằm trong nhóm của Nguyễn Văn Tỷ gồm có Abd. Moham,Vija Sribinuy và Luong Phu Thai, Thanh Thanh Anh, v.v.

 

Xem: 

Email nặc danh của Bá Văn Anh và Thành Quang Hoàng 

Musa Porome trả lời cho Thành Quang Hoàng

Hai tên nặc danh Bá Văn Anh và Thành Quang Hoàng là ai? 

 

« Đội ngũ bút chiến » chuyên nghiệp cũng thường kết tội cơ quan ngôn luận Champaka là tổ chức chống phá trí thức Chăm, gây chia rẻ dân tộc, v,v..  « Đội ngũ bút chiến » chuyên nghiệp không ngửng tìm cách khống chế người Chăm tại hải ngoại qua cú điện thoại trực tiếp để khuyên nhũ họ không nên chống phá nhà nước Việt Nam hay qua lời hăm dọa không cho phép về thăm nhà, nếu còn tiếp tục đấu tranh.

 

2). Đội ngũ nặc danh không chuyên nghiệp

 

Đội ngũ nặc danh không chuyên nghiệp tập trung một số người Chăm nằm trong nhóm của cựu dân biểu Lưu Quang Sang, Chế Linh và Nguyễn Văn Tỷ.

 

Ja Gala Jak là tên nặc danh người Chăm đầu tiên ra tay viết bài bút chiến vào ngày 23-2-2007 phát xuất từ máy vi tính của Lưu Quang Sang. Cham Chek là tên nặc danh thứ hai viết ngày 6-7-2007 phát xuất từ máy vi tính của Chế Linh.

Xem bài:

Ja Gala Jak (Lưu Quang Sang)

Email thứ 20 của Chế Linh chống phá tổ chức Chăm tại hải ngoại

 

Sự ra đời của 2 tên nặc danh Ja Gala Jak và Cham Chek do cựu dân biểu Lưu Quang Sang và ca sĩ Chế Linh tạo dựng đánh dấu cho sự bùng nổ của chiến trường bút chiến giữa người Chăm trên mạng web. Mục tiêu của “đội ngũ bút chiến” người Chăm chỉ nhằm:

 

• Lên án Champaka.info là tổ chức cố tạo “sự liên hoàn trận nhằm đánh phá bà con đồng tộc mình » và gán cho Champaka.info là « cái nôi chia rẽ dân tộc, chống phá trí thức Chăm ».

 

• Tìm mọi cách để bảo vệ cho 10 nhân vật mà Hán Dương Phú (trí thức Chăm trẻ thôn Hữu Đức) nêu ra công khai ngày 3-1-2013, đó là:

 

Inrasara, Nguyễn Văn Tỷ, Chế Linh, Quảng Đại Cẩn, Thành Đài, cựu dân biểu Lưu Quang Sang, Bá Văn Đông (em rể của Lưu Quang Sang), Kiều Ngọc Quyên (xui gia của Lưu Quang Sang), Lưu Quang Sáng (con của Lưu Quang Sang), Lâm Gia Tân (con rể của Lưu Quang Sang), Lưu Quang Tuấn Huy (cháu của Lưu Quang Sang).

 

• Phản tuyên truyền bằng cách kết tội Champaka.info là cơ quan chuyên làm nghề chỉ trích trí thức Chăm và kêu gọi độc giả không nên đọc mạng web Champaka.info nữa.

 

• Khuyên răn Champaka.info chỉ đăng những bài viết về văn hóa và phong tục tập quán Champa, chứ không nên nêu ra những bài viết về tệ đoan của xã hội, chỉ gây ra sự chia rẻ giữa người Chăm

 

3). Đội ngũ bút chiến ra mặt công khai

 

Đội ngũ bút chiến ra mặt công khai chống phá tổ chức Champaka tập trung vào khoảng 12 người Chăm, chia thành 4 nhóm :

 

a). Nhóm bảo vệ chữ Chăm của Ban Biên Soạn

 

Nhóm này gồm có Nguyễn Văn Tỷ, Phú Trạm, Quảng Đại Cẩn và đội ngủ bút chiến nặc danh như Abd. Moham,Vija Sribinuy và Luong Phu Thai, Thanh Thanh Anh, Bá Văn Anh và Thành Quang Hoàng, Ðàng Năng Thạnh, v.v.

 

nguyen van ty 5 inrasara quang dai can
Nguyễn Van Tỷ Phú Trạm Quảng Đại Cẩn


b). Nhóm của cựu dân biểu Chăm

 

Nhóm này gổm có cựu dân biểu Lưu Quang Sang và những thành viên trong gia đình: Bá Đình Lợi (em rể của Lưu Quang Sang), Bá Văn Đông (em rể của Lưu Quang Sang), Kiều Ngọc Quyên (xui gia của Lưu Quang Sang), Lâm Gia Tân (con rể của Lưu Quang Sang), Lưu Quang Sáng (con của Lưu Quang Sang), Lưu Quang Tuấn Huy (cháu của Lưu Quang Sang).

 

luu quang sang 3 ba dinh loi 2 b-v-dong
Lưu Quang Sang Bá Đỉnh Lợi Bá Văn Đông

 

quyen 10 lam-gia-tan luu tuan huy sang 10
Kiều Ngọc Quyên Lâm Gia Tân Lưu quang Tuấn Huy Lưu Quang Sáng

 

Nhóm của cựu dân biểu Lưu Quang Sang cũng có đội ngủ bút chiến nặc danh hùng mạnh đứng đàng sau để yểm trợ, như Đàng Danh ( hanhkhach@rocketmail.com), Đỗng Minh Thạnh ( dthminh13@yahoo.com),  Trượng Nhuận ( truongvnhuan@yahoo.com.vn), v.v.

 

c). Nhóm Chế Linh và Thành Đài

 

Chế Linh và Thành Đài là hai nhân vật độc lập không có mối liên hệ với nhau, nhưng có nội dung bút chiến rất gần gủi với nhau đó là dùng văn chương chửi thề tục tiểu và vô văn hóa trong cuộc đối thoại. Đây cũng là 2 nhân vật táo bạo nhất và dai dẩn dẳn nhất trong ngành bút chiến.

 

che linh 9 thnh dai 3
Chế Linh Thành Đài

 

d). Mạng web người Chăm

 

Mạng www.nguoicham.com là trang web đặt dưới sự điều hành của Bá Trung Thiệu và Bá Trung Tuyên, con của Bá Trung Xin (thôn Văn Lâm) hiện định cư tại Hoa Kỳ. Đây là mạng web giải trí và giao lưu xã hội của người Chăm, nhưng thường lượm lặt những bài viết của đội ngũ bút chiến chống phá tổ chức Champaka để đưa vào trang web. Bằng chứng cụ thể, trong tuần này, mạng web nguoicham.com đăng bài nặc danh :

 

• Với tựa đề « Đồng Thanh Minh góp ý cùng Lộ Trung Cân” nhằm vu khống, mạ nhục Abd. Karim do Thạch Ngọc Xuân đưa lên.

 

• Với tựa đề: “Tôi cảm thấy rất tủi nhục cho Dân tộc Champa mất nước của chúng ta” nhằm yêu cầu Champaka.info phải ngưng bút chiến do Đặng Chánh Linh đưa lên.

 

Thể loại văn chương của đội ngũ bút chiến

 

Đội ngũ bút chiến thường xử dụng 3 thể loại văn chương để chinh phục độc giả.

 

• Nhóm nặc danh chuyên nghiệp dùng lối hành phân tích rất là khoa học để làm dàn bài cho chính sách phản tuyên truyền, chống phá tổ chức Champaka.

 

• Nhóm nặc danh không chuyên nghiệp tập trung những cây búy người Chăm, thường nhân danh trí thức Chăm, sinh viên Chăm, giới trẻ Chăm, nhằm lên án Champaka.info là cơ quan ngôn luận phá rối xã hội Chăm, chỉ trích người đồng tộc và gây ra bao tai hại cho thế hệ trẻ người Chăm.

 

• Nhóm chống đối ra mặt tập trung 7 cây bút người Chăm mà chúng tôi vừa nêu ra chỉ dùng văn chương tục tiểu và dơ bẩn để bội nhọ, mạ nhục và phỉ báng tối đa tổ chức đấu tranh của người Chăm tại hải ngoại

 

Mục tiêu của đội ngũ bút chiến

 

Đọc qua các bài viết, chiến lược của đội ngũ bút chiến chỉ bám vào 4 mục tiêu sau đây :

 

1). Kết tội tổ chức Champaka cố tạo “sự liên hoàn trận nhằm đánh phá bà con đồng tộc».

 

Theo Hán Dương Phú, “Bà con đồng tộc” ở đây gồm có một số người Chăm như Chế Linh, Thành Đài, Lưu Quang Sang, Bá Văn Đông, Kiều Ngọc Quyên, Lâm Gia Tân, tức là 6 cây bút có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với « đội ngũ bút chiến » của Hà Nội.

 

2). Kết tội Champaka.info là « cái nôi chia rẽ dân tộc, chống phá trí thức Chăm ».

 

Đây chỉ là phương sách phản tuyên truyền, vì Champaka.info là cơ quan ngôn luận có mục tiêu phân tích những thành phần người Chăm gây ung nhọt trong xã hội, không liên hệ gì với “cái nôi chia rẽ dân tộc”.

 

3). Kêu gọi Champaka.info phải chấm dứt đăng tải những bài viết về hiện tượng tệ đoan của xã hội Chăm để dành thì giờ làm công tác nghiên cứu về lịch sử Champa mà thôi.

 

Đây chỉ là thông điệp của “đội ngũ bút chiến”. Vì rằng, tại quốc gia tự do và dân chủ, không ai có quyền đưa ra chỉ thị hay yêu cầu cơ quan ngôn luận phải làm theo quan điểm của họ.

 

4). Lên án Ts. Po Dharma và Champaka.info là quỷ kế gây ra bao tang thương cho xã hội Chăm hôm nay và kết tội Abd. Karim và Musa Porome chỉ là tay sai của Ts. Po Dharma.

 

Đây cũng là chiến lược của “đội ngũ bút chiến”. Muốn tiêu diệt một tổ chức thù địch, thì phải dặp phá những người lãnh đạo của tổ chức này.

 

Tầm tác động của “đội ngũ bút chiến”

 

« Đội ngũ bút chiến » của Hà Nội là cơ quan có đủ quyền lực, tập trung những tay bút chuyên nghiệp để hướng dẫn dư luận quấn chúng Chăm và có tầm tác động mạnh vào giới trí thức và thanh niên Chăm không có lập trường bằng cách lôi kéo họ vào hàng ngũ chống phá tổ chức đấu tranh của người Chăm tại hải ngoại. Hiện tượng của một số thanh niên Chăm tham gia vào « bút chiến » là thí dụ điễn hình.

 

1). Lưu Quang Tuấn Huy (cháu ruột của cựu dân biểu Lưu Quang Sang) viết thư gởi cho bà con Chăm nhằm lên án Champaka là tổ chức gây hận thù và đố kỵ.

 

2). Lâm Gia Tân (con rể của cựu dân biểu Lưu Quang Sang) viết cho bà con Chăm qua 8 trang giấy để lên án Ts. Po Dharma là kẻ “ngây ngô và không một chút am hiểu về chính trị” là người “thiếu suy luận với tâm trạng không được bình tĩnh (...) là người có tâm thức không ổn định” là nhà nghiên cứu “không đủ kiến thức để bàn luận (...) không biết suy luận  (...) đã dùng những từ đao to búa lớn để áp đảo, chụp mũ đối phương (...) ông ta sẽ “lột trần” Ts. Po Dharma còn chừa lại “cái quần”, nhưng vì Po Dharma “không biết xấu hổ”,  thành ra Lâm Gia Tân phải “luột truồng luôn” .

 

0
Total votes: 0
Kaka
Thích học hỏi, muốn làm một chút gì đó cho cộng đồng, văn hóa xh của mình...
Be the first person to like this.
<p>Ja Nai@ Haber hâ tuk halei jang pagang khik CPK lo nan? Tuan Huy, Han Duong Phu, Thach Ngoc Xua...... Hu thuw abih dom manuis CPK ndom tal lei? Hu thei maluw o min, payua hu thei ngap hagait chak o. Hâ pâng orang ndom hei, thuw orang ndom ka CPK yuw nan, CPK nen maong gilac wek. Kami ngap gruk sa... View More
January 22, 2013
kevin cham
<p>Nhìn qua CPK phân loại trí thức Chăm, và người cùng đồng hành CPK (chỉ có 4 người- như anh Đặng Chánh Linh cho biết) mà thấy mắc cười quá. trò hề đấy chứ. Thiện tai, thiên tai...</p>
1
1
January 22, 2013
<p>CPK ndom sual ralo, hu ralo orang payua harak nao kak kawom nyu, nyu hu peng orang lac lei? Ja Nai hu thuw dom kadha nan lei? ni wek, dom orang payua email nao ka CPK pih caong ka CPK khik panuec, khik kadha, jaih klak dom kadha ndom chak orang Cam, min CPK hu peng lei? Ja Nai hu thuw dom kadha n... View More
2
2
January 22, 2013
AngleChampa
champaka khiến tôi có cảm đây đó là một tập đoàn chuyên quyền và những người bị champaka chỉ trích được coi là phần tử phản động cần được từ bỏ. Mặc dù họ biết rằng muốn bảo vệ quyền ội của dân tộc 1 cách toàn diện trên mọi lĩnh vực thì việc đầu tiên nên... View More
2
2
January 22, 2013

It will be interesting:

By: On October 4, 2018
0 Rating 296 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 21, 2020
0 Rating 196 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On September 8, 2017
0 Rating 297 views 1 like 0 Comments
Read more