Cham Blogs
Tại cuộc hội thảo về Champa tại UC Davis ngày 24/5/2015 có một diễn giả chính đến từ Pháp là Tiến sĩ Po Dharma, một chuyên gia về lịch sử Champa. Ông dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn liên quan đến các vấn đề của dân tộc Chăm hiện nay. Trước tiên ông cho biết
Tiến sĩ PoDharma: Dân tộc Chăm hôm nay có hai vấn đề quan tâm nhất. Thứ nhất là người thanh niên Chăm sống tại hải ngọai này làm thế nào để họ có một vai trò trong di sản của họ, trong tiếng nói của họ. Hầu hết họ sang bên Mỹ hay bên Pháp đều không biết tiếng Việt, không biết tiếng Chăm, cho nên chúng tôi muốn làm cách nào đưa đến cho họ di sản văn hóa Champa, những tác phẩm về Champa bằng tiếng Anh. Người Chăm hôm nay có khỏang 100 ngàn người ở Việt nam, 400 ngàn người ở Cam Pu Chia, 5 hay 6 chục ngàn ở Mã Lai, vấn đề của họ là thế kỷ 21 này họ có còn sống được hay không. Kế đến là dân tộc Chăm hiện nay ở Việt nam với vấn đề dân tộc bản địa, có thể duy trì văn hóa của họ trong một chế độ mà chúng tôi gọi là độc tài đảng trị hay không.
Không phải họ muốn đòi lại độc lập quê hương, đó không phải là vấn đề của họ. Vấn đề duy nhất của họ là đòi hỏi chính phủ Việt nam công nhận họ là một phần của dân tộc Việt nam, lịch sử của họ là lịch sử Việt nam chứ không nằm bên lề lịch sử Việt nam.
Kính Hòa: Về mặt chính thức chính phủ Việt nam lúc nào cũng nói rằng Việt nam gồm 54 dân tộc trong đó có dân tộc Chăm. Ở đây có thể nói gì về điều đó?
Tiến sĩ Po Dharma: Chính phủ Việt nam cứ cho chúng tôi là một dân tộc phản động, đòi hỏi quá đáng, rồi tay sai bên ngòai. Không chúng tôi không đòi hỏi quá đáng. Dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, rồi Đệ nhất, Đệ nhị cộng hòa, nhà nước Việt nam công nhận dân tộc Chăm là dân tộc bản địa, hay là thổ dân, có đất đai riêng, phong tục tập quán riêng, có lãnh tụ riêng, do nhà nước Việt nam chỉ định nhưng phải đuợc sự đồng ý của nhân dân Chăm. Sau năm 1975 chế độ chính trị của Hà nội hòan tòan phủ nhận mọi qui chế đặc biệt đó.
Vậy nên chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt nam hôm nay công nhận chủ quyền của người Chăm trên đất đai của họ, trên đền tháp của họ, trên di sản văn hóa của họ do người Chăm quản lý. Dân tộc Chăm có quyền mở cửa hành lễ trên đền tháp của họ, vậy mà mỗi lần hành lễ cũng phải xin phép. Đây là đền tháp của chúng tôi.
Tiến sĩ Po Dharma đến từ Pháp . Photo RFA
Kính Hòa: Về phía nhà nước Việt nam thì người ta cũng nói là có đại biểu quốc hội là đại diện cho người Chăm.
Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi cám ơn nhà nước Việt nam đã cho chúng tôi một cái ghế gọi là dân biểu Chăm. Chúng tôi không phủ nhận cái đó. Vấn đề là họ đại diện cho chúng tôi để làm cái gì trong Quốc hội? Dân biểu của chúng tôi do nhà nước chỉ định làm theo nhà nước, chứ không có giai trò gì hết.
Kính Hòa: Thưa những suy nghĩ, kiến nghị, hay là những mong muốn đó từ những tổ chức người Chăm độc lập ở trong nước cũng như hải ngọai đã được đưa đến nhà nước Việt nam chưa?
Tiến sĩ Po Dharma: Nói thật ra cho đến hôm nay chúng tôi có tiếp xúc với dân biểu từ Hà nội xuống tiếp xúc cử tri, nhưng họ chỉ nói nhũng gì đảng và nhà nước muốn. Trước khi nói thì chế độ bảo không được nói cái này, không được nói cái kia. Mặc dù cùng sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam nhưng chúng tôi như ở ngòai lề, không có tiếng nói gì hết.
Đó là những vấn đề chúng tôi muốn người Việt ở hải ngọai, người Việt trên tòan thế giới giúp đỡ chúng tôi, một dân tộc đang bị khó khăn trở ngại. Một mình chúng tôi không làm được, chúng tôi muốn người Việt ở cộng đồng hải ngọai lên tiếng giúp đỡ chúng tôi, một trong những dân tộc anh em.
Cụm tháp Po Klong Garai của người chăm xây dựng vào thế kỷ thứ 13
Kính Hòa: Xin Tiến sĩ câu hỏi cuối là trở lại với lịch sử Champa thì có ý kiến cho rằng học sinh Việt nam ngày nay từ miền Bắc cho đến miền Nam, ngòai những triều đại ở Thăng Long cũng nên học các triều đại Simhapura, Indrapura (Quảng Nam.) Ý kiến đó cũng được nhiều trí thức Chăm trong nước ủng hộ, Tiến sĩ đánh giá thế nào về việc đó?
Tiến sĩ Po Dharma: Vấn đề hôm nay tôi thấy đối với người trí thức trẻ, không chỉ người Chăm mà còn cả người Việt, ai cũng thấy là có một dân tộc Chăm. Chính phủ Việt nam cũng cho xây một cái đền Chăm y hệt ngay tại Hà nội, một hành động công nhận dân tộc Chăm. Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu. Mà khi nói đến lịch sử Việt nam thì phải có lịch sử Champa trong đó, từ Quảng bình, quãng Ngãi, Bình định,… Lịch sử Việt nam không thể tách rời khỏi lịch sử Champa.
Kế đến là hôm nay nhà nước Việt nam luôn chủ trương dâ tộc đòan kết, Việt Chăm đòan kết. Vậy mà đòan kết thì đòan kết, nhà nước Việt nam quên mất lịch sử Champa trong sách Việt nam. Cái đó chúng tôi không hiểu là tại sao bỏ lịch sử Champa ra ngòai? Dân tộc Việt nam cần biết lịch sử Champa, người Chăm cần biết lịch sử Việt nam rõ rang. Như vậy cả hai mới sống với nhau được, không nghi ngờ, chia rẽ nhau. Lịch sử là một yếu tố quan trọng đối với con gười như một yếu tố tâm linh vậy, cần biết lịch sử để mà hiểu nhau.
Đó là một vấn đề mà chúng tôi mong muốn các trí thức người Việt lên tiếng để lịch sử Champa được giảng dạy trong trường học, đó là một vấn đề mà chúng tôi sẽ luôn luôn tranh đấu để đạt được.
"Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu"
Tiến sĩ Po Dharma
Kính Hòa: Xin cảm ơn Tiến sĩ đã giành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Theo rfa.org
0 Rating
479 views
0 likes
0 Comments
Read more
Ngày 13 tháng 5/2015 tại Đại sứ quán Thụy sĩ ở Hà nội có diễn ra một cuộc hội thảo về văn hóa và lịch sử Champa do nhà thơ Inrasara trình bày. Kết thúc buổi hội thảo nhà thơ dành cho Kính Hòa buổi phỏng vấn sau đây. Đầu tiên ông nói về buổi hội thảo.
Nhà thơ Inrasara: Có thể nói là buổi nói chuyện thành công. Thứ nhất là lượng người tham dự, phòng họp nhỏ chỉ khoảng 60 người hết chổ, có người phải đứng bên ngoài. Thứ hai là đề tài hấp dẫn đối với các nhà văn, nhà báo, những vị đại sứ, những nhà trí thức ở Hà nội, về những điều mới, những điều chưa biết. Thứ ba nữa là những câu hỏi người ta đặt ra rất trí tuệ.
Kính Hòa: Những điều mà nhà thơ nói là chưa được biết là những điều gì ạ?
Nhà thơ Inrasara: Tôi đặt tên cho buổi nói chuyện là: “Người Chăm đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt nam?” Đó là đề tài mà ít được sách báo nhắc đến, nhất là sách báo chính thống. Ví dụ như nền hải sử của Champa đã đóng góp, bổ khuyết vào lịch sử Việt nam. Hoặc là văn hóa biển của Champa nó làm cho văn hóa Việt nam đầy tràn. Hoặc là văn học của Chăm cũng vậy, nó có nhiều điều mà văn học Việt nam không có. Ngoài ra còn các đặc trưng văn hóa khác như giếng Chăm hình vuông, gốm Chăm, ngôn ngữ, thổ cẩm, đương nhiên không thể không nhắc tới các đền tháp, các lễ hội và điệu múa, đóng góp vào nền văn hóa đa dân tộc Việt nam.
Kính Hòa: Theo chiều hướng đó thì nhà thơ có thấy rằng việc học lịch sử Chăm, đặc biệt là lịch sử biển của dân tộc Chăm ở Việt nam hiện nay là chưa đầy đủ không ạ?
Nhà thơ Inrasara: Đúng rồi, lịch sử chính thống ở Việt nam chưa nhắc nhiều về người Chăm. Chưa in sách nhiều về lịch sử Chăm, nhất là nền hải sử của Champa xưa cũ. Người Chăm đi biển sớm và đi xa, trong khi người Việt chưa có truyền thống viễn dương. Cho nên điều đó rất là cần thiết đối với lịch sử Việt nam. Nhưng mà theo tôi biết thì những trí thức lớn, những chuyên gia cũng chưa nhận diện được hết sự đóng góp của nền hải sử Champa đóng góp vào sự toàn vẹn của lịch sử Việt nam. Đó là một điều đáng tiếc.
Kính Hòa: Cũng có ý kiến cho rằng là thế hệ trẻ Việt nam hiện nay nên học ngoài các triều đại ở Thăng Long cũng nên học về các triều đại ở Đồng Dương, Bình định…
Nhà thơ Inrasara: Cái đó là hoàn toàn đúng vì nước Việt nam ngày nay được hình thành từ hai Vương quốc cổ là Đại Việt và Champa, và một phần Thủy Chân lạp. Và mỗi Vương quốc có một nền văn minh riêng, chính điều đó làm cho nền văn minh của Việt nam nó giàu sang hơn. Cho nên nếu học lịch sử Việt nam mà chỉ học các triều đại ở đồng bằng Bắc bộ, của Đại Việt, thì nó không đầy đủ và nó thiếu sót rất lớn. Bởi vậy, sinh viên Việt nam sẽ hỏi là nước Việt nam hiện hình chữ S đầy như vậy, từ đâu ra? Thì giáo sư sẽ trả lời như thế nào? Nếu mà trong sách giáo khoa, trong giáo trình không có những triều đại ở miền Trung như Đồng Dương, Vijaya, hoặc các triều đại ở miền Nam, thì nền sử học đó thiếu sót rất là lớn. Và nó tạo một lỗ hổng về sự nhận diện của thực tại Việt nam hôm nay.
Kính Hòa: Thế thì cái gì trở ngại làm cho chương trình sử Việt nam chưa bao gồm các triều đại Champa hay Chân Lạp?
Nhà thơ Inrasara: Thứ nhất, quan trọng nhất là người ta sợ sự thật. Đó là một điều rất quan trọng. Tại sao lại sợ sự thật lịch sử? Lịch sử đã qua rồi, và khi Việt nam bây giờ tạo thành một đất nước thống nhất như thế này, thì chúng ta học quá khứ để có thể nhận diện được thực tại hôm nay nó chính xác hơn và nó toàn vẹn hơn. Đó là tâm lý sợ hãi, một sự sợ hãi hoàn toàn không cần thiết. Nếu chúng ta giấu đi sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà là sự thật hôm qua, mà chúng ta giấu đi, thì chỉ thiệt hại cho chúng ta. Chẳng những chúng ta không nhận diện được sự thật toàn vẹn mà chúng ta còn lừa dối thế hệ trẻ, theo tôi đó là điều đáng tiếc.
Kính Hòa: Vài ngày tới đây tại California sẽ diễn ra một cuộc hội thảo về cộng đồng Champa trên toàn thế giới, trong đó có rất nhiều bạn trẻ. Với tư cách một thành viên của cộng đồng Champa trong nước, nhà thơ nhận xét như thế nào về sự phát triển và sức sống của cộng đồng Cham trên toàn thế giới?
Nhà thơ Inrasara: Cộng đồng người Chăm lưu vong là có suốt trong quá trình lịch sử, đi rất xa. Người Chăm có sống ở Hải nam bên Trung quốc, ở Thái Lan, Campuchia, Mã Lai, và sau 75 thì còn sống ở Mỹ và các quốc gia Tây phương, Người Chăm vẫn nhớ về cội nguồn, vẫn tổ chức được đại hội toàn thế giới thì đó là một điều đáng mừng. Tôi có theo dõi nhiều đại hội khác nhau, mặc dầu ở những đại hội trước có nhiều trục trặc không nên, nhưng điều mà người Chăm vẫn nhớ về nhau, để đoàn kết, để tạo thành một đại hội, hướng về nơi mà họ từng ra đi thì đó là điều rất vui sướng đối với tôi.
Kính Hòa: cám ơn nhà thơ đã giành cho chúng tôi thời gian tực hiện cuộc phỏng vấn này.
"Nước Việt nam ngày nay được hình thành từ hai Vương quốc cổ là Đại Việt và Champa, và một phần Thủy Chân lạp. Và mỗi Vương quốc có một nền văn minh riêng, chính điều đó làm cho nền văn minh của Việt nam nó giàu sang hơn
Nếu chúng ta giấu đi sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà là sự thật hôm qua, mà chúng ta giấu đi, thì chỉ thiệt hại cho chúng ta. Chẳng những chúng ta không nhận diện được sự thật toàn vẹn mà chúng ta còn lừa dối thế hệ trẻ, theo tôi đó là điều đáng tiếc"
Nhà thơ Inrasara
theo rfa.org
0 Rating
489 views
0 likes
0 Comments
Read more
theo vovworld.vn
(VOV5) - Dân tộc Chăm thuộc nhóm ngô ngữ Mã Lai - Đa đảo (ngữ hệ Nam Đảo), có quan hệ họ hàng với người Raglai, người Ê Đê, người Chu Ru và người Gia Rai ở Việt Nam. Người Chăm cũng có nhiều nét tương đồng về mặt tộc người với người Indonesia, người Malaisia, người Brunei... ở khu vực Đông Nam Á. Họ là những cư dân bản địa ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đã từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Phụ nữ người Chăm với trang phục truyền thống bên tháp cổ. (Ảnh: vi.wikipedia.org)
Nghe nội dung chi tiết tại đây
Dân tộc Chăm ở Việt Nam hiện có hơn 160 nghìn người, sống tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần ở Phú Yên, Bình Định, An Giang, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… Người Chăm gồm nhiều nhóm địa phương, mỗi nhóm có những đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa rất khác nhau. Những làng Chăm nằm rải rác ở ven biển Nam Trung Bộ. Có những làng Chăm nằm e ấp bên Thánh đường uy nghiêm. Có làng thâm trầm bên ngôi chùa cổ kính. Có làng thì mọi hoạt động lễ nghi thờ cúng đều được tổ chức ở đền tháp. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy, bởi các làng Chăm này theo các tôn giáo khác nhau. Theo ông Lê Duy Đại, Trưởng phòng Nghiên cứu và sưu tầm văn hóa Việt Nam, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thì người Chăm ở Việt Nam gồm 4 nhóm: Ở Việt Nam, người Chăm, căn cứ theo tôn giáo, người ta phần làm 4 nhóm. Thứ nhất là Chăm Bà La Môn, bây giờ một số nhà khoa học đề nghị gọi là Chăm ảnh hưởng của Bà La Môn giáo, tức Ấn Độ giáo. Nhóm Chăm này chiếm đông nhất. Nhóm Chăm thứ 2 chiếm tương đối nữa là nhóm Chăm Bà Ni, tức là Chăm Hồi giáo cũ. Và nhóm Chăm thứ 3 là Chăm Hồi giáo mới, tức là Chăm Islam. Và nhóm Chăm không theo tôn giáo thế giới nào cả, gọi là nhóm Chăm H’roi.
Nhóm Chăm Bà La Môn và Bà Ni tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Người Chăm Bà La Môn còn tự gọi mình là Chăm gốc, hay Bà Chăm để phân biệt với người Chăm Bà Ni. Người Chăm Bà La Môn theo tín ngưỡng đa thần của Ấn Độ giáo, còn người Chăm Bà Ni theo Hồi giáo, thờ Thánh Ala và thiên sứ Mô-ha-mét. Tuy nhiên, Hồi giáo của người Chăm Bà Ni đã bị bản địa hóa sâu sắc, thống nhất với các yếu tố tín ngưỡng dân gian và cô lập với Hồi giáo thế giới.
Nhóm Chăm Islam theo Hồi giáo chính thống, còn gọi là Chăm Hồi giáo mới, để phân biệt với người Chăm Bà Ni theo Hồi giáo cũ. Nhóm này chủ yếu ở An Giang, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… Họ vốn là những người Chăm di cư từ Việt Nam sang Campuchia, và do những nguyên nhân khách quan, họ đã quay trở về và sinh sống ở khu vực Nam Bộ. Ông Não Đủ, người Chăm Islam ở thôn Văn Lâm 4, xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận so sánh phong tục của người Chăm Bà ni và Chăm Islam: Bên người Hồi giáo Islam, 1 năm là 7 ngày lễ. Trước tháng Ramadan – tháng vào Thánh đường ăn chay và trong 1 tháng đó có nửa tháng, bên Thánh đường có cúng tập thể, đi tạ mộ. Còn bên Bà Ni thì chuẩn bị Tết ăn trong vòng 3 ngày, trước khi ăn tết, họ đi tạ mộ. Đối với ăn chay của Bà Ni là họ ăn chay trong 3 ngày. Sáng sớm họ ăn, rồi nhịn mãi tới 6h chiều mới ăn lại. Chỉ ăn trong 3 ngày. Còn riêng đạo Hồi giáo Islam này là ăn trong vòng 30 ngày. 3h sáng ăn. Tới 4h rưỡi, họ bắt đầu sắm lễ rồi nhịn luôn, nhịn mãi cho tới khoảng 5 rưỡi, 6h, tùy từng ngày, họ mới bắt đầu xả chay. Ban đêm ăn vô tư, thoải mái.
Còn nhóm Chăm H’roi chủ yếu ở Bình Định, Phú Yên, không chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào, họ theo tín ngưỡng nguyên thủy và nhiều nét tương đồng về văn hóa với người Ba Na, người Ê Đê sinh sống xung quanh.
Sự khác biệt về tôn giáo đã dẫn đến những khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, đời sống xã hội của các nhóm người Chăm. Ông Lê Duy Đại lấy ví dụ điển hình về sự khác biệt này: Nói chung là về cơ bản, văn hóa truyền thống là giống nhau thôi, còn văn hóa hiện nay có cái khác biệt khá rõ. Ví dụ: nhóm Chăm Bà La Môn và nhóm Chăm Bà Ni theo mẫu hệ, còn nhóm Chăm Islam theo phụ hệ. Cái thứ hai về văn hóa: ăn mặc thì giống nhau thôi, nhưng về nhà cửa thì nhóm Chăm Bà La Môn và Bà Ni ở nhà sàn thấp, nhà truyền thống ấy, hiện nay nhà sàn thấp ở Ninh Thuận và Bình Thuận là không còn nữa đâu. Chúng tôi dựng ở bảo tàng Dân tộc học là theo hồi cố, tức là theo trí nhớ cũ. Sàn thấp cao khoảng 35 – 40 cm thôi. Chăm Islam ở Châu Đốc ở nhà sàn cao. Chăm H’roi cũng ở nhà sàn cao.
Những khác biệt này làm nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa, phong tục của người Chăm ở Việt Nam.
Thanh Nga
0 Rating
536 views
0 likes
0 Comments
Read more
theo vovworld.vn
Việt Nam hiện có khoảng 50 tháp Chăm, nằm rải rác ở các tỉnh ven biển miền Trung. Theo các nhà khoa học, những ngôi tháp “trẻ” nhất cũng có tuổi đời 5 đến 6 trăm năm, có ngôi tháp tới cả nghìn năm tuổi. Người xưa đã xây tháp Chăm bằng vật liệu gì và kỹ thuật xây dựng có gì đặc biệt mà những ngôi tháp có tuổi thọ đáng kinh ngạc đến vậy. Phóng viên Đài TNVN sẽ giúp quý vị tìm hiểu vấn đề này qua phóng sự sau đây.
Nghe nội dung chi tiết tại đâyĐi dọc miền Trung, từ Đèo Ngang vào đến Phan Thiết, ta bắt gặp những ngôi tháp Chăm nhiều tầng, phía trên mở rộng và thon vút như hình bông hoa. Mặt tường ngoài của tháp được chạm khắc hình hoa lá, chim muông, vũ nữ… với đường nét tinh xảo. Tháp Chăm là công trình kiến trúc tôn giáo của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, mang đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ giáo. Nếu như đền Ăng-ko Vát, Bay-on… ở Campuachia hay các đền thờ thần khác ở Indonesia, ở Ấn Độ thường được làm bằng đá thì tháp Chăm lại được làm bằng gạch. Cho đến hôm nay, màu gạch vẫn đỏ tươi như mới. Hoa văn được chạm khắc, gọt đẽo ngay trên gạch, một điều ít thấy có trong kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Theo ông Ngô Văn Doanh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia thì người Trung Quốc xưa cũng phải gọi người Chăm Pa là “bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”: Cũng là công trình kiến trúc bằng gạch thì tuổi thọ kéo dài nhiều lắm 1 thế kỷ. Các đền tháp Chăm Pa hiện còn bây giờ đều có tuổi 7, 8 trăm năm, thậm chí hơn 1 nghìn tuổi. Chúng ta nhìn vào các đền tháp, thấy rõ ràng người ta xây bằng gạch, nhưng chúng ta cảm thấy hình như giữa các viên gạch không có mạch, lấy dao tích vào cũng không lạch được vào mạch xây. Trên các tường gạch ấy, người ta chạm những hoa văn, hình người rất tinh tế. Kỹ thuật xây gạch liền sát như thế, chạm trên gạch, chắc chỉ có Chăm Pa mới có, khu vực Đông Nam Á không có, thậm chí trên thế giới không có.
Tháp Nhạn ở Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mang nét kiến trúc độc đáo của văn hóa Chăm
Kỹ thuật xây tháp bằng gạch với những ngọn tháp có tuổi thọ cả nghìn năm, sừng sững cùng thời gian và trở thành một loại hình kiến trúc độc nhất vô nhị trên thế giới thực sự là một bí ẩn, hấp dẫn bao nhà khoa học. Các nhà khoa học Việt Nam cùng với các nhà khoa học Ba Lan, Pháp, Ý đi tìm câu trả lời, “vén bức màn bí ẩn” này và những tri thức của người Chăm Pa xưa trong việc xây đền tháp cũng dần được hé mở. Nghiên cứu hơn 50 tháp Chăm ở các tỉnh thành bằng công nghệ hiện đại, các chuyên gia chỉ ra rằng, người Chăm Pa xây tháp bằng gạch được sản xuất ngay tại địa phương. Cũng chất đất sét thông thường ấy, người xưa đã nhào nặn, đã chế biến để những viên gạch mang những bí ẩn mà gạch ngày nay không thể có. Phó Giáo sư Ngô Văn Doanh so sánh gạch xây dựng tháp Chăm, mà ông gọi là gạch Chàm, với gạch chúng ta sản xuất hiện nay theo cách thông thường: Gạch Chàm rất khác gạch của chúng ta. Cũng vùng đất miền Trung ấy, giờ chúng ta làm gạch, cũng đất đấy, nhưng ta sẽ thấy khác nhau ở chỗ này: Mình lấy 2 viên gạch bằng nhau, kích thước bằng nhau thì gạch Chàm bao giờ cũng nhẹ hơn gạch của chúng ta. Ví dụ, gạch của ta 2 kg thì gạch Chàm chỉ nặng 1,5 kg đến, 1,6 kg. Đầu tiên, cầm lên, thấy nó nhẹ. Khi phân tích, ở bên trong, ta thấy ruột bên trong gạch của Chàm xốp. Chính xốp nên nó nhẹ, có độ dẻo, độ uốn. Gạch của mình cứng, uốn là gẫy ra.
Bằng mắt thường, có thể thấy, trên bề mặt gạch có nhiều lỗ xốp mịn và thô. Trong viên gạch có khi lẫn cả hạt cát thô và nhiều vỏ trấu, rơm hoặc xác thực vật sau khi cháy để lại trong gạch. Có thể ngày xưa người Chàm trộn đất khi mà làm đất trộn với vỏ trấu hoặc than tro đốt lên, lấy tro trộn vào. Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng cũng đã thử làm thế và cũng tạo ra những viên gạch xốp, có độ dẻo như thế. Hoặc là trộn thêm với cát. Với khoa học hiện đại thì mình tìm ra được ngay.
Một trong những khu di tích đền tháp Chăm Pa lớn, nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới là di tích Thánh địa Mỹ Sơn, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Năm 1999, di tích Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đến di tích Mỹ Sơn, nếu bạn thấy những viên gạch vỡ, thấy lớp xi măng, lớp keo dán thì bạn hãy chắc chắn 1 điều rằng: đó là những thành phần mới, mới được “đắp vào” từ năm 1984 để giữ và bảo vệ thành phần nguyên gốc của các ngôi tháp. Anh Lê Xuân Tiến, chuyên viên khu di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, những mảnh tường nào trơn, không vỡ là những mảnh tường nguyên gốc từ đầu thế kỷ 8; còn phần xộc xệch, xê ra xê vào là phần xếp vào cho liền mạch kiến trúc vào đầu thế kỷ 20: Bắt đầu từ 2005, phối hợp với đại học Mi-lan (Ý) làm những viên gạch mới thì thấy chất lượng những viên gạch mới làm thấp hơn khoảng 5 lần. Quan sát trên những đoạn tường bể, chỗ nào bị vỡ thì mới có rêu mốc, còn nếu không bị vỡ thì không có rêu mốc. Các thợ xưa đã quét lên bề mặt 1 lớp bề mặt, tốt hơn bây giờ rất nhiều.
Thánh địa Mỹ Sơn hay bất kì một tháp Chăm nào khác, vào những ngày đẹp trời, chúng ta có cảm tưởng rằng, công trình vài trăm năm tuổi này giống như vừa mới được xây cách đây không lâu. Những cơn mưa xối xả hay cái nắng gay gắt của miền Trung dường như không thể làm phai màu tường tháp. Chính bởi việc người xưa đã trộn vào đất làm gạch một lượng chất hữu cơ hay cát hợp lý, làm cho gạch xốp, có nhiều lỗ mịn mà các bức tường có độ thấm hút cao. Sau cơn mưa, nắng bừng lên, nước tỏa ra rất nhanh trên bề mặt tường. Vì vậy mà rêu phong, cỏ dại cũng khó tồn tại được trên đó. Màu gạch lại tươi rói như màu của vài trăm năm trước./.
Nga Anh
0 Rating
164 views
0 likes
0 Comments
Read more
Sau gần 2 năm khai quật tại tháp Chăm Phong Lệ (Đà Nẵng), ngày 28/8, đoàn khảo cổ đã cho trưng bày nhiều hiện vật quý được tìm thấy, cùng thông tin về quy mô xây dựng khu tháp nghìn năm tuổi.
Việc khảo cổ tháp Chăm này được tiến hành sau khi một người dân đào móng làm nhà và phát hiện một pho tượng. Theo kết quả đo đạc hiện tại, nền móng tòa tháp chính có diện tích khoảng 16m x 16m, với 4 góc tháp, 3 cửa phụ và một cửa chính.
Vào tháng 4/2011, đoàn khai quật 5 hố với diện tích khoảng 206m2 đã phát hiện được tháp cổng và bắt đầu lộ một phần của tháp chính. Sau đó, đoàn đã tiếp tục khai quật thêm 4 hố khác với diện tích khoảng 300m2. Việc khai quật gặp phải khó khăn do di tích nằm xen lẫn với khu dân cư, nhiều bộ phận liên quan đến di tích đang còn nằm dưới nền móng nhà của người dân
Bước đầu của cuộc khai quật đã cho thấy kết quả là nền móng được dự đoán là cổng của khu đền tháp cùng nhiều hiện vật kiến trúc còn gần như nguyên vẹn.
Mới đây, đoàn khảo cổ tái khai quật trở lại và phát hiện hố trung tâm. Ông Nguyễn Chiều, giảng viên Khảo cổ học khoa Lịch sử (ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội), phụ trách công tác khai quật cho biết, quá trình khai quật đã làm lộ rõ và chính xác toàn bộ quy mô và cấu trúc chân móng của một tòa tháp Chăm rất lớn. Chân móng có hình chữ Thập. Từ cửa Đông đến cửa Tây có chiều dài 23,15m, từ cửa Bắc đến cửa Nam có chiều dài 19,3m. Từ móng tường Đông đến móng tường Tây dài 15,85m; từ móng tường Bắc đến móng tường Nam dài 16,15m. Đây được dự đoán là hố thiêng, phục vụ tín ngưỡng của người Chăm xưa.
Sau gần hai tháng, công việc khai quật được tạm dừng để có thể lập dự án nghiên cứu tiếp và đầy đủ hơn. Tại chân móng mới khảo cổ được cho thấy bề mặt khá bằng phẳng được tạo bởi một lớp gạch vụn đầm rất chắc, dày khoảng 10cm. Phía dưới lớp gạch vụn với độ dày không đều nhau đầm mặt móng đến độ sâu hơn 2m là những lớp gạch vụ đầm khác xen kẽ giữa những lớp đá cuội và cát trắng. Dưới cùng là sinh thổ gồm những lớp đất cát pha khá mịn và chặt.
Trong buổi công bố kết quả khảo cổ ngày 28/8, đoàn khảo cổ đã cho trưng bày những hiện vật vừa tìm thấy ở hố trung tâm của tháp, gồm đá cuội tròn, đá thách anh và gạch còn nguyên vẹn.
Tất cả các hiện vật đều được đánh ký hiệu. Đáng chú ý là những viên đá thạch anh có cạnh sắc nhọn, mặt dưới gần như bằng phẳng.
Cùng nhiều viên gạch tìm thấy được xếp gọn. So sánh những di tích hiện còn và hiện vật đã được thu gom về bảo tàng trong đợt khai quật trước cho thấy, niên đại của khu đền tháp Chăm làng Phong Lệ tương ứng với di tích Chăm ở Khương Mỹ (tỉnh Quảng Nam), và niên đại cụ thể xác định là vào cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI.
Việc công bố những kết quả bước đầu cũng như những hiện vật tìm thấy tại khu đền tháp này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Đoàn khảo cổ cũng muốn nhận được những ý kiến phân tích từ các chuyên gia để có cái nhìn chi tiết hơn về những hiện vật này.
Đoàn khảo cổ cũng đưa ra ý tưởng quy hoạch di tích và khu vực xung quanh tại phường Hòa Thuận Đông (quận Cẩm Lệ) thành một khu bảo tồn di sản văn hóa, trưng bày, giới thiệu sản phẩm truyền thống của địa phương cũng như khu bảo tồn về đền thắp 1.000 tuổi này để thu hút khách du lịch.
theo vovworld.vn
// <![CDATA[
Playing(1,'http://vovworld.vn/vi-vn/Uploaded/honganh/2013_09_16/15-9 nhac cu.mp3');
// ]]>
0 Rating
189 views
0 likes
0 Comments
Read more
theo vovworld.vn
(VOV5) - Âm nhạc và ca múa có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm. Tại các lễ hội truyền thống, những buổi biểu diễn ca múa dân gian của người Chăm, không thể thiếu bộ nhạc cụ, yếu tố làm nên nét riêng, mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc Chăm. Nhạc cụ truyền thống của người Chăm rất phong phú, đa dạng, bao gồm các nhạc cụ thuộc bộ gõ như: trống Ghi- năng, trống Paranưng; các nhạc cụ thuộc bộ hơi như kèn Saranai và các nhạc cụ thuộc bộ dây như kèn Ca nhi, nhị Mu rùa...
Trống ghinăng là loại nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Chăm
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Trong các lễ hội của người Chăm không bao giờ thiếu tiếng trống Paranưng. Đây là loại trống tròn, một mặt được căng bằng da và gắn vào tang trống bằng những sợi dây dẻo, đan chéo nhau. Trống thường được hòa âm cùng kèn Saranai và trống Ghi-năng. Khi chơi trống, những ông thầy đặt trống trước bụng,vành trống tì vào đùi, dùng các ngón tay vỗ vào mặt trống để tạo ra những âm thanh vang rền, trầm bổng khác nhau. Theo quan niệm của người Chăm, bộ ba trống Paranưng, kèn Saranai và trống Ghi-năng tượng trưng cho 1 con người. Ông Quảng Dựng, một nghệ nhân của Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Kèn Saranai là đại diện cho cái môi. Còn Paranưng đại diện cho bụng. Còn trống Ghi- năng là 2 đầu gối. Kèn Saranai, trống Ghi- năng, trống Paranưng thì chơi trong những ngày lễ hội của dân tộc. Đám ma cũng dùng kèn Sananai nữa. Cái đó là những ông thầy sắp xếp. Khi lễ hội, ông thầy mưng-tồn mới được đánh. Không phải ông Tồn là không được đánh. Trống Ghi-năng và kèn Saranai thì ai thuộc đều được đánh”.
Kèn saranai của người Chăm
Trống Ghi-năng có hình dạng tương tự như trống cơm của người Việt nhưng lớn hơn. Khi diễn tấu, bao giờ trống ghi năng cũng đi thành 1 cặp và được đặt chéo nhau, một mặt tiếp đất, một mặt hướng lên trời. Những tiết tấu sôi động của trống Ghi-năng góp phần làm cho không khí buổi lễ thêm tưng bừng, rộn ràng.Còn kèn Saranai là là nhạc cụ thổi bằng hơi, gồm 3 phần: phần chuôi làm bằng đồng, bên trong có gắn lưỡi gà dùng để thổi, phần thân bằng gỗ và loa kèn. Các nghệ nhân thường ví kèn Saranai là phần đầu của bộ ba trống Paranưng, kèn Saranai, trống Ghi-năng, bởi tiếng kèn Saranai thường mở đầu cho mỗi điệu thức hay chuyển từ điệu này sang điệu khác.Tiếng trống Paranưng, kèn Saranai và trống Ghi-năng luôn làm say đắm lòng người nghe. Thế nhưng, để sử dụng được những nhạc cụ này không phải là dễ. Đó là những kỹ thuật khó, đòi hỏi phải dày công tập luyện. Những người tập đánh trống, thổi kèn phải tìm một nơi xa làng, để khi thổi kèn hay khi vỗ trống, âm thanh không vang về tới làng. Ông Quảng Dựng cho biết: “Trống Paranưng, kèn Saranai không được thổi trong làng. Khi học đánh trống Paranưng, kèn Saranai thì phải ra nương rẫy nào đó xa để đánh, cho khỏi âm vang to, sợ ông già ngủ không được. Nghe nói là đừng có đánh trong làng không thì ma quỷ sẽ về làng”.
Người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận không chỉ chú trọng vào việc chơi nhuần nhuyễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình mà họ còn biết làm ra trống, kèn. Để làm một bộ 3 nhạc cụ đó, người lành nghề cũng phải mất một tháng ròng. Ở Ninh Thuận có nghệ nhân Thiên Sanh Thềm, là người biết chơi và biết làm các loại nhạc cụ. Ông Thềm cho biết: “Tôi nhận đào tạo các con cháu còn trẻ đến khi có kết quả. Giờ nghệ nhân làm được trống, kèn ở đây không còn nhiều và đều già nên tôi làm để truyền lại cho con cháu. Những người được học đều đã làm được còn vài người vẫn đang học”.Trống Paranưng, kèn Saranai và trống Ghi-năng là bộ ba nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Chăm. Nếu thiếu một trong 3 nhạc cụ này sẽ không tạo được bản độc tấu âm thanh đặc sắc và người Chăm cũng không bao giờ chơi nhạc khi thiếu 1 trong 3 loại nhạc cụ độc đáo này. Trống Pananưng hay kèn Saranai, trống Ghi -năng của người Chăm chỉ xuất hiện trong các lễ hội, không phục vụ sinh hoạt đời thường của người dân. Đó là những nhạc khí thiêng, gắn kết con người với thế giới thần linh./.
Nga Anh
0 Rating
335 views
1 like
0 Comments
Read more
TUYÊN NGÔN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ QUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA
@Jabuel Campa from facebook.com
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua theo Nghị quyết 61/295 ngày 13 tháng 9 năm 2007 Đại Hội Đồng,Được hướng dẫn bởi các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và lòng tin cao độ vào việc thực hiện những nghĩa vụ theo Hiến chương của các quốc gia,Khẳng định rằng các dân tộc bản địa được bình đẳng với tất cả những dân tộc khác, đồng thời ghi nhận quyền của các dân tộc được khác nhau, được tự coi mình khác và được tôn trọng như vậy,Cũng khẳng định rằng tất cả các dân tộc đều góp phần làm đa dạng làm giàu có những nền văn minh và văn hóa tạo nên những di sản chung cho loài người,Khẳng định thêm rằng tất cả các học thuyết, chính sách và thực tiễn dựa vào hoặc biện hộ cho tính ưu việt của những dân tộc hoặc các cá nhân trên cơ sở nguồn gốc dân tộc, chủng tộc hay những khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, hay văn hóa đều là sự phân biệt chủng tộc, giả dối về mặt khoa học, không có giá trị pháp lý, đáng bị lên án về mặt đạo đức và bất công về mặt xã hội,Khẳng định lại rằng các dân tộc bản địa trong khi thực hiện quyền của mình không bị không phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào,Quan ngại rằng các dân tộc bản địa đang phải gánh chịu những bất công của lịch sử do họ bị thực dân hóa và bị chiếm đoạt đất đai, lãnh thổ và tài nguyên ngoài các yếu tố khác, vì vậy các dân tộc bản địa đã bị ngăn cản không thể thực hiện những quyền của họ, cụ thể là quyền phát triển theo các nhu cầu và lợi ích của riêng họ,Công nhận nhu cầu cấp thiết phải tôn trọng và thúc đẩy các quyền vốn có của những dân tộc bản địa xuất phát từ các cơ cấu chính trị, kinh tế và xã hội và từ các nền văn hóa, truyền thống tâm linh, lịch sử và triết học, đặc biệt là từ những quyền của họ đối với đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ,Cũng công nhận nhu cầu cấp thiết tôn trọng và thúc đẩy những quyền của các dân tộc bản địa đã được khắng định trong những điều ước, hiệp định và các thỏa thuận mang tính xây dựng với các quốc gia,Hoan nghênh việc người bản địa đang tự tổ chức để nâng cao đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm chấm dứt tất cả các hình thức phân biệt đối xử và áp bức đang diễn ra ở bất cứ đâu,Tin tưởng rằng việc các dân tộc bản địa tự kiểm soát những sự phát triển có tác động đến họ, đến đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ sẽ giúp họ duy trì và củng cố những thiết chế, văn hóa truyền thống của mình và để thúc đẩy sự phát triển của họ theo các nguyện vọng và nhu cầu của họ,Công nhận rằng tôn trọng những tri thức, văn hóa và truyền thống bản địa là đóng góp vào sự phát triển bền vững, công bằng và quản lý tốt môi trường,Nhấn mạnh sự đóng góp của việc phi quân sự hóa đất đai và lãnh thổ của các dân tộc bản địa vào nền hòa bình, tiến bộ và phát triển về kinh tế và xã hội, hiểu biết và quan hệ bạn hữu giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới,Đặc biệt công nhận quyền của các gia đình và cộng đồng bản địa được duy trì sự chia sẻ trách nhiệm trong nuôi nấng, dạy dỗ, giáo dục và hạnh phúc của con cái họ, phù họp với các quyền của trẻ em,Xét thấy rằng các quyền được khắng định trong những điều ước, hiệp định và thỏa thuận khác mang tính xây dựng giữa các quốc gia và các dân tộc bản địa trong một số trường hợp là những vấn đề quan ngại, lợi ích, trách nhiệm và đặc điểm mang tính quốc tế,Cũng xét thấy rằng các điều ước, hiệp định và thỏa thuận mang tính xây dựng khác cùng với những mối quan hệ mà họ đại diện là cơ sở cho sự đối tác được tăng cường giữa các dân tộc bản địa và các quốc gia,Công nhận rằng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như Tuyên bố Viene và Chương trình hành động đều khẳng định tầm quan trọng cơ bản của quyền tự quyết của các dân tộc, mà theo đó các dân tộc được tự do quyết định vị thế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của họ,Ghi nhớ rằng không nội dung nào trong Tuyên ngôn này có thể bị sử dụng để chối bỏ quyền tự quyết của bất kỳ dân tộc nào, được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế,Tin tưởng rằng việc công nhận các quyền của những dân tộc bản địa trong Tuyên ngôn này sẽ giúp làm tăng các mối quan hệ hài hòa và hợp tác giữa quốc gia với những dân tộc bản địa, dựa trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng quyền con người, không phân biệt đối xử và lòng tin,Khuyến khích các quốc gia tuân thủ và thực hiện hiệu quả tất cả những nghĩa vụ của họ khi áp dụng cho các dân tộc bản địa theo những văn kiện quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền con người trong tham vấn và hợp tác với những dân tộc có liên quan,Nhấn mạnh rằng Liên Hiệp Quốc đóng vai trò quan trọng và liên tục trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền của những dân tộc bản địa,Tin tưởng rằng Tuyên ngôn này là một bước tiến quan trọng hướng tới việc công nhận, thúc đẩy và bảo vệ các quyền và tự do của những dân tộc bản địa và trong xây dựng các hoạt động liên quan của hệ thống Liên Hiệp Quốc trên lĩnh vực này,Công nhận và tái khẳng định rằng những cá nhân người bản địa được hưởng tất cả các quyền con người được công nhận trong pháp luật quốc tế mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, và những dân tộc bản địa có những quyền tập thể vốn là các quyền không thể thiếu được cho sự tồn tại, thịnh vượng và phát triển hợp thành với tư cách là những dân tộc,Cũng công nhận rằng tình hình các dân tộc bản địa là khác nhau giữa các khu vực, quốc gia và tầm quan trọng của những nét đặc thù quốc gia và khu vực, và những cơ sở lịch sử và văn hóa cần phải được xem xét,Long trọng tuyên bố Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa sau đây là một chuẩn mực về thành tựu cần phải theo đuổi thực hiện trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau:Điều 1Các dân tộc bản địa với tư cách cá nhân hay tập thể có quyền được hưởng thụ đầy đủ tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản được thừa nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và luật pháp quốc tế về quyền con người.Điều 2Các dân tộc và cá nhân người bản địa được tự do và bình đẳng với tất cả những dân tộc, cá nhân khác và có quyền không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào khi thực hiện các quyền của mình, đặc biệt trên cơ sở nguồn gốc xuất xứ và bản sắc bản địa của họ.Điều 3Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết. Theo quyền đó, họ được tự do quyết định vị thế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của họ.Điều 4Trong khi thực hiện quyền tự quyết, các dân tộc bản địa có quyền tự trị hay tự quản trong những vấn đề liên quan đến các công việc nội bộ và địa phương của họ, cũng như những cách thức và phương tiện để hỗ trợ về tài chính việc thực hiện những chức năng tự trị của họ.Điều 5Các dân tộc bản địa có quyền duy trì và tăng cường những thiết chế chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội và văn hóa riêng biệt của họ, trong khi vẫn giữ quyền tham gia đầy đủ nếu họ lựa chọn, vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của quốc gia.Điều 6Mỗi cá nhân người bản địa đều có quyền được có quốc tịchĐiều 7Các cá nhân, người bản địa có quyền sống, được toàn vẹn về thể chất và tinh thần, quyền được tự do và an ninh cá nhân.Các dân tộc bản địa có quyền tập thể là được sống trong tự do, hòa bình và an ninh với tư cách là những dân tộc riêng biệt mà không bị bất cứ hành động diệt chủng nào hay chịu bất cứ hành vi bạo lực nào khác, bao gồm cả việc ép buộc di dời trẻ em từ nhóm này sang nhóm khác.Điều 8Các dân tộc và cá nhân người bản địa có quyền không bị cưỡng ép đồng hóa hay hủy hoại nền văn hóa của họ.Các quốc gia phải có cơ chế hiệu quả để phòng ngừa và khắc phục: Bất kỳ hành động nào có mục đích hoặc tác động để tước đoạt quyền được toàn vẹn là các dân tộc riêng biệt của họ bị hoặc tước đoạt các giá trị văn hóa hay bản sắc dân tộc của họ;Bất kỳ hành động nào có mục đích hoặc tác động để tước đoạt đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ;Bất kỳ hình thức ép buộc chuyển dân nào với mục đích hoặc tác động nhằm xâm phạm hay tổn hại quyền của họ;Bất kỳ hình thức ép buộc đồng hóa hay hội nhập nào;Bất kỳ hình thức tuyên truyền nào nhằm thúc đẩy hay khuyến khích phân biệt đối xử chủng tộc hay sắc tộc trực tiếp đối với họ.Điều 9Các dân tộc và cá nhân người bản địa có quyền thuộc về một cộng đồng bản địa hay quốc gia, phù hợp với những truyền thống và phong tục tập quán của cộng đồng bản địa hay quốc gia đó. Khi thực hiện quyền này sẽ không được có bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào.Điều 10Các dân tộc bản địa không bị ép buộc di dời khỏi những vùng đất đai hay lãnh thổ của của họ. Không được tiến hành di dời nếu như không có sự đồng thuận tự nguyện và thông báo trước của các dân tộc bản địa và sau khi đã đạt được thỏa thuận đền bù công bằng, thỏa đáng và có khả năng quay trở lại ở nơi cũ khi có thể.Điều 11Các dân tộc bản địa có quyền thực hiện và khơi dậy những truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của họ. Điều này bao gồm quyền được duy trì, bảo vệ và phát triển các hình thái văn hóa của họ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chẳng hạn như những di tích khảo cổ và lịch sử, di vật khảo cổ, thiết kế, lễ hội, công nghệ, nghệ thuật biểu hiện, nghệ thuật trình diễn và văn học.Các quốc gia phải có biện pháp khắc phục thông qua các cơ chế hiệu quả mà có thể bảo gồm việc cùng với những dân tộc bản địa phục hồi nền văn hóa, tri thức, tôn giáo và tài sản tinh thần của họ mà đã bị tước đoạt mà không có sự đồng thuận tự nguyện, có thông báo trước hoặc xâm phạm đến luật pháp, truyền thống và phong tục tập quán của họ.Điều 121. Các dân tộc bản địa có quyền thể hiện, thực hiện, phát triển và giảng dạy những truyền thống tôn giáo và tinh thần, phong tục tập quán, lễ hội của họ; có quyền duy trì, bảo vệ và riêng tư tiếp cận các điểm tôn giáo và văn hóa của họ; có quyền sử dụng và kiểm soát lễ vật của họ và có quyền hồi hương di hài của họ.2. Các quốc gia phải tạo điều kiện để những dân tộc bản địa đuợc tiếp cận và/hoặc hồi huơng những lễ vật và di hài thuộc quyền sở hữu của họ thông qua các cơ chế công bằng, minh bạch và hiệu quả với sự tham gia của các dân tộc bản địa có liên quan.Điều 13Các dân tộc bản địa có quyền khơi dậy, sử dụng, phát triển và truyền lại cho những thế hệ sau về lịch sử, ngôn ngữ, truyền thống truyền miệng, triết học, hệ thống chữ viết và văn học của họ; có quyền tạo lập và duy trì những tên gọi riêng của họ cho các cộng đồng, địa điểm và con nguời.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả để đảm bảo quyền này đuợc bảo vệ và đồng thời đảm bảo để các dân tộc bản địa có thể hiểu và đuợc nhận thức về các thủ tục chính trị, pháp lý, hành chính và qua việc cung cấp phiên dịch hoặc các phuơng tiện hỗ trợ phù hợp khác khi ở nơi cần thiết.Điều 14Các dân tộc bản địa có quyền thiết lập và kiểm soát những hệ thống giáo dục và thiết chế cung ứng giáo dục của họ bằng các ngôn ngữ của riêng họ, theo một cách thức phù họp với những phương pháp văn hoá dạy và học của họ.Các cá nhân người bản địa, đặc biệt là trẻ em có quyền được tham gia vào tất cả các cấp và hình thức giáo dục của quốc gia mà không bị phân biệt đối xử.Các quốc gia phải cùng với những dân tộc bản địa tiến hành các biện pháp hiệu quả để cá nhân người bản địa, đặc biệt là trẻ em kể cả những trẻ em sống ngoài cộng đồng của các em được tiếp cận với giáo dục bằng văn hóa và bằng ngôn ngữ của các em ở những nơi có thể.Điều 15Các dân tộc bản địa có quyền về phẩm giá và đa dạng về văn hóa, truyền thống, lịch sử và nguyện vọng của họ mà phải được thể hiện một cách phù hợp trong giáo dục và thông tin đại chúng.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả, có sự tham vấn và hợp tác của các dân tộc bản địa liên quan, để đấu tranh chống lại định kiến và xóa bỏ phân biệt đối xử, thúc đẩy lòng khoan dung, sự hiểu biết và mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc bản địa và tất cả những thành phần khác trong xã hội.Điều 16Các dân tộc bản địa có quyền thiết lập những phương tiện truyền thông bằng các ngôn ngữ riêng của họ và được tiếp cận tất cả những hình thức thông tin không bản địa mà không bị phân biệt đối xử.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả để đảm bảo các phưong tiện truyền thông của Nhà nước phản ánh được tính đa dạng của văn hóa bản địa. Thông qua sự đảm bảo tự do biểu đạt mà không có sự định kiến nào, các quốc gia cần khuyến khích những phương tiện thông tin của tư nhân phản ánh đầy đủ tính đa dạng của văn hóa bản địaĐiều 17Các cá nhân và dân tộc bản địa có quyền được hưởng thụ đầy đủ tất cả những quyền được ghi nhận trong pháp luật lao động quốc tế và quốc gia được áp dụng.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp cụ thể với sự tham vấn và hợp tác của các dân tộc bản địa để bảo vệ trẻ em bản địa khỏi bị bóc lột về kinh tế và khỏi bất kể công việc nào gây độc hại hay tổn hại đến việc giáo dục của các em, hay gây nguy hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất, tinh thần, tâm linh, đạo đức, xã hội của các em, có lưu ý đến tính đặc biệt dễ bị tổn thương của các em và tầm quan trọng của giáo dục đối với việc trao quyền cho các em.Các cá nhân bản địa có quyền không bị phân biệt đối xử về những điều kiện lao động, trong đó có các vấn đề việc làm hay tiền lương.Điều 18Các dân tộc bản địa có quyền tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề có ảnh hưởng tới những quyền của họ, thông qua các đại diện do họ tự lựa chọn theo những thủ tục của riêng họ, cũng như duy trì và phát triển các thiết chế ra quyết định của riêng họ.Điều 19Các quốc gia phải tham vấn và hợp tác một cách thiện chí với những dân tộc bản địa có liên quan thông qua các thiết chế đại diện của riêng họ nhằm đạt được sự thỏa thuận tự nguyện, có thông báo trước của họ trước khi thông qua hay thực hiện những biện pháp lập pháp và hành chính mà có thể ảnh hưởng tới họ.Điều 20Các dân tộc bản địa có quyền duy trì và phát triển những hệ thống hay thiết chế chính trị, kinh tế và xã hội của họ, được bảo đảm thụ hưởng các phương thức tồn tại và phát triển của riêng họ, được tự do tham gia tất cả những hoạt động truyền thống và kinh tế khác của họ.Các dân tộc bản địa khi đã bị tước đoạt những phương tiện tồn tại và phát triển được quyền đền bù công bằng và thỏa đáng.Điều 211. Các dân tộc bản địa có quyền được cải thiện những điều kiện kinh tế và xã hội mà không bị phân biệt đối xử, gồm cả các lĩnh vực giáo dục, việc làm, đào tạo nghề và đào tạo lại, nhà ở, vệ sinh, sức khỏe và an ninh xã hội.2. Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả và khi thích hợp, đưa ra các biện pháp đặc biệt để đảm bảo tiếp tục cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội. Phải đặc biệt chú ý đến các quyền và nhu cầu đặc biệt của những nguời cao tuổi, phụ nữ, thanh niên trẻ em và nguời tàn tật bản địa.Điều 22Phải đặc biệt chú ý đến những quyền và nhu cầu đặc biệt của nguời cao tuổi, phụ nữ, thanh niên, trẻ em và nguời tàn tật bản địa khi thực hiện Tuyên ngôn này.Các quốc gia phải cùng những dân tộc bản địa tiến hành các biện pháp để đảm bảo cho phụ nữ và trẻ em bản địa đuợc bảo vệ và bảo đảm đầy đủ khỏi tất cả các hình thức thức bạo lực và phân biệt đối xử.Điều 23Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết và xây dựng những ưu tiên và chiến luợc để thực thi quyền phát triển của họ. Đặc biệt họ có quyền chủ động tham gia tích cực vào xây dựng và quyết định các chuơng trình về y tế, nhà ở, những chuơng trình kinh tế và xã hội khác ảnh huởng tới họ và quản lý những chuơng trình đó thông qua các thiết chế riêng của họ càng nhiều càng tốt.Điều 24Các dân tộc bản địa có quyền sử dụng những loại thuốc cổ truyền và duy trì các tập tục y tế của họ, bao gồm việc bảo tồn những loại cây thuốc, động vật và khoáng chất quan trọng làm thuốc. Cá nhân nguời bản địa cũng có quyền tiếp cận tất cả các dịch vụ xã hội và y tế mà không bị phân biệt đối xử.Cá nhân nguời bản địa có quyền bình đẳng đuợc huởng thụ chuẩn mực cao nhất về sức khỏe thể chất và tinh thần. Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm dần thực hiện đầy đủ quyền này.Điều 25Các dân tộc bản địa có quyền duy trì và tăng cuờng những mối quan hệ tâm linh riêng biệt với các đất đai, lãnh thổ, sông nuớc, vùng bờ biển và những tài nguyên khác do họ sở hữu, chiếm giữ, sử dụng từ xưa và nâng cao trách nhiệm của họ cho các thế hệ sau về mặt này.Điều 26Các dân tộc bản địa có quyền đối với những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ sở hữu, chiếm giữ, sử dụng hay có đuợc từ trước.Các dân tộc bản địa có quyền sở hữu, sử dụng, phát triển và kiểm soát những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ đã sở hữu, chiếm hữu hay sử dụng từ xa xưa, cũng như các đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ có được.Các quốc gia phải công nhận và bảo vệ về mặt pháp lý đối với những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên này. Sự công nhận đó phải được tiến hành với sự tôn trọng thích đáng đối với những phong tục tập quán, truyền thống và hệ thống chiếm hữu đất đai của các dân tộc bản địa liên quan.Điều 27Các quốc gia phải cùng với những dân tộc bản địa liên quan thiết lập và thực hiện một quá trình công bằng, độc lập, không thiên vị, cởi mở và minh bạch, nhằm công nhận thỏa đáng những pháp luật, truyền thống, phong tục tập quán và hệ thống chiếm hữu đất đai của người bản địa, công nhận và xem xét các quyền của những dân tộc bản địa đối với các đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ, gồm cả những các đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ đã sở hữu, chiếm hữu và sử dụng từ trước. Các dân tộc bản địa có quyền tham gia vào quá trình này.Điều 281. Các dân tộc bản địa có quyền được bồi hoàn, theo cách thức mà trong đó có quyền được hoàn trả, hoặc khi không thể hoàn trả thì được đền bù công bằng, thỏa đáng đối với những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên thuộc quyền sở hữu của họ theo truyền thống hoặc họ đã sinh sống hay sử dụng, và bị tịch thu, chiếm dụng hoặc gây hư hại mà không có sự đồng thuận tự nguyện và thông báo trước.2. Trừ khi được sự đồng ý của những người liên quan, việc đền bù sẽ được thực hiện dưới hình thức đất đai, lãnh thổ và tài nguyên tương đương về chất lượng, kích thước và địa vị pháp lý hoặc bồi thường tiền mặt hoặc các hình thức bồi đền bù khác.Điều 29Các dân tộc bản địa có quyền được bảo tồn và bảo vệ môi trường và năng suất của những đất đai, hay lãnh thổ và tài nguyên của họ. Các quốc gia phải thiết lập và thực hiện những chương trình hỗ trợ việc bảo tồn và bảo vệ môi trường của các dân tộc bản địa mà không có sự phân biệt đối xử.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả nhằm đảm bảo không có việc lưu trữ hoặc xả các hóa chất độc hại trong phạm vi đất đai, lãnh thổ của những dân tộc bản địa mà không có sự tự nguyện đồng ý và cho phép trước của họ.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả để đảm bảo khi cần thiết sẽ thực hiện đầy đủ các chương trình giám sát, duy trì và khôi phục sức khỏe cho những dân tộc bản địa được thực hiện như đã thiết lập và thực hiện bởi những người bị ảnh hưởng bởi các các loại vật liệu như vậy.Điều 30Không được triển khai các hoạt động quân sự trên đất đai và trong phạm vi lãnh thổ của những dân tộc bản địa, trừ khi một mối đe doạ to lớn với lợi ích công cộng liên quan, hoặc được sự tự nguyện đồng ý hoặc được yêu cầu bởi chính các dân tộc bản địa liên quan.Các quốc gia phải tiến hành những cuộc tham vấn hữu hiệu với các dân tộc bản địa có liên quan qua những thủ tục đặc biệt và qua các thiết chế đại diện của họ, trước khi sử dụng những đất đai hoặc lãnh thổ của họ cho các hoạt động quân sự.Điều 311. Các dân tộc bản địa có quyền duy trì, kiểm soát, bảo vệ và phát triển những di sản văn hóa, kiến thức truyền thống và các biểu hiện văn hóa truyền thống, cũng như sự thể hiện về khoa học, kỹ thuật và văn hóa của họ, kể cả những nguồn tài nguyên con người và tài nguyên gien, giống cây, thuốc men, kiến thức về tính chất của các quần thể động, thực vật, truyền thống truyền miệng, văn học, hội họa, kiểu dáng, thể thao và trò chơi truyền thống và các hình thức nghệ thuật nghe nhìn và biểu diễn. Họ cũng có quyền duy trì, kiểm soát, bảo vệ và phát triển các tài sản trí tuệ đối với di sản văn hóa, kiến thức và các hình thái văn hóa truyền thống như vậy.2. Cùng với những dân tộc bản địa, các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hữu hiệu để công nhận và bảo vệ việc thực thi các quyền này.Điều 32Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết định và xây dựng những ưu tiên và chiến lược để phát triển hoặc sử dụng đất đai, lãnh thổ và các nguồn tài nguyên khác của họ.Các quốc gia phải tham khảo và hợp tác với thiện chí với những dân tộc bản địa liên quan thông qua các thiết chế đại diện của họ để đạt được sự đồng thuận tự nguyện và được thông tin trước khi thông qua bất kỳ dự án nào có ảnh hưởng đến những đất đai hay lãnh thổ, các nguồn tài nguyên của họ, đặc biệt khi có liên quan đến việc phát triển, huy động và khai thác khoáng vật, nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác.Các quốc gia phải xây dựng những cơ chế bồi hoàn công bằng và thỏa đáng cho bất kỳ các hoạt động như vậy và phải tiến hành những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi về môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa và tâm linh.Điều 33Các dân tộc bản địa có quyền quyết định bản sắc hay tư cách thành viên của họ theo những truyền thống và tập quán của họ. Điều này không hạn chế quyền của các cá nhân bản địa trong việc có tư cách công dân tại những quốc gia mà họ đang sinh sống.Các dân tộc bản địa có quyền được quyết định những cấu trúc và lựa chọn thành viên của các thiết chế của họ theo với những thủ tục riêng của họ.Điều 34Các dân tộc bản địa có quyền thúc đấy, phát triển và duy trì những cấu trúc thiết chế và các phong tục, tâm linh, truyền thống, thủ tục, tập tục riêng của họ và trong trường hợp có tồn tại thì cả những hệ thống pháp lý hoặc tập quán theo các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.Điều 35Các dân tộc bản địa có quyền quyết định những trách nhiệm của các cá nhân đối với những cộng đồng của họ.Điều 36Các dân tộc bản địa, đặc biệt những dân tộc bị chia cách bởi các biên giới quốc tế có quyền được duy trì và phát triển những mối liên lạc, quan hệ và hợp tác, bao gồm các hoạt động vì những mục đích tâm linh, văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội với riêng các thành viên của họ cũng như với những các dân tộc khác qua biên giới.Các quốc gia thông qua tư vấn và hợp tác với những dân tộc bản địa phải tiến hành các biện pháp để thúc đẩy việc thực hiện và đảm bảo việc thực hiện quyền này.Điều 37Các dân tộc bản địa có quyền công nhận, tuân thủ và thực thi những điều ước, thỏa thuận cũng như các hiệp định mang tính xây dựng khác đã được ký kết với những quốc gia hoặc chủ thể kế tục của họ và được các quốc gia tôn vinh và tôn trọng đối với những điều ước, thỏa thuận và hiệp định khác mang tính xây dựng như vậy.Không có nội dung nào trong Tuyên ngôn này có thể bị hiểu theo nghĩa gây hạn chế hoặc xóa bỏ quyền của các dân tộc bản địa đã được ghi nhận trong các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận mang tính xây dựng khác.Điều 38Các quốc gia phải thông qua tham vấn và hợp tác với những dân tộc bản địa tiến hành các biện pháp thích họp, kể cả những biện pháp lập pháp để đạt được các mục tiêu của Tuyên ngôn này.Điều 39Các dân tộc bản địa có quyền tiếp cận hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ những quốc gia và thông qua hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo việc hưởng thụ các quyền đã có trong Tuyên ngôn này.Điều 40Các dân tộc bản địa có quyền tiếp cận quá trình đưa ra quyết định nhanh chóng thông qua những thủ tục công bằng và thỏa đáng để giải quyết các tranh chấp và xung đột với những quốc gia hay các bên khác, cũng như những cơ chế bồi hoàn hiệu quả đối với tất cả các xâm phạm đến những quyền cá nhân và tập thể. Khi đua ra quyết định nhu vậy phải xem xét thỏa đáng đến các tập quán, truyền thống, luật lệ và hệ thống pháp luật của những dân tộc bản địa liên quan và các quyền con nguời quốc tế.Điều 41Các bộ phận và cơ quan chuyên môn trong hệ thống Liên Hiệp Quốc và những tổ chức liên chính phủ khác phải góp phần vào việc hiện thực đầy đủ các điều khoản trong Tuyên ngôn này qua việc huy động hợp tác tài chính và hồ trợ kỹ thuật, bên cạnh những công việc khác. Phải thiết lập các cách thức và biện pháp đảm bảo sự tham gia của những dân tộc bản địa về các vấn đề ảnh huởng đến họ.Điều 42Liên Hiệp Quốc và những cơ quan trực thuộc, bao gồm Diễn đàn thuờng trực về các vấn đề bản địa, các cơ quan chuyên môn, kể cả ở cấp quốc gia và các quốc gia phải thúc đẩy việc tôn trọng và áp dụng đầy đủ những điều khoản của Tuyên ngôn này đồng thời theo dõi tính hiệu quả của nó.Điều 43Các quyền đuợc ghi nhận ở đây tạo thành những chuẩn mực tối thiểu cho sự tồn tại, phẩm giá và thịnh vuợng của các dân tộc bản địa trên thế giới.Điều 44Tất cả những quyền và tự do đuợc ghi nhận ở đây đều đuợc đảm bảo bình đẳng cho các cá nhân nguời bản địa, bất kể nam hay nữ.Điều 45Không có nội dung nào trong Tuyên ngôn này có thể bị hiểu theo nghĩa hạn chế hoặc xóa bỏ các quyền mà những dân tộc bản địa đang có hoặc có thể có trong tuơng lai.Điều 46Không có gì trong Tuyên ngôn này có thể bị hiểu theo nghĩa ngầm cho phép bất kỳ quốc gia, dân tộc, nhóm hoặc cá nhân có quyền tham gia hoặc tiến hành bất kỳ hoạt động nào trái với Hiến chuơng Liên Hiệp Quốc hay đuợc hiểu theo nghĩa cho phép hoặc khuyến khích bất kỳ hành động có thể tách rời hoặc xâm phạm toàn bộ hoặc một phần toàn vẹn về lãnh thổ hay thống nhất về chính trị của các quốc gia độc lập và có chủ quyền.Khi thực hiện các quyền ghi nhận trong Tuyên ngôn này, phải tôn trọng các quyền con nguời và tự do cơ bản. Những hạn chế việc thực hiện các quyền ghi nhận trong Tuyên ngôn này phải do pháp luật quy định và phải phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về quyền con nguời. Những hạn chế về quyền nhu vậy không đuợc gây nên sự phân biệt đối xử và chỉ đuợc thực hiện khi cần thiết vì mục đích đảm bảo ghi nhận và tôn trọng quyền và tự do của nguời khác và nhằm đáp ứng các yêu cầu về công bằng và bắt buộc nhất của một xã hội dân chủ.Các điều khoản nêu ra trong Tuyên ngôn này phải đuợc giải thích trên cơ sở phù họp với những nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng quyền con nguời, bình đẳng, không phân biệt đối xử, quản lý quốc gia tốt và thiện chí.
theo facebook.com
0 Rating
539 views
1 like
0 Comments
Read more
Mang ??c tr?ng c?a ngh? thu?t xây d?ng và ch?m kh?c c?a ng??i Ch?m Pa c?, các tháp Chàm t?i thánh ??a M? S?n, tháp Bà Ponagar… ??u là nh?ng ?i?m tham quan h?p d?n du khách.
0 Rating
617 views
0 likes
0 Comments
Read more
Ts. Po Dharma
G?n ?ây, m?t s? sinh viên theo ngành lu?t h?c yêu c?u Champaka.info cho bi?t th? nào là qui lu?t c?a ch? ?? m?u h? Ch?m ghi l?i trong t? li?u hoàng gia Champa và qui ch? này có s? khác bi?t hay không v?i h? th?ng m?u h? ?ang l?u truy?n trong xã h?i Ch?m hôm nay. ?? tr? l?i cho câu h?i, xin ??c gi? ??c bài vi?t c?a Ts. Po Dharma, ng??i ?ang nghiên c?u v? t? li?u hoàng gia Champa t?i Vi?n Vi?n ?ông Pháp.
Ch? ?? m?u h? nhìn qua t? li?u hoàng gia Champa
by
Ts. Po Dharma
M?u h? là qui ch? t? ch?c xã h?i d?a vào huy?t th?ng c?a ng??i m? ?ã có m?t t? lâu ??i trên th? gi?i. T?i khu v?c ?ông Nam Á, ch? ?? m?u h? còn t?n t?i trong xã h?i c?a m?t s? dân t?c nói ti?ng Mã Lai ?a ??o, nh? dân t?c Ch?m và dân t?c Mã Lai ? ti?u v??ng qu?c Sembilan và hòn ??o Sumatra (Nam D??ng). Chính vì nguyên nhân ?ó, ch? ?? m?u h? c?a ng??i Ch?m là hình thái xã h?i ?ã có m?t t?i v??ng qu?c Champa hàng ngàn n?m v? tr??c, không có m?i liên h? gì ??n truy?n thuy?t c?a Po Ina Nagar (thánh m?u c?a v??ng qu?c), ch? ra ??i vào th? k? th? 9. Po Ina Nagar không ph?i là tên g?i c?a bà, mà là ch?c phong mà vua chúa Champa dành cho n? th?n Bhargavati, phu nhân c?a ??ng Shiva có ??n th? ? Nha Trang. C?ng c?n nh?c l?i, tr??c th? k? th? 9, n? th?n Bhargavati ch? mang ch?c phong Po Ina Kauthara (thánh m?u c?a ti?u v??ng qu?c Kauthara), t?c là Bà ch? h??ng nh?ng b?ng l?c do ng??i dân Kauthara cung c?p mà thôi.
Nói ??n ch? ?? m?u h? c?a dân t?c Ch?m, m?t s? trí th?c Ch?m th??ng ngh? ??n “m?u quy?n” ?? r?i t? ?ó h? ??a ra m?t khái ni?m: “M?u h? = M?u quy?n + m?u c?”. ?ây là ??nh ngh?a sai l?m mang tính cách suy di?n, hoàn toàn ?i ng??c l?i v?i qui lu?t m?u h? ???c l?u truy?n trong xã h?i Ch?m hôm nay.
D?a vào các t? li?u vi?t b?ng ch? Ch?m nh? “Muk Sruh Palei” (Gia hu?n ca) và d? lu?t c?a c? D??ng T?n Pháp liên quan ??n quy?n và ngh?a v? c?a ng??i ?àn bà trong gia ?ình, các nhà khoa h?c ??a ra k?t lu?n r?ng, dân t?c Ch?m hôm nay theo ch? ?? “m?u h? và m?u c?”, nh?ng “ph? quy?n”.
• Ch? ?? m?u h?
Nói ??n ch? ?? m?u h? (matrilinéaire), thì ng??i ta ch? nói ??n “quy?n ?àn bà làm ch? trên tài s?n” c?a gia ?ình ch? không ph?i “quy?n c?a ng??i ?àn bà” trong gia ?ình.
Theo ??nh ngh?a chung, ch? ?? m?u h? c?a dân t?c Ch?m là m?t hình thái t? ch?c gia ?ình trong ?ó ng??i m? n?m toàn quy?n trên tài s?n c?a gia ?ình do c?p v? ch?ng t?o d?ng sau ngày k?t hôn, t? con cái, nhà c?a, gia súc, ??t ?ai, vàng b?c, v.v. và quy?n th?a k? tài s?n này thu?c v? ng??i con gái. M?c dù ng??i ch?ng không có quy?n trên tài s?n, nh?ng là ch? gia ?ình mang tính cách tinh th?n và ?óng m?i vai trò trong t? ch?c chính tr? và xã h?i. Chính vì nguyên nhân ?ó, không có ng??i ph? n? lên n?m quy?n ? v??ng qu?c Champa, m?c dù ngai vàng thu?c v? bà hoàng h?u.
Trong cu?c s?ng hàng ngày, ?àn ông v?n là nhân v?t ch? ch?t trong gia ?ình r?t ???c kính tr?ng mà tác ph?m Muk Sruh Palei th??ng nh?c ??n. Ng??i ?àn ông Ch?m không bao gi? lo vi?c b?p núc hay ch?m sóc con cái, nh?ng th??ng ?n trên m?m c?m v?i b?n bè trong khi ?ó ng??i v? ch? ch? ?n nh?ng ?? còn th?a th?i trong bu?i ti?c. Ng??i ?àn ông Ch?m bao gi? gi? ti?n c?a, nh?ng có quy?n ?i ch?i và nh?u nh?t v?i b?n bè không c?n h?i ý ki?n v? c?a mình, v.v. D?a vào hình thái t? ch?c xã h?i này, các nhà nghiên c?u cho r?ng dân t?c Ch?m theo ch? ?? "m?u h?" nh?ng "ph? quy?n".
Ch? ?? m?u c?
Dân t?c Ch?m là c?ng ??ng t?c ng??i theo “ch? ?? m?u c?” (matrilocal), ám ch? cho hình thái t? ch?c xã h?i trong ?ó l? c??i di?n ra t?i gia ?ình c?a cô dâu và ng??i ?àn ông ti?p t?c ? l?i trong gia ?ình c?a ng??i v? c?a mình sau ngày ?ám c??i.
?ây là hình thái xã h?i th??ng áp d?ng cho nh?ng dân t?c nói ti?ng Mã Lai ?a ??o theo ch? ?? m?u h? hay ph? h?. Thí d? ?i?n hình, ng??i H?i Giáo Mã Lai theo ch? ?? ph? h?, nh?ng l? c??i th??ng di?n ra t?i t? gia c?a ng??i ?àn bà và c?p v? ch?ng th??ng xây d?ng cu?c s?ng trong thôn làng c?a ng??i v?. Chính vì th?, ng??i ta g?i ng??i Mã theo ch? ?? “ph? h?” nh?ng “m?u c?”.
Ch? ?? m?u quy?n
Ch? ?? m?u quy?n (matriarcal) là m?t hình thái t? ch?c xã h?i trong ?ó ng??i m? n?m toàn quy?n làm ch? gia ?ình, lãnh ??o chính tr?, ?i?u hành xã h?i, ki?m soát tài s?n. Ng??i ?àn ông ch? là nhân v?t ph? thu?c trong t? ch?c gia ?ình và xã h?i. ?ây là th? ch? ?ã t?ng x?y ra d??i th?i th??ng c?, nh?ng không còn t?n t?i trong th? k? th? 21 này ngo?i tr? dân t?c b?n ??a Iroquois ? phía b?c Châu M? là c?ng ??ng duy nh?t trên th? gi?i theo ch? ?? “m?u quy?n”.
Ch? ?? m?u h? nhìn qua t? li?u hoàng gia Champa
Tài li?u hoàng gia Champa là v?n b?n chính th?c c?a v??ng qu?c Champa vi?t t? 1702 ??n ngày Champa b? xóa b? trên b?n ?? vào n?m 1832, liên quan ??n th? t? c?a vua chúa, thu? má, ki?n t?ng, ??a b?, v.v. Trong t? li?u hoàng gia Champa không có c?m t? mang ý ngh?a “ch? ?? m?u h?”. Ng??c l?i t? li?u này th??ng dùng thu?t ng? “gep tuei talei kumei” ?? ám ch? cho nh?ng thành viên xu?t thân t? huy?t th?ng c?a m? n?m chung trong ngh?a trang Kut và Gahul, trong khi ?ó “gep tuei talei lakei” ám ch? cho thành viên xu?t thân t? huy?t th?ng c?a cha. N?m ch? ?? liên quan ??n ch? ?? m?u h? mà t? li?u hoàng gia Champa th??ng bàn ??n, ?ó là:
• Qui ch? tài s?n
Theo t? li?u hoàng gia Champa, ng??i m? trong gia ?ình là nhân v?t n?m toàn quy?n trên tài s?n do c?p v? ch?ng t?o d?ng sau ngày k?t hôn, t? con cái, nhà c?a, gia súc, ??t ?ai, vàng b?c, v.v. và quy?n th?a k? tài s?n này thu?c v? ng??i con gái. M?t s? gia ?ình giàu có th??ng chuy?n nh??ng cho con trai m?t s? tài s?n c?a m? ?? ?em v? nhà v?, nh?ng sau ngày t? tr?n c?a ?àn ông, ng??i v? ph?i ?em tài s?n này giao l?i cho gia ?ình c?a ch?ng mình: yah gep likei ngan hu anak lîkei nan nyu nao tok kamei lîngiw sang nan ew lac tuei talei lîkei, yah gep mada hu kaya hu hamu hu kabaw tuei adat hu brei bâ mbeng sâ matâ (h? s? P235, trang 1755). ?ây là qui ch? v? tài s?n gia ?ình mà ng??i Ch?m hôm nay v?n còn áp d?ng.
• Vai trò c? ng??i ?àn bà
T? li?u hoàng gia Champa cho r?ng ng??i ?àn bà Ch?m có trách nhi?m gi? gìn tài s?n do t? tiên ?? l?i và có ngh?a v? ch?m sóc và th? cúng nh?ng thành viên trong gia ?ình m?u h? ?ã qua ??i: adat anak Cam mang kal lîwik dahlak anak kamei daok khik bhum tanah muk kei ngan yang kut praok patrâ (trang 1754-1755).
C?ng theo t? li?u này, ng??i ?àn ông l?n lên l?p gia ?ình th??ng v? s?ng và ph?c v? cho gia ?ình bên v?. M?t khi qua ??i, ng??i v? ch? có công làm ?ám tang, r?i mang xác x??ng c?a ch?ng mình giao l?i cho gia ?ình m?u h?: daok tel harei ruak balan ruak thun ruak blaoh matai nan hadiap bâ nao jaw wek gah gep tuei talei kamei der dalam bhum tanah tuei muk kei yah anak Cam der tuei Kut yah anak banî der tuei Gahul (h? s? P235, trang 1755-1756).
Tóm l?i, vai trò c?a ng??i ?àn bà nhìn qua t? li?u hoàng gia Champa không có s? khác bi?t v?i vai trò c?a ng??i ?àn bà Ch?m hôm nay.
• Vai trò c?a ng??i ?àn ông
Theo t? li?u hoàng gia Champa, ng??i ?àn ông là t?p th? n?m toàn quy?n trong h? th?ng t? ch?c chính tr?, quân s?, hành chánh và xã h?i. Trong ngày ?ình ?ám và l? h?i, ng??i ?àn ông lúc nào c?ng “ng?i trên, ?n tr??c” trong khi ?ó ?àn bà lo d?n chén n?u c?m. ?ây là phong t?c c?a xã h?i m?u h? Ch?m truy?n th?ng v?n còn l?u hành cho ??n hôm nay.
• Qui ch? Kut và Gahul
Theo t? li?u hoàng gia Champa, t?t c? thành viên dù nam hay n? xu?t thân t? huy?t th?ng c?a m? (gep tuei talei kumei) sau ngày t? tr?n dù b?t c? ? ?âu, ph?i tr? v? ngh?a trang c?a m?, g?i là Kut dành cho ng??i Ch?m Ahier và Gahul dành cho ng??i Ch?m Awal. ?ây là truy?n th?ng mà dân t?c Ch?m hôm nay v?n còn áp d?ng.
• Qui ch? v? lo?n luân (cuang agam)
Theo t? li?u hoàng gia Champa, lo?n luân (cuang agam) là hành vi tình d?c gi?a nh?ng thành viên phát xu?t t? huy?t th?ng c?a m? (gep tuei talei kumei) n?m chung trong ngh?a trang Kut hay Gahul. Tài li?u hoàng gia nh?n m?nh r?ng, lo?n luân (cuang agam) là ?i?u c?m k? trong xã h?i Ch?m, ???c xem nh? m?t t?i ph?m mà lu?t pháp Champa có nh?ng ?i?u kho?n tr?ng tr? vô cùng nghiêm kh?c, tu? theo tr??ng h?p.
M?i l?n có v? án lo?n lu?n, chính quy?n Champa th??ng ??a nh?ng ng??i b? k?t t?i ra xét x? ?? ?ánh giá th? nào là nguyên nhân c?a bi?n c? tr??c khi ??a ra qui lu?t tr?ng ph?t t?i ph?m. Hình s? dành cho t?i lo?n luân trong xã h?i Ch?m th?i ?ó r?t ?a d?ng, tùy theo hoàn c?nh, t? hình ph?t dùng roi ?? tra t?n, t?ch thu tài s?n, ?ày hai t?i ph?m nam và n? ??n s?ng bi?t l?p ? hai ??a ??u biên gi?i c?a v??ng qu?c, cho ??n t?i t? hình.
D??i th?i Pháp thu?c, lo?n luân c?ng là ?i?u c?m k? g?t gao trong xã h?i Ch?m. D??i th?i Vi?t Nam C?ng Hòa, không ai giám vi ph?m t?i lo?n luân vì xã h?i Ch?m th?i ?ó có tòa án phong t?c riêng c? c?p thôn, xã và Huy?n ?? tr?ng ph?t nh?ng hành vi này.
Sau n?m 1975, h? th?ng t? ch?c gia ?ình và xã h?i Ch?m truy?n th?ng hoàn toàn b? x?p ??. Ng??i Ch?m không còn là thành viên c?a xã h?i Ch?m n?a mà là công nhân c?a ch? ?? xã h?i ch? ngh?a. K? t? ?ó, n?n lo?n lu?n b?t ??u tái hi?n trong xã h?i Ch?m mà ng??i Ch?m ch? bi?t than van nh?ng không có gi?i pháp ngân c?m hành vi lo?n lu?n này.
Theo Champaka.info
0 Rating
431 views
0 likes
0 Comments
Read more
.
?? ch??ng trình có ???c nh?ng thành qu? t?t l?n này. BTC vô cùng c?m ?n anh Admin website www.NguoiCham.com, anh Th?ch Ng?c Xuân và anh Bá Trung Thi?u (fb: Inrachahya) r?t nhi?u. Chúc các anh s?c kh?e và g?t hái ???c nhi?u thành công trong cu?c s?ng.
_____
Cu?i cùng thì th?i h?n c?a cu?c thi "Sap Adaoh Urang Cam" - Gi?ng Hát Vàng Ng??i Ch?m l?n I ?ã k?t thúc.
C?m ?n các b?n ?ã ?ng h? và ??ng hành cùngwww.NguoiCham.com. Nay BTC xin công b? th? h?ng các video tham d? nh? d??i ?ây. Chú ý là m?i thành viên ch? nh?n ???c 1 trong các gi?i nh?t nhì ba, cho nên thành viên qmKhang ch? nh?n ???c duy nh?t 1 gi?i m?c dù các video c?a b?n tham gia cu?c thi có nh?n ???c s? ?i?m cao:
1. 1 gi?i nh?t tr? giá 1.000.000 VND dành cho video "Karei Jalan" c?a thành viên qmKhang. Video này ?ã ??t 5 sao qua 4 l?n ch?m (4 Ratings).
2. 1 gi?i nhì tr? giá 500.000 VND dành cho video "Liên Khúc Nh?c Ch?m" c?a thành viên Phú Tu? N?ng. Video này ??t 4 sao qua 3 l?n ch?m (3 Ratings).
3. 1 gi?i ba tr? giá 350.000 VND dành cho video "Praong Kluw Thun" c?a thành viên Javy Tabeng. Video này ??t 4 sao qua 3 l?n ch?m (3 Ratings).
4. 1 gi?i phong cách trình bày ?n t??ng tr? giá 200.000 VND dành cho video "Liên Khúc Nh?c Ch?m" c?a thành viên Phú Tu? N?ng.
5. 7 gi?i khuy?n khích, m?i gi?i tr? giá 200.000 VND giành cho video c?a các b?n Tri?u Huy, Luu Thi Thai Binh, Tu Cong Khanh, Janot Baoh Bini, Ikan & Rama, Qu?c Du?n, Truong Van Vay.
BTC s? trao gi?i cho các b?n vào lúc 8:00 AM ngày 20/02/2015 t?i nhà b?n Inra Jaka palei Caklaing (làng M? Nghi?p). Mong các b?n ??n s?m và ?ông ?? nhé!
Các chi ti?t liên quan khác, các b?n có th? liên l?c v?i Ikan di Ram trên www.NguoiCham.com ho?c trên Facebook ho?c qua s? ?t 0937552984.
Tuy gi?i th??ng l?n này khiêm t?n nh?ng s? là m?t cú hích quan tr?ng cho vi?c sáng tác hay trình bày nh?ng ca khúc Ch?m thêm nhi?u nét m?i l?. R?t mong nh?n ???c nhi?u ý ki?n ?óng góp c?a các b?n g?n xa ?? cho Cu?c thi t? ch?c l?n sau ???c hoàn thi?n h?n. Chân thành c?m ?n các b?n.
NguoiCham Team.
_____
- Thông tin chi ti?t v? cu?c thi "Sap Adaoh Urang Cam" - Gi?ng Hát Vàng Ng??i Ch?m l?n I: http://www.nguoicham.com/blog/1699/
- Hình ?nh v? cu?c thi ???c c?p nh?t ? ?ây: Album Sap Adaoh Urang Cam
_____
?i?m s? c? th? c?a các video tham gia:
*****5sao:
_"Karei Jalan" - qmKhang (4 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1035/karei-jalan-jatram-ft-??i-vàng/
_"Adei Kamei Pamblap" - qmKhang (3 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1033/adei-kamei-pamblap-ng?c-t?o-ft-jatram-ft-??i-vàng/
_"G?p Em ?êm H?i Ramawan" - qmKhang (3Ratings):http://www.nguoicham.com/video/983/9-g?p-em-?êm-h?i-ram?wan-offcial/
_"Jamji Mayut Mayau" - qmKhang (2 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1034/jem-ji-mayut-mayau-ng?c-tuy?t-ft-jatram-ft-??i-vàng/
****4sao
_"Liên Khúc Nh?c Ch?m" - Phú Tu? N?ng (3 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/998/liên-khúc-nh?c-cham/
_"Praong Kluw Thun" - Javy Tabeng (3 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1002/praong-kluw-thun/
_"B?n N??c Tình Yêu" - Tri?u Huy (3 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/992/b?n-n??c-tình-yêu-tri?u-huy/
_"Pabung Sang Hueng Mal" - Luu Thi Thai Binh (3 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1028/d?-thi-bài-hát-ti?ng-ch?m-hay-nh?t-t?i-ng??i-ch?m-com/
_"Adei Klak Saai Khing Lakei" - Tu Cong Khanh (2 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1001/adei-cak-ai-king-kay/
_"Pan Tangin Ngap Mada Bengsa" - Janot Baoh Bini (2 Ratings): http://www.nguoicham.com/video/995/pan-tangin-ngap-mâda-bengsa/
_"Bhum Adei" - Ikan & Rama (1 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/993/cham-song-bhum-adei-ikan-rama/
_"T?n T?o Nuôi Con ?i H?c" - Qu?c Du?n (1 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1037/t?n-t?o-nuôi-con-?i-h?c-version-acoustic/
_"Quê Em" - Qu?c Du?n (1 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1038/quê-em-version-acoustic/
***3 Sao:
_"Bhum Adei" - Tu Cong Khanh (3 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1015/nh?c-ch?m-bhum-adei_-quê-em-mi?n-cát-tr?ng/
_"Bhum Adei" - Truong Van Vay (2 Ratings):http://www.nguoicham.com/video/1016/bhum-adei/
0 Rating
243 views
1 like
0 Comments
Read more
(Cinet – DTV) - Lễ hội truyền thống Po Nai của người Chăm (Ninh Thuận) được tổ chức nhằm cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…
Hàng năm, người Chăm hành hương lên núi Chà Bang để làm lễ cúng Po Nai. Núi Chà Bang gắn liền với truyền thuyết kén chồng của công chúa Po Nai - con gái út của vua Po Rome, có sắc đẹp chim sa cá lặn. Vua Po Rome muốn tạo sự bang giao gần gũi với tộc láng giềng, nên quyết định gả Po Nai cho chàng trai Raglai là Po Kei Maw tài giỏi, khôi ngô, tuấn tú. Không chịu kết hôn, công chúa Po Nai bỏ lên núi tu hành. Yêu Po Nai, chàng Po Kei Maw quyết tâm đi tìm. Qua nhiều tháng lội đèo leo núi không tìm thấy công chúa, Po Kei Maw tức giận lấy nỏ thần bắn lên ngọn núi - nơi công chúa trú ẩn, khiến ngọn núi nứt làm đôi. Từ đó, đến nay người Chăm gọi núi là “cek Cambang”, có nghĩa là núi hình dáng như cây nạng. Po Nai được người Chăm thờ phụng trên núi Chà Bang với biểu tượng Linga - Yoni bằng đá đen óng ánh.
Lễ hội Po Nai được tổ chức từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Lễ hội chia thành hai phần, gồm lễ nghi tôn giáo và lễ nghi theo tín ngưỡng dân gian.
Phần đầu của lễ hội, các chức sắc Bani làm lễ trong hang đá trên đỉnh núi từ 12h đến 13h. Đây là giờ hành lễ thứ ba trong 6 giờ hành lễ quan trọng của người Chăm. Một tín đồ chỉ được dâng 3 miếng trầu têm. Khi kết thúc lễ cầu kinh, họ trở lại nơi thờ tự để tổ chức lễ hội dân gian.
Lễ hội tín ngưỡng dân gian do ông Ka-ing (vũ sư) làm chủ lễ. Ban hành lễ bao gồm ông Maduen, ông Ka-ing và các nghệ nhân sử dụng nhạc cụ truyền thống như trống gineng, kèn saranai, ceng. Lễ vật gồm hoa quả đủ loại, mía, xôi, đường, ngoài ra còn có nước, trứng, trầu cau để khấn các vị thần khác.
Vào lễ, ông Maduen, ông Ka-ing làm phép tẩy uế thân thể, mặc lễ phục, làm động tác thỉnh nước thánh, làm lễ tắm tượng và mặc lễ phục cho tượng Po Nai. Sau đó lễ vật được dọn ra để cầu khấn. Khi ông Maduen hát thánh ca mời các vị thần về dự lễ, ông Ka-ing rót rượu mời tín đồ chấp tay cầu nguyện sự an bình cho quê hương xứ sở.
Khi tiếng trống baranâng do ông Maduen gõ vang lên, ông Ka-ing nhịp nhàng điệu múa, vừa khoan thai vừa trầm bổng. Mỗi vị thần sẽ có một bài thánh ca, điệu trống riêng. Ông Ka-ing sẽ múa mỗi điệu múa khác nhau để dâng lên các vị thần.
Múa hầu Po Nai là điệu quan trọng của cuộc lễ. Ông Ka-ing khoác lên y phục nữ giới trắng tinh, bưng hoa quả múa nhịp nhàng, khoan thai theo điệu trống “sa gai”. Lúc này, ông Maduen hát bài thánh ca nói về quá trình tu hành của Po Nai. Lễ hội cứ thế tiếp diễn say sưa, người tham gia như bị cuốn hút vào cuộc lễ.
TH
theo vantocviet.vn
0 Rating
70 views
1 like
0 Comments
Read more
Categories
All Time
All Time
<p><strong>GÀ NHÀ ĐÁ GÀ NHÀ MỚI LÀ THƯỢNG SÁCH VÌ ĐÁ GÀ NGOÀI SẼ SỢ CHẾT</strong></p>
<p>toi that su cam thay rat that vong ve BBT CHampaka, anh LInh co y tuong tot nhng cung bi CPK do oan. toi khong hieu tai sao BBT Champaka lai di dau da het tri thuc Cham nay den tri thuc CHam no, roi bay gio den luon web Cham. La nha khoa hoc mong rang BBT Champaka nen viet cho dung su that, tim hieu ro nguon goc, nguyen nhan truoc khi viet bai de tranh truong hop dang tiec ko nen xay ra, neu ko thi CPK tu ban re chinh ban than la mang danh Khoa Hoc Ngon Luan day. Dung co vach ao cho nguoi xem lung nua.</p>
<p>Champaka sao lại để ý đến chuyện nhỏ nhặt như thế. Một bài hát hay mà có người PR nhiều mới dễ thành công. Bạn Linh cũng đóng góp không nhỏ trong việc chuyển tải bài viết này. Ủng hộ tinh thần nhiệt tình của bạn Linh. Như các bạn comment ở trên, đâu thấy chổ nào là mang dấu hiểu bạn Linh là tác giả của bài viết. Có chăng BBT Champaka hiểu lệch lạc cách đăng bài trên mạng. Chỉ góp ý nho nhỏ thôi. </p>