Cham Blogs
Một ngôi đền Hindu bằng đá ong tại Thung lũng Bujang, bang Kedah, Malaysia, thế kỷ 11-12.
Địa danh Amaravati xuất hiện trong văn khắc Chàm vào cuối thế kỷ 11 (1081)(1) để chỉ vùng đất bao gồm Quảng Nam và Đà Nẵng ngày nay với hai cửa biển lớn là Cửa Đại và Cửa Hàn. Amaravati được xem là trung tâm của vương quốc Chămpa trong nhiều thế kỷ nơi sở hữu một cảng-thị sầm uất trên “con đường tơ lụa trên biển” là Đại Chiêm Hải Khẩu.
Đế chế Chola và mối quan hệ Nam Ấn-Chămpa trong các thế kỷ 11-13
Mối quan hệ hải thương giữa tiểu lục địa Ấn Độ/Nam Ấn và miền Trung Việt Nam/Chămpa đã xảy ra rất sớm từ các thế kỷ đầu Công nguyên. Văn hóa nghệ thuật Nam Ấn đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Chămpa trong nhiều thế kỷ. Chẳng hạn niên đại dùng trong văn bia Chămpa từ thế kỷ 7 tính theo lịch Saka của Nam Ấn; những pho tượng Phật bằng đồng sớm nhất của Chămpa tìm thấy ở Đồng Dương, Quảng Nam, thế kỷ 6-7, thuộc trường phái Amaravati hoặc Andhnapura cũng xuất xứ từ Nam Ấn.
Đặc biệt, vào thế kỷ 11 khi đế chế Chola kiểm soát con đường hải thương nối liền Nam Ấn và Đông Nam Á trải dài cho đến vùng Hoa Nam thì mối quan hệ hải thương giữa thương nhân Tamil và cảng-thị Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến rất thịnh đạt, họ đã xây dựng nhiều ngôi đền Ấn giáo tại Tuyền Châu từ thế kỷ 11 - 13 để phục vụ cho cộng đồng thương nhân Tamil và cho các tín đồ Ấn Độ giáo sinh sống tại đây, mà ngày nay vẫn còn hơn 300 vết tích của kiến trúc và điêu khắc Hindu tồn tại ở cảng-thị này(2); trong bối cảnh đó, các cảng-thị Chămpa đương thời chắc hẳn phải đóng một vai trò quan trọng ở vị trí trung chuyển trên tuyến hàng hải nhộn nhịp nối liền giữa hai vùng đất.
Đài thờ thể hiện bốn con voi trước một tòa sen bố cục bằng các đường kỷ hà; loại đài thờ này phổ biến trong nghệ thuật Chàm vào thế kỷ 11-12. Hiện trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh-Chămpa, Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Đền-tháp Ấn giáo và Phật giáo của Chămpa được xây dựng để thể hiện quyền lực của hoàng gia và để thu hút sự chiêm bái của thương nhân quốc tế trên hải trình từ Nam Á cho đến Đông Á. Ngọn núi thiêng Mahaparvata/Hòn Đền của Mỹ Sơn được ngưỡng vọng từ xa trên một vùng biển rộng từ Đà Nẵng đến Cù lao Chàm và Hội An, đó là cột mốc của tiểu quốc Amaravati Chămpa đối với các nhà du hành ven biển.
Văn hóa truyền thống Ấn Độ rất chú trọng việc cúng dường để xây dựng các công trình tôn giáo, đặc biệt, phong tục này được khuyến khích dưới vương triều Chola ở miền Nam Ấn từ thế kỷ 9-13. Các thương nhân người Tamil của vương triều hùng mạnh này đã cúng dường rộng rãi để xây dựng nhiều đền-tháp Phật giáo và Ấn giáo cho khách hành hương tại đây. Ngôi đền Phật giáo nổi tiếng ở Nagapattinam tại Nam Ấn được xây dưới triều vua Narashimhavarman II vào cuối thế kỷ thứ 7 (khoảng 695-722) và được cúng dường lớn để tôn tạo dưới triều vua Chola Rajaraja I vào năm 1006, ngôi đền này được xây dành cho thương nhân ngoại quốc cùng với nhiều ngôi đền Ấn giáo ở Tuyền Châu vào thế kỷ 12-13. Những hoạt động tôn giáo của thương nhân Tamil đã tạo nên những ảnh hưởng văn hóa sâu sắc đến các vương quốc Đông Nam Á đương thời, kể cả Chămpa(3). Theo những ghi chép của Mã Hoan trong sách Doanh Nhai Thắng Lãm (Khảo sát tổng quát các bờ đại dương) được soạn thảo khoảng năm 1434-1436, cho biết rằng vua Chămpa đương thời là người Chola hoặc thuộc dòng dõi Ấn Độ.(4)
Để tạo dựng những công trình tôn giáo quy mô rất tốn kém trong khắp vương quốc, các vương triều Chămpa có thể đã nhận được sự cúng dường rộng rãi của tầng lớp quý tộc và thương nhân nước ngoài lưu trú tại các cảng-thị của vương quốc này. Gần đây, những phát hiện tại nhóm tháp G của Mỹ Sơn đã cung cấp những chứng cứ để tìm hiểu về việc cúng dường tôn tạo đền đài Ấn giáo của Chămpa.
Trong các cuộc khai quật để phục vụ trùng tu tại nhóm tháp G của Mỹ Sơn, các chuyên gia người Ý đã phát hiện được ba viên gạch-trang-trí-góc-tháp có khắc ký tự chữ Hán là “Trần” (陳);(5) những viên gạch này hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Sơn. Chữ “Trần” này có nhiều khả năng là tính danh của một thương nhân Hoa kiều lưu trú tại Champapura (Đại Chiêm Hải Khẩu/Chiêm Thành [?]), người đã cúng dường để góp phần xây dựng ngôi đền quốc gia của vua Jaya Harivarman. Việc cúng dường để xây dựng ngôi đền chính của nhà vua tại thánh đô của vương quốc cũng chính là để thể hiện uy tín của các thương nhân ngoại quốc đối với cộng đồng của họ. Tại các cảng-thị của Chămpa từng có nhiều cộng đồng thương nhân nước ngoài sinh sống(6), trong đó thương nhân Hoa kiều có thể đã đóng một vai trò đáng kể. Điều này có thể được khẳng định thêm khi mà nhóm tháp Mỹ Sơn G được xây dựng vào giữa thế kỷ 12, đây chính là thời kỳ sôi nổi của hoạt động giao thương giữa hai miền Hoa Nam và Nam Ấn, mà, Chămpa là một trung tâm chuyển tiếp như sẽ đề cập ở phần sau. Theo các nhà nghiên cứu, những thương nhân nước ngoài sinh sống tại các cảng-thị lớn của Chămpa có thể bao gồm người Ả Rập, Tamil, Bắc Ấn, Trung Hoa, Mã Lai, Khmer, Việt… cho nên tiếng Chăm đã tiếp thu nhiều từ vựng của các ngôn ngữ này(7).
Đài thờ duy nhất bằng sa thạch có bố cục vuông thể hiện tòa sen bằng những đường kỷ hà, phát hiện tại Thung lũng Bujang, bang Kedah, Malaysia, thế kỷ 11.Ảnh: T.K.P
Năm 2006, tôi đã có dịp đến khảo sát tại di tích Thung lũng Bujang thuộc bang Kedah ở phía tây-bắc bán đảo Malaysia. Đây là một di tích Ấn giáo và Phật giáo phong phú nhất của Malaysia được phát triển trong nhiều thế kỷ, từ thế kỷ 8-13. Di tích này tọa lạc ở một cửa sông lớn giữ vai trò của một cảng-thị trọng yếu trên những tuyến hải thương ở Ấn Độ dương. Vào năm 1025, vua Chola Rajendra I đã từng chinh phục cảng-thị này và đặt tên cho nó là Kadaram (Kedah)(8).
Tại đây, tôi đã nghiên cứu một đài thờ vuông bằng sa thạch có bố cục và trang trí tương tự nhiều tác phẩm điêu khắc của Chămpa trong thế kỷ 11-12. Loại đài thờ này thể hiện một tòa sen cách điệu bằng nhiều đường gờ, chỉ xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật Chàm vào thế kỷ 11-12, mà tiêu biểu là Đài thờ Vũ nữ Trà Kiệu (trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm-Đà Nẵng), Đài thờ bốn con voi Duy Trinh (trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh-Chămpa tại Trà Kiệu); một số đế tháp bằng sa thạch bố cục tòa sen của các nhóm tháp Mỹ Sơn. Những đài thờ vuông hình tòa sen của Thung lũng Bujang và của Chămpa đã nêu trên là chứng cứ sinh động cho mối quan hệ nghệ thuật trong vùng Đông Nam Á thông qua ảnh hưởng nghệ thuật của Chola.
Vai trò trung chuyển của Amaravati trên tuyến hàng hải Hoa Nam - Nam Ấn
Một sự kiện kinh tế lớn đã xảy ra vào đầu thế kỷ 11 đã khuếch trương mối quan hệ hải thương giữa hai miền Nam Ấn và Hoa Nam, đó là chính sách tài chính tân tiến và kỹ nghệ đúc tiền đồng cùng với chính sách hải thương cởi mở của triều Nam Tống (1127-1279). Tất cả đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thương mại toàn vùng Đông Nam Á mà trực tiếp là Chămpa, vốn là cơ sở trao đổi hàng hóa cao cấp gần gũi nhất với vùng Hoa Nam(9). Là trung gian lớn trong mối quan hệ hải thương, phát huy được tối đa lợi thế của hệ thống cảng-thị ven biển như những trạm trung chuyển hàng hóa và cung cấp các mặt hàng lâm sản quý cho thị trường quốc tế, trong thời kỳ này nền kinh tế Chămpa rất thịnh đạt. Nhờ đó, kỹ thuật xây dựng đền-tháp Chàm được cải thiện hoàn hảo dưới ảnh hưởng nghệ thuật của Chola, điều này được chứng minh bởi các nhóm đền-tháp Ấn giáo to lớn xây dựng tại Châu Amaravati Chămpa, như các tháp Mỹ Sơn B1, C1, D2, E4, Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An…
Một hiện tượng đáng ngạc nhiên, những yếu tố ảnh hưởng của nghệ thuật Chola đã xuất hiện trong nghệ thuật Chàm vào các thế kỷ 11-13 nhưng cho đến nay vẫn chưa có một minh văn nào bằng tiếng Tamil được phát hiện trong lãnh thổ Chămpa. Trong khi đã có nhiều minh văn của ngôn ngữ này được tìm thấy tại hầu hết các vương quốc cổ ở Đông Nam Á và ở Tuyền Châu, Phúc Kiến. Vào giữa thập niên 1990, đoàn nghiên cứu của giáo sư Noboru Karashima, gồm nhiều chuyên gia về ngôn ngữ và văn tự Tamil thuộc Đại học Tokyo, Nhật Bản, đã đến khảo sát tại miền Trung Việt Nam để tìm kiếm các văn bia Tamil, nhưng lúc đó ông chưa tìm được một tiêu bản nào.
Có thể kỳ vọng rằng trong tương lai, những phát hiện mới về khảo cổ học Chămpa sẽ bao gồm những minh văn bằng tiếng Tamil để góp phần làm sáng tỏ hơn mối quan hệ Chola-Chămpa vào thế kỷ 11-13 khi nó đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế-xã hội của vương quốc Chămpa đương thời.
TRẦN KỲ PHƯƠNG
(1) Majumdar, R.C., 1985, Champa: History and Culture of an Indian Colonial Kingdom in the Far East, 2nd -16th Centuries A.D., [Lịch sử và Văn hóa của một Vương quốc Ấn Độ Thuộc địa ở Viễn Đông, thế kỷ 2-16], Book III, The Inscriptions of Champa, tr. 167, Gian Publishing House, Delhi.
(2) Guy, John, 2001, ‘Tamil Merchant Guilds and the Quanzhou Trade’[‘Phường hội Thương nhân Tamil và Thương mại Tuyền Châu’], The Emporium of the World: Maritime Quanzhou, 1000-1400 [Trung tâm Thương mại Thế giới: Hải thương Tuyền Châu, 1000-1400] , tr. 296-302[283-307], (chủ biên) Angela Schottenhammer, Brill, Leiden-Boston-Koln.
(3) Ray, Himanshu Prabha, 2014, ‘Maritime Landscapes and Coastal Architecture: The Long Coastline of India’[‘Những Cảnh quan Hải thương và Kiến trúc Ven biển: Duyên hải dài của Ấn Độ’], Mausam: Maritime Cultural Landscapes Across the Indian Ocean [Gió Mùa: Những Cảnh quan Văn hóa Hải thương Xuyên Ấn Độ Dương], tr. 1-18, (chủ biên, Himanshu Prabha Ray), National Monuments Authority, New Dehli.
(4) Ma Huan, 1970, Ying-yai sheng-lan, "The Overall Survey of the Ocean's Shores" [1433] [Doanh Nhai Thắng Lãm, “Khảo sát Tổng quát các Bờ Đại dương”], tr. 79, chú thích 6, translated from the Chinese text edited by Feng Ch'eng-Chün with introduction, notes and appendices by J. V. G. Mills, Cambridge.
(5) Zolese, Patrizia, 2009, ‘Results of the Archaeological Investigations at Mỹ Sơn G Group (1997-2007)’[‘Những kết quả thăm dò khảo cổ học tại Nhóm tháp G Mỹ Sơn (1997-2007)’], Champa and the Archaeology of Mỹ Sơn (Vietnam), tr. 197-237, (chủ biên, Andrew Hardy, Mauro Cucarzi và Patrizia Zolese), NUS Press, Singapore.
(6) Hardy, Andrew, 2009, ‘Eaglewood and the Economic History of Champa and Central Vietnam’[‘Trầm hương và Lịch sử Kinh tế miền Trung Việt Nam’], Champa and the Archaeology of Mỹ Sơn (Vietnam), tr. 111 [107-26], (chủ biên, Andrew Hardy, Mauro Cucarzi và Patrizia Zolese), NUS Press, Singapore.
(7) Maspero, Georges, 1928, Le Royaume de Champa [Vương quốc Chămpa], tr. 7, chú thích 4, Paris et Bruxelles, G. Van Oest.
(8) Christie, Wisseman, 1998, ‘The Medieval Tamil-language Inscriptions in Southeast Asia and China’ [Những văn bia tiếng Tamil thời trung cổ ở Đông Nam Á và Trung Hoa], Journal of Southeast Asian Studies, 29 (2), September 1998, tr. 254 [239-268]
(9) Wade, G., 2009, ‘An Early Age of Commerce in Southeast Asia, 900-1300 CE’[‘Một Thời kỳ Thương mại Sớm ở Đông Nam Á, 900-1300 CN’], Journal of Southeast Asian Studies, 40 (2), June 2009, tr. 222-31[221-265].
theo baodanang.vn
0 Rating
271 views
0 likes
0 Comments
Read more
ANTĐ - Câu chuyện thần bí ở Tháp Bà Poh Naga, truyền thuyết có sức sống vô cùng mạnh mẽ trong đời sống...
Tháp Bà Poh Naga (Ponagar) toạ lạc trên đồi Cù Lao, bên cạnh cầu Xóm Bóng và cửa sông Cái, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, Khánh Hoà, được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII dưới vương triều Panduranga, thuộc vương quốc cổ Chămpa. Nơi đây thờ nữ thần Poh Naga (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chămpa) và cũng là Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Ngày 23 tháng 3 âm lịch là ngày vía Bà. Những ngày hội lớn, kéo dài từ ngày 20 đến 24 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Du khách quốc tế thích thú mặc áo dài kín đáo khi vào tham quan Tháp Poh Naga
Bà Thiên YANa hay bà chúa Ngọc là tên gọi của người Việt đối với nữ Thần Yang Poh Nagar (Poh Nagar) của người Chăm. Trong lịch sử “Yang Poh Inư Nagar” được xem là mẫu, là mẹ của người Chăm; vì “Yang” nghĩa là thần; “ Poh” là tôn kính; “ Inư” là Mẫu, là mẹ; “Nagar” là xứ sở, đất nước. Theo truyền thuyết của người Chăm, Yang Poh Inư Nagar do bọt biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một hôm, nước biển dâng cao đưa bà vào bến nước Yatran ở cửa sông Kauthara (nay là sông Cù, tức là sông Cái – Nha Trang, Khánh Hoà).
Đó là một ngày mà trời nổi giông bão, sấm chớp sáng lòa; nước ở trên rừng đổ về chảy ào ạt thành những dòng sông lớn và núi cũng cúi mình xuống để đón bà Yang Poh Inư Nagar giáng trần. Khi bà bước lên bờ, rừng cây cong xuống tỏ lòng thần phục, chim muông kéo đến hát mừng và cỏ hoa nở rộ rực rỡ, khoe sắc muôn màu, tỏa hương thơm theo mỗi bước chân bà. Yang Poh Inư Nagar đi đến đâu dùng phép thuật hóa ra những xóm làng, cung điện nguy nga, cây lúa, cây bắp và cả loại gỗ quý Kỳ Nam (trầm hương) làm cho xứ sở trần gian thêm trù phú. Yang Poh Inư Nagar được xem là nữ thần Mẹ xứ sở, là biểu tượng che chở cho cuộc sống bình yên của muôn loài.
Sau khi người Việt đến định cư vùng đất Nam Hoành Sơn (đèo Ngang); tôn trọng tâm linh và tín ngưỡng của người Chăm, người Việt đã lưu giữ phong tục thờ cúng thiêng liêng đối với nữ thần Yang Poh Inư Nagar, tiếp tục coi bà là Mẹ xứ sở của mình, nhưng Việt hóa truyền thuyết nữ thần Yang Poh Inư Nagar thành nữ thần Thiên YANa.
Ngày xưa, tại núi Đại An (tức Đại Điền ngày nay) có hai vợ chồng tiều phu già không con cái sinh sống, vỡ đất làm rẫy trồng dưa nơi triền núi. Cứ mỗi mùa dưa, quả nào chín đều bị mất trộm. Một hôm, ông lão bắt được thủ phạm là một cô gái nhỏ nhắn, hiền lành, xinh đẹp, nhưng lại mồ côi. Ông đưa về nhà làm con nuôi; hai ông bà lão không có con nên xem cô gái như con đẻ. Ông bà lão cũng biết được cô gái vốn là tiên nữ giáng trần.
Một hôm mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều, buồn bã, khiến tiên nữ nhớ cảnh tiên trên trời. Để xoa đi nỗi nhớ thương, cô gái lấy đá xếp thành hòn giả sơn (hòn non bộ). Thấy việc làm lạ lùng của đứa con nuôi, ông lão rầy la nặng lời, cho rằng việc làm đó không thích hợp đối với con gái. Đang buồn vì nhớ cảnh bồng lai, lại bị cha nuôi ngăn cấm không cho làm hòn giả sơn, cô gái càng thêm tủi khổ. Nhân lúc đó thấy một khúc gỗ Kỳ Nam (trầm hương) từ trên nguồn trôi đến, tiên nữ liền hóa thân biến vào khúc Kỳ Nam và để mặc cho dòng nước đưa đẩy trôi ra biển.
Sau một thời gian lênh đênh theo dòng nước, theo gió, khúc Kỳ Nam trôi đến đất Trung Hoa. Thấy khúc gỗ lạ dạt vào bờ, có mùi hương tỏa ra ngào ngạt, dân trong vùng kéo nhau đến, xúm vào khiêng nhưng không sao nhấc lên được. Thái tử Bắc Hải nghe tin đã đến xem và nhẹ nhàng vác khúc gỗ đem về cung đình. Một đêm nọ, Thái tử bỗng thấy một bóng người từ khúc gỗ Kỳ Nam bước ra ngoài. Sau mấy đêm theo dõi, Thái tử đã bắt được cô gái. Nghe cô gái xinh đẹp kể về thân phận của mình và tự xưng tên là Thiên YANa. Nghe xong, ngày hôm sau Thái tử tâu với vua cha xin cho mình được cưới cô gái làm vợ. Sống với Thái tử, nàng Thiên YANa sinh được một con trai đặt tên là Trí và một con gái đặt tên là Quý. Cả hai đều rất khôi ngô, tuấn tú...
Đông đảo du khách thưởng thức vũ điệu Chăm ngay dưới chân Tháp Poh Naga huyền bí
Rồi một ngày nhớ quê hương, xứ sở, nàng Thiên YANa dắt hai con nhập vào khúc gỗ Kỳ Nam vượt biển trở về cố quốc. Cảnh cũ còn đây nhưng bố mẹ nuôi đã chết, đau buồn, thương nhớ, bà cho xây đắp lại mồ mả, sửa sang lại nhà cửa thờ phụng bố mẹ nuôi.
Thấy dân chúng làng Đại An thật thà, chất phác, nhưng cuộc sống nghèo khổ, bà đã đem những gì học được ở quê chồng như phép tắc, lễ nghi, nghề nông chỉ dạy cho dân làng cày đất trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt vải... Dân Đại An ngày một no đủ, giàu có. Đến một ngày nọ, một con chim hồng hạc từ trên trời cao bay xuống rước Bà cùng hai con về cõi tiên.
Nhớ ơn đức Bà, người dân làng Đại An và trong vùng xây tháp, tạc tượng phụng thờ. Tại xứ Bắc Hải, Thái tử sau khi mất vợ, ngày đêm buồn rầu, thương nhớ không nguôi bèn kéo quân vượt biển đi về phương Nam tìm vợ. Đến Đại An, không tin vợ và hai con đã theo chim Hạc về Trời; Thái tử đã cho quân lính bắt bớ, tra khảo dân làng. Bị oan ức và đau đớn, dân chúng đã thắp hương cầu khấn, xin bà về cứu hộ. Lời khẩn cầu đó đã lên đến trời xanh, phút chốc một trận cuồng phong nổi lên, cát, đá bay mù mịt cuốn phăng bọn người từ phương Bắc và cả đoàn tàu thuyền nhấn chìm xuống sông Cái.
Bãi đá tương truyền là nơi nhấn chìm cả đoàn tàu thuyền và bọn người phương Bắc...
Theo lời người xưa kể lại thì những cụm đá trước cửa Tháp Bà Poh Nagar ở Nha Trang, giữa sông Cái là những tảng đá đánh chìm đoàn thuyền Thái tử xứ Bắc Hải thời xa xưa.
Trang phục quyền quý của người Chăm cổ được phục dựng
Hai truyền thuyết của hai dân tộc Chăm và Việt về Poh Nagar - Thiên YANa tuy có phần khác nhau về dị bản, nhưng đó là đặc trưng của dòng văn học dân gian. Theo truyền thuyết của người Chăm, nữ Thần Poh Nagar phản ánh mối quan hệ xã hội Mẫu hệ mà hạt nhân cơ bản vẫn là sự tôn thờ người đã có công lao khai quốc, lập ấp, người bảo vệ, che chở cho muôn loài. Với người Việt, nữ Thần Thiên YANa lại là hình tượng biểu hiện tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước khát vọng sống trong hòa bình, tinh thần chống ngoại xâm... Có lẽ vì thế, tín ngưỡng thờ Thần Poh Nagar của người Chăm đã được người Việt tiếp nhận và Việt hóa, trở thành tài sản văn hóa tinh thần của hai dân tộc Việt - Chăm.
Một góc còn nguyên bản của Tháp Poh Naga - Nha Trang, Khánh HoàLối thờ phụng, kiến trúc vô cùng độc đáo của người Chăm cổ. Cho đến nay, vẫn không thể biết người Chăm cổ đã sản xuất loại gạch không bị rêu mốc này như thế nào...Tượng nguyên thuỷ nữ thần Uma (phần âm tính của Shiva) hay nữ thần Poh Naga. Vị thần với 10 tay, tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ, lòng từ bi rộng lớn, để che chở, bảo vệ, độ trì, ban phúc lành và ước nguyện cho muôn dân..., được nhân dân tôn kínhPhần trên ảnh: Thần Shiva với 4 tay, cưỡi ngưu (trâu) thần Nandin, nhảy múa giữa 1 vũ công và 1 người thổi sáo. Phần dưới ảnh: Biểu tượng Linga - Yuni được tôn thờMột pho tượng bị cụt đầu, cụt hai bàn tay, với những dòng chữ Sanrit cổCầu nguyệnLinga và Yuni là hai biểu tượng không thể thiếu của văn hoá phồn thựcThần Shiva, vị thần biểu trưng cho sức mạnh. Trong thế giới tâm linh Ấn Độ giáo hay Bà La Môn giáo, khi mong cầu sức mạnh, người ta hay tưởng nhớ đến thần Shiva, kèm theo câu chú: "Om Namah Shiva"Thần DevaKhỉ thần HanumanThần Ganesha, được thờ ở tháp Tây Bắc. Ganesha là con của thần Shiva, biểu tượng của trí tuệ và sự may mắnTượng sư tử thầnDê - vật cưỡi của thần gió VayuVoi – vật cưỡi của thần IndraThiên nga Hamsa, vật cưỡi của thần Brahma.
Hà Phương
theo
0 Rating
442 views
0 likes
0 Comments
Read more
Để tưởng nhớ về Pô Inư Nưgar Mưbơk: HÀNH TRÌNH TÂM LINH CỦA NGƯỜI CHAMPA VỚI HÌNH TƯỢNG PÔ INƯ NƯGAR TS. Quang Can Những điều viết trong bài báo này đều đã được công bố, tôi chỉ làm thao tác tập hợp, sàng lọc để bạn đọc tự trả lời cho các câu hỏi. Nghiên cứu khoa học là nói chuyện trên các cứ liệu, không có hiện tượng tranh giành đúng sai. Nhà khoa học trình bày phát hiện của mình để công chúng là người vận dụng những thành quả đó nói đúng sai và áp dụng. Nếu vừa đưa ra phát hiện của mình vừa giành mình đúng và người khác với ý kiến của mình là sai thì người đó không còn là nhà khoa học nữa. THÔNG TIN ĐỂ TĂNG HIỂU BIẾT, TIẾN BỘ, và PHÁT TRIỂN. Nhiều vấn đề văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng của Hậu Duệ Champa, tức là người Cham hiện nay được nhìn nhận đánh giá khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Để phần nào góp phần giải mã những mắc mớ này, xin mạo muội đưa ra các phát hiện của những nhà nghiên cứu Văn Hóa Chăm hàng đầu như: Lafont, Trần Quốc Vượng, Ngô Đúc Thịnh, Thông Thanh Khánh, Văn Món…, về hành trình tâm linh của người Champa để bạn đọc có thể tự trả lời phần nào các câu hỏi sau: I. Pô Mưbơk là ai? Thần bản địa Cham hay nữ thần Bhagavati vợ của thần shiva? Để hiều được điều này chúng ta cần xem xét đức tin của ngưới Champa: I. 1. Đức tin của người Champa: Theo Lafont: trong Vương Quốc Champa Địa dư, dân cư và lịch sử, ông cho rằng: Ấn giáo thể hiện qua các nghi lễ hoàng gia Champa, chỉ là tín ngưỡng dành riêng cho tầng lớp quý tộc. Vào thế kỷ thứ XV, giai cấp này bị cuộc viễn chinh của Đại Việt xóa sổ thì truyền thống Ấn giáo “một lớp sơn của Văn hoá Ấn Giáo,” tín ngưỡng của tầng lớp trên (Hassan, 2011, Tr. 88 dịch từ Lafont, 2007) cũng biến mất luôn. Lafont viết theo lời dịch của Hassan Poklaun: “truyền thống Ấn Giáo mà triều đình Champa thường dựa vào đó từ ngày lập quốc để làm nền móng cho tổ chức quốc gia của mình cũng biến mất luôn” (Hassan, 2011, Tr. 76 dịch từ Lafont, 2007) Cũng theo Lafont, trong suốt tiến trình lịch sử của người Champa, luôn tồn tại ĐỨC TIN BẢN ĐỊA cho dù có lúc tôn giáo bên ngoài du nhập vào rồi mất đi, nhưng tín ngưỡng bản địa Cham vẫn hiện hữu ngay cả trong thời kỳ Ấn Hóa, tồn tại cho đến ngày hôm nay. Bằng chứng là Phật giáo và Bà La Môn vào Champa rồi biến mất. Phật Giáo Champa đạt đỉnh với phật viện Đồng Dương (Laksmindra-Lokesvara, Phật giáo đại thừa- Hamayana) rồi biến mất vào thế kỷ XI (Hassan, 2011, tr. 75 dịch từ Lafont, 2007). Theo TS. Thông Thanh Khánh (2012), Phật giáo Champa biến mất vào thế kỷ XV. Theo GS. Trần Quốc Vượng (2004) Phật giáo Champa đã theo chân tù binh Champa ra Bắc Việt Nam. Bà La Môn Champa (Ấn giáo) đạt đỉnh với Thánh Địa Mỹ Sơn rồi biến mất sau thế kỷ thứ XV (Hassan, 2011, Tr. 76 dịch từ Lafont, 2007). Yếu tố ngoại nhập, gồm những nghi thức Ấn Giáo của triều đình Champa và tầng lớp quý tộc chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Khi lớp vỏ đó, cùng tầng lớp quý tộc đó mất đi thì TÍN NGƯỠNG BẢN ĐỊA lại chiếm ưu thế, và trường tồn cùng với dân tộc Champa (Lafont, 2007). Điều đó phù hợp với thực tiển và nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã thừa nhận: Theo Ngô Đức Thịnh (2004), thuộc Viện nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, trong “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam”. Ngô Đức Thịnh cho rằng cư dân Champa từng là chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh, chính quá trình tiếp thu và bản địa hóa Ấn Độ đã trở thành người chăm của quốc gia Champa. Người Sa Huỳnh đã trở thành người Champa do có “một lớp sơn của Văn hoá Ấn Giáo” là tín ngưỡng của tầng lớp trên (Hassan, 2011, Tr. 88 dịch từ Lafont, 2007). Sau thế kỷ thứ XV, tín ngưỡng bản địa lại trở thành yếu tố nổi trội trong sinh hoạt tâm linh của người Cham. Trong cộng đồng Cham Ninh Bình thuận hôm nay không có “Bà La Môn”, (Hassan, 2011, Tr. 79 dịch từ Lafont, 2007), mà là Bản địa hóa tôn giáo Bà La Môn và Hồi giáo thành Ahiêr và Aval. Bà La Môn và Hồi giáo trên thế giới độc lập với nhau, nhưng Ahiêr và Aval Cham cùng tồn tại và phát triển hỗ tương cấu thành xã hội Champa- Đạo Champa (Lafont, 2007; Ngô Đức Thịnh, 2007). Theo Phạm Đức Dương (2002), trong “Từ Văn Hóa đến Văn hóa dân tộc”, cho rằng sau thế kỷ thứ XV, nền văn minh của Champa Ấn Hóa càng ngày càng tàn lụi đi để nhường bước cho sự ra đời của một nền văn minh “mới” mà người ta gọi là nền văn hóa bản địa Champa. TS Phan Quốc Anh (2005) cho rằng: “, khi nhà nước Chămpa cùng với đẳng cấp Bàlamôn mất đi, thần “Mẹ xứ sở” Pô Inư Nưgar lại trở về ngự trị trong đời sống tâm linh của người Chăm. Theo chúng tôi, đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản mà chế độ mẫu hệ cho đến nay vẫn tồn tại ở cả cộng đồng người Chăm Bàlamôn và Bàni mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm hai tôn giáo phụ quyền ngự trị.” Với tâm thức đó người Champa coi nữ thần “sáng thế” của Vương Quốc Champa, Pô Inư Nưgar, là nữ thần do Pô Yang sai xuống trần sinh ra từ bọt biển và tầng mây để khai sáng ra đất nước Champa (NDT) . Một lớp nhận thức khác về ngài khi tầng lớp triều đình và quý tộc thực hiện nghi lễ Ấn Giáo (Phật giáo, và Bàlamôn) thì ngài hóa thân thành thần linh Ấn Độ. Đó là chỉ là lớp sơn bên ngoài, khi tầng lớp này mất đi do các cuộc viễn chinh của Đại Việt, lớp sơn đó mất đi, tín ngưỡng bản địa lại lộ ra và phát triển cùng với hệ thống thần linh và nghi lễ riêng. I. 2. Đức tin của người Champa sau 1471: Cũng trong Vương Quốc Champa Địa dư, dân cư và lịch sử, Lafont khẳng định: “Mô hình tôn giáo vừa “mới” ra đời sau năm 1471, thường thể hiện qua đức tin vào các đấng vô hình gọi là Yang” (Hassan, 2011, Tr. 76 dịch từ Lafont, 2007). Ông cho rằng: “Đây chỉ là tín ngưỡng của “Những người dân bản địa Đông dương” đã có sẵn trước ngày du nhập của Ấn giáo và tiếp tục tồn tại như những lễ nghi dân gian, trong suốt thời kỳ Ấn hóa.” (Hassan, 2011, Tr. 77 dịch từ Lafont, 2007). Một mô hình tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, BẢN ĐỊA đã có sẵn trước ngày du nhập của Ấn giáo (Phật giáo và Hindu), tồn tại cùng với nghi thức Ấn giáo của tầng lớp quý tộc, và kéo dài mãi đến nay (Lafont, 2007). Ngoại trừ một bộ phận người Cham miền trung Việt Nam, và toàn bộ Cham nam bộ từ bỏ tín ngưỡng bản địa, tiếp nhận gần như nguyên si Hồi giáo mới (Ngô Đức Thịnh, 2004). “Người Chăm hôm nay chỉ xem Bà Chúa Xứ, [tại đền, tháp Nha Trang] như một vị nữ thần sinh ra từ bọt nước biển và các từng mây có chức năng tạo ra vũ trụ và đươc tôn vinh như một vị thần quan trọng nhất tại miền nam Champa” (Hassan, 2011, Tr. 79-80 dịch từ Lafont, 2007). Do đó hệ thống các lễ tục và thần linh của Champa đều có đặc điểm chung là tín ngưỡng bản địa. Các pho tượng hay bia ký có dấu ấn ngoại nhập là do nhận thức của tầng lớp quý tộc và triều đình Champa lập nên. Pô Inư Nưgar ở Nha Trang được mô tả trong bia ký của Vikrantavarman II, đầu thế kỷ IX là nữ thần Bhagavati. Năm 1471, khi tầng lớp này mất đi, nghi thức và niềm tin Ấn Giáo mất đi, nhường chỗ cho nghi thức bản địa của giới bình dân, thì cho dù tượng ngài còn đó, nhưng họ gọi và thờ cúng bà là Pô Inư Nưgar thần linh “tối thượng” “sáng thế” của Vương quốc và dân tộc Champa, là phúc thần của người Việt có nguồn gốc Champa. Thể hiện rõ trong lời cúng và các truyền thuyết về ngài (Ngô Đức Thịnh, 2007). ThS. Trương Văn Món (2003) khẳng định: “Chăm Ahiêr và Chăm Awal không giống như tôn giáo Bàlamôn và Hồi giáo thế giới mà chỉ có ảnh hưởng mà thôi. Vì vậy không thể gọi họ là Chăm Bàlamôn và Chăm Hồi giáo mà chỉ được gọi là Chăm Ahiêr và Chăm Awal.” Khi ĐỨC TIN của con người thay đổi thì cấu trúc THẦN LINH và NGHI LỄ cũng thay đổi. Nghiên cứu yếu tố tâm linh của cộng đồng hay cá thể là một phức thể biến động rất cần những thao tác điều tra xã hội học, điền dã hiện trường và thông tin TƯ LIỆU cập nhật nhất, mới nhất. Những tư liệu cũ để tham khảo chứ không là căn cứ để kết luận cho tín ngưỡng hiện tại của một cộng đồng. II. Hình thức tín ngưỡng Cham hôm nay: Đa số hoạt động tín ngưỡng của người Cham hôm nay có thể chứng minh cho bước ngoặt tâm linh năm 1471 được Lafont đề cập trên đây là hoàn toàn đúng: hôm nay rất nhiều lễ tục tại các đền, tháp đang hành chức để tôn thờ các thần bản địa như (nhiều nơi người Việt tiếp tục thờ cúng): Danook Pô Inư Nưgar (ở Hữu Đức, Lạc Trị, …), Danook Pô Riyaak (ở Vĩnh Trường, Hữu Đức, Thành Vụ, Ma Lâm, Phước Đồng, Mỹ Nghiệp), Danook Pô Nưrap (Tuy Tịnh), Danook Pô Kabrah (Vĩnh Hanh), Danook Pô Kloong Girai (Thành Vụ), Danook Pô Bil Thuôr (Bỉnh Ngĩa), Danook Pô Kloong Gahur (Phan Rí), Danook Pô Kloong Kasat (Đèo Cậu), Danook Pô Girai Bhook (Tầm Ngân), Danook Pô Mưh Ghaang (Như Bình), Danook Pô Sah (Chất Thuường), Danook Pô Kloong Chan (Vĩnh Thuận), Pathaat Pô Sah, Pathaat Pô Yang Tikuh, và Pathaat Pô Kloong Hluw (Hữu Đức), Chơk yang Patao (Núi Đá trắng, Như Bình) (Moussay, et all, 1971), và nhiều nữa là đức tin BẢN ĐỊA hoàn toàn xa lạ với niềm tin Hindu hay Balamon (Ấn Giáo) (Ngô Đức Thịnh, 2004). Hình tượng Pô Inư Nưgar: Ngài là “nữ thần tối thượng” là vị thần “sang thế” của vương quốc Champa, gắn liền với kho tàng thần thoại truyền thuyết “mang đậm tính dân gian phi tôn giáo” trên nền bản địa đã có sẵn trước ngày du nhập của Ấn giáo (Ngô Đức Thịnh, 2007, tr. 281-282). Qua quá trình tiếp biến văn hóa với Ấn Độ và Isalam, một kho tàng huyền thoại nữa về tính sáng thế tối thượng của ngài có màu sắc tôn giáo Ahiêr và Aval. Đó là thần thoại sáng thế về Pô Kuk, Pô Inư Nưgar, Pô Debita Thuôr, Pô Aulloah, Pô Yang Mư, Atmưhekat, Sibakayong (Ngô Đức Thịnh, 2007). Suốt quá trình nam tiến của người Việt, họ đã Việt hóa Pô Inư Nưgar tại các đền thờ từ vùng cực bắc là Điện Hòn Chén, Huế, đến cực nam Trung Bộ thành Thánh Mẫu Thiên Ya Na, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Lồi, Bà Thu Bồn, Bà Bô Bô, Bà Phường Chào, và Bà Đen ở Nam Bộ,… thừa kế luôn những truyền thuyết về ngài. Tuyệt nhiên không có cái gọi là “Bhagavati” trong lời cúng các thần này (Ngô Đức Thịnh, 2007, Tr. 163). Các ngôi đền đó được trùng tu nhiều lần, nhưng tượng thờ thường giử nguyên 3 vị, gồm Bà Chúa Xứ và hai con là Cậu Tài, Cậu Quý. Pô Nưgar Mưbơk: là một trong những chuổi lễ nghi, phong tục bản địa sau biến cố 1471 đó. Chính vì vậy, Pô Mưbơk không còn liên hệ gì với đức tin Ấn giáo. Nếu nói ngài là Bhagavati, thì kết luận này là một “phát hiện mới" đi ngược với phát hiện của Lafont, Ngô Đức Thịnh và Phạm Đức Dương, cần có cứ liệu cụ thể. Và sao không thờ thần chủ Shiva, hay thần khác của Balamon mà lại vợ thứ hai của Shiva? Sưu tập và phân tích phần lời cúng (cả Chăm và Việt) lúc hành lễ tại các đền thờ Pô Inư Nưgar, Thiên Ya Na, hoàn toàn không có cụm từ “Bhagavati hay Shakti”, chỉ gồm các thần bản địa cùng kho tàng truyền thuyết về công đức các ngài. Địa danh trong các nghiên cứu có di tích thờ Pô Inư Nưgar tại thôn Vụ Bổn có đền Pô Inư Nưgar Hamu Ak (Ngô Đức Thịnh, Về Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, tr. 287). Nay không tìm thấy dấu vết. Chính vì vậy, nếu ai đó muốn nói “Pô Mưbơk là vợ của Shiva” rất cần có tư liệu mới nhất nói lên sự liên quan này. Vấn đề duy nhất của người đó là cung cấp TƯ LIỆU mà mọi người có thể tiếp cận và kiểm chứng được để thuyết phục được độc giả và giòng tộc đang thờ Pô Mưbơk. Nghiên cứu tức là nói chuyện trên các cứ liệu. Người nào, làng nào còn theo Balamon chính thống, có liên hệ thế nào với Balamon thế giới? III. Tên gọi địa danh palei mưbơk: Về tên gọi, chúng ta cần nhiều nguồn tư liệu để tránh sự phiến diện trong nhìn nhận vấn đề. Tư liệu Hoàng Gia Pangduranga là tốt nhưng chưa đủ. Chúng ta cần tư liệu mới hơn, hoặc ít nhất có một nguồn tư liệu khác có dùng đúng như tên gọi trong Tư Liệu Hoàng Gia Pangduranga. Hơn nữa địa danh trong tư liệu rất cần có sự nhất quán. Tư liệu trong bài viết: “Qui Chánh mang tên Palei Mabek”, có Hamu Mabek hay Hamu Bek lại viết không nhất quán, từ hamu lúc có baluw, lúc không có baluw. Tác giả còn viết: “người Chăm hôm nay không còn nhớ để ghi lại một cách chính xác tên gọi thôn này viết như thế nào.” Không phải không còn nhớ mà họ tự thay đổi và không sử dụng tên cũ nữa. Tên cũ chết, thay cho tên mới của một địa danh là chuyện tự nhiên và thường xãy ra trong xã hội. Thực tế tên Hamu Mưbơk không còn tìm thấy ở các tư liệu khác. Hiện nay trong từ điển Aymonier và Cabaton 1906, Moussay & nhiều tác giả 1974, Bùi Khánh Thế & nhiều tác giả 1995, và Inrasara 2004 cũng đều có Palei Mưbơk, không có Palei Hamu Mưbơk hay Hamu Bơk. Cần chứng minh sự sử dụng từ đó một cách liên tục. Như ta biết, trước đây cứ 5 năm, nay hằng hai năm là người Mỹ tái bản cuốn từ điển, với nhiều từ mới sinh ra được bổ sung và nhiều từ bị loại bỏ, do không ai sử dụng nữa. Chúng ta cũng vậy không thể sử dụng lại từ đã chết, không còn sử dụng cách đây 200 năm. Xã hội luôn luôn phát triển đi lên và đi về phía trước. Nếu nhiều người Cham trẻ không dùng nữa thì từ đó sẽ chết và phải bị loại ra khỏi từ điển. Nếu ai đó muốn dùng lại những từ đã chết: tốt, tự do cá nhân; muốn người khác bỏ từ đang dùng trong cộng đồng theo mình dùng từ đã chết: lố bịch, chẳng ai nghe vì xâm phạm tự do cá nhân của người khác; và đã kích những ai không muốn theo mình dùng lại những từ đã chết: bất bình thường, cần được tha thứ. IV. Kết luận: Tên gọi ngài sẽ là Pô Nưgar Mưbơk hay Pô Mưbơk. Tên khác Pô Nưgar Hamu Bơk hay Pô Nưgar Hamu Mưbơk, chỉ để tham khảo, cần nghiên cứu thêm. Vì mọi ý kiến đều được bảo lưu nghiên cứu, nên về hiện thân của ngài, đến nay có ba giả thuyết là (1) mẹ của Pô Ramê (Chi tiết trong Câu chuyện Pô Mưbơk, truyền thuyết lưu lại bằng tiếng Cham (Pasxeh Nại Cao Liêm sưu tầm),http://sapcham.blogspot.com/2012_09_01_archive.html), (2) là hiện thân của Pô Ina Nagar Ia trang (Bà chúa Xứ), hay (3) là Bhagavati. Cả ba giả thuyết đều cần nghiên cứu thêm. Nếu nói ngài là Bhagavati hay Shakti thi cần có cứ liệu chứng minh rằng (1) Đền này xây dựng trước năm 1471. (2) Có liên hệ gì giữa nghi lễ (người chủ lễ và đồ vật cúng tế) thờ thần Bhagavati trên thế giới và Pô Mưbơk hiện nay tại làng Vụ Bổn (Palei Pabhan). (3) Có một nhân vật nào có công tích với dân làng Mưbơk hơn bà Mưoa (tên của Pô Mưbơk lúc trẻ) gốc làng Rinhjuơh (Ninh Hà) thuộc xã Phan Hiệp Huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. Chúng tôi luôn trân quý và mong chờ sự góp tay của quý vị, đóng góp ý kiến và nguồn tư liệu để hậu thế sáng tỏ hơn thân thế của Pô Mưbơk, dù là truyền thuyết hay chuyện kể. Mọi sự khác biệt cần bàn bạc trên tinh thần tương kính và cầu thị. Rất mong được học hỏi để cùng tiếp cận chân lý. Honolulu, Harei 5, Bilaan 11, Thun 2012
Đua karun mikwa biak ralô,
TS Quang Can TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Aymonier E. & Cabaton A. (1906). Dictionaire Cam – Francais, L’ecole Francaise D’exttreme-Orient, Volume VII. 2. Bố Xuân Hổ. (1995). Truyền thuyết về các tháp Cham. Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. 3. Bùi Khánh Thế. (1995). Từ Điển Chăm Việt. Nhà xuất bản khoa học xã hội. 4. Inrasara. & Pahn Xuân Thành. (2004). Từ điển Việt Chăm. Nhà xuất bản giáo dục. 5. Moussay G., Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sang, Lâm gia Tịnh, & Trượng Văn Tốn. (1971). Từ Điển Chăm - Việt – Pháp, Phanrang. 6. Ngô Đức Thịnh. (2004). Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Viện nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam. 7. Ngô Đức Thịnh. (2007). Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền. Viện Văn hóa và Nhà xuất bản văn hóa thông tin 8. Pham Đức Dương. (2002). Từ văn hóa đến văn hóa học. Viện Văn hóa Việt Nam. 9. Phan Quốc Anh. (2005). Về sự biến đổi BàLaMôn giáo trong cộng đồng người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận (Qua một số biểu hiện các nghi lễ vòng đời). Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 3-2005. 10. Pierre Bernard Lafont (2007). Le Champa: Geography – Population – Hostoire. Les Indes Savantes. Bản dịch, Hassan Poklaun (2011). Vương quốc Champa: Địa dư, dân cư và lịch sử. 11. Thông Thanh Khánh. (2012). Rija Nưgar 2012- Giao lưu với nhà nghiên cứu Chămhttp://www.nguoicham.com/video/465/rija-nagar-2012_-giao-lưu-với-các-nhà-nhiên-cứu-người-chăm-part-2/ 12. Trần Quốc Vượng (2004). New scholarship on Champa by Asia Research Institute, National University of Singapore. 13. Văn Món. (2003). Lễ hội người Chăm. NXB Văn hóa dân tộc- Hà Nội.
Tác giả gởi bài qua info@nguoicham.com
0 Rating
232 views
1 like
0 Comments
Read more
----_p`@H tn;$ h=n&----
p@H t~U t`N tb`K _kN aR# c@K =\g ,
h_d. j# j} , E@P-bK dL# dL# kL/ drH ,,
kt@K Q&% pQ{K F% yw%-E&K _d
l{Z{K tE{K S@H ab&] , h&$ hdH b@L p=tH ,,
t=lH E@P-x&N tb`K pR# _kN =\pT t{K ,
\g# nrH _\P
w@H mT% _m
F% ht~K wg p@H _\P
thK aR EK F% l2L pt~K hdH _\E
\d;/ u=R t_gK _\bK apN _N< \g@P g{_L
ThK aR EK , ap@H t\nK lZ{K _g*
M=R h_d. pt~K aL/ E~P mn;g j&% g{Q@U ,
k*} kd$ A$ kj@P m=EK d@U oH b*
oH =l& p@H _\p
-----\\\d`} IN \d% tw _y`@w \\\\-------------------
0 Rating
275 views
0 likes
0 Comments
Read more
------ar{Y% --ad~T pd~y _C
\\\\\ K~D% mkL \\\\\
mkL _d
ZK E~bR h~% tp~K I{n%aAN C# j;$ ,,
s% Il{_m% , al{m~% _g*
_p`@H p@H tb~K ZK tn;$ t_nY E@P bK ,
Pn&@C _Q. twK t`N af{K dh*K ,
ht~K qN _d
tN{ pdR kD% k*K an{t rN$ ,
dh*K xrK t&@K-t&K a#-P# prN \d] ,,
l{k~w al{N pn&@C b{Z~% t@L ad] ,
k~D% s`. m\k;% , MT hdH h=d _\p
hn{. F&@L =QH _\EH \g@P k~l{_dU ,
s% b@L p=tH m\E~. tO/ _BU _rU s/ d_n
s% BP x% C# hdH aO
h~% Il{_m% , h~% pn&@C a=mK _d
h~% ad# dR% =QK _q
h~% adT cOT , h~% _F% p_t
h~% s% h)H \t~H A$ kj@P ,
h~% FK _k`@U ad{H : uT , p~N , p~N , =P ,,
al{N F% ad] h_d. l{b{K x=\h ,
=j& _OH mD{L-klL _b*
F% E@P bK x=I Q&% pQ{K ,
k*H _p`@H d} s% t\nK lZ{K l{N tp{N ,,
al&{C tp&{C x$ hdH w@K m{N ,
ky&% m_N% xK =R xN} tZ{N a&K pj^ ,,
gn~. g@P w@H _p*> F% G@H ,
s% m=EK bL jw K% nrH _x@H mL/ ,,
ad] w@Y d$ d_gK =j& C/ ,
g{lL# t@L t~K G&@H G/ uE~ML ,,
=R dh)w _A% rOH aE@N pj@N ,
urK N{ \kH hdH \g@P ng@R yT cK ,,
pN tZ{N oT m_nT ET t`K ,
oN t_bN an{T a_lg E}-rsK m_h@H x=R ,,
g{n~P md% _d
h_d. mn~x g*c ad&{x y/ p=\b V~% m{N ,,
xm{ xML \g~K ZK j`~. al{N ,
mn&{x uR/_A% rOH l{h{K tZ{N t=K S~P pl~P .
d~N y% t@L ht~K md% g{n~P ,
al{N F% ad] as~N b{lN ht~K awg s`. ,,
O$ h&K aQ{H b{Z} hR] mL# ,
\p;N yw% A$ kd$ y~w dL# \k~/ \k;C ,,
B{Q{ b{=Y _d
L/ c=l& _Q. _pC oH b{=W& xlK ht`N ,,
A< d&% _b
Q&% xlw , aO~K cK G@H G/ mn~H mn;/ ,,
x=I t\k;% m=sK ad] a;. ,
k~K a_k
\k;n x_L< ad] dl# s/ mg{K ,
Pt&H W~~@P jnK pA{K dL# af{K h~% ht} ,,
adT cOT anK k~M] c# b{n} ,
ad# dr7 pq# an[T bEK rE} hpK aw-l&H ,,
_FK x_l< _\cU d} ak
_\E
aL/ c_lY j~U c_OY =QH b}Z~% ,,
ad] k*< A{. ap@H mT% t@L t~% F% dh*K
an{T ad] _\p
hg t\k;% D~g =D h*n h*K al&H _F% ,,
t\k;% p&@C g*$ aqK adT _B% ,
adT k~M]-xH l{k]-_d^w%m_N% , _d^w%xm=lK ,
_pC r_L% ad] _Q> oH tl=K ,,,
_b*
O/ a_b
Mv~. a`% b{Z~N MT b@N mIN s/ad] ,,
_d
F% BP X% C# , Il{_M% \d] _QU t_gK .
ZK E~b@R A$ h~% rK _rK ,
Pn&@C _Q. a=mK h~% B&@H w@K dL# u=R ,,,
,,,xl# ad] _s
_n< l{k~w _fL _p`@H m=R p@H s/bc ,
k*w as~N kQH k=QY m/ h~ g{lC ,
h~ p_t
ad] x=I m{K-w% ab{H \d] ,
pcH g@P bC m\j~% mL# hR] oH _k*
=xH bC m=R b*
Mt =cK _m
K*w aE~N hn[ f&@L _s
j/ oH aw@R \g~K _G
aw d&% _b
E~b@R km@Y A&K =l& F% V~% m~t&] m~DR ,
aAR W# j{H b{Z~% ar ML ,
b{Q} b{=Y s`. m=EK AL dML an{T rN# ,,
,,, my~T km@Y j$ \g~% p_t
\g~K ZK P$ kd$ F% u=R prN C$ dh*K ,,
F% IN%aAN C# yT cK oH md# ,
_d
------ g{n~. g@P _rH d&H Il_m% ,
_j`@N p=d O$ ab{H oH _d% aAN tp~K ,,
Mn&{x x$ bC h)H \t~H ,
Ad~h a`% g`~. a_lg s`. m/g~h hr] p_g^ ,,
Th% _n< j/pA{KD_n
_p`@H k% b`% ut m/ m[H e t_gK p_t
_s
yK y~. j~. p_t> p\t} p\t% prN dh*K ,,
l{k] xg =j O&K amH p\MK ,
k~M] jg krg Et t`K t_gK E&@L g% ,,
h~% s% uR% r{y% aZN : tN Q%-
p\d~T p\=d& F% uT b`% _c
t&@K t&K s% af`N ar{y% j# j} ,
=l& w@K =R C# s% gq} ad~T pd~Y ,
Al{N kM@Y a`@K =j& r~w r} ,
=jK s% r{b~w as~N t@L urK xn} _d
,,,\E~w ad~w tL/ drH a_lg tN} ,
a@N =Z mn&{X h*] j# j} _g`
hdH pj^ d} \g@P gl%L# ,
b*@K xl{H b{r~w u=r an[K rN# t&] h=T F% m_n%xK ,,
k*K w@R ab{H kD% JK k*K ,
h_d. jnK k# m=b kd$ adK u=R b{r~w ,,
mn&@X hd`{P ab{H \g~K b=W& r~w ,
tnH r{y% , _\c
\g~. ktL mV} md@H ab{H \d] ,
hjN aZ{N tb~K r{_E
=g* r$ l{h{K , ac@K c@N _d
C[ k*K \E~H apN tm% t\nK l{Z{K _\p@w h`% ,,
L{m;N k*K r# dn;N –d_N< s~% a`% ,
B*K tm% _\c
D~N y% \E~w d~w a@K l{F% ,
An;K mn&{X ZK _F% O$ _R% h)L dh*K ,,
_F% _gN d{ a_Lg _\p
M{N s~bR k*H d} o xlK t`N akL ,,
=r hd`{P pcH g@P O&H akR ,
_d
R{y%akL h~% d&{X d} h=gK ,
_B*
hr] hd] hd`{P md% m=R h~ ,
ky*% _y
---\\\\--d`} IN \d% tw _y`@w --\\\\
0 Rating
263 views
0 likes
0 Comments
Read more
Bilan than-uh than-on
Hamit grum mưnhi gah pur, pai
(Khi nghe tiếng sấm hướng Đông Nhân dân hớn hở mới hòng yên thân) Thành ngữ Chăm.
Hằng năm, cứ mỗi độ hoa Tagalau (bằng lăng) nở tím khắp cả những vùng đồi xứ sở, những đàn chim Chrao từ đâu bay về, lượn quanh bên những cánh đồng xa xăm bát ngát chạy vào những palei Chăm, trên những sa mạt các vàng cắt đôi vùng trời ra làm hai phần phía trước tầm mắt, trên những đỉnh tháp uy nghi, đứng đó tự bao đời. Khi cái nắng, nóng của đất trời lên đến đỉnh điểm, những tiếng sấm rầm vang khắp vùng trời, báo hiệu một năm mới lại về trên quê hương, xứ sở Panduranga. Đó cũng là lúc người Chăm bắt đầu chuẩn bị cho ngày lể cầu đảo đầu năm, đánh dấu thời khắc chuyển mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, con cháu đầy đàn, tôm cá đầy khoang.
Lễ Rija Nưgar thường tổ chức vào những ngày đầu của tháng giêng Chăm lịch. Trong thời gian ấy, các palei Chăm rộn ràng, nô nức trong không khí lễ hội đầu năm. Ngay từ sáng sớm, khi những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên những phiến lá, khi mặt trời chỉ mới vừa hé dạng ở đằng đông, những phụ nữ Chăm chuẩn bị sắm sửa lễ vật gồm trái cây, trầu, cơm, canh, rượu, trà… Rồi khi trời sáng hẳn họ đem lễ vệt đến nơi hành lễ để dâng lên thần linh để cầu mong hạnh phúc, sung túc. Dòng người đi dâng lễ và xem lễ gồm phụ nữ, nam giới, già, trẻ… mặc những trang phục đẹp nhất, mới nhất. Dòng người đi hội làm cho không khí của những làng Chăm trong buổi lễ đầu năm càng thêm nhộn nhịp, tưng bừng, tạo nên cái sắc thái vui tươi, náo nhiệt của một buổi lễ cầu đảo với ý nghĩa tống cựu nghinh tân – tiễn năm cũ, chào đón năm mới.
Lễ Rija Nưgar được tổ chức theo quy mô từng làng, thường diễn ra trong một nhà lễ (kajang), được dựng tạm ở một mảnh đất trống đầu thôn. Nhà lễ được dựng lên có hai mái, có hai cây kèo làm trụ, xung quanh được che chắn bằng tre. Dù ảnh hưởng một số tôn giáo như Ấn Độ giáo, Hồi giáo nhưng nổi bật trong tư duy tín ngưỡng của người Chăm vẫn là tính bản địa với tục thờ đa thần. Lễ Rija Nưgar là một sự kết hợp giữa hai tín ngưỡng Awal – Ahier, theo tư duy lưỡng phân lưỡng hợp. Theo đó, người Chăm quan niệm rằng Tamư yang biruw, tabiak yang klak (Ngày vào thần mới, ngày ra thần cũ) hay Tamư mưnuk tabiak pabaiy (Vào cúng gà, ra cúng dê) tức là ngày đầu tiên của lễ sẽ là việc chúc tụng, dâng cúng các vị thần mới, tức là các vị thần Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo) lễ vật cúng chính là gà; ngày thứ hai kết thúc thì dạng cúng các vị thần cũ (yang bimong) những vị thần của Chăm Ahier (ảnh hưởng Ấn Độ giáo), lễ vật cúng chính là dê.
Đặc trưng của Rija Nưgar chính là tính chất diễn xướng, kết hợp giữa vũ đạo của thầy Ka-ing (thường mặc áo đỏ) với phần tụng ca của thầy Mưdwơn, thường mặc áo trắng vỗ trống baranưng (gồm có 3 người một người hát chính, hai phụ lễ), bên cạnh đó, còn có hai nghệ nhân đánh trống ginơng, một nghệ nhân thổi kèn saranai. Ngoài ra, phần vũ đạo của ông Ka-ing còn có thêm các vật hổ trợ như 1 cây mía đỏ (tượng trưng cho cây chèo); 1 cây quạt, 1 chiếc khăn và 1 cây roi ngựa. Tất cả đạo cụ, ngoài khăn và quạt được thầy Ka-ing cầm tay, còn lại là để tại bàn tổ. Tại bàn tổ, là nơi để lễ vật và đạo cụ múa, còn có một cán rìu (tượng trưng cho công cụ lao động). Ngoài ra, ở ngoài nhà lễ còn có salih – các hình nhân, sẽ được thẻ trôi song vào cuối buổi lễ.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thư cho buổi lễ, khi đám đông đã tề tựu đầy đủ quanh nơi tổ chức lễ, trong không khí linh thiên của một tín ngưỡng truyền thống, thầy Mưdwơn rót rượu và tụng các bài thánh ca về các vị thần, kết hợp với vũ điệu linh thiêng của thầy Ka-ing, hòa theo tiếng trống baranưng, ginơng, tiếng kèn saranai đồng thanh vang lên, họ lần lượt mời các vị thần về để dâng lễ và cầu xin thân linh phù hộ độ trì.
Mở đầu lễ Rija Nưgar, thầy Mưdwơn vỗ trống Baranưng, hát bài tụng ca mời gọi thần Po Tang: “…gahluwcuh pahwơl yak ia, klaung khwai da-a yang Po Tang… likau kanư kajap bhih drei yang Po Tang …” (Chúng con xông hương trầm, kính cẩn mời Po Tang về …phù hội độ trì cho chúng con). Sau đó là Po Riyak (Thần Sóng biển), Po Tang Ahauk (Thần chèo thuyền), thầy Mưdwơn vỗ trồng hát về sự tích chèo thuyền: thần đang đi thuyền nhuộm màu chàm, lênh đênh trên biển khơi xa… Thầy Ka-ing cầm cây mía đỏ, biểu tượng cho mái chèo, ông múa điệu chèo thuyền như sóng nhấp nhô trên biển cả. Sau đó lần lượt các vị thần như Cei Sit, Cei Tathun, Cei Dalim… được mời về, thầy Mưdwơn vỗ trống và đọc các bài tụng ca cac ngợi các thần.
Đến đoạn ca ngợi và mời gọi thần Po Haniim Par, thầy Mưdwơn hát: “… Mưyaum Po Haniim Par biak ginrơh, Po crauk di Po siam đei, Po klak palei nau ngak nưgar…”. Cùng lúc ấy, ông Ka-ing cầm roi ngựa ngất ngây trong điệu múa, trong tiếng trống, tiếng kèn và tiếng vỗ tay reo hò của đám đông xem lễ, ông Ka-ing thăng hoa và nhảy vào đạp tắt đóng lửa (đã được đốt sẵn) tượng trưng cho nắng nóng khô hạn và hy vọng năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Phần quan trọng nhất, được chờ đợi nhất chính là phần mời gọi Po Nai, thầy Mưdwơn đọc bài tựng ca về tiểu sử thần, thầy Ka-ing hóa thân thành nữ với chiếc khăn trắng đội trên đầu, tay cầm khay trầu và trái cây để múa. Chính lúc này, Po Nai nhập vào thầy Ka-ing và đưa ra lời phán xét đối với, nhân dân vừa lắng nghe lời phán xét vừa khấn vái, cầu xin Po cho nước, phù hộ cho nhân dân làm ăn… Ngoài ra, rất nhiều vị thần được mời về và dâng lễ như Po Klaung Girai, Po Rome, Po Sah Inư, Bia Than Can, Bia Than Cih…
Sáng ngày hôm sau phần lễ được tổ chức tương tư nhưng lễ vật cúng chính là dê, ngoài ra điểm khác với ngày lễ hôm trước là việc thả trôi song hình nhân thế mạng (Salih) vào cuối buổi lễ. Hình nhân thế mạng này được làm bằng bột gạo, gồm bốn hình người (hai đàn ông, hai đàn bà) và một số con vật như trâu, heo… đặt trên cái đan bằng tre. Người nặng các hình nhân này là thầy Mưdwơn và Ka-ing, khi đang nặng thầy Mưdwơn vừa vỗ trống, vừa hát bài tụng ca các vị thần. Những hình nhân này đại diện cho những sự khô hạn, nắng nóng, những điều xui xẻo, không may mắn của năm trước. Cuối buổi lễ, người ta thả các hình nhân này ở trên sông (hoặc ở ngã ba đương), những hình nhân này sẽ mang đi những điều xui xẻo và mất mùa của năm cũ, đem lại hạnh phúc, sung túc và sức khỏe cho dân làng trong năm mới.
Lễ hội Rija Nưgar, một lễ hội được diễn ra lúc đầu năm, cũng là thời điểm chuyển giao giữa mùa khô – với cái nắng hạn đạt đến đỉnh điểm và những đồng ruộng khô cháy, đất đai khô cằn ở xứ sở Panduranga – với mùa mưa, nên thực chất bản nguyên chỉ là một lễ thức cầu đảo (cầu mưa). Người Chăm, gắn liền đời sống của mình với nông nghiệp, với ruộng đồng, truyền thống đó có tự bao đời nay, đời sống nông nghiệp cũng hình thành tư duy nông nghiệp, lúc nào họ cũng khát vọng mưa thuận gió hòa, đất đai tươi tốt để có những mùa màng bội thu, hay ít nhất cũng đủ ăn. Khát vọng đó được họ phó thác vào niềm tin về sức mạnh của tự nhiên thông qua các đấng siêu nhiên, họ cầu xin và cúng tế các vị thần để được thỏa mãn ước nguyện. Lễ Rija Nưgar, thể hiện rõ nhất khát vọng đó của cư dân Chăm, hình ảnh vũ điệu đạp lửa thể hiện khát vọng xóa bỏ những khô hạn, nắng nóng, cầu cho mưa xuống, tươi tiêu ruộng đồng, cây trái tốt tươi và con người sinh sôi nảy nở. Và cứ mỗi độ Rija Nưgar được tổ chức thì các vùng người Chăm lại có mưa – những cơn mưa đầu mùa, điều này còn phản ánh tư duy khoa học của người Chăm trong việc tính toán lịch pháp trong việc tính toán thời điểm chuyển mưa để tổ chức Rija Nưgar.
Rija Nưgar, còn là nơi phô bày nghệ thuật điễn xướng của dân tộc Chăm thông qua sự kết hợp của những điệu vũ của thầy Ka-ing, với những lời tụng ca, những kho tàng văn học dân gian đầy giá trị của người Chăm như các bài tụng ca về tiểu sử Po Inư Nưgar, Po Rome, Po Klaung Girai… Việc xướng lên những bài tụng ca này trong các dịp lễ hội, chẳng hạn như Rija Nưgar là cách tốt nhất để bảo tồn giá trị văn hóa dân gian truyền khẩu của dân tộc. Ngoài ra, trong Rija Nưgar, dàn đồng ca dân tộc gồm trống Baranưng, Ginơng, kèn saranai… cũng được diễn tấu, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Rija Nưgar – ngoài dịp cầu đảo (cầu mưa) – còn là một dịp diễn xướng dân gian với sự kết hợp văn học dân gian với các nhạc cụ Chăm.
Chính sự kết hợp tính chất tâm linh và nghệ thuật đó đã tạo cho Rija Nưgar thành một buổi lễ đặc sắc. Không khí linh thiêng kết hợp với các hoạt động diễn xướng làm cho quê hương, xứ sở rộn ràng, lòng người nức nở, người người – từ già đến trẻ, nam thanh, nữ tú - sắm sửa những bộ cánh mới nhất, đẹp nhất đi chảy hội, tạo nên một không khí nhộn nhịp, sôi động, làm bừng tĩnh các vùng đất có người Chăm sinh tụ. Một năm mới lại về, một Rija Nưgar nữa lại đến, quê hương, xứ sở lại đón mừng một mùa xuân mới với ước vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng phát đạt, thóc lúa đầy bồ, tôm cá đầy khoang,… cầu ơn trên, cho những ước vọng của chúng con được như ý!
Jashaklikei
Saigon, tháng 4 năm 2014.
0 Rating
281 views
1 like
0 Comments
Read more
GIAI ĐOẠN 1400 – 1471 1.Chủ trương, chính sách đối ngoại của hai bên. Chế Bồng Nga Chết, tướng của Chăm Pa là La khải (La Ngai) thu nhặt tan quân mà rút về từ bỏ cả những vùng đất mà trước kia Chế Bồng Nga đã chiếm được (như vậy lúc này lãnh thổ của Đại Việt trở lại phần biên giới ở Thuận Châu, Hóa Châu). Khi đã rút về nước La Khải tự xưng vương (giành ngôi hai người con của Chế Bồng Nga là Chế Mả-Nô Đả-Nam và Chế San-Nô, hai người này trốn sang cầu cứu Đại Việt và được Đại Việt bổ dụng) tức là Jaya Simhavarman[1] [2]. Đến năm 1401 Jaya Simhavarman V lên nối ngôi,mà sử Việt gọi là Ba Đích Lai[3]. Trong khi đó ở phía Đại Việt Hồ Quý Ly được sự ủng hộ của Nghệ Tông nên quyền lực ngày càng củng cố, sau khi mà Nghệ Tông mất năm 1395 thì nhà Trần Hoàn toàn bị Qúy Ly thao túng.Đó là thời cơ để Qúy Ly lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ vào năm 1400. Qúy Ly lấy tên nước là Đại Ngu[4]. Vừa lên ngôi Hồ Qúy Ly liền thực hiện chính sách liên tục gây chiến tranh với Chăm Pa để chiếm đất và giành lại thế quyền chủ động trong mối quan hệ với Chăm Pa, chủ trương của ông là muốn khôi phục lại vị thế cường quốc trước Chăm Pa, mở rộng đất đai. Nên liên tục trong các năm 1401-1407, Nhà Hồ đã ba lần Nam Tiến đánh Chăm Pa.Về Phía Chăm Pa lúc này trở nên yếu thế họ chỉ biết chống cự, trong cuộc hành quân của quân Hồ năm 1402, vua Chăm Pa buộc phải dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy (nam Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi) mà Chăm Pa gọi là Amaravati, để quân Nhà Hồ lui quân[5]. Khi nhà Hồ bị nhà Minh xâm lược, Chăm Pa mới giành lại phần đất này. Năm 1406, với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh mang quân sang đánh Đại Ngu. Sau một số trận kháng cự, sang năm 1407, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương bị bắt, Nhà Hồ sụp đổ, kể từ đó Nhà Minh thống trị nước Việt suốt 20 năm. Năm 1418 đất Lam Sơn (Thanh Hóa) có người hào chủ tân là Lê Lợi cầm quân khởi nghĩa sau mười năm thì thắng lợi hoàn toàn đẩy lui quân Minh về nước. Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế tức Lê Thái Tổ, thành lập nên Nhà Lê Sơ, lấy tên nước là Đại Việt, đống đô ở Thăng Long. Ngay sau đó cả hai nước Đại Việt và Chăm Pa lập lại mối quan hệ hòa bình, điều này được đánh dấu bằng sự kiện vua Chăm Pa vào năm 1427 khi mà Lê Lợi đang dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương có sứ giả Chiêm Thành sang tiếp kiến vương, cống sản vật. Bình Định Vương lúc bấy giờ thiết yến sứ giả rồi lại sai cho ngựa và lụa về,Bình Định Vương lại sai Hà Lật (thiêm tri xu mật viện) đi theo đoàn sang thăm Chăm Pa[6]. Sau đó vào năm 1434 Lê Thái Tổ Băng hà, Lê Thái Tông lên thay, năm 1443 Thái Tông mất, Nhân Tông lên ngôi. Năm 1459 Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân cướp ngôi vua Nhân Tông, không bao lâu thì các đại thần như Nguyễn Xí, Đinh Liệt đem quân phế Nghi Dân mà lập Lê Thánh Tông lên ngôi, một ông vua mà lịch sử ghi nhận là anh minh. Chăm Pa vào năm 1441 khi vua Ba Đích Lai qua đời, Ma Ha Bì Cái nối ngôi ông vua này đã chủ trương gia tăng các cuộc đánh phá Đại Việt, vua Đại Việt là Lê Nhân Tông đã cho quân đánh Chăm Pa vào năm 1446, bắt Ma Ha Bì Cái và đưa Ma Ha Qúy Lai lên ngôi, ông vua này đã gửi lễ vật sang Đại Việt vào năm 1447, quan hệ hai nước lại tốt đẹp. Nhưng không đước bao lâu thì Qúy Lai bị Ma Ha Quý Đô cướp ngôi vào năm 1449.Qúy Đô lại bị ám sát Trà Duyệt lên ngôi vàò năm 1457, sang năm 1460 Trà Duyệt lại nhường ngôi cho Trà Toàn. Trước các hoặc động đánh phá của vua Chăm pa Bì Cái, Lê Nhân Tông chủ trương chinh phạt Chăm Pa và không chế ngôi vua của vương quốc này, sang đến đời Thánh Tông ông lại liên tục yêu cầu Chăm Pa phải dâng thêm cống vật và phụng sự cho vua Lê như với “Thiên Triều”.Vua Trà Toàn không thực hiện điều đó và còn liên tục đem quân sang xâm lấn Đại Việt vào các năm 1468,1469. Để trả lời cho những thái độ này cũa Trà Toàn vua Lê Thánh Tông quyết định chinh phạt Chăm Pa vào năm 1470[7]. Tóm lại từ năm 1400 đến năm 1471, chủ trương và chính sách ngoại giao với nhau giữa hai quốc gia hết sức phức tạp từ những chính sách thù địch, chiến tranh vào thời Nhà Hồ, rồi quan hệ hòa bình và giao hảo khi nhà Lê mới thành lập. Cho đến khi Ma Ha Bì Cái lên ngôi vua liên tục đánh phá nước Việt, tào cớ để vua Lê Nhân Tông can thiệp vào Chăm Pa. Cuối cùng là chính sách của vua Lê Thánh Tông chủ trương coi Đại Việt như thuộc quốc, khiến cho vua Chăm Pa trà Toàn liên tục đánh phá nước Đại Việt, dẫn đến cuộc hành quân của vua Lê vào năm 1471 để đánh Chăm Pa, cuộc chiến sẽ làm cho lãnh thổ vương quốc Chăm Pa càng thu hẹp, nơi mà nó chỉ còn tồn tại với danh nghĩa là chư hầu của Đại Việt,cũng chính ở phần lãnh thổ bé nhỏ còn lại đó sẻ ghi nhận sự hấp hối của nó cho đến ngày vương quốc này cáo chung mãi mãi. 2. Các sự kiện bang giao tiêu biểu Giao tranh thời nhà Hồ (1400-1407). Vào khoảng năm 1401 khi vừa lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Qúy Ly sai Hồ Tùng đi đánh Chăm Pa, nghe lời Đình Đại Trung, cho quân bộ đi đường núi, tách xa hẳn quân thủy, gặp khi nước lũ, tướng sĩ ở giữa đường hết lượng đến 3 ngày, phải nướng cả áo giáp bằng da để ăn. Quân trở về, Tùng do đi đường hiểm, lỡ mất quân cơ, đáng phải xử chém. Nhưng vì có công lao hồi còn tiềm để được tha tội chết, đề làm xã binh[8]. Khoảng năm 1401 do sức ép từ nhà Minh Hồ Qúy Lý phải nhường ngôi lại cho con mình tức là Hồ Hán Thương và trở thành thái thượng hoàng. Nhà Hồ phế nhà Trần mà xưng Đế diều này khiên cho dân chúng đương thời rất nhiều người không phục, đặc biệt nhất là triều đại này phải chịu sức ép rất lớn từ Nhà Minh, mà lúc đó do Minh Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc). Chính lúc này nhà Minh không chỉ can thiệp vào nội tình nước Đại Ngu, mà còn sẽ chi phối mạnh mối quan hệ Việt-Chăm Pa. Thất bại trong lần tiến quân trước năm 1402 Hán Thương lại sai Đỗ Mãn làm đô tướng, Nguyễn Vị và Nguyễn Bằng Cử làm chiêu thảo sứ, đem đại quân sang đánh. Khi đại binh kéo đến biên giới, Đinh Đại Trung làm tiên phong, gặp tướng Chăm Pa là Chế Thất Nan (Chế Tra Nan), hai bên giao chiến ác liệt. Vua Chăm Pa là Ba Đích Lại hoảng sợ, sai Bố Điền đem dâng các sản vật địa phương và dâng đất Chiêm Động; để xin cho rút quân.Quý Ly bắt Chăm Pa phải dâng cả đất Cổ Lũy nữa. Rồi Qúy Ly đem hai đất ấy chia làm 4 châu là: Thăng, Hoa, Tư và Nghĩa (từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi)[9]. Đây là một tổn thất rất lớn của Chăm Pa vì họ đã lại phải từ bỏ thêm một phần đất nữa, mà người Chăm Pa gọi là Amaravati (một tiểu quốc của Chăm Pa). từ nay Chăm Pa mất những vùng đất ruộng màu mở phì nhiêu với khoáng sản phong phú, rời bỏ kinh Đô cũ của nước Chăm Pa mấy thế kỷ trước, nơi đã tích trữ biết bao nhiêu tài sản châu báu. Vua Chăm Pa là Ba Đích Lai không từ bỏ như vậy, ông đã cố gửi sứ sang cầu viện vua Minh, báo về việc Đại Ngu sang xâm lấn nước mình, vua Thành Tổ mới cử sứ giả sang gập vua nhà Hồ, nhưng nhà Hồ Hán Thương đã dùng nhiều vật cống cho Thiên Triều vua nhà Minh lờ qua chuyện này(1). Nhà Hồ quyết trả thù Chăm Pa về việc này. Năm 1403, Hồ Hán Thương bổ dụng Phạm Nguyên Côi làm đô tướng quân thủy, Hồ Vấn làm phó; Đỗ Mẫn làm đô tướng quân bộ, Đỗ Nguyên Thác làm phó. Quân thủy, quân bộ tất cả 20 vạn, đều phải chịu dưới quyền điều khiển của Nguyên Côi Khi quân đã đến Chăm Pa, sắm sửa nhiều khí giới chiến đấu, bao vây thành Chà Bàn, vì quân đi đã chín tháng, bị hết lương ăn, lại không hạ được thành, nên phải kéo về[10]. Đây chính là cuộc giao chiến cuối cùng họ sẽ không còn tồn tại bao lâu nữa, trong những năm 1405-1407 họ phải liên tục kháng chiến chống nhà Minh cho đên ngày mà nhà Minh đặt được nền đô hộ lên đất nước của người Việt (người đứng đầu trong cuộc xâm lược Đại Ngu chính là hai tướng Trương Phù và Mộc Thạch). Về phía nam đây chính là cơ may hiếm có của nước Chăm Pa họ vừa thoát được một cuộc chiến tranh xâm lược của Nhà Hồ và có cơ hội chăm Pa lại toàn bộ Amaravati (từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi) vào năm 1407, khi mà nhà Hồ vừa sụp đổ. Ba Đích Lai rất biết ơn vua Minh ông liên tục cử sứ thần sang cống lễ vật cho Thành Tổ trong các năm 1409,1410,1412. Sau khi tiêu diệt nhà Hồ và những nổ lực kháng chiến của nhà Hậu Trần, Trương Phù nghĩ đến việt phải đoại lại khu vực mà nhà Hồ đã chiếm được, khi biến loạn Chăm Pa lấy lại vào năm 1407, Trương Phù xin vua Minh cho Chinh phạt Chăm Pa, nhưng Minh Thành Tổ không chấp nhận, từ đó người Chăm Pa đều đặn dâng cống cho vua Minh. [11]. Triều đại nhà Hồ và sau đó là 20 năm thuộc Minh tuy chỉ là một giai đoạn ngắn nhưng chính trong thời kỳ này những sự kiện quan trọng đã diễn ra giữa hại quốc gia láng giềng này. Bên cạnh đó mối quan hệ này càng trở nên phức tạp khi có bàn tay dính liên hệ của Nhà Minh vương triều đang âm mưu thôn tính Đại Ngu, dưới chiêu bài “phù Trần” khi mà nhà Hồ đang phải đối mặt với những áp lực từ trong nước không được sự ủng hộ của dân chúng, nho sĩ đương thời. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nó vào năm 1407. Vua Lê Thánh Tông chinh phục thành Đồ Bàn và mở mang bờ cõi (1470-1471). Dưới ách thống trị của Nhà Minh dân chúng Đại Việt bị bóc lột và đàn áp, khổ sở vô cùng.Những phong trào khởi nghĩa chống lại Nhà Minh bùng nổ, Năm 1418 đất Lam Sơn (Thanh Hóa) có người hào chủ tân là Lê Lợi cầm quân khởi nghĩa sau mười năm thì thắng lợi hoàn toàn đẩy lui quân Minh, khôi phục độc lập, lập ra nhà Lê Sơ. Trong giai đoạn đầu Nhà Lê được thành lập quan hệ hai nước trở nên tốt đẹp, vua Chăm Pa lúc bấy giờ vẫn là Ba Đích Lai. Năm 1434 vua Lê Thái Tổ băng hà, Thái Tông còn nhỏ lên nối ngôi người Chăm Pa lại sang cướp Hóa Châu. Người Chăm Pa lấy thuyền đến do xét thực lực Đại Việt, nhân dân Hóa Châu mới chống lại và bắt được hai người Chăm Pa, đem về làm tù Binh, rồi sau cho tha về[12]. Sau này vua Chăm Pa mới lại sai sứ sang mang thư và lễ vật sang cầu phong[13]. Không lâu sau thì Vua Chăm Pa Jaya Simhavarman V (Ba Đích Lai) băng hà vào năm 1441 thì Ma Ha Bì Cái lên nối ngôi. Trong những năm 1444,1445 ông hai lần đưa quân sang đánh phá nước láng giềng phía Bắc, vua Lê Nhân Tông (ông lên nối ngôi vua Thái Tông) phải cử các tướng Lê Bôi, Lê Khả (năm 1444), Lê Xí (năm 1445). Cuộc đánh phá liên tục này khiến cho vua Lê phải cử Lê Thụ, Lê Khả dẫn 60 vạn quân đi đánh Chăm Pa năm 1446,(trước đó Nhân Tông đã gửi sứ thần sang Nhà Minh như để dàn xếp với Nhà Minh, để họ giữ vai trò trung lập). Quân Nhà Lê tiến vào thành Vijaya (Đồ Bàn) và bắt được Bì Cái đưa về thành Thăng Long và lập người cháu của Bì Cái là Ma Ha Qúy Lai lên nối ngôi. Vừa lên ngôi ông đã mang lễ vật sang dâng cho vua Lê Nhân Tông vào năm 1447, hai năm sau năm 1449 Ma Ha Qúy Đô truất phế Qúy Lai và sai sứ sang Đại Việt, năm 1460 Trà Toàn lên ngôi, đó là vua cuối cùng của Chăm Pa đóng đô ở Vijaya. Vua Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460 nhiều lần yêu cầu vua Chăm Pa phải dâng thêm cống vật và đưa Đại Việt lên vị thế thượng quốc nhưng vua Trà Toàn từ chối và còn xua quân tấn công Đại Việt vào những năm 1468,1469[14] [15]. Năm 1470 Trà Toàn thân hành đem 10 vạn quân thủy,bộ cùng voi ngựa đánh Hóa Châu. Tướng trấn giữ biên thuỳ ở châu Hoá là bọn Phạm Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành, rồi cho chạy thư cáo cấp về cho triều đình, chính lúc này vua Thánh Tông liền chớp lấy thời cơ đó làm lý do chinh phạt Chăm Pa[16]. Trước khi đem đại quân đi thân chinh vua Thánh Tông cho chuẫn bị rất kỹ về chính trị đối ngoại, lực lượng, quân nhu, tinh thần quân, dân Đại Việt[17]. Ngày 16 tháng 11 (âm lịch) vua đích thân cầm 15 vạn thủy quân xuất quân, dọc đường nếu có đi đến đền thờ nao là vua cho dâng lễ tế. Đầu tháng 12 quân của vua tới Thiết Sơn (Nghệ An), đến giữa tháng đó thì vào đất Chăm Pa và cho binh sĩ tập luyện, vẻ lại bản đồ nước Chăm Pa[18]. Ngày 5 tháng 2 (âm lịch) Trà Toàn sai em đem viên tướng và 50 ngàn quân kéo đến sát trại quân Việt, ngày hôm sau vua Thánh Tông bí mật sai Lê Hy Cát, Hoàng Nhân Thiêm và bọn Tiền phong tướng quân Lê Thế, Trịnh Văn Sái đem hơn 500 chiếc thuyền, 3 vạn tinh binh, vượt biển gấp,ngày 6 vua bí mật tiến vào cửa biển Sa Kỳ dựng lũy đắp thành để ngăn chặn lối về của giặc, nhà vua còn sai Nguyễn Đức Trung đa quân mai phục dưới chân núi. Người Chăm Pa không biết việc này. Ngày mồng 7, vua tự mình dẫn hơn 1.000 chiếc thuyền, hơn 70 vạn tinh binh ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa. Tướng Chăm Pa tan vỡ, chạy về Chà Bàn. Chạy đến núi Mộ Nô, thì bị quân của Hy Cát đã chặn đường về, giặc cuống cuồng sợ hãi, chạy rẽ ngang trèo qua chân núi cao, xác người, ngựa và đồ quân tư đầy núi đầy đường. Bọn Lê Niệm, Ngô Hồng tung quân ra đánh, chém được một viên đại tướng Chăm Pa, còn thì đều sợ hãi tan chạy cả. Bấy giờ, vua đến Mễ Cần, tung binh tiến đánh, chém được hơn 300 thủ cấp, bắt sống hơn 60 tên. Trà Toàn nghe tin em mình thua chạy, rất sợ hãi, sai người mang biểu tới xin hàng[19]. Trong tình thế đó ông liên tục gửi thư đầu hàng vua Lê, nhưng vua Lê không chấp thuận và tiếp tục đánh vào kinh thành Chăm Pa. Ngày 27, vua tự mình đem đại quân đánh phá thành Thi Nại, chém được hơn 100 thủ cấp. Ngày 28, vua tiến vây thành Chà Bàn. Ngày 29, đến sát chân thành vây thành mấy vòng.Ngày mồng 1 tháng 3 hạ được thành Chà Bàn, bắt sống hơn 3 vạn người, chém hơn 4 vạn thủ cấp.Ngày mồng 2, vua thấy đã phá được thành Chà Bàn, liền xuống chiếu đem quân về, vua Trà Toàn bị bắt sống rồi đem quân về kinh sư[20]. Như vậy cuộc chinh phạt Chăm Pa của vua Lý Thánh Tông đã thắng lợi trận thắng này có một ý nghĩa hết sức trọng đại trong lịch sử của cả hai dân tộc. Sau trận chiến này cương vục lãnh thổ Đại Việt mở rộng hơn bao giờ hết, vua Lê Thánh Tông sáp nhập phần đất miền Bắc Chăm Pa mà ngày nay là từ vùng đèo Hải Vân-Đà Nẵng đến đèo Cù Mông (Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt. Đây là lần đầu tiên mà Đại Việt mở rộng lãnh thổ lớn nhất, từ đó Đại Việt sẽ còn tiến xa hơn trong lộ trình mở cõi[21]. Chính vì thế cột mốc năm 1471 đã trở thành biểu tượng cho quá trình Nam Tiến của dân tộc và đánh dấu sự chiến thắng quan trọng của Đại Việt trước Chăm Pa trong bước đường chinh phục người láng giềng phía Nam, bởivì sau đó Chăm Pa chỉ còn mà một vùng đất chư hầu của Đại Việt và nhờ chiến thắng này mà Đại Việt sau này sẽ không cần phải khó khăn trong việc sửdụng sức mạnh quân sự để chiến thắng trước Chăm Pa mỗi khi cần cho tới ngày mà vương quốc này sụp đổ hoàn toàn năm 1697. Cũng từ lúc này phần lãnh thổ Chăm Pa đã bị mất rất lớn hơn bao giờ hết, nó đồng nghĩa với một sự suy thoái nặng nề của quốc gia này đến mức rơi vào khủng hoảng trầm trọng nhất: 60 ngàn quân và dân Chăm Pa đã chết, 30 ngàn người bị bắt làm tù binh: kinh đô, tông miếu tổ tiên bị tàn phá, lãnh thổ bị mất rất nhiều, khiến cho họ chỉ còn biết co cụm về phương Nam khô cằn, nghèo nàn; nó dẫn đến một sự suy tàn thật sự không còn cứu vãn được của vương quốc này cho đến ngày nó chính thức cáo chung với tư cách một quốc gia độc lập; sự kiện này còn đánh dấu sự suy đồi hoàn toàn của nền văn minh ấn giáo(2), thứ tôn giáo thống trị và chi phối toàn đất nước Chăm Pa, nó dẫn đến sự tan vỡ của một cơ cấu xã hội và tín ngưỡng tồn tại ở quốc gia này suốt từ khi lập quốc, nó làm cho xã hội càng rối loạn, trật tự, rạn nức các chuẩn mực, thiết chế và cơ cấu giúp xã hội tồn tại bền vững cũng bị tan vỡ, dẫn đến sự rời bỏ đất đai, xứ sở để di cư đến Chân Lạp, Mã Lai…hay còn xa hơn thế nữa, của rất đông người Chăm Pa. Thật sự phải nói rằng sự kiện này đã là một báo trước một sự chấm hết trong tương lai không xa của vương quốc Chăm Pa, vấn đề còn lại lúc này chỉ là khi nào mà điều đó sẽ đến. 3.Quan hệ: kinh tế, văn hóa-xã hội. Thương mại và buôn bán hai bên: Cho đến hôm nay những tư liệu ghi chép về thương mại và buôn bán của hai nước rất ít, trong giai đoạn từ năm 1400-1471 dù thời gian rất ngắn, thì hai nước có thể có các sự buôn bán qua lại với nhau nhưng chắc là không thể sôi động như thời kỳ Lý – Trần được bởi vì vào thời kỳ này triều đình Nhà Lê thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, hạn chế trong lĩnh vực ngoại thương với nước ngoài, đối với Champa cũng không ngoại lệ[22]. Giao lưu văn hóa – xã hội: Trong thời điểm này những dấu ấn, ảnh hượng của Chăm Pa tại kinh thành Thăng Long không còn được nói đến nhiều như giai đoạn trước nữa, nhưng những dấu ấn của những thời kỳ trước ít nhiều vẫn còn những dư âm và hiện diện đâu đó trong kinh thành, như một phần tạo nên văn hóa Thăng Long nghìn năm văn vật: + Bằng chứng là vẫn còn nhiều công trình thời Lê, mang bóng dáng của Chăm Pa như Chùa Châu Lâm (hay chùa Bà Đanh) là để phục vụ nhu cầu tâm linh cho các sứ thần người Chăm Pa đến làm việc tại Thăng Long và sau này trở thành một trong những nơi thờ cúng tôn giáo của cư dân Chăm sống trên đất Việt[23]. + Ngoài ra, thì có rất nhiều nghi vấn liên quan đến ngôi chùa Bà Đá (phố Nhà Thờ, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tương truyền, đời Lê Thánh Tông ở làng Báo Thiên Tự Tháp có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá. Người ấy liền dựng một cái miếu để thờ ngay tại nơi đào được tượng. Sau dân làng thấy thiêng mới làm thành một ngôi chùa hẳn hoi, đón sư về cúng bái.Pho tượng Bà Đá đó đã bị mất vào thời Pháp thuộc. Có nhiều các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là bức tượng có nguồn gốc từ Phật giáo phương Nam (hay Chămpa), nhưng cho đến nay, do tượng đã bị mất chúng ta chưa thể kết luận chính xác. + Nơi thờ cúng của Hai Bà Trưng nằm ở đền Đồng Nhân, Hà Nội có lẽ cũng đặt ra những nghi vấn. Trong các lễ hội này thường xuất hiện những điệu múa Con đĩ đánh bồng. Điệu múa là cho thấy nhiều yếu tố tâm linh mang tính chất nữ thần đã hòa hợp nhanh chóng với các nữ thần linh nước Việt. Chúng ta có thể thấy Hai Bà Trưng có lẽ là hóa thân của Thiên Yana trong mắt cư dân Chăm ở Đại Việt trong thời gian đầu. Và về sau này, quá trình Việt hóa đã khiến chúng ta khó nhận diện những dấu vết Chămpa đó. Nhưng chắc rằng đã có sự hòa hợp giữa tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng của người Việt với tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở (Thiên Yana) của người Chăm, để chúng ta ngày nay có vị nữ thần Việt đan xen với những điệu múa mang dấu ấn Chăm pa[24]. Trong khi đó khi nhìn về phía nam, chặng đường mở cõi của dân tộc ta thời kỳ này tiếp tục phát triển, năm 1402 khu vực mà người Chăm gọi là xứ Amavati, mà tiếng Việt gọi là Chiêm Động và Cổ Lũy (Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi) đã thuộc về đất Việt, Hồ Qúy Ly đem đất ấy chia làm 4 châu là: Thăng, Hoa, Tư và Nghĩa. Qúy Ly lại đem dân chúng người Việt vào đây sinh sống, lao động, lập làng, ở chung với người Chăm Pa bản địa, lại còn cho ghi chữ tên quận lên những người này để họ không trốn đi nơi khác[25]. Từ đó người Việt mới đến và những người Chăm Pa ở lại đất này, chung sống với nhau hòa đồng,người Việt có sự dung hợp với văn hóa tâm linh Chăm, họ cùng tiếp tực tiếp thu các kinh nghiện sản xuất, sinh hoạt văn hóa của nhau:
0 Rating
419 views
0 likes
0 Comments
Read more
Chiêm ngưỡng PokLong Garai
Rất nhiều người từng nghe qua giai điệu "Tiếng trống Paranung" trước khi tận mắt nhìn thấy nhạc cụ đó. Giai điệu và những gì được mang trong ca từ của ca khúc ấy là yếu tố chính thúc đẩy tôi đi hết những nơi mà văn hóa – con người Chăm hiện hữu.
Đây là một trong số ít tộc người ở Việt Nam sở hữu khối tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể nguyên vẹn, chi tiết còn tồn tại đan xen nhau. Nhờ vậy, người ta có thể chiêm ngưỡng, khám phá trong tâm trạng vừa ngưỡng mộ, vừa vui sướng vì được xem - nghe - thấy cùng lúc. Trong nhiều năm, cuối cùng tôi đã hoàn thành được phần nào ước nguyện đi hết những chặng đường núi, gió, cát, sóng để đến với nền văn hóa này.
Cánh cửa đầu tiên mở ra đón tôi đến với nền Văn hóa Chăm huyền thoại là Tháp Nhạn – ngọn tháp sừng sững, vời vợi trên đỉnh núi Nhạn. Với kiến trúc chóp vuông 4 tầng vững chắc, quay về hướng Đông – ngày đón gió biển, đêm nghe tiếng sông Ba rì rầm, Tháp Nhạn ghim một ấn tượng sâu sắc về sự bề thế, oai nghiêm vào lòng mỗi người đến với Phú Yên.
Bắt đầu từ công trình kiến trúc từ Thế kỷ 12 của Đồng bào Chăm vùng Châu Thổ sông Ba đó, tôi đã đi theo những con đường riêng, với những thời gian khác nhau để thỏa mãn niềm đam mê của mình.Sau Tháp Nhạn, tôi đến Tháp Bà Ponagar – nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu Ana – nữ thần tối quan trọng trong tín ngưỡng Champa. Đây là hàng cột bình đài phía trước - kiến trúc đặc sắc của tháp bà Ponagar.
Tôi may mắn có mặt đúng dịp Tháp Bà đón đội ca múa nhạc Chăm Huệ Dương – Ninh Thuận tới biểu diễn. Lần đầu tiên được tận tai nghe những thanh âm truyền thống Chăm qua tiếng kèn Saranai réo rắt hòa với tiếng trống Ghi năng rộn ràng ngay dưới chân tháp cổ oai nghiêm. Tôi được tận mắt chiêm ngưỡng những điệu múa Vò, múa Gáo, múa Quạt sôi nổi của các thiếu nữ Chăm, hay tận tay chạm vào những vò, bình gốm đặc trưng cho văn hóa, mỹ nghệ dân tộc này.
Đi dọc một vòng văn hóa Chăm, nhất định phải chiêm ngưỡng khu di tích Mỹ Sơn nổi tiếng. Người ta không thể không choáng ngợp trước vẻ bề thế của hệ thống đền tháp giữa rừng núi này.
Hệ thống đền tháp Mỹ Sơn vốn là nơi các vương triều Champa cổ tiến hành cúng tế. Ở đây, có những ngôi tháp quy mô còn nguyên vẹn, những di vật nhuốm màu thời gian sau hơn chục thế kỷ, vẫn hiên ngang đứng đó, là biểu tượng cho nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Champa kiệt xuất.
Trên đường xuôi vào Ninh Thuận, chúng tôi ghé thăm cụm Hòa Lai – Ba Tháp - những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của Chăm Pa còn lại theo đánh giá của các nhà nghiên cứu.
Nổi tiếng nhất trong các tháp Chăm còn lại chính là tháp PoKlong Garai – cụm tháp hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay ở tỉnh Ninh Thuận với 3 phần: Tháp Chính, Tháp Lửa và Tháp Cổng.
Đây là đường lên Tháp Chính : địa điểm tổ chức Lễ hội Kate – Lễ hội lớn, đặc sắc nhất của đồng bào Chăm mỗi ngày 1/7 lịch Chăm hàng năm.
Chiêm ngưỡng PokLong Garai
Không chỉ được chiêm ngưỡng những di sản vật thể, tôi còn được những người Chăm hiền hòa, tốt bụng giới thiệu và chia sẻ những nét văn hóa đặc trưng khác. Tôi đã quàng chiếc khăn Mat'ra trứ danh thực sự, ngồi vào khung dệt thổ cẩm làng Irahani (Mỹ Nghiệp), đã tận tay gõ vào mặt trống Paranưng, nâng niu những vò gốm vừa ra lò ở Paley Hamu Trok (Bàu Trúc) – làng nghề cổ nhất Đông Nam Á.
Tôi đã đi xuyên những trảng cát trắng ven biển đến với ngôi làng Chăm còn nguyên những người phụ nữ mặc váy quàng khăn và những người đàn ông mặc xà rông cũng quấn khăn. Đã đến tận những ngôi làng Chăm đầu nguồn Sông Hậu ở Tân Châu – An Giang, nơi có những ngôi nhà gỗ sàn cao luôn sẵn sàng trước những trận lũ về.
Những thánh đường Đạo Hồi đẹp đẽ, uy nghiêm ở Châu Đốc – An Giang. Kiến trúc mái vòm đặc trưng của Đạo Hồi cùng với màu trắng – màu sắc tôn kính, thiêng liêng trong văn hóa Chăm.
Nụ cười Chăm luôn dành cho tôi trên mỗi chặng đường của những con người da nâu hiền hòa sống cùng đền tháp, gió cát và sông nước... mà tôi hết sức yêu mến.
Theo Thùy Mai (Infonet)-24h.com.vn
0 Rating
198 views
0 likes
0 Comments
Read more
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ LÝ VÀ CHAMPA
Lược đồ Đại Việt – Champa thế kỷ XI
1. Chủ trương, chính sách đối ngoại của hai bên.
Sau khi Kế Tông mất năm 989, vua Chăm Pa Harivarman II thống nhất quốc gia và lên ngôi hoàng đế. Năm 999 Yang Pu Ku Vijaya lên nối ngôi vua Chăm Pa. Nước Chăm Pa đã suy yếu rất nhiều sau các cuộc chinh phạt của nước Việt thêm vào đó cư dân phía Bắc Chăm Pa lại bị Lưu Kế Tông thống trị nhiều năm mà càng bị suy yếu trầm trọng, nhận thấy điều đó vua Chăm Pa đã cho dời đô từ Indrapura (Quảng Nam) về Vijaya để tránh sự chinh phạt của Đại Cồ Việt[1]. Kế ngôi vua Chăm Pa liên tục sau đó là bốn ông vua: Harivarman III (1010-1020), Paramecravarman II (1021-1030), Vikrantavarman IV (1030-1041) và cuối cùng là Simhavarman II mà sử Việt gọi là Sạ Đẩu[2].
Ở phía Bắc năm 1009 vua Lý Thái Tổ lên ngôi, khai lập ra nhà Lý, một năm sau vua dời đô về thành Đại La (đổi tên là Thăng Long), từ đó nhà Lý đua dân tộc bước vào một thời kì thịnh trị, phát triển lâu dài nhiều thế kỷ. Năm 1028 vua Thái Tông nối ngôi Thái Tổ, sau đó vua Lý Thánh Tông lại nối ngôi vào năm 1054
Khi mà nhà Lý mới thành lập, hai bên bắt đầu chủ trương thông sứ và giao hảo với nhau sự kiện ghi nhận đầu tiên là việc nước Chăm Pa sang tặng sư tử vào năm 1011, ngay sau khi mà Vua Lý Thái Tổ lên ngôi[3]. Điều này thể hiện sự quyết tâm cải tạo tốt mối quan hệ của phía Chăm Pa.
Thế nhưng không lâu sau không biết tại sao mà vua Thái Tổ lại sai phát quân vô cớ đánh Chăm Pa, nếu có nguyên nhân gì thì tạo sao các bộ sử không đề cập đến nhiều về vấn đề này chỉ chép đại ý như sau: năm 1020, Vua Lý Thái Tổ sai Khai
Thiên Vương Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chăm Pa ở trại Bố Chính thẳng đến núi Long Tỵ, chém được tướng của chúng là Bố Linh tại trận, người Chăm Pa chết đến quá nửa[4] [5]. Như đã nói nguyên nhân của cuộc chiến này.
Chưa được sách sử Việt nói đến.Sự thiếu sót trên có thể là vì đây là cuộc chiến này một phần vì vua Lý muốn xâm lược Chăm Pa hay là tăng cường vị thế và sức mạnh quân sự của mình như vua Lê Đại Hành đã làm trước đó.
Trong những thập niên tiếp theo, quan hệ hai nước trở nên tạm bình yên và không những cuộc xung đột như trước kia nữa người Chăm Pa lại thường sang quy phục Nhà Lý[6].Chủ Trương của cả hai nước lúc này là tạm bình ổn để giao hảo với nhau. Nhưng ít lâu sau đó chiến sự giữa hai bên lại bùng phát khi vua Chăm Pa Simhavarman II (Sạ Đẩu) đưa quân sang xâm lấn biến giới vào năm 1043.
Đó chính là điều kiện để vua Lý Thái Tông quyết định chinh phạt Chăm Pa vào năm 1044.Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chủ trương của Nhà Lý lúc bấy giờ cho rằng từ lúc mà vua Thái Tổ mất đi, suốt 16 năm rồi, mà Chăm Pa chưa từng sai một sứ giả nào sang sứ với nước Việt lần nào, nay lại sang xâm phạm, Thái Tông mới giận quyết đem quân đi đánh Chăm Pa[7].
Nhưng sách Cương Mục lại chép: Bây giờ không nghe nói có việc người Chiêm vào lấn cướp thì không phải là bất đắc dĩ mà dùng binh, thế mà muốn phô sức mình, thích lập công nghiệp,buông thả lòng dục, giết hại mạng người! Thậm chí cướp bắt phụ nữ để chứa đầy vào hậu cung: việc này lại càng thất đức! So với Mị Ê, thật đáng thẹn chết! Huống chi khúc điệu Tây Thiên là thanh âm mất nước, gây nên sự mê muội cho con cháu đời sau! Thế thì trong sự thất đức lại càng thất đức hơn nữa! Thái Tông là bậc vua hiền mà làm như thế, thực đáng tiếc! Về phần bầy tôi bấy giờ cũng không sao tránh khỏi cái tội nống ác của vua![8].
Vậy có phải nguyên nhân mà sách Toàn Thư chép rằng nước Chiêm thường sang phá rối miền ven biển nước Việt chỉ là lý do bịa ra nhầm đổ tội cho Chăm Pa cướp phá nước ta, rồi lấy đó làm lý do để vua Lý mới dụng binh, đó vẫn còn là ẩn số (?), nhưng có một số các sử gia thường lấy luận điểm của sách toàn thư đưa vào các công trình của mình[9]. Điều này còn cần phải có những nhận định như thế nào cho đúng, ở đây tôi chỉ nêu mâu thuẫn của hai bộ sử được coi là giá trị nhất của Việt Nam viết, chứ không nhận định tính đúng sai của giả thuyết này.
Năm 1054 vua Lý Thánh Tông lên ngôi nối nghiệp đế của vua Lý Thái Tông, tiếp tục xây dựng quốc gia cường thịnh, trấn chỉnh quân đội.Thánh Tông chính là ông vua đã chính thức đặt quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt[10]. Trong khi đó về phía Nam, nước Chăm Pa thời điểm này vua Rudravarma III (Chế Củ) ông vua này lên ngôi năm 1061.
Sau trận chiến năm 1044 thì Chăm Pa thường sai sứ sang cống Đại Việt 1055[11], 1068[12]. Nhưng cũng trong năm 1068 phía Chăm Pa lại sang tấn công biên giới Đại Việt mà chắc chắn là để trả đũa thất bại trước kia, sau một thời gian chuẩn bị[13]. Nhưng lúc này vua Lý Thánh Tông đang trị vì, ông vua mà nổi tiếng với các hành động, chính sách liên tục nhầm tăng cường sức mạnh quân sự cho Đại Việt chính vì thế đó là điều kiện để vua Thánh Tông phát binh chinh phạt Chăm Pa để trừng phạt Chăm Pa và xâm chiếm đất đai Chăm Pa vào năm 1069.
Năm 1073 vua Lý Thánh Tông Băng hà, hoàng tử Càn Đức lên ngôi tức vua Lý Nhân Tông.Ông vua này vừa lên ngôi đã phải găp phải một liên minh quân sự của Tống – Chăm Pa – Chân Lạp âm mưu xâm lược nước Việt. Quân Tống tập trung quân ở biên giới, thuyền bè trên biển và chuẩn bị đánh Đại Việt, cuộc kháng Chiến chống Tống của nhân dân Đại Việt bùng nổ[14].
Năm 1074 vua Rudravarman III (Chế Củ) mất, ngay sau đó Harivarman IV nối ngôi.Vừa lên ngôi ông vua này phải đối mặt với cuộc viễn chinh từ phương Bắc của Lý Thường Kiệt năm 1075. Ông là người mà có công tái thiết lại quốc gia đầy tan thương đổ nát và bắt đầu các cuộc khiêu khích quân sự nhầm trả thù Đại Việt vào năm 1074, Lý Thường Kiệt được cử đi đánh Chăm Pa[15].
Năm 1080 Harivarman IV truyền ngôi cho con ông là hoàng tử Văk, ông lên ngôi lấy hiệu là Indravarman II. Harivarman IV mất ít năm sau đó.Indravarman II lên ngôi khi mới 9 tuổi cho nên ông phải cần một vị hoàng thúc là hoàng thân Pan phụ chính. Nhưng người ta cũng thấy được một cuộc tranh giành quyền lực giữa hoàng tử văk và hoàng thân Pan, ông hoàng Pan có lẻ đã cướp ngôi vào năm 1081 lên ngôi với hiệu Paramabodhisattva. vào năm 1086 hoàng tử Vak lại giành lại quyền lực, lên ngôi lần thứ hai[16].
Ông vua Indravarman II lại tái lập bang giao với Trung Quốc và gửi lể vật sang cống Đại Việt năm 1091,1095,1102[17]. Nhưng vấn đề này thì lại không được hai bộ Toàn Thư và Cương Mục đề cập đến.Vấn đề này chỉ được xác nhận trong Việt Sử Lược[18].
Thời gian này nhìn chung thì các cuộc chiến quy mô giữa hai nước không còn nữa nhưng về phía Chăm Pa do đã suy yếu với các cuộc chiến tranh và đặt biệt là các cuộc căng thẳng với Chân Lạp trong thế kỷ XII, nhưng không lúc nào Chăm Pa từ bỏ quyết tâm báo thù và giành lại những phần đất đã bị vua Thánh Tông chiếm vào năm 1069. Chính vì thế lúc này chủ trương của Chăm Pa là vừa thông sứ liên tục để tỏ ra thần phục và thân thiện với Đại Việt, nhưng khi nào có điều kiện là lại phát quân đánh Đại Việt.
Về phía Đại Việt thì cứ mỗi lần mà phía Chăm Pa có biến như các lần họ sang cướp phá vào năm 1074, 1103,1266 thì vua Lý lại cử các tướng quân đi đánh, dẹp Chăm Pa ổn định tình hình biên giới, nơi mà lúc nào quân Chăm Pa cũng định đánh phá[19]. Như vậy có thể thấy lúc này chủ trương của Đại Việt chỉ là đánh dẹp Chăm Pa mỗi khi có biến loạn nhầm ổn định biên giới, chủ hòa là chính.
Nhưng đó chỉ là bề ngoài nếu ta chưa xét đúng thực chất vấn đề: lúc nào Đại Việt cũng chủ trương cho rằng Chăm Pa là nước phụ thuộc, chư hầu bằng chứng là trong các nguồn sử liệu thường dùng từ ” Chiêm Thành sang cống” hay “sang dâng cống vật”; sứ giả Việt nhiều lần sang Chăm Pa đòi hỏi vua Chăm Pa phải sang cống nạp cho mình như vào năm 1094 vua Lý Thần Tông (làm vua từ năm 1072 đến 1127) “sai Hàn Lâm học sĩ Mạc Hiển Tích sang sứ Chiêm Thành đòi lễ tuế cống”[20]; nhất là chúng ta biết trước đó mượn cớ là bảo vệ biên cương bờ cõi mà nhiều lần dụng binh đánh Chăm Pa chiếm đất, tàn phá thành trì và giết dân Chúng vô tội[21].
Như vậy, tránh sao cho khỏi người Chăm Pa liên tục trả thù, cho dù chắc hẳn lúc này vương quóc này đã rất yếu so với nước Đại Việt. Vậy thì xét cho cùng những căng thẳng xung đột giữa hai nước thời kỳ này nếu như nói nguyên nhân xuất phát từ một phía (sử liệu thường đổ cho phía Chăm Pa) là điều cần phải xét lại thực chất nguyên nhân phải được phân tích và đánh giá từ cả hai phía.
Tóm lại trong giai đoạn này chủ trương của cả hai bên là bề ngoài thông hiếu nhưng bên trong thì mỗi khi có điều kiện thì lại gây chiến (phía Chăm Pa thì lúc nào thuận tiện thì lại phát binh đánh Đại Việt, còn đại Việt chỉ chờ cơ hội đó là phát quân “bình Chiêm”, rồi được đà thắng thế mà chiếm đất Chăm Pa, mở rộng lãnh thổ). mà chúng ta có thể kể đến các trận đánh lớn vào năm 1044, 1069,1075,1167…
2. Các sự kiện bang giao tiêu biểu .
2.1. Cuộc giao chiến năm 1044 giữa hai nước:
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng chép:Vua xuống chiếu sai đóng các chiến thuyền hiệu Long,Phượng, Ngư, Xà, Hổ, Báo, Anh Vũ hơn vài trăm chiếc… Tháng 12, xuống chiếu cho quân sĩ sửa soạn giáp binh, hẹn đến mùa xuân, tháng 2 sang năm đi đánh Chăm Pa.Vua đến hành dinh Cổ Lãm xuống chiếu rằng kẻ nào ăn cướp lúa mạ và tài vật của dân, nếu đã lấy rồi thì xử 100 trượng, nếu chưa lấy được nhưng làm cho người bị thương thì xử tội lưu… Năm ấy lại đúc tiền Minh Đạo ban cho các quan văn võ[22].
Khi đã sửa soạn xong đâu vào đó năm 1044 vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Chăm Pa. Nghe tin Chăm Pa đem quân và voi bày trận ở bờ Nam sông Ngũ Bồ, vua Lý truyền cho quân bỏ thuyền lên đánh bọ 6. Quân Chăm Pa nhanh chóng thua trận, Quách Gia Di chém được đầu vua Chăm Pa là Sạ Đậu tên phạn ngữ là simhavarman II, bắt sống tướng sĩ địch hơn năm nghìn người, và tước được hơn ba mươi thớt voi đã luyện tập thuần thuộc. Người Chăm Pa bị quan quân Việt giết chết xác chất đầy nội. Vua động lòng thương, ra lệnh cấm quân sĩ tàn sát dân Chăm Pa. Rồi kéo quân vào thành Phật Thệ tức thành Vijaya (thành Đồ Bàn), bắt được gia thất của vua Chăm Pa và những cung nữ giỏi ca múa khúc điệu Ấn Độ. vua sai sứ đi khắc các làng xóm, phủ dụ nhân dân. Rồi rút về nước[23].
Tháng 9 năm đó khi quân Việt về đến phủ Trường Yên, có rồng vàng hiện ở thuyền ngự của vua Thái Tông.Khi đến hành điện Ly Nhân, sai nội nhân thị nữ Chăm bị bắt tên là Mỵ Ê là vợ của vua simhavarman II (Sạ Đậu) sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất khôn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết.Vua khen là trinh tiết, phong là Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân[24].
Sự kiên này thể hiện rõ lòng trinh và tấm gương ngời sáng lịch sử, ngày nay tại Phủ Lý, Hà Nam vẫn còn đền thờ của bà. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có đôi dòng chép về bà như sau: « Phu nhân giữ nghĩa không chịu nhục, chỉ theo một chồng cho đến chết, để toàn vẹn trinh tiết của người đàn bà.Người làm tôi mà thờ hai vua tức là tội nhân đối với phu nhân. Vua khen là trinh tiết, phong làm phu nhân để khuyến khích người đời sau là đáng lắm… »[25] .
Vua Thái Tông từ Chăm Pa về đến kinh sư, làm lễ cáo thắng trận ở miếu Thái Tổ, mở tiệc rượu làm lễ mừng về đến nơi.Ngày hôm ấy, bầy tôi dâng tù binh hơn 5 nghìn tên và các thứ vàng bạc châu báu. Xuống chiếu cho 5000 ngàn tù binh Chiêm đều được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang (nay là Tương Dương, Nghệ An) đến Đăng Châu (nay là đất Yên Bái và Lào Cai), đặt hương ấp phỏng tên gọi cũ của Chăm Pa[26].
Chiến thắng lần này trước Chăm Pa có ý nghĩa rất lớn nó làm tăng vị thế của đối với nhà Lý nước Chăm Pa và các nước lân bang, đồng thời nhờ nó mà tình hình miền nam yên ổn hẳn đến hơn 20 năm sau, Chăm Pa cũng thường xuyên đưa sứ giả và cống vật sang[27].
Như đã nói ở trên, cuộc chiến này là cuộc chiến do Đại Việt phát động nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ sự bỏ cống nạp hằng năm và thường xuyên qua phá bờ biển Đại Việt là một lý do mà cho đến hôm nay vẫn còn mâu thuẫn ( vì bộ sách Cương Mục đã xác nhận không có việc Chăm Pa sang đánh cướp rồi vua Thái Tông mới đi chinh phạt, trong khi bộ Toàn Thư thì xác nhận như vậy[28] thì rõ rằng chúng ta chưa thể đưa ra được kết luận. Còn có những ý kiến nhận định về cuộc chiến này, trong Toàn Thư thì ca ngợi công đức của Thái Tông khi ra lệnh cho binh lính không được thảm sát dân chúng, còn bộ Cương Mục thì lại có lời trách ngầm vua Thái Tông[29].
2.2. Vua Lý Thánh Tông chinh phạt Chăm Pa năm 1069:
Năm 1068 vua Chăm Pa lúc bấy giờ là Rudravarman III (Chế Củ) nuôi chí báo thù, bỏ triều cống sang đánh phá nước Đại Việt. Thế là vua Lý Thánh Tông quyết định đưa quân chinh phạt Chăm Pa[30]. Trước khi vua đi đánh Chăm Pa vua xuống chiếu đóng và sửa chữa nhiều chiến thuyền, nhà vua giao cho Nguyên Phi Ỷ Lan trông coi việt nước, tự cầm 5 vạn quân sang chinh phạt Chiêm Thành. Lực lượng quân sự của Lý triều tất cả có chừng 200 chiếc thuyền, Lý Thường Kiệt được làm Đại tướng đi tiên phong, em Thường Kiệt là Lý Thường Hiến giữ chức Tán kỵ Võ úy[31].
Theo sách Việt Sử Lược cho biết ngày 24 tháng 3 năm 1069 vua xuống chiếu đánh Chăm Pa, ngày 5 tháng 3, vua, các tướng và quân sĩ làm lễ thề ở Long Trì , ngày 8 tháng 3 đoàn quân hành quân theo đường biển theo gió bắc tiến vào nước Chăm Pa. Đoàn quân đi đến vùng biển Nhật Lễ vào ngày 23 tháng 3, một nhóm nhỏ của thủy quân chiêm xông ra kháng cự,Thánh Tông sai Đại liêu ban Hoàng Kiên(còn gọi là Hoảng Kiệt) dẫn quân đánh tan thuyền của quân Chăm, rồi đoàn quân tiếp tục đến cửa Tư Dung theo đường biển. Đầu tháng 4 thuyền quân ta đến cửa Thi Lị Bì Nại (cửa Thị Nại, Quy Nhơn ngày nay) mà lúc đó chính là gần kinh thành nước Chăm Pa.Vua chia quân theo hai hướng tiến vào kinh thành Đồ Bàn (Vijaya, Bình Định)[32].
Thành Phật Thệ, ba phía Tây-Nam-Bắc có núi che chở, phía Đông giáp biển. Thủy quân của nhà Lý đổ bộ ở đây.Tướng Chăm là Bố Bì Đà La dàn trận trên bờ sông Tu Mao chặn đánh.Quân Lý xông lên giết được Bố Bì Đà La và rất nhiều binh sĩ. Lý Thường Kiệt vượt được sông Tu Mao, lại qua hai con sông nữa mới tới kinh đô Chăm Pa. Đang đêm nghe tin quân của mình bại trận ở Tu Mao, vua Chế Củ mang vợ con chạy trốn. Đêm ấy, quan quân nhà Lý tràn vào thành Phật Thệ, đến bến Đồng La, dân ở thành Phật Thệ phải xin hàng[33].
Trong khi vua Thánh Tông đang đánh Chăm Pa thì ở trong nước Nguyên Phi Ỷ Lan chấp chính với sự phụ giúp của Lý Đạo Thành tình hình đất nước ổn định, dân chúng yên vui, quốc gia thịnh trị Vua Thánh Tông đánh Chiêm Thành lâu lắm không hạ nổi, bèn đem quân trở về. Đi nửa đường đến châu Cư Liên, vua nghe thấy nhân dân khen bà Nguyên phi ở nhà giám quốc, trong nước được yên trị, Thánh Tông nói: “Người đàn bà trị nước còn làm được như thế, ta là nam nhi lại không làm dược việc gì hay sao?”[34]. Vua Thánh Tông liền quay trở lại đánh Chăm Pa. Lý Thường Kiệt đem quân theo phía Nam.Tháng 4 quân Lý tiến đến biên giới Chân Lạp (Campuchia), qua các vùng Phan Rang, Phan Thiết ngày nay mà tiếng Chăm gọi là Panduranga. Tháng 4 Lý Thường Kiệt bắt được vua Chế Củ ở biên giới Chân Lạp. Vua Chăm Pa vốn có cựu thù với nước Chân Lạp nên hết đường chạy phải ra hàng, kết quả là ông bị Lý Thường Kiệt cầm tù[35].
Tháng 5 Lý Thánh Tông ngự tiệc cùng quần thần ở cung điện của vua Chiêm, vua lại thân hành múa thuẫn và đánh cầu ở nơi thềm điện ấy.Trước khi về nước Thánh Tông còn không quên sai đếm tất cả nhà của dân ở trong và ngoài thành Phật Thệ, gồm có hơn 2.660 căn đều thiêu rụi sạch, san bằng kinh thành rồi ra lệnh rút về nước. Ngày 17 tháng 7 năm Tân Dậu, đạo quân Nam chinh về tới Thăng Long.Vua Thánh Tông lên bộ ngự trên xe, quân thần cỡi ngựa theo sau. Vua Chăm Pa mặc áo vải trắng, đầu đội mũ làm bằng xương gai, tay bị trói sau lưng do 5 người lính Võ đô dắt. Thân thuộc, gia quyến cũng bị trói đi theo sau vua Chiêm. Mùa thu, tháng 7 tại nhà Thái Miếu, vua Lý Thánh Tông dâng trình việc thắng trận. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi và mở rộng đất đai của nước Đại Việt[36].
Vua Rudravarman III bị bắt làm tù binh, để được thả về nước quyết định dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bồ Chính cho Đại Việt, vua Thánh Tông chấp nhận[37] . Kể từ đó lãnh thổ nước Việt bắt đầu được mở rộng về phía Nam, điều đó cũng đồng nghĩa là cương vực của vương quốc Chăm Pa đang dần dần suy thoái.
Như vậy cuộc Nam Chinh kéo dài gần 2 tháng trời của vua tôi nước Việt đã giành được thắng lợi quan trọng và có ý nghĩa rất là quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nhờ cuộc chiến này Đại Việt đã thị uy được thế lực và tầm ảnh hưởng của mình đến nước Chăm Pa nói riêng và các nước lân bang nói chung. Cũng chính nhờ thắng lợi này mà lần đầu tiên lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về phía Nam ở phần lãnh thổ mà ngày nay là các khu vực Nam Quảng Bình và Bắc Quảng Trị, Từ đó làm bàn đạp quan trọng của quá trình Nam Tiến sau này[38].
Theo một số chuyên gia nguyên cứu cho rằng nguyên nhân chiến tranh còn có thể bắt nguồn từ sự tiếp tay, hậu thuẫn của Trung Hoa lúc bấy giờ là vương triều nhà Tống. Chiến tranh bùng nổ một phần còn là vì lý do mà Chăm Pa thường lén lút thần phục Nhà Tống, thậm chí còn thường xuyên mượn danh Thiên Triều phá rối Đại Việt, trả thù cho những thất bại trong các cuộc chiến 980, 1044…[39]
Cũng từ đó báo hiệu những cuộc chiến liên tục giữa hai nước lân bang, những sự kiện bang giao như việc Chiêm Thành thường sang cống, hay hai bên thường thông sứ, giao hảo của hai nước chỉ là bề ngoài, một mối quan hệ mà lúc nào phía Chăm Pa cũng chịu mất đất, và Chăm Pa tự bấy lần không khi nào từ bỏ việc gây chiến tranh giành lại những vùng đất đã bị Đại Việt xáp nhập vào lãnh thổ.
2.3. Những cuộc giao tranh sau này (đến hết thời Lý) của hai nước:
Như đã nói ở trên vào năm 1074, Nhà
0 Rating
1.3k+ views
0 likes
0 Comments
Read more
Từ thế kỷ XI nước Đại Việt đã là một quốc gia độc lập tự chủ, có nền kinh tế phát triển, nền quốc phòng hùng mạnh, đất nước vừa gần 100 năm thoát ra khỏi ách Bắc Thuộc này đã vươn lên mạnh mẽ, sức mạnh của các vương triều Đại Việt đang độ “xuân thì”, nở rộ. Đại Việt lúc nào cũng khát khao tăng cường thế lực, củng cố quốc gia, giữ vững sơn hà. Để thực hiện điều này họ phải ra sức “Bắc hòa, Nam tiến”: trong khi với Trung Hoa thì họ phải luôn tỏ ra thần phục cho dù phải liên tục đối phó với các cuộc xâm lăng của Trung Hoa, với các quốc gia ở lân bang khác thì ra sức tăng cường vị thế và mở rộng cương thổ.
Trong khi đó cùng thời điểm này về phía Nam, Chăm Pa đã bước vào một thời kì suy thoái: hết chiến tranh với Đại Việt trong thế kỷ XI, lại chiến tranh với Chân Lạp suốt 100 năm (thế kỷ XII – XIII) vừa tạm ổn với lân bang (Đại Việt – Chăn Lạp) lại phải đối phó với đế quốc Mông Cổ hùng mạnh để mưu cầu độc lập, chiến tranh vừa hết, quan hệ với Đại Việt trở nên tốt đẹp chưa được bao lâu. Nước Chăm Pa lại bước vào một giai đoạn chiến sự liên tục với Đại Việt trong suốt từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII (thời điểm mà vương quốc này bị tiêu diệt).
Mối Quan hệ giữa Đại Việt với Chăm Pa đã được hình thành trong hoàn cảnh đó, nó trở thành một xu thế tất yếu của dòng chảy lịch sử. Trong mối quan hệ này Chăm Pa chắc hẳn mất nhiều hơn là được (thậm chí mất nước) và ngược lại Đại Việt được nhiều hơn là mất. Nếu như chỉ nhìn bề ngoài người ta sẽ thấy mối quan hệ này là của hai quốc gia khác nhau, như nhiều mối quan hệ khác, nhưng chính từ mối quan hệ này, người ta sẽ thấy được cả một trang sử mở nước của dân tộc Việt Nam và cả một trang sử về sự suy vi của vương quốc cổ Chăm Pa, cho tới ngày nó trở thành một “cố quốc” – trở thành một phần của đất nước Việt Nam. Như vậy nhìn ở một góc độ nào đó Lịch sử mối quan hệ Đại Việt – Chăm Pa cũng chính là một phần của lịch sử dân tộc.
Quá trình đó là một chuỗi dài của những biến hóa, thay đổi không ngừng, mà chúng ta không thể biết trước. Vận mệnh của hai quốc gia Đại Việt, Chăm Pa cũng nằm trong quy luật chung đó: Một quốc gia Đại Việt vừa thoát khỏi Bắc Thuộc đã vươn lên, đánh bại các nước bên cạnh mở mang lãnh thổ, khẳng định sức mạnh; Một dân tộc Chăm Pa đang trên đà suy thoái, nhưng ai ngờ được nó có thể nhanh chóng suy sụp, rồi không lâu sau cũng diệt vong.
Thật sự như vậy, trên con đường mở mang và phát triển của một dân tộc, chính là sự suy thoái, sụp đổ của một dân tộc khác. Đại Việt, phía bắc lúc nào cũng lo bị Trung Quốc xâm lăng, trong khi họ còn phải giải quyết nhu cầu kinh tế, xã hội khi mà sức ép dân số, tài nguyên ngày càng đè nặng lên khu vực Bắc Bộ thì Nam Tiến chính là một giải pháp để duy trì sự sống còn và phát triển của dân tộc.
Như một định mệnh , vương quốc Chăm Pa đang trong giai đoạn đang tàn lụi (chiến tranh liên tục, đất nước phân hóa, mâu thuẫn nội bộ…), đã đụng phải một dân tộc đang mạnh lên và lúc nào cũng khát khao tăng cường quốc lực đất nước. Trong bối cảnh đó với quy luật “cá lớn nuốt cá bé”, vương quốc Chăm Pa không thể thoát được định mệnh, nếu có trách thì chỉ trách quốc lực Chăm Pa quá yếu, nếu có tiếc thì chỉ tiếc số phận Chăm Pa đã tận.
Việc mở mang lãnh thổ vì nhu cầu sinh tồn là chuyện xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc, gần như là hiện tượng tự nhiên, cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam đã xóa nhòa và hòa tan các dân tộc khác. Quốc gia Chăm Pa từng phát triển và phồn thịnh, nền văn hóa rực rỡ, có một nền văn minh cao độ, từng hùng mạnh khắp khu vực; một nước “trước kia như thế, mà nay như thế này” tránh sao cho khỏi sót xa và tiếc rẻ.
Trước đây chúng ta khi nói đến “Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa”, thì người ta thường biết đến các cuộc chiến tranh, các lần sứ giả hai nước qua lại, thương mại hai nước… nhưng một phần quan trọng không kém liên quan đến mối quan hệ này chính là những giao lưu và hội nhập văn hóa, văn minh giữa hai nước, hai dân tộc, thì chúng ta ít quan tâm và nói đến, dù nói đến cũng chỉ khái lược và sơ xài. Trong đó người Việt đã vây mượn văn hóa, kỹ thuật, phong tục của người Chăm rất nhiều trong đời sống của mình.
Từ sự tiếp thu của người, cộng với cái của mình vốn có, họ đã làm nên một văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng, như vậy dấu ấn Chăm tồn tại đầy rẫy trong văn hóa Việt, không chỉ ở miền Trung nước ta mà cả khu vực Nam Bộ và ngay trong lòng Bắc Bộ (mà cụ thể là trong kinh thành Thăng Long).
Như vậy có thể thấy không phải kẻ chiến thắng nào cũng văn minh hơn kẻ chiến bại. Thậm chí ngược lại quy luật thường thấy là kẻ chiến thắng thường tiếp thu tinh hoa văn hóa của kẻ chiến bại, tạo nên bản sắc riêng của mình. Và nó đã đúng trong mối quan hệ Việt – Chăm.
Trong Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa, Đại Việt lúc nào cũng có ly do biện minh cho các cuộc chinh phạt Chăm Pa trong những năm 1044, 1402,1471… như : “ nước Chăm Pa sang cướp phá”, “ Nước Chăm Pa không sang dâng cống”… Và cứ thế cứ mỗi lần đó Đại Việt thường mượn cớ để mà sang chinh phạt, giết dân, bắt người và chiếm đất Chăm Pa.
Những gì mà Nguyễn Bỉnh Quân đã ghi (ở trên), thật sự là một thực tế đáng buồn: các tác giả, sử gia, các sách báo, bài viết…cũng như trong ý thức của nhiều người trong Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa, thì các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ Chăm Pa, Đại Việt chỉ đi chinh phạt Chăm Pa, ổn định chư hầu, “chiếm vài ba Châu”, “giết, bắt mấy ngàn người ”…mà thôi. Trong lĩnh vực lịch sử cũng như trong những trao đổi và giao lưu văn hóa vai trò của Chăm Pa vẫn chưa được đánh giá cao chẳng hạn vai trò của họ trong kháng chiến chống Mông – Nguyên, hay ảnh hưởng của dân tộc Chăm với người Việt.
Dẫu biết rằng những điều trên là một sự thật, nhưng xuất phát tư tưởng “lấy bản triều làm trung tâm” (bản triều là Đại Việt) của khổng giáo, đối với các sử gia và nhiều người khác để nói ra sự thật của vấn đề trên là “nhạy cảm – mặt cảm”, “không tiện nói ra”. Hay dựa vào các tài liệu của các sử gia người Việt từ xưa (là tài liệu đầy đủ và chi tiết nhất còn lại), nhiều người trong chúng ta vẫn nghỉ, ngay cả các sử gia vẫn lấy đó làm khuôn mẫu cho những vấn đề, sự kiện liên quan
Thiết nghĩ đã đến lúc ta cần phải nhìn lại toàn diện về mối quan hệ này, đánh giá đúng tầm quan trọng của mối quan hệ này và vai trò của Chăm Pa trong lịch sử, văn hóa, văn minh Đại Việt. Cụ thể những vấn đề mà theo ý kiến thô thiển của tôi cần phái đánh giá, xem xét lại một cách khách quan những vấn đề liên quan đến chủ đề Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa là:
Nguyên nhân từ cuộc chinh phạt của Lý Thái Tông năm 1044, hay cuộc chinh phạt của Lê Thánh Tông năm 1471(chủ yếu là vì vua Lê yêu cầu Chăm Pa phải dâng cống và coi mình như thiên triều – tức là muốn coi Chăm Pa chỉ là chư hầu; sự thật sự kiện Công Chúa Huyền Trân lên giàn thiêu và bị cướp về nước; tại sao lúc nào Chăm Pa cũng muốn phá hoại Đại Việt vì họ hiếu chiến hay vì muốn giành lại những vùng đất đã bị Đại Việt lấy bằng chiến tranh và âm mưu (Châu Ô, Châu Lý là được tặng cho Đại Việt, để đổi lấu Công Chúa Huyền Trân, nhưng sau khi vua Chăm mất Đại Việt lại mượn cớ cướp công chúa về mà không trả lại đất)…
Đánh giá lại cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, chiến thắng của Đại Việt không thể có nếu như không có chiến thắng của nhân dân Chăm Pa, và ngược lại không có chiến thắng của Đại Việt thì không có chiến thắng Chăm Pa. Thay vào đó các sử gia thường đề cao vai trò của mình trong cuộc kháng chiến này.
Cuối cùng nên đánh giá đúng ảnh hưởng, tác động, những biểu hiện của dấu ấn Chăm Pa với văn hóa và văn minh Đại Việt, góp phần làm nên nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.
Hy vọng trong một tương lai không xa chúng ta sẽ có những “cái nhìn mới” về các vấn đề nêu trên. Và nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu mang những “cái nhìn mới “ này của các chuyên gia, nhà nghiên cứu sẽ ra đời. Để tất cả chúng ta có thể tiếp cận những vấn đề liên quan đến chủ đề này theo một chiều hướng mới khách quan quan hơn, tiến bộ hơn…
JASHAKLIKEI
0 Rating
607 views
2 likes
0 Comments
Read more
Trong suốt chặng đường của hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc Việt Nam đã phải bao nhiêu lần phải đối đầu với các quốc gia lân bang bên ngoài: một Trung Hoa lúc nào cũng mưu toan thôn tính Đại Việt, một Chăm Pa, Chân Lạp… lúc nào cũng đánh phá, gây khó khăn cho nước Việt. Đó cũng chính là bấy nhiêu lần các vương triều Đại Việt phải kháng chiến chống nước lớn, bịnh định yên nước nhỏ và thực hiện các chính sách cầu than và giao hảo với các dân tộc lân bang, để mang lại sự trường tồn và hưng thịnh cho quốc gia.
Nói đến mối bang giao của Đại Việt với các nước, chúng ta không thể không nói về mối bang giao với Trung Quốc, quốc gia mà không khi nào từ bỏ “mộng” xâm lược Đại Việt: năm 214 TCN nhà Tần xâm lược nước Văn Lang, An Dương Vương lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến thành công; năm 111 TCN nhà Hán lại xâm lược và thống trị nước ta và từ đó suốt một ngàn năm ta phải chịu sự đô hộ của các triều đại Hán, Tùy, Đường, Tống… và trong suốt những năm tháng đó dân tộc ta luôn nổi dậy chống lại ngoại xâm, giành độc lập, từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43). Đến cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn năm 541, nhưng mãi đến năm 938 khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên song Bạch Đằng thì nước Việt mới khội độc lập chính thức; cho dù vậy các triều đại phong kiến Trung Hoa không khi nào từ bỏ xâm lược Đại Việt đó cũng chính là bấy nhiêu lần dân tộc ta phải đứng lên kháng chiến bảo vệ độc lập: Nhà Tống hai lần sang xâm lược vào các năm 980, 1076 nhưng đều thất bại trước các cuộc kháng chiên do Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt lãnh đạo; trong các năm 1358, 1385, 1388 quân dân Nhà Trần ba lần đánh bại giặc Nguyên-Mông xâm lược; từ năm 1407-1427 nhà Minh lại xâm lược và đô hộ nước ta, Lê Lợi lãnh đạo nhân dân kháng chiến 10 năm mới giành lại độc lậọ, năm 1789 quân Thanh lại sang thôn tính nước Đại Việt, nhưng họ lại một lần nữa thất bại trước cuộc tiến công do Nguyễn Huệ lãnh đạo…
Đó là những trang sử oanh liệt nhất trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm và bang giao với lân bang, dân tộc Việt Nam cho dù bao nhiêu lần bị xâm lược trước đế quốc Trung Hoa lớn mạnh nhưng chưa một lần khuất phục ngoại xâm. Những chiến tháng lớn đó trong lịch sử đã được truyền tụng mãi đến ngày hôm nay và trở thành bản anh hùng ca bất diệt, niềm tự hào của nhân dân ta Việt Nam tự bao đời.
Thế nhưng lịch sử chống ngoại xâm và bang giao của nước Việt không chỉ có thế, lịch sử Đại Việt còn cho thấy những nước lân bang liên tục giao tranh, hay hòa hiếu, kết thân với nước ta tùy theo các thời kì lịch sử khác nhau: quan hệ với Chân Lạp, Ai Lao, Xiêm, Chăm Pa… Những mối bang giao này ghi vào lịch sử có thể là qua chiến tranh hay các lần sứ giả sang cầu phong trao đổi, hôn nhân (chúa Sãi gả công chúa cho Chân Lap, Chăm Pa hay trước đó nhà Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua Chăm Pa Chế Mân…)
Trong số các mối quan hệ lân bang này, thì mối quan hệ với Chăm Pa là nổi bật hơn cả, tầm quan trọng của mối quan hệ này trong sử Việt Nam là không kém gì quan hệ với Trung Hoa ở phía bắc. Sở dĩ tôi mạo muội nhận định như vậy là vì:
+ Chăm Pa là quốc gia nằm ở phía nam Việt Nam, chính là thế lực nhiều lần cường phá và tấn công Đại Việt, Trong lịch sử phong kiến của nước ta, thì Trung Hoa và Chăm Pa là hai nước duy nhất gây chiến với Đại Việt mà tiến sâu vào kinh thành Thăng Long, chút nữa là lật đổ nhà Trần vào thế kỉ 14, đó là sự thật lịch sử không thể chối cải được.
+ Mặt khác Có thể thấy mối bang giao này còn có phần rất quan trong vì trong quá trình sinh tồn và phát triển của nềm văn minh Đại Việt đòi hỏi dân tộc này phải mở rộng cương vực và khai phá các vùng đất màu mỡ ở miền nam. Trước sức ép ngày càng lớn từ phương bắc, không còn cách nào khác để trường tồn và phát triển, thì chúng ta cần phải nam tiến mở rộng cương thổ trên phần lãnh thổ của Chăm Pa ở miền trung, tiền đề để tiến xa hơn xuống tận Nam Bộ ngày nay. Trước sức ép của dân số ngày càng đông, tài nguyên ngày càng eo hẹp.
+ Mở rộng lãnh thổ đến ba lần lúc xưa, và khai phá được các vùng đất vô cùng trù phú. Chính việc mở cõi về Nam đó, của các bậc tiền nhân, đã làm cho sức mạnh và địa thế của Đại Việt với các nước lân bang trước thế kỉ 18 rất lớn. Nó làm cho vương quốc Đàng Trong của Chúa Nguyễn đã hùng cường và uy danh khấp khu vực khiến các nước lân bang phải triều cống…
+ Cho dù ngày hôm nay nước Chăm Pa đã mất, nhưng vẫn còn đó những tộc thiểu số ở miền trung như Chăm, Raglai, ChuRu… là hậu duệ của vương quốc này đang tồn tại ngày ngày sống và lao động trong dòng chảy chung của dân tộc Việt. Họ đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
+ Trong quá trình đó xu thế giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa hai dân tộc là tất yếu, mà sự ảnh hưởng của nó mãi ngày hôm nay vẫn còn tồn tại trong mọi đời sống, lao động và lễ hội của người Việt. Góp phần làm phong phú thêm văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.
Đó chính là những nguyên nhân khiến cho lịch sử mối quan hệ bang giao Việt-Chăm trở nên rất là quan trọng. Nhưng xét thấy lịch sử Việt Nam vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của mối quan hệ này. Cụ thể khi nghiên cứu về vấn đề này, giới khoa học hay các chuyên gia vẫn thường xếp mối quan hệ này chỉ ngang hàng với mối quan hệ với các nước lân bang chư hầu như Chân Lạp, Ai Lao…thậm chí là như mối quan hệ với các tiểu quốc và các bộ lạc dân tộc Tày, Mường, Mán.
Bằng chứng là hiện nay trong sử phổ thông chỉ có vài dòng ngắn ngủi để nói về lịch sử các cuộc chiến tranh, hay hòa hiếu giữa hai nước và nhất là quá trình mở cõi của cha ông, trong khi đó các cuộc kháng chiến chống bắc phương thì lại được thuật rất chi tiết và dạy rất bài bản. Bên cạnh đó có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu lớn thường chỉ nghiên cứu về mối quan hệ trong lịch sử với Trung Hoa, cũng như các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương bắc.
Điều này làm cho những người học và đọc sử nắm rất cơ bản và kĩ càng về các sự kiên lịch sử với Trung Hoa từ các chiến thắng đến các nhân vật liên quan đến các sự kiện của cả hai bên, từng diễn biến khái quát (ở đây chỉ là khái quát tức là không chi tiết vì họ không phải nhà nghiên cứu chuyên ngành), mốc thời gian như: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 giết chết Hoàng Thao, hay Quang Trung đánh bại quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm binh với chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa năm 1789…
Nhưng họ lại ít biết về các cuộc giao tranh với Chăm Pa những năm 982, 1069, 1471,1692… về tên tuổi những nhân vật như Chế Củ, vương phi Mỵ Ê, hay Chế Năng, Chế Chí, Chế Bồng Nga, Bà Tấm, Bà Trang… thì họ lại ít biết đến và sự giao lưu, hôn nhân hai nước giữa vua Chế Mân và công chúa nhà Trần Huyền Trân, hôn nhân giữa công chúa Ngọc Khoa và vua Po rome (1631)…
Những sự kiện như vua Chế Bồng Nga mấy lần tiến công tàn phá kinh đô Thăng Long, thậm chí giết chết vua Trần Duệ Tông hay những sự kiện vua Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông mấy lần đích thân xuất binh chinh phạt kinh đô của Chăm Pa…nhiều người Việt Nam cũng ít biết đến như các cuộc chiên chông Tống, Nguyên, Minh…ngoài những người quan tâm nghiên cứu.
Mặc khác khi nói đến chủ đề này nhiều người trong chúng ta chưa dám nhìn thẳng vào lịch sử, đánh giá đúng lịch sử, mang tư tưởng đề cao vai trò “thượng quốc” của Đại Việt đối với đối phương (thật sự trong những sách sử viết vào thời phong kiến các sử gia Việt thường sử dụng những từ ngữ khinh miệt với người Chăm Pa như khi nói các lần sứ Chăm Pa sang chầu thì dung từ “ sang dâng cống”, hay thường ghi chép rằng nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh hai nước đều xuất phát từ phía Chăm Pa, trong khi đó cũng có khi nguyên nhân chiến sự từ phía Đại Việt, thậm chí ta còn thấy có lúc Đại Việt làm tổn hại đến mối quan hệ hai nước như sự kiện nhà Trần cướp công chúa Huyền Trân về nước năm 1307…).
Bên cạnh đó nói đến chủ đề này chúng ta vẫn còn chưa biết nhiều đến những giao lưu giữa hai nước trên các lĩnh vực văn hóa, đời sống cho dù trên thực tế người Việt khi vào cư ngụ tại miền Trung đã tiếp thu và học hỏi rất nhiều kinh nghiệm lao động, phong tục, tín ngưỡng của người Chăm. Thậm chí dấu ấn những ảnh hường mà ta vây mượn của Chăm Pa còn hiện diện ở Miền Bắc, ngay tại inh thành Thăng và góp phần quan trọng tạo nên bản sắc Việt Nam
Đây thực sự là tổn thất rất lớn của lịch sử đề về mối quan hệ ngoại giao Đại Việt – Chăm Pa thật sự là một vấn đề hay, chứa đựng nhiều kiến thức thú vị những còn nhiều bí ẩn cần nghiên cứu. Sự nghiên cứu nó cũng cần phải có những cái nhìn khách quan và tôn trọng sự thật, chỉ có những nỗ lực, của những “bàn tay” thiện chí, mới có thể trả lại được vai trò, tầm vóc, ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử của vấn đề này. Nhận thấy tầm quan trọng đó của mối quan hệ này, mà vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu trực tiếp và tổng hợp nhiều khía cạnh, bình diện về chủ đề này. Đó chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài này.
Nghiên cứu “Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa” hy vọng cùng góp phần làm sống lại những trang “khuất”, bị nhìn nhận sai lệch của tiến trình lịch sử của cả hai dân tộc, nỗ lực đánh giá lại những vấn đề, sự kiện một cách chính xác và khách quan.
Nghiên cứu “Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa” sẽ giúp chúng ta biết được nhiều chi tiết quan trọng trong nhiều khía cạnh khác nhau ngoại giao, chiến tranh và giao lưu, hội nhập của hai bên từ đó đánh giá đúng vai trò của Chăm Pa trong việc hình thành nền Văn Hóa Việt phong phú và đa dạng.
JASHAKLIKEI
0 Rating
491 views
0 likes
0 Comments
Read more
Nó là Chăm! Vì cha, mẹ nó đều là Chăm. Dù nó sinh ra ở nơi đâu, dù màu da, ánh mắt, dáng vẻ nó không có gì là Chăm, cho dù bản thân nó suy nghĩ như thế nào, đi chăng nữa? Nó vẫn là Chăm, Chăm một trăm phần trăm. Người ta không có quyền chọn lựa dân tộc của mình khi sinh ra, nhưng phải sống có trách nhiệm với dân tộc đã sinh ra mình.
Mẹ sinh nó ra, nuôi nó khôn lớn, từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, cho đến lúc đến lớp, đến trường trong một môi trường xung quanh toàn là những người không cùng dân tộc với nó. Lúc còn bé, nó nghĩ, nó chẳng khác gì những người sống xung quanh cả, nó cũng có thể nói rặt tiếng Việt, nó có thể học A, B, C nhanh hơn lũ bạn cùng lứa với nó. Nhưng đến một ngày, mẹ nó với nói : « Con là người Chăm, phải nói tiếng Chăm, con ạ ! ». Lúc ấy, nó hãy còn ngây thơ và bé nhỏ quá, nó cảm thấy xấu hỗ khi mẹ nó nói tiếng Chăm với nó trước mặt lũ bạn, nó cảm thấy xấu hỗ khi tự xưng mình là Chăm trước mọi người. Từ trong suy nghĩ, nó ước mình không phải là Chăm, nó muốn như những đám bạn nó, không phải bị chúng nó nhìn bằng cái ánh mắt xa lạ của những kẻ không chung dân tộc.
Mỗi lần cha, mẹ đem nó về quê, mọi thứ đều xa lạ và ngỡ ngàng đối với nó, mọi hình ảnh đều tạo một cái cảm tưởng khó chịu đối với nó. Hình ảnh những vị chức sắc làm cho nó sợ, hình ảnh những bà già ăn trầu làm cho cảm giác ghê ghê. Ở đó, người ta nói một thứ tiếng xa lạ đối với nó, rồi họ nhìn nó, xúm nhau lại nói bân quơ gì đó, rồi lại nhìn nó cười te tét, cứ như nó ở trên trời rơi xuống ấy ! Mọi thứ đều xa lạ với nó, nó chợt thấy mình hụt hẵn, dường như nơi đây không thuộc về nó. Nó chỉ ước ao, có cánh để ngay lập tức bay về nhà. Nó còn nhỏ và hãy con dại lắm !
Cái suy nghĩ vô thức của nó vô tình làm cho nó trở thành một kẻ không quê hương, không nguộn cội. Nó nghĩ, nó hạnh phúc hơn khi sống ở giữa lòng người Kinh, nhưng nó quên mất rằng, nó là Chăm, từ bỏ Chăm chính là từ bỏ gốc tích của chính nó. Rốt cuộc, nó không thuộc về « thế giới » nào cả, « thế giới » mà nó đang sống, đang hạnh phúc chỉ là « thế giới » tạm, ở đó nó chỉ là một kẻ ngoại lai; « thế giới » Chăm mà nó lãng quên lại chính là cội nguồn, gốc tích của nó, nó tưởng, nó thuộc về bên này, nhưng nó lại thuộc bên kia và rốt cuộc nó không thuộc về bên nào cả, tự nó đã lạc lõng giữa hai « thế giới ». Thomas. L. Priedman viết “…Một mình, bạn có thể là người giàu có. Một mình, bạn có thể là nhà thông thái. Nhưng bạn không bao giờ là người hoàn chỉnh nếu đứng một mình. Bạn phải là người có cội nguồn” với cái suy nghĩ đó nó là một con người không hoàn chỉnh, là một kẻ không có cội nguồn.
Năm lên mười, cha, mẹ đưa nó về quê và ở đó suốt ba tháng hè. Nó không thể ngờ rằng, chuyến đi này, sẽ tao ra những đổi thay từ từ, trong tâm hồn của nó. Tại đây, lần đầu tiên, nó tiếp xúc với những đứa trẻ cùng trang lứa, và quan trọng hơn cùng giống nòi với nó. Nó vẫn còn nhớ như in những buổi sáng thức giấc, nó cùng lũ bạn rong ruỗi khắp xóm làng, đến chiều về lại chơi đùa với nhau ở sân nhà, hay trên những cánh đồng quê xa xăm, bát ngát, nó đã vui, đã cười, cho dù rất mệt. Nó còn nhớ cả những lần chúng nó rủ nhau đi hái trộm soài, ổi để ăn…những điều đó, chưa bao giờ nó được trải nghiệm. Đêm đến, dưới ánh trăng, trong tiếng gió âm vang của đất trờ xứ sở, nó ngồi bên cạnh lũ bạn, nghe người già kể chuyện đời xưa, bên tách trà nóng, bên ngọn lửa hồng, giọng cụ già mới vang vọng và truyền cảm làm sao? Ông ngâm cho chúng nó nghe những dòng ariya trữ tình, kể cho chúng nó những sakarai thần thoại, những dâmnay cổ tích, cụ già ngâm: “Glơng anak linyaiy likuk jang oh hu, bhian drep ngap ralo, pieh hapak khin ka thraong…” (Ariya Glơng Anak). Vốn từ Chăm của nó, không cho phép nó hiểu hết toàn văn, nhưng nó vẫn nắm được những nội dung cốt lõi, và không biết, từ khi nào, những ariya, sakarai, dâmnay đưa nó chìm dần vào giất ngủ, với những giất mơ về mảnh đất và con người nơi đây…
Nó, lại nhớ cái lần cùng lũ bạn lên tháp Po Kloang Girai cổ kính, trong dịp lê Kate. Tháp thiên đứng đó, uy nghi và bí ẩn, từ trên đỉnh Chà Bang nhìn xuống, cả một dải giang sang gấm vóc tươi đẹp trước cặp mắt long lanh của nó. Nó nhìn khắp bốn hướng, kia cả một vùng biển xanh ngắt, sóng vỗ quanh năm, đây đập Nha Trinh hiện lên như một hồ nước nhân tạo tuyệt đẹp giữa lòng đất mẹ, kia núi Cà Đú chợt hiện lên đen ngắt giữa một vùng trời xanh thẳm… nó cảm nhận được cái nắng, cái gió của quê hương. Nó cảm nhận được cái linh thiên của không khí lễ hội, mà lần đầu tiên nó được chứng kiến, vị tăng lữ đốt lên nén hương trầm, làn khói bay nghi ngút, người ta tắm cho thần bằng nước thiêng, xông cho thần bằng ngọn lửa thiên, mặc áo cho thần rồi đọc những lời kinh mời gọi các vị thần về chứng dám, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, những nghệ nhân biểu diễn saranung, kanhi, ginang, baranưng, các cô gái Chăm, trong bộ áo dài truyền thống, dịu dàng và thước tha theo điệu múa quạt, dòng người tấp nập chen nhau đi xem lễ…Cái không khí đó, cái không khí mà nó được đấm mình vào, rộn ràng và nhộn nhịp làm sao?
Từ những trải nghiệm ấy, nó thấy hết được cái tình cảm mà mọi người giành cho nó, dân quê Chăm nghèo khó thiệt đấy! Một nắng hai xương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thật đấy! Nhưng cũng dạt dào tình nghĩa, thấm đượm tình quê thật đấy! Từng câu truyện, từng con người mà nó đã chứng kiến trong thời gian đó đều khắc ghi vào trong tâm hồn bé nhỏ của nó, bên trong những suy nghĩ, nhận thức của nó, dường như đang có những đổi thay lạ kỳ, mà chính bản thân nó cũng chả nhận ra được nữa! Nó cảm thấy nơi này thân thiết biết bao nhiêu? Không biết tự lúc nào, trái tim nó lại trở nên thổn thức với nơi này, nó ý thức rằng nơi đây là nguồn gốc của nó, từ mảnh đất này nó đã ra đời và nơi đây cũng sẽ là nơi cuối cùng nó phải trở về, trong cái kiếp người của nó, bởi vì đây là quê hương, là đất mẹ, là cái “nôi” đã sản sinh ra nó.
Năm mười hai, mười ba tuổi, những bản dân ca, những bài hát về quê hương, xứ sở (mà cha vẫn thường hay nghe) lại làm cho tâm hồn nó xao động lạ kỳ. Nó, như thả hồn theo từng điệu nhạc và tưởng tượng về những hình ảnh nên thơ, đầy tình cảm, thấm đượm hồn dân tộc: “một giếng nước mát trong bên một cây bàng”, “Nắng lên trên đỉnh tháp thiên, đàn chim Chrao tung cánh trời cao”, Hay “bên tháp Po Gloang Girai điệu chồng em múa say đắm tình cô gái Chăm” (A Mư Nhân), rồi cái hình ảnh của một cô gái Chăm e ấp nhắn gửi đến người yêu “mai rawang plei adei hơi xaai, choi boah mada ploah wan chôi xa ai” (Đàng Năng Qụa). Từ bài “Kaik tian ka anưk nao bac”, nó lại thương cho những bà mẹ Chăm tảo tần, cực khổ đi “mót” từng hạt thóc cho những đứa con của bà được đi học, nghĩ đến đây, nó lại không cầm được nước mắt… Nó đã nghe, nghe đi nghe lại, nghe như thuộc lòng từng câu hát, nhưng cứ mỗi lần nghe lại, những liên tưởng xa xăm về những hình ảnh thân thương của cái plei Chăm nghèo của nó, lại chợt hiện về trong tâm tưởng: đây những cánh đồng bát ngát xa xăm nhìn lên tháp cổ, những cô thôn nữ dịu dàng trong xóm ấp, những đôi trai gái mặn nồng tình tứ bên nhau hằng đêm, những bà mẹ Chăm lam lũ một đời…Những hình ảnh từ trong những lời hát, vần thơ, chợt hiện ra miên man trong tâm trí nó, những hình ảnh ấy, tự bao giờ, đã in hằng trong suy nghĩ nó, khiến cho nó lưu luyến mãi không thôi!
Năm mươi lăm, mười sáu tuổi, tìm trong tủ sách của cha những cuốn sách về lịch sử Champa, nó bắt đầu đọc, đọc như mê, như dại, không rời một bước, nó đọc và như thả hồn vào từng trong viết, cái lịch sử của dân tộc này dường như có một ma lực, kéo nó vào sâu trong đó. Nó, chợt suy tưởng ra cả một vương quốc, cái vương quốc trong suy ngẫm của nó, một vương quốc với những đền tháp hùng vĩ và linh thiêng, nơi nhà vua, giới tăng lữ đến cầu nguyện thần Siva, dâng lễ cho thần…với những lầu cát, cung điện nguy nga, nơi đón chào đoàn tượng binh hay thủy binh của Chế Bồng Nga trở về mừng chiến thắng, nơi hằng đêm “những cung nữ dâng lên những khúc ca về Chàm”, nơi “vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà”. Vương quốc Champa trong suy nghĩ nó, là những đoàn quân đã biết bao lần đánh đuổi kẻ thù, những đoàn thủy thủ xa xăm đắm mình trong biển khơi dữ dội, những nghệ nhân bật thầy của nghệ thuật điêu khắc ngày ngày làm việc cần mẫn, sáng tạo ra những tác phẩm tuyệt vời, hay những vũ nữ apsara múa những điệu mê đắm, đưa con người thoát khỏi trằm luân, nghĩ về cái cõi vô thường nào đó?…Vương quốc Champa, như ru hồn nó, từ đó, nó lại rất đỗi tự hào về cái tổ quốc xưa cũ ấy, cái dân tộc thân yêu ấy!
Năm mười bảy tuổi, nó đọc Điêu Tàn, cũng cái năm mười bảy tuổi ấy, Chế Lan Viên của chúng ta đã viết tập thơ này. Nó, nhìn thấy những cảnh tượng tan hoang và đổ nát của những cung điện, đền đài, nó thấy “Thành Đồ Bàn cũng không thôi nức nở”, “những đền xưa đổ nát dười thời gian”, hay “những tượng Chàm le lói rỉ rên than”, “những ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”…Những cảnh tượng huy hoàng trong cái vương quốc trong suy nghĩ của nó trước đây, nay chỉ còn thế này thôi sao? Nó cảm thấy tiếc thương cho vương quốc đó, tiếc rẻ cho những “cảnh tượng huy hoàng trong Chiêm quốc”. Nó buồn thương cho những đền tháp đổ nát, hoang vắng giữa vòm trời u ám, đang hằng ngày đối mặt với sự hủy hoại của con người và thiên nhiên. Nó buồn thương cho những lầu cát, những thành trì nằm sâu dưới lớp bụi đất của thời gian, nó buồn thương cho những bóng ma “Hời” vẫn hiện hữu đâu đó, kêu lên những tiếng ai oán bên những dòng sông, những ngọn núi, khóc thảm thiết, rên la một cách ma quái quanh những đền tháp, thành trì một thời huy hoàng tráng lệ. Với nó, cái cảnh tượng tan hoang, u ám của những đền đài, những bóng ma ấy cứ “tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi”. Nó ước (ước chỉ để mà ước thôi!): “Ngày mai đây xuân về nơi Chiêm quốc, nước non Chàm vang dạy tiếng vui ca”… Nó nghẹn ngào trong những dòng suy nghĩ và cảm thấy lòng se thắt lại. Nó chợt nhận ra, nó và tất cả những đồng bào của nó, chỉ là những người mất nước.
Hai mươi tuổi, cái tuổi đời của nó hãy còn quá trẻ, nhìn lại những năm tháng đã đi qua, hai mươi năm quá là dài đối với nó. Trong suy nghĩ, trong nhận thức của nó đã thay đổi đến biết bao nhiêu lần, nó chợt nhận ra đâu là cội nguồn, đâu là xứ sở. Nó là Chăm, nó yêu Chăm và yêu cả cái nước Champa cổ xưa của nó nữa, tình yêu của nó xuất phát từng tình yêu những thứ đơn giản nhất như yêu cái rêu phong, cổ kính và hoang tàn của những ngôi tháp, yêu hình ảnh của những chuỗi ngày rong chơi trong xóm thôn quen thuộc, yêu hình ảnh nhộn nhịp của xóm làng mùa gạt hái, yêu hình ảnh những người nông dân hăng say đang gặt dưới những cánh đồng chín mộng, những phụ nữ đội lu đi lấy nước, những đứa trẻ nô đùa trên đường làng, yêu hình ảnh những cụ ông hằng đêm ngâm ariya, những cụ bà têm trầu rồi bỏ vào miệng nhai móm mém, yêu hình ảnh những cô gái Chăm duyên dáng yêu kiều bên khung cửi, với nụ cười có thể làm xao xuyến bất kỳ kẻ lữ khách nào từng thấy qua, những cặp nam nữ ê ấp nghẹn ngùng bên nhau dưới ánh trăng mờ mờ ảo ảo. Nó yêu món canh môn với rau rừng bà thường hay nấu cho chúng nó ăn, cái mùi mấm nêm, mắm đồng vừa cay, vừa nồng đậm tình xứ sở… Nó yêu cái hình ảnh làng Chăm vào mùa lễ hội, cái không khí náo nức vào những dịp Ramưwan, cái tấp nập của dòng người đi tảo mộ (nao ghur), cái rộn ràng của không khí nấu bánh tét, bánh ít, làm mâm cươm chuẩn bị cúng gia tiên (ew mukei), rồi đêm đến, khi thánh đường mở cửa, những tu sĩ dâng tiếng kinh cầu, những người già đứng bên trong sân lễ, những cô gái trẻ mặc áo dài đội mâm cổ, những thanh niên đứng cạnh nhau bên góc thánh đường, tất cả dường như hòa mình vào cái không khí lễ hội của quê hương, dân tộc…Những hình ảnh ấy, mới đẹp làm sao? Những hình ảnh ấy, tưởng chừng như giản đơn, nhưng tự bản thân nó đã tạo nên cái hồn túy của dân tộc này, xứ sở này, để rồi mỗi người con Chăm khi xa quê lại luôn luôn lưu luyến, mong chờ.
Chính những hình ảnh đó, làm cho nó thấy yêu Chăm hơn, thấy nó tự hào về Chăm hơn, nó cảm ơn dân tộc này đã sinh ra nó, cảm ơn cha mẹ đã sinh ra nó, dạy cho nó biết: nó là Chăm! Nó tự nhủ, không bao giờ được quên bên trong cơ thể nó chảy một dòng máu Chăm. Dù mai đây nó có ở những nơi như Sài Gòn, Hà Nội, Kuala Lumpua, Paris…hay bất kỳ nơi nào khác nữa? Dù những nơi ấy có xa hoa, tráng lệ, văn minh đến đâu đi chăng nữa? Cũng không bao giờ sánh bằng quê hương Panduranga của nó. Không biết tự bao giờ? Nó lại yêu cái mảnh đất khô cằn, đầy nắng và gió ấy! Phải chăng? Tình yêu ấy xuất phát từ sự thân thương mà những con người ở nơi đây giành cho nó, hay những trải nghiệm mà nó đã đi qua, đã chứng kiến trong suốt thời ấu thơ của mình. Phải chăng? Ở nơi đây, mọi hình ảnh, mọi kỷ niệm, mọi con người đều khắc ghi vào tận trong tâm khảm nó, nơi đây là cội nguồn của nó, nơi “chôn rau cắt rốn”, nơi có mồ mả ông bà nó, nơi cha, mẹ nó đã sinh ra và lớn lên. Và rồi cũng ở nơi đây nó có một chốn để đi về, mai đây khi về với cát bụi nó sẽ nằm xuống mảnh đất này, mãi mãi.
Nó tự nhủ với lòng rằng: nó là Chăm, nó không có gì phải xấu hỗ như trước nữa, nó nghĩ cái vương quốc Champa của nó, rất đáng tự hào chứ nhĩ! Vương quốc này dù chỉ còn quá khứ, nhưng đã để lại nhiều di sản văn minh vĩ đại, dân tộc Chăm của nó cũng vậy, dân tộc đó có một nền văn hóa rực rỡ. Nó sẽ tự hào nói với người Kinh, nó là Chăm, nó sẽ nói với họ về lịch sử dân tộc nó, văn hóa dân tộc nó. Nó tự hào với những người Chăm rằng, nó biết nói tiếng Chăm sau họ, nhưng nó yêu Chăm không kém gì họ, hôm nay nó đã học được Ka, kha, ga, gha, ngư, nga…ngày mai nó sẽ ngâm ariya cho họ nghe: “Ni ariya sa-ai ngap, panưh ba tabiak, pieh ka ra peng…” (Ariya Cam – Bini). Nó tự nhủ, nó là Chăm, nó phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – văn minh của dân tộc nó.
Nó ý thức sâu sắc rằng: Nó và đồng bào nó là những kẻ vong quốc, nhưng không bao giờ chấp nhận vong thân. Còn các bạn thì sao?
JASHAKLIKEI
Sài Gòn, tháng 3, năm 2014.
0 Rating
385 views
4 likes
0 Comments
Read more
Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải, cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) để "xem vàng hiển linh".
Nhưng dường như được tận mắt chiêm ngắm những điều lạ lùng này vẫn là sự háo hức. Có người thấy nhiều lần, vàng có thể di chuyển giữa không trung nhưng khi chạy tới thì liền vụt biến mất? Có khi mải miết lùa theo, bỗng nhiên vàng hóa thành cục đá. Ngỡ ngàng hơn nữa, không chỉ ở Huế mà quần thể tháp cổ (hay còn gọi là tháp bà Ponagar) giữa lòng phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn từng tồn tại một kho vàng. Nhiều dấu tích đã minh chứng cho điều này.
Tiếng động lạ từ những đêm khuya vắng Trần Miên Thảo, một nhà khảo cứu văn hóa nhiều lần về Huế vẫn phân vân giãi bày: “Nghe về phế tích này đã nhiều. Có nhiều huyễn hoặc lắm nhưng phải tận mắt chứng kiến, tôi mới tin được. Thế nên có đợt cả tuần lễ, tôi về quanh quẩn ở đây chỉ để một lần được xem thứ 'vàng hời' đó nó ra làm sao. Ấy thế nhưng vì thiếu may mắn hay sao mà nhiều đêm trăng, tôi canh ở phế tích này mà vẫn không thấy được. Chỉ có những đêm khuya thanh vắng, từ trong tháp cổ của phế tích này mới vọng ra tiếng âm u rất kỳ quái, thâm trầm. Có đêm, tôi mường tượng ra như tiếng hành quân của hàng trăm binh sỹ từ thời đại Chiêm Thành. Càng tiến lại gần, tiếng thâm u ấy càng rõ rệt hơn. Tuy nhiên khi mang đèn pin bật lên soi vào khu phế tích này thì mọi tiếng động lại như chìm lặng xuống”. Như minh chứng thêm cho lời nói của ông Thảo, bà Lụa, người dân ở Hương Thủy quả quyết: “Khu phế tích này nghe nói thiêng liêng lắm. Thời tôi sinh ra đã có rồi. Trải qua bao biến cố, nó đã trở nên rêu phong và bị cây cối phủ lập, nhưng đó vẫn là chốn bất khả xâm phạm với nhiều người. Cứ vào những đêm khuya thanh vắng, tiến về phía phế tích đó, tiếng động lạ sẽ dội vào tai. Có lúc thì trầm bổng như những điệu nhạc, có lúc lại chắc nịch như tiếng chiêng lệnh cho các đội quân ra trận. Rất khó diễn đạt một cách rành mạch. Nhưng rõ ràng, rất khác. Nhiều lần rồi, tôi trở đi trở lại để xem mình có bị ảo giác hay tai có vấn đề gì không, nhưng lần nào cũng nghe dội về một thứ âm thanh đầy mê hoặc đó”. Theo đoán định của ông Thảo, có thể tiếng vọng đó là cộng hợp của các âm thanh giữa gió, tiếng côn trùng. Thứ âm thanh hỗn hợp này khi đi qua phế tích bị lọc lại bởi lớp gạch đá còn sót nên phát ra âm thanh lạ như vậy. Thế nhưng điều khó giải thích là ngay trong những đêm trời im lặng như tờ, không mảy may chút gió thì âm thanh từ phế tích này vẫn phát ra như thường. Vàng biến thành vật thể sống và biết chạy? “Lần đó, tôi hoảng hết cả người. Phải mất một lúc định hình thì mới dám đứng lại nhìn. Hàng loạt vàng biến hóa thành các vật thể cứ bay lượn giữa không trung. Đó cũng là vào một đêm trăng sáng, sau khi đi thăm một số người bạn về qua khu phế tích này, đang vừa đi vừa hóng mát thì tôi thấy cảnh tượng đó. Tôi liền chạy về nhà kêu thêm người thân ra chứng kiến điều lạ lẫm này, nhưng khi có đông người chạy ra thì không còn thấy vàng đâu nữa. Mấy lần sau, cứ đêm đêm, tôi lại ra xem bóng vàng sáng rực lên và di chuyển, tôi cố lùa theo xem cận cảnh nhưng càng tiến tới thì vàng càng bay ra xa, không tài nào nắm bắt được. Vàng hiện lên thành cả con chó, con rồng, con gà… ngay trước mắt mình ấy. Lúc đầu chuyện này khiến nhiều người khó tin nhưng sau, nhiều người trong xã đều được chứng kiến nên không còn ai mấy lạ lẫm nữa”, ông Trần Thanh Ngọc, một người may mắn thấy vàng chạy giữa đêm vắng giãi bày. Xóm Tháp còn có tên gọi khác là thôn Liễu Cốc Thượng. Hầu hết các bậc cao niên trong thôn này đều không nhớ đích xác mốc hình thành các tòa tháp này. Ông Trần Trung, một người già trong thôn cho biết: “Sở dĩ người ta gọi là Xóm Tháp vì trong xóm này có mấy cái tháp cổ đó. Chắc đã có đến hàng ngàn năm rồi. Từ ngày tôi sinh ra đã thấy nó hiện hữu ở đây. Trước kia, cứ ngày lễ, người ta đều mang nhang ra đây thắp và cầu mọi sự sinh sôi lẫn bình yên cho làng mình. Dù chỉ là tín ngưỡng nhưng dường như sau một lần kêu cầu thấy cuộc sống thuận lợi hơn”. Những người già Xóm Tháp kể lại rằng, từ thuở xưa, tòa tháp cổ này rất uy nghi và tráng lệ. Hai tòa tháp được xây dựng cách nhau chừng gần 10m. Tất cả vật liệu đều là một loại gạch đá rất đặc biệt. Có lúc lấy búa đập vào cũng không tài nào vỡ ra được. Thế nhưng trong chiến tranh, bom đạn liên miên, hai tòa tháp dẫu kiên cố đến mấy cũng không đủ sức để chống chọi nên đến nay chỉ còn lại hai chân tháp, xung quanh cỏ đã mọc lên chìm lấp và hiển hiện một vẻ thâm u, kỳ bí... Ông Quốc Đồng, người nhiều lần đến thăm hai chiếc tháp cổ này cũng tỏ ra ngạc nhiên: “Lối kiến trúc của loại tháp này rất đặc biệt. Các vật liệu này rất khó tìm thấy ở thời hiện đại. Có lần, tôi đến đây lấy một mẫu gạch về phân tích nhưng quên không thắp hương về cứ mệt mỏi trong người mãi không thôi. Sự linh thiêng dường như là có thật”. Nhăn trán, lật lại ký ức của mình, ông Trần Miên Thảo láng máng nhớ rằng: “Trong những kiến thức lẫn tư liệu mà tôi thu thập được thì trong sự tồn tại của triều đại Chiêm Thành (triều đại vua Chàm), nhiều lần các quân vương đã dẫn quân qua xứ Huế này. Không còn số liệu chính xác nhưng có lẽ phải đến hơn 1.000 năm trước, vua Chàm đã hiện hữu ở đây. Có vua Chàm thì mới có được hai tòa tháp cổ. Tuy đã bị chiến tranh tàn phá không còn gì nhưng dấu tích của nó thì không thể phôi phai và mất hẳn đi được. Rõ ràng đây là kiến trúc lối cung đình Chàm. Nếu là thường dân thì rất ít khi xây dựng được tháp cổ dạng này”. Người dân ở Xóm Tháp vẫn rỉ tai nhau lời sấm truyền rằng:Hễ ai đào bới tháp để tìm vàng thì sẽ lụi bại trong đau đớn.Chẳng biết có phải là sự tình cờ ngẫu nhiên không mà năm 2010,ông Trần Văn Chung sau khi nghe nói thấy vàng sáng chóe xuất hiện hàng đêm đã quá tò mò đến đây đào bới. Đào mãi chẳng được gì mà phải nằm một chỗ suốt cả tuần vì lên cơn sốt liên miên. Như thói quen khó lý giải cứ có chuyện gì bất an, người dân Hương Thủy lại đến đây cầu sự bình an, cầu cho cả sự thanh thản khi gặp chuyện muộn phiền. Bà Nguyễn Thị Nhung tâm sự: “Đào bới tháp là bị điềm báo ngay đấy. Có lần, người ta mang cả máy khoan đến khoan tháp nhưng khoan đến đâu mũi khoan gẫy đến đó. Toàn đụng phải đá cứng, không tài nào xâm nhập được”. Cụ Nguyễn Thị Nhỏ, nay đã gần 80 tuổi kể rằng: “Các đời ông, đời cha tôi kể lại rành mạch, xưa vua Chàm có đóng đô ở đây một thời gian chớp nhoáng. Vì vậy có thể nhiều của cải, châu báu của hoàng tộc Chiêm Thành được cất giấu ngay dưới chân tháp này. Nhưng rồi sau đó có một trận binh biến rất tàn khốc, hoàng tộc Chàm rút chạy về xứ Phan Rang, rất nhiều tướng lĩnh và nhiều chức sắc trong dòng tộc Chăm đã tử nạn trong cơn loạn lạc và được chôn cất ngay quanh chân tháp. Nghe kể vậy nhưng tôi cũng chưa được tự thân chiêm nghiệm sự chính xác của nó. Nhưng đã có nhiều đêm, tôi thấy hình dáng những người Chăm đi trên những vạt cỏ quanh hai phế tích tháp cổ”. Không biết lời giãi bày của cụ Nhỏ có bao nhiều phần trăm chính xác, nhưng xâu chuỗi các sự kiện lại thì rất có thể, vua Chiêm Thành từng có mặt ở đây trong một thời gian ngắn ngủi. Bà Nhỏ cùng nhiều khác còn kể dưới thời Pháp thuộc, lính Pháp cùng các tay sai đem máy móc hiện đại tới tìm vàng ở đây nhiều lần đều bất thành. Chúng dùng máy khoan để dò tìm, nhưng tất cả mũi khoan khi chạm xuống mặt đất đều gãy một cách kỳ lạ. Có lần nhiều thợ khoan đang hăng hái đào bới bỗng lăn ra ngất xỉu. Từ đó lời nguyền quanh tháp cổ này càng trở nên huyền nhiệm hơn.
0 Rating
132 views
1 like
0 Comments
Read more
Nhiều nông dân Chăm rất thành thạo trong việc săn bắt chuột và được xem là kế sinh nhai của họ trong cuộc sống hàng ngày. Khi cánh đồng đang vào mùa lúa chín, sáng sớm tinh mơ, những người đàn ông Chăm cầm vài ba chiếc bẫy ra đồng, đến khoảng xế trưa họ ra thăm bẫy và xách về những chú chuột đồng tươi với bộ lông vàng óng. Chuột ở đây không to, chỉ khoảng 3 ngón tay chụm lại, lông màu vàng óng, thịt thơm và xương rất mềm.
Cánh đồng quê vùng người Chăm sinh sống.
Người Chăm có những cách chế biến thịt chuột rất riêng và đặc trưng. Chuột sau khi bắt về được thui qua lửa rơm, rồi dùng một miếng rơm cạo sạch phần lông cháy để hiện lên lớp da vàng rực. Sau đó chuột được bóc bỏ lớp da ngoài chỉ còn lại phần thịt nguyên con. Lúc này chuột đã có thể được sử dụng làm thức ăn hay miếng mồi ngon để nhấm rượu. Điều đặc biệt là chuột sau khi làm sạch không được rửa qua nước vì nó sẽ làm thịt chuột bị tanh và mất đi vị thơm ngon của thịt chuột đồng.
Người Chăm chế biến thịt chuột rất đơn giản, chỉ gồm vài món chính là thịt chuột xào hành lá, thịt chuột nướng và thịt chuột phơi khô giã nhỏ, Mỗi món có những hương vị đặc trưng làm cho người thưởng thức lúc nào cũng thèm thuồng và nhớ mãi không quên. Với những người Chăm xa quê nhà lâu ngày thì món thịt chuột xào hành lá được xem là món phải ăn đầu tiên.
Chuột sau khi làm sạch được bầm nhuyễn nguyên con, nồi chảo được bắc lên bếp lửa và tráng một ít dầu vừa phải. Sau khi nóng đều ta cho thịt chuột bầm vào trộn đều sao cho thịt chuột vừa chín tới là có thể nêm nếm gia vị như nước mắm, bột ngọt, ớt và hành củ giã nát, cộng thêm một ít bánh tráng sống được bẻ nát. Hành lá được thêm vào sau cùng và trộn đều cho thơm ngon và bắt mắt.
Theo cách lý giải của phụ nữ Chăm, bánh tráng được thêm vào để hút nước trong món thịt xào và hành lá làm giảm vị tanh của thịt chuột. Ngoài ra thịt chuột phải xào cho cạn nước thì mới ngon đặc sắc. Để miếng thịt chuột được kết hợp hoàn hảo hơn người Chăm thường ăn kèm với đọt lộc vừng non. Đọt có vị chát ăn kèm với thịt chuột xào có vị cay ngọt làm cho miếng ăn thêm những hương vị rất riêng.
Thịt chuột xào ăn với đọt lộc vừng.
Với những người đi săn bắt chuột lâu ngày, họ thường chọn cách làm chuột khô để ăn được lâu hay làm quà và đãi khách. Chuột được làm sạch bỏ hết lớp da và bộ ruột, sau đó ướp muối và phơi trong một ngày này để miếng thịt chuột có màu đỏ au rất hấp dẫn.
Khô chuột được sử dụng với nhiều cách chế biến như nướng, ram với dầu hay giã nhỏ ăn với cơm hoặc nhâm nhi vài chén rượu đắng trong khí trời se lạnh mùa xuân. Trong đó món khô chuột nướng giã nhỏ là món ăn dân gian truyền thống mà nhiều người Chăm vẫn hay thưởng thức.
Thịt chuột nướng ướp với một ít gia vị hàng ngày.
Khô chuột được nướng qua lửa than cho chín đều sau đó xé miếng nhỏ bỏ vào cối giã, thêm gia vị như bột ngọt, nước mắm và vài củ hành khô cho vừa miệng. Chỉ với một vài thao tác chế biến đơn giản ta đã có những miếng thịt chuột thơm phức.
Du khách ghé qua các làng Chăm vào những dịp lễ hội hãy tìm và thưởng thức cho bằng được món ngon dân dã dễ kiếm này. Ăn thử một lần du khách sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của những món thịt chuột dân dã đồng quê Chăm.
Bài và ảnh: Putra Jatrai
theo dulich.vnexpress.net
0 Rating
229 views
0 likes
0 Comments
Read more
Glang Anak (Danlambao) - Trong buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, ngày 5/2/2014, tại Geneva, Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam trả lời: “Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Hiến pháp mới đã công nhận các quyền này”.
Trong buổi thuyết trình và trao đổi của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam với EU vào ngày 29/1/2014, Đại diện Italy hỏi:
"Những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở nước các bạn, những đạo luật hà khắc và mọi sự trấn áp, có ảnh hưởng như thế nào tới cộng đồng những người thiểu số, người yếu thế, người dễ bị tổn thương, ở Việt Nam?"
Blogger Nguyễn Anh Tuấn khẳng định... đây là những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì những chính sách vi phạm nhân quyền của Nhà nước, và đưa ra các ví dụ về người H’Mông và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Hôm nay, chúng tôi thông tin thêm về một trường hợp về người dân tộc bản địa bị tước đoạt quyền tự do tôn giao và tín ngưỡng ngay trên vùng đất tổ tiên của họ và đặt vấn đề “Hãy trả lại Tháp cho các chức sắc và người Chăm thờ tự và quản lý.”
Mỗi tôn giáo đều có nơi để thờ tự và hành lễ; nếu Phật tử có chùa chiền; tín đồ công giáo có Nhà thờ; thì tín đồ Bà La Môn ảnh hưởng Ấn giáo của người Chăm phải có Tháp. Tín ngưỡng này đã có từ thời Champa còn là một quốc gia độc lập và duy trì mãi cho đến ngày hôm nay.
Tuy nhiên hiện nay, tín đồ Bà La Môn của người Chăm đã không còn được tự do đến Tháp để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng vì tất cả các Tháp Chăm đã bị Nhà nước quản lý.
Đối với người Chăm, “tháp là nơi linh thiêng chỉ mở cửa cho những ngày hành lễ. Hàng năm theo lịch Chăm, người Chăm Ahier có lễ "mở cửa tháp" đặt dưới sự chủ trì của Po Adhia, Po Bac, Basaih cùng Ong Camnei, Muk Pajuw và Ong Kadhar. Phải hội tụ đủ những vị chức sắc trên, lễ mở cửa tháp mới được tiến hành và cửa tháp mới được mở”.
Trước năm 1975, dưới thời VNCH, các Tháp Chăm đều do chức sắc Chăm quản lý và thực hiện các nghi lễ thờ cúng một cách trang nghiêm và đúng lễ tục.
Tuy nhiên, sau năm 1975, tất cả các Tháp Chăm bị Nhà nước thu hồi, giao cho các công ty du lịch khai thác, quản lý. Chức sắc hoặc người Chăm muốn lên Tháp thờ cúng phải có đơn xin phép và qua nhiều thủ tục hành chính rờm rà; người Chăm muốn vào viếng Tháp theo tín ngưỡng cũng phải mua vé vào cổng như những khách du lịch thông thường.
Sự kiện xảy ra tại tháp Po Klaong Garai vào ngày 4.2.2014 (Mùng 5 Tết Giáp Ngọ) là một minh chứng cho việc chính quyền Ninh Thuận đã xúc phạm tín ngưỡng của người Chăm. Vụ việc xảy ra khi đoàn chức sắc Chăm đến Tháp để làm "lễ mở cửa tháp" (Peh Ba-mbeng Yang), thì cửa chính đã bị mở toang phục vụ cho khách du lịch nhân dịp tết Nguyên Đán mặc dù ban Tôn giáo Bà La Môn đã hoàn thành các thủ tục hành chính trước đó và có yêu cầu Tháp phải được đóng trước khi hành lễ. Và lễ mở cửa Tháp chỉ diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Các chức sắc còn hết sức bất bình trước “những vị khách với những trang phục và thái độ vô văn hóa đến tạo dáng trên những ngôi tháp linh thiêng và vô tư đi qua đi lại trên những khu vực hành lễ.”
Cửa tháp bị mở toang trước giờ hành lễ.
Người Chăm đã cho rằng: “Đây là hành động “vô văn hóa”, đã làm tổn thương đến truyền thống tâm linh của dân tộc Chăm, chà đạp lên di sản tín ngưỡng của dân tộc bản địa mà cộng đồng người Chăm không thể chấp nhận”.
Nghi lễ Chăm trên đền tháp (Ph. Gulpataom)
Trong tâm trạng đau buồn và giận dữ, một tác giả Chăm viết: “Qua những quá trình tiếp biến của lịch sử người Chăm đã mất tất cả, chỉ còn lại vài ngôi tháp để thờ tự và cúng kiếng cho trọn đạo hiếu với các bậc tiền nhân Chăm vậy mà những người ăn nhờ ở đậu trên các ngôi tháp Chăm lại là những kẻ vô văn hóa, ăn cháo đá bát khi hàng năm họ thu tiền vé hàng trăm triệu đồng trên những ngôi tháp Chăm vậy mà chỉ vài giờ đóng cửa tháp để người Chăm làm lễ họ lại không quan tâm, không màng đến những tiếng nói của Ban phong tục, cũng như vị Cả Sư trụ trì tháp Po Klaong Garai.”
Ong Camnai trao đổi với bảo vệ tháp
vì đơn đã được gởi nhưng tháp vẫn mở toang trước giờ hành lễ.
Hãy trả lại công bằng và đảm bảo tự do tín ngưỡng cho người Chăm:
1. Nếu người Việt được tự do đến Chùa theo tín ngưỡng Phật giáo, đến nhà thờ theo tín ngưỡng Công giáo thì người Chăm cũng phải được tự do thăm viếng Tháp mà không phải mất tiền mua vé vào cổng như hiện nay.
2. Nếu các Sư và đạo hữu Phật tử được trụ trì, quản lý các chùa chiền; các Linh mục được quản lý các nhà thờ thì các Tháp Chăm phải giao lại cho các chức sắc Chăm quản lý, thờ tự và cúng kính theo nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm.
3. Nếu Nhà nước muốn khai thác du lịch thì phải có thỏa thuận với các chức sắc và người dân Chăm, nhưng phải ưu tiên đảm bảo cho việc bảo tồn các nghi lễ thờ cúng Tháp;
4. Nếu chính quyền Hà Nội còn tiếp tục “cưỡng bức” Tháp Chăm cho du lịch như hiện nay là “xâm phạm” nơi thờ tự của người Chăm; làm ngăn cản và hạn chế quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người Chăm. Như vậy là vi phạm Nhân quyền.
5. Ban Tôn giáo và chính quyền địa phương nơi có các Tháp Chăm tọa lạc phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề này để trả lại quyền tự do tín ngưỡng và quyền quản lý Tháp cho chức sắc Chăm.
Những yêu cầu và đề nghị chính đáng trên đây của người Chăm là góp phần xây dựng một xã hội công bằng, tự do và dân chủ ở Việt Nam.
8/2/2014
Glang Anak
danlambaovn.blogspot.com
0 Rating
513 views
1 like
0 Comments
Read more
Ngày 4.2 vừa qua người Chăm tiến hành làm lễ Mở cửa tháp theo đúng phong tục truyền thống của đồng bào Chăm, tiếc rằng tháp chưa được làm lễ mở cửa mà đã bị mở toang để phục vụ cho khách du lịch trong dịp tết Nguyên Đán của người Kinh.
Đoàn chúng tôi gồm các chức sắc Chăm phục vụ cho buổi lễ mở cửa tháp như Po Adhia, Po Bac, Paxeh cùng Inra Jaka, Jayam Padra đến phụ giúp cho nghi lễ và tìm hiểu thêm những phong tục truyền thống của người Chăm. Lúc 7h 30 sáng đến tháp chúng tôi ngỡ ngàng khi cửa tháp đã bị mở toang, một vài khách du lịch người Kinh cũng đã có mặt, ngoài những vị khách sẵn dịp tìm hiểu thêm phong tục và văn hóa Chăm thì còn có những vị khách với những trang phục và thái độ vô văn hóa đến tạo dáng trên những ngôi tháp linh thiêng và vô tư đi qua đi lại trên những khu vực hành lễ.
Cửa tháp mở toang trước giờ hành lễ.
Đối với người Chăm, tháp là nơi thực hiện những lễ nghi tôn giáo như lễ Yuer Yang (tháng 4 Chăm lịch) lễ Katé (tháng 7 Chăm lịch) lễ Cambur (tháng 9 Chăm lịch) và lễ Peh Pabah Mbang Yang (tháng 11 Chăm lịch) và là nơi linh thiêng, bất khả xâm phạm đối với đời sống tâm linh của họ.
Theo đúng phong tục truyền thống, người Chăm có 4 lần làm lễ mở cửa tháp trong một năm theo lịch Chăm như trên và chỉ có Po Adhia cùng Ong Camnai, Muk Pajuw và Ong Kadhar, phải hội tụ đủ 4 vị chức sắc trên lễ mở cửa tháp mới được tiến hành và cửa tháp mới được mở.
Ngày hôm nay, được sự quan tâm của Nhà Nước nên tháp Po Klaong Garai đã được tu bổ và tôn tạo, trở thành điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Thuận và giao cho Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận quản lý.
Tuy nhiên, cùng với việc phát triển du lịch, tăng thu nhập cho tỉnh qua nguồn du lịch thì cơ quan chủ quản tháp cũng cần chú trọng vào việc tạo điều kiện cho người Chăm thực hiện nghi lễ cúng tế trên tháp, tôn trọng phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Chăm trên tháp này.
Ong Camnai trao đổi với bảo vệ tháp vì đơn đã được gởi nhưng tháp vẫn mở toang trước giờ hành lễ.
Theo đúng lịch Chăm ngày 4.2 vừa qua là ngày người Chăm tiến hành làm lễ Mở cửa tháp- Peh Pabah mbang Yang (tháng 11 Chăm lịch), biết trước là trùng với dịp tết của người Kinh nên Ban phong tục Chăm và Hội đồng chức sắc đã gởi đơn đề nghị đóng cửa tháp trước 1 ngày cho Ban quan lý di tích tháp Po Klaong Garai, đơn do chính Ban phong tục viết và ngài Cả Sư trụ trì tháp Po Klaong Garai Đổng Bạ ký gởi trước một ngày, vậy mà đến tháp lúc sáng sớm đoàn người làm lễ vẫn thấy cửa tháp mở toang, điều đó cho thấy rằng tiếng nói của Cả Sư trụ trì tháp và Ban phong tục tế lễ không được coi trọng trên chính ngôi tháp của người Chăm vào đúng ngày người Chăm làm những nghi lễ quan trọng trên đền tháp.
Với người Chăm tháp là một quần thể thiêng liêng của dân tộc, là nơi trú ngụ của Thần Yang Chăm, là nơi để tổ chức các nghi lễ tôn giáo của dân tộc, là niềm tự hào của những người con Champa và là chứng nhân lịch sử còn tồn tại suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngoài tháp Chăm Po Adhia còn là vị Cả Sư mà người Chăm kính trọng, là một vị lãnh đạo tinh thần cao quý. Vậy mà tiếc thay những người và tháp mà cả dân tộc Chăm bày lòng kính trọng, ngưỡng mộ và có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Chăm thì Ban quản lý di tích tháp và bảo vệ tháp những người được coi là “ăn nhờ ở đậu” trên di sản thiêng liêng của dân tộc Chăm lại bày tỏ thái độ vô văn hóa, không tôn trọng lời nói của những vị ấy, xem thường nghi lễ, lễ tục của người Chăm trên chính tháp Chăm.
Chức sắc Chăm chuẩn bị làm lễ Mở cửa tháp.
Qua những quá trình tiếp biến của lịch sử người Chăm đã mất tất cả, chỉ còn lại vài ngôi tháp để thờ tự và cúng kiếng cho trọn đạo hiếu với các bậc tiền nhân Chăm vậy mà những người ăn nhờ ở đậu trên các ngôi tháp Chăm lại là những kẻ vô văn hóa, ăn cháo đá bát khi hàng năm họ thu tiền vé hàng trăm triệu đồng trên những ngôi tháp Chăm vậy mà chỉ vài giờ đóng cửa tháp để người Chăm làm lễ họ lại không quan tâm, không màng đến những tiếng nói của Ban phong tục, cũng như vị Cả Sư trụ trì tháp Po Klaong Garai.
Mong rằng những cơ quan đại diện cho Chăm, mang danh là Chăm dám nói và dám thể hiện những chính kiến để bảo tồn những di sản văn hóa Chăm đang bị cưỡng bức trong hôm nay và mai sau.
Putra Jatrai
Nguon: Gulpataom.com
0 Rating
488 views
0 likes
0 Comments
Read more
Từ đỉnh núi MAHA giáp ranh giữa xã nhơn thành và phù cát( bình định), nhìn xuống về hướng tây, ta như thấy ẩn hiện đâu đó thành cổ đồ bàn trong nắng hoàng hôn.Dòng sông kôn lưỡng lề uống quanh những cánh đồng lúa xanh rờn.Phía bắc thành đồ bàn là tháp Phú lốc, phía tây thành là tháp cánh tiên và phía nam xa xa là tháp bánh ít.(Phía tây thành có lăng Võ Tánh và Ngô Tùng châu.) Gần chân thành này có 2 con voi đá và 2 con sư tử đá đang trầm mặc với thời gian.Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắngNhững đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành Gốm Champa,mà đỉnh cao là gốm Bình Định thế kỷ X- XV, ngay từ dáng vẻ độc đáo, sắc men thâm trầm của nó đã chứa đựng ẩn ngữ của tâm hồn, là một lời mời gọi, hướng vọng đến những kẻ tha nhân cất bước, sống trọn một hành trình,hướng vọng của những linh hồn đồng điệu.Vậy mà phần hồn rất đỗi thân thương ấy, từ lâu nay, đã chẳng được các bậc thức giả chú ý. Cứ nghĩ đến nền nghệ thuật Champa, người ta nghĩ ngay đến những đền tháp (kalan) nguy nga, huyền diệu còn sót lại đó đây hay chỉ là phế tích chìm sâu trong lòng đất từ Ngũ Quảng đến Bình Thuận, đến những đường nét chạm khắc “ thần thái nguyên sơ lung linh từng khuôn mặt, lửa bật ra từ những khối săn dòn” (Trần Kỳ Phương). Gốm Champa, mộc mạc mà thô phác, suốt mấy thế kỷ, lặng lẽ và im lìm trong lòng đất hay lưu lạc đến những xứ miền xa xôi nào đó, trong tấm lòng trân trọng mà vẫn còn là bí mật, kể từ nguồn gốc, đối với các sưu tập gia thế giới. Có một phần linh hồn Chàm ẩn khuất trong từng dáng gốm, màu men, nét vẽ, có một phần của đất và nước “ xứ trầm hương” hóa thân thành những tác phẩm nghệ thuật, mang tải linh hồn của một dân tộc.Nếu có nhắc đến gốm Champa, người ta lại chỉ nghĩ đến truyền thống nung ngoài trời với lò di động hay kiểu nung chấy củi ở ngoài trời, những sản phẩm thô không men thời tiền Vijaya hay tận bây giờ còn thấy ở Bàu Trúc (Bình Thuận), để rồi từ đó, có người đâm ra nghi ngờ chủ nhân Champa của những lò gốm ở Bình Định thế kỷ X- XV.Gốm Champa giai đoạn Bình Định thế kỷ X- XV, sẽ còn là bí mật nếu không có những hoạt động tích cực, những ghi nhận đầu tiên của các nhà khảo cổ học miền Nam lúc đó (nhóm Nguyễn Bá Lăng, Nghiêm Thẩm... thuộc Viện Khảo cổ học Sài Gòn) vào đầu thập kỷ 70 và tiếng nói khẳng định nguồn gốc Chăm của nó trong luận văn “ Giám định niên đại gốm Đông Nam Á (The ceramics of South- East Asia- their dating and indentification) mười năm sau đó của Roxana Brown. Nhưng những phát hiện đó cũng nhanh chóng đi vào quên lãng. Phải đến thập kỷ 90, với những cuộc khai quật khảo cổ học tiến hành ở Bình Định các nhà khảo cổ học trong nước và sau đó, với sự hợp tác của các đồng nghiệp Nhật Bản, đã tiến hành đào thám sát rồi khai quật khu Gò Sành, phát hiện thấy lò gốm ở đây thì vấn đề nguồn gốc và chủ nhân Chăm của chúng mới được khẳng định chắc chắn. Từ đây, những ẩn ngữ của gốm - một trạng thái của linh hồn Chàm mới cất tiếng:Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới thời gianNhững sông vắng lê mình trong bóng tốiNhững tượng Chàm lở lói rỉ rên thanĐây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau điNhững rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độnLừng lửng đưa nơi rộn rã tiếng từ quy Đây chiến địa đôi bên giao trận Muôn cộ hồn tử sĩ thét gầm vangMáu Chàm cuộn tháng ngày niềm uất hậnXương Chàm tuôn rào rạo nỗi căm hờn Gốm Champa giai đoạn này phát triển cực thịnh, song trùng với bước thiên di lớn của dân tộc Champa, cất bước từ đô thành Trà Kiệu, theo tiếng gọi “ hướng vào Nam”, đóng đô mới trên mảnh đất Bình Định “ không đồng khô cỏ cháy, năm dòng sông chảy, sáu dãy non cao, biển Đông sóng vỗ rạt rào” (ca dao), mở ra một giai đoạn cực thịnh, thấm đẫm vinh quang và nước mắt của cả một dân tộc. Một trăm năm chinh chiến với Khmer để giành độc lập dân tộc, cuộc kháng chiến hợp lực với Đại Việt để chống quân xâm lược Nguyên Mông, và sự bành trướng của đại việt... Từ những thế kỷ đau thương, từ cuộc sống thấm đẫm vinh quang và tủi nhục, thăng hoa lên thành nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phong cách Bình Định (tháp Mẫm). Để rồi đến cuối thời kỳ Vijaya, khi đã giành được độc lập dân tộc, khi vương quốc Champa đã dần dần thịnh trị và phát triển toàn diện về mọi mặt, các mối quan hệ bang giao trong và ngoài khu vực đã mở ra, trên cơ sở sự cần cù và khéo léo của bàn tay người thợ Chăm, gốm Champa đột biến, đạt được thành tựu quan trọng, từ ứng dụng vươn lên thành nghệ thuật.Một giai đoạn cực thịnh của gốm Champa, vào nửa sau thời kỳ Vijaya, mới được khám phá. Dẫu cho đến nay, đã và đang có những ý kiến nghi ngờ về chủ nhân Champa của những lò gốm này, sự nghi ngờ chỉ căn cứ đơn thuần vào một số nét khác biệt có tính tìm tòi so với bản sắc văn hóa gốm sứ của người Champa. Những sản phẩm có xương gốm đục xám với màu men đơn sắc hay đa săc ấy, một mặt cho ta thấy, đã kế thừa truyền thống gốm Sa Huỳnh vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên, đã được phủ một lớp men chì nhẹ lửa tuy chưa bóng, cũng như gốm Champa giai đoạn trước mà các cuộc khai quật, chẳng hạn ở Trà Kiệu, đã tìm ra đặc trưng của nó... Sự kế thừa đó, thể hiện qua một số điểm về kỷ thuật, tạo dáng và trang trí cũng như loại hình đặc trưng Champa. Mặt khác có sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật là kết quả của những ảnh hưởng từ các trung tâm gốm khác (mà các sản phẩm của chúng đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm khảo cổ trên đất Chăm xưa) cũng như sự sáng tạo về nghệ thuật của chính các thế hệ nghệ nhân Champa xưa.Con sông Kôn uốn quanh đồng bằng Bình Định như chiếc cầu nối liền các trung tâm sản xuất gốm: Trường Cửu (Nhân Hòa- An Nhơn), Lệ Nghi (Nhân Mỹ- An Nhơn), Gò Sành (Nhân Hòa- An Nhơn), Cây Ké và Gò Hời (Tây Vinh- Tây Sơn) với vùng nguyên liệu và tiêu thụ thông qua thương cảng Thị Nại, vươn dài trong và ngoài phạm vi “ xứ Trầm Hương”. Một trong những nét độc đáo của gốm Chăm là dù đã dùng đất sét trắng (kaolin) có sẵn trong khu vực làm nguyên liệu, nhưng dường như quá e ngại với sắc trắng không màu vô bản sắc và vô tình ấy, người thợ Chăm đã pha thêm đất sét đỏ, bã thực vật và cát với tỉ lệ thích hợp vừa tạo độ sâu cho sắc gốm, vừa tăng độ bền cho sản phẩm. Những sản phẩm gốm ấy, được nghệ nhân Chăm tạo tác qua bàn tay sử dụng thành thạo bàn xoay, làm cho gốm có độ mịn cao, độ dày của xương gốm đều, dáng rất cân xứng, sự hòa điệu của sắc men thâm trầm, dáng gốm thô mộc mà thanh nhã đã tạo dáng vẻ kỳ diệu. Cộng thêm vào đó là men, những sắc men đa dạng với nhiều sắc độ: men xanh nhạt, xanh xám, xanh xám đậm, xanh phớt xám, vàng nhạt, vàng nâu, vàng chanh, nâu sẫm, nâu nhạt, đen xám, đen sẫm, đen nhạt, trắng ngà, trắng đục, trắng sữa. Men được phủ lên, đơn sắc hay đa sắc, đâu chỉ ở các sản phẩm gốm dân dụng mà cả ở một số vật liêu kiến trúc bằng gốm sứ. Trên cơ sở sự đa dạng về loại hình và kích cỡ, bàn tay tài hoa của người thợ Chăm thao tác với bình, lọ, chậu, ấm, nồi, chén, bát, đĩa, cốc... những tác phẩm mỹ thuật như tượng, phù điêu trang trí và cả ở vật liệu xây dựng. Họ vẽ chìm lên xương gốm rồi phủ men lên đó. Những nét vẽ mảnh mai, phóng khoáng, dù là vạch vào thân gốm hay múa bút trên men, một lớp men dày, đều và màu không ổn định đã tạo ra một dáng vẻ độc đáo riêng. Các dạng đề tài trang trí khá đơn giản gồm hoa văn sóng nước, hoa lá, cánh sen, hoa cúc, hoa dây, một số hình ảnh rồng, chim, thú, mặt kala, maraka, tạo cho gốm một phong cách Chăm đậm đà. Riêng tai Gò Sành, kiểu hoa văn in khuôn, trên nền men đơn sắc với hai màu chủ đạo là xanh ngọc ngả xám và vàng cháy phổ biến hơn, không có gì độc đáo hơn sự pha màu tự nhiên của sắc men và xương gốm, của tạo dáng và trang trí. Tất cả, tạo thành dáng vẻ, vừa lạ lẫm, vừa gần gũi,thô mộc mà ấm áp, chứa đầy bí ẩn tự một cõi linhchỉ có thể cảm nhận và khám phá.Gốm, đó là nghệ thuật chơi với lửa. Lửa thăng hoa đất thành linh hồn. Những lò nung gốm Champa độc đáo đã được khám phá, cho thấy có khác biệt với lò rồng (phía Bắc). Điều dễ thấy là lò hình ống được xây dựng rất lớn cho phép nung được nhiều sản phẩm. Tường lò dày, có tác dụng giữ nhiệt cao, làm bằng nguyên liệu tại chỗ. Các hệ thống cửa đốt, cửa tiếp lửa, hệ thống thóa khí và thông gió đã được hoàn chỉnh. Những yếu tố có tính kỹ thuật này cho phép tạo ra những sản phẩm gốm đạt chất lượng cao, độ cứng tốt. Tại lò Cây Mận đã phát hiện một kiểu đốt lửa độc đáo: lửa đốt từ bầu lò, dẫn qua ống, phả lên trần lò, có khả năng giữ nhiệt đều, ít gây bụi bám cho sản phẩm. Kĩ thuật vốn vô hồn, nhưng ở đây, kĩ thuật đã thăng hoa cho nghệ thuật. Qua lửa ẩn hiện cả một thế giới hồn của đất và nước champa.Đặt gốm Chăm-pa ở Bình Định thế kỷ XIV- XV vào lịch sử chung của truyền thống gốm Chăm-pa cho thấy đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất và được công nhận về giá trị không thua kém các trung tâm khác đương thời. Dấu tích gốm Bình Định tìm thấy ở malaysia ,philippin ,indosia Trung Cận Đông... đã chứng minh cho sự công nhận ấy. Việc khẳng định chủ nhân Chăm cho các trung tâm sản xuất gốm này là có cơ sở, căn cứ vào sự khu biệt giữa lò ở đây và lò phía Bắc, kiểu dáng, men và kĩ thuật trang trí mang rõ đặc trưng Chăm, trong đó có một số sản phẩm thuần Chăm. Tuy nhiên, khi mà vào thế kỷ X- XV, với sự giao lưu mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa trong và ngoài khu vực, chắc chắn gốm Champa có chịu ảnh hưởng của các trung tâm khác như gốm Sungkalok (Sukhothai- Thái Lan), đặc biệt là ảnh hưởng của kĩ thuật gốm men nâu phía Bắc Việt Nam. Sự hỗ tương văn hóa bao giờ cũng tạo ra những điều kỳ diệu.Nhìn những sản phẩm gốm thô phác, giản dị như chính hơi thở của trời và biển, ta chìm đi trong vẻ đẹp nguyên sơ của đất và lửa, của sự kết hợp tính vật chất và trừu tượng, của những nét chạm khắc ẩn chứa sức sống di truyền của cả một dân tộc. Đó là vẻ đẹp độc đáo, khác với cái cầu kỳ, sang trọng của gốm sứ Tàu, khu biệt với vẻ giản dị, chắc khoẻ, phóng khoáng, đầy chất dân dã của gốm Việt. Những sản phẩm có xương gốm nặng đục, dày ẩn qua một màu men tiến dần đến đơn sắc, u trầm như một điệu Nam ai hơi oán, mang trong nó màu của cỏ cây, của đất và nước, của những con người Chăm-pa trầm nhã mà cuồng say ẩn chứa. Cái đẹp khỏe khoắn, cuồng say ấy, họ đã phổ vào trong điêu khắc, trong những vũ điệu Chàm mang “ tiết tấu biển cả” (chữ của GS Cao Xuân Phổ), một trong ba yếu tố chính hợp thành truyền thống Đông Sơn. Đặc biệt đến thời kỳ Vijaya, những ngọn tháp Chăm ngự trên đỉnh đồi, thu mình trong ngôn ngữ của hình khối, vươn mình lên thành những mũi giáo, những nét vươn cao của các tầng diềm mái, như chính là sự khẳng định bản lĩnh của dân tộc mình. Còn nét trầm nhã- u buồn của linh hồn Chàm, họ đã biểu hiện qua gốm mà mỗi sản phẩm là một thế giới bí mật của những giấc mơ về cái đẹp mà chỉ những ai biết lắng lòng mình lại trước thường tại của cuộc đời, để cả đời mình hòa điệu mới có căn duyên để lắng nghe ẩn ngữ của gốm, tiếng nói của một mảnh linh hồn Chàm. Không chỉ là tiếng vọng của quá khứ mà chính là hiện tồn trong thực tại, bởi gốm Champa đã đi trọn một hành trình từ đất qua lửa, được thổi tâm hồn bằng bàn tay của người nghệ nhân Chàm vô danh. Gốm cất bước vào đời như một tiếng nói vượt thắng qua không gian và thời gian, qua những biên giới hữu hạn của cuộc đời. Gốm Champa đẹp, cái đẹp nguyên sơ và giản dị như đất, như chính những linh hồn Chàm thâm trầm mà dâng trào một sức sống mãnh liệt qua nắng và gió để dựng xây một trong những nền văn minh rực rỡ nhất Đông Nam Á.Từ gốm và qua gốm cho thấy ở giai đoạn Vijaya, người Chăm đã tiếp cận đến đỉnh cao trong sáng tạo nghệ thuật, trình độ thưởng thức và sáng tạo những giá trị văn hóa. Bởi vậy, bên cạnh vẻ đẹp rực rỡ của phong cách Tháp Mẫm với ngôn ngữ hình khối chắc khỏe trong kiến trúc, vẻ chững chạc, gân guốc trong điêu khắc đạt đến đỉnh cao vào nửa đầu giai đoạn Vijaya, thì gốm và những trung tâm sản xuất gốm ở Bình Định thế kỷ X- XV, đỉnh cao của nghệ thuật gốm Champa cũng phải được xem như một thành tựu của nghệ thuật Chăm, hợp thành phong cách Bình Định độc đáo của thời kỳ nghệ thuật đẳng trung (art secondaire) trong nền nghệ thuật Chàm, đáng lưu tâm, sưu tập, bảo tồn và nghiên cứu. Giá trị của chúng cùng với những đền tháp “ lở lói với thời gian” sừng sững trong ánh chiều tà Bình Định, là một phần cuộc sống của dân tộc Chăm còn hiển hiện và nó “ sẽ mãi mãi là một trong những cái cao quí nhất mà nhân loại đã tưởng tượng ra để được tha thứ cho cái tội đã lỡ sinh trên kiếp trần này”.Hiện có 14 công trình kiến trúc tập trung tại 8 địa danh như: Bánh Ít; Dương Long; Hưng Thạnh; Cánh Tiên; Phú Lốc; Phú Thiện; Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra còn có 4 tòa thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, Nhơn Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, những phế tích của tháp Champa như giếng cổ hình vuông; rắn Naga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuda; phù điêu Lăng Ông; tượng tu sĩ; khu mộ cổ,đều được phát hiện tại Bình Định. Trong tất cả các cổ vật phát hiện được, đáng chú ý là di vật tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn, thuộc thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, Tp. Quy Nhơn. Những cư dân ở đây trong lúc đang canh tác đã phát hiện bức tượng chôn sâu dưới lòng đất và đã đào lên đem hiến cho chùa. Dân địa phương gọi là chùa “Phật lồi”. Ở Quy Nhơn hiện vẫn còn dấu vết các lăng mộ cổ của người Champa tại xã đảo Nhơn Châu. Lịch sử Champa từ thời hoàng kim đến lúc suy vong đã trải dài trên 2000 năm đã lưu lại cho hậu thế hàng chục ngôi cổ tháp với những kiểu kiến trúc, chạm trỗ độc đáo, bí hiểm.Ở khu vực duyên hải miền Trg hiện có trên 19 khu tháp với hơn 40 ngôi thấp cổ lớn nhỏ.Huyền thoại về con tàu chở kho báu Champa??? Ch. Lemire đã mô tả các tháp cổ Champa được phân bố ở tỉnh Bình Định trong tác phẩm “Les Tours Kiames de la Province de Binh Dinh” (Sài Gòn 1980) như sau: “Trong các tháp có các tượng, rất có thể chúng bằng vàng hoặc bằng bạc, có mắt bằng ngọc và răng bằng kim cương. Chúng đã bị lấy mất ngay từ đầu. Những tượng bằng đá có thể bị lấy đi ngay sau đó. Người ta đã đào các bức tượng để bóc gỡ các tranh thánh đã được gắn vào đó. Các tháp Bạc (người Việt Nam quen gọi là tháp Bánh Ít) phô bày hàng loạt công trình đáng lưu ý, phần lớn các tượng đều bằng vàng hoặc bằng đá thếp vàng. Tượng cuối cùng che vòm đã được mang sang Pháp năm 1886. Gần 80 tấn đá chạm được dành cho Bảo tàng Lyon đã được tàu Mêkông chuyển về Pháp dưới sự coi sóc của Tiến sĩ Maurice. Tàu Mêkông bị đắm ở Hồng Hải và những người Somalis tưởng rằng đã tìm thấy kho báu nên đã đem vào bờ một số lớn những hòm nặng này, nhưng họ chỉ tìm thấy đá và đá…”Bức màn bí mật bao quanh số phận của con tàu Mêkông đã thách đố các nhà khoa học, giới săn lùng cổ vật và cả những kẻ hiếu kỳ hơn 100 năm. Trong số những người tìm cách sở hữu kho báu trên tàu Mêkông có giáo sư Robert Stenout (Pháp) và sau hơn 30 năm mày mò nghiên cứu ở hàng trăm thư viện, sở lưu trữ văn khố, các hải cảng, nhiều hãng tàu biển… Đến tháng 10.1995, R.Stenout đã khoanh vùng một cách chính xác vị trí mà tàu Mêkông bị đắm tại mũi Guadaqui ở biển Hồng Hải. Theo R.Stenout, Mêkông là một con tàu lớn được thiết kế với hai chức năng chở khách và chở hàng nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến sự thanh nhã của nó. Những năm đầu thế kỷ, do còn hạn chế về kỹ thuật, hành trình Đông Dương-Pháp là một hành trình dài, mất nhiều ngày, nên Mêkông được xây dựng, bài trí hoàn hảo, sang trọng và nguy nga như một cung điện di động trên mặt biển. Chuyến tàu viễn dương định mệnh của tàu Mêkông vào năm 1906 chở theo 180 sĩ quan thủy thủ, 66 hành khách cùng với rất nhiều tấn cổ vật bằng và và một khoang bí mật chứa đầy hàng mà theo khảo sát ban đầu của đội thợ lặn thuộc tàu Scorpio do thuyền trưởng Campell chỉ huy (tàu Scorpio là con tàu mà Stenout sử dụng trong cuộc khai quật của mình) thì hàng trăm nghìn thoi vàng có trong khoang hàng bí mật này như huyền thoại về Mêkông đã lan truyền là có thật.Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi định vị được tàu Mêkông và kho báu bí mật thì nước có chủ quyền trên vùng lãnh hải mà tàu Mêkông bị đắm đã xảy ra một cuộc nội chiến khốc liệt, việc thu hồi kho báu trên tàu Mêkông đành dừng lại…kho báu mà tàu Mêkông có n/vđưa về Pháp chủ yếu được thu gom trên khu vực Vijaya từ Q.Nam đến B.Thuận và chắc chắn đây chưa phải là kho báu duy nhất của Champa.Theo một truyền thuyết thì trên chóp đỉnh của Tháp Đôi, cụm tháp gồm hai chiếc nằm ở TP. Quy nhơn có 2 quả cầu lớn làm bằng vàng ròng. Cả hai khối vàng này đã bị các thủy thủ người da trắng của một chiếc tàu châu Âu đến cướp đoạt và mang xuống tàu sau một cuộc tấn công chớp nhoáng. Người Champa cổ không quá đề cao giá trị của vàng và sử dụng chúng với khối lượng lớn một cách khá phổ biến trong các công trình kiến trúc đền tháp của mình. Có thể lý giải rằng đó là do dân tộc này được tạo hóa ưu đãi quyền sở hữu nhiều mỏ vàng có trữ lượng phong phú. Vàng được đem đi đúc tượng thần để thờ, đúc phù điêu và dát lên các tượng thờ để trang trí… Truyền thuyết cũng cho biết rằng người Champa sau khi dựng tượng vàng ở các đền tháp thường quét lên thân tượng một lớp sơn đặc chế. Kho báu Champa được nhắc đến từ khá lâu bởi các nhà khoa học Pháp. Kho báu cuối cùng, nơi lưu giữ những gì còn lại của Vương triều Champa đã được đề cập trong tác phẩm Un Royaume Disparu – Les Chams et Leur Art-1923 (Pháp). Sự giàu có đầy bí ẩn của Vương quốc Champa có thể đúng như các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. Nhưng ngay cả khi sự thật không phải là như thế thì với việc thừa hưởng 14 quần thể tháp Champa cổ còn lại đến nay, có thể khẳng định rằng – Bình Định đang sở hữu một phần kho báu của nhân loại. Ngàn năm còn một chút này…Ở Tp. Quy Nhơn có 2 ngọn tháp đứng kề nhau, dân gian gọi là Tháp Đôi. Các tư liệu xưa còn ghi chép Tháp Đôi là tháp Hưng Thạnh. Vào ngày 10.7.1980, Tháp Đôi được nhà nước xếp hạng vào danh mục những di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Tháp Đôi được tiến hành trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Champa. So với các ngọn tháp khác trong tỉnh, trong vùng Tháp Đôi không hề giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Thế nhưng các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường nầy. Tháp Đôi xây dựng vào khoảng cuối thế XII.Cùng với di tích Tháp Đôi, chúng ta ngược lên vùng “Tây Sơn hạ đạo”, để chiêm ngưỡng cụm tháp Dương Long.Ngày xưa người Pháp gọi đây là “Tháp Ngà”, dân địa phương thì gọi là tháp An Chánh. Tháp Dương Long có 3 tòa tháp cổ với chiều cao từ 29 đến 36 mét. Các hệ thống cửa giả phần lớn đã bị sụp đổ, hư hỏng. Tuy vậy nhìn vào các tác phẩm điêu khắc còn sót lại giúp ta liên tưởng đến những nghệ nhân Champa đã từng dày công sáng tạo một nền văn hóa độc đáo. Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đã xác định niên đại của tháp vào khoảng nửa sau thế kỷ 12. Đây là cụm di tích thứ 2 được Bộ văn hóa xếp hạng cùng lúc với Tháp Đôi Quy Nhơn. Sau hai cụm Tháp Đôi và tháp Dương Long, là tháp “Cánh Tiên” và tháp “Bánh Ít”. Tháp Cánh Tiên được người Champa xây dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, h.An Nhơn, tỉnh Bình Định.Được biết vào tháng 11.2004 vừa qua, tháp Cánh Tiên đang được Chính phủ CHLB Đức tài trợ 100.000 Euro để trùng tu, khôi phục. Theo tài liệu của người Pháp thì tháp Cánh Tiên còn được gọi là “Tháp Đồng”, nhưng vì sao có tên gọi nầy thì vẫn chưa xác định được nguồn gốc. Tháp cao khoảng 20 mét, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên trong chuyện cổ tích đang bay lên trời xanh. Khác với các tháp Champa khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng chất liệu đá sa thạch, xung quanh có nhiều phù điêu chạm khắc tạo cho ngôi cổ tháp một dáng vẻ độc đáo.Khác với “Cánh Tiên”, cụm tháp“Bánh Ít” có đến 4 tòa tháp lớn nhỏ khác nhau. Gọi là tháp Bánh Ít bởi vì khi đứng xa trông cụm tháp giống như những chiếc bánh ít lá gai-một sản vật thường thấy trong các dịp cúng lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là “Tháp Bạc”. Tất cả đều nằm trên một đỉnh đồi thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách TP. Quy Nhơn khoảng 20 km. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh. Kiểu trang trí làm cho ta có cảm giác như đang lạc vào thế giới thần bí của người Champa cổ xưa. Cũng tại Bình Định còn có tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hòa (Tuy Phước) Người dân ở đây kể lại rằng: thôn Bình Lâm là nơi có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến đây khai phá mở mang vùng đất phì nhiêu này. Trong hệ thống tháp Champa Bình Định, thì tháp Bình Lâm là nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất.Một cụm di tích khác có tên là tháp Thủ Thiện, còn gọi là “Tháp Đồng” hiện đang tồn tại ở xã Bình Nghi (Tây Sơn) nằm bên Quốc lộ 19. Năm 1995 ngọn tháp nói trên được xếp hạng di tích Nhà nước. Tuy vậy, cũng giống như các cụm di tích tháp Champa khác ở Bình Định, ngọn tháp Thủ Thiện hiện đang bị đổ nát nghiêm trọng. Nhiều di tích, cấu trúc của ngọn tháp đã bị thời gian và con người phá hủy. Di tích cuối cùng được xếp hạng cùng lúc với tháp Thủ Thiện là tháp Phú Lốc .Người Pháp đặt tên là “Tháp Vàng”. “Phú Lốc” nằm giáp giới giữa 2 huyện An Nhơn và Tuy Phước. Tháp nằm trên đỉnh một quả đồi cao 76 mét so với mực nước biển. Ngọn tháp đã bị đổ nát khá nhiều, tuy vậy nhìn một cách tổng quát vẫn thấy được dáng vẻ bề thế, uy nghi của một công trình kiến trúc cổ. Ngoài 7 cụm tháp ở Bình Định đã được Nhà nước xếp hạng, hiện nay vẫn còn một số di tích tháp cổ khác chỉ còn chân đế, hoặc đã bị sụp đổ do người dân đào bới tìm vàng, trong đó có tháp “Hòn Chuông” ở huyện Phù Cát. Ngôi tháp này cùng nhiều tháp Champa khác đang chờ Nhà nước trùng tu.Có thể nói rằng, 8 cụm tháp với tổng số 14 tòa tháp cổ còn lại trên đất Bình Định được xem như một loại tài sản vô giá mà lịch sử đã ban tặng cho miền Trung nước ta. Những bí ẩn về tháp Champa mặc dù đã được tìm hiểu nghiên cứu từ cả chục năm nay, tuy vậy cũng chỉ là những nghiên cứu bên ngoài. Chúng ta tin rằng còn khá nhiều điều kỳ lạ, nhiều huyền thoại lý thú cần làm sáng tỏ.Thanh Trà
0 Rating
605 views
3 likes
0 Comments
Read more
Những tượng cổ, kho tàng, báu vật của vương quốc Chămpa xa xưa luôn là mơ ước của dân buôn bán. Sưu tầm đồ cổ. Cơn sốt truy tìm kho báu Chămpa đã bắt đầu từ hàng trăm năm về trước và âm ỉ mãi cho đến ngày nay. Trên vùng kinh đô Vijaya (huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay), những huyền thoại hư ảo đầy hấp dẫn về kho báu Chămpa khiến người ta mỗi khi nhìn những kiến trúc đền tháp Chămpa cổ rãi rác trên những “ngọn đồi của các vị thần” lại bật lên câu hỏi “kho báu Chămpa - sự thật hay chỉ là huyền thoại?” Tháng 12 – 1997, khi phóng sự Lời nguyền trên các kho báu Chăm được đăng trên Thế Giới Mới số 264 ít lâu thì tại nhà riêng, qua điện thoại, tôi nhận được một lời đề nghị hấp dẫn từ một người đàn ông (tạm gọi là ông X). Ông X đề nghị tôi xác minh một số thông tin về vương quốc Chăm ở một số tư liệu mà ông không có điều kiện tiếp xúc, đổi lại ông sẽ giúp tôi một số thông tin mới về con tàu Mekong. Trong lời nguyền trên các kho báu Chăm có đoạn: “Sau này người ta không sao tìm lại được những thùng cổ vật ấy và một bí mật đã bao trùm lên con tàu Mekong bởi danh sách hàng hoá trên tàu cũng bị thất lạc”. Vì vậy, tôi đã chấp nhận lời đề nghị này và hẹn ngày trao đổi thông tin. Rất may mắn cho tôi là khi ấy anh Mậu, ngưòi phụ trách phòng tư liệu phổ biến hạn chế (Thư viện Bình Định) cũng đang quan tâm đến vấn đề này và sẵn lòng giúp tôi tiếp xúc với số tư liệu về vương quốc Chăm mà tôi cần. Sau đó, cuộc trao đổi thông tin giữa tôi và ông X đã diễn ra như hẹn ước. Có lẽ, chúng tôi chưa trở lại với câu chuyện kho báu Chăm nếu chừng một tháng sau đó huyện Vĩnh Thạnh (một huyện miền núi của tỉnh Bình Định) không xẩy ra cơn sốt săn vàng, đồng thời ở vùng kinh thành Vijaya cũ, những người thợ rà phế liệu kim loại không phát hiện được một bộ áo giáp – mũ chiến bằng vàng…Trong tác phẩm Le Royaume de Champa (vương quốc Chămpa), học giả người Pháp Georges Maspero đã mô tả: “Các cánh rừng miền thượng du của vương quốc (Chămpa) chứa đựng những kho tàng vô giá, đó là gỗ mun và nhiều loại cây quý khác như đinh hương, giáng hương, long não, đặc biệt là trầm hương… Nhưng sự giàu có thực sự của đất nước là là sản phẩm lấy từ lòng đất – vàng. Vàng ở đây không hề hiếm và người Trung Hoa kể lại một cách kỳ lạ rằng người ta đã tìm thấy ở đây một núi vàng, tất cả các hòn đá theo họ nói đều có màu đỏ và ở giữa là vàng ròng. Vàng còn trôi trong các con sông, muốn thu được chỉ cần tát nước và gạn lấy…” Sự giàu có của vương quốc Chăm cổ là điều hầu như không cần phải minh chứng. Giống như một sự minh hoạ cho các luận chứng khoa học về sự giàu có của vương quốc Chăm, theo một số cư dân ở Vĩnh Thạnh, khoảng năm 1980 – 1983, nhiều người đã nhặt được những cục vàng tự nhiên nặng tới 2 - 3 kg (!?); sự vụ này đã gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Cho đến ngày nay, ở suối Vàng (Hoài Nhơn), trên dòng sông Kim Sơn và một số điểm khác ở Vĩnh Thạnh những người đãi vàng sa khoáng vẫn tiếp tục chắt lọc được khá nhiều thứ kim loại qúy giá này.Để đi tìm hy vọng từ các kho báu Chăm, giới săn tìm đồ cổ thường phối hợp với những người chuyên đi rà phế liệu kim loại (thợ rà) hoặc đặt hàng cho họ. Chính vì mối quan hệ này mà mỗi khi phát hiện thấy cổ vật thì nhà chức trách, giới chuyên môn thường chỉ là người đến sau những tay buôn bán cổ vật trái phép. Khu vực được thợ rà quan tâm nhiều trong các cuộc truy lùng của mình là những nơi có tháp cổ Chămpa toạ lạc, có tàn tích đền tháp hoặc là vùng xuất phát những truyền thuyết dân gian về kho báu Chăm. Tháp Phốc Lốc (Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Định) – hay như cách gọi đầy hấp dẫn của người Pháp, tháp Vàng – là ngôi tháp được giới thợ rà cày xới nhiều nhất. Dù đi bằng ô tô hay tàu hỏa trên đường Bắc-Nam, khi đến vùng giáp ranh giữa hai huyện Phù Cát, An Nhơn, bất cứ ai cũng có thể chiêm ngưỡng ngôi tháp kỳ vỹ này. Khi chúng tôi hỏi thăm đường lên tháp, chủ một quán nước dưới chân đồi đã mách: “Các anh đi tìm đồ cổ à? Không còn gì nữa đâu. Thợ rà đã cào nát trên đó hết rồi. Ba bốn năm nay, hết dân ở đây rồi đến dân Phù Cát, Phù Mỹ vào đào xới lung tung, đến sắt vụng cũng không còn nữa là…”. Sau một hồi chúng tôi đi ngược dốc, sừng sững trước mặt chúng tôi là ngôi tháp cổ uy nghi. Phốc Lốc là ngôi tháp duy nhất của một quần thể gồm nhiều tháp. Một nửa của đỉnh đồi có lẽ đã bị các công trình sư Chămpa xưa cho san phẳng tạo thành hai nấc nên phía dưới của ngôi tháp là một không gian rộng lớn bằng phẳng. Những dấu tích còn lại cho phép người ta liên tưởng đến một quảng trường dành cho các dịp cử hành trọng thể những nghi thức nào đó (tháp Phốc Lốc rất gần kinh đô Vijaya). Tuy nhiên, điều đáng buồn là giờ đây, trên “quảng trường” nhan nhản những hố sâu do thợ rà để lại, những đống lớn gạch Chăm đổ nát. Gần chân tháp, một nhóm người đang húy hoáy đào xới.Phát hiện thấy tôi giương máy ảnh lên, lập tức những người này chui ngay vào bụi rậm gần đó giấu mặt. Dù vậy, khi lại gần, họ vẫn vui vẻ trò chuyện. Tư, một thanh niên vạm vỡ, phân trần: “Tuị em tưởng là công an, mà các anh chụp ảnh bọn em làm gì, xúi quẩy lắm… Không có việc gì làm, tụi em mượn máy lên đây rà cầu may ấy mà. Khoảng năm 1998, khi đào tìm gạch Chăm về xây nhà, một số nông dân đã phát hiện ở chân tháp một bức phù điêu tượng thần rất lớn. Cán bộ văn hoá huyện nói đó là tượng Nữ thần vàng (? ). Không biết cổ vật ấy có phải là vàng thật không, hay chỉ là tên gọi, nhưng ngay sau đó nhiều người đã rùng rùng kéo lên đây tìm vàng Hời. Không nghe thấy ai nói đã tìm được vàng, mà có lẽ tìm được họ cũng không dại gì mà nói ra, nhưng phù điêu, tượng cổ thì có. Khi ấy mọi người đã đổi đời chỉ nhờ một cái tượng. Tụi em rà hoài chỉ thấy gạch và đá”. Nằm cách tháp Phốc Lốc không xa về hướng Nam là Gò Tháp, một phế tích của nền văn hoá Chămpa lừng danh. Những người dân ở thôn Châu Thành cho chúng tôi biết, xưa kia nơi này có rất nhiều gạch Chăm vỡ vụn xếp thành đống lớn nằm rải rác trên gò. Theo ông bà kể lại thì từ nhiều đời trước nơi ấy có những ngôi tháp cổ của dân Hời, đã sụp đổ từ rất lâu. Cứ một vài năm, thường là đến mùa mưa, lại nghe có người nhặt được vàng Hời, nhưng hỏi ra thì không ai nhận cả.Ch. Lemire đã mô tả các tháp cổ Chămpa phân bố ở tỉnh Bình Định trong tác phẩm Les tours Kiames delaprov-ince de Binh Dinh (Sài Gòn 1890) như sau: “Trong các tháp có các tượng. Rất có thể chúng bằng vàng hoặc bằng bạc, có mắt bằng ngọc và răng bằng kim cương. Chúng đã bị lấy mất ngay từ đầu. Những tượng bằng đá có thể bị lấy đi sau đó. Người ta đã đào các bức tường để dỡ các tranh thánh đã được gắn vào đó… Các tháp Bạc (người Việt quen gọi là Tháp Bánh Ít) phô bày hàng loạt công trình đáng lưu ý, phần lớn các tượng đều bằng vàng hoặc bằng đá thếp vàng. Tượng cuối cùng che vòm đã được mang sang Pháp năm 1886. Gần 80 tấn đá chạm được dành cho Bảo Tàng Lyon đã được tàu Mekong chuyển về Pháp dưới sự coi sóc của tiến sĩ Maurice. Tàu Mekong bị đắm ở Hồng Hải và những người Somali tưởng rằng đã tìm thấy một mối lợi lớn nên đã đem vào bờ một số lớn những hòm nặng này, nhưng họ chỉ tìm thấy đá và đá…”. Bức màn bí mật bao quanh số phận của con tàu Mekong đã thách đố các nhà khoa học, giới săn lùng cổ vật và cả những kẻ hiếu kỳ hơn 100 năm. Trong số những người tìm cách sở hữu kho báu trên tàu Mekong có GS. Robert Stenout. Sau hơn 30 năm cày xới ở hàng trăm thư viện, sở lưu trữ văn khố, các hải cảng, nhiều hãng tàu biển…, đến tháng 10 – 1995, R.Stenout đã khoanh vùng một cách chính xác vị trí tàu Mekong bị đắm tại mũi Guardaqui ở Hồng Hải. Theo R.Stenout, Mekong là một con tàu lớn được thiết kế với hai chức năng chở khách và chở hàng nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến sự thanh nhã của nó. Những năm đầu thế kỷ, do còn hạn chế về kỹ thuật, hành trình Đông Dương – Pháp là một hành trình dài mất nhiều ngày, nên Mekong được xây dựng bài trí hoàn hảo, sang trọng và nguy nga như một cung điện di động trên mặt biển. Chuyến hải hành định mệnh của Mekong năm 1886 có 180 sĩ quan, thủy thủ, 66 hành khách, chở theo nhiều tấn cổ vật và một khoang hàng bí mật chứa đầy vàng mà theo khảo sát ban đầu của đội thợ lặn thuộc tàu Scorpio do thuyền trưởng Campell chỉ huy (tàu Scorpio là con tàu mà Stenout sử dụng trong cuộc khai quật của mình) thì hàng trăm nghìn thoi vàng có trong khoang hàng bí mật này như huyền thoại về Mekong đã lan truyền là hoàn toàn có thể tin tưởng được. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi định vị được tàu Mekong và kho báu bí mật thì quốc gia có chủ quyền trên vùng lãnh hải mà tàu Mekong đắm đã nổ ra một cuộc nội chiến khốc liệt, việc khai quật kho báu trên tàu Mekong đành dừng lại… kho báu mà tàu Mekong có nhiệm vụ đưa về Pháp chủ yếu được thu gom trên khu vực Vijaya và chắc chắn đây chưa phải là toàn bộ kho báu huyền thoại của vương quốc Chăm.Như chúng ta đã biết lịch sử hơn 14 thế kỷ của vương quốc Chăm gần như được kết nối bằng vô số cuộc chiến tranh, chiến tranh với những người Đại Việt láng giềng, với cả những cư dân Khmer xa xôi hoặc là nội chiến tranh giành vương quyền giữa các thế lực trấn giữ các vùng trong vương quốc. Chính vì chiến tranh nên các kho báu của vương quốc được di dời liên tục, chôn xuống đào lên nhiều lần, nhất là lần dời đô năm 1282 ra khỏi Vijaya về phía vùng rừng núi phía Bắc vương quốc để tổ chức kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Lịch sử đã ghi nhận rằng Tọa Độ, viên tướng chỉ huy cuộc xâm lược vương quốc Chăm, đã chiếm được một kinh đô trống rỗng và hoang vắng bởi người Chăm đã thực hiện cuộc tiêu thổ kháng chiến trước đó khá lâu. Sau cuộc chiến này, người Chăm vẫn để lại trên kinh đô kháng chiến và rải rác khắp vương quốc phần lớn kho báu của mình vì e ngại những cuộc tập kích bất ngờ của đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh. Các kho tàng ở Vijaya cũng được chôn giấu trong lòng đất, lưu giữ trong các hầm bí mật trong hoặc dưới các ngôi tháp cổ. Những tư liệu lịch sử, những kết quả nghiên cưú của các nhà khảo cổ học, bảo tàng học, sử học và những phỏng đoán khoa học nói chung dường như đã được thực tế minh họa. Và một lần nữa, những cuộc săn lùng kho báu trên đất Vijaya lại bùng nổ trong âm thầm.Tháng 2- 1998, khi nghe tin có người rà được một bộ áo giáp - mũ chiến bằng vàng trên khu vực tháp cánh Tiên, chúng tôi liền đi xác minh, nhưng đáng tiếc là người phát hiện ra cổ vật đã bán sang tay cho thợ vàng phân kim. Một cán bộ của ngành văn hóa – thông tin tỉnh Bình Định cho biết: “Một vài năm trở lại đây, dân Bình Định đã phát hiện ra nhiều cổ vật quý. Ban đầu chỉ là do sự tình cờ khi đào đất đắp đường, sản xuất… và người dân thường giữ nguyên hiện trường, nhanh chóng thông báo cho chính quyền biết sự việc. Đây là nghĩa vụ công dân, nhưng ở nhiều địa phương, các cấp chính quyền đã xem nhẹ việc thực hiện trách nhiệm của mình - tưởng thưởng xứng đáng cho người đã thực hiện tốt nghiã vụ công dân. Vì vậy, sau này người ta không còn nhiệt tình như trước nữa. Câu chuyện “phân kim cổ vật” là một ví dụ. Khi nghề rà tìm phế liệu liên tục phát triển, hiện tượng thất thoát cổ vật còn nhiều hơn trước hàng chục lần, trước sự bất lực của chúng tôi. Cho đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa làm sao thu hồi được số cổ vật phát hiện được ở Phù Cát gồm hai hủ lớn - một bằng đồng, một bằng sành – bên trong chứa nhiều cổ vật bằng gốm, đá và kim loại có màu vàng nặng hơn 3kg, do một nhóm nông dân khai quật được và bán cho những người lạ mặt trước khi cơ quan chức năng kịp can thiệp. Theo tin tức lan truyền trong giới mua bán đồ cổ ở TP Hồ Chí Minh thì ngay trong lần mua bán sang tay đầu tiên, lô hàng này đã được ngã giá với con số kỷ lục gần 1 tỷ đồng”… Trong khung viên vòng thành bảo vệ Vijaya ngày xưa nay chỉ còn lại duy nhất một ngôi tháp, đó là tháp Cánh Tiên tọa lạc ở một vị trí rất đặc biệt – ngay ở điểm trung tâm kinh đô, vì vậy, vùng quanh chân tháp thường bị giới thợ rà, những người đi tìm cổ vật đào tới đào lui trong nhiều năm liền mà dấu vết còn lại là hàng chục hố sâu rải rác xung quanh tháp. Trong lần khai quật chính thức dưới sự kiểm soát của Bảo tàng Bình Định, người ta đã phát hiện nhiều hiện vật gốm sứ tuyệt đẹp kèm một số hiện vật khác mà biên bản khai quật sơ bộ ghi nhận đó là những mẫu kim loại khá nặng có màu vàng. Thông tin này lập tức lọt đến tai giới săn lùng cổ vật Chăm và vùng xung quanh tháp một lần nữa lại sôi động hẳn lên. Cứ như một trò đùa dai đầy ác ý của tạo hoá, chẳng ai tìm thấy được thứ gì đáng giá ngoài những mẫu vụn gạch Chăm, những mẫu đá nhỏ có nguồn gốc từ các kiến trúc điêu khắc đá Chămpa. Thế rồi, người ta gần như ngã lòng thì trong một lần đào huyệt ở nghĩa trang cách chân tháp Cánh Tiên chừng 100m, một nhóm phu đào huyệt đã tìm thấy khá nhiều cổ vật bằng đá. Khi chúng tôi hỏi thăm tin tức ở ông V.H.T, một thợ điêu khắc đá ở An Nhơn nổi tiếng về tài chế tác các pho tượng Chăm giả cổ và khả năng thẩm định xuất xứ của tượng cổ Chămpa thì được biết cách đây chừng 60 năm người Pháp đã đến và đào được vùng đất tọa lạc Thập Tháp Di Đà tự (Đập Đá) rất nhiều tượng cổ. Tương truyền chúng nhiều đến mức họ chỉ đóng thùng những pho tượng thật đẹp, thật quý còn lại những cái hơi sứt mẻ, xấu xí… họ dồn vào các hố thám sát rồi chôn lại, xóa dấu tích. Nơi được người Pháp khai quật nằm ở ven kinh đô Vijaya, cách tháp Cánh Tiên chưa đến 5km theo đường chim bay, nguyên thủy có ít nhất là 10 ngôi tháp, chúng đã sụp đổ trước khi người ta đến dựng chùa Thập Tháp. Trên những gò đống gạch đá đổ nát tưởng như vĩnh viễn vô dụng ấy, nhiều người đã đào được khá nhiều cổ vật Chăm. Tương truyền thôn Vân Sơn, Nhạn Tháp (Nhơn Hậu, An Nhơn) là nơi tồn tại nhiều tòa tháp cổ không lớn nhưng tuyệt đẹp. Ở đây, dân địa phương rất e ngại khi nhắc đến cổ vật Chăm, vàng Chăm. Một cụ già ở Nhạn Tháp cho chúng tôi biết: “xưa nay ai cũng nghe đến chuyện vàng từ kho báu, từ đền tháp của người Chăm bay ra đồng. Ông bà tổ tiên khi khai phá vùng này chắc cũng gặp những chuyện ấy. Nhưng hàng trăm năm nay đã có ai giàu lên vì vàng Hời đâu. Thôn này có nghề truyền thống lâu đời là nghề làm đồ gốm đất. Để có đất sản xuất, chúng tôi đã đào đến cạn sạch đất sét tốt ở Nhạn Tháp, tất nhiên là đã có một vài lần gặp cổ vật của người Chăm. Nhưng sau khi có vài người gặp xui rủi do giữ những thứ ấy trong nhà đem bán những thứ ấy nên dần dần không ai hám. Vả lại, nghe bảo những thứ ấy là đồ thờ của người ta, mình giữ, mua bán như vậy là phải tội…”. Tuy không sôi động như vùng kinh đô Vijaya, nhưng với những di tích, phế tích đền tháp Chămpa như Dương Long, Thủ Thiện…, huyện Tây Sơn cũng là nơi thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới buôn bán cổ vật, đội ngũ thợ rà ở đây hầu như không kém gì so với An Nhơn. Hiện nay ở khu tháp Dương Long chỉ còn lại 3 ngôi tháp chính nhưng với những dấu vết của các phế tích còn sót lại, ta có thể dễ dàng biết rằng nơi này vốn có nhiều công trình kiến trúc hỗ trợ cho nhóm đền tháp chính. Vào quãng năm 1901-1906, nhà nghiên cứu người Pháp-Henry Parmentier-đã khảo sát rất kỹ ngôi tháp xinh đẹp này. Theo H.Parmentier, tháp Ngà (theo cách phân loại định danh của người Pháp) là ngôi tháp hầu như không hề giống với bất kỳ ngôi tháp cổ Chămpa nào đang tồn tại. Được đánh giá là hiện tượng đặc biệt duy nhất trong lịch sử kiến trúc đền tháp Chămpa, Dương Long nổi bật lên với sự phong phú của hàng ngàn tấm phù điêu điêu khắc đá mà vào thời điểm H.Parmentier có mặt để khảo sát nghiên cứu, học giả người Pháp này đã cho thu gom, sắp xếp thành những đóng lớn bên cạnh tòa tháp cổ. Điều đáng tiếc là H.Parmentier đã mô tả nội dung chi tiết các tấm phù điêu ấy trong các tài liệu khoa học của mình. Cùng với sự hủy hoại của mưa nắng, thời gian, việc những người dân địa phương sử dụng gạch đá Chăm vào mục đích xây dựng, dùng các mảnh đá, khối đá vỡ ra từ các cột đá, diềm đá… để làm cối đá dân dụng, những người thợ đục đá hầu như đã dọn sạch tất cả những gì mà ngày xưa các nhà khoa học đã nhắc đến. Tệ hơn, trước năm 1975, một viên tướng Ngụy đã đặt thuốc nổ phá tung một nhóm tượng trên than tháp. Khối tượng lớn được mang đi, nhiều tượng phù điêu nhỏ thì được vứt lại quanh chân tháp. Năm 1985, khi chuẩn bị tùng tu tháp Dương Long, cán bộ của Bảo tàng Bình Định và đoàn chuyên gia Ba Lan đã phát hiện ra một số bức phù điêu khá lớn. Nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh đã nói về giá trị của các phù điêu Dương Long như sau: “trong nghệ thuật điêu khắc Chămpa, có không ít tác phẩm đẹp, nhưng chúng tôi chưa thấy một bức phù điêu nào thể hiện tâm trạng các nhân vật thành công như hình phù điêu trên đây của tháp Dương Long… Chắc hẳn xưa kia trên mặt tháp Dương Long phải có nhiều hình phù điêu như bức phù điêu may mắn còn lại. Chúng tôi tin rằng, nếu có những cuộc khai quật thật sự khoa học ở Dương Long, chúng ta sẽ tìm thấy những kiệt tác nghệ thuật điêu khắc đá như những tác phẩm đã tình cờ phát hiện ra năm 1985…”. Nhiều kiến nghị tương tự của các nhà khoa học được đưa ra liên tục, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, công tác quản lý khu vực di tích cũng như việc tiến hành khai quật các di chỉ được triển khai một cách nhỏ giọt và gặp nhiều vướng mắt, nhất là về kinh phí, nên những kết quả cũng rất hạn chếTrong khi cơ quan chuyên môn còn đang đánh vật với những khó khăn của mình thì tháng 10 – 1997, ông L.V.A (Tây Sơn) và một người đàn ông quê ở Thanh Hoá đã âm thầm khai quật một kho báu trên núi Hòn Gà (Bình Thành, Tây Sơn). Số lượng cổ vật, theo lời khai ông L.V.A với cơ quan chức năng, gồm 9 pho tượng cổ cao từ 30 – 35 cm, đường kính thân tượng từ 4 – 5cm, 4 lục bình lớn hơn số tượng kia một chút và ngay sau khi tìm thấy, họ đã khẳng định được ngay rằng số cổ vật mà họ tìm thấy đều làm bằng vàng vòng. Cũng như nhiều vụ việc tương tự trước đó. Số cổ vật này đã được bán sang tay cho một kẻ lạ mặt với giá nhiều triệu đồng. Thông qua một người bạn ở Tây Sơn, chúng tôi làm quen với N.X.H, một thợ rà phế liệu kim loại, quê ở An Nhơn, đang đi tìm vận may trên núi Cấm thuộc xã Bình Nghi (Tây Sơn) H đã bật cười ha hả khi nghe ý định giả trang làm thợ rà để săn tư liệu của tôi: “ Làm sao mà các anh có đôi bàn tay đầy chai sần do đào đất, đục đá, nước da đen cháy do suốt cả ngày phơi mình dưới nắng như bọn tui. Thợ rà như bọn tui ngay cả lỗ tai cũng chai nữa kia (do cứ phải đeo tai nghe máy rà liên tục). Vả lại lúc nào cũng rà được, chỗ nào cũng được phép rà. Những vụ nổ lưụ đạn, mìn pháo còn sót lại sau chiến tranh do thợ rà bất cần hoặc quá tham lam gây ra đã để lại cho chính quyền, công an các xã vô khối chuyện phiền phức. Vì vậy hễ cứ thấy bóng dáng bọn tui, vui vẻ thì họ xua đi, còn ngược lại thì họ gọi vào xét giấy tờ, hỏi tới, hỏi lui, có khi họ còn đòi giữ lại máy móc, phải xin gãy cả lưỡi. Các anh cũng chẳng thể nào đóng vai trò người đi mua đồ cổ được đâu… Mua bán hàng cấm mà mấy anh, đâu có đơn giản vậy. Làm gì có chuyện vừa tìm thấy đã bán được ngay như… báo chí các anh viết. Đồ cổ chứ có phải sắt vụn phế liệu đâu mà bán cho ai cũng được? Ngay cả những người được ứng tiền của chủ các đại lý phế liệu kim loại để đi rà như tui cũng chỉ biết lờ mờ là phải qua nhiều trung gian. Thế thôi các anh ạ! Và họ mua bán cũng lẹ lắm, ngã giá xong là họ chồng tiền. Bây giờ còn có thêm kiểu này nữa, những người cần mua, biết đánh giá chất lượng cổ vật, thường cũng biết những nơi tập trung cổ vật. Tất nhiên cũng không phải rõ ràng như có bản đồ trong tay. Nhưng chắc chắn nhờ họ mà chúng tôi đỡ tốn công hơn. Những người này thường ứng tiền cho thợ rà đi làm và bao tiêu tất cả những gì chúng tôi rà được, gồm cổ vật và những thứ phế liệu kim loại. Cũng là chuyện “buôn có bạn, bán có phường” thôi! Năm ngoái, trong giới chúng tôi xẩy ra một chuyện rất buồn cười nhưng nghỉ lại mà thấy lạnh tóc gáy. Theo yêu cầu của một số chủ hàng, một nhóm thợ rà đã thay nhau đào xới trên một cánh đồng rộng ở Đập Đá. Đến giữa trưa một hôm nọ thì phát hiện có tín hiệu rất mạnh, đào một hồi thì gặp cổ vật, vừa gạt sơ lớp đất thì một màu vàng hấp dẫn hiện lên. Nhóm thợ rà sáng mắt lên vì cổ vật quá lớn nhưng chưa kịp reo mừng thì một dòng chữ bằng tiếng Anh hiện ra: Made n USA! Thế là không ai bảo ai, cả nhóm dọn đồ nghề và chạy đi báo Ủy ban xã, xã báo cho huyện, huyện báo ngay cho tỉnh và bộ đội công binh được cử về. Hóa ra cổ vật là một quả bom nặng tới 500kg. Hú vía…”Rời túp lều sơ sài của H, chúng tôi tìm đến tháp Thủ Thiện, một ngôi tháp cổ Chămpa cũng toạ lạc ở xã Bình Nghi. Những người dân địa phương khi nhận ra người bạn cùng đi với tôi là người quen của họ và nghe câu hỏi về hoạt động của những người đào tìm cổ vật đã ồ lên một cách vui vẻ. Tháp cổ nằm gần nhà dân, các thợ rà không dám vác máy, mang cuốc tới. Vả lại chắc cũng chẳng còn tìm được gì nữa. Một cụ già có nhà nằm sát tháp Thủ Thiện không xa kể lại: “Trước giải phóng, lính ngụy nhiều lần đục đẻo tượng cổ trên tháp đem bán cho người Tàu dưới Quy Nhơn. Chỗ nào đục được thì họ đục, còn không đục được thì họ đặt mìn để phá, có lần uống rượu say, đám lính còn ném lựu đạn lên đỉnh tháp để làm trò vui. Đến cơn bảo khủng khiếp năm Sửu (1985), cây đa cổ thụ trên nóc tháp bị gió giật ngã và ném ra xa. Dạo ấy cũng có vài người nhặt được đồ cổ từ trên tháp văng ra nhưng do những lời đồn đại về tai họa mà đồ Hời mang đến và có lẽ do chưa hết kinh hoàng vì cơn bão nên không ai lưu giữ làm gì. Có người kể lại là họ đã ném xuống sông Côn sau khi lỡ đem về nhà …”.Người Chăm cổ không quá đề cao giá trị của vàng và sử dụng chúng với khối lượng lớn một cách khá phổ biến trong các công trình kiến trúc đền tháp của mình. Có thể lý giải rằng đó là do dân tộc này được tạo hóa ưu đãi quyền sở hữu nhiều mỏ vàng có trữ lượng phong phú. Vàng được đem đi đúc tượng thần để thờ, đúc phù điêu và dát lên các tượng trang trí… Theo một số truyền thuyết mà Ch.Lemire sưu tầm được thì chóp đỉnh của tháp Đôi, cụm tháp gồm hai chiếc nằm ở thành phố Quy Nhơn, là một quả cầu lớn làm bằng vàng vòng. Cả hai khối vàng này đã bị các thủy thủ da trắng của một chiếc tàu châu Âu cướp đoạt và mang xuống tàu sau một cuộc tấn công chớp nhoáng. Truyền thuyết cũng cho biết rằng người Chămsau khi dựng tượng vàng ở các đền tháp thường quét lên thân tượng một lớp sơn đặc chế. Những điều mà truyền thuyết mô tả hầu như đã trùng khớp với sự trình bày của những người thợ rà may mắn phát hiện được những pho tượng vàng trên đất Bình Định. Những kho báu Chămpa được phát hiện đầu tiên không phải do tình cờ mà là kết quả của quá trình tìm tòi rất nghiêm túc của người Pháp. Tháng 2-1906, sau 23 ngày tổ chức khai quật quy mô ở tháp Pô Nagar (Khánh Hòa), H.Parmentier đã tìm thấy một căn hầm bí mật mà ông gọi là kho báu chứa đồ thánh, bên trong chứa nhiều hiện vật bằng vàng như nhẫn, vòng, độc bình,… Sau đó ít lâu, khi tiến hành phục chế tháp phía nam, cũng chính H.Parmentier đã tìm thấy một kho đồ thánh khác ở một vị trí mà không ai ngờ đến – trên đỉnh tháp. Kho báu thứ hai này có khối lượng lớn và phong phú hơn kho báu phát hiện trước đó, chứa nhiều đĩa vàng, bạc, đồng và một số vật dụng khác không xác định được nguyên liệu cấu thành, ngoài ra còn có một số tượng voi, các sấu cũng làm bằng vàng… Kho báu Chămpa được nhắc đến từ khá lâu bởi các nhà khoa học Pháp. Kho báu cuối cùng, nơi lưu giữ những gì còn lại của vương triều Chăm, đã được khẳng định sự tồn tại bởi Jeanne Leuba trong tác phẩm Unroyaume disparu-Les Chams et leur art -1923 (một quốc gia đã bị diệt vong người Chăm và nghệ thuật Chăm): “Do tình cờ ông H.Parmentier và hai người cộng sự trong một chuyến đi khảo sát tại Phan Rí đã được Nữ hoàng Chămpa cho phép tham quan kho báu ở một rừng phải mất nhiều ngày vượt núi mới đến được. Kho báu mà họ được xem tận mắt gồm 300 hiện vật. Đó là những cái bình, những vật trang sức bằng vàng, 4 tá bình bằng bạc, một bộ sưu tập lộng lẫy các vũ khí cổ được khắc hoặc khảm còn lưu lại những chổ bịt bằng vàng hoặc bằng kim loại quý… họ còn có những kho báu dự trữ khác mà người Châu Âu chúng ta không bao giờ được biết đến do tính hoài nghi và mê tín của những người bảo vệ rất nghiêm khắc của dân tộc Chăm”.Những thành tựu của các nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học, bảo tàng học trong hàng trăm năm qua dường như được các tay săn tìm cổ vật Chăm nghiền ngẫm rất kỹ. Giờ đây họ biết rất rõ rằng kho báu Chămpa không chỉ được chôn giấu trong lòng đất, bên trong hốc tường ở các đền tháp mà còn có ở đỉnh tháp, tường hậu sau khán thờ và ở phần diềm hoa văn chân tháp. Và có lẽ chính những người này là những kẻ đi trước những nhà khoa học khi phát hiện ở phần chân móng của các tháp cổ Chămpa còn có cả những hộc chìm chứa nhiều tượng cổ (?). Một người bạn của tôi trờ về sau một chuyến đi đào xới trên núi Bà (Phù Cát) đã thuật lại: “Ở những cánh rừng đại ngàn trên đỉnh núi hiện có đủ loại thợ thầy đang hành nghề - thợ săn thú quý hiếm, thợ cưa xẻ gỗ trái phép, các điệu săn trầm và đám thợ rà tụi mình. Khi được tin trên núi Bà có nhiều phế tích Chămpa hấp dẫn, tớ đã bán tín bán nghi. Những phế này nhiều người đã biết từ lâu, ngay cả khi cơn sốt săn lùng cổ vật Chăm nổ ra hồi mấy năm trước, tụi mình đã đào xới ở đó gần nửa tháng trời, mọi chuyện đã chấm dứt từ nhiều năm trước. Nghe tin có vàng Hời bay trên núi Bà do mấy tay phu trầm rỉ tai, rồi thấy người ta đi, mình cũng bấm bụng vác máy lên. Gần chục nhóm như vậy chia nhau rà tìm đào xới mà không nhóm nào thu được thứ gì đáng giá. Lần lượt các nhóm ở xa lưng vốn đã cạn rủ nhau xuống núi trước, nhóm của tụi mình là những người áp chót, mình vừa xuống xong thì được tin những kẻ ở lại phát hiện ra trong một hang đá có bộ xương của một chiến sĩ giải phóng nằm chết trên võng (có lẽ là đã hy sinh do sốt rét ác tính khi đi công tác một mình”, tay trưởng nhóm đã xuống báo cho UBND huyện Phù Cát. Nghe đồn nhờ đó mà trong cái ngày quyết định chấm dứt chuyến săn tìm cổ vật, họ đã tìm được một cái bình cổ. Chỉ một cái thôi nhưng đám thợ rà đã kháo nhau là đã bán được gần 100 triệu đồng…” Giữa những huyền thoại về kho báu Chămpa với sự thật lịch sử, nếu tách bỏ đi những yếu tố hoang đường, ly kỳ, rùng rợn như ma vàng Hời, ma vàng bay…, thì nhiều chi tiết của huyền thoại buột chúng ta phải xem xét vấn đề một cách nghiêm túc, đặt chúng ta trong mối quan hệ giữa các ngành khoa học có liên quan như văn học dân gian, khảo cổ học, dân tộc học, bảo tàng học…, để từ đó có thể đánh thức được những di sản văn hóa Chămpa còn thất lạc đâu đó trên các vùng di tích, phế tích. Nếu tổ chức tốt các khâu nghiên cứu, khảo sát, điều tra, khai quật, một điều chắc chắn là hiểu biết của chúng ta về nền văn minh Chămpa rực rỡ sẽ hoàn hảo lên.
theo thuvienbinhdinh.com
0 Rating
1.1k+ views
4 likes
0 Comments
Read more
Categories
All Time
All Time
<p><strong>GÀ NHÀ ĐÁ GÀ NHÀ MỚI LÀ THƯỢNG SÁCH VÌ ĐÁ GÀ NGOÀI SẼ SỢ CHẾT</strong></p>
<p>toi that su cam thay rat that vong ve BBT CHampaka, anh LInh co y tuong tot nhng cung bi CPK do oan. toi khong hieu tai sao BBT Champaka lai di dau da het tri thuc Cham nay den tri thuc CHam no, roi bay gio den luon web Cham. La nha khoa hoc mong rang BBT Champaka nen viet cho dung su that, tim hieu ro nguon goc, nguyen nhan truoc khi viet bai de tranh truong hop dang tiec ko nen xay ra, neu ko thi CPK tu ban re chinh ban than la mang danh Khoa Hoc Ngon Luan day. Dung co vach ao cho nguoi xem lung nua.</p>
<p>Champaka sao lại để ý đến chuyện nhỏ nhặt như thế. Một bài hát hay mà có người PR nhiều mới dễ thành công. Bạn Linh cũng đóng góp không nhỏ trong việc chuyển tải bài viết này. Ủng hộ tinh thần nhiệt tình của bạn Linh. Như các bạn comment ở trên, đâu thấy chổ nào là mang dấu hiểu bạn Linh là tác giả của bài viết. Có chăng BBT Champaka hiểu lệch lạc cách đăng bài trên mạng. Chỉ góp ý nho nhỏ thôi. </p>