Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
By: On June 2, 2012
Người Việt trong quá trình mở rộng lãnh thổ và tiến về phương Nam, đã từng bước thay thế người Chăm trở thành chủ nhân của dải đất duyên hải miền Trung ngày nay.   Trong quá trình đó, người Việt đã tiếp nhận và nối tiếp các mối quan hệ thương mại, duy trì các thương cảng và phát triển nên hải thương vốn có từ thời Vương quốc Champa. Từ đó dẫn đến sự chuyển hóa từ thương cảng Chăm sang thương cảng Việt mà điển hình là thương cảng Thi Nại – Nước Mặn (Bình Định). Vijaya từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV, với vị thế là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của vương quốc Champa đã phát triển rất thịnh đạt. Những tòa thành kiên cố, những đền tháp tôn giáo, những thương cảng ven biển… đã được xây dựng. Trong một tổng thể Vijaya tương đối hoàn chỉnh ấy, thương cảng Thi Nại đã trở thành quốc cảng và là cửa ngõ quan trọng nhất hướng ra thế giới bên ngoài của Vương quốc Champa. Thương cảng Thi Nại Với vị trí nằm trên con đường hàng hải quốc tế, Thi Nại đã có mối quan hệ với nhiều khu vực trong nước và các quốc gia láng giềng. Thương cảng Thi Nại của Vương quốc Champa đã trở thành một điểm đến quen thuộc của các thương thuyền trên tuyến hải thương khu vực, đặc biệt, Thi Nại đã trở thành điểm kết nối mang tính chiến lược giữa Trung Quốc với thế giới Đông Nam và Tây Nam Á.   Đầm Thi Nại Sau hơn hai thế kỷ, Thi Nại gần như bị bỏ hoang phế, đến thời chúa Nguyễn, với chính sách cởi mở trọng thị với các thương nhân ngoại quốc đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản trong việc trao đổi hàng hóa, thương cảng Thi Nại xưa đã mau chóng phục hưng trở lại, thành một thương cảng sầm uất của vùng Đàng Trong thời bấy giờ với cái tên mới “Nước Mặn”. Thương cảng Nước Mặn hình thành đầu thế kỷ XVI, phát triển đỉnh cao trong thế kỷ XVII, nằm trên đồng bằng cuối hạ lưu sông Côn, thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nước Mặn nằm tại phủ Quy Nhơn – một phủ giàu có của Đàng Trong. Sản vật có nhiều loại như: trầm hương, tốc hương, sừng tê, vàng bạc, đồi mồi, châu báu, sáp ông, đường, mật, dầu, sơn, cau tươi, hồ tiêu, gỗ, thóc lúa… Không những thế, Phủ Quy Nhơn lại nằm gần các phủ Phú Yên, Bình Khang, Dinh Nha Trang. Sự phong phú của các sản vật tự nhiên đã mang lại nguồn hàng dồi dào, có giá trị, thu hút sự có mặt của các thương nhân, tàu buôn tại khu vực này. Nơi đây đã trở thành một cửa khẩu thương mại quan trọng trong vùng Đông Nam Á và là một thương trạm quan trọng trên “Con đường gốm sứ” ở vùng biển Tây Nam Thái Bình Dương trong thời đại Đại thương mại. Phố cảng Nước Mặn Thương cảng Nước Mặn, từ vị thế là một quốc cảng của Vương quốc Champa xưa, đã thành một thương cảng trung tâm vùng dưới thời các chúa Nguyễn Đàng Trong. Nước Mặn có vai trò quan trọng trên con đường tiến về phương Nam của các chúa Nguyễn, nắm vị thế là trung tâm kết nối với biển lục địa, giữa vùng cao nguyên trù phú với đồng bằng và vùng biển phía đông. Cũng giống như các thương cảng khác ở miền Trung, sự phát triển của thương cảng Nước Mặn gắn liền với vai trò của các thương nhân Hoa kiều. Bên cạnh đó còn có các thương nhân Nhật Bản, phương Tây. Sự hiện diện và tham gia của các thương nhân ngoại quốc đã mang lại sức sống cho không chỉ thương cảng Nước Mặn mà còn cho cả các thương cảng Đàng Trong khác như Hội An, Thanh Hà. Họ đã trở thành cầu nối hiệu quả giữa thị trường trong nước với thế giới bên ngoài.   Cảng Quy Nhơn Người Chăm và Vương quốc Champa trong lịch sử đã có sự phát triển hải thương lâu dài, được ghi nhận là một “vương quốc biển” hay “thể chế biển” điển hình trong lịch sử Đông Nam Á cổ trung đại. Từ thế kỷ XVI -XVIII đã diễn ra sự chuyển hóa từ thương cảng Chăm sang Việt với trường hợp Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn… Thương cảng Nước Mặn đã nối tiếp lợi thế vốn có từ thời Thi Nại để trở thành một thương cảng trọng yếu của xứ Đàng Trong với những sứ mệnh và vai trò lịch sử đặc biệt của mình trong việc phát triển ngoại thương và mở mang lãnh thổ người Việt về phương Nam. Lê Khiêm tổng hợp Nguồn: Đỗ Trường Giang, Sự chuyển hóa từ thương cảng Chăm sang Việt (trường hợp Thi Nại – Nước Mặn). NCĐNÁ 2008, số 8, tr. 71 – 76. Nguồn:Gulpataom.com (theo http://www.baotanglichsu.vn)
0 Rating 658 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 23, 2012
By: Do Truong Giang, National University of Singapore Mô hình của “Mạng lưới trao đổi ven sông/ riverine exchange network” của B.Bronson đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để tìm hiểu lịch sử của các vương quốc cổ ven biển ở Đông Nam Á – Srivijaya, Champa và thế giới Malay hải đảo. Khá nhiều các nhà khảo cổ học và sử học đã áp dụng mô hình này nhằm tìm hiểu về lịch sử các mối quan hệ kinh tế và xã hội của các cộng đồng cư dân thuộc vương quốc cổ Champa. Một trong những nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến W.Southworth với bài viết “Coastal state”. Những bằng chứng khảo cổ học và tư liệu điền dã đã cho thấy khả năng áp dụng mô hình của B vào nghiên cứu những hệ thống ven sông của Champa. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cũng sử dụng mô hình của B.Bronson, kết hợp với các nguồn tư liệu khảo cổ học, dân tộc học và văn hóa để khảo sát hệ thống trao đổi ven sông dọc sông Thu Bồn (vùng Amaravati của CHampa). Việc áp dụng mô hình của B vào việc nghiên cứu, đã mang tới những nhận thức mới đối với lịch sử kinh tế xã hội của cổ vương quốc Champa. Nagara Vijaya đã từng đóng vai trò là trung tâm lớn nhất của vương quốc CHampa trong một thời gian dài, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15 – trước khi bị sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt. Dựa trên cấu tạo địa hình, những tư liệu lịch sử và dân tộc học, cùng với những dấu tích khảo cổ học phân bố tại khu vực này, cũng góp phần chứng minh cho applicability của mô hình “Mạng lưới trao đổi ven sông”. Dòng sông Kon là dòng sông lớn nhất của vùng Vijaya, và các trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo của cả vùng này phân bố dọc theo dòng sông này. Sông Kon có thể được xem như là trục chính của một “riverine exchange network” ở vùng Vijaya. Thương cảng Thi Nại tọa lạc tại vùng Hạ lưu ven biển, được xem như là trung tâm kinh tế chính của vùng Vijaya, đồng thời là địa bàn sinh sống của cộng đồng các cư dân ven biển lấy hoạt động kinh tế biển làm động lực phát triển chính. Cảng Thi Nại là cửa ngõ hướng ra biển của cả vùng cao nguyên rộng lớn. Thương cảng Thi Nại có thể được xem như là điểm kết nối giữa biển với lục địa, một trạm trung chuyển, một entrepôt trung tâm của cả mạng lưới thương cảng dọc theo bờ biển của Champa. Theo mô hình của B thì Thi Nai được xem như điểm A. Dọc theo lưu vực sông Kon, vùng Vijaya có thể được phân chia ra thành ba sub-region: Vùng thượng lưu của sông Kôn, hay là vùng cao nguyên phía Tây, là quê hương của các cộng đồng cư dân miền thượng, những người sinh sống và hoạt động trong một môi trường kinh tế trọng lâm (forest-oriented). Cộng đồng cư dân ở vùng thượng lưu ấy lấy việc khai thác các sản phẩm lâm thổ sản, các nguồn hàng trù phú của cao nguyên (như trầm hương, quế, đồi mồi, sừng tê, ngà voi…) để trao đổi với bên ngoài làm hoạt động kinh tế chính của mình. Vùng trung lưu dọc theo sông Kôn, là nơi mà chính thể trung tâm của mandala Vijaya tọa lạc, cùng với đó là các công trình thành, đền tháp… mang tính chính trị, văn hóa, tôn giáo của hoàng gia. Vùng trung du với những ngọn đồi thoai thoải là nơi tọa lạc của thành Cha, thành Đồ Bàn, cũng như hệ thống dày đặc các tháp Chăm cổ còn lưu dấu ấn đến ngày nay, chứng minh rằng vùng trung lưu chính là trung tâm chính trị, tôn giáo, văn hóa của tiểu quốc/mandala Vijaya. Như vậy, một “riverine exchange network” đã được thiết lập dọc theo sông Kon. Sự thịnh vượng của thương cảng Thi Nại, cùng với đồng bằng trù phú dọc sông Kon đã góp phần làm cho Vijaya trở thành một mandala lớn nhất và thống trị các mandala khác trong vương quốc cổ Champa (thế kỷ 10-15). Trong bối cảnh, mỗi một mandala đều có một riverine exchange network, thì Vijaya riverine exchange network chắc chắn có những mối liên hệ chặt chẽ với các mạng lưới khác (các điểm A’) và cũng luôn trong tình trạng cạnh tranh để giành vị thế tối cao. Mạng lưới dọc theo sông Thu Bồn của vùng Amaravati, mạng lưới dọc sông Ba của vùng Kauthara và mạng lưới dọc theo sông P ở vùng Panrang có thể được coi như là những riverine network đối thủ cạnh tranh của Vijaya. Các ghi chép còn lưu lại trên bia ký cho chúng ta bằng chứng rõ rang về việc Rulers in Vijaya thường xuyên đánh phá mạng lưới của vùng Panran. Trong lịch sử của nagara Vijaya và mandala Champa, ngoại thương luôn đóng một vị thế vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc thiết lập các mối quan hệ với các trung tâm kinh tế vùng – liên vùng, và dự nhập vào mạng lưới giao thương quốc tế được coi như một ư tiên hàng đầu của các mandala Champa. Trung Quốc, Đại Việt và Java có thể được coi như là những điểm X, những trung tâm kinh tế lớn bên ngoài lãnh thổ mandala Champa, đồng thời có những tác động sâu sắc tới sự phát triển của Champa. Như vậy, có thể thấy là, mô hình của B thực sự có đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu lịch sử kinh tế-xã hội của thế giới Đông Nam Á Hải đảo nói chung, lịch sử vương quốc CHampa nói riêng – hay thậm chí là lịch sử của các mandala trong vương quốc CHampa. Việc áp dụng mô hình của B, sử dụng các nguồn tư liệu thực địa, khảo cổ, lịch sử, dân tộc học, và nghiên cứu trong một bối cảnh khu vực rộng lớn hơn của thế giới hải đảo, có thể mang lại cho chúng ta những nhận thức mới và hữu ích về cổ sử vương quốc Champa. Mô hình của “Mạng lưới trao đổi ven sông/ riverine exchange network” của B.Bronson đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để tìm hiểu lịch sử của các vương quốc cổ ven biển ở Đông Nam Á – Srivijaya, Champa và thế giới Malay hải đảo. Khá nhiều các nhà khảo cổ học và sử học đã áp dụng mô hình này nhằm tìm hiểu về lịch sử các mối quan hệ kinh tế và xã hội của các cộng đồng cư dân thuộc vương quốc cổ Champa. Một trong những nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến W.Southworth với bài viết “Coastal state”. Những bằng chứng khảo cổ học và tư liệu điền dã đã cho thấy khả năng áp dụng mô hình của B vào nghiên cứu những hệ thống ven sông của Champa. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cũng sử dụng mô hình của B.Bronson, kết hợp với các nguồn tư liệu khảo cổ học, dân tộc học và văn hóa để khảo sát hệ thống trao đổi ven sông dọc sông Thu Bồn (vùng Amaravati của CHampa). Việc áp dụng mô hình của B vào việc nghiên cứu, đã mang tới những nhận thức mới đối với lịch sử kinh tế xã hội của cổ vương quốc Champa. Nagara Vijaya đã từng đóng vai trò là trung tâm lớn nhất của vương quốc CHampa trong một thời gian dài, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15 – trước khi bị sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt. Dựa trên cấu tạo địa hình, những tư liệu lịch sử và dân tộc học, cùng với những dấu tích khảo cổ học phân bố tại khu vực này, cũng góp phần chứng minh cho applicability của mô hình “Mạng lưới trao đổi ven sông”. Dòng sông Kon là dòng sông lớn nhất của vùng Vijaya, và các trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo của cả vùng này phân bố dọc theo dòng sông này. Sông Kon có thể được xem như là trục chính của một “riverine exchange network” ở vùng Vijaya. Thương cảng Thi Nại tọa lạc tại vùng Hạ lưu ven biển, được xem như là trung tâm kinh tế chính của vùng Vijaya, đồng thời là địa bàn sinh sống của cộng đồng các cư dân ven biển lấy hoạt động kinh tế biển làm động lực phát triển chính. Cảng Thi Nại là cửa ngõ hướng ra biển của cả vùng cao nguyên rộng lớn. Thương cảng Thi Nại có thể được xem như là điểm kết nối giữa biển với lục địa, một trạm trung chuyển, một entrepôt trung tâm của cả mạng lưới thương cảng dọc theo bờ biển của Champa. Theo mô hình của B thì Thi Nai được xem như điểm A. Dọc theo lưu vực sông Kon, vùng Vijaya có thể được phân chia ra thành ba sub-region: Vùng thượng lưu của sông Kôn, hay là vùng cao nguyên phía Tây, là quê hương của các cộng đồng cư dân miền thượng, những người sinh sống và hoạt động trong một môi trường kinh tế trọng lâm (forest-oriented). Cộng đồng cư dân ở vùng thượng lưu ấy lấy việc khai thác các sản phẩm lâm thổ sản, các nguồn hàng trù phú của cao nguyên (như trầm hương, quế, đồi mồi, sừng tê, ngà voi…) để trao đổi với bên ngoài làm hoạt động kinh tế chính của mình. Vùng trung lưu dọc theo sông Kôn, là nơi mà chính thể trung tâm của mandala Vijaya tọa lạc, cùng với đó là các công trình thành, đền tháp… mang tính chính trị, văn hóa, tôn giáo của hoàng gia. Vùng trung du với những ngọn đồi thoai thoải là nơi tọa lạc của thành Cha, thành Đồ Bàn, cũng như hệ thống dày đặc các tháp Chăm cổ còn lưu dấu ấn đến ngày nay, chứng minh rằng vùng trung lưu chính là trung tâm chính trị, tôn giáo, văn hóa của tiểu quốc/mandala Vijaya. Như vậy, một “riverine exchange network” đã được thiết lập dọc theo sông Kon. Sự thịnh vượng của thương cảng Thi Nại, cùng với đồng bằng trù phú dọc sông Kon đã góp phần làm cho Vijaya trở thành một mandala lớn nhất và thống trị các mandala khác trong vương quốc cổ Champa (thế kỷ 10-15). Trong bối cảnh, mỗi một mandala đều có một riverine exchange network, thì Vijaya riverine exchange network chắc chắn có những mối liên hệ chặt chẽ với các mạng lưới khác (các điểm A’) và cũng luôn trong tình trạng cạnh tranh để giành vị thế tối cao. Mạng lưới dọc theo sông Thu Bồn của vùng Amaravati, mạng lưới dọc sông Ba của vùng Kauthara và mạng lưới dọc theo sông P ở vùng Panrang có thể được coi như là những riverine network đối thủ cạnh tranh của Vijaya. Các ghi chép còn lưu lại trên bia ký cho chúng ta bằng chứng rõ rang về việc Rulers in Vijaya thường xuyên đánh phá mạng lưới của vùng Panran. Trong lịch sử của nagara Vijaya và mandala Champa, ngoại thương luôn đóng một vị thế vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc thiết lập các mối quan hệ với các trung tâm kinh tế vùng – liên vùng, và dự nhập vào mạng lưới giao thương quốc tế được coi như một ư tiên hàng đầu của các mandala Champa. Trung Quốc, Đại Việt và Java có thể được coi như là những điểm X, những trung tâm kinh tế lớn bên ngoài lãnh thổ mandala Champa, đồng thời có những tác động sâu sắc tới sự phát triển của Champa. Như vậy, có thể thấy là, mô hình của B thực sự có đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu lịch sử kinh tế-xã hội của thế giới Đông Nam Á Hải đảo nói chung, lịch sử vương quốc CHampa nói riêng – hay thậm chí là lịch sử của các mandala trong vương quốc CHampa. Việc áp dụng mô hình của B, sử dụng các nguồn tư liệu thực địa, khảo cổ, lịch sử, dân tộc học, và nghiên cứu trong một bối cảnh khu vực rộng lớn hơn của thế giới hải đảo, có thể mang lại cho chúng ta những nhận thức mới và hữu ích về cổ sử vương quốc Champa. Đỗ Trường Giang Nguồn : campapura.wordpress.com/
0 Rating 365 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 19, 2012
CHẾ BỒNG NGA, LÊ THÁNH TÔNGVÀ HOÀNG ĐẾ NHÀ MINH CỦA TRUNG HOA Andrew Hardy   Tại kinh đô ở Nam Kinh, ngày 25 tháng 7 năm Hồng Vũ thứ tư (1371), hoàng đế nhà Minh của Trung Hoa tiếp nhận một tấu văn cỡ lớn làm bằng vàng lá, trên khắc chữ ngoại quốc. Sau khi dịch, hoàng đế biết rằng những hàng đầu tiên của tấu văn này được đọc như sau: “Hoàng đế Đại Minh đã lên ngôi vỗ yên bốn bể. Bệ hạ như bầu trời và mặt đất bao phủ và chứa đựng muôn loài, như mặt trời và mặt trăng chiếu sáng vạn vật. Sánh với bệ hạ, A-da-a-zhe chỉ như một cọng cỏ. Bệ hạ thương kẻ hạ thần đã sai sứ ban cho thần ấn vàng và sắc phong cho thần làm vua xứ này. Thần rất biết ơn và tự hào, và sẽ như vậy mãi mãi”(1). Tác giả của tấu văn này, A-da-a-zhe, được biết đến trong lịch sử là vua Chămpa Chế Bồng Nga. Trong sắc phong 1 năm trước đó, hoàng đế đã giải thích những nguyên tắc trong mối quan hệ của họ ở tương lai: “Rõ ràng là đứng giữa thiên hạ, vỗ về bên ngoài, ta coi tất cả là như nhau. Ngươi phải chú tâm vào nhiệm vụ bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng một cách cẩn trọng và nhất quán, mãi duy trì là một chư hầu”. Với tấu văn trên, Chế Bồng Nga bắt đầu việc trao đổi thư từ với hoàng đế, kéo dài trên một phần tư thế kỷ. Đọc chúng trong biên niên sử nhà Minh, chúng ta có thể thấy Chế Bồng Nga ngày càng tăng cường thử độ nhẫn nại của hoàng đế như thế nào qua việc phá vỡ luật lệ đã được giải thích từ những năm đầu của triều đại. Một thế kỷ sau, cũng biên niên sử đó mô tả việc trao đổi thư từ khác thử độ nhẫn nại của hoàng đế, thậm chí còn căng thẳng hơn. Trong trường hợp này, không phải vua Chămpa đã phá vỡ luật lệ mà là hàng xóm của ông ở phía bắc, vua Việt Nam Lê Thánh Tông. Nguyên nhân khiến cho cả hai vị hoàng đế bực tức là những câu chuyện lịch sử nổi tiếng và có một điểm chung: cả hai đều có kết quả là quân đội của nước kia phá hủy kinh đô của một nước. Chế Bồng Nga chiếm Thăng Long trong những năm 1370; Lê Thánh Tông chiếm Vijaya (nay là Đồ Bàn, tỉnh Bình Định) năm 1471. Từ nhãn quan của triều đình Trung Hoa, bài viết này xem xét sâu hơn bối cảnh lịch sử của hai câu chuyện với mục đích đề ra một cuộc tranh luận về sự trường tồn khác thường của Thăng Long trong vai trò là thủ đô chính trị của Việt Nam, điều mà tôi coi là vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà sử học nghiên cứu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Chế Bồng Nga Trong tấu văn năm 1371, sau phần thăm hỏi được trích dẫn ở trên, Chế Bồng Nga đi thẳng vào vấn đề. Ông kêu rằng Việt Nam “đang sử dụng quân đội tấn công biên cương” và đề nghị giúp đỡ dưới dạng “vũ khí, nhạc cụ và nhạc công”. Hoàng đế đã từ chối can thiệp; với đề nghị về âm nhạc, ông khuyên Chế Bồng Nga chọn người của mình “và gửi họ tới kinh đô để học hỏi”(2). Hai năm sau, hoàng đế thiết triều cùng các quan cận thần quyết định cách xử lý liên quan đến chiến tranh giữa Việt Nam và Chămpa: “Năm trước, An Nam dâng biểu tâu rằng Chămpa đã xâm phạm biên cương. Năm nay, Chămpa hiện quả quyết rằng An Nam đã quấy rối cương vực của mình. Cả hai nước này đều phụng sự triều đình, nhưng ta chưa xác minh được bên nào đúng và bên nào sai. Hãy cử sứ thần tới hai nước này lệnh cho họ chấm dứt chiến tranh và để cho dân chúng nghỉ ngơi”(3). Năm 1377, biên niên sử ghi lại thất bại và cái chết của vua Việt Nam trong cuộc tấn công vào kinh đô Chămpa(4). Hai năm sau đó, hoàng đế vẫn tiếp tục duy trì cách tiếp cận không thiên vị đối với chiến tranh, răn đe Chế Bồng Nga bằng những lời lẽ sau: “Các ngươi phải bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng. Không được đề cập đến chuyện tranh cãi. Ngươi phải được răn rằng Hoàng thiên có thể hài lòng lẫn không hài lòng”(5). Năm 1380, thái độ căng thẳng của hoàng đế bộc lộ trong chiếu chỉ gửi vua Việt Nam: “Ai đúng ai sai ta không biết. Nếu oán giận không được xoa dịu và thù địch không được hóa giải, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Nếu ngươi nghe theo lệnh ta, chấm dứt chiến tranh và nuôi dưỡng dân chúng, điều đó sẽ được phản ảnh lên Thiên kính và ngươi rõ ràng sẽ chứng kiến sự thịnh vượng lâu dài. Nếu ngươi không theo lệnh ta và khăng khăng tiếp tục theo cách của mình, ta e rằng nó sẽ giống như đã xảy ra trong thời Xuân Thu và ngươi sẽ mang tai họa đến cho mình”(6). Vài tháng sau, chiếu chỉ của hoàng đế gửi cho Chế Bồng Nga cũng chứa đựng sự răn dạy: “Một số nước rõ ràng có khả năng hành động một cách nhân đức và do đó họ phù hợp với Thiên đạo. Những nước này sao mà không tồn tại lâu dài, con cháu kẻ cai trị sao mà không thịnh vượng? […] Nếu ngươi không làm như vậy và vẫn muốn tiến hành tấn công, năm này qua năm khác sẽ trở thành cuộc chiến tranh cay đắng. Không có cách nào để xác định ai thắng ai bại. Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”(7). Khoảng năm 1388, sự nhẫn nại của hoàng đế bị cạn kiệt. Chế Bồng Nga phái con trai của mình tới Nam Kinh với một thái độ kính trọng, đồng thời ra lệnh cho người đóng giả cướp biển để trộm đồ cống nạp cho thiên triều trên đường đến từ Campuchia. Hoàng đế hỏi: “Sao ngươi đứng đầu một nước vẫn có thể xúc phạm tàn bạo đối với Thiên tử?”(8). Sứ thần Chămpa sau đó “đã dâng cống sản phẩm địa phương để thú tội”(9). Tiếp theo, chúng ta thấy Chămpa trong biên niên sử ở mục ngày 2 tháng 12 năm 1391: Quốc sư Tao-bao Jia-zhi được phái đến từ nước Chămpa đã trình biểu chương bằng vàng và dâng cống sừng tê, nô lệ và vải vóc. Hoàng đế nói với Thượng thư Bộ Lễ rằng: “Tất cả những vật này là đồ cướp bóc. Chúng sẽ không được thu nhận!”. Trước đó, Thái sư Chămpa là Ge-sheng đã giết vua và tự lập mình làm vua. Vì vậy mà hoàng đế ra lệnh từ chối đồ cống nạp(10). Đó là quan điểm về triều đại Chế Bồng Nga từ hoàng cung đế chế Trung Hoa ở Nam Kinh. Lê Quý Đôn đưa ra một nhãn quan thẳng thắn và Việt Nam hơn về những sự kiện trong chiến dịch quân sự đầu tiên của Chế Bồng Nga: Năm Thiệu Khánh thứ 10, vua Trần Nghệ Tông (năm Tân Hợi) [tức 1371 sau CN.], tháng 3 nhuận, người nước Chiêm Thành vào cướp phá nước ta. Thuyền họ vào cửa biển Đại An [thuộc địa phận tỉnh Nam Định], rồi thẳng đến xâm phạm Kinh kỳ, đốt phá, cướp bóc rồi trở về(11). Các sự kiện vào cuối những năm 1370 và đầu những năm 1380 được tóm tắt lại như sau: Trần Phế Đế (1377 – 1388) lên ngôi thay Duệ Tông. Chỉ 6 tháng sau khi Duệ Tông tử trận, quân Chiêm “vào cửa Thần Phù (Yên Mô, Ninh Bình) rồi lên cướp phá kinh thành Thăng Long”. Không ai chống giữ được. Năm 1378, quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An rồi ngược sông Hồng lên đánh phá Thăng Long. Từ năm ấy đến 1383, nhiều trận giằng co Chiêm – Việt trên đất Nghệ An – Hà Tĩnh. Giữa năm 1383, Chế Bồng Nga lại đem quân đánh phá Thăng Long, vua ra vào Việt Nam như đi vào chỗ không người, chỉ trong mấy năm đến phá kinh đô 3 lần, làm cho vua tôi phải kinh hoàng”(12). Lê Quý Đôn cung cấp một phiên bản súc tích về kết thúc ngoạn mục của triều đại Chế Bồng Nga. Năm 1390, khi cua Chămpa bị giết trên chiến trường trong lần cuối của hàng loạt các cuộc tấn công vào kinh đô Việt Nam: “Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khắc Chân đánh phá và bị đại bại, chết ở sông Hải Triều. Còn bao nhiêu quân lính đều trở về nước họ”(13). Đọc điều này, chúng ta không ngạc nhiên về lời lẽ bực dọc của hoàng đế Trung Hoa trong những chiếu thư khác nhau gửi Chế Bồng Nga và các vua nhà Trần của Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh chiếm phần lớn thời gian của hai thập kỷ, kinh đô Việt Nam đã bị phá hủy nhiều lần, một vua Việt Nam bị giết tại cổng kinh đô Chămpa, và cuối cùng là vua Chămpa bị giết tại cổng của kinh đô Việt Nam. Vài năm sau đó, từ hậu quả không trực tiếp của những sự kiện này, Việt Nam học được sự thật cay đắng trong thành ngữ của hoàng đế về “trai và cò”. Nhà Trần nhanh chóng kết thúc và ít lâu sau, “ngư ông” triều Minh thiết lập sự cai trị trên toàn cõi Việt Nam. Lê Thánh Tông Biên niên sử ghi lại rằng ngày 15 tháng 6 năm 1471 – đúng một trăm năm sau khi việc trao đổi thư từ với Chế Bồng Nga bắt đầu – hoàng đế Trung Hoa tiếp nhận sứ thần từ vua Việt Nam là Lê Thánh Tông, được biết dưới cái tên Lê Hạo. Thông điệp của vua rất thẳng thắn: “Nước của thần rất gần với Chămpa và trong một thời gian dài, chúng thần bị nước này tấn công và hăm dọa. (…) Thần muốn tập hợp binh lính để chiến đấu, nhưng sợ rằng điều này sẽ vi phạm chỉ dụ của Thiên triều. Thần cũng muốn nhẫn nại chịu đựng sự đau khổ (…). Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thần quyết định nhẫn nại và gửi sứ kèm theo tới triều đình để kiến nghị điều này”. Tại kinh đô Trung Hoa, Thượng thư Bộ Binh không tin một câu nào trong thông điệp đó, tâu với hoàng đế rằng Lê Hạo “tham lam vô độ và trong khi ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ, hắn công khai kiến nghị yêu cầu này”. Hoàng đế viết răn đe vua Việt Nam: “Sao ngươi có thể kích động sự thù hằn, tăng cường quân đội và tham gia tấn công chống lại nhau và dành toàn bộ thời gian để khiển trách người đáng kính. […] Người phải rất, rất cẩn trọng”(14). Một năm sau, biên niên sử ghi lại thông điệp được sứ thần chămpa mang tới triều đình Trung Hoa: “Trong tháng hai năm Thành Hóa thứ bảy (tháng 2-3 năm 1471), quân đội An Nam đã tới và tấn công kinh đô của chúng thần, bắt nhà vua Bàn La Trà Toàn và gia quyến đem đi, tổng cộng hơn 50 người. Họ còn thu giữ ấn, đốt nhà cửa, giết hoặc đem đi vô số binh lính và dân thường, cả đàn ông lẫn đàn bà. Hiện nay, em trai của nhà vua Bàn La Trà Toại tạm thời nắm giữ việc quản lý các công việc của đất nước và khiêm nhường đón đợi sắc phong”. Biểu chương này được gửi tới Bộ Binh. Thượng thư Bộ Binh Bai Gui và những người khác tâu rằng: “Vào năm Thành Hóa thứ bảy (1471-72), An Nam tâu rằng Chămpa đã vượt biên giới tấn công họ, và yêu cầu triều đình rủ lòng thương bằng cách kiểm soát sự áp bức. Khi đó chúng thần cảm thấy rằng Lê Hạo đã ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ nhưng lại công khai tâu rằng hắn bị tấn công. Nay hắn đã tàn phá đất nước đó và đem vua của họ đi. Nếu hắn không bị trừng phạt, không chỉ Chămpa sẽ đánh mất lòng trung thành với Trung Hoa mà nó còn có thể khiến An Nam trở thành ngoan cố. Chúng ta cần phái người mang lệnh dụ của triều đình đến cho Hạo, đòi hắn trả vua, gia quyến và ấn tín mà họ đã cướp cho Chămpa, để hành động của hắn không gây nên thảm họa quân sự”. Lệnh của triều đình ban rằng: “Không cần phải phái người tới An Nam. Hãy đợi khi sứ thần từ An Nam đến và ban lệnh của triều đình cho hắn”(15). Vài tháng sau đó, khi sứ thần của Lê Thánh Tông đến, hoàng đế khẳng định mô tả của Việt Nam và Chămpa về các sự kiện là rất “mâu thuẫn”, dụ rằng nhà vua phải ứng xử một cách chính trực và “ngày càng tôn trọng các chuẩn mực đạo đức”(16). Tuy nhiên vào năm 1475, sứ thần Trung Hoa tới triều đình Chămpa, khi đến cảng đã bị từ chối không cho vào và phát hiện ra rằng “toàn bộ gia đình cua Chămpa đã bị An Nam đem đi và lãnh thổ Chămpa đã được đổi tên là thừa tuyên Quảng Nam”(17). Trường nhiều năm, Lê Thánh Tông tiếp tục gửi các tấu biểu không chính xác tới hoàng đế; hoàng đế tiếp tục khuyên ông “tự sửa mình” (18), cho tới ngày hoàng đế nhận được văn bản sau đây trong năm 1478. “Thủ lĩnh Chămpa Bo-long-a-ma trước đây giao hảo với đất nước của chúng thần. Vào năm thứ 11 thời Thành Hóa (1475-1476), hắn thu nhận lực lượng hải thuyền của nước Lưu Cầu bị gió đánh dạt tới đó, sai họ xâm chiếm và cướp bóc. Họ đã bị lính sơn phòng của chúng thần đánh bại. Sứ thần họ Lý nay vừa từ Thiên triều trở về và thần kính cẩn nhận chỉ dụ của triều đình, trách mắng thần đã chiếm đất Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Thần phải trình bày nghiêm túc thực tế một cách chi tiết để chứng tỏ rằng tại sao chúng thần rõ ràng không thể đã làm điều đó. Vùng đất mà Chămpa được phong không có đất đai màu mỡ. Nhà cửa ở đó có vài gia súc và ít lương thực dự trữ, làng quê thiếu dâu và đay, núi non không có vàng và đá quý, trong khi biển thiếu cá và muối. Họ chỉ có ngà voi, sừng tê, gỗ mun. Tuy nhiên, đất nước của chúng thần sản xuất ra những thứ đó nhiều hơn nhiều so với nhu cầu. Làm sao mà chúng thần có thể coi đó là những vật có giá trị? Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn. Cũng sẽ rất khó khăn cho chúng thần để canh giữ vùng đất này và chúng thần sẽ nhận được rất ít ích lợi từ đó. Sự mất mát sẽ rất lớn và lợi lộc thì ít, tai họa là rõ ràng và danh tiếng giành được là không có. Đó là những lý do khiến chúng thần không chiếm Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Nay triều đình lại dụ thần trả đất cho họ, để dòng dõi cai trị không bị tuyệt diệt. Thần kính cẩn cho rằng sứ thần của triều đình do vội vàng khó có thể tiến hành những yêu cầu chi tiết, và người Chămpa, trốn tránh loạn lạc và căm ghét đất nước của chúng thần, đã nói với sứ thần tin tức này. Lời của họ không thể tin được. Thần khiêm nhường mong rằng sứ thần của triều đình sẽ được đặc biệt gửi tới để sắp đặt lãnh thổ và phục hồi dòng họ bị đứt đoạn, để Chămpa được yên bình cả trên lẫn dưới, biên cương đất nước thần được hưởng sự nghỉ ngơi. Chămpa từ đó sẽ là bình phong của Trung Hoa và sự sắp đặt sẽ ích lợi cho các dân tộc xa xôi. Đó là mong ước lớn của thần và thần kính cẩn gửi sứ thần Nguyễn Đức Trinh tới tâu lên điều này”(19). Tiếp theo vài tháng sau là tin tức từ Zhai-ya-ma-wa-an đề nghị sắc phong là vua của Chămpa. Sứ thần của ông tâu lên hoàng đế rằng “Người An Nam đã trả cho thần vùng đất ở biên giới phía nam của nước họ để thần cai quản. Thần đã tái lập đất nước, nhưng e sợ quyền lực của Hoàng thiên, không muốn nhận vương hiệu cho chính mình, đặc biệt phái sứ thần dâng biểu xin sắc phong”. Hoàng đế nhà Minh đồng ý với đề nghị này, chấp nhận thực tế tình trạng mới của Chămpa. Tuy nhiên vào năm 1481, một lần nữa, chúng ta lại thấy ông phản đối Lê Thánh Tông về sự chiếm đoạt của Việt Nam: “Việc này như thể ngươi không biết hay không thấy điều gì đã xảy ra sau khi cha ông ngươi tham gia vào các cuộc tấn công trả thù chống Chămpa” (20). Quan thanh tra của các tỉnh miền Nam Trung Hoa gợi ý phái quân đội triều đình đến chống Lê Thánh Tông để “trừng phạt tội lỗi”: tuy nhiên, quan thanh tra này bị nghi là hành động vì tham vọng cá nhân và sau đó đã bị trừng phạt (21). Vào năm 1481, sự quở trách nặng hơn từ kinh đô Trung Hoa đến Thăng Long: “Trong những năm trước, ngươi kiến nghị rằng tất cả đất đai của Chămpa bị các thủ lĩnh địa phương của nước này tranh giành chia ra và chiếm cứ. Nay xem xét cáo buộc của Gu-lai, rõ ràng là nước của ngươi đã chiếm đất và đẩy họ đi chỗ khác. [...] Sao ngươi có thể muốn che đậy sự xấu xa và tỏ vẻ có đạo đức, che giấu tội lỗi của chính mình, ở trên thất bại trong việc duy trì lòng trung thành của một người phụng sự bề trên, ở dưới thất bại trong việc duy trì mối quan hệ tốt với các nước láng giềng. [...] Nếu ngươi tiếp tục giả dối và bất lương, răn rằng Thiên đạo mang lại thịnh vượng cho người tốt và tai họa cho kẻ xấu” (22). Răn đe cuối cùng được ban bằng miệng cho sứ thần năm 1490: nếu cương giới không được tôn trọng, “Triều đình sẽ lập tức nổi giận và binh lính Thiên triều sẽ phá hủy lãnh thổ của người giống như những sự kiện trong thời Vĩnh Lạc (1403 – 1424). Liệu ngươi có thể không hối lỗi” (23). Trong khi biên niên sử ghi lại khởi hành của một sứ thần “vô cùng sợ hãi”, không chắc rằng cảm xúc như vậy đã được cảm thấy tại hoàng thành ở Thăng Long khi sứ thần trở về. Hai thập kỷ đã trôi qua kể từ khi kinh đô Chămpa sụp đổ và gần 3 thập kỷ sẽ qua trước khi cái chết của lê Thánh Tông được ghi trong biên niên sử Trung Hoa năm 1498” (24). Tại một thời điểm trong giai đoạn này, biên niên sử ghi lại tuyên bố quan trọng sau đây của hoàng đế: Xem xét An Nam, ta coi nó cũng giống như ngoại quốc. Mỗi khi nó phạm luật hay kháng lệnh, ta khoan dung tha thứ nó. Công khai, chứng tỏ vẻ trung thành và kính trọng, nhưng ngấm ngầm chúng xảo quyệt và khôn lỏi. Tuy nhiên, hành động của chúng không thể che giấu được. Binh pháp có nói: “Không được giả định rằng kẻ địch sẽ không tới. Dựa vào phòng thủ của mình để bảo vệ chống lại chúng” (25). Sự phòng thủ của Trung Hoa được tăng cường thích đáng dọc biên giới phía nam. Nhưng không có đội quân Trung Hoa nào từng có ý định vượt biên giới vào Việt Nam. Thảo luận Vào cuối thế kỷ XIII, kinh đô Việt Nam bị quân đội từ phía nam cướp phá. Cuối thế kỷ XIV, kinh đô này không bị quân đội từ phía bắc cướp phá. Từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV, kinh đô Việt Nam đã nhiều lần rơi vào tay quân xâm lược nước ngoài. Mặc dù vậy, nó vẫn là kinh đô của đất nước trong nhiều thế kỷ sau. Trái lại, vào cuối thế kỷ XIV, sự sụp đổ của kinh đô Chămpa đã dẫn đến sự chấm dứt của vương quốc Chămpa. Có thể thấy khá rõ về những sự kiện lịch sử khá nổi tiếng. Nhưng chúng ta học được điều gì của Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông, về lịch sử của Thăng Long? Theo quan điểm của tôi, chúng ta có thể vạch hai đường tìm hiểu từ các câu chuyện trên để định hướng suy nghĩ của chúng ta về Thăng Long. Cả hai đều được dẫn dắt bởi một câu hỏi lịch sử quan trọng nêu ra từ di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Câu hỏi này có thể được nêu ra theo hai cách. Thứ nhất, tại sao kinh đô của Việt Nam lại duy trì ở đúng một chỗ trong một giai đoạn dài như vậy? Thứ hai, tại sao kinh đô của Việt Nam lại chuyển vào miền Trung ở cuối giai đoạn này (đến Huế vào đầu thế kỷ XIX)? Giúp chúng ta nghĩ về câu hỏi này, các nhân tố tổ chức hành chính, bối cảnh khu vực và sự phát triển kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Thăng Long không thể được hiểu chỉ đơn giản bằng việc nghiên cứu riêng Thăng Long. Bối cảnh mà tôi muốn nêu ra để chúng ta xem xét ở đâu là bối cảnh nổi lên từ mối quan hệ lâu dài giữa Chămpa và Việt Nam. Khác biệt chủ yếu giữa Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông là mục đích tấn công của người này vào kinh đô của người kia. Một mặt, chúng ta không có cứ liệu cho thấy rằng Chế Bồng Nga có ý định chiếm cứ Thăng Long: mục tiêu của ông trước tiên là quân sự, thứ đến là cướp bóc, là giả thuyết có khả năng nhất. Nếu ông thực sự có tham vọng chiếm cứ, ông thiếu mô hình chính trị và cấu trúc hành chính cần thiết để đảm bảo sự lâu bền của lãnh thổ chiếm được. Mặt khác, mục tiêu của Lê Thánh Tông là rõ ràng trong thư từ của ông với hoàng đế Trung Hoa. Chúng ta hãy xem xét đoạn văn sau trong biểu chương của ông năm 1475, nhớ đọc nó với nhận thức về phong cách hoàn toàn không trung thực trong trao đổi thư từ của ông với Thiên triều trên danh nghĩa: “Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn”. Những tuyên bố này không chính xác – lịch sử đã chứng minh điều đó – vừa dường như vua Việt Nam biết rằng chúng không trung thực. Văn bản này quả thật ẩn chứa giải thích rằng vua Việt Nam bị thúc đẩy bởi ham muốn chiếm đoạt những thứ đắt giá mà ông tỏ ra coi thường: ngà voi, sừng tê, gỗ mun trong hệ thống buôn bán mà nền kinh tế liên quốc thời đó dựa vào. Và ông biết rõ răng trong tay nông dân Việt Nam, ngay cả đất đai bạc màu của Chămpa cũng có thể sản xuất ra lúa gạo. Xét như vậy, ta không thể bỏ qua cấu trúc kinh tế – xã hội tương ứng của Chămpa vận hành một hệ thống kinh tế – xã hội theo hướng đông – tây mang tính dịch chuyển cao qua các địa hình khác nhau, dựa rên buôn bán được thực hiện trên một phạm vi trải dài: điều này cũng cung cấp nền tảng kinh tế cho hệ thống chính trị mang tính liên kết của nó. Hệ thống kinh tế – xã hội Việt Nam kém dịch chuyển hơn, dựa trên nông nghiệp trồng lúa, ủng hộ hệ thống chính trị có cấu trúc trung tâm và phân cấp: định hướng địa lý bắc – nam là một chức năng của khả năng tái tạo mô hình kinh tế và hành chính, thực hiện bởi những cuộc di dân vừa là binh lính vừa là nông dân trên một địa hình duy nhất: vùng đất thấp phù hợp với canh tác ruộng nước. Những cấu trúc đối lập này có các hệ quả sau: sự dịch chuyển và đa dạng của mô hình Chămpa đã tạo nên sự giàu có, được đầu tư vào việc phát triển một loạt các trung tâm cố định mang tính biểu tượng về chính trị (các đô thị lớn, tất nhiên và cả Mỹ Sơn, khu thánh địa của triều đình). Tuy nhiên, mô hình này không đòi hỏi sự mở rộng lãnh thổ thống nhất. Sự không dịch chuyển và thống nhất của mô hình Việt Nam tạo ra ít của cải hơn: không có các đô thị mà là xã hội của các làng được nối với nhau bằng hệ thống hành chính lỏng lẻo nhưng mang tính trung tâm và đẳng cấp. Quan trọng nhất là những làng này có khả năng tự tái tạo, vừa theo mạng lưới di dân tự phát, vừa đáp ứng yêu cầu chủ động của chính quyền. Chămpa là một nền văn minh dựa trên mô hình đa cực trong phát triển đô thị và chính trị. Trái lại, trong mô hình đơn cực của Việt Nam, nếu Thăng Long coi nó là trung tâm của đế chế, đế chế mà nó cai quản là một đế chế của các làng. Tuy nhiên chính mối quan hệ giữa các làng với kinh đô đơn cực – dàn xếp thông qua các cấp hành chính trung gian – duy trì sự ổn định của kinh đô và tính năng động bảo thủ của xã hội làng. Thuật ngữ “năng động bảo thủ” là rất quan trọng, bởi sự năng động của sự tái tạo làng một quá trình trên hết là tái tạo: tại những nơi khác, làng tìm cách tái tạo chính nó, các cấu trúc cơ bản của làng, mô hình quan hệ với chính quyền trung ương, trong phản ứng với thách thức từ việc thích nghi với địa kinh tế của một môi trường mới. Tôi không phải là người xem xét các khía cạnh chính trị và văn hóa của cái có thể được gọi là “chủ nghĩa bảo thủ triệt để”: khuynh hướng tái tạo cấu trúc của quyền lực trung ương tại cùng một chỗ. Trong khi cấu trúc kinh tế – xã hội và văn hóa chính trị đóng một vai trò quan trọng trong cách các sự kiện diễn ra, chúng ta cũng cần tìm những cách giải thích lịch sử đối với các sự kiện của lịch sử. Tôi muốn nêu rằng một trong những cách giải trí lịch sử đối với sự lâu bền của đời sống Thăng Long như là một kinh đô có thể được tóm tắt lại trong câu hỏi sau đây: tại sao sau đóng góp ngoạn mục mở rộng biên cương đất nước, Lê Thánh Tông cai trị toàn bộ lãnh thổ quốc gia? Chỉ vài năm sau cái chết của ông, và trong khoảng hai thế ỷ, Việt Nam bị chia ra thành hai triều Nam – Bắc: đất nước được sự cai quản từ hai kinh đô. Sau khi thống nhất, Thăng Long đã mất vị trí kinh đô của nó cho Huế. Câu trả lời của tôi là ở giai đoạn Đàng Trong – Đàng Ngoài, vị trí kinh đô của Thăng Long phụ thuộc vào sự thành công của cấu trúc phòng thủ được các chúa Nguyễn xây dựng trong thế kỷ XVII tại tỉnh Quảng Bình. Thêm vào đó, sự thành công của Lũy Thầy và thành tũy liên quan tạo nên một trong những điều kiện cần thiết cho quá trình Nam tiến của Việt Nam. Hai quá trình này liên quan đến nhau: vấn đề kinh đô và vấn đề mở rộng biên cương. Với sự chiếm đóng lãnh thổ Chămpa, liệu một triều đình đóng tại Hà Nội xa xôi có khả năng tạo ra những điều kiện cần thiết cho quá trình mở rộng biên cương về phía nam? Có thể có. Liệu quá trình này có khuyến khích kinh đô chuyển vào phía nam? Có thể không. Cả hai câu hỏi chỉ là giả thuyết và phi lịch sử. Nhưng chúng đáng được hỏi, bởi câu trả lời lịch sử có thể được đưa ra. Thứ nhất, do Việt Nam bị chia ra trong giai đoạn quan trọng của quá trình nam tiến, sự mở rộng này được tạo thuận lợi bởi những cách tân của triều đình các chúa Nguyễn đóng tại kinh đô ở Phú Xuân. Thứ hai, do Việt Nam bị chia ra trong giai đoạn mở rộng, kinh đô triều Lê không thể di chuyển vào Nam. Hai chứng cứ mà tôi dùng để kết thúc thảo luận này ủng hộ cách giải thích trên về các sự kiện. Chứng cứ thứ nhất là việc chuyển kinh đô vào Huế do ông vua sáng lập triều Nguyễn: đây gần như là phản ứng không tránh khỏi với chiến thắng tối hậu trong cuộc chiến với Tây Sơn, dựa trên sức mạnh của họ Nguyễn ở phía nam của đất nước. Chứng cứ thứ hai đưa ta lại xem xét về lịch sử của hai kinh đô trong thế kỷ XIII và XIV liên quan ở trên. Trong những năm 1370, chúng ta thấy kinh đô Việt Nam bị quân Chămpa tàn phá. Trong những năm 1470, chúng ta thấy quân Việt Nam tàn phá kinh đô Chămpa. Như biên niên sử triều Minh thuật lại, tất cả những sự kiện này đều được triều đình phương Bắc giám sát chặt chẽ. Nhưng hoàng đế nhà Minh quan sát từ đâu? Khi chúng ta xem xét số phận hai kinh đô của Chămpa và Việt Nam, chúng ta cũng phải nắm trong đầu lịch sử của kinh đô Trung Hoa trong giai đoạn này. Vào năm 1421, kinh đô Trung Hoa chuyển từ Nam Kinh lên Bắc Kinh. Nguyên bản: The History của Thăng Long in Regional Context: Chế Bồng Nga, Lê Thánh Tông and Chinas Ming Dynasty Emperor, 2008. Nguyễn Thị Hồng Hạnh dịch   CHÚ THÍCH: (1) Geoff Wade, dịch, Southeast Asia in the Minh shi-lu: an ope
0 Rating 674 views 0 likes 0 Comments
Read more
Nếu G. Coedes trước đây (1944) đã thành công tổng hợp các thành quả nghiên cứu khảo cổ, sử học của các học giả về các vương quốc Ấn Độ hóa ở Đông Nam Á để cho ta một công trình có tầm vóc với cái nhìn toàn cảnh về lịch sử và sự liên hệ của các nước trong vùng, trở thành một cuốn sách (16) tham khảo gối đầu giường cho tất cả những nhà nghiên cứu thì những công trình của Inrasara về văn học Chăm cũng đã thành công tương tự trong lãnh vực văn học. Nguyễn Đức Hiệp(Sydney, Australia) Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, ngoài những khám phá các di chỉ khảo cổ mới quan trọng ở Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam, đã có những công trình nghiên cứu đáng kể về nền văn minh Chăm được xuất bản, nối tiếp truyền thống nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc của các nhà sử học và khảo cổ người Pháp thuộc trường Viễn đông Bác cổ vào những năm đầu đến giữa thế kỷ 20. Các công trình này cho ta hiểu rõ thêm về lịch sử và văn hóa của dân tộc Chăm ở Việt Nam. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển tìm hiểu một nền văn minh cổ bản sứ, rực rỡ và rất đặc thù ở Đông Nam Á. Có thể liệt kê một vài kết quả gần đây trong nhiều công trình nghiên cứu mà tôi cho là đáng ghi nhận. Ở ngoài nước hiện nay có các học giả  như A. Hardy, I. Glover, M. Yamagata, P.  Zolese, Po Dharma, E. Guillon, G. Wade, A. Schweyer, W. Southworth, M. Vickery (6)(7)(8)(9)(20)(21).  Guillon (10) đặc biệt cho ta thấy ảnh hưởng và sự liên hệ của nghệ thuật ở bắc Champa (Thừa thiên, Quảng Trị) qua các tượng bồ tát Avalokitesvara Phật giáo Đại thừa trải rộng đến nghệ thuật ở thung lũng Chin và Mun (bắc Thái), nghệ thuật Môn Dvaravati (Miến Điện và trung Thái Lan) và nghệ thuật ở Vân Nam. Levin (18) cho thấy qua sự khám phá năm 2001 ở Khương Mỹ (Quảng Nam) các nền của ba đền và điêu khăc ở chân nền tả các cảnh từ câu truyên thần thoại Ramayana Ấn độ mà trong đó có cảnh về sự đối chọi giữa Ravana và Sila ở vườn Asoka. Cảnh này chưa bao giờ được thể hiện trong nghệ thuật điêu khắc đền ở Đông Nam Á và Nam Ấn. Vì thế Levin cho là sự sắp loại nghệ thuật đền Khương Mỹ là giai đoạn chuyển tiếp của phong cách Đồng Dương đến phong cách Mỹ Sơn mà các nhà nghiên cứu ở thế kỷ trước như Parmentier cho là do ảnh hưởng của nghệ thuật từ Java bắt đầu từ thế kỷ 9 có thể phải xét lại và thật sự là có chiều hướng đi ngược lại: Champa ảnh hưởng lên nghệ thuật Java. Nhưng điều chắc chắn là Champa và Java đã có những tiếp xúc trao đổi sâu đậm về văn hóa và cả chiến tranh giữa hai bên qua đường hàng hải. G. Wade cho rằng nguồn gốc của chữ viết Tagalog Phi Luật Tân trước khi chuyển ra chữ Latin vào thế kỷ 17 là từ chữ viết Chăm (20). W. Southworth và M. Vickery phân tách lại các nguồn dữ kiện và cho rằng Maspero có những sai lầm: có nhiều tiểu quốc Chăm chứ không phải một vương quốc Champa và Lâm Ấp không phải là thực thể Chăm trong giai đoạn đầu (21). Và sau cùng Po Dharma đã lấp lổ hổng lớn về lịch sử cận đại của dân tộc Chăm vùng Panduranga trong giai đoạn các thập niên đầu thế kỷ 19 đánh dấu sự hiện diện cuối cùng của vương quốc Champa (19). Ở Việt Nam, chú trọng về lịch sử, khảo cổ, nghệ thuật là những nhà nghiên cứu như Ngô Văn Doanh (1),(2), Trần Kỳ Phương (3)(4)(5). Đặc biệt về văn học Chăm là những công trình của Inrasara, một người Việt gốc Chăm (11)(12)(13)(14)(15). Ngô Văn Doanh phổ thông các kiến thức hiểu biết về văn minh văn hóa Chăm trong độc giả Việt nam trong nhiều năm qua các sách về lịch sử Champa và di chỉ văn hóa Champa như Mỹ Sơn, mà năm 1999 được liệt kê là Di sản văn hóa thế giới bởi tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc. Dựa vào những kết quả của các cuộc khai quật ở các di chỉ khảo cổ gần đây bắt đầu từ năm 1993 ở Trà Kiệu và những kết quả trước kia của Claeys do trường Viễn đông Bác cổ thực hiện ở Trà Kiệu vào năm 1927-1928, Trần Kỳ Phương đã chỉ ra sự liên hệ mật thiết giữa kiến trúc đền tháp Chăm và các điêu khắc chung quanh bệ thờ ở trung tâm đền, chia ra thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu bệ thờ trung tâm nằm “lộ thiên” ở giữa đền không có tường đá và đền được xây bằng khung gỗ với mái ngói dựa trên các cột đá (như đền B14 Mỹ Sơn), giai đoạn hai tất cả đền đựợc xây bằng gạch đá với các cửa giả (3). Từ đó Trần Kỳ Phương cho rằng bệ thờ Trà Kiệu với điêu khắc tinh xảo tuyệt mỹ (mà ông cho là từ huyền thoại Ramayana) xuất phát từ điểm B nơi chỉ còn lưu lại nền kế cạnh bên điểm A nơi là vị trí chính của tháp trong họa đồ khảo cổ của Claeys. Tuy vậy P. Baptist (16) thì lại cho rằng bệ thờ Trà Kiệu thật ra là xuất phát từ chân của tháp chính của đền. Khác với các nhà nghiên cứu chuyên về khảo cổ, lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật Chăm, Inrasara tập trung vào văn học Chăm. Đây là lãnh vực mà chúng ta còn thiếu hiểu biết và là mảng trống to lớn mà ít nhà nghiên cứu quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân tộc Chăm. Có thể các nhà nghiên cứu đã quá ấn tượng với một nền văn minh cổ để lại những dấu vết vừa hùng vĩ vừa kỳ bí qua những tháp Chàm, bia ký... để nhìn về quá khứ cố gắng soi sáng mong sao hiểu được đôi chút về điều gì, động cơ nào của một dân tộc trong quá khứ đã tạo thành những di sản trên mà quên đi rằng hậu duệ của dân tộc này hiện nay mặc dầu trong một không gian hạn hẹp vẫn còn và đang cố gắng giữ gìn, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, văn hóa, lịch sử mà tổ tiên họ đã truyền lại trong một thế giới mới nhiều đổi thay, đầy bất trắc của thời đại toàn cầu hóa mà ngay cả nền văn hóa chính của xã hội mà họ đang sinh sống cũng phải đối chọi để giữ lại được sắc thái riêng.  Chính vì thế mà vai trò của Inrasara rất là quan trọng. Inrasara có một vị trí đặc biệt và thuận lợi vì anh vừa là người Việt và người Chăm thấm nhuần cả hai nền văn hóa. Chúng ta thật may mắn là nhờ anh, chúng ta đã có thể được hé nhìn và thưởng thức những thành quả của một nền văn hóa bản địa, một nền văn minh đã có lâu đời ở miền Trung Việt Nam, tiếp nối của một nền văn hóa tiền sử không kém rực rỡ ở Đông Nam Á: văn hóa Sa Huỳnh. Ít có ai trong chúng ta biết là chỉ cách đây khoảng 200 năm, vẫn còn một tiểu quốc Chăm ở Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) thần phục và triều cống vua Gia Long và sau này tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt khi vua Gia Long mất. Tiểu quốc Panduranga đã hiện diện cho đến năm 1833 khi vua Minh Mạng dẹp tan liên minh Lê Văn Khôi (Gia Định thành) – Katip Sumat (Panduranga), phá bỏ Gia Định thành và xác nhập Panduranga vào tỉnh Bình Thuận (19).   Inrasara đã trải qua nhiều năm khổ cực, lắm lúc gian nan thu thập tư liệu từ nhiều nguồn trong dân gian, từ sách, tư liệu viết tay để lại... để cuối cùng anh viết lại và cho ra đời các công trình nghiên cứu về văn học Chăm một cách có hệ thống. Các tư liệu viết tay là đều bằng chữ Chăm akhar thrah. Inrasara dự định xuất bản toàn bộ gồm 10 quyển, 3 quyển đã được công bố:  Văn học dân gian, sử thi Chăm và trường ca Chăm. Cho đến nay văn tự cổ nhất chữ Phạn tìm thấy ở Đông Nam Á là trên bia Võ Cạnh, gần Nha Trang thuộc thế kỷ 3, và tiếng Chăm vào khoảng thế kỷ 6  trên bia tìm được vào năm 1936 ở Đông Yên Châu gần Trà Kiệu. Chữ Phạn được giới cầm quyền, giới thượng lưu như giáo sĩ Brahma dùng lúc đầu nhưng sau này vào khoảng thế kỷ 8 CE thì tiếng Chăm qua chữ viết akhar thrath (bắt nguồn từ mẫu tự Brahmi ở Nam Ấn) mới được dùng nhiều và sau thế kỷ 16 thì phổ biến rộng rãi hơn trên các bia ký. Còn tồn tại nhiều nhất là các tư liệu viết tay trên giấy, trên lá buông mà cổ nhất là cách đây khoảng 200 năm. Đây là những tư liệu mà Inrasara tập trung, với nội dung vừa truyền thống và vừa cận đại Trong tác phẩm Văn học Chăm – khái luận (11), Inrasara đã đề cập hầu như toàn bộ văn học Chăm bắt đầu từ văn học dân gian như Damnưy (thần thoại, truyền thuyết), Dalikal (chuyện cổ tích), Panwơc yaw (tục ngữ), Panwơc pađau (câu đố), Panwơc pađit (ca dao), Kadha rinaih dauh (đồng dao), các loại hát dân gian, akayet (sử thi), ariya (thơ ca trữ tình), thơ thế sự, gia huấn ca, thơ triết lý cho đến văn học Chăm hiện đại ngày nay. Chi tiết hơn là các tác phẩm cho từng lãnh vực trên gồm các trích tuyển bằng chữ akhar thrath (*), chuyển âm qua chữ Latin và dịch ra tiếng Việt: Văn học dân gian, ca dao - tục ngữ - thành ngữ - câu đố Chăm (12), Akayet - Sử thi Chăm (13), Ariya Cam - Trường ca Chăm (14). Sơ qua về sự phong phú và chi tiết của các công trình nghiên cứu trên, tôi xin trích lược một vài đoạn tư liệu trong toàn bộ công trình đầy lý thú và đáng để ý này. Về thần thoại Chăm, điểm đặc biệt như ta biết là yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của thần thoại Ấn độ thường rất ít hoặc đa số đã bị bản địa hóa. Thí dụ thần thoại Pram Dit-Pram Lak dựa vào thần thoại Ramayana Ấn độ nhưng đã được bản địa hóa với yếu tố Chăm là nổi trội. Trong thần thoại Chăm, Ppo Inư Nưgar (Mẹ của xứ sở hay Bà Chúa Xứ) đóng một vai trò chủ đạo. Thần thoại Damnưy Ppadauk Tanưh Riya kể rằng, thuở sơ khai, lúc vũ trụ còn chìm trong tối tăm, Ppo Inư Nưgar là một sinh thể tự sinh đầu tiên và duy nhất. Từ ngài phát sinh ra Ppo Yang Amư (thần cha) tạo ra muông thú và viết sử, Ppo Alwah dùng chính phần châu thân mình  hóa Thánh đường truyền dạy giáo lý cùng phong tục tập quán cho người Chăm Bàni (Awal) và Ppo Debita Swơr hóa mâm thờ và lo cho bên Chăm Bà-la-môn (Ahier). Ppo Alwah được tôn vương trị vì đất nước. Sau đó mỗi cử động của Ppo Inư Nưgar, xuất hiện tinh tú, trời, đất, sấm, sét… Ở đây ta thấy thần mẹ Ppo Inư Nưgar quan trọng hơn thần cha Ppo Yang Amư, một nét đặc biệt có nguồn từ xã hội mẫu hệ Chăm truyền thống xa xưa. Tuy nhiên sự hiện diện của Ppo Alwah cho người Chăm Bani (Hồi giáo bản xứ) và được tôn vương trị nước cho thấy Damnưy Ppadauk Tanưh Riya có lẽ đã được sửa đổi hay thêm vào sau này trong thần thoại cổ Chăm sau khi Hồi giáo du nhập và chiếm vị trí trội hơn Bà Là Môn truyền thống bắt đầu từ thế kỷ 12. Ngoài thần thoại về Ppo Inư Nưgar về sự thành lập trời, đất, con người và muông thú, đất nước, tập quán, xã hội...  còn có câu truyện Atmuhekat (hay Sự tích con gà gáy sáng) về sự hình thành vũ trụ. “Chuyện kể rằng, Thánh Ppo Kuk Parahimuk là Đấng sáng tạo ra vũ trụ và mọi vật trong trời đất. Một ngày kia, Ppo Kuk phái Thánh Iparahamuk cùng các vị thánh khác xuống trần gian để cai quản thế giới. Không ngờ, các vị thánh này bê tha rượu chè, ngủ say sưa để chỉ trong một đêm, quỷ Mưnưmax Xibac Kayong đến lén lấy cây cung và mũi tên vàng của Ppo Kuk, bắn tan nát hết mặt trời, mặt trăng và muôn tinh tú. Trời đất trở nên tối tăm, mù mịt. Muôn loài lại chìm trong hỗn loạn. Vùng thức giấc, Ppo Kuk biết nỏ thần bị đánh cắp, Ngài cũng chẳng thấy cột thánh đường đâu cả. Ngay tức thì, Ppo Kuk triệu tập những đại biểu ưu tú nhất của muôn loài để cùng Ngài đi tìm mặt trời, mặt trăng để thắp sáng vũ trụ trở lại. Ppo Kuk vượt đại dương cùng với đôi bạn gà vịt tự nguyện (gà gáy báo sáng và vịt chở họ đi) và tìm được mặt trời, mặt trăng đang lẩn trốn trong con ngươi của thần Inưrathwơl Akmư Lia-el. Vũ trụ được thắp sáng trở lại, trật tự được tái tạo, và xã hội loài người ổn định từ đó.” (11) Tại sao lại có hai thần thoại khác nhau về sự thành lập vũ trụ, vạn vật? Theo tôi thì thần thoạiDamnưy Ppadauk Tanưh Riya về Ppo Inư Nưgar với tính cách nghiêm trang xuất khởi từ giai cấp giáo sĩ thượng lưu trong vương triều. Ngược lại Atmuhekat với sự nhân cách hóa các vị thánh thần (cũng bê tha rượu chè) bắt nguồn từ quần chúng Chăm. Ta cũng không loại trừ sự khác biệt do thời gian trong lịch sử và nguồn gốc khác nhau từ các vương quốc Chăm trong khắp vùng từ Indrapura đến Panduranga. Trong các truyền thuyết, tôi để ý đến nhất là truyền thuyết về Ppo Rome (Damnưy Ppo Rome) và truyền thuyết Ppo Bin Swơr (Chế Bồng Nga) với lý do chính là chúng có liên quan đến những sự kiện trong lịch sử Việt
0 Rating 510 views 1 like 0 Comments
Read more
LM ẤP, CHAMPA V€ DI SẢN TS. Nguyễn Đức Hiệp(Australia) Trong chuyến về lại Việt Nam vo đầu năm 2004, ti cള dịp viếng thăm miền Trung Việt Nam chủ yếu l ở ba thnh phố ch࠭nh: Huế, Đ Nẵng v Hội An. Huế thơ mộng đượm nࠩt Việt Nam, Hội An cổ knh với nhiều ảnh hưởng của văn ho Hoa kiều (Minh Hương), v� Đ Nẵng th lại mới mẻ vଠ năng động. C lẽ đa số khch du lịch sẽ chọn Huế hay Hội An l㡠 địa điểm đng thăm nhất qua bề dầy lịch sử v nᠩt cổ knh của hai thnh phố n�y. Nhưng chnh Đ Nẵng l� nơi ti ch 亽 hơn v ở đấy c Viện bảo t쳠ng văn ho Chăm chứa đựng nhiều bảo vật qu giὡ của nền văn minh cổ Champa Trong lứa tuổi tuổi học tr ở trung học, ti rất thⴭch mn học lịch sử v t䠲 m về vương quốc Chăm. Sự t mⲲ pha lẫn lng mạn v nuối tiếc một nền văn minh đ㠣 tn lụi, c lẽ một phần bị ảnh hưởng từ tập thơ “Đi೪u tn” của Chế Lan Vin. Gần đઢy, ti c dịp đọc tập thơ “Th䳡p Nắng” v cc bࡠi nghin cứu c gi곡 trị về văn ho Chăm của Inrasara (Ph Trạm), một người Việt gốc Chăm. Cuộc hẠnh trnh trở về nguồn gốc Chăm của Inrasara được kể lại rất chn t좬nh v cảm động, lm t࠴i ray rứt v cng muốn học hỏi thࠪm về một bộ phận dn tộc v văn ho⠡ t được quan tm đến ở Việt Nam. T�i đến thăm Viện bảo tng Đ Nẵng với mục đ࠭ch tm hiểu về qu tr졬nh pht triển mỹ thuật Chăm qua cc phong cᡡch khc nhau của cc thᡡp Chăm. Champa đ biến mất cch đ㡢y gần 2 thế kỷ, nay chỉ cn để lại cc di t⡭ch Chăm, rải rc ở cc tỉnh Trung phần Việt Nam, như Trᡠ Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Khương Mỹ, Thp Mẫm.. Viện bảo tng Chăm, do nhᠠ nghin cứu Php Parmentier thꡠnh lập năm 1919, đ thu thập cc bảo vật, như tượng, bệ, c㡴ng trnh kiến trc, đi캪u khắc của cc đền, cung điện.. từ nhiều nơi để tồn giữ. Nhưng ngay tại đy, trải qua nhiều biến cố lịch sử, cᢡc di sản đặc sắc của văn minh Chăm cũng khng thot qua nhiều sự mất m䡡t, lưu lạc. Ngy 9 thng 12 năm 1946, trong những ngࡠy đầu của chiến tranh Việt-Php, giữa sự hỗn loạn v thiếu an ninh ở Đᠠ Nẵng, viện bảo tng đ bị x࣢m nhập. Rất nhiều bảo vật cũng như tư liệu trong thư viện đ bị đnh cắp (1). Hơn một năm sau, v㡠o năm 1948, Trường Viễn Đng bc cổ đ䡣 gởi ng Manukus đến để hồi phục lại viện bảo tng. Hơn 150 bảo vật n䠠y đ được tm lại từ nh㬠 dn, trại lnh, phi trường v⭠ tận ở Lo (Savanakhet). Năm 1954, Viện bảo tng lࠠ nơi tr ngụ của khoảng 300 người dn di tản chiến tranh. Năm Mậu Thꢢn 1968, trong trận đnh chiếm lại Huế, Viện bảo tng nᠠy đ trở thnh trại tập trung v㠠 l nơi ăn ở của qun đội Nam Việt Nam. Giữa những sự xࢴ bồ, hỗn độn, va chạm v khng cള sự bảo vệ v bảo tr như vậy, thବ sự hư hại, hay mất mt cc tượng đᡡ, cc cng trᴬnh điu khắc tất nhin đꪣ xảy ra. Gần đy trong năm 1996, cc nh⡢n vin viện bảo tng đꠣ tnh cờ tm ra được 157 mảnh cổ vật đ쬣 được chn dưới lng đất trong khu䲴n vin của viện bảo tng. Champa đꠣ biến mất qua những cơn bo lịch sử, nhưng di sản của nền văn minh ny cũng đ㠣 chịu đựng nhiều sự cố khng may mắn. Một số phận hẩm hiu của nền văn minh Chăm? Trải qua nhiều thế kỷ, cc ng䡴i thp Chăm ở nhiều nơi bị hư hại v đổ nᠡt bởi thời gian v do thin nhiપn tc động. Theo L Qu᪭ Đn th Ng䬴 Thế Ln, vo thế kỷ 18, đ⠣ để lại bi thơ, Ch bࠠn cố thnh hoi cổ, cho thấy tࠬnh trạng xơ xc, bỏ hoang của cc thᡡp, điện đi của vương quốc Champa cch đࡢy hơn 200 năm (8). Bng t dừng ngựa đứng Man m㠡c nỗi hư vong Lăng uyển lm cha Phật; Cung đ๬nh thnh ruộng cy N࠺i tn trơ thp cổ; Nước cũ hiện thࡠnh hoang Thần đạo nguyn v cứ; Cửa t괢y trn khắc bia (bản dịch) Khng khഡc chi tnh trạng hiện nay của nhiều thp cổ khắp miền trung Việt Nam.Trong cuộc chiến vừa qua, di t졭ch Đồng Dương hầu như bị huỷ hoại hon ton do bom đạn. Một mất mࠡt to lớn đối với những thế hệ về sau. Hầu như tất cả những g ta biết về văn minh Chăm l đứng từ g젳c độ của người khng phải Chăm. Ngy nay, trong s䠡ch gio khoa Đại học của gio sư D. Hall về lịch sử Đᡴng Nam (2), ta cs thể biết tổng qut về lịch sử đất nước Champa. Tuy vậy phần lớn dữ kiện từ sch của Hall lᡠ dựa vo những cng trബnh nghin cứu tin phong của cꪡc học giả Php như G. Coedes, H. Parmentier v H. Maspero ở đầu thế kỷ 20. Nᠳi chung về khảo cổ v sử của cc nước Champa, Cam Bốt vࡠ một số nước khc ở Đng Nam ᴁ th chỉ vo đầu thế kỷ 20 người ta mới biết được nhiều m젠 thi. Trước đ kh䳴ng mấy ai biết nhiều về Cambodia c một nền văn minh Angkor rực rỡ, cả sử của Nam Dương cũng m tịt cho đến khi Coedes kh㹡m ph ra vương quốc SriVijaya ở Sumatra, cn sử của Champa thᲬ m mờ, chỉ biết qua tư liệu của cc nước l顡ng giềng như Việt Nam (Đại Việt sử k ton thư) hay của Trung Quốc (Tống sử, Minh sử..) đến khi Finot, Parmentier, Majumdar v� Maspero khm ph ra bằng phương phᡡp c hệ thống. Ngay cả trong sử của Ấn Độ, trước đy ho㢠ng đế Ashoka chả ai biết nhiều, chỉ nghe tn trong vi kinh điển Phật giꠡo, đến khi Princep khm ph ra qua bia k᡽ l c thật, một nhೠ vua hiền triết chuộng đạo Phật với một vương quốc rộng lớn. Hầu như tất cả khm ph về vương quốc Champa lᡠ từ những k tự trn đ� v những g biết qua từ sử kଽ của Trung Quốc ni về cc d㡢n tộc trn. Từ đ lịch sử c곡c nước đ được viết v ghi lại. Giải những k㠽 tự trn đ để biết đến văn minh cổ ở Đ꡴ng Nam cũng khtng km kh khăn v鳠 mang tnh cch đột ph� như giải ra được chữ viết cổ Ai Cập qua tảng đ Rosetta của nền văn minh Ai Cập. Phải ni l᳠ văn minh Trung Hoa đ đng g㳳p khng lớn vo văn minh nh䠢n loại qua sự pht minh ra giấy v dᠹng n trong quan triều để ghi v truyền lại cho hậu thế những tham khảo rất gi㠡 trị về cc nước chung quanh. Việt Nam cũng như Trung Quốc c những tư liệu lịch sử qu᳭ gi (như Đại Việt sử k toὠn thư), cn cc nước kh⡡c ở Đng Nam , kh䁴ng c truyền thống viết sử đnh dấu giai đoạn của c㡡c triều vua, m dng l๡ v đ để viết nay th࡬ tất cả chữ viết c gi trị tr㡪n l đều đ ra tro bụi hoặc cᣲn rất t rải rc ở c�c thn Chăm, chỉ để lại một vi chữ tr䠪n cc tảng đ mᡠ thi. Hiện nay nghin cứu về văn minh v䪠 văn ha Chăm đ được quan t㣢m v đ cࣳ một số cng trnh nghi䬪n cứu c gi trị được xuất bản gần đ㡢y ở Việt Nam. Đy l một dấu hiệu đ⠡ng mừng cho sự nghin cứu Chăm học ở Việt nam. Trước đy, trong cꢡc thập nin 1970 v sau giải ph꠳ng, c sự d dặt trong sự nghi㨪n cứu Chăm học, v ngnh n젠y đa số l do cc nhࡠ nghin cứu nước ngoi, chủ yếu lꠠ Php, khai ph vᡠ pht triển với sự cộng tc của một số cộng tᡡc vin Chăm v Việt. Sự d꠨ dặt nghi kỵ của người Việt về mục đch chnh trị đối với c�c cng trnh nghi䬪n cứu Chăm học khng phải l kh䠴ng c l do. V㽬 đ c nhiều thế lực ch㳭nh trị lợi dụng để chia rẽ, hay muốn tch rời địa phận để độc lập lm khᠳ khăn cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống thực dn, giảm đi tiềm năng v bước tiến của lịch sử. Nhưng sự d⠨ dặt v nghi ngờ ny nếu đi quࠡ cũng c hệ quả l trong l㠣nh vực Chăm học, “sn chơi” chỉ dnh cho lực lượng người nước ngo⠠i nghin cứu m Việt Nam th꠬ chỉ c lưa thưa vi người.㠠 Năm 1984, ti c dịp về thăm Việt Nam v䳠 nhn dịp ny c⠳ tiếp xc với nhm nghi곪n cứu ở viện Khoa học X hội ở Thnh phố Hồ Ch㠭 Minh. Khi ti đề cấp đến sở thch về nghi䭪n cứu văn minh Chăm th mọi người đổi thi độ v졠 hơi d dặt lo u, anh trưởng ban chuyển qua đề t袠i về cc lực lượng chống chnh quyền ở T᭢y Nguyn v sau đ꠳ khng cn b䲠n về đề ti Chăm học nữa. Chỉ c bೡc quản gia gi ở thư viện sau đ nೳi chuyện với ti vui vẻ về cc s䡡ch về Chăm học m bc biết rất nhiều từ khi bࡡc lm việc ở đy từ trước năm 1945. Khoảng cuối thập niࢪn 1990, tổ chức Toyota Foundation đ ti trợ cho Gs Trần Kỳ Phương xuất bản bộ s㠡ch tổng hợp về sự hiểu biết hiện nay về văn minh Champa ở Việt Nam như trước đy họ đ t⣠i trợ cho bộ sch về văn minh Đng Sơn do Gs Hᴠ Văn Tấn xuất bản. Khng may l sự việc đ䠣 khng thnh. Ng䠠y nay Việt Nam đ khc nhiều v㡠 tự tin hơn về đất nước mnh qua sự chuyển mnh về kinh tế v쬠 tiềm năng trong tương lai. Tư duy cũng đ thay đổi từ thời chiến qua thời bnh mặc dầu c㬳 những kh khăn trong những năm chuyển tiếp. Sự vững tin ny cũng thể hiện trong l㠣nh vực văn ha, văn học v nghi㠪n cứu trong những năm gần đy. Viện Nghin cứu Đ⪴ng Nam đc thnh lập. Việt Nam ngy nay lࠠ thnh vin của tổ chức ASEAN. Cộng đồng Chăm ở Việt Nam lઠ gạch nối với cc thnh viᠪn Indonesia, M Lai cng t㹴n gio v liᠪn hệ ngn ngữ. Cc nước n䡠y đ c những chương tr㳬nh hoạt động văn ha, nghin cứu chung với cộng đồng Chăm. Sợi d㪢y lin hệ giữa Việt Nam v Đ꠴ng Nam sẽ c`ng đan kết v thắt chặt. Bi nࠠy c mục đch giới thiệu v㭠 tm tắt lịch sử, văn ha Chăm v㳠 một số thnh quả nghin cứu gần đઢy ở Việt Nam v nước ngoi. Hy vọng sẽ gi࠺p cht t cho độc giả thấy một h꭬nh ảnh ton cảnh về sự hiểu biết về văn minh Chăm trong lnh vực Chăm học hiện nay.࣠ Lần đầu tin sau nhiều năm qua đ cꣳ một hội nghị Chăm học vo thng 8/2004 ở Singapore qui tụ một số học giả từ nhiều nước như Việt Nam, Singapore, Nhật, Anh, Mỹ, Phࡡp. Nhiều bo co, khᡡm ph mới c gi᳡ trị đ được thng b㴡o: những hiểu biết về văn minh Sa Huỳnh v Chăm qua địa điểm khảo cổ Tr Kiệu, liࠪn hệ giữa ngn ngữ Chăm v c䠡c ngn ngữ dn tộc ở T䢢y Nguyn. Một điểm đng ch꡺ trong cc bản b�o co l cᠡc ti liệu Trung Quốc trước kia chưa được quan tm đến nay đࢣ được một số học giả nghin cứu: Minh sử, Tống hội yếu tập cao v Cửu Phi꠪n Ch. “Tổng hội yếu tập cao” c nhiều th�ng tin về Champa từ 960-1180 như sự lin hệ của Champa với triều đnh Tống, Chꬢn Lạp, Srivijaya, Đại Việt (thuộc Giao Chu thời bị Trung Quốc đ hộ vⴠ sau khi độc lập năm 960), phong tục Chăm, nng nghiệp, thương mại hng hải... Tiếp nối c䠴ng trnh bỏ dở của Boisselier khi ng n촠y mất, Emmanuel Guillon năm 2002 đ xuất bản tc phẩm về nghệ thuật Chăm qua những bảo vật ở viện bảo t㡠ng Đ Nẵng. Sch cࡳ gi trị tham khảo, tổng hợp sự hiểu biết từ trước đến nay kể cả những khm phᡡ cc di vật khảo cổ mới thu thập được. Ở Việt Nam, cc sᡡch về văn ha, văn học, nghệ thuật Champa của Ng Văn Doanh, Insara, Trần Kỳ Phương... với những hiểu biết mới cũng đ㴣 được xuất bản. Lnh vực Chăm học như c luồng sinh kh㳭 mới mở đầu cho thời kỳ Phục hưng trong nghin cứu m trước đꠢy đ bị bỏ qun, 㪭t được quan tm trong một thời gian di, sau những c⠴ng trnh khm ph졡 tin phong của cc học giả Phꡡp trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20. Địa thế lịch sử Champa Indrapura N3i về vng đất từ Đo Ngang, Ho騠nh Sơn đến đo Hải Vn (Quảng B袬nh, Quảng Trị v Thừa Thin) lઠ vng giao điểm của hai văn minh từ hướng Bắc v hướng Nam hải đảo. Đ頢y l vng đất "đệm" của hai nền văn minh Ấn-Hoa. Di t๭ch Chăm trong vng ny c頲n ở Mỹ Đức, Quảng Bnh, H Trung, Thạch An, B젭ch La (5) cũng như ở dải cồn ở Cửa Tng, Cửa Việt. Di tch Th魡p Chăm được tm thấy ở An X (Do Linh), Cam Giang, Cam Lộ, Cổ Th졠nh i Tử v` Tr Lin (6). Tại vહng ny, người ta cũng tm được nhiều đồ gốm xưa của văn hoଡ Chăm v Trung Quốc từ thời Đường, Tống, Minh.. chứng tỏ xưa kia ở đy cũng cࢳ thể l nơi c cೡc hải cảng thương mại sầm uất khng km cảng Hội An về sau n䩠y. Xa hơn nữa vo thời tiền sử, vng n๠y l nơi chuyển tiếp của giao lưu văn ha Sa Huỳnh vೠ văn minh Đng Sơn qua Đo Ngang. Nơi đ䨢y cn c cⳡc di tch văn ha Sa Huỳnh ở Cồn B�u, đảo Cồn Cỏ, Cổ Trai ở Cửa Tng. Đồ đồng Đng Sơn đ鴣 được tm thấy ở Tam Mỹ, Ph H캲a v mới đy tận mࢣi Bnh Định, cn những khuy첪n tai hai đầu th v cꠡc hạt chuỗi thuỷ tinh thuộc văn ho Sa Huỳnh, th tᬬm thấy được ở Xun An, Lng Vạc (Nghệ An, H⠠ Tĩnh). Văn ho Sa Huỳnh được cc nhᡠ khảo cổ Việt Nam v nước ngoi cho lࠠ c khng gian ch㴭nh từ Quảng Nam đến Đồng Nai. Thng 8-2001 ở Thừa Thin-Huế, t᪬nh cờ tm được một ngi th촡p Chăm nhỏ, đỉnh thp đ mất, thᣢn thp cao khoảng gần 2m. Theo Ng Văn Doanh, ngᴴi thp ny (gọi lᠠ thp Mỹ Khnh) cᡳ nin đại ở thế kỷ 8. Như vậy l ng꠴i thp Chăm cổ nhất hiện cn thuộc phong cᲡch Mỹ Sơn E1. Trong chiến tranh chống Mng Cổ dưới đời vua Trần Nhn T䢴ng, lin minh Chăm-Việt đ th꣠nh cng đẩy lui hiểm họa xm lăng từ phương Bắc qua đường bộ v䢠 thủy. Từ sự lin kết ny qua ch꠭nh sch chiến lược sng suốt của vua Trần Nhᡢn Tng, m Jaya Simhavarman III (Chế M䠢n) cũng đ đồng theo lời đề nghị của thượng ho㽠ng Nhn Tng, trong dịp ⴴng rời nơi tu dưỡng ở ni Yn Tử đi viếng Champa, để lấy cꪴng cha Trần Huyền Trn, em gꢡi của vua Trần Anh Tng. Trong hn nh䴢n Chăm-Việt ny, lnh thổ Chăm l࣠ chu v┠ chu R (Quảng Trị v⭠ Thừa Thin) đ được nhượng tặng cho Đại Việt. Trong thời trị v꣬ của vua Chế Mn, quyền lực Chăm rất mạnh trải rộng đến tận Ty Nguy⢪n nam phần. Thp Yang Prong ở Ty Nguyᢪn v thp Jaya Simhalingesvara (thࡡp P Klaung Garai) nổi tiếng ở Phan Rang l do ch䠭nh Chế Mn xy dựng. Tuy nhi⢪n sau khi Nhn Tng vⴠ Jaya Simhavarman mất, vua Anh Tng hon to䠠n thay đổi chnh sch. Chiến tranh Chăm-Việt trở lại khốc liệt hơn khi Champa đᡲi lại vng đất đ nhượng. Theo Minh sử, một trong những l飽 do nh Minh đ gởi tướng Trương Phụ x࣢m lăng Đại Việt l Đại Việt đ nhiều lần x࣢m phạm lnh thổ Champa. Sứ giả Chăm lc n㺠y đ dng chiến thuật ngoại giao rất c㹳 tc dụng. Họ đ bᣡo co thường xuyn rất nhiều lần v᪠ nhờ nh Minh trợ gip quຢn sự hay mua vũkh để đnh trả Đại Việt. Nhưng cũng ch�nh sự chiếm đng v đ㠴 hộ Đại Việt của nh Minh trong một thời gian đ đưa đến c࣡c nguyn nhn dẫn đến sự suy tꢠn của vương quốc Chăm sau khi Đại Việt ginh lại được độc lập. Theo Wade (14) th cଳ 2 nguyn nhn chꢭnh: (a) Sự chiếm đng v quản l㠽 của nh Minh ở Đại Việt v cࠡc quận ở Indrapura đ mở rộng phạm vi Đại Việt khi qun Minh r㢺t đi (b) Sự chuyển giao kỹ thuật qun sự (sng ống) của nh⺠ Minh vo Đại Việt. ến thời LЪ Thnh Tng, vương quốc Chăm hoᴠn ton bị mất thế trong tương quan lực lượng qun sự. Champa bắt đầu tࢠn lụi sau khi thủ phủ Vijaya bị tn ph với dࡢn số một phần bị tiu diệt v phần khꠡc bị bắt lm t binh mang về Đại Việt. Theo Shiro Momoki, qua c๡c tư liệu như “Tống hội yếu tập cao”, “Chư Phin Ch” th꭬ Champa vo thế kỷ 10 đến 11 vẫn cn cಡc cơ cấu x hội, chnh quyền ở ph㭭a bắc đo Hải Vn. Như vậy quan điểm cho rằng người Việt li袪n tục mở rộng xuống pha Nam từ thế kỷ 10 l kh�ng đng. Ngay cả ở thế kỷ 14, Champa khng suy t괠n như ta nghĩ, m vẫn pht triển hoạt động thương mại với Trung Quốc vࡠ cc nước trong vng. Vải bṴng, đồ gốm Chăm xuất khẩu đến cc nước Đng Nam ᴁ hải đảo. Cửa Thị Nại l cảng quan trọng ở biển Nam m Kublai Khan coi lࠠ cảng tiếp nối từ cảng Quảng Chu đến cảng Quilam ở nam Ấn Độ. Như vậy sự nam tiến của Đại Việt sau 1390 chỉ c thể được coi như lⳠ một chiến thắng len lỏi từ sau lưng. Amaravati Từ đ(o Hải Vn (Quảng Nam) xuống pha nam đến gi⭡p Bnh Định l v젹ng trọng điểm của văn minh Chăm với cc di tch lớn như Mỹ Sơn, Tr᭠ Kiệu, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chin Đn. Nơi đꠢy ở Đồng Dương đ tm thấy tượng phật đồng rất đẹp đầy mỹ thuật (hiện c㬲n tng trữ ở viện bảo tng Thࠠnh phố Hồ Ch Minh). Đặc biệt cc tượng đi�u khắc, kiến trc ở đền Đồng Dương chịu ảnh hưởng của Phật gio đại thừa. Trong tất cả cꡡc di tch Chăm, nghệ thuật Chăm Đồng Dương l độc đ�o sng tạo v lᠠ nơi duy nhất c chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Trung Quốc phương bắc. Di tch Đồng Dương hầu như đ㭣 bị huỷ diệt hon ton trong cuộc chiến tranh vừa qua. Trࠠ Kiệu hay Simhapura (Thnh phố sư tử, từ chữ Simha, Singha nghĩa l sư tử vࠠ pura l thnh phố) lࠠ kinh đ xưa nhất của Champa ở Amaravati. Trước cả 2 thnh phố "sư tử" kh䠡c ở Đng Nam l䁠 Singapore (Lion City, từ Singha v pura) v Singburi (Singha vࠠ buri (thnh phố)), gần Ayuthaya, Thi Lan. Xưa kia sư tử cࡲn hiện diện ở Cận Đng v Bắc Ấn (c䠡c vua người Assyria thường đi săn bắn sư tử như trn cc bia khắc đền đꡣ m tả), sau ny sư tử 䠁 chu tuyệt chủng chỉ cn lại sư tử ở Phi ChⲢu. Theo Ng Văn Doanh (16) th từ Tr䬠 Kiệu hiện nay l biến m từ chữ Chăm cổ ya – sࢴng, nước v chữ Phạn: keo - ngọc, m người Việt gọi lࠠ thnh Sng Ngọc để chỉ thഠnh phố Simhapura. Mariko Yamagata, Ian Glover, Nguyễn Kim Dung của nhm nghin cứu Việt-Anh-Nhật khai quật ở Tr㪠 Kiệu (1997-2000) v ở G Cam (2000) gần s಴ng Thu Bồn, cch thnh cổ Trᠠ Kiệu 3.5km về pha Đng. Tại đ�y đ tm thấy c㬡c hũ đất giống cc hiện vật ở Tr Kiệu, cᠡc đồ gốm, đồng, dấu ấn thời Hn, di tch nh᭠ gổ cổ nhất (được xc định khoảng ). Dưới tầng khai quật trn l᪠ cc di vật thuộc văn ha Sa Huỳnh, cho thấy cᳳ sự lin tục v người Chăm lꠠ hậu duệ của người Sa Huỳnh. Địa điểm G Cam gần ba di tch mộ ch⭴n Sa Huỳnh: G Miếu ng, G┲ M Voi, G V㲠ng. ng Yamagata cho rằng TrԠ Kiệu v G Cam xuất hiện ngay sau sự suy tಠn của văn ha Sa Huỳnh. Tầng cuối nhất của địa điểm khảo cổ Hon Ch㠢u (Tr Kiệu) v G࠲ Cam được thẩm định ở nửa đầu thế kỷ 2. Mỹ Sơn l di tch Chăm lớn nhất, nằm trong thung lũng, dọc theo một con suối. Nơi đୢy c nhiều đền, thp, bia k㡽 được nhiều triều đại trong lịch sử Chăm xy dựng. Nhờ bia k t⽬m được m người ta biết được l người sࠡng lập ra Mỹ Sơn vo thế kỷ thứ 4 l vua Bhadravarman I . D࠹ thủ đ c dời hay ở nơi n䳠o khc do thời cuộc, cc vua ch᡺a Chăm vẫn hướng về Mỹ Sơn để tưởng nhớ v xy đền thờ. Thࢡnh địa Mỹ Sơn v thế c nhiều kiến tr쳺c khc nhau theo cc phong thᡡi ring của mỗi thời.. Phần lớn những cng tr괬nh kiến trc hiện cn ở Mỹ Sơn được x겢y dựng vo thế kỷ thứ 10 c chung một phong cೡch kiến trc được cc nhꡠ nghin cứu gọi chung l phong cꠡch Mỹ Sơn A1. Trước phong cch Mỹ Sơn A1 l cᠡc nhm thp thuộc thế kỷ 8 đến 9. Qua lịch tr㡬nh pht triển kiến trc Chăm thẬ trong 2 thế kỷ 8 v 9, c ba phong cೡch khc nhau được nhận ra l phong cᠡch Mỹ Sơn E1, phong cch Ho Lai vᠠ phong cch Đồng Dương. Trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ vừa qua, đền Mỹ Sơn A1 vᠠ vi di tch lୢn cận đ bị ph huỷ khi tr㡺ng bom my bay Mỹ trong một phi vụ oanh kch. V᭠o năm 1988, trong một cng trnh thủy lợi, người ta t䬬nh cờ khm ph ra di tᡭch thp An Mỹ, Tam Kỳ với nhiều điu khắc đ᪡ như bộ linga-yoni, trang tr kiến trc (đỉnh, cột th�p), mảnh vỡ của tấm bia… Nin đại được thẩm định vo đầu thế kỷ 10, thuộc phong cꠡch chuyển tiếp từ Đồng Dương đến Mỹ Sơn A1. Vo năm 1997, tỉnh Quảng Nam v ch࠭nh phủ Việt Nam đ đề nghị v xin Li㠪n Hiệp Quốc đưa Tr Kiệu, Mỹ Sơn v Đồng Dương lࠪn danh sch những di sản của thế giới (World Heritage list) để bảo tồn. Đy lᢠ những di tch văn ha xưa nhất ở Trung Việt Nam, l�u hơn Huế hơn 12 thế kỷ. Hiện nay quần thể Mỹ Sơn được cng nhận l một di sản văn ho䠡 thế giới. Đồng Dương (Indrapura) một thời l kinh đ của Champa dưới triều đại Indrapura. Triều đại Indrapura, do vua Indravarman II sഡng lập, bắt đầu từ năm 875. C!c đền thp của phong cch Mỹᡠ Sơn A1 đều được xy dựng dưới triều đại Indrapura. Sau hơn một thế kỷ pht triển, kinh th⡠nh Indrapura bị tiu hủy trong trận chiến với vua L Đại Hꪠnh vo năm 982. Năm 1000, vua Chăm Harivarman II rời hẳn thủ đ về Vijaya ở phഭa Nam. Một số người Chăm cũng đ di cư qua đảo Hải Nam (v hiện nay họ vẫn c㠲n) sau cuộc chinh phạt của L Hon vꠠo Amaravati. Một tướng của L Hon lꠠ Lưu Kỳ Tng, phản lại nh L䠪, tự xưng vương ở Amaravati (986-988) đ cai trị h khắc v㠠 huỷ diệt đền đi v nhiều bia k࠽ ở Mỹ Sơn nn một số người Champa đ chạy đến đảo Hải Nam (Trung Quốc). Theo sử gia Maspero th꣬, v bị mất nhiều bia k (thế kỷ 8 – 10), n콪n trong giai đoạn ny lịch sử Champa khng được biết nhiều (9). ഠ Vijaya Mặc dầu Indrapura v Amaravati vẫn l lࠣnh thổ Chăm khi dời đ về Vijaya vo năm 1000, Indrapura v䠠 Amaravati đ trở thnh c㠡c tỉnh ngoại vi, khng cn chiếm vị tr䲭 quan trọng về kinh tế, chnh trị của Champa. Năm 1286, đất Indrapura pha bắc đ�o Hải Vn nhượng cho Đại Việt khi vua Chăm cưới cng chⴺa Huyền Trn. Vua Champa Chế Bồng Nga lấy lại được trong chiến tranh với Đại Việt. năm 1390, khi Chế Bồng Nga mất, Indrapura mất hẳn, v sau đ⠳ khng lu Amaravati cũng rơi v䢠o tay Đại Việt. Sau khi bị mất Indrapura v Amaravati vo tay Đại Việt thࠬ vng đất từ Bnh Định đến Ph鬺 Yn l nơi dꠢn tộc Chăm rt về tập trung ra sức chống chọi lại cuộc nam tiến của Đại Việt. Khi dn Việt đi vꢠo định cư, th người Chăm c đặc t쳭nh v khuynh hướng l kh࠴ng bm trụ ở lại. Đa số họ dời đi ở chỗ khc xuống phᡭa Nam, chứ khng ở lại với người Việt. C thể đ䳢y l v hai văn hଳa c sự khc biệt nhiều. Tập trung quanh khu vực kinh đ㡴 mới Tr bn (Vijaya), họ cũng cố gắng lấy lại một cࠡch v vọng những vng đất ph乭a bắc đ bị mất. Nhưng đến năm 1471, kinh đ Tr㴠 bn cũng đ bị thất thủ v࣠ tn ph khi vua Lࡪ Thnh Tng đem quᴢn chinh phạt Chim Thnh. L꠪ Thnh Tng đᴣ dng chnh s魡ch ph hủy văn ha để tiᳪu diệt dn tộc v năng lực tinh thần nước Chăm: đền đ⠠i, cung điện, thp, bia k, tư liệu phản ảnh đặc trưng của văn hoὡ Chăm đều bị ph hủy, qun dᢢn v nghệ nhn bị tࢠn st hay bị bắt đi. Mất Vijaya coi như vận mệnh của Champa đ tᣠn. Đối với Đại Việt th L Th쪡nh Tng l vị vua th䠠nh cng nhất dưới triều L trong l䪣nh vực văn ha, kỷ cương x hội dựa v㣠o nho học. L Thnh T꡴ng l đại diện tiu biểu cho văn minh Trung Quốc phương bắc đối chọi với văn minh Đ઴ng Nam . Cốt lui văn minh bản địa Đng Nam của Đại Việt đ䁣 bị đ nn v詠 dần dần bị tan long dưới lớp văn ha H㳡n nho. Trong cuộc “xung đột văn minh” sống cn ny, văn minh Champa Đ⠴ng Nam đc phải li một bước di quyết định trước bước tiến của văn minh nho học Trung Quốc. Kh頴ng những bị p lực từ Đại Việt ở phương Bắc, m Champa cᠲn đối diện với vương quốc Khmer ở pha Nam. Vo thế kỷ 12, quyền lực Khmer ở Angkor lan rộng v� ảnh hưởng đến Champa gy ra cc cuộc xung đột giữa Angkor v⡠ Vijaya. Từ thế kỷ 12 đến 15, Champa đ chịu hai sức p từ Đại Việt v㩠 Angkor. Đ cũng l nguy㠪n nhn dẫn tới sự suy vong của Champa. Sau khi Champa đnh chiếm v⡠ tn ph Angkor năm 1177, vua Khmer Jayavarman VII đࡣ giải phng thủ đ Angkor năm 1181, tiến đ㴡nh chiếm Vijaya v Champa. Từ năm 1203, Champa trở thnh một tỉnh của Khmer cho đến năm 1220 thࠬ Champa ginh được lại độc lập, sau cuộc thảm bại của lin quઢn Khmer, Xim, Pagan đnh vꡠo Đại Việt, dưới triều vua Sri Jaya Paramesvaravarman II m bia k đཡ ở Chợ Dinh (Phan Rang) cho thấy. Cũng khng lạ g m䬠 rất nhiều kiến trc, điu khắc đền thꪡp ở Vijaya chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer. Hiện nay thnh Vijaya (Tr Bࠠn) khng cn, chỉ c䲲n cht vết tch tường thꭠnh để lại. Chnh giữa thnh, tr�n một g nhỏ cn trơ lại duy nhất thⲡp Cnh Tin (th᪡p Đồng). Ngoi ra c hai con voi đೡ v hai con sư tử đ rất lớn gần lăng Vࡵ Tnh. Điu khắc v᪠ m tp của tượng voi v䭠 sư tử đ cho thấy chng thuộc giống cạc tượng điu khắc ở thp Dương Long. Cꡡc cng trnh kiến tr䬺c khc cn lại hiện nay ở vᲹng Vijaya l cc thࡡp Bnh t, B፬nh Lm, Thủ Thiện, Ph Lộc, th⺡p Nhạn. Phong cch kiến trc nẠy được gọi l phong cch B࡬nh Định hay phong cch Chnh Lộ. Phong cᡡch Bnh Định c ni쳪n đại vo khoảng cuối thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 11. Thp B࡬nh Lm l th⠡p duy nhất ở đồng bằng thay v như cc th졡p khc ở trn đồi. Th᪡p Bnh Lm gần một th좠nh cổ. Thnh ny đࠣ bị đổ nt, khng cᴲn dấu tch nữa. Nơi đy ch�nh l vị tr cảng Thị Nại, mୠ qun Đại Việt v qu⠢n Nguyn Mng Cổ l괺c đi đnh Champa đ đổ bộ trước khi tiến về Vijaya theo đường bộ từ cảng. ᣠ Kauthura Vng đất ny hiện nay thuộc địa phận tỉnh Kh頡nh Ha. Kauthura nổi bật vo thời kỳ sau L⠢m Ấp m sử Trung Quốc gọi l nước Hoࠠn Vương. Sử Trung Quốc khng cn đề cập đến L䲢m Ấp sau đ nữa. Quyền lực của Champa chuyển từ pha bắc xuống Kauthara ở ph㭭a nam. V thế thời Hon Vương, Champa c젳 nhiều lin hệ v ảnh hưởng với Chꠢn Lạp v Java. Tnh chất thờ thần Visnu vୠ theo Phật gio trội hơn theo đạo thần Siva. Thời Hon Vương, Champa chịu nhiều đợt tấn cᠴng từ Java như bia k ở đền Po Nagar cho thấy giặc Java đến cướp tượng thần v ph� đền. Vua Satyavarman đ cho dựng lại vo năm 784 tượng Yan Pu Nagara (nữ thần mẹ đất nước). Đ㠢y l bằng chứng đầu tin vઠ cổ nhất về tục thờ nữ thần mẹ xứ sở Po Nagar của Champa. Theo bia k th thủ đ� của Champa thời Hon Vương l Virapura. Vị tr࠭ của Virapura chưa được xc định, nhưng chắc l ở vᠹng Kauthura hay Panduranga. Vo thời Hon Vương (758-859), cࠡc kiến trc Chăm được xy dựng theo phong cꢡch Ha Lai (từ tn th⪡p Ha Lai ở đng bắc Phan Rang). Phong cⴡch kiến trc rất gần với phong cch Chꡢn lạp v Indonesia. Ở Po Nagar, gần Nha Trang c nhiều bia k೽, kể cả hai bia của vị vua cuối cng thời Hon Vương, Vikrantavarman III. 頠 Panduranga Đy l v⠹ng cứ địa cuối cng cn s鲳t lại của vương quốc Chăm. Năm 1692, khi vua Po Saut định chiếm lại lnh thổ Chăm Kauthura bị mất trước đy, ch㢺a Nguyễn đ gởi qun đ㢡nh chặn v bắt được Po Saut. Chiếm được Panduranga, cha Nguyễn đổi tສn Champa Panduranga thnh trấn Bnh Thuận vଠ sp nhập vo lᠣnh thổ Đng Trong. Lnh thổ cuối cࣹng của một nước Champa độc lập coi như bị mất v chnh thức kh୴ng cn hiện diện nữa. Tuy vậy vo năm 1693, d⠢n Panduranga đ nổi dậy. Thấy kh l㳲ng dẹp được cuộc nổi loạn ny, cha Nguyễn buộc phải bຣi bỏ Bnh Thuận v trả lại Panduranga cho vua Po Saktiraydaputih (em của vua Po Saut) với điều kiện l젠 mỗi năm Champa Pandugara phải triều cống. Trong gần suốt thế kỷ 18, Panduranga nằm giữa vng tranh chấp của Ty Sơn v颠 cha Nguyễn. Năm 1802, khi Nguyễn nh Gia Long thắng được Tꁢy Sơn, vng Panduranga được Gia Long cho thiết lập l v頹ng tự trị, cai quản bởi Po Sau Nun Can, một bạn đồng hnh thn thiết của Gia Long trong thời kỳ chinh chiến với Tࢢy Sơn. Suốt dưới triều Gia Long, Panduranga được tự trị như một tiểu quốc dưới sự bảo hộ của vua Gia Long v tổng trấn Gia Định thnh L Văn Duyệt. Khi Gia Long mất năm 1820, Minh Mạng lપn ngi với chnh s䭡ch trung ương tập quyền v tư tưởng dựa theo m hബnh Thanh triều ở Trung quốc. Panduranga trở thnh con chốt trong sự tranh chấp quyền lực giữa Minh Mạng v Lࠪ Văn Duyệt. Năm 1828 khi vua Panduranga mất, Minh Mạng tấn phong một vin chức Chăm thn với Minh Mạng lꢪn thay thế, nhưng L Văn Duyệt đ thay vi꣪n chức ny với người con của Po Sau Nun Can. Vị ny thࠢn với L Văn Duyệt chịu qui thuận, trả thuế v triều cống Gia Định thꠠnh. Kể từ năm 1828, số phận Panduranga v thế gắn liền với L Văn Duyệt. Khi L쪪 Văn Duyệt mất (1832), Minh Mạng đ ra tay trừng phạt khng những c㴡c lnh đạo, chức sắc ở Gia Định thnh v㠠 vị vua Champa đ cả gan triều cống tổng trấn Gia Định thnh m㠠 tất cả dn ở Gia Định thnh v⠠ Panduranga cũng bị vạ ly qua sự trả th của Minh Mạng: ruộng bị tịch thu v⹠ dn bị bắt sung vo lao c⠴ng. Sự h khắc đối xử tn nhẫn của Minh Mạng với dࠢn ở Gia Định thnh v Panduranga mࠠ trước đy đ trung th⣠nh v gip đỡ Gia Long trong cuộc chiến với Tຢy Sơn, đ gy ra l㢠n sng bất bnh, phẫn nộ nổi dậy khắp miền Nam. L㬪 Văn Khi đ tập trung nhiều th䣠nh phần trong x hội, nhiều sắc tộc (Hoa kiều ở Gia Định, Chăm ở Panduranga) nổi ln chống lại Minh Mạng. Ở Panduranga, cuộc nổi dậy được l㪣nh đạo bởi Katip Sumat, một người Chăm theo đạo Hồi. Cuối năm 1833, cuộc nổi dậy của L Văn Khi v괠 Sumat khng thnh c䠴ng. Minh Mạng đ xử tội dn Gia Định v㢠 Panduranga tn khốc hơn. Sau khi cuộc khởi nghĩa của L Văn Kh઴i bị dập tắt, vua Minh Mạng đ bi bỏ tiểu quốc Panduranga, s㣡p nhập vo tỉnh Bnh Thuận. Đầu năm 1834, Thak Va lଣnh đạo dn Panduranga nổi ln lần cuối cố lập lại vương quốc Champa nhưng chỉ trong v⪲ng một năm, giấc mộng cuối cng của Champa đ bị dập tắt. L飪 Thnh Tng ở thế kỷ 15 khởi đầu cho sự suy vong của Champa. Đến đời Minh Mạng ở thế kỷ 19, vị vua nho học theo mᴴ hnh văn minh Hn - Trung Quốc n졠y đ khai tử vương quốc Champa của văn minh Đng Nam 㴁. Khc với những vng khṡc, Panduranga hiện vẫn cn cộng đồng người Chăm sinh sống, đa số tập trung ở Ninh Thuận v B⠬nh Thuận. V thế nhiều thp trong v졹ng (như Po Rome, Po Klaung Garai) vẫn c2n được dng để thờ cng v麠 trong cc dịp lễ hội, chứ khng bị bỏ hoang như ở cᴡc đền thp ở Amaravati, Vijaya v Kauthura. Thᠡp P Klaung Garai nổi tiếng ở Phan Rang l do Chế M䠢n (Jaya Simhavarman III) xy ln để thờ c⪡ nhn mnh v⬠o thế kỷ 14. Đền ny trước đy cࢲn c tn l㪠 Jaya Simhalingesvara. Th!p vẫn cn được người Việt v Chăm d⠹ng để thờ cng. Trn cꪡc trụ cửa của thp chnh, c᭳ cc k tự kể lại việc vua Jaya Simhavarman III dὢng đất v n lệ cho thần Jaya Simhalingesvara. ഠ
0 Rating 486 views 0 likes 0 Comments
Read more
C THỂ BẠN CHƯA BIẾT.+ TRƯƠNG NGHI.* NhӠ mưu sĩ dng một nước mạnh đnh c顡c nước yếu.- Trương Nghi người nước Nguỵ thời Chiến quốc.- Một con người kin cường v kh꠴ng chịu khuất phục.- ng lԠ một mn đồ xuất sắc siu ph䪠m của Quỷ Cốc Tử.- Trương Nghi dựa vo ti thuyết khࠡch của mnh được nước Tần ( Tần Vương ) Tn nhiệm lần lượt bổ nhiệm c쭡c chức vụ quan trọng của Nước Tần, Trương Nghi đ gip nước Tần đ㺡nh bại cc nước nhỏ mở rộng bờ ci quy phục cᵡc nước chu hầu.- Danh tiếng v cng lao của Trương Nghi đണ được Tần Huệ Vương bổ nhiệm ng lm Tướng Quốc nước Tần, như vậy Trương Nghi đ䠣 trở thnh vị Tướng quốc đầu tin trong lịch sử nước Tần.+ TRƯƠNG LƯƠNG.* Nhઠ mưu lược trong mn trướng, nhưng đ quyết định thắng lợi ngo࣠i ngn dặm.- Trương Lương người nước Hn vࠠo cuối thời Chiến quốc.- ng lԠ một trong ba " Nhn ti " Trương Lương, Ti⠪u H v Hࠠn Tn ph t� Lưu Bang tiu diệt Ty Sở Bꢡ Vương Hạng Vũ, lập nn vương triều Ty Hꢡn vo thng 5 năm thứ 5 đời Hࡡn ( năm 202 trước Cng Nguyn ).- C䪢u ni "Nh mưu lược trong m㠠n trướng, nhưng đ quyết định thắng lợi ngoi ng㠠n dặm" của Lưu bang đ nhận xt ho㩠n ton đng đắn về mưu lược vຠ cng lao của Trương Lương trong việc ph t䲡 Lưu Bang chống Tần diệt Sở, lập nn vương triều Ty Hꢡn.- Sau khi ng mất năm thứ 6 đời Hn Huệ Đế ( năm 189 trước C䡴ng Nguyn ) ng cꔲn được truy phong l Văn Thnh Hầu.+ TRƯƠNG TࠂN.* Mưu sĩ ph t Thạch Lặc lập n⡪n nước Hậu Triều.- Trương Tn tự l Mạnh T⠴n người ở Trung Khu, Quận Triệu, H Bắc. Dưới thời Huệ đế T⠢y Tấn.- ng mang chԭ lớn từ nhỏ lun phn t䢭ch chuyện thin hạ để hướng dẫn cho hnh động của m꠬nh.- Trong thời kỳ tranh ginh quyền lực của tm vương, Trương Tࡢn nhận thấy trong cc tướng lĩnh đnh trận mạc, duy chỉ cᡳ Thạch Lặc l c thể lೠm nn nghiệp lớn, Trương Tn đꢣ xin gặp v ph tಡ Thạch Lặc, Trương Tn đ trở th⣠nh mưu sĩ chủ yếu của Thạch Lặc trong cc hoạt động qun sự, luᢴn tr liệu trước cho Thạch Lặc, lần lượt bnh định c鬡c thế lực ct cứ khc, thống nhất trung nguyᡪn, lập cng đầu trong việc dựng nn nh䪠 nước Hậu Triều.- Khi Thạch Lặc thống nhất thin hạ lập ra nước Hậu Triều xưng l Triệu vương, khi đ꠳ Triệu vương đặt ra trăm quan, cử Trương Tn lm Đại chấp ph⠡p ( Tể tướng ) phong l Bộc dương hầu, Tống lm triều ch࣭nh, đứng đầu trăm quan.+ TRƯƠNG CỔN.* Mưu sĩ xuất sắc của Thc Bạt Khu.- Trương Cổn tự l᪠ Hồng Long, người ở Dương Thượng Cốc, thời kỳ cuối đời Ty Tấn.- Một văn ti xuất ch⠺ng trong thời kỳ loạn lạc mười su nước.- ng lᔠ người biết thời thế, qua việc xem xt v ph頢n tch, ng theo ph� t Thc Bạt Khuᡪ v trở thnh một mưu sĩ đắc lực nhất, một bậc kỳ tࠠi dng binh php, t顺c tr đa mưu cng Th�c Bạt Khu nam chinh bắc chiến, lần lượt đnh bại cꡡc bộ tộc trn sa mạc, đặt nền mng cho việc x곢y dựng vương triều Bắc Nguỵ hng mạnh,- Khi ng qua đời hưởng thọ được bảy mươi hai tuổi, được truy tặng l鴠 Thi bảo hiệu l Văn Khang Cᠴng.+ TRƯƠNG THUYẾT.* Nh mưu lược giỏi của đời Đường.- ng ra đời năm CԠn phong thứ 2, qu gốc ở Phạm Dương thời nh Chu.- Năm Thuỳ Cũng thứ 4 năm 688, V꠵ Tắc Thin đ đặt ra Khoa tư ti꣪u Văn uyển, c hng vạn sĩ tử của c㠡c nơi tập chung về Lạc Dương để dự thi, khi đ Trương Thuyết đỗ đầu bảng, từ đ 㳴ng bước vo con đường hoan lộ lần lượt đảm nhiệm cc chức vụ quan trọng của triều đ࡬nh đồng thời tham gia vo việc bin soạn cuốn " Tam giડo chu anh".- Cuộc đời quan lộ của ng qua cⴡc bậc ngi vua chịu nhiều thăng trầm, tuy vậy năm Khải Nguyn thứ 17 lại được vua Huyền T䪴ng bổ nhiệm lm Thừa tướng đứng đầu cc bộ quan văn vࡵ.- Ngy 28 thng 12 năm Khải Nguyࡪn thứ 18 ( tức ngy 09/02/731 ) Trương Thuyết qua đời tại Trng An, ࠴ng được vua Huyền Tng truy tặng chức tước Thi sư v䡠 cn tự tay mnh viết Thần đạo văn bia cho ⬴ng.Nguồn tin: dựa trn Những chnh khꭡch nổi tiếng thế gới.Tc giả bi viết: Trương Cᠴng Tuyn.
0 Rating 327 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 8, 2012
Khắc Dũng BT- Trong lịch sử, c một dng văn h㲳a Chăm đ “chảy ngược” ln v㪹ng đất Ty Nguyn tạo n⪪n hai phin quốc Hỏa X vꡠ Thủy X m đến tận ngᠠy nay vẫn chưa được cc nh khoa học giải mᠣ một cch đầy đủ. Vậy, nếu thực sự c một “dᳲng chảy ngược” ấy, người Chăm trong lịch sử đ “đi” bằng con đường no để h㠬nh thnh hai phin quốc Thủy Xડ v Hỏa X, đặc biệt lࡠ c ảnh hưởng như thế no đến th㠡nh địa Ct Tin? Linga – yony tr᪪n đất Bnh Thuận Linga – yony l hiện th젢n của thần Siva trong Ấn Độ gio. Trước đy, ở B᢬nh Thuận, người ta cho rằng chỉ c một nhm đền th㳡p P Sha Inư – nhm di t䳭ch duy nhất về đền thp Chăm trn đất B᪬nh Thuận – l c thờ ngẫu tượng sinh thực kh೭ linga – yony. Quần thể di tch P Sha Inư nằm tr�n đồi B Ni thuộc phường Ph࠺ Hi, Phan Thiết (Lầu ng HoԠng), được xy dựng từ hơn 1.200 năm về trước; được xếp hạng di tch kiến tr⭺c nghệ thuật cấp quốc gia vo năm 1991. Tuy nhin, sau đળ, một nhm đền thp kiến tr㡺c Chăm khc đ được phᣡt hiện tại Bnh Thuận l nh젳m kiến trc P Đam (hay c괲n gọi l P Tằm), thuộc xണ Ph Lạc, huyện Tuy Phong (cch TP Phan Thiết khoảng 110km). Đặc biệt, trong nhꡳm 6 thp P Đam (hiện chỉ cᴲn 3 thp tương đối nguyn vẹn) th᪬ nhm thp ở ph㡭a bắc hiện vẫn cn lưu giữ tượng thờ sinh thực kh linga – yony bằng đ⭡ xanh. V tiếp đến, mới đy, tại xࢣ Hm Cường thuộc huyện Thuận Nam, một nng dഢn trong lc lm rẫy đꠣ v tnh ph䬡t hiện một bộ linga – yony được chế tc từ đ granit cᡳ mu xanh xm. Với hai phࡡt hiện mới (nhm thp c㡳 bệ thờ linga – yony P Đam v linga – yony do một n䠴ng dn pht hiện), c⡹ng với bộ linga – yony ở đền thp P Sha Inư trước đᴢy, cho thấy vng đất Bnh Thuận l鬠 nơi cn tiềm ẩn kh nhiều dấu vết Chăm m⡠ c thể l chưa được kh㠡m ph một cch đầy đủ. Linga – yony vật thờ linh thiᡪng của người Chăm trong thnh địa Ct Tiᡪn (Lm Đồng). Nhn từ Nam T⬢y Nguyn Ct Tiꡪn l đơn vị hnh ch࠭nh của tỉnh Lm Đồng; nhưng đồng thời, xt về lịch sử, đ⩢y cn l th⠡nh địa của cư dn cổ – một nhm cư dⳢn cổ chủ nhn no đ⠳ m hiện nay, cc nhࡠ khoa học chưa c sự thống nhất. Cc nh㡠 khoa học cho rằng, đ c thể l㳠 người bản địa (người Mạ), hoặc một nhm người Chăm, hoặc cư dn thuộc một tiểu quốc của Ph㢹 Nam… Nhm cư dn cổ chủ nh㢢n Ct Tin đ᪳ sinh sống ngay st con sng Đồng Nai phᴡt nguồn từ cao nguyn Lm Viꢪn (Đ Lạt) chảy dọc từ độ cao hơn 1.500m xuống vng Đồng Nai, B๬nh Phước rồi sau đ đổ ra sng S㴠i Gn. Điều đng n⡳i, trn đất Bnh Thuận, hầu hết cꬡc dng sng hiện hữu đều bắt nguồn từ cao nguy⴪n Di Linh (Lm Đồng) hoặc l c⠡c chi lưu của sng Đồng Nai như cc s䡴ng C Ty, La Ng, Quao, L࠲ng Sng, Lũy, Mao… Ni c䳡ch khc, về mặt đường thủy, Bnh Thuận cᬳ điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu với tỉnh miền ni Nam Ty Nguyꢪn (Lm Đồng). Linga – yony vật thờ linh thing. Tại th⪡nh địa Ct Tin, qua nhiều lần khai quật từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước đến nay, nhiều hiện vật mang t᪭nh đặc trưng tn gio đ䡣 được pht hiện. Trong đ, c᳡c bộ thờ sinh thực kh linga – yony ở thnh địa n�y được đnh gi lᡠ phong ph nhất so với sinh thực kh linga – yony được t꭬m thấy ở những vng khc, kể cả B顬nh Thuận. Đặc biệt, tại Ct Tin, bộ thờ sinh thực kh᪭ linga – yony tại g số 5 (ngay st b⡪n bờ sng Đồng Nai) được cho l bộ thờ linga – yony lớn nhất Đ䠴ng Nam với chiều d`i ln đến 2,26m. Ngoi ra, cũng tại thꠡnh địa Ct Tin, c᪡c nh khảo cổ học cn tಬm thấy những ci “nhất” về linga, như chiếc linga bằng vng nhỏ nhất Đᠴng Nam ; chiếc linga bằng đa bn qu (thạch anh) nguyὪn khối lớn nhất Đng Nam với chiều d䁠i 25cm v nặng đến 3,435kg; linga cao 2,1m v đường k࠭nh 80cm l chiếc linga lớn nhất Việt Nam… ng Lương NguyԪn Minh – Trưởng Ban quản l Di tch C�t Tin – cho biết: “Theo đnh giꡡ của cc nh khoa học thᠬ khng ở đu tr䢪n thế giới ny c được những bộ linga – yony phong ph೺ về loại hnh, chất liệu v kỹ thuật đi젪u khắc như ở thnh địa Ct Tiᡪn”. Tuy nhin, một trong những vấn đề đng lưu ꡽ khc ở những bộ thờ sinh thực kh linga – yony ở C᭡t Tin l hầu hết cꠡc ngẫu tượng ny đều được lm bằng đࠡ phun tro hoặc đ cࡡt kết. “Đy l hai loại đ⠡ khng được tm thấy ở v䬹ng đất Ct Tin. N᪳ phải được mang từ nơi khc đến; c thể được mang đến từ c᳡c tỉnh ln cận như Đồng Nai, Bnh Thuận…” – ⬴ng Minh nhấn mạnh. Vậy, n được mang đến bằng con đường no? Rất c㠳 thể bằng con đường ngược sng Đồng Nai từ Bnh Thuận l䬪n, từ Đồng Nai ln… V, kh꠴ng chỉ “mang đến” một thứ vật liệu để chế tc m cᠲn “mang đến” cả một dng văn ha! Một vấn đề khⳡc cũng được cc nh nghiᠪn cứu đặc biệt quan tm l th⠡nh địa Ct Tin l᪠ một tiểu quốc độc lập hay một phin quốc? Rồi nữa, n l고 vương quốc độc lập hay chỉ l một “đơn vị hnh ch࠭nh” của một trong hai phin quốc Thủy X vꡠ Hỏa X? Tất nhin c᪲n nhiều vấn đề cần được lm sng tỏ, nhưng cࡳ một điều m giới khoa học tương đối thống nhất trong nhận định l cư dࠢn cổ Ct Tin c᪳ quan hệ kh mật thiết với cộng đồng người Chăm ở pha Đ᭴ng Bắc l Bnh Thuận vଠ Ninh Thuận, đồng thời cn c quan hệ về nhiều mặt với cư dⳢn Ph Nam v Ch頢n Lạp ờ pha Đng Nam bằng con đường s�ng – sng Đồng Nai. V, đ䠣 c t nhất l㭠 một dng văn ha Chăm “chảy ngược” từ hướng biển l⳪n pha thượng nguồn sng Đồng Nai! Nguồn : BTO
0 Rating 165 views 0 likes 0 Comments
Read more
Tháp c? B?ng An thu?c ??a bàn xã ?i?n An, huy?n ?i?n Bàn, t?nh Qu?ng Nam. Tháp cách H?i An kho?ng 14km và cách ?à N?ng 30km. B?ng An là m?t ngôi tháp mang phong cách ki?n trúc tháp Ch?m ??c ?áo. ?ây ???c coi là tác ph?m ?iêu kh?c b?ng g?ch l?n trong l?ch s? ki?n trúc Ch?mpa và r?t có giá tr? v? l?ch s?, tôn giáo, tín ng??ng.   Tháp n?m trong khuôn viên r?ng kho?ng 4.000m2, có hình bát giác. C?u trúc tháp g?m 2 ph?n là ti?n s?nh và ?i?n th?. Ph?n ti?n s?nh khá dài, c?a ra vào ? h??ng ?ông, hai bên ti?n s?nh có 2 c?a ra vào ph? (n?m 1940 ???c trùng tu l?i thành 2 c?a s?). Ph?n ?? c?a ti?n s?nh cao 3m. Ph?n thân ti?n s?nh g?m nh?ng góc t??ng th?ng ??ng, các kh?i vi?n c?a làm cho lòng ti?n s?nh có d?ng ch? th?p. Phía trên ph?n thân nh? m?t ?ài hoa ???c t?o b?i các ???ng gi?t c?a kh?i xây loe r?ng ra b?n phía. Mái ti?n s?nh là m?t kh?i chóp b?n m?t cong thu d?n v? phía ??nh. Toàn b? ti?n s?nh còn l?i ??n nay khá nguyên v?n, tuy r?ng ph?n ??nh ?ã s?t l? và m?t các chi ti?t trang trí ? các c?nh. Ph?n ?i?n th? c?a tháp B?ng An có m?t b?ng bát giác. Nhìn xa, ?i?n th? c?a B?ng An phân ba ph?n rõ r?t: ??, thân bát giác và mái hình chóp t?o b?i tám m?t cong d?n v? phía ??nh. Hình dáng c?a ?i?n th? nh? m?t kh?i Linga kh?ng l? cao g?n 21m, còn m?t b?ng c?a toàn b? tháp l?i g?i lên hình ?nh Yoni. Bên ngoài tháp là 2 b?c t??ng s? t? và voi b?ng sa th?ch. Chú voi có l?c l?c, lông gáy cách ?i?u, móng chân th? hi?n rõ còn chi?c vòi ng?n và cong lên. Tháp B?ng An hi?n nay còn khá nguyên v?n và có giá tr? cao v? m?t l?ch s?, v?n hóa, tín ng??ng; ??c bi?t là giá tr? v? ?iêu kh?c, ki?n trúc. Vì th?, ngôi tháp ???c nhi?u nhà khoa h?c ??n tham quan, tìm hi?u và nghiên c?u
0 Rating 328 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 24, 2012
inrasaraNguyên tác Akhar thrah – Chuy?n t? La tinh B?n d?ch Vi?t ng? - Index- T?ng lu?n- 3 Akayet Ch?m+ Akayet Dewa M?no+ Akayet  Inra Patra+ Akayet  Um M?rup T?NG QUAN AKAYET – S? THI CH?M   1. Khái quátNgay t? th?i ti?n s?, ?n ?? ?ã có nh?ng giao l?u quan tr?ng v?i ?ông Nam Á. T? nhu c?u phát tri?n kinh t? ??n nh?ng b?t an, xáo ??ng c?a th?i cu?c, t? cu?c thiên di kh?ng l? vào th? k? th? III, nhân cu?c chinh ph?c ?? máu ??t Kalinga th?i Açoka Nhà Maurya ??n các th?i kì chuy?n di c?a các giáo phái Ph?t giáo sau khi b? ?ánh b?t kh?i ??t ?n, ph?i tìm ???ng bành tr??ng ra ph??ng ?ông… T?t c? nh?ng s? ki?n trên ?an b?n v?i nhau, kéo theo sau chúng dòng v?n hóa ?n và v?n ch??ng Ph?n ng? nh?p ??a ?ông Nam Á.Tuy nhiên, s? giao l?u không h?n ch? x?y ra m?t chi?u t? Tây sang ?ông. Dân Indonesia, thông th?o ngh? bi?n, có th? ?ã ??n ?n ?? khá ?ông nh? ng??i ?n ?? ??n ?ông Nam Á. Và sau m?t th?i gian dài trao ??i qua l?i, ?ông Nam Á tr?i qua m?t bi?n ??ng l?n lao ?? r?i ??u th? k? th? II sau Công nguyên, ?nh h??ng c?a ?n ?? b?t ??u tràn lan ? ?ông Nam Á.Nh? th?, V??ng qu?c Champa, c? ng? d?c mi?n duyên h?i Bi?n ?ông c?a Vi?t Nam ngày nay, c?ng ?ã nh?n ???c nh?ng ?nh h??ng quan tr?ng t? phía ?n ??. Nhà s? h?c Henri Maspéro xác ??nh r?ng, kho?ng n?m 380, Bhadravarman, v? vua Champa có tên kh?c trên bia ?á ? Qu?ng Nam, ?ã d?ng ??n th? th?n Shiva Bhadresvara ? M? S?n. S? ki?n ch?ng t? là Bà-la-môn giáo tr??c ?ó ?ã ?âm r? sâu vào m?nh ??t này. Ph?t giáo Nguyên th?y ch? ??n vài th? k? sau nh?ng r?i l?i m?t ?nh h??ng ít lâu sau ?ó tr??c s?c ép quá l?n c?a giáo phái Brahma.Dù là Ph?t giáo hay Bà-la-môn giáo, trong su?t quá trình sinh thành và phát tri?n c?a chúng, th? ngôn ng? chuyên ch? giáo lí này – Sanskrit và Pâli – v?n ?ã ?? l?i m?t d?u ?n r?t ??m nét trong ngôn ng? c?a ng??i b?n ??a.Nh?n xét sau ?ây c?a s? gia G.D.Hall cho chúng ta m?t am hi?u khái quát:“?n giáo là tôn giáo c?a giai c?p quý t?c, nên không thu ???c l?p bình dân ??i chúng. T?p quán b?n x? v?n ti?p t?c phát tri?n song song v?i t?p quán ?n. Mãi ??n m?y th? k? sau, khi Ph?t giáo Nguyên th?y Theravada và H?i giáo nh?p ??a và ???c truy?n bá nh? m?t tôn giáo bình dân, nh?ng ?nh h??ng ngo?i lai này m?i th?t s? va ch?m v?i n?p s?ng ng??i dân quê. ??n khi ?y, c? hai tôn giáo m?i hòa mình vào n?n v?n hóa b?n x? r?i bi?n th? sâu ??m (…). Và khi mà th? ng? không ?? hi?u l?c ?? di?n t? nh?ng í t??ng m?i này, thu?t ng? ?n có ???ng ti?n th?” [1].   Tr??c tiên, ngôn ng? và v?n minh ?n ch? ?nh h??ng ??n ??i s?ng sinh ho?t ? th??ng t?ng c? c?u c?a t? ch?c xã h?i mà Bà-la-môn giáo là ??i di?n ??c quy?n. Gi?i th??ng l?u Ch?m suy t? và vi?t b?ng ti?ng Ph?n. Nên có th? nói bên c?nh các bi kí b?ng ch? b?n ??a ít ???c l?u ý, g?n nh? toàn b? v?n bia kí Ch?m t? th? k? XVI tr? v? tr??c ???c vi?t b?ng ch? Ph?n, và ?nh h??ng b?i Ph?n ng?.Nh?ng sau khi ?? qu?c ?n ?? (t? th? k? XI, và nh?t là vào th? k? XV) ki?t qu? b?i s? ?ánh phá và chi?m ?óng c?a quân ??i H?i giáo thì ?nh h??ng c?a v?n hóa ?n c?ng suy d?n ? kh?p vùng ?ông Nam Á. V??ng qu?c Champa, trong quãng th?i gian ?ó, ch? quan h? giao l?u v?i các n??c trong khu v?c ? phía Nam mà các s? ki?n l?n ???c ghi nh?n là vào cu?i th? k? XIII và ??u th? k? XIV, Jaya Simhavarman III (t?c Ch? Mân) c??i công chúa Nhà Tr?n là Huy?n Trân và công chúa Java là Tapasi. Vào th?i ?i?m này, v??ng qu?c Champa c?ng ?ã k?t h?p v?i ??i Vi?t và Java t?o thành m?t liên minh quân s? ch?ng ?? qu?c Mông – Nguyên. Vi?c Ppo Kabrah (1460-1494) c??i m?t công chúa Mã Lai, s? m?ng quân s? và tôn giáo c?a hai hoàng t? Mã Lai ? ??t Champa vào cu?i th? k? XVI, hay s? ki?n Ppo Rome (1627-1651) sang Kelantan tìm hi?u giáo lí H?i giáo Mã Lai và công d?ng c?a nó… [2] nói lên m?i quan h? m?t thi?t c?a v??ng qu?c Champa v?i các n??c trong khu v?c.??y là nh?ng ?i?u ki?n thu?n l?i cho h?t gi?ng v?n hóa t? t??ng H?i giáo n?y m?m và phát tri?n trong m?t ??t n??c ?ang suy y?u này. ?? không lâu sau ?ó, kho?ng cu?i th? k? XVI ??u th? k? XVII [3], v?n hóa H?i giáo ?ã gi? vai trò quan tr?ng trong V??ng qu?c Champa. Và vì H?i giáo là tôn giáo mang tính ??i chúng nên t? t??ng c?a nó ?ã có nh?ng ?nh h??ng sâu ??m ??n nhi?u t?ng l?p c?a xã h?i.Có th? nói v?n h?c Ch?m, sau th?i kì suy tàn c?a v?n bia kí, ít nhi?u c?ng mang d?u ?n c?a tôn giáo Islam. Nguy?n T?n ??c nh?n ??nh ??i ý là, c? vùng ?ông Nam Á, b? ph?n v?n h?c b?ng ti?ng vay m??n chi?m ?u th? nh?ng sau ?ó nh??ng l?i cho v?n h?c b?ng ti?ng dân t?c [4]. V?n h?c Ch?m c?ng không ?i ra ngoài thông l? ?y. Cho nên, ch? ??n th? k? XVII, v?i s? xu?t hi?n c?a S? thi Dewa M?no và các thi ph?m ti?p theo sau ?ó, v?n h?c dân t?c m?i th?t s? có c? h?i ?? nói lên ti?ng nói c?a mình.M?c dù hai trong ba akayet n?i ti?ng ???c vay m??n t? ngoài, vay m??n t? c?t truy?n ??n tên nhân v?t, ??a danh… nh?ng v?i ch? vi?t (akhar thrah) và ngôn ng? c?a mình, các thi s? Ch?m ?ã k?p th?i hoán c?i chúng cho phù h?p v?i ??c tr?ng v?n hóa dân t?c.Do ?ó, xét v? m?t hình th?c, dù các akayet Ch?m không có ???c cái t?m vóc ?? s? c?a s? thi ?n ?? hay các tác ph?m cùng th? lo?i c?a các n??c trong khu v?c, nh?ng chúng luôn ??t t?i m?t b? c?c g?y g?n và cô ?úc. ?i?u c?t y?u là chúng ?ã nêu b?t ???c hành ??ng và tính cách anh hùng c?a nhân v?t b?ng các tr?n giao chi?n v?i k? thù, các chi?n công l?y l?ng, í chí v??t tr? ng?i ?? ?i ??n tiêu ?ích m?t cách anh d?ng. C? ba s? thi ??u l??c b? m?i sinh ho?t ??i th??ng, các l? nghi phong t?c t?p quán r??m rà và c? quang c?nh hùng v? c?ng ???c ti?t ch? m?t cách ?áng k?. T?t chi ti?t ??u n?m trong màn k?ch và ch? ph?c v? cho t?n k?ch.M?t khía c?nh khá ??c ?áo n?i b?t lên ? các akayet này là, bên c?nh hai khuôn m?t ??i di?n cho s?c m?nh c?a th? l?c c? là Dewa M?no và Inra Patra, xu?t hi?n m?t khuôn m?t hoàn toàn m?i: Um M?rup. Có l? chính vì th? mà trong khi Dewa M?no và Inra Patra, sau khi v??t qua m?i hi?m nguy, tr? v? quê h??ng trong khúc ca kh?i hoàn thì, Um M?rup l?i kiêu d?ng g?c ch?t n?i chi?n tr??ng. Nh?ng cái ch?t c?a tráng s? này báo hi?u m?t l?c l??ng m?i ?ang ?i t?i, r?m r? và không gì c?n n?i, h??ng v? v??ng qu?c Champa. ?? r?i sau ?ó, Champa, tr??c nguy c? tan rã, ?ã ph?i m? vòng tay ?ón nh?n m?t lu?ng ?nh h??ng m?i khác t? bên ngoài: v?n hóa H?i giáo. 2. S? thi Ch?m2.a. Dân t?c Ch?m ? Vi?t Nam Hi?n nay, ng??i Ch?m g?m h?n m?t tri?u ng??i s?ng r?i rác trên kh?p th? gi?i. Riêng ? Vi?t Nam, có s? m?i nh?t ???c ghi nh?n là: 130.000 ng??i [5]. H? s?ng thành c?ng ??ng phân b? không ??u ? m??i t?nh thành khác nhau. Trên bình di?n v?n hóa - ??a lí, có th? phân chia làm ba nhóm nh? sau:? hai t?nh Bình ??nh và Phú Yên, ng??i Ch?m Hroi có kho?ng 21.000 ng??i. Ng??i Ch?m khu v?c này v?n còn l?u truy?n phong t?c t?p quán b?n ??a có ph?n pha tr?n v?i t?p t?c dân t?c Bana, c? ngôn ng? hàng ngày h? c?ng dùng pha l?n ti?ng Bana. Không còn l?u gi? ch? Ch?m truy?n th?ng akhar thrah nh? ng??i Ch?m ? hai t?nh Ninh Thu?n và Bình Thu?n, các tr??ng ca và s? thi ch? ???c k? truy?n mi?ng nh? m?t th? lo?i v?n h?c dân gian [6].? khu v?c phía Nam bao g?m các t?nh An Giang, Tây Ninh, Thành ph? H? Chí Minh, ??ng Nai, Bình Ph??c,… dân s? Ch?m có kho?ng 24.000 ng??i. T?i khu v?c này, ??i b? ph?n ng??i Ch?m theo tôn giáo Islam (quen g?i là H?i giáo m?i), sinh ho?t phong t?c t?p quán hoàn toàn theo H?i giáo. Bà con c?ng bi?t ??n ch? Ch?m truy?n th?ng và v?n b?n c? c?a t? tiên, nh?ng các tác ph?m n?i ti?ng nh? Kabbon Muk Thruh Palei ch? còn ???c k? nh? là truy?n c?; ch? có r?t ít ng??i thu?c th? h? c? còn thu?c và ??c cho con cháu nghe. Khu v?c t?p trung ng??i Ch?m ?ông h?n c? là ? hai t?nh Ninh Thu?n và Bình Thu?n, g?m kho?ng 87.000 ng??i. ??i ?a s? ng??i Ch?m c? trú t?i khu v?c này theo ??o Bà-la-môn (g?i là Cam Ahier) và H?i giáo c? (H?i giáo b?n ??a hóa g?i là Cam Awal), m?t s? ít còn l?i theo ??o Islam. Có th? nói, ?ây là khu v?c v?n hóa - ??a lí c?ng ??ng Ch?m còn l?u gi? ???c nhi?u nét phong t?c t?p quán và v?n hóa c? x?a h?n c?. Trong ?ó n?i b?t là ch? Ch?m truy?n th?ng akhar thrah và akayet (s? thi). Ba m??i n?m qua, ch? truy?n th?ng v?n còn ???c d?y trong các tr??ng Ti?u h?c (song ng?) có con em dân t?c Ch?m h?c. S? thi ???c l?u truy?n qua akhar thrah ???c các gia ?ình Ch?m c?t gi? trong ciet sách r?t trang tr?ng. Và ???c h? xem nh? nh?ng báu v?t linh thiêng. Chính t? các ciet sách này, các v?n b?n s? thi Ch?m ???c s?u t?m, và ?n hành trong giai ?o?n qua [7].2. b. Quá trình s?u t?m, nghiên c?u s? thi Ch?m:S?u t?m, biên d?ch và xu?t b?n:4 s? thi Akayet Deva M?no, Akayet Inra Patra, Akayet Um M?rup và Akayet Pram Dit Pram Lak dù r?t n?i ti?ng trong c?ng ??ng Ch?m, nh?ng chúng ch? t?n t?i d??i d?ng v?n b?n chép tay ho?c truy?n kh?u b?ng k? (akhan), ngâm (hari) hay ??c (pw?c). Tên s? thi Akayet Deva M?no và Akayet Inra Patra l?n ??u tiên ???c nh?c ??n vào n?m 1931 b?i nhà nghiên c?u ng??i Pháp: Paul Mus [8].   N?m 1970, b?ng tên g?i Rw?h Dwah (s?u t?m) - Kh?o l?c nguyên c?o Chàm, b?n in s? thi Akayet Inra Patra m?i xu?t hi?n l?n ??u do Trung tâm v?n hóa Chàm - Phan Rang ?n hành, v?i s? ch? trì c?a G. Moussay cùng nhóm trí th?c Ch?m c?ng tác g?m N?i Thành Bô, ?àng N?ng Ph??ng, L?u Ng?c Hi?n, Thiên Sanh C?nh, Lâm Gia T?nh và Tr??ng T?n. N?m 1971, s? thi Akayet Deva M?no c?ng ???c in và phát hành d??i d?ng này, ?? 3 n?m sau ?ó, 1974, tác ph?m ???c “tái b?n” v?i ch? vi?t chân ph??ng và ít sai sót h?n [9]. Giai ?o?n này, song hành v?i ho?t ??ng s?u t?m c?a Trung tâm v?n hóa Chàm, Thiên Sanh C?nh qua vai trò ch? bút t?p san Panrang – Ti?ng nói c?a c?ng ??ng s?c t?c Ninh Thu?n, ?ã cho ra m?t các v?n b?n c? Ch?m, trong ?ó có  Akayet Deva M?no. Nh?ng ngoài vi?c ??a ra v?n b?n Ch?m nh? ch? tr??ng c?a G. Moussay, Thiên Sanh C?nh còn chuy?n d?ch s? thi ra ti?ng Vi?t, bên c?nh chú thích t? v?ng, t?o ti?n ?? quan tr?ng cho các nhà nghiên c?u sau này [10].  ? t?t c? các ?n ph?m trên, v?n b?n ch? Ch?m akhar thrah ch? có m?t d??i d?ng vi?t tay. N?m sau, 1976, Nara Vija có m?t lu?n v?n v? Akayet Inra Patra v?i v?n b?n s? thi ???c chuy?n d?ch ra ti?ng Pháp [11].N?m 1982, Tùng Lâm và Qu?ng ??i C??ng ??a ra hai b?n ti?ng Vi?t c?a s? thi Ch?m Akayet Deva M?no và Akayet Um M?rup v?i tên g?i Hòa Nô và Hoàng T? Um M?rup và cô gái ch?n dê trong cu?n Truy?n th? Chàm [12]. ?áng ti?c là b?n d?ch không có ph?n ??i chi?u v?i nguyên tác, và ng??i d?ch không cho bi?t ?ã d?a vào b?n chép tay nào. Có l? nh? th? ch?ng mà b?n d?ch có s? sai l?ch quá l?n so v?i các b?n v?n c?a thi ph?m Ch?m ???c tìm th?y. M??i n?m sau, “b?n d?ch” trên ???c ??ng Nghiêm V?n cho in l?i trong m?t tuy?n t?p v? v?n h?c dân t?c thi?u s? [13]. N?m 1989, m?t công trình nghiên c?u v? akayet vi?t b?ng hai th? ti?ng Pháp và Mã Lai ???c in ? Kuala Lumpur [14]. Tác ph?m g?m n?m ph?n chính. Riêng ph?n chuy?n t? Latinh v?n b?n Ch?m, có l? vì ??c không k? tác ph?m Ch?m b?ng akhar thrah, nên ng??i làm công tác sao chép ?ã ph?m nhi?u l?i v? t? v?ng - ng? ngh?a.V? hai “s? thi” b?ng ti?ng Vi?t c?a Tùng Lâm - Qu?ng ??i C??ng và P. Dharma, G. Moussay và Inrasara ??u có bài vi?t trao ??i nghiêm xác [15]. Ti?p nh?n s? phê bình c?a Inrasara, P. Dharma ?ã s?a ch?a và in l?i Akayet Dewa M?no do C? quan s?u t?p th? b?n Champa Koleksi Manuscrip Melayu Campa th?c hi?n, r?t ?áng tin c?y. M?t ?n ph?m khác v? Akayet Inra Patra c?ng ???c xu?t b?n b?i C? quan trên vào n?m 1997. T? ?ây các v?n b?n akhar thrah ??u tiên xu?t hi?n d??i d?ng ch? Ch?m trên vi tính [16]. Tr??c ?ó hai n?m, Inrasara c?ng ?ã cho in hai s? thi Akayet Dewa M?no và Akayet Um M?rup trong b? ba V?n h?c Ch?m, Khái lu?n - v?n tuy?n, g?m v?n b?n ti?ng Ch?m, b?n Vi?t ng?, thích ngh?a t? c? và b??c ??u ??i chi?u d? b?n [17]. Nh? v?y sau “truy?n th?” Hoàng T? Um M?rup và cô gái ch?n dê ???c cho ra m?t vào n?m 1982, ?ây là l?n ??u tiên Akayet Um M?rup ???c trình bày m?t cách nguyên v?n.Nghiên c?uVi?c nghiên c?u s? thi Ch?m ???c ti?n hành v?i nhi?u khó kh?n, b?t tr?c và không liên t?c. Ban ??u, s? sai l?m v? vi?c trình bày v?n b?n ?ã d?n ??n sai l?c trong c?ng vi?c nghiên c?u. ?ình Hy và Tr??ng S? Hùng ?ã ph?m ph?i l?i này khi vi?t bài nghiên c?u v? s? thi Ch?m mà ch? d?a trên v?n b?n ch?a ???c ki?m ch?ng [18]. Trong khi tr??c ?ó, ?ã có nhi?u công trình giá tr? ra ??i.Công trình nghiên c?u ??u tiên v? s? thi Ch?m - Akayet Dewa M?no - thu?c v? G. Moussay qua lu?n án EPHE c?a ông ???c b?o v? vào n?m 1975 [19]; m?t n?m sau ?ó ông có bài nghiên c?u v? Pram Dit Pram Lak [20]. ?? mãi 15 n?m sau ông m?i có bài vi?t chuyên sâu khác v? Akayet Inra Patra [21]. ? trong n??c, n?m 1994, Inrasara trong t?p th? nh?t c?a b? ba V?n h?c Ch?m, Khái lu?n - v?n tuy?n ?ã dành nguyên m?t ch??ng bàn v? s? thi Ch?m [22]. Sau ?ó r?i rác có các bài vi?t c?a Inrasara, Phan ??ng Nh?t, Nguy?n Ph?m Hùng v? th? lo?i v?n h?c này c?a Ch?m, v?a chuyên sâu th? lo?i v?a ??t akayet trong t?ng th? v?n h?c Ch?m và có khi c? n?n v?n h?c c? Vi?t Nam [23]. S? thi Ch?m v?i 4 tác ph?m Akayet Deva M?no, Akayet Inra Patra, Akayet Um M?rup và Akayet Pram Dit Pram Lak c?ng ???c ?? c?p nhi?u l?n v?i nhi?u d?ng th?c và m?c ?? khác nhau qua tác ph?m ti?u lu?n - nghiên c?u - phê bình dày d?n c?a Inrasara: V?n hóa - xã h?i Ch?m, nghiên c?u & ??i tho?i [24].2. c. AKAYET CH?M2. c.1. AKAYET DEWA M?NOTrong các s? thi Ch?m (Akayet Dewa M?no, Akayet Inra Patra, Akayet Um M?rup), Akayet Dewa M?no (S? thi Dewa M?no) chi?m v? trí quan tr?ng nh?t. Quan tr?ng không nh?ng ? quy mô và ?? dài c?a nó mà còn ? ch? nó là m?t tác ph?m b?ng th? có l? c? nh?t, có giá tr? v?n ch??ng cao, ??ng th?i có tính nhân b?n sâu s?c.Akayet Dewa M?no ???c truy?n bá r?ng rãi trong qu?n chúng. Ng??i Ch?m hãnh di?n vì nó, xem nó nh? là Truy?n Ki?u c?a dân t?c Ch?m. Và c?ng nh? ng??i KInh v?i Truy?n Ki?u, ng??i Ch?m say Dewa M?no, nói Dewa M?no, ??c Dewa M?no, phân tích Dewa M?no và ngâm Dewa M?no v?i m?t gi?ng ngâm ??c ch?t Dewa M?no. ?ây không ph?i là sáng tác c?a ng??i tr?n m?t th?t mà là m?t t?ng ph?m c?a th?n thánh ban cho, ông bà Ch?m ngh? th?.Akayet Dewa M?no [25] g?m 471 câu l?c bát [c?p 6/ 8] c? ?i?n Ch?m. C?ng nh? các tác ph?m khác trong n?n v?n h?c c? ?i?n Ch?m, Dewa M?no không có tác gi?. Ng??i ta c?ng không xác ??nh ???c n?m sáng tác và ngay c? th? k? ra ??i c?a nó. C?n c? vào tính ch?t c? c?a ?a s? ngôn t? ???c s? d?ng trong tác ph?m (xem b?ng kê):B?ng kê m?t s? t? c? ???c dùng trong Dewa M?no:take: kh?i hành, ?i              P?p: g?pbinix: ch?t, hi sinh       praittarabi: m?t ??tbican: nói, nh?n ??nh   sunit ginr?h: th?n thôngn?m?x sukal: l?y t?   ditbiya: v??ng qu?c, hoàng t?ckuram?: cây chà là   ?wan laik: cam ?oannorapat: vua                bharriya: v?, ch?ngrabiy?ng: n? tì                kapaklima: t? t??ngm?ligai: ngai                kupiah: m? (c?a ng??i H?i giáo)nix pabha: ch?t                kathieng: thiên th?ch; tuy?t.tathik kuradong: bi?n kh?i   jallidi: ??i d??ng…Bên c?nh s? có m?t c?a m?t s? y?u t? Mã Lai trong akayet, chúng ta có th? nói r?ng Akayet Dewa M?no ?ã du nh?p vào Champa qua con ???ng Islam vào kho?ng cu?i th? k? XVI ??u th? k? XVII [26].Trong bài kh?o lu?n c?a mình, G. Moussay xác nh?n r?ng Akayet Dewa M?no c?a Ch?m ???c vay m??n t? Hikayat Dewa Mandu c?a Mã lai. Ông c?ng s? b? ??i chi?u tên ??a danh và tên nhân v?t gi?a hai tác ph?m này:Mã Lai                        Ch?mDewa Mandu           Deva ManoAnggeran Dewa           Akar DewaDewa Arkas Peri             Arakas KaphwariLangka dura           Birung LangdaraBerhamana           Brah mannaCendera                 CandraDewa Raksa Malik           Deva SamalaikGangsa Indera           Gan Sri InraNaga Samandam           Ina MadongKarama Raja           Kurama RajaLang Kawi Rama           Langgiri CahyaPalinggem Cahya           Palingan CahyaLila Ratna Cahya           Ratna Cahya Sri BiyangZenggi                        SanggiDuri Patem Dewi           Sapatan DiviSaribu Cahya           Sri Ramut Cahya [27]Nh?ng khi vay m??n tác ph?m Mã Lai, Akayet Dewa M?no ?ã có nhi?u thay ??i quan tr?ng v? nh?ng tình ti?t c?a c?t truy?n l?n tâm lí nhân v?t. Chúng ta hãy theo dõi câu chuy?n:Vua Kurama Raja x? Gan Xrik Inra v? ??i ???c vua các n??c ch? h?u xung quanh th?n ph?c, h?ng n?m mang l? v?t ??n tri?u c?ng. V??ng qu?c hùng m?nh, nhân dân yên ?n làm ?n. B?ng d?ng, m?t ngày kia, con voi quý trong v??n nhà vua khóc r?ng th?m thi?t. M?t ?i?m g? ???c báo tr??c. Vua cho v?i ngay quan ??i th?n và nhà chiêm tinh Lakxamana ??n h?i s? tình. Nguyên nhân ???c t? bày: nhà vua không có con trai n?i ngôi cha tr? vì ??t n??c. Nhà chiêm tinh nói thêm: vua cha có th? c?i m?nh b?ng cách t? hi sinh thân mình. Y l?i v? chiêm tinh, nhà vua ban ân ph??c cho th?n dân, r?i sau khi tr?ng tr?i v?i hoàng h?u Runna Runga Cahya, vua hóa thân v? tr?i ?? tròn m?t n?m sau hoàng h?u h? sinh m?t ??a con trai kháu kh?nh: hoàng t? Dewa M?no. Dewa M?no k?t ngh?a anh em v?i ?ngkar Dewa là con trai c?a quan ??i th?n Binara. Khi hai anh em tr??ng thành, h? ??u không th?y cha ?âu, h?i ra m?i bi?t c? s?. Và h? quy?t ?i tìm cha, b?t k? bao l?i can ng?n, mong ???c nhìn th?y m?t cha m?t l?n thôi ?? th?a lòng khao khát.Cùng th?i, bên x? Birung L?ngdara có m?t nàng công chúa n?t na thùy m? v?i s?c ??p chim sa cá l?n tên là Ratna Xribiy?ng ???c Rija Dewa Xam?laik – m?t hoàng t? tài ba có ?? phép th?n thông m?i n?i ngôi vua cha v?a b?ng hà ? x? bên c?nh – ?? ý và xin ??n làm r?, nh?ng công chúa Ratna không thu?n. Cùng lúc, vua Intan ? x? Sumut Didin Didan v??t ??i d??ng mang vàng b?c châu báu ??n h?i c??i công chúa. Hai bên ?ng thu?n trao ??i l? v?t. Dewa Xam?laik c?m th?y b? s? nh?c, ngay t?c kh?c hóa phép bi?n công chúa Ratna thành con voi tr?ng, g?m lên m?t ti?ng th?t thanh r?i ch?y bi?n vào r?ng. Vua Intan, t?n m?t nhìn th?y phép th?n thông c?a Dewa Xam?laik, s? nguy ??n tính m?ng, t?p h?p ?oàn tùy tùng, v?i vã lên tàu v? n??c.Trong khi ?ó, trên cu?c hành trình ?i tìm cha, tình c? hai anh em Dewa M?no g?p con voi tr?ng ?ang ??ng r? bu?n d??i g?c cây l?n. Chàng ??n bên h?i và nàng k? l? s? tình. ??ng lòng tr??c c?nh trái ngang, Dewa M?no hóa phép bi?n con voi tr?ng thành nàng công chúa, xinh ??p l?i càng xinh ??p h?n x?a. Nh?ng ?ây là V??ng qu?c c?a Dewa Xam?laik. Rak ?ang bay ??n hái trái kuram? cho chúa mình. Nhìn th?y M?no, Rak lên ti?ng khiêu khích. Nh? ??n tâm ??a nh? nhen c?a Xam?laik ??i v?i công chúa Ratna khi x?a, và khi nghe m?y l?i khiêu khích c?a Rak, Dewa M?no n?i gi?n chém Rak tr?ng th??ng r?i dùng m?i tên th?n b?n Rak bay ?i v?i l?i nh?n g?i ??n Xam?laik: công chúa Ratna ?ã là v? c?a Dewa M?no.Rak bay ?i r?t ngay tr??c m?t Xam?laik, tr?ng tr?i r?i ch?t. Xam?laik ?ùng ?ùng n?i gi?n. Th? là các cu?c chi?n b?t ??u n?i ?uôi nhau ti?p di?n. Ngay trong cu?c giao chi?n ??u tiên, Dewa M?no gi?t ch?t vua Rak r?i ???ng hoàng ??a công chúa Ratna tr? v? quê h??ng nàng. ? ?ây, hôn nhân gi?a Dewa M?no và công chúa Ratna ???c chính th?c công nh?n. Bên c?nh ?ó, ?? th??ng công chàng, vua Lang Dara còn g? cháu gái c?a mình là Cahya cho Dewa M?no.V? ph?n Xam?laik, u?t ?c vì b? m?t m?t tr??c Dewa M?no, chàng cùng chú là Arakix Kaphwari b? x? s? lên núi tu luy?n trong b?y n?m. Hai chú cháu cùng ??n g?p các tù tr??ng th? dân yêu c?u giúp s?c. Nh?ng c? các tù tr??ng này c?ng b? ?ngkar Dewa ?ánh b?i trong m?t cu?c giao tranh. Trên ???ng kéo quân tr? v?, anh em Dewa M?no b? Xam?laik b?n lén. M?i tên vàng c?a Xam?laik mang hai anh em bay r?t vào gi?a lòng ??i d??ng, l?u l?c b?y ngày ?êm m?i g?p l?i m?t nhau trong m?t dòng n??c xoáy. Nh? l?i bùa thiêng c?a X?nggi khi x?a, ?ngkar Dewa nh?c tên và Jin X?nggi –  ng??i x?a kia ???c ?ngkar Dewa c?u s?ng – xu?t hi?n v?t hai anh em Dewa M?no ch? v? x? s? c?a m?t v? vua. ? x? này, ?ngkar Dewa l?y công chúa Tw?n Ramai và Dewa M?no l?y công chúa Lima Girakxa.Sau m?t n?m chung s?ng v?i công chúa Lima và có ???c m?t c?u con trai, Dewa M?no ???c tin báo Xam?laik ?ang bao vây x? L?ngdara và ?òi l?y cho b?ng ???c công chúa Ratna m?c dù nàng c??ng quy?t t? ch?i. Chàng cùng em t?c t?c lên ???ng. T??ng r?ng cu?c chi?n m?i s? x?y ra ác li?t h?n. Nh?ng không, m?t c?m b?y khác ?ã ???c gi?ng ra, và hai anh em Dewa M?no th?t thà ?ã b? trúng thu?c ??c. Xam?laik sai các binh lính h?u c?n mang g??m t?i, quy?t b?m nát xác hai anh em Dewa M?no. Th? nh?ng nh?ng nhát g??m b? xu?ng ?ã không làm h? h?n gì hai thi th? ?ã b?t ??ng này. Tin xác hai anh em Dewa M?no ?ang ???c quân Rak canh gi? c?n m?t ??n lan sang x? s? bên c?nh, công chúa Jotna x? Hàm R?ng cho ng??i tìm cách mang xác h? v?, làm phép gi?i ??c cho Dewa M?no ??ng th?i y?m bùa cho chàng quên quê h??ng cùng v? con ?? chung s?ng v?i mình. May m?n cho Dewa M?no, ?ngkar Dewa khi t?nh ng? ?ã g?i Jin X?nggi t?i c?u c? ba ng??i thoát kh?i x? Hàm R?ng bí hi?m kia.Trong khi ?ó, ? v??ng qu?c Il?ng X?ngkata, Xam?laik sau m?t tháng ròng ch? ??i (th?i gian mà Xapatan – em gái út chàng, lúc này c?ng là v? c?a Dewa M?no – ?? ngh? v?i anh cho các công chúa ???c ?? tang ch?ng), ?ã v?i vã lên ???ng mong ???c h?i ng? v?i công chúa Ratna. Không ng?, khi t?i n?i, nhìn th?y Dewa M?no ???ng hoàng ng? trên ngai vàng, chàng vô cùng gi?n d?. Cu?c chi?n tái di?n, kh?c li?t h?n bao gi?, vì hai bên ??a ra toàn b? l?c l??ng quy?t m?t tr?n s?ng mái. Quân Rak và Jio Wanna b? Jin X?nggi ?ánh b?i và Arakix c?ng b? ?ngkar Dewa h? m?t cách nhanh chóng. Xam?laik dàn quân và Dewa M?no ?i ?ng chi?n, bay ?i cùng v?i sáu nàng công chúa m?t lòng cùng s?ng ch?t v?i ch?ng, quy?t không ?? b? Xam?laik b?t n?a. Hai bên chi?n ??u liên t?c trong nhi?u ngày ?êm, ?i qua nhi?u hành tinh xa l?, ?ánh nhau gi?a không trung, trong bi?n c?, trên ??t li?n không ng?ng ngh?. ??n th?i ?i?m quy?t ??nh, Xam?laik b?n m?i tên vàng c?a chàng. M?i tên b? Dewa M?no b? g?y. Ngay l?p t?c Dewa M?no ph?n công, s? d?ng ??n ngón tuy?t chiêu: g??m kuraba k?t li?u m?ng s?ng c?a Xam?laik.Cu?c chi?n d??i tr?n gian vang ??ng ??n Nhà Tr?i. Th??ng tình cho anh chàng Xam?laik si tình t?i nghi?p, ??ng th?i ?? c?u vãn danh d? cho chàng, ??ng Th??ng ?? chí tôn phái thiên s? xu?ng m? n?m m? và ban h?n cho chàng s?ng d?y. Hai bên l?i ti?p t?c chi?n ??u. Khi cu?c chi?n kéo dài quá lâu v?n b?t phân th?ng b?i, lúc ?ó, Ngài m?i giáng th? gi?i hòa cho hai ng??i kh?ng l? ngang s?c ngang tài, chính th?c tuyên b? công chúa Ratna là v? c?a Dewa M?no và cho Xam?laik c??i bóng c?a nàng (ôi! Cái khôn khéo c?a ??ng Chí tôn Chí ??i) Dewa M?no, ?ngkar Dewa, Jin X?nggi và sáu công chúa kh?i hoàn, tr? v? quê h??ng trong s? ?ón ti?p t?ng b?ng c?a th?n dân cùng vua các n??c ch? h?u. Dewa M?no ???c tôn ngôi v??ng, ?ngkar Dewa làm quan ??i th?n. X?nggi t? giã m?i ng??i tr? v? c? quân.B? c?c ch?t ch?, c?t truy?n ??y k?ch tính c?ng v?i l?i k? truy?n lôi cu?n ?ã t?o cho Akayet Dewa M?no m?t s?c h?p d?n ??c bi?t. M?c dù thi ph?m ?ã ph?i khoác lên mình chi?c áo huy?n tho?i, nh? các lo?i v? khí ???c s? d?ng trong cu?c chi?n (tr?mpaik: m?t lo?i d?a bay, ir?x kuraxi: m?t th? gh? bay th?n kì, padak lakkuraba: m?t lo?i g??m th?n) hay tên trái cây, tên x? s?, tên nhân v?t ??u là nh?ng tên xa l? v?i ngôn ng? dân gian, nh?ng chính là bi?u hi?n tâm lí ng??i, r?t ng??i c?a nhân v?t ?ã ?? l?i d?u ?n ??m nét trong lòng ng??i ??c. S? c?m gi?n c?a Jin X?nggi, cái hèn nhát c?a vua Intan, tính th?p hèn c?a Xam?laik, lòng ghen tuông, nh?ng ni?m vui, n?i bu?n, nh?ng n? c??i và nh?ng gi?t n??c m?t… ??u n?m trong s? ?? chung c?a tâm lí con ng??i phàm tr?n.??c gi? không th? nào quên ???c c?n gi?n d? c?a Jin X?nggi khi nhìn th?y n??c m?t l?n dài trên má Dewa M?no lúc chàng tr? v? sau c?n ho?n n?n, ch?t b?t g?p công chúa Cahya tay ?ang n?m ch?t con dao toan t? v?n vì ngh? ?ây là Xam?laik ??n hãm h?i nàng. C?n gi?n d? c?a Jin r?t ? con ng??i: h?n nhìn th?y t?n m?t th?n t??ng h?n v?a s?p ?? v?i nh?ng gi?t n??c m?t y?u ?u?i! Và càng con ng??i h?n n?a: nh?ng gi?t l? này c?a Dewa M?no th?n thánh. Chi?u sâu tâm lí c?a con ng??i ???c khai phá m?t cách kì tuy?t!Dòng th? c?a b?n s? thi nh? mu?n bay cao bay xa nh?ng bao gi? c?ng r?i tr? l?i m?t ??t. M?t ??t luôn là tâm ?i?m cho các nhân v?t x? s? và tung hoành.Th?t th?, Dewa M?no là m?t thi ph?m mang ??m tình ng??i. ?ó là tình ph? t? c?a vua Karama Raja ?ã ch?u ch?t ?i cho con ???c có m?t trên tr?n gian; là lòng chí hi?u c?a Dewa M?no ?ã không qu?n hi?m nguy gian kh?, lên ???ng ?i tìm cha, b? l?i sau l?ng ngai vàng cùng s? giàu sang phú quý; ?ó là lòng trung thành c?a Jin X?nggi, ?ã bao l?n ra tay c?u anh em Dewa M?no thoát kh?i c?nh nguy kh?n; là ??c chung th?y c?a công chúa Xapatan m?t m?c yêu th??ng ch?ng dù b? ch?ng hi?u l?m và ru?ng b?, c?a công chúa Ratna ?ã ?ánh l?a Xam?laik ?? ???c th? ti?t v?i ch?ng khi ch?ng b? n?n, và trong tr?n quy?t ??u ?ã sát cánh bên ch?ng ?? ???c cùng s?ng ch?t. Và nh?t là tình máu m? c?a công chúa Xapatan ??i v?i ng??i anh là Xam?laik. Khi ng??i anh ru?t b? sát h?i b?i chính bàn tay ch?ng mình trong tr?n chi?n cu?i cùng, nàng ?ã khóc. Nhà th? vi?t nên m?t ?o?n th? r?t ??p:Dom nan Xapatan DiwiCauk x?p nhu hari gr?p n?gar jang pax?ngIa di kraung ?w?c m?ng ngauk mai t?lCamauh patri cauk nan ia dawing ?w?c o truhTh? r?i công chúa Xapatan khócTi?ng khóc th?m thi?t, c? x? s? ??ng lòngVà dòng sôngT? trên cao ch?y l?iN??c cu?n xoáy mãi không n? trôi ?iAkayet Dewa M?no còn là bài th? ng?i ca lòng cao th??ng hào hi?p c?a con ng??i. Dewa M?no r?t cao th??ng, cao th??ng khi chàng t? ch?i ?ánh Xam?laik ?? r?i ph?i m?c n?n b? k? thù b?n lén sau l?ng, cao th??ng khi chàng cho phép v? khóc cho ng??i anh ru?t c?a nàng v?a là k? t? thù c?a mình, khi chàng không cho ng??i em k?t ngh?a ?ngkar Dewa gi?t quân lính k? ??ch trong khi chi?n ??u ch?ng Xam?laik. Và ngay c? Xam?laik, m?t nhân v?t ph?n di?n, c?ng ?ã làm ???c m?t c? ch? cao th??ng: chàng ?ã không ??ng ch?m ??n công chúa Ratna khi ???c nàng yêu c?u ?? tang cho ch?ng (vì t??ng ch?ng ?ã ch?t). C? ??n ??ng Th??ng ?? Chí Tôn c?ng ?ã th? hi?n ???c m?t c? ch? nhân t? cao c?: không ?? cho Xam?laik, m?t con ng??i có tài n?ng l?n ph?i ch?u m?t m?t tr??c ng??i yêu, khu?t nh?c tr??c k? thù; vì khi b? ??y ??n b??c ???ng cùng, con ng??i d? ?i ??n nh?ng hành ??ng thi?u chín ch?n, m?i thù kéo dài dây d?a, và con dân Ngài d??i tr?n mãi ch?u c?c kh?; nên Ngài ?ã ngh? ra h??ng ?? g? danh d? cho Xam?laik b?ng cách cho chàng m?t l?n n?a ???c chi?n ??u v?i Dewa M?no, và cu?i cùng ???c c??i bóng công chúa Ratna. Th?t không th? tìm ???c gi?i pháp nào tài tình h?n!Và cu?i cùng, Akayet Dewa M?no v? ??i ? n?i nó ?ã th?a mãn ???c nh?ng khát khao muôn thu? c?a con ng??i. Con ng??i bao gi? v?n th?, dù h? c? ng? trong b?t kì không gian th?i gian nào, nhu c?u ???c truy?n gi?ng (Vua Kurama Raja ph?i t? hi sinh ?? có ???c ??a con n?i dõi), nhu c?u ???c yêu th??ng ?ùm b?c (Xapatan c?n ???c bàn tay Dewa M?no ôm ?p), ???c s?ng ?m no trong m?t ??t n??c an lành (t?t c? qu?n chúng nhân dân trong m?i x? s?) v?n là nh?ng nhu c?u b?c thi?t nh?t.? Akayet Dewa M?no, con ng??i ?ã bi?t quên ?i b?n thân mình và bi?t hi sinh cho ng??i khác, cha hi sinh cho con, em bi?t quên mình vì anh, b?n bè dám l?n x? vào khói l?a ?? c?u nhau, ch?ng bi?t tha th? cho v?… nh?ng ??c tính này c?a con ng??i khi k?t h?p l?i, có th? t?o nên nh?ng kì tích mà n?u thi?u nh?ng kì tích này thì cu?c s?ng s? tr? nên vô v? và con ng??i muôn ??i mãi không th? ??t t?i nhân b?n tính ?ích th?c.Th? nh?ng, các ??c tính cao c? này c?a nhân v?t s? nh?t nh?o bi?t bao n?u nó không ??t trong c?nh ng?, tình hu?ng t??ng ?ng, và n?u nó không ???c k? l?i b?ng m?t ngh? thu?t th? chín ch?n nh? ? Akayet Dewa M?no. Qu? th?t, l?i k? chuy?n c?a Akayet Dewa M?no ?ã ??t ??n m?c tinh x?o.Không gi?ng nh? các tác ph?m khác thu?c dòng v?n h?c c? ?i?n Ch?m, r?t ít chi ti?t ???c l?p l?i trong Akayet Dewa M?no. T?t c? ??u ???c phóng ??i, và phóng ??i ??n m?c d? th??ng, cái d? th??ng này l?i luôn luôn có th? ch?p nh?n ???c. Có th? nói, chính cái d? th??ng này ?ã góp ph?n t?o nên s?c h?p d?n riêng c?a tác ph?m. Chúng ta c?ng c?n l??t qua m?t s? ?o?n:– Dewa M?no ?ang chu?n b? xu?t quân:Tanrak ginuh glaung m?t?h ad?rhaApan padak lakkuraba ?ik asaih kauk p?rHào quang r?c sáng l?ng ch?ng tr?iTay c?m g??m th?n, c??i ng?a tr?ng bay   – C?n gi?n d? c?a Xam?laik:Nhu ginaung tatr?m takai d?ng m?kaikDom kathieng jruh laik, c?k car jang jal?hN?i c?n th?nh n?, h?n gi?m chânThiên th?ch r?ng r?i, núi non nghiêng ??– Di?n t? c?nh cung ?i?n c?a công chúa Ratna thì: "?? xây cung ?i?n cho công chúa Ratna, nhà vua cho v?i nh?ng th? luy?n kim b?c th?y. Ba l?p hàng rào bao b?c l?y cung ?i?n bao la: vòng ngoài c?ng ???c rào b?ng s?t, vòng gi?a b?ng ??ng và vòng trong ???c s?n son th?p b?c. C?ng thành ???c ng?n b?ng ba l?p c?a có kh?c hình các con r?ng bay l??n. B?n góc khuôn viên cung ?i?n ??u có b?n cái gi?ng xây kh?ng l? mà m?t sân toàn cát vàng. Hai bên ???ng t? c?ng d?n vào cung ?i?n chính tr?ng ?? lo?i hoa quý ???c mang v? t? kh?p n?i trên th? gi?i mà h??ng th?m t?a bay kh?p m?i mi?n ??t n??c. D??i m?i cây hoa ??u có m?t lo?i chim quý hi?m su?t ngày ?êm múa hát. Trong thành, m?t ng?n núi cao ng?t ???c d?ng nên. Ng?n núi này ch? ???c tr?ng ??c nh?t cây chà là th?n tr?u n?ng trái chà là vàng, và trong thân cây luôn âm vang ngàn ?i?u nh?c mê li. Xung quanh ng?n núi là m?t vùng bi?n c? v? sóng êm ngân hòa cùng ?i?u nh?c trong thân cây chà là. M?t chi?c c?u b?ng vàng ròng ???c l?c t? ??i d??ng b?c qua bi?n n?i li?n ng?n núi v?i bi?t th?. Bi?t th? v? ??i cao l?ng ch?ng tr?i ???c l?p b?ng nh?ng t?m kim c??ng, trên cùng là mái làm toàn b?ng vàng ròng. ? b?n góc c?a bi?t th?, b?n con r?ng th?n nâng b?n bóng ?èn kh?ng l? ngày ?êm soi sáng toàn v??ng qu?c".??y là m?t c?nh t??ng siêu nhiên ch? ???c th?y trong óc t??ng t??ng hay trong nh?ng tr? x? c?a các v? b? tát trong kinh Hoa nghiêm c?a ??o Ph?t. Và ?ây là bãi chi?n tr??ng trong tr?n giao tranh cu?i cùng gi?a Dewa M?no và Dewa Xam?laik:"Trên m?t ??t, nh?ng ng?n lao c?a h? ch?m nhau n? bùng nh?ng ?ám l?a thiêng cháy tr?i núi non. H? l?i kéo nhau ra ??i d??ng, hóa thân thành loài r?ng bi?n, ti?p t?c chi?n ??u trong b?y ngày ?êm làm ??i d??ng n?i sóng, bão t? mù tr?i ??t. Th?y ch?ng ?n thua gì, h? l?i l?n sâu vào lòng ??t (lúc này h? ?ã hóa thân thành r?ng ??t) ti?p t?c thí võ. Cu?c chi?n l?i di?n ra trên không trung làm s?m sét n? tung, ch?n ??ng m?t n?a v? tr?".C? th? ti?p t?c. C? th?, Dewa M?no và Xam?laik tung hoành, tung hoành cùng v?i óc t??ng t??ng bay b?ng c?a thi s?, cùng v?i v?n th? hoa m? và ngôn t? bay b??m kì tuy?t.Th? nh?ng, tài n?ng c?a thi s? không ch? ng?ng l?i ? t??ng t??ng và phóng ??i. Ng??i ta ngh? r?ng có gì khó ?âu! C? t??ng t??ng nh?ng ?i?u kì qu?c nh?t r?i th?i ph?ng nó lên. Làm nh? ai c?ng có th? làm ???c chuy?n ?y! Picasso, khi ?? cây c? c?a mình tung hoành v?i nh?ng tác ph?m hi?n ??i, tr??c ?ó ông ?ã có các h?a ph?m c? ?i?n giá tr?. Và thi s? Tô Thùy Yên có nói ??i í r?ng không th? ?em Tháp Chàm v?i Angkor c?a Campuchia ra mà so sánh. B?i vì n?u c?n, nhà th? chúng ta c?ng có th? di?n t? tài tình nh?ng khía c?nh vi t? nh?t c?a tâm lí con ng??i.Chúng ta hãy th? phân tích m?t tình ti?t trong akayet: Dewa M?no v?i vã v? quê h??ng sau khi ???c công chúa Jotna gi?i ??c và ???c Jin X?nggi c?u thoát. Lúc ?y, Ratna và Cahya b? giam l?ng, ?ang th? s?n con dao ?? k?p t? v?n khi qua th?i h?n ???c Xam?laik cho phép ?? tang ch?ng. Lòng th?p th?m, chàng nh? nhàng ??y c?a b??c vào.Patri tangi thei jwak dr?h takaiPathang kuw bhian nau mai, Dewa M?no nan nhu hiaNàng h?i ai ?i t?a ti?ng b??c chânCh?ng ta ?i l?i nh?ng ngày th??ngVà Dewa M?no b?t khóc.Dewa M?no, ng??i anh hùng cái th? này ?ã b?t khóc. Chàng khóc vì chàng hi?u r?ng ch? có nh?ng ng??i th?t s? yêu nhau, th?c lòng nh? mong nhau m?i có ???c cái tinh t? ?y c?a thính giác. Các chi ti?t v?t vãnh nh?t và t??ng nh? d? b? khu?t l?p b?i bao lo âu th??ng nh?t, nh?ng v?i n?i nh? mong, b?ng s? ch? ??i trong câm l?ng và qua m?t th?i gian dài h?i t??ng, chúng t? t? l?n d?y và l?n mãi trong kí ?c sâu th?m mà ta h?u nh? không hay bi?t cho ??n khi, b?i m?t c? duyên nào ?ó, nó v? ra và l? nguyên hình. Các nhà tâm lí h?c ??t cho nó cái tên: vô th?c. Nh? ti?ng gi? áo sau khi có ti?ng m? t?, thói quen chà hai chân vào nhau khi lên gi??ng, hay nh? ? ?ây – ti?ng b??c chân ?i l?i.Tr? l?i v?i câu chuy?n. Lúc ?y, Dewa M?no nhanh tay gi?t l?y con dao n?i tay công chúa, b?ng b? nàng kháng c? l?i. Vô th?c nàng tin r?ng ?ó là ti?ng b??c chân c?a chàng - là chàng, ng??i ch?ng yêu d?u c?a mình nh?ng í th?c nàng li?n ph?n bác: chàng ?ã ch?t.Trong m?t c?nh ng? r?t th?c, v?i m?t ngh? thu?t phân tích tâm lí sâu s?c, thi s? ?ã th?i ???c vào ?o?n th? s?c s?ng kì l?. ??y là ?i?m son khác c?a Akayet Dewa M?no.Và m?t ?i?u n?a c?n nói ? ?ây là k?t thúc có h?u c?a tác ph?m (chính ngh?a th?ng hung tàn, Dewa M?no ca khúc kh?i hoàn, tr? v? quê h??ng ?oàn t? v?i gia ?ình) ?ã làm cho ??c gi? hoàn toàn mãn nguy?n khi ??t cu?n sách xu?ng.Ít ra, trong “m?t vài tr?ng canh”, Akayet Dewa M?no c?ng ?ã m?t l?n ??a bao th? h? con ng??i ch?t phác, thoát ???c nh?ng c? c?c c?a ??i th??ng, nh?ng b?t công c?a ch? ?? phong ki?n, ???c th? h?n bay theo v?n th? ?? cùng v?i Dewa M?no ?i qua m?y t?ng tr?i bao la, vi?ng th?m các cung ?i?n nguy nga tráng l?, chiêm ng??ng dung nhan các nàng công chúa xinh ??p tuy?t tr?n; cùng bay theo Dewa M?no trong cu?c tr??ng chinh ch?ng l?i cái x?u ác, chi?n th?ng cái x?u ác ?? an toàn cùng hoàng t? tr? v? quê h??ng - n?i mà ng?n lúa t? do tr? bông, cây r?ng t? do l?n d?y, dân làng an tâm làm ?n sinh s?ng (gr?p baul thuk hatai).(gr?p baul thuk hatai).______________________________(5) Chi ti?t này d? khi?n chúng ta liên t??ng ??n ti?ng b??c chân trong m?t ?o?n th? c?a Paul Valéry c?ng vang lên cùng âm h??ng:      Tes pas, enfants de mon silence      Saintement, lentement placés      Vers le lit de ma vigilance      Procedent muets et glacés  
0 Rating 613 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
LTS: Sau ba n?m ?
0 Rating 434 views 0 likes 0 Comments
Read more