Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
By: On May 31, 2015
Ngày 13 tháng 5/2015 tại Đại sứ quán Thụy sĩ ở Hà nội có diễn ra một cuộc hội thảo về văn hóa và lịch sử Champa do nhà thơ Inrasara trình bày. Kết thúc buổi hội thảo nhà thơ dành cho Kính Hòa buổi phỏng vấn sau đây. Đầu tiên ông nói về buổi hội thảo. Nhà thơ Inrasara: Có thể nói là buổi nói chuyện thành công. Thứ nhất là lượng người tham dự, phòng họp nhỏ chỉ khoảng 60 người hết chổ, có người phải đứng bên ngoài. Thứ hai là đề tài hấp dẫn đối với các nhà văn, nhà báo, những vị đại sứ, những nhà trí thức ở Hà nội, về những điều mới, những điều chưa biết. Thứ ba nữa là những câu hỏi người ta đặt ra rất trí tuệ. Kính Hòa: Những điều mà nhà thơ nói là chưa được biết là những điều gì ạ? Nhà thơ Inrasara: Tôi đặt tên cho buổi nói chuyện là: “Người Chăm đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt nam?” Đó là đề tài mà ít được sách báo nhắc đến, nhất là sách báo chính thống. Ví dụ như nền hải sử của Champa đã đóng góp, bổ khuyết vào lịch sử Việt nam. Hoặc là văn hóa biển của Champa nó làm cho văn hóa Việt nam đầy tràn. Hoặc là văn học của Chăm cũng vậy, nó có nhiều điều mà văn học Việt nam không có. Ngoài ra còn các đặc trưng văn hóa khác như giếng Chăm hình vuông, gốm Chăm, ngôn ngữ, thổ cẩm, đương nhiên không thể không nhắc tới các đền tháp, các lễ hội và điệu múa, đóng góp vào nền văn hóa đa dân tộc Việt nam. Kính Hòa: Theo chiều hướng đó thì nhà thơ có thấy rằng việc học lịch sử Chăm, đặc biệt là lịch sử biển của dân tộc Chăm ở Việt nam hiện nay là chưa đầy đủ không ạ? Nhà thơ Inrasara: Đúng rồi, lịch sử chính thống ở Việt nam chưa nhắc nhiều về người Chăm. Chưa in sách nhiều về lịch sử Chăm, nhất là nền hải sử của Champa xưa cũ. Người Chăm đi biển sớm và đi xa, trong khi người Việt chưa có truyền thống viễn dương. Cho nên điều đó rất là cần thiết đối với lịch sử Việt nam. Nhưng mà theo tôi biết thì những trí thức lớn, những chuyên gia cũng chưa nhận diện được hết sự đóng góp của nền hải sử Champa đóng góp vào sự toàn vẹn của lịch sử Việt nam. Đó là một điều đáng tiếc. Kính Hòa: Cũng có ý kiến cho rằng là thế hệ trẻ Việt nam hiện nay nên học ngoài các triều đại ở Thăng Long cũng nên học về các triều đại ở Đồng Dương, Bình định… Nhà thơ Inrasara: Cái đó là hoàn toàn đúng vì nước Việt nam ngày nay được hình thành từ hai Vương quốc cổ là Đại Việt và Champa, và một phần Thủy Chân lạp. Và mỗi Vương quốc có một nền văn minh riêng, chính điều đó làm cho nền văn minh của Việt nam nó giàu sang hơn. Cho nên nếu học lịch sử Việt nam mà chỉ học các triều đại ở đồng bằng Bắc bộ, của Đại Việt, thì nó không đầy đủ và nó thiếu sót rất lớn. Bởi vậy, sinh viên Việt nam sẽ hỏi là nước Việt nam hiện hình chữ S đầy như vậy, từ đâu ra? Thì giáo sư sẽ trả lời như thế nào? Nếu mà trong sách giáo khoa, trong giáo trình không có những triều đại ở miền Trung như Đồng Dương, Vijaya, hoặc các triều đại ở miền Nam, thì nền sử học đó thiếu sót rất là lớn. Và nó tạo một lỗ hổng về sự nhận diện của thực tại Việt nam hôm nay. Kính Hòa: Thế thì cái gì trở ngại làm cho chương trình sử Việt nam chưa bao gồm các triều đại Champa hay Chân Lạp? Nhà thơ Inrasara: Thứ nhất, quan trọng nhất là người ta sợ sự thật. Đó là một điều rất quan trọng. Tại sao lại sợ sự thật lịch sử? Lịch sử đã qua rồi, và khi Việt nam bây giờ tạo thành một đất nước thống nhất như thế này, thì chúng ta học quá khứ để có thể nhận diện được thực tại hôm nay nó chính xác hơn và nó toàn vẹn hơn. Đó là tâm lý sợ hãi, một sự sợ hãi hoàn toàn không cần thiết. Nếu chúng ta giấu đi sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà là sự thật hôm qua, mà chúng ta giấu đi, thì chỉ thiệt hại cho chúng ta. Chẳng những chúng ta không nhận diện được sự thật toàn vẹn mà chúng ta còn lừa dối thế hệ trẻ, theo tôi đó là điều đáng tiếc. Kính Hòa: Vài ngày tới đây tại California sẽ diễn ra một cuộc hội thảo về cộng đồng Champa trên toàn thế giới, trong đó có rất nhiều bạn trẻ. Với tư cách một thành viên của cộng đồng Champa trong nước, nhà thơ nhận xét như thế nào về sự phát triển và sức sống của cộng đồng Cham trên toàn thế giới? Nhà thơ Inrasara: Cộng đồng người Chăm lưu vong là có suốt trong quá trình lịch sử, đi rất xa. Người Chăm có sống ở Hải nam bên Trung quốc, ở Thái Lan, Campuchia, Mã Lai, và sau 75 thì còn sống ở Mỹ và các quốc gia Tây phương, Người Chăm vẫn nhớ về cội nguồn, vẫn tổ chức được đại hội toàn thế giới thì đó là một điều đáng mừng. Tôi có theo dõi nhiều đại hội khác nhau, mặc dầu ở những đại hội trước có nhiều trục trặc không nên, nhưng điều mà người Chăm vẫn nhớ về nhau, để đoàn kết, để tạo thành một đại hội, hướng về nơi mà họ từng ra đi thì đó là điều rất vui sướng đối với tôi. Kính Hòa: cám ơn nhà thơ đã giành cho chúng tôi thời gian tực hiện cuộc phỏng vấn này. "Nước Việt nam ngày nay được hình thành từ hai Vương quốc cổ là Đại Việt và Champa, và một phần Thủy Chân lạp. Và mỗi Vương quốc có một nền văn minh riêng, chính điều đó làm cho nền văn minh của Việt nam nó giàu sang hơn Nếu chúng ta giấu đi sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà là sự thật hôm qua, mà chúng ta giấu đi, thì chỉ thiệt hại cho chúng ta. Chẳng những chúng ta không nhận diện được sự thật toàn vẹn mà chúng ta còn lừa dối thế hệ trẻ, theo tôi đó là điều đáng tiếc" Nhà thơ Inrasara theo rfa.org
0 Rating 489 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 27, 2015
Hãy quan tâm, hỏi han và thỉnh thoảng mua cho cô ấy những món quà tặng bất ngờ, massage hay nấu cho cô ấy vài món đơn giản trong một tuần bận bịu. CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: - Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai. - Dấu hiệu ngoại tình của đàn ông. - Cách sử dụng bao cao su. - Cách giữ chồng không ngoại tình. Một sai lầm rát lớn vô số đàn ông mắc phải là, ở một thời điểm nào đó trong mối quan hệ với người phụ nữ, tự cho rằng mình đã "có cô ấy". Khác với một món đồ có thể bỏ tiền ra và nó là của mình, để giữ một người phụ nữ bên cạnh đòi hỏi công sức bỏ ra ở bạn. Không giống như việc tán tỉnh, với nhiều bước cụ thể và công thức riêng, việc giữ lấy một mối quan hệ lâu dài và hạnh phúc phức tạp hơn vậy rất nhiều. Bạn sẽ không thể tạo ra một hình ảnh khác với bản thân, mà phải đối xử với nhau bằng con người thật của mình. Chính vì vậy, thay vì viết một bài về những lời khuyên để bạn có thể dùng để duy trì mối quan hệ của bản thân sau khi hai người bắt đầu yêu nhau, mình xin nói về những điều phụ nữ mong chờ trong để hỗ trợ giúp các quý ông giữ cho mình một mối quan hệ bền chặt. Phụ nữ rất ham vui Những buổi tiệc tùng sẽ không thể nào vui nếu không có phụ nữ, vì họ luôn là những người mặc đẹp nhất, nhảy đẹp nhất, và khiến cho không khí cuộc chơi sôi động hơn hẳn. Sự thực thì, nhiều người đàn ông có thể cảm thấy hài lòng với mối quan hệ chỉ bao gồm hút thuốc, ăn ngon, làm tình rồi nằm ngủ. Tuy nhiên, nửa còn lại của chúng ta khiến cho ý nguyện này là bất khả thi vì họ luôn có nhu cầu ra đường. Phụ nữ ưa những cái mới, cái lạ, và cái đẹp trong cuộc sống. Với một mối quan hệ nhàm chán như nói trên, việc một cô gái xinh đẹp có nhiều lựa chọn bỏ bạn đi tìm niềm vui mới là điều dễ dàng xảy ra. Tuy nhiên, thật may mắn rằng, cách hiệu quả nhất bạn có thể làm cho người yêu mình vui vẻ, là làm những điều khiến chính bản thân mình hạnh phúc. Khi có tình cảm thực sự, không gì vui hơn với một người phụ nữ rằng thấy người yêu mình đang cười và tận hưởng cuộc sống. Trong những mối quan hệ của bản thân, khi tôi vui người yêu tôi sẽ vui, khi tôi buồn bực hay cáu kỉnh, người yêu tôi sẽ trở nên lo lắng. Đơn giản nó chỉ là thế thôi. Cách hiệu quả để lúc nào cũng có niềm vui trong cuộc sống là có một đam mê gì đấy và thực hiện nó. Người yêu bạn sẽ luôn bên cạnh giúp đỡ bạn với hết khả năng của cô ấy. Hãy cá cược với nhau cái gì đấy. Tham gia những hoạt động mới lạ như cắm trại, yoga, hay tập võ, hoặc leo núi cùng nhau. Một người yêu không thể hoàn hảo nếu không phải là người bạn tốt có thể chung vui được với bạn. Hãy tạo ra thật nhiều kỷ niệm giữa 2 người, đi du lịch thường xuyên, phụ nữ yêu điều đó. Bày ra những trò nhỏ nhặt để cuộc sống thêm vui. Ném popcorn vào cô ấy khi 2 người đi xem phim với nhau. Hãy tạo niềm vui với người phụ nữ bên cạnh mình như 2 đứa trẻ con. Thực tế mà nói, trong quan hệ yêu đương, người lớn có thể học được rất nhiều từ trẻ con, vì tất cả những gì trẻ con làm là để cho vui, chứ không suy nghĩ toan tính lo ngại điều gì. Phụ nữ muốn được khen đẹp Mẹ tôi năm nay đã 50 tuổi, nhưng khi cả nhà đi ăn tối cùng nhau ở nhà hàng vẫn dành thời gian trang điểm, mặc lên người bộ đồ đẹp nhất của mình, rồi ra hỏi ý kiến bố tôi xem mẹ nhìn thế nào chỉ vì muốn nhận được một lời khen. Việc đơn giản nhất để bạn có thể giúp người mình yêu thương cảm thấy đẹp hơn là dùng lời khen. Một lời khen thành thật và cụ thể như: "Kiểu tóc này hợp với em lắm" sẽ là động lực cho người con gái chăm sóc bản thân mình kỹ hơn khi thấy cố gắng được ghi nhận. Tuy nhiên, công việc của bạn ở đây không phải chỉ đơn giản dành tặng lời khen, mà phải thực sự làm cô ấy thấy rằng mình đẹp, mình hơn những người con gái khác, và bạn hài lòng thế nào về vẻ bề ngoài của cô ấy. Nếu phụ nữ có thể tự tin vào ngoại hình của họ, nền công nghiệp làm đẹp sẽ không thể trở nên phát triển như thế. Hãy giữ những lời khen của bạn ngắn gọn, hài hước như: "Em gen tốt thế này sau yên tâm đẻ con ra xinh lắm đấy", tránh những lời lẽ quá sến và nghe dài dòng. Một cô gái đẹp sẽ cảm thấy tự tin rằng mình giữ được người yêu, và càng cố gắng hơn để làm cho bản thân còn đẹp hơn nữa. Phụ nữ muốn được bảo vệ Bản năng của đàn ông là bảo vệ và nuôi dưỡng gia đình mình. Nhưng với xã hội hiện đại bây giờ, khi người ta có ít dịp phải đụng đến tay chân, thì sự bao bọc về tinh thần là quan trọng hơn rất nhiều. Hãy nhớ lại khi còn bé 4-5 tuổi, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng luôn khâm phục bố của mình, và cảm thấy rất tự tin khi đi với bố, vì nghĩ rằng dù có chuyện gì xẩy ra bố mình cũng giải quyết được. Phụ nữ khao khát có được cảm giác đấy từ người đàn ông. Họ muốn một người đàn ông mà dù bất cứ xẩy ra chuyện gì cũng có thể bình tĩnh giải quyết để dựa vào, mặc dù đó có là rắc rối với pháp luật, côn đồ, hay chỉ đơn giản là bênh vực cô ấy khi có chuyện xảy ra. Muốn làm được điều đấy, bạn nên học cách xử lý mọi việc một cách bình tĩnh, đừng thường xuyên tỏ quá lo lắng trước mặt cô ấy, và khi có chuyện xảy ra, phản ứng đầu tiên của bạn nên là: "Không sao, em yên tâm, anh sẽ giải quyết được". Thái độ của bạn với mọi việc trong cuộc sống ảnh hưởng rất lớn đến việc cô ấy có tin tưởng bạn là người có thể bảo vệ mình được không. Tập thói quen đưa ra tất cả quyết định, tuy nhiên sẵn sàng thay đổi nó cho phù hợp với những gì cô ấy thích. Phụ nữ ghét chủ động đưa ra ý kiến, và thích nghe lời: "Tối nay 6 giờ qua nhà anh mình đi ăn nhé", thay vì "Thế tối nay em định thế nào đây". Khi ở đám đông, hoặc qua đường, hãy nắm tay hoặc kéo cô ấy vào bên cạnh để cô ấy cảm thấy an toàn. Nếu có những gã đàn ông nhìn ngó hoặc làm phiền cô ấy, đấy là trách nhiệm của bạn phải khẳng định quyền sở hữu của bản thân. Trong trường hợp người con gái của bạn rơi vào một cuộc tranh cãi, đừng bao giờ cãi hộ cô ấy nếu không muốn bị gọi là thằng lắm mồm. Hãy ở bên cạnh, lắng nghe và bênh vực cô ấy một cách lạnh lùng và lặng lẽ, cho cô ấy biết rằng bạn ủng hộ và đứng về phe mình. Nếu có vấn đề xẩy ra trong cuộc sống của cô ta về việc gia đình, công việc, hay bạn bè, hãy lắng nghe và đưa ra lời khuyên, thay vì cố giải quyết vấn đề hộ cô ấy. Sự cổ động bằng tinh thần này có ý nghĩa hơn rất nhiều Phụ nữ muốn được yêu Trong tình yêu, việc biểu lộ tình cảm là rất tự nhiên, nhưng cũng có nhiều việc phải chú ý. Thứ nhất, hạn chế nói yêu quá nhiều. Cái gì càng nhiều càng mất ý nghĩa, hãy để dành 3 từ này cho những lúc tình cảm cao trào, sau khi cô ấy làm bạn vui hoặc làm điều gì đấy cho bạn thay vì dùng một cách vô tội vạ vô nghĩa như trên  Facebook hoặc tin nhắn. Hãy dẫn cô ấy gặp bạn bè của bạn, cho cô ấy được cảm nhận cuộc sống của bạn là như thế nào, giới thiệu cô ấy với bạn bè thân của bạn một cách đầy tự hào. Còn nếu cảm thấy không thoải mái trong việc cho người ngoài gặp gỡ làm quen với người yêu mình, có lẽ bạn nên tìm lấy cho bản thân một người xứng đáng hơn. Chiều cô ấy, và làm những điều bạn nghĩ rằng sẽ làm cô ấy vui và bạn cảm thấy thoải mái. Đừng hy sinh bản thân để làm gì vì một người con gái, và tình yêu lâu dài đòi hỏi sự tự nguyện chứ không phải nhường nhịn hay chịu đựng. Hãy luôn quan tâm đến cô ấy, hỏi han, và thỉnh thoảng mua cho cô ấy những món quà tặng bất ngờ. Mát xa cho cô ấy sau một ngày ở ngoài mệt mỏi, nấu cho cô ấy vài món đơn giản trong một tuần bận bịu. Làm được những viêc đấy thành thạo thì sẽ hay hơn, nhưng cái quan trọng hơn cả vẫn là ý nghĩa của việc làm ấy. Phụ nữ đánh giá rất cao những sự quan tâm nhỏ nhặt và ngẫu nhiên, và nó sẽ để lại ấn tượng sâu đậm hơn rất nhiêu. Một người đàn ông đào hoa luôn có nhiều phụ nữ xung quanh. Hãy làm cho cô ấy cảm thấy thực sự đặc biệt, và hơn những người con gái khác để cô ấy không phải cảm thấy lo nghĩ ghen tuông không cần thiết. Nói cho cô ấy những điều khiến bạn cảm thấy yêu cô ta, và không có ai khác ngoài cô ấy có thể đáp ứng được những điểm này. Bất đồng, cãi nhau trong tình yêu là chuyện tất yếu. Nhưng hãy cố giải quyết vấn đề nhanh chóng, tránh chiến tranh lạnh vì nó làm tổn thương đến tình cảm rất nhiều và khiến cả hai đều mệt mỏi. Người đàn ông mạnh mẽ luôn phải luôn nhớ đặt cuộc sống của mình cao hơn tình cảm. Ý thức rằng mình là một cá nhân hoàn hảo chứ không cần "một nửa" còn lại nào hết. Tránh làm những việc mình không thích chỉ vì muốn làm vừa lòng người yêu. Chúng tôi luôn chia sẽ các bí quyết giữ hạnh phúc gia đình. Mọi chi tiết xin liên hệ: 097.454.2922 để được tư vấn và hỗ trợ.
0 Rating 90 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 10, 2015
  BAN THANH NIÊN BHUM KAWEI PALEI RAM TẠI HOA KỲ *** California: Ngày 10 Tháng 5 Năm 2015 THƯ MỜI Kính gởi: Quí đồng hương Champa Trong không khí hân hoan đón mừng ngày lễ hội truyền thống Harei Mukei – Ramưwan, và để cùng hòa nhịp chung với bà con Chăm ở quê nhà, Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram ở Hoa Kỳ trân trọng kính mời quí ông bà vui lòng bỏ chúc thời gian quí báu để đến tham dự ngày lễ hội truyền thống -Harei Mukei năm nay sẽ được tổ chức tại: Địa điểm: Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng 111 E Gish Rd, San Jose, CA 95112 Thời gian: Thứ Bảy, Ngày 13 Tháng 06 Năm 2015 Chương trình: Từ 3g - 4g chiều: Đón tiếp quan khách Từ 4g - 6g chiều: Chương trình Văn Nghệ Truyền thống Từ 6g - 7g chiều: Dùng cơm thân mặt, đặc biệt trong dịp này, quí vị sẽ có những món ăn đặc thù theo truyền thống Chăm như Pei- nung, Pei-glik, Pei-póh, Nònya, La-kaya... để cùng chia sẽ đến quí đồng hương. Từ 7g - 10g tối:  Dạ vũ mừng Ngày lễ hội Ramưwan ở Hoa Kỳ lần thứ 6.  Sự hiện diện của quí đồng hương là niềm vinh dự, và khích lệ lớn lao cho Ban Tổ chức cũng như nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ của chúng ta ở xứ người. Trân trọng, T.M Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram tại Hoa Kỳ, Trưởng Ban, Sarif Châu Điện Thoại Liên Lạc: (408) 821-4708  
0 Rating 344 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On April 30, 2015
theo vovworld.vn   (VOV5) - Dân tộc Chăm thuộc nhóm ngô ngữ Mã Lai - Đa đảo (ngữ hệ Nam Đảo), có quan hệ họ hàng với người Raglai, người Ê Đê, người Chu Ru và người Gia Rai ở Việt Nam. Người Chăm cũng có nhiều nét tương đồng về mặt tộc người với người Indonesia, người Malaisia, người Brunei... ở khu vực Đông Nam Á. Họ là những cư dân bản địa ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đã từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Phụ nữ người Chăm với trang phục truyền thống bên tháp cổ. (Ảnh: vi.wikipedia.org) Nghe nội dung chi tiết tại đây   Dân tộc Chăm ở Việt Nam hiện có hơn 160 nghìn người, sống tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần ở Phú Yên, Bình Định, An Giang, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… Người Chăm gồm nhiều nhóm địa phương, mỗi nhóm có những đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa rất khác nhau. Những làng Chăm nằm rải rác ở ven biển Nam Trung Bộ. Có những làng Chăm nằm e ấp bên Thánh đường uy nghiêm. Có làng thâm trầm bên ngôi chùa cổ kính. Có làng thì mọi hoạt động lễ nghi thờ cúng đều được tổ chức ở đền tháp. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy, bởi các làng Chăm này theo các tôn giáo khác nhau. Theo ông Lê Duy Đại, Trưởng phòng Nghiên cứu và sưu tầm văn hóa Việt Nam, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thì người Chăm ở Việt Nam gồm 4 nhóm: Ở Việt Nam, người Chăm, căn cứ theo tôn giáo, người ta phần làm 4 nhóm. Thứ nhất là Chăm Bà La Môn, bây giờ một số nhà khoa học đề nghị gọi là Chăm ảnh hưởng của Bà La Môn giáo, tức Ấn Độ giáo. Nhóm Chăm này chiếm đông nhất. Nhóm Chăm thứ 2 chiếm tương đối nữa là nhóm Chăm Bà Ni, tức là Chăm Hồi giáo cũ. Và nhóm Chăm thứ 3 là Chăm Hồi giáo mới, tức là Chăm Islam. Và nhóm Chăm không theo tôn giáo thế giới nào cả, gọi là nhóm Chăm H’roi.          Nhóm Chăm Bà La Môn và Bà Ni tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Người Chăm Bà La Môn còn tự gọi mình là Chăm gốc, hay Bà Chăm để phân biệt với người Chăm Bà Ni. Người Chăm Bà La Môn theo tín ngưỡng đa thần của Ấn Độ giáo, còn người Chăm Bà Ni theo Hồi giáo, thờ Thánh Ala và thiên sứ Mô-ha-mét. Tuy nhiên, Hồi giáo của người Chăm Bà Ni đã bị bản địa hóa sâu sắc, thống nhất với các yếu tố tín ngưỡng dân gian và cô lập với Hồi giáo thế giới. Nhóm Chăm Islam theo Hồi giáo chính thống, còn gọi là Chăm Hồi giáo mới, để phân biệt với người Chăm Bà Ni theo Hồi giáo cũ. Nhóm này chủ yếu ở An Giang, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… Họ vốn là những người Chăm di cư từ Việt Nam sang Campuchia, và do những nguyên nhân khách quan, họ đã quay trở  về và sinh sống ở khu vực Nam Bộ. Ông Não Đủ, người Chăm Islam ở thôn Văn Lâm 4,  xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận so sánh phong tục của người Chăm Bà ni và Chăm Islam: Bên người Hồi giáo Islam, 1 năm là 7 ngày lễ. Trước tháng Ramadan – tháng vào Thánh đường ăn chay và trong 1 tháng đó có nửa tháng, bên Thánh đường có cúng tập thể, đi tạ mộ. Còn bên Bà Ni thì chuẩn bị Tết ăn trong vòng 3 ngày, trước khi ăn tết, họ đi tạ mộ. Đối với ăn chay của Bà Ni là họ ăn chay trong 3 ngày. Sáng sớm họ ăn, rồi nhịn mãi tới 6h chiều mới ăn lại. Chỉ ăn trong 3 ngày. Còn riêng đạo Hồi giáo Islam này là ăn trong vòng 30 ngày. 3h sáng ăn. Tới 4h rưỡi, họ bắt đầu sắm lễ rồi nhịn luôn, nhịn mãi cho tới khoảng 5 rưỡi, 6h, tùy từng ngày, họ mới bắt đầu xả chay. Ban đêm ăn vô tư, thoải mái.           Còn nhóm Chăm H’roi chủ yếu ở Bình Định, Phú Yên, không chịu ảnh hưởng của  tôn giáo nào, họ theo tín ngưỡng nguyên thủy và nhiều nét tương đồng về văn hóa với người Ba Na, người Ê Đê sinh sống xung quanh. Sự khác biệt về tôn giáo đã dẫn đến những khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, đời sống xã hội của các nhóm người Chăm. Ông Lê Duy Đại lấy ví dụ điển hình về sự khác biệt này: Nói chung là về cơ bản, văn hóa truyền thống là giống nhau thôi, còn văn hóa hiện nay có cái khác biệt khá rõ. Ví dụ: nhóm Chăm Bà La Môn và nhóm Chăm Bà Ni theo mẫu hệ, còn nhóm Chăm Islam theo phụ hệ. Cái thứ hai về văn hóa: ăn mặc thì giống nhau thôi, nhưng về nhà cửa thì nhóm Chăm Bà La Môn và Bà Ni ở nhà sàn thấp, nhà truyền thống ấy, hiện nay nhà sàn thấp ở Ninh Thuận và Bình Thuận là không còn nữa đâu. Chúng tôi dựng ở bảo tàng Dân tộc học là theo hồi cố, tức là theo trí nhớ cũ. Sàn thấp cao khoảng 35 – 40 cm thôi. Chăm Islam ở Châu Đốc ở nhà sàn cao. Chăm H’roi cũng ở nhà sàn cao. Những khác biệt này làm nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa, phong tục của người Chăm ở Việt Nam.   Thanh Nga
0 Rating 536 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On April 30, 2015
theo vovworld.vn (VOV5) - Âm nhạc và ca múa có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm. Tại các lễ hội truyền thống, những buổi biểu diễn ca múa dân gian của người Chăm, không thể thiếu bộ nhạc cụ, yếu tố làm nên nét riêng, mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc Chăm. Nhạc cụ truyền thống của người Chăm rất phong phú, đa dạng, bao gồm các nhạc cụ thuộc bộ gõ như: trống Ghi- năng, trống Paranưng; các nhạc cụ thuộc bộ hơi như kèn Saranai và các nhạc cụ thuộc bộ dây như kèn Ca nhi, nhị Mu rùa... Trống ghinăng là loại nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Chăm   Nghe nội dung chi tiết tại đây: Trong các lễ hội của người Chăm không bao giờ thiếu tiếng trống Paranưng. Đây là loại trống tròn, một mặt được căng bằng da và gắn vào tang trống bằng những sợi dây dẻo, đan chéo nhau. Trống thường được hòa âm cùng kèn Saranai và trống Ghi-năng. Khi chơi trống, những ông thầy đặt trống trước bụng,vành trống tì vào đùi, dùng các ngón tay vỗ vào mặt trống để tạo ra những âm thanh vang rền, trầm bổng khác nhau. Theo quan niệm của người Chăm, bộ ba trống Paranưng, kèn Saranai và trống Ghi-năng tượng trưng cho 1 con người. Ông Quảng Dựng, một nghệ nhân của Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Kèn Saranai là đại diện cho cái môi. Còn Paranưng đại diện cho bụng. Còn trống Ghi- năng là 2 đầu gối. Kèn Saranai, trống Ghi- năng, trống Paranưng thì chơi trong những ngày lễ hội của dân tộc. Đám ma cũng dùng kèn Sananai nữa. Cái đó là những ông thầy sắp xếp. Khi lễ hội, ông thầy mưng-tồn mới được đánh. Không phải ông Tồn là không được đánh. Trống Ghi-năng và kèn Saranai thì ai thuộc đều được đánh”. Kèn saranai của người Chăm Trống Ghi-năng có hình dạng tương tự như trống cơm của người Việt nhưng lớn hơn. Khi diễn tấu, bao giờ trống ghi năng cũng đi thành 1 cặp và được đặt chéo nhau, một mặt tiếp đất, một mặt hướng lên trời. Những tiết tấu sôi động của trống Ghi-năng góp phần làm cho không khí buổi lễ thêm tưng bừng, rộn ràng.Còn kèn Saranai là là nhạc cụ thổi bằng hơi, gồm 3 phần: phần chuôi làm bằng đồng, bên trong có gắn lưỡi gà dùng để thổi, phần thân bằng gỗ và loa kèn. Các nghệ nhân thường ví kèn Saranai là phần đầu của bộ ba trống Paranưng, kèn Saranai, trống Ghi-năng, bởi tiếng kèn Saranai thường mở đầu cho mỗi điệu thức hay chuyển từ điệu này sang điệu khác.Tiếng trống Paranưng, kèn Saranai và trống Ghi-năng luôn làm say đắm lòng người nghe. Thế nhưng, để sử dụng được những nhạc cụ này không phải là dễ. Đó là những kỹ thuật khó, đòi hỏi phải dày công tập luyện. Những người tập đánh trống, thổi kèn phải tìm một nơi xa làng, để khi thổi kèn hay khi vỗ trống, âm thanh không vang về tới làng. Ông Quảng Dựng cho biết: “Trống Paranưng, kèn Saranai không được thổi trong làng. Khi học đánh trống Paranưng, kèn Saranai thì phải ra nương rẫy nào đó xa để đánh, cho khỏi âm vang to, sợ ông già ngủ không được. Nghe nói là đừng có đánh trong làng không thì ma quỷ sẽ về làng”.  Người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận không chỉ chú trọng vào việc chơi nhuần nhuyễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình mà họ còn biết làm ra trống, kèn. Để làm một bộ 3 nhạc cụ đó, người lành nghề cũng phải mất một tháng ròng. Ở Ninh Thuận có nghệ nhân Thiên Sanh Thềm, là người biết chơi và biết làm các loại nhạc cụ. Ông Thềm cho biết: “Tôi nhận đào tạo các con cháu còn trẻ đến khi có kết quả. Giờ nghệ nhân làm được trống, kèn ở đây không còn nhiều và đều già nên tôi làm để truyền lại cho con cháu. Những người được học đều đã làm được còn vài người vẫn đang học”.Trống Paranưng, kèn Saranai và trống Ghi-năng là bộ ba nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Chăm. Nếu thiếu một trong 3 nhạc cụ này sẽ không tạo được bản độc tấu âm thanh đặc sắc và người Chăm cũng không bao giờ chơi nhạc khi thiếu 1 trong 3 loại nhạc cụ độc đáo này. Trống Pananưng hay kèn Saranai, trống Ghi -năng của người Chăm chỉ xuất hiện trong các lễ hội, không phục vụ sinh hoạt đời thường của người dân. Đó là những nhạc khí thiêng, gắn kết con người với thế giới thần linh./.  Nga Anh    
0 Rating 335 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On March 27, 2015
TUYÊN NGÔN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ QUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA @Jabuel Campa from facebook.com Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua theo Nghị quyết 61/295 ngày 13 tháng 9 năm 2007 Đại Hội Đồng,Được hướng dẫn bởi các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và lòng tin cao độ vào việc thực hiện những nghĩa vụ theo Hiến chương của các quốc gia,Khẳng định rằng các dân tộc bản địa được bình đẳng với tất cả những dân tộc khác, đồng thời ghi nhận quyền của các dân tộc được khác nhau, được tự coi mình khác và được tôn trọng như vậy,Cũng khẳng định rằng tất cả các dân tộc đều góp phần làm đa dạng làm giàu có những nền văn minh và văn hóa tạo nên những di sản chung cho loài người,Khẳng định thêm rằng tất cả các học thuyết, chính sách và thực tiễn dựa vào hoặc biện hộ cho tính ưu việt của những dân tộc hoặc các cá nhân trên cơ sở nguồn gốc dân tộc, chủng tộc hay những khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, hay văn hóa đều là sự phân biệt chủng tộc, giả dối về mặt khoa học, không có giá trị pháp lý, đáng bị lên án về mặt đạo đức và bất công về mặt xã hội,Khẳng định lại rằng các dân tộc bản địa trong khi thực hiện quyền của mình không bị không phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào,Quan ngại rằng các dân tộc bản địa đang phải gánh chịu những bất công của lịch sử do họ bị thực dân hóa và bị chiếm đoạt đất đai, lãnh thổ và tài nguyên ngoài các yếu tố khác, vì vậy các dân tộc bản địa đã bị ngăn cản không thể thực hiện những quyền của họ, cụ thể là quyền phát triển theo các nhu cầu và lợi ích của riêng họ,Công nhận nhu cầu cấp thiết phải tôn trọng và thúc đẩy các quyền vốn có của những dân tộc bản địa xuất phát từ các cơ cấu chính trị, kinh tế và xã hội và từ các nền văn hóa, truyền thống tâm linh, lịch sử và triết học, đặc biệt là từ những quyền của họ đối với đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ,Cũng công nhận nhu cầu cấp thiết tôn trọng và thúc đẩy những quyền của các dân tộc bản địa đã được khắng định trong những điều ước, hiệp định và các thỏa thuận mang tính xây dựng với các quốc gia,Hoan nghênh việc người bản địa đang tự tổ chức để nâng cao đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm chấm dứt tất cả các hình thức phân biệt đối xử và áp bức đang diễn ra ở bất cứ đâu,Tin tưởng rằng việc các dân tộc bản địa tự kiểm soát những sự phát triển có tác động đến họ, đến đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ sẽ giúp họ duy trì và củng cố những thiết chế, văn hóa truyền thống của mình và để thúc đẩy sự phát triển của họ theo các nguyện vọng và nhu cầu của họ,Công nhận rằng tôn trọng những tri thức, văn hóa và truyền thống bản địa là đóng góp vào sự phát triển bền vững, công bằng và quản lý tốt môi trường,Nhấn mạnh sự đóng góp của việc phi quân sự hóa đất đai và lãnh thổ của các dân tộc bản địa vào nền hòa bình, tiến bộ và phát triển về kinh tế và xã hội, hiểu biết và quan hệ bạn hữu giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới,Đặc biệt công nhận quyền của các gia đình và cộng đồng bản địa được duy trì sự chia sẻ trách nhiệm trong nuôi nấng, dạy dỗ, giáo dục và hạnh phúc của con cái họ, phù họp với các quyền của trẻ em,Xét thấy rằng các quyền được khắng định trong những điều ước, hiệp định và thỏa thuận khác mang tính xây dựng giữa các quốc gia và các dân tộc bản địa trong một số trường hợp là những vấn đề quan ngại, lợi ích, trách nhiệm và đặc điểm mang tính quốc tế,Cũng xét thấy rằng các điều ước, hiệp định và thỏa thuận mang tính xây dựng khác cùng với những mối quan hệ mà họ đại diện là cơ sở cho sự đối tác được tăng cường giữa các dân tộc bản địa và các quốc gia,Công nhận rằng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như Tuyên bố Viene và Chương trình hành động đều khẳng định tầm quan trọng cơ bản của quyền tự quyết của các dân tộc, mà theo đó các dân tộc được tự do quyết định vị thế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của họ,Ghi nhớ rằng không nội dung nào trong Tuyên ngôn này có thể bị sử dụng để chối bỏ quyền tự quyết của bất kỳ dân tộc nào, được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế,Tin tưởng rằng việc công nhận các quyền của những dân tộc bản địa trong Tuyên ngôn này sẽ giúp làm tăng các mối quan hệ hài hòa và hợp tác giữa quốc gia với những dân tộc bản địa, dựa trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng quyền con người, không phân biệt đối xử và lòng tin,Khuyến khích các quốc gia tuân thủ và thực hiện hiệu quả tất cả những nghĩa vụ của họ khi áp dụng cho các dân tộc bản địa theo những văn kiện quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền con người trong tham vấn và hợp tác với những dân tộc có liên quan,Nhấn mạnh rằng Liên Hiệp Quốc đóng vai trò quan trọng và liên tục trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền của những dân tộc bản địa,Tin tưởng rằng Tuyên ngôn này là một bước tiến quan trọng hướng tới việc công nhận, thúc đẩy và bảo vệ các quyền và tự do của những dân tộc bản địa và trong xây dựng các hoạt động liên quan của hệ thống Liên Hiệp Quốc trên lĩnh vực này,Công nhận và tái khẳng định rằng những cá nhân người bản địa được hưởng tất cả các quyền con người được công nhận trong pháp luật quốc tế mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, và những dân tộc bản địa có những quyền tập thể vốn là các quyền không thể thiếu được cho sự tồn tại, thịnh vượng và phát triển hợp thành với tư cách là những dân tộc,Cũng công nhận rằng tình hình các dân tộc bản địa là khác nhau giữa các khu vực, quốc gia và tầm quan trọng của những nét đặc thù quốc gia và khu vực, và những cơ sở lịch sử và văn hóa cần phải được xem xét,Long trọng tuyên bố Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa sau đây là một chuẩn mực về thành tựu cần phải theo đuổi thực hiện trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau:Điều 1Các dân tộc bản địa với tư cách cá nhân hay tập thể có quyền được hưởng thụ đầy đủ tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản được thừa nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và luật pháp quốc tế về quyền con người.Điều 2Các dân tộc và cá nhân người bản địa được tự do và bình đẳng với tất cả những dân tộc, cá nhân khác và có quyền không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào khi thực hiện các quyền của mình, đặc biệt trên cơ sở nguồn gốc xuất xứ và bản sắc bản địa của họ.Điều 3Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết. Theo quyền đó, họ được tự do quyết định vị thế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của họ.Điều 4Trong khi thực hiện quyền tự quyết, các dân tộc bản địa có quyền tự trị hay tự quản trong những vấn đề liên quan đến các công việc nội bộ và địa phương của họ, cũng như những cách thức và phương tiện để hỗ trợ về tài chính việc thực hiện những chức năng tự trị của họ.Điều 5Các dân tộc bản địa có quyền duy trì và tăng cường những thiết chế chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội và văn hóa riêng biệt của họ, trong khi vẫn giữ quyền tham gia đầy đủ nếu họ lựa chọn, vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của quốc gia.Điều 6Mỗi cá nhân người bản địa đều có quyền được có quốc tịchĐiều 7Các cá nhân, người bản địa có quyền sống, được toàn vẹn về thể chất và tinh thần, quyền được tự do và an ninh cá nhân.Các dân tộc bản địa có quyền tập thể là được sống trong tự do, hòa bình và an ninh với tư cách là những dân tộc riêng biệt mà không bị bất cứ hành động diệt chủng nào hay chịu bất cứ hành vi bạo lực nào khác, bao gồm cả việc ép buộc di dời trẻ em từ nhóm này sang nhóm khác.Điều 8Các dân tộc và cá nhân người bản địa có quyền không bị cưỡng ép đồng hóa hay hủy hoại nền văn hóa của họ.Các quốc gia phải có cơ chế hiệu quả để phòng ngừa và khắc phục: Bất kỳ hành động nào có mục đích hoặc tác động để tước đoạt quyền được toàn vẹn là các dân tộc riêng biệt của họ bị hoặc tước đoạt các giá trị văn hóa hay bản sắc dân tộc của họ;Bất kỳ hành động nào có mục đích hoặc tác động để tước đoạt đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ;Bất kỳ hình thức ép buộc chuyển dân nào với mục đích hoặc tác động nhằm xâm phạm hay tổn hại quyền của họ;Bất kỳ hình thức ép buộc đồng hóa hay hội nhập nào;Bất kỳ hình thức tuyên truyền nào nhằm thúc đẩy hay khuyến khích phân biệt đối xử chủng tộc hay sắc tộc trực tiếp đối với họ.Điều 9Các dân tộc và cá nhân người bản địa có quyền thuộc về một cộng đồng bản địa hay quốc gia, phù hợp với những truyền thống và phong tục tập quán của cộng đồng bản địa hay quốc gia đó. Khi thực hiện quyền này sẽ không được có bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào.Điều 10Các dân tộc bản địa không bị ép buộc di dời khỏi những vùng đất đai hay lãnh thổ của của họ. Không được tiến hành di dời nếu như không có sự đồng thuận tự nguyện và thông báo trước của các dân tộc bản địa và sau khi đã đạt được thỏa thuận đền bù công bằng, thỏa đáng và có khả năng quay trở lại ở nơi cũ khi có thể.Điều 11Các dân tộc bản địa có quyền thực hiện và khơi dậy những truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của họ. Điều này bao gồm quyền được duy trì, bảo vệ và phát triển các hình thái văn hóa của họ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chẳng hạn như những di tích khảo cổ và lịch sử, di vật khảo cổ, thiết kế, lễ hội, công nghệ, nghệ thuật biểu hiện, nghệ thuật trình diễn và văn học.Các quốc gia phải có biện pháp khắc phục thông qua các cơ chế hiệu quả mà có thể bảo gồm việc cùng với những dân tộc bản địa phục hồi nền văn hóa, tri thức, tôn giáo và tài sản tinh thần của họ mà đã bị tước đoạt mà không có sự đồng thuận tự nguyện, có thông báo trước hoặc xâm phạm đến luật pháp, truyền thống và phong tục tập quán của họ.Điều 121. Các dân tộc bản địa có quyền thể hiện, thực hiện, phát triển và giảng dạy những truyền thống tôn giáo và tinh thần, phong tục tập quán, lễ hội của họ; có quyền duy trì, bảo vệ và riêng tư tiếp cận các điểm tôn giáo và văn hóa của họ; có quyền sử dụng và kiểm soát lễ vật của họ và có quyền hồi hương di hài của họ.2. Các quốc gia phải tạo điều kiện để những dân tộc bản địa đuợc tiếp cận và/hoặc hồi huơng những lễ vật và di hài thuộc quyền sở hữu của họ thông qua các cơ chế công bằng, minh bạch và hiệu quả với sự tham gia của các dân tộc bản địa có liên quan.Điều 13Các dân tộc bản địa có quyền khơi dậy, sử dụng, phát triển và truyền lại cho những thế hệ sau về lịch sử, ngôn ngữ, truyền thống truyền miệng, triết học, hệ thống chữ viết và văn học của họ; có quyền tạo lập và duy trì những tên gọi riêng của họ cho các cộng đồng, địa điểm và con nguời.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả để đảm bảo quyền này đuợc bảo vệ và đồng thời đảm bảo để các dân tộc bản địa có thể hiểu và đuợc nhận thức về các thủ tục chính trị, pháp lý, hành chính và qua việc cung cấp phiên dịch hoặc các phuơng tiện hỗ trợ phù hợp khác khi ở nơi cần thiết.Điều 14Các dân tộc bản địa có quyền thiết lập và kiểm soát những hệ thống giáo dục và thiết chế cung ứng giáo dục của họ bằng các ngôn ngữ của riêng họ, theo một cách thức phù họp với những phương pháp văn hoá dạy và học của họ.Các cá nhân người bản địa, đặc biệt là trẻ em có quyền được tham gia vào tất cả các cấp và hình thức giáo dục của quốc gia mà không bị phân biệt đối xử.Các quốc gia phải cùng với những dân tộc bản địa tiến hành các biện pháp hiệu quả để cá nhân người bản địa, đặc biệt là trẻ em kể cả những trẻ em sống ngoài cộng đồng của các em được tiếp cận với giáo dục bằng văn hóa và bằng ngôn ngữ của các em ở những nơi có thể.Điều 15Các dân tộc bản địa có quyền về phẩm giá và đa dạng về văn hóa, truyền thống, lịch sử và nguyện vọng của họ mà phải được thể hiện một cách phù hợp trong giáo dục và thông tin đại chúng.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả, có sự tham vấn và hợp tác của các dân tộc bản địa liên quan, để đấu tranh chống lại định kiến và xóa bỏ phân biệt đối xử, thúc đẩy lòng khoan dung, sự hiểu biết và mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc bản địa và tất cả những thành phần khác trong xã hội.Điều 16Các dân tộc bản địa có quyền thiết lập những phương tiện truyền thông bằng các ngôn ngữ riêng của họ và được tiếp cận tất cả những hình thức thông tin không bản địa mà không bị phân biệt đối xử.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả để đảm bảo các phưong tiện truyền thông của Nhà nước phản ánh được tính đa dạng của văn hóa bản địa. Thông qua sự đảm bảo tự do biểu đạt mà không có sự định kiến nào, các quốc gia cần khuyến khích những phương tiện thông tin của tư nhân phản ánh đầy đủ tính đa dạng của văn hóa bản địaĐiều 17Các cá nhân và dân tộc bản địa có quyền được hưởng thụ đầy đủ tất cả những quyền được ghi nhận trong pháp luật lao động quốc tế và quốc gia được áp dụng.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp cụ thể với sự tham vấn và hợp tác của các dân tộc bản địa để bảo vệ trẻ em bản địa khỏi bị bóc lột về kinh tế và khỏi bất kể công việc nào gây độc hại hay tổn hại đến việc giáo dục của các em, hay gây nguy hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất, tinh thần, tâm linh, đạo đức, xã hội của các em, có lưu ý đến tính đặc biệt dễ bị tổn thương của các em và tầm quan trọng của giáo dục đối với việc trao quyền cho các em.Các cá nhân bản địa có quyền không bị phân biệt đối xử về những điều kiện lao động, trong đó có các vấn đề việc làm hay tiền lương.Điều 18Các dân tộc bản địa có quyền tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề có ảnh hưởng tới những quyền của họ, thông qua các đại diện do họ tự lựa chọn theo những thủ tục của riêng họ, cũng như duy trì và phát triển các thiết chế ra quyết định của riêng họ.Điều 19Các quốc gia phải tham vấn và hợp tác một cách thiện chí với những dân tộc bản địa có liên quan thông qua các thiết chế đại diện của riêng họ nhằm đạt được sự thỏa thuận tự nguyện, có thông báo trước của họ trước khi thông qua hay thực hiện những biện pháp lập pháp và hành chính mà có thể ảnh hưởng tới họ.Điều 20Các dân tộc bản địa có quyền duy trì và phát triển những hệ thống hay thiết chế chính trị, kinh tế và xã hội của họ, được bảo đảm thụ hưởng các phương thức tồn tại và phát triển của riêng họ, được tự do tham gia tất cả những hoạt động truyền thống và kinh tế khác của họ.Các dân tộc bản địa khi đã bị tước đoạt những phương tiện tồn tại và phát triển được quyền đền bù công bằng và thỏa đáng.Điều 211. Các dân tộc bản địa có quyền được cải thiện những điều kiện kinh tế và xã hội mà không bị phân biệt đối xử, gồm cả các lĩnh vực giáo dục, việc làm, đào tạo nghề và đào tạo lại, nhà ở, vệ sinh, sức khỏe và an ninh xã hội.2. Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả và khi thích hợp, đưa ra các biện pháp đặc biệt để đảm bảo tiếp tục cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội. Phải đặc biệt chú ý đến các quyền và nhu cầu đặc biệt của những nguời cao tuổi, phụ nữ, thanh niên trẻ em và nguời tàn tật bản địa.Điều 22Phải đặc biệt chú ý đến những quyền và nhu cầu đặc biệt của nguời cao tuổi, phụ nữ, thanh niên, trẻ em và nguời tàn tật bản địa khi thực hiện Tuyên ngôn này.Các quốc gia phải cùng những dân tộc bản địa tiến hành các biện pháp để đảm bảo cho phụ nữ và trẻ em bản địa đuợc bảo vệ và bảo đảm đầy đủ khỏi tất cả các hình thức thức bạo lực và phân biệt đối xử.Điều 23Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết và xây dựng những ưu tiên và chiến luợc để thực thi quyền phát triển của họ. Đặc biệt họ có quyền chủ động tham gia tích cực vào xây dựng và quyết định các chuơng trình về y tế, nhà ở, những chuơng trình kinh tế và xã hội khác ảnh huởng tới họ và quản lý những chuơng trình đó thông qua các thiết chế riêng của họ càng nhiều càng tốt.Điều 24Các dân tộc bản địa có quyền sử dụng những loại thuốc cổ truyền và duy trì các tập tục y tế của họ, bao gồm việc bảo tồn những loại cây thuốc, động vật và khoáng chất quan trọng làm thuốc. Cá nhân nguời bản địa cũng có quyền tiếp cận tất cả các dịch vụ xã hội và y tế mà không bị phân biệt đối xử.Cá nhân nguời bản địa có quyền bình đẳng đuợc huởng thụ chuẩn mực cao nhất về sức khỏe thể chất và tinh thần. Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm dần thực hiện đầy đủ quyền này.Điều 25Các dân tộc bản địa có quyền duy trì và tăng cuờng những mối quan hệ tâm linh riêng biệt với các đất đai, lãnh thổ, sông nuớc, vùng bờ biển và những tài nguyên khác do họ sở hữu, chiếm giữ, sử dụng từ xưa và nâng cao trách nhiệm của họ cho các thế hệ sau về mặt này.Điều 26Các dân tộc bản địa có quyền đối với những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ sở hữu, chiếm giữ, sử dụng hay có đuợc từ trước.Các dân tộc bản địa có quyền sở hữu, sử dụng, phát triển và kiểm soát những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ đã sở hữu, chiếm hữu hay sử dụng từ xa xưa, cũng như các đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ có được.Các quốc gia phải công nhận và bảo vệ về mặt pháp lý đối với những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên này. Sự công nhận đó phải được tiến hành với sự tôn trọng thích đáng đối với những phong tục tập quán, truyền thống và hệ thống chiếm hữu đất đai của các dân tộc bản địa liên quan.Điều 27Các quốc gia phải cùng với những dân tộc bản địa liên quan thiết lập và thực hiện một quá trình công bằng, độc lập, không thiên vị, cởi mở và minh bạch, nhằm công nhận thỏa đáng những pháp luật, truyền thống, phong tục tập quán và hệ thống chiếm hữu đất đai của người bản địa, công nhận và xem xét các quyền của những dân tộc bản địa đối với các đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ, gồm cả những các đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ đã sở hữu, chiếm hữu và sử dụng từ trước. Các dân tộc bản địa có quyền tham gia vào quá trình này.Điều 281. Các dân tộc bản địa có quyền được bồi hoàn, theo cách thức mà trong đó có quyền được hoàn trả, hoặc khi không thể hoàn trả thì được đền bù công bằng, thỏa đáng đối với những đất đai, lãnh thổ và tài nguyên thuộc quyền sở hữu của họ theo truyền thống hoặc họ đã sinh sống hay sử dụng, và bị tịch thu, chiếm dụng hoặc gây hư hại mà không có sự đồng thuận tự nguyện và thông báo trước.2. Trừ khi được sự đồng ý của những người liên quan, việc đền bù sẽ được thực hiện dưới hình thức đất đai, lãnh thổ và tài nguyên tương đương về chất lượng, kích thước và địa vị pháp lý hoặc bồi thường tiền mặt hoặc các hình thức bồi đền bù khác.Điều 29Các dân tộc bản địa có quyền được bảo tồn và bảo vệ môi trường và năng suất của những đất đai, hay lãnh thổ và tài nguyên của họ. Các quốc gia phải thiết lập và thực hiện những chương trình hỗ trợ việc bảo tồn và bảo vệ môi trường của các dân tộc bản địa mà không có sự phân biệt đối xử.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả nhằm đảm bảo không có việc lưu trữ hoặc xả các hóa chất độc hại trong phạm vi đất đai, lãnh thổ của những dân tộc bản địa mà không có sự tự nguyện đồng ý và cho phép trước của họ.Các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hiệu quả để đảm bảo khi cần thiết sẽ thực hiện đầy đủ các chương trình giám sát, duy trì và khôi phục sức khỏe cho những dân tộc bản địa được thực hiện như đã thiết lập và thực hiện bởi những người bị ảnh hưởng bởi các các loại vật liệu như vậy.Điều 30Không được triển khai các hoạt động quân sự trên đất đai và trong phạm vi lãnh thổ của những dân tộc bản địa, trừ khi một mối đe doạ to lớn với lợi ích công cộng liên quan, hoặc được sự tự nguyện đồng ý hoặc được yêu cầu bởi chính các dân tộc bản địa liên quan.Các quốc gia phải tiến hành những cuộc tham vấn hữu hiệu với các dân tộc bản địa có liên quan qua những thủ tục đặc biệt và qua các thiết chế đại diện của họ, trước khi sử dụng những đất đai hoặc lãnh thổ của họ cho các hoạt động quân sự.Điều 311. Các dân tộc bản địa có quyền duy trì, kiểm soát, bảo vệ và phát triển những di sản văn hóa, kiến thức truyền thống và các biểu hiện văn hóa truyền thống, cũng như sự thể hiện về khoa học, kỹ thuật và văn hóa của họ, kể cả những nguồn tài nguyên con người và tài nguyên gien, giống cây, thuốc men, kiến thức về tính chất của các quần thể động, thực vật, truyền thống truyền miệng, văn học, hội họa, kiểu dáng, thể thao và trò chơi truyền thống và các hình thức nghệ thuật nghe nhìn và biểu diễn. Họ cũng có quyền duy trì, kiểm soát, bảo vệ và phát triển các tài sản trí tuệ đối với di sản văn hóa, kiến thức và các hình thái văn hóa truyền thống như vậy.2. Cùng với những dân tộc bản địa, các quốc gia phải tiến hành những biện pháp hữu hiệu để công nhận và bảo vệ việc thực thi các quyền này.Điều 32Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết định và xây dựng những ưu tiên và chiến lược để phát triển hoặc sử dụng đất đai, lãnh thổ và các nguồn tài nguyên khác của họ.Các quốc gia phải tham khảo và hợp tác với thiện chí với những dân tộc bản địa liên quan thông qua các thiết chế đại diện của họ để đạt được sự đồng thuận tự nguyện và được thông tin trước khi thông qua bất kỳ dự án nào có ảnh hưởng đến những đất đai hay lãnh thổ, các nguồn tài nguyên của họ, đặc biệt khi có liên quan đến việc phát triển, huy động và khai thác khoáng vật, nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác.Các quốc gia phải xây dựng những cơ chế bồi hoàn công bằng và thỏa đáng cho bất kỳ các hoạt động như vậy và phải tiến hành những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi về môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa và tâm linh.Điều 33Các dân tộc bản địa có quyền quyết định bản sắc hay tư cách thành viên của họ theo những truyền thống và tập quán của họ. Điều này không hạn chế quyền của các cá nhân bản địa trong việc có tư cách công dân tại những quốc gia mà họ đang sinh sống.Các dân tộc bản địa có quyền được quyết định những cấu trúc và lựa chọn thành viên của các thiết chế của họ theo với những thủ tục riêng của họ.Điều 34Các dân tộc bản địa có quyền thúc đấy, phát triển và duy trì những cấu trúc thiết chế và các phong tục, tâm linh, truyền thống, thủ tục, tập tục riêng của họ và trong trường hợp có tồn tại thì cả những hệ thống pháp lý hoặc tập quán theo các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.Điều 35Các dân tộc bản địa có quyền quyết định những trách nhiệm của các cá nhân đối với những cộng đồng của họ.Điều 36Các dân tộc bản địa, đặc biệt những dân tộc bị chia cách bởi các biên giới quốc tế có quyền được duy trì và phát triển những mối liên lạc, quan hệ và hợp tác, bao gồm các hoạt động vì những mục đích tâm linh, văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội với riêng các thành viên của họ cũng như với những các dân tộc khác qua biên giới.Các quốc gia thông qua tư vấn và hợp tác với những dân tộc bản địa phải tiến hành các biện pháp để thúc đẩy việc thực hiện và đảm bảo việc thực hiện quyền này.Điều 37Các dân tộc bản địa có quyền công nhận, tuân thủ và thực thi những điều ước, thỏa thuận cũng như các hiệp định mang tính xây dựng khác đã được ký kết với những quốc gia hoặc chủ thể kế tục của họ và được các quốc gia tôn vinh và tôn trọng đối với những điều ước, thỏa thuận và hiệp định khác mang tính xây dựng như vậy.Không có nội dung nào trong Tuyên ngôn này có thể bị hiểu theo nghĩa gây hạn chế hoặc xóa bỏ quyền của các dân tộc bản địa đã được ghi nhận trong các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận mang tính xây dựng khác.Điều 38Các quốc gia phải thông qua tham vấn và hợp tác với những dân tộc bản địa tiến hành các biện pháp thích họp, kể cả những biện pháp lập pháp để đạt được các mục tiêu của Tuyên ngôn này.Điều 39Các dân tộc bản địa có quyền tiếp cận hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ những quốc gia và thông qua hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo việc hưởng thụ các quyền đã có trong Tuyên ngôn này.Điều 40Các dân tộc bản địa có quyền tiếp cận quá trình đưa ra quyết định nhanh chóng thông qua những thủ tục công bằng và thỏa đáng để giải quyết các tranh chấp và xung đột với những quốc gia hay các bên khác, cũng như những cơ chế bồi hoàn hiệu quả đối với tất cả các xâm phạm đến những quyền cá nhân và tập thể. Khi đua ra quyết định nhu vậy phải xem xét thỏa đáng đến các tập quán, truyền thống, luật lệ và hệ thống pháp luật của những dân tộc bản địa liên quan và các quyền con nguời quốc tế.Điều 41Các bộ phận và cơ quan chuyên môn trong hệ thống Liên Hiệp Quốc và những tổ chức liên chính phủ khác phải góp phần vào việc hiện thực đầy đủ các điều khoản trong Tuyên ngôn này qua việc huy động hợp tác tài chính và hồ trợ kỹ thuật, bên cạnh những công việc khác. Phải thiết lập các cách thức và biện pháp đảm bảo sự tham gia của những dân tộc bản địa về các vấn đề ảnh huởng đến họ.Điều 42Liên Hiệp Quốc và những cơ quan trực thuộc, bao gồm Diễn đàn thuờng trực về các vấn đề bản địa, các cơ quan chuyên môn, kể cả ở cấp quốc gia và các quốc gia phải thúc đẩy việc tôn trọng và áp dụng đầy đủ những điều khoản của Tuyên ngôn này đồng thời theo dõi tính hiệu quả của nó.Điều 43Các quyền đuợc ghi nhận ở đây tạo thành những chuẩn mực tối thiểu cho sự tồn tại, phẩm giá và thịnh vuợng của các dân tộc bản địa trên thế giới.Điều 44Tất cả những quyền và tự do đuợc ghi nhận ở đây đều đuợc đảm bảo bình đẳng cho các cá nhân nguời bản địa, bất kể nam hay nữ.Điều 45Không có nội dung nào trong Tuyên ngôn này có thể bị hiểu theo nghĩa hạn chế hoặc xóa bỏ các quyền mà những dân tộc bản địa đang có hoặc có thể có trong tuơng lai.Điều 46Không có gì trong Tuyên ngôn này có thể bị hiểu theo nghĩa ngầm cho phép bất kỳ quốc gia, dân tộc, nhóm hoặc cá nhân có quyền tham gia hoặc tiến hành bất kỳ hoạt động nào trái với Hiến chuơng Liên Hiệp Quốc hay đuợc hiểu theo nghĩa cho phép hoặc khuyến khích bất kỳ hành động có thể tách rời hoặc xâm phạm toàn bộ hoặc một phần toàn vẹn về lãnh thổ hay thống nhất về chính trị của các quốc gia độc lập và có chủ quyền.Khi thực hiện các quyền ghi nhận trong Tuyên ngôn này, phải tôn trọng các quyền con nguời và tự do cơ bản. Những hạn chế việc thực hiện các quyền ghi nhận trong Tuyên ngôn này phải do pháp luật quy định và phải phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về quyền con nguời. Những hạn chế về quyền nhu vậy không đuợc gây nên sự phân biệt đối xử và chỉ đuợc thực hiện khi cần thiết vì mục đích đảm bảo ghi nhận và tôn trọng quyền và tự do của nguời khác và nhằm đáp ứng các yêu cầu về công bằng và bắt buộc nhất của một xã hội dân chủ.Các điều khoản nêu ra trong Tuyên ngôn này phải đuợc giải thích trên cơ sở phù họp với những nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng quyền con nguời, bình đẳng, không phân biệt đối xử, quản lý quốc gia tốt và thiện chí. theo facebook.com  
0 Rating 539 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On March 19, 2015
Th? Ng? Kính g?i :     Các trí th?c Ch?m, h?i sinh viên, nhân dân xã Phan Hòa; C?ng ??ng Ng??i Ch?m trong và ngoài ??a ph??ng; Quý nhà m?nh th??ng quân và các nhà h?o tâm g?n xa. ??n th? Po Kaong Kasat t?a l?c t?i Thôn Bình Minh(Palei Aia mamih), xã Phan Hòa, Huy?n B?c Bình, t?nh Bình Thu?n.Theo truy?n thuy?t, Po Klaong Kasat là m?t quan th?n trong tri?u ?ình Champa có công khai phá ??t ?ai, d?n th?y nh?p ?i?n, canh nông lúa n??c mang l?i ??i s?ng ?m no cho th?n dân Champa. Chính vì vai trò ?ó, ng??i Ch?m ? Ninh Thu?n, Bình Thu?n ?ã l?p ??n ?? th? cúng và t??ng nh? ??n công lao c?a Po Klaong Kasat. S? linh thiêng và n?i ti?ng c?a ngôi ??n này cùng v?i nh?ng ti?ng lành ??n xa ?ã thu hút s? l??ng l?n c?ng ??ng Ch?m t? Ninh Thu?n ??n Bình Thu?n ??n ??n tháp Po Klaong Kasat ?? c?u an l?c nghi?p, ??c bi?t là trong d?p l? h?i c?u m?a hàng n?m.   Trong các th?i k? tr? vì c?a các tri?u ??i nhà Nguy?n, ??n c?a v? th?n Po Klaong Kasat ?ã ???c nh?n phong t?ng 8 s?c phong, các s?c phong này v?n ???c l?u gi? c?n th?n ?? làm c? li?u liên quan ??n v? th?n Po Klaong Kasat, hi?n v?t này không ch? là c? li?u quý hi?m liên quan ??n m?t nhân v?t l?ch s? trong c?ng ??ng ng??i Ch?m mà còn tr? thành các hi?n v?t thiêng liêng khi ti?n hành các nghi l? liên quan ??n Ngài. ??n th? Po Klaong Kasat x?a kia t?a l?c trên dãy núi \"Cek Glang\" n?m trên v? trí d?c núi cao, hi?m tr?. Vì  không ti?n cho bà con ??n ?ây ?? cúng bái, n?m 1972 ng??i dân xã Phan Hòa, xã Phan Hi?p thu?c huy?n B?c Bình, t?nh Bình Thu?n  xin phép th?n linh di d?i ??n Po Klaong Kasat v? ngay t?i ??ng cát Gahul Angaok bên c?nh làng Palei Aia Mamih, nay g?i là thôn Bình Minh, xã Phan Hòa. Tình tr?ng di s?n ??n Po Klaong Kasat ?ang b? xu?ng c?p tr?m tr?ng, r?n n?t, di?n tích khu di tích này có nguy c? b? thu h?p. Chính vì v?y nhân dân xã Phan Hòa làm t? trình xin UBND c?p Xã, Huy?n xin trùng tu l?i.   ???c s? quan tâm, cho phép c?a UBND Huy?n B?c Bình t?i v?n b?n s? 1746/UBND-VX c?a Ch? t?ch UBND Huy?n ngày 17/10/2014 v? vi?c ??ng ý tu s?a ??n Po Klaong Kasat t?i thôn Bình Minh- xã Phan Hòa t? ngu?n kinh phí c?a nhân ?óng góp và v?n ??ng. U? ban nhân dân xã Phan Hòa ?ã ra Quy?t ??nh thành l?p Ban ch? ??o xây d?ng, Ban giám sát, Ban v?n ??ng tài chính, có k? ho?ch chi ti?t d? trù kinh phí xây d?ng là 470 tri?u ??ng, bao g?m: s?a ch?a, tr??ng tu toàn b? nhà c? m?t cách kiên c? v?i s? ti?n là 320 tri?u ??ng, nhà ch?, c?ng, hàng rào, t?m bia, t?c t??ng theo ki?n trúc Ch?m c?, các kho?ng ph?c v?, L? nghi, v?n chuy?n khác là 150 tri?u ??ng.   Hi?n nay s? ti?n ?óng góp c?a nhân dân thôn Bình Minh là 190 tri?u ??ng, s? ?ng h?, tài tr? c?a trí th?c ch?m c?a ??a ph??ng t?i th?i ?i?m này v?i t?ng tr? giá 30 tri?u ??ng. Công trình ???c tri?n khai ti?n hành xây d?ng ?ã h?n m?t tháng, di?n tích c?n không gian nhà c? ?ã ???c s?a ch?a, trùng tu m?i l?i, nh?ng các công trình ph? v?n ch?a ti?n hành, các kinh phí s?a ch?a khu nhà chính v?n còn n? nhà Doanh nghi?p v?t li?u- xây d?ng h?n 100 tri?u ??ng. Vì v?y ?? phát tri?n và b?o v? di s?n v?n hóa tín ng??ng dân gian ??n Po Klaong Kasat, ti?p t?c th?c hi?n ti?n ?? xây d?ng thi công các công trình ph? còn l?i. Vì v?y nhân dân thôn Bình Minh, các Nhân s?, trí th?c, Ch?c s?c tôn giáo, Chính quy?n ??a ph??ng  chúng tôi kính g?i th? ng? này ??n các nhân dân xã Phan Hòa, c?ng ??ng Ng??i Ch?m trong và ngoài ??a ph??ng, quý nhà m?nh th??ng quân và các nhà h?o tâm g? n xa v?i lòng h?o tâm, mong ???c s? giúp ?? h? tr? tài chính  nh?m ?? b?o v? di s?n v?n hóa ??n Po Klaong Kasat, giúp nhân dân thôn Bình Minh, c?ng nh? c?ng ??ng ng??i Ch?m xa, g?n hoàn thành tâm nguy?n th? cúng và t??ng nh? ??n công lao c?a Ngài Po Klaong Kasat. S? quan tâm giúp ??, lòng nhi?t thành h? tr?, tài tr? kinh phí cho ??n Po Klaong Kasat, nhân dân thôn Bình Minh, xã Phan Hòa chúng tôi s? ghi tâm nh? kh?c, l?u danh vào b?ng vàng t?i ??n Po Klaong Kasat.  Trân tr?ng kính chào. Tr??ng Ban t? ch?c S? c? L? Thanh M?i s? h? tr?, tài tr? tài chính c?a quý v? xin liên h? và g?i vào tài kho?n sau:  ??a ch? ti?p nh?n s? ?ng h?: Trong n??c:  - Nguy?n H?u Châu, Phó Ban ch? ??o, Tel :01665289855; - Acar.  ??ng Lòng,  Th? Qu?, Tel :01634730210; - ??ng ??c Tin, Thành viên Ban ch? ??o Tel :01695986167; -  Acar Vaiy. Nguy?n Tr?ng M??ng, K? toán;Tel :01225163491,Tài kho?n:4809205182006 - Chi nhánh Ngân hàng Agribank B?c Bình- Bình Thu?n. - Email: PoKlaongKasat@gmail.com   Hình ?nh Pô Klaong Kasat, Phan Hòa, B?c Bình, Bình Thu?n, Vi?t Nam    
0 Rating 156 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On February 18, 2015
Ngoài những bãi biển hoang sơ như Ninh Chữ, Cà Ná và Bình Tiên, tỉnh Ninh Thuận còn nổi tiếng với nền văn hóa đậm chất Chăm từ kiến trúc, lễ hội cho đến làng nghề truyền thống mang vẻ đẹp độc đáo. Thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất cả nước. Bởi vậy khi đến đây, du khách như bước vào một thế giới mới lạ, đầy hấp dẫn với những công trình kiến trúc của Vương quốc Chăm Pa xưa kia, nổi bật nhất là 3 cụm tháp Hoà Lai, Po Klong Garai và Po Rome. Cụm tháp Pôklông Garai được coi là trung tâm rực rỡ nhất của văn minh Chăm.Ảnh: dulichninhthuan. Tháp Chăm Tháp Pôklông Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chăm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam, thuộc kinh đô Panduranga của Vương quốc Chăm cổ, nay là thành phố Phan Rang. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên đỉnh Đồi Trầu, phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố 9 km về phía Tây Bắc. Từ xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh tháp Pôklông Garai với màu đỏ gạch đặc trưng, nổi bật giữa nền trời xanh biếc. Bước vào tháp, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi những hoa văn điêu khắc tinh xảo trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái được lưu giữ nguyên vẹn sau bao thăng trầm của thời gian và tàn phá khắc nghiệt của khí hậu. Vẻ đẹp bí ẩn pha chút rêu phong, hoài cổ của mỗi ngôi tháp luôn để lại những dấu ấn khó phai trong lòng du khách Nếu có thời gian, bạn nên đến tháp Hòa Lai, huyện Ninh Hải, cách Phan Rang 14 km về phía Bắc và tháp Po Rome, huyện Ninh Phước, cách Phan Rang 25 km về phía Tây Nam để hiểu thêm về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm cũng như một phần văn hóa của người dân tộc nơi đây. Làng nghề truyền thống Ngoài các công trình kiến trúc độc đáo, các làng nghề truyền thống cũng là điểm đến thu hút du khách trong hành trình khám phá Chăm Pa. Làng gốm Bầu Trúc là một trong số đó. Nằm ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Bầu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ xưa nhất của Đông Nam Á. Vẻ đẹp mộc mạc và kỹ thuật chế tác thô sơ của gốm Bàu Trúc thu hút sự khám phá của nhiều du khách. Ảnh: Báo Ninh Thuận. Điểm ấn tượng nhất với du khách khi thăm làng nghề là cách thổi hồn vào gốm của những người phụ nữ Chăm, thông qua đôi bàn tay khéo léo thay vì sử dụng bàn xoay. Bởi vậy mà bất cứ ai đến Ninh Thuận cũng muốn một lần tận mắt chứng kiến công đoạn làm gốm độc đáo này, để rồi yêu thêm vẻ đẹp bình dị nhưng vô cùng sắc nét của các sản vật gốm nơi đây. Ngay bên cạnh làng Bàu Trúc, làng Mỹ Nghiệp cũng là một điểm đến thú vị với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, giúp bạn hình dung bức tranh toàn cảnh về đời sống và con người Chăm Pa. Lễ hội Bên cạnh các giá trị vật thể, văn hóa phi vật thể của người Chăm ở Ninh Thuận cũng phong phú với hơn 100 lễ hội diễn ra quanh năm, trong đó tiêu biểu phải kể đến là lễ hội Ka-tê tổ chức ở tháp Chăm vào tháng 7 lịch Chăm hàng năm. Đây là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của người Chăm, phản ánh sinh hoạt của cộng đồng người địa phương. Ka-tê là lễ hội văn hóa lớn nhất của người Chăm. Ảnh Báo Ninh Thuận. Du khách không chỉ được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian với phong cách độc đáo tại lễ hội này mà còn được say sưa trong tiếng trống Gi năng, kèn Saranai và hoà mình cùng điệu múa của các thiếu nữ người Chăm. Bên cạnh đó là vô vàn các lễ hội hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá như lễ cầu đảo, lễ hội Chabun, lễ hội Lamuwan, lễ hội cầu ngư... Du khách đến Ninh Thuận từ TP HCM có thể bắt xe khách hoặc tàu hỏa lên thành phố Phan Rang. Nếu đi từ Hà Nội, bạn có thể bay thẳng đến sân bay Cam Ranh rồi đi ô tô thêm 60 km. Ninh Thuận nổi tiếng là vùng đất của nắng và gió với tiết trời khô nóng, vì vậy bạn nên luôn mang theo nước bên người. Ngoài ra, tránh đi vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11. Đến Ninh Thuận, bạn cũng đừng quên nếm thử các món ngon chế biến từ thịt dê – một phần không thể thiếu trong ẩm thực Chăm như dê nướng, dê hấp, gỏi dê, cari dê, lẩu dê, dê nấu mẻ, dê tái chanh... Kim Anh theo vnexpress.net
0 Rating 810 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On February 14, 2015
Valentine (Lễ tình nhân) là dịp mà các đôi uyên ương trao cho nhau những lời ngọt ngào, ý nghĩa để thể hiện tình cảm của mình, dưới đây là những lời chúc nhân mùa yêu năm 2015 mà Tinmoi.vn ưu tầm để gửi đến các bạn. Chúc các bạn một mùa Valentine ngập tràn hạnh phúc. Những lời chúc Valentine ngọt ngào là cả tấm lòng người gửi muốn thể hiện Những lời chúc Valentine ngọt ngào dành cho những ai đang yêu "Anh đã luôn mơ những giấc mơ thật đẹp, những giấc mơ trong đó có em…Em đến bên anh thật nồng nàn, say đắm như sự sắp đặt của số phận. Trong mơ, anh là người hạnh phúc, và anh cứ muốn kéo dài giấc mơ hạnh phúc ấy, kéo dài mãi mãi…Chúc em yêu một Valentine thật vui vẻ và hãy nhớ đến anh.”  Anh sẽ luôn nắm tay em ở chỗ đông người, không phải vì sợ em lạc mất, mà để mọi người nhìn vào trầm trồ rằng “hai đứa nó đang yêu nhau đấy”. Trên thiên đường có 10 thiên thần: 5 thiên thần đang chơi đùa, 4 thiên thần đang nói chuyện và 1 thiên thần đang đọc tin nhắn này."Nếu có bản án dành cho anh vì đã yêu em thì anh xin đứng trước toà và nhận bản án chung thân được bên em suốt đời...". "Châu Âu ngủ, Châu Á cũng đang ngủ, Châu Mỹ đang tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất trên thế giới này đang đọc tin nhắn của anh. Happy Valentine Day." Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh “mấy chục” năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau.Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có … mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác cả. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh Những lời chúc ý nghĩa cho một mùa Valentine hạnh phúc đến với mọi người  "Xin chào bạn. Đây là tổng đài tin nhắn. Ấn phím 1 để có 1 lời khen. Phím 2 cho một lời chúc tốt đẹp. Phím 3 cho 1 nụ hôn. Phím 4 cho 1 cuộc hẹn. Nếu muốn tất cả hãy bấm số của tôi"Em xin lỗi anh hôm nay em bị hạn chế nhắn tin cho anh rồi... Hôm nay khám bệnh, bác sĩ bảo em phải hạn chế với những gì ngọt ngọt… mà anh lại ngọt ngào số một. Em đang liều mạng với tin nhắn này đấy. Happy Valentine-Day. Dành cho những ai đang cô đơn Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác lại mở ra. Nếu bạn vừa chia tay với mối tình trước, hãy cố gắng bước qua nỗi buồn vì đâu đó vẫn có người đang chờ đợi bạn. Hãy ngừng ngóng trông về nơi cánh cửa đã đóng mà hãy dành cơ hội cho cánh cửa đang mở ra vì bạn. Đừng quên rằng bên cạnh bạn vẫn còn rất nhiều những người bạn thân. Chúc bạn có một ngày Valentine thật vui bên cạnh những người bạn tuyệt vời của bạn. Và mong cho bạn sớm tìm được tình yêu đích thực của mình. Những lời chúc Valentine hài hước cho ngày Valentine  (Hài hước) "Nếu có bản án dành cho anh vì đã yêu em thì anh xin đứng trước toà và nhận bản án chung thân được bên em suốt đời..." (Hài hước) Em ơi, lúc em đọc tin nhắn này, e đã nợ anh 1 cuộc hẹn. Xoá tin nhắn này, e sẽ nợ a 1 cuộc tình. Lưu tin nhắn này là e nợ anh 1 nụ hôn. Trả lời anh, em nợ anh tất cả. Còn nếu em không trả lời thì em…. đã yêu anh. Hihi, chúc em Valentine vui vẻ. (Hài hước) Thầy Toán dạy anh 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây, nhưng thầy chẳng nói với anh 1 giây không có em lại bằng tới 100 năm. Nhớ em! Hãy cũng cố gắng nhé Gấu yêu, chúng mình quyết tâm đỗ đại học yêu thích nhé. Tớ yêu cậu nhiều cám ơn cậu đã động lực thêm sức mạnh trong học tập cũng như trong cuộc sống.  Những lời chúc Valentine ngọt ngào khiến cho nàng cảm động bất ngờ : Hãy giữ mãi nụ cười trên môi nhé em! Em có biết là, em rất dễ thương khi em cười không? Anh nhìn chỉ muốn Cắn trên đôi môi đó hằng ngày để khắc sâu thêm tính yêu của anh dành cho em. Hãy cho anh cơ hội được chăm sóc nụ cười đó nha em. Đây là Valentine đầu tiên của anh và của chúng ta.  Cái nụ hôn đầu tiên ôi sao thật ngọt ngào anh không thể quên được em à, Cám ơn tính yêu mà em dành cho anh. Yêu em nhiều lắm lắm cún con à. Em yêu à… Anh hứa sẽ luôn nắm chặt tay em, cùng em đi đến cuối con đường tình yêu của hai chúng mình và làm cho em trở thành người hạnh phúc vui vẻ nhất thế gian. Hãy tin tưởng vào anh em nhé. Chúc em một Valentine hạnh phúc. Nếu em là gió… thì tình anh là thảo nguyên mênh mông… Gió có thể vui chơi với mây trắng, đùa giỡn với cánh diều nhỏ…Nhưng gió không thể nhận ra chính mình nếu ngọn cỏ của thảo nguyên không lay động… Em rất vui vì đã có mặt trong giấc mơ của anh – giấc mơ mà anh là người hạnh phúc. Nhưng em mong rằng mình sẽ có mặt trong cuộc sống của anh – nơi mà cả hai chúng ta đều hạnh phúc…Em sẽ nhớ đến anh…sẽ cố nhớ đến anh…Vì em…(Chính em mà thôi)…” Lời chúc Valentine hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn trai :  Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh “mấy chục” năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau. Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có … mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác cả. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh. "Trên Trái Đất có 8.000.000.000 người. Và em không hiểu vì sao em chỉ nhắn tin cho mỗi mình anh. Có lẽ vì 7.999.999.999 người còn lại không thể thay thế được anh."Em mong rằng em sẽ nhận được món quà rất lớn từ anh – Đó chính là tình yêu của anh, có được không anh? Lần đầu tiên em nhìn thấy anh, em đã thấy tình yêu… Lần đầu tiên anh chạm vào em, em đã cảm nhận được tình yêu. Và sau những khoảng thời gian đó, anh vẫn là người duy nhất em yêu. Đã có đứa nào trong cái đám bạn lẻo mép của mình mách với em rằng anh yêu em nhiều lắm lắm chưa? Chưa có hả? Thôi để anh nói nhé “I love U”. Happy Valentine’s Day! Hôm nay anh nhờ bưu điện gửi tới tặng em một món quà. Đó là nỗi nhớ của anh dành cho em lúc này. Nhưng rất tiếc họ từ chối. Họ bảo vì nó quá lớn. Anh phải làm sao đây? Will you be my Valentine? Lời chúc Valentine dành cho những ai yêu mà không dám nói Những lời chúc Valentine ý nghĩa thay lời khó nói cho những ai yêu đơn phương Thật đáng tiếc khi bạn yêu đơn phương, nhưng còn đáng tiếc hơn nếu bạn yêu mà không dám nói cho người bạn yêu rằng bạn đang nghĩ gì. Khi bạn yêu một ai đó hãy dũng cảm đến nói với họ vì thánh Valentine đã dành cho bạn một ngày đặc biệt để bạn có thể làm điều đó. Chúc bạn có đủ tự tin và dũng cảm để thổ lộ với người ấy, và mong rằng người ta cũng sẽ đáp lại tình cảm của bạn một cách chân thành nhất. Dã Quỳ (Tổng hợp)   Nguồn : Người đưa tin
0 Rating 282 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On February 8, 2015
Hưởng ứng lời kêu gọi trả lại Tháp cho Người Chăm   Glang Anak (Danlambao) - Ngày 12.2.2014, Giám đốc Đài Á châu Tự do (RFA) Libby Liu đã có cuộc nói chuyện với BBC về tiềm năng của tự do Internet tại Việt Nam, bà cho rằng: Việt Nam là quốc gia có sự đột phá về số lượng người sử dụng Internet; Người dân Việt Nam cũng là những người thuộc diện sáng tạo nhất và sử dụng kỹ thuật vượt rào Internet nhiều nhất, mặc dù bị chính quyền kiểm duyệt, kiểm soát và trừng phạt những người thực hiện tự do ngôn luận trên Internet. Một trường hợp rõ nhất gần đây là việc lập xã hội dân sự từ trên mạng nay đã trở thành hiện thực đã cho thấy vai trò của internet ở Việt Nam.   Ngày 6.2.2014, tác giả Glang Anak đã có bài viết “Nhân UPR, đặt vấn đề trả lại tháp cho người Chăm thờ tự và quản lý” trên trang mạng Dân làm Báo.   Bài viết đã đặt vấn đề Chính quyền Việt Nam hãy trả lại tháp cho người Chăm thờ tự và cúng kính theo lễ tục của người Chăm để đảm bảo tự do tín ngưỡng theo Hiến pháp và công bằng khi so sánh với những tôn giáo khác như Phật giáo và Công giáo.   Đây là một khát vọng chính đáng của dân tộc Chăm, một dân tộc bản địa ở Việt Nam đã chịu nhiều tổn thương, thiệt thòi và đang đối mặt với nhiều khó khăn.   Tính đến thời điểm hiện nay, bài viết đã nhận được trên 54 ý kiến phản hồi trực tiếp và hơn 20 trang web, bloger, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước phân tích, đăng lại và ủng hộ ý kiến “Trả lại Tháp Chăm cho người Chăm thờ tự và cúng kính”.   Sức mạnh truyền thông Internet cũng đã lan nhanh trong cộng đồng Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và làm dấy lên phong trào đòi trao trả lại Tháp cho người Chăm.   Kinh nghiệm từ các hoạt động của Tổ chức xã hội vừa rồi, để có được quyền tự do thờ cúng trên Tháp của chính tổ tiên mình, Ban Phong tục, Hội đồng Chức sắc và cộng đồng Chăm còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc hoàn tất các thủ tục, kiên trì đấu tranh và chắc chắn phải đối mặt với nhiều rào cản và thách thức từ Chính quyền và các công ty du lịch khi họ đang có một nguồn thu nhập lớn từ các Tháp này.   Tuy nhiên với niềm tin vào công lý và sự công bằng cho tất cả các tôn giáo ở Việt Nam, cùng với sự cổ vũ mạnh mẽ của cộng đồng trong và ngoài nước, các Tháp Chăm sẽ sớm được giao lại cho chính chủ nhân để được thờ tự theo đúng các nghi lễ tín ngưỡng của người Chăm. Trước hết là những Tháp ở khu vực có người Chăm đang sinh sống tại Ninh Thuận và Bình Thuận.   Được biết Tháp Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận được tổ chức thực hiện những lễ nghi chính của tôn giáo mỗi năm 4 lần đó là: lễ Yuer Yang (tháng 4 Chăm lịch), lễ Katé (tháng 7 Chăm lịch), lễ Cambur (tháng 9 Chăm lịch) và lễ Peh Ba-mbang Yang “lễ mở cửa tháp” (tháng 11 Chăm lịch).   Tuy nhiên, khi Ban phong tục Chăm Ninh Thuận tổ chức lễ Peh ba-mbang Yang “lễ mở cửa tháp” vào ngày 4.2.2014 theo phong tục truyền thống của người Chăm thì Tháp đã bị mở cửa để phục vụ cho khách du lịch. Đây là điều cấm kỵ cho buổi lễ cúng mở cửa tháp vì lễ này đặt dưới sự chủ trì của Po Adhia, Po Bac, Basaih cùng Ong Camnei, Muk Pajuw và Ong Kadhar. Phải hội tụ đủ những vị chức sắc trên, lễ mở cửa tháp mới được tiến hành và cửa tháp mới được mở. Điều này đã gây nên sự bức xúc và giận dữ trong cộng đồng Chăm vốn đã bị than phiền trong suốt 39 năm qua khi Tháp của họ bị tước đoạt.   Lễ tắm Po Ginuer Mantri trên Tháp Po Klaong Garai   theo Danlambaovn.blogspot.com
0 Rating 106 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 19, 2014
Chăm trong lò hạt nhân Trà Vigia Người xưa có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” cho nên tôi luôn thận trọng khi phải nói điều gì. Lời nói mây bay gió thoảng chỉ nên cao hứng khi trà dư tửu hậu, còn bút sa thì gà chết nên khi viết lại càng cân nhắc hơn! Khổ là: nghe người xưa chưa đủ mà còn phải biết nghe người nay mà hậu sinh thì luôn khả úy, và chưa chắc tôi đã thông minh hơn học sinh lớp Năm! Tất cả vì tương lai con em của chúng ta không chỉ là khẩu hiệu mà phải là hành động trong định hướng và dẫn đường. Sai một ly đi một dặm, những gì có thể nói và đáng được làm trong hôm nay thì không nên để ngày mai. Tôi không biết gì nhiều về điện hạt nhân, chỉ nghe phong thanh đâu đó ở các nước tiên tiến Âu Mỹ có nền khoa học kỹ thuật cao. Cứ tưởng nước mình còn nghèo vì mới ngày nào còn ăn bo bo mì lát ngơ ngác con trâu đi trước cái cày theo sau, nay phút chốc có ĐHN mới biết mình sánh vai cùng cường quốc năm châu lúc nào không biết! Rõ là mình lạc hậu tình hình, cũng nhờ chủ trương đi tắt đón đầu đốt cháy giai đoạn nên ta mới tiến nhanh tiến mạnh đến thế. Việt Nam có ĐHN là niềm tự hào chung của cả dân tộc, cơ hội xóa đói giảm nghèo là nhãn tiền không thể chối cãi; lại nằm chình ình trên Ninh Thuận quê tôi thì còn gì sướng hơn. Vừa mừng vừa lo vì không biết thực hư thế nào, xem báo đài trong nước thì toàn tin thắng trận nên tôi cũng phấn khởi hồ hởi chẳng thua ai.  May ra mình kiếm được chân bảo vệ nhà máy có cơm cháo sống qua ngày, lại góp chút công sức vào tiến trình hạt nhân hóa đất nước thì một kiếp người coi như viên mãn. Tuy nhiên, càng tìm hiểu càng thấy không đơn giản nếu không muốn nói đó là một nhiệm vụ bất khả thi bởi chúng ta chưa đủ tâm, đủ tầm và đủ tài để hiện thực hóa. Có một mắt xích quan trọng và vô cùng nhạy cảm nhưng tuyệt nhiên không ai để ý hay đếm xỉa một cách vô tình đến lạnh lùng. Người ta chỉ đề cập đến lợi ích của ĐHN nhưng không một ai nhắc nhở hay quan tâm đến sự tồn vong của Chăm một khi ĐHN có sự cố. Có thể nói như đinh đóng cột: ĐHN là khắc tinh của Chăm, không thể cùng nhau sống chung hòa bình lâu dài dưới một mái nhà cho dù được sơn son thếp vàng rực rỡ đến mấy! Biết thế nhưng chỉ thế, biết nói với ai và nói ở đâu?! Nhiều bạn già và trẻ có đến hỏi tôi mà có lẽ nhầm người và địa chỉ: - Sao chú bác mày không lên tiếng cho đồng bào nhờ với? - Sao chú bác mày không nói mà lại nhờ tui? – Tôi hỏi. - Ờ cũng vì tui khó nói, không biết nói, không dám nói mới nhờ chú bác mày! Nói như thế để thấy rằng: quyền được nghe, quyền được nói, quyền được sống ở ta còn nhiều hạn chế. Không phải ai cũng nói lên được tâm tư tình cảm và nguyện vọng của mình mà sự nghiệp xây dựng, phát triển bảo vệ đất nước là của toàn dân. Có cảm tưởng như một phát ngôn phản biện xã hội là một hành động liều lĩnh thiếu suy xét và hứng chịu nhiều rủi ro. Đành vậy, tôi chỉ là một nông dân chứ không là trí thức (nói nông dân cho oai thôi chứ thực ra tui chỉ biết cuốc, chả biết cày gieo gặt hái là gì) mà nông dân là lực lượng nồng cốt của xã hội Chăm nên tiếng nói của họ mang tính quyết định. Lẽ ra các bạn phải tìm đến những quan chức chính quyền là người có quyền nói, những kẻ sĩ có học hàm học vị cao là người biết nói, những vị bô lão có uy tín là người dễ ăn nói. Không thì biết rồi khổ quá nói mãi chỉ thêm rách việc! Chỉ xin dẫn lại một số ý kiến của các chuyên gia để nhận diện vấn đề: 1.   Gs Phạm Duy Hiển – nguyên Viện trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt: -         Việt Nam ta chẳng có chút lợi thế nào về ĐHN cả. Tài nguyên Uranium hầu như không có. Tri thức khoa học công nghệ còn ở mức a, b, c… Tiền bạc phải đi vay mượn. Cơ sở hạ tầng công nghiệp quá thấp. Trình độ quản lý và kỷ luật công nghiệp hiện đại kém, tai nạn lao động xảy ra liên tục mọi nơi… -         Lại thêm vấn nạn tham những và lợi ích riêng. Cái chúng ta hiện có chỉ là ý muốn của một số người… -         Làm ĐHN mà không đủ tri thức thì rất dễ trở thành một thứ con tin chính trị khi ai đó muốn gây sức ép lên chúng ta. Qua những thông số trên, chúng ta hiện nguyên hình là con nhà nghèo chưa được học hành tử tế nhưng lại muốn chơi sang vung tay quá trán. Không, ta không nên ưu tiên ĐHN bằng cách định kế hoạch 2020 vận hành tổ máy đầu tiên, sau đó xây một lèo 16 lò phản ứng trong 10 năm!!! Và không biết phải thêm mấy chục lò nữa trong tương lai nếu cứ thừa thắng xông lên? Vô tình nước ta trở thành Khu chế xuất hạt nhân của thế giới lúc nào không hay và là nơi quy tập rác thải phóng xạ của địa cầu lúc nào không biết. Xưa, chất độc da cam từ ngoài mang đến con cháu ta gánh chưa xong. Hôm nay ta lại rước về điện hạt nhân tác hại phóng xạ ngàn lần hơn thì e là quá tải cho sự chịu đựng của đồng bào. Chỉ nên liệu cơm gắp mắm cho vừa sức, điện gió và điện mặt trời là ưu thế của miền đất đầy nắng gió này cần nên phát huy đúng mức và đúng sức. Dư dả chút đỉnh thì cho xây sân Gofl và Resort cho các đại gia và khách nước ngoài giải trí thì cũng chưa muộn. Còn nông dân chỉ cần yên ổn làm ăn, chiều sương sương cho tối ngủ ngon đã là phúc đức. Đó là giấc mơ của kẻ ăn mày, không biết trời có chìu lòng người?! 2.   Nhà văn Nguyên Ngọc – Tác giả tiểu thuyết [? - BVN] Rừng Xà nu: -         Thứ nhất: họ đe Việt Nam sắp thiếu nhiên liệu đến nơi rồi, cần nhanh chóng xây dựng ĐHN để tránh nguy cơ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng. -         Thứ hai: ĐHN rất an toàn, kinh nghiệm của chính phủ Nhật Bản đấy, chẳng có gì phải lo. -         Nghề đi chào hàng mà lại! Vấn đề là ở chỗ có người chào hàng thì phải có người dắt mối. Chứ sao, trong nghề buôn bán làm sao có anh này mà không có anh kia! -         Họ tranh thủ công chúng không biết chuyên môn bằng những lời to tát và bằng những thuật ngữ rất chi là bác học, thuyết giảng hùng hồn và đầy tự tin và coi như chỉ dẹp một lần này nữa là xong. Qua câu chuyện trên, ta thấy đây là một vụ mua bán xuyên quốc gia mà mặt hàng ở đây là ĐHN. Thủ phạm chính là nhiên liệu mà chúng ta sắp hết đến nơi, không nên để nước đến chân mới nhảy. Lo xa như thế là tốt nhưng đôi khi tính già hóa non, tính còn hóa mất chưa nói đến tiêu cực hay thằng khờ ra tỉnh. Ta có mỏ than dầu khí cho nhiệt điện, có mỏ nước cho thủy điện, mỏ gió mỏ mặt trời vô tận cho phong quang điện. Chỉ còn thiếu hạt nhân để thâu tóm năng lượng của vũ trụ cho nên phải cấp tốc đầu tư bằng mọi giá khi chúng ta đang là thượng đế được nhiều khách hàng mời chào. Rất tiếc mình không có tiền nên phải mua thiếu giống như đại gia nợ đầm đìa nhưng vẫn nổ banh bách để rồi giãy đành đạch! Không có lò ĐHN nào là an toàn tuyệt đối, còn bảo rằng chất thải không còn phóng xạ thì đúng là coi thường hiện tượng vật lý của những kẻ điếc không sợ súng! Thảm họa Tchernobyl trước kia và Fukushima mới đây là một minh chứng chưa kể những vụ rò rỉ lẻ tẻ chưa được công khai. Cứ để cho Nga Nhật xây dựng ĐHN ở chính quốc vì họ làm chủ được công nghệ này và chẳng phải chính Nhật Bản là nước chủ yếu nhập khẩu năng lượng mà vẫn là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu đó sao? Còn chuyện chào hàng, bán hàng và mua hàng thì rõ ràng chúng ta đang nắm lưỡi, nguy cơ đứt tay có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ham thì ham thật, nhưng thôi cứ đi cày dành dụm tiết kiệm, khi nào có đủ tiền thì mua cho chắc ăn! 3.    Gs Nguyễn Minh thuyết – Cựu đại biểu Quốc hội: -         Khá nhiều quốc gia đã đình chỉ, tiến tới gỡ bỏ các nhà máy ĐHN. Không có lý do gì mà chúng ta cứ cố kết làm một việc đi ngược lại xu hướng chung của khoa học kỹ thuật thế giới như vậy, mà những khả năng xảy ra mất an toàn cũng rất dễ. -         Chúng tôi nghĩ rằng cần thay đổi tư duy. Nếu những gì đã đưa ra trong nghị quyết của Quốc hội, của Đảng, bây giờ so sánh với thực tế có những điều không phù hợp nữa, thì mình có thể thay đổi. Nếu vị Đại biểu Quốc hội nào cũng công tâm như Gs Nguyễn Minh Thuyết thì đất nước này mới có cơ may tồn tại và phát triển. Chúng ta đã nhập nhiều thứ xa xỉ không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng khi đất nước còn nghèo. Nhập máy móc lỗi thời của các nước phế thải tạo thêm gánh nặng như một tệ nạn xã hội. Cần phải thay đổi tư duy thôi, nhưng thay đổi là một cụm từ rất khó định nghĩa và tư duy là một hiện tượng siêu hình rất khó nắm bắt. Đành nhờ Trời Phật! 4.  Gs Nguyễn Khắc Nhẫn – nguyên cố vấn chiến lược của Tập đoàn Điện tử Pháp Electricite: -         Bây giờ không có gì là muộn, Muốn dừng là dừng ngay chớ có cái gì đâu. Bao giờ đã xây rồi, lúc đó anh tháo gỡ một nhà máy đã chạy anh sẽ tốn kém hàng chục tỷ đô la. Anh tốn ba, bốn, năm chục năm mới tháo gỡ xong. -         Bây giờ vẫn còn thì giờ để rút lui, và tôi xin cam đoan là Chính phủ thế nào cũng rút lui. Không thể nào đi tiếp được, bởi vì đi tiếp nó sẽ là Fukushima đấy! Ừ cũng chỉ mới là dự định làm ăn lớn, nhưng nhiều người can quá nên chắc phải suy nghĩ lại cho thấu tình đạt lý. Nhưng nếu vì một lý do nào đó Chính phủ không thể rút lui thì làm sao?! Dĩ nhiên không một ai dù có đạo đức chân tu hay tài năng xuất chúng gì đi nữa cũng không ngăn lại được. Nói như ông Putin hồi còn là ở KGB khi nhận chỉ thị của cấp trên: Lệnh là Luật, cứ thế mà làm không phải bàn cãi. Một lò gaz bếp với cấu tạo đơn giản thôi nhưng nếu sử dụng không đúng cách vẫn bị xì nổ gây án mạng nói chi vận hành một nhà máy ĐHN. Cho nên những nghi vấn lo lắng của người Chăm là tất nhiên vì họ đang sống trong vùng phủ sóng hạt nhân tầm bán kính 30km chưa kể những nhà máy khác sẽ nối nhau mọc lên trong tương lai và nếu có sự cố sẽ gây phản ứng dây chuyền không lường được. Hội chứng tâm lý “bất an” thường trực dẫn đến khủng hoảng tinh thần là điều không tránh khỏi! Tôi rất cảm thông với bức xúc của Kiều Dung khi thắc mắc tại sao không đặt ĐHN ở nơi khác mà là Ninh Thuận quê mình. “Chính phủ có quyết định trên với lý do: đây là vùng ít cư dân, có thềm lục địa vững chắc và thuận tiện cho vận chuyển phục vụ vận hành nhà máy” (theo Inrasara). Mới nghe cũng có lý, nếu có sự cố thì vùng ít dân cư này chỉ chết có vài trăm ngàn; còn nếu đặt ở Hà Nội hoặc Sài Gòn thì tổn thất có thể lên vài triệu. Thêm một thông tin thú vị, có một quan chức đầu ngành triệu tập một số trí thức Chăm phủ dụ: các anh chị đừng nghe kẻ địch tuyên truyền xuyên tạc chủ trương chính sách của Nhà nước. Nếu rủi ro có sự cố thì Chăm chết chỉ có một trăm ngàn, còn Kinh thì đến năm trăm ngàn hy sinh. Một tỷ số quá chênh lệch! Ngặt nỗi dân số Chăm (ở tỉnh này) chỉ có chừng ấy, chết hết thì coi như tiệt nòi trong khi thế giới đang nỗ lực bảo tồn những đông vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Cũng không nên đem sinh mạng người Kinh Ninh Thuận ra đánh cược vì ai cũng là người cho dù sống ở đâu, làm gì, đang vui hay buồn?! Có thềm lục địa vững chắc và thuận tiện cho vận chuyển thì xem ra ĐHN chỉ có thể trụ trì ở miền đất này, còn nơi khác thì không đủ điều kiện! Khía cạnh này, tôi nghĩ hơi khác Inrasara. Nhân mạng phải được đặt lên hàng đầu, không phải con người thiếu hụt mà phải là con người lành lặn để làm người. Vì một khi xì hoặc nổ thì một số người sẽ bỏ xác tại chỗ, một số không đui thì chột không cụt thì què. Số còn lại may mắn thoát chết thì cũng nhiễm xạ với những mầm bệnh tiềm ẩn. Cứ cho là di dời kịp thời thì họ sẽ sống như thế nào nơi vùng đất mới? Họ sẽ bỏ lại Tháp, Kut, Ghur… bỏ lại tổ tiên làng mạc quê hương đã thành miền đất chết đồng nghĩa với bỏ lại nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán ngàn đời. Di dời dân dành chỗ cho thủy điện có chuẩn bị trước còn gặp nhiều khó khăn bất cập nói chi đến cấp cứu sơ tán hàng trăm ngàn dân trong mưa bụi phóng xạ thì không đáng lo mới là chuyện lạ! Tìm câu trả lời thỏa đáng cho những bất cập bất an đã nêu, tôi rất tâm đắc với mấy vần thơ (lúc dầu sôi lửa bỏng thế này mà còn thơ thì quả là siêu, Chăm nghệ sĩ có khác!) của Ma Kaiapa: Ngày mai 11-3… Panduranga khải hoàn! Mơ ước là thế  nói làm gì chứ Chúng ta luôn được vỗ vỗ rồi cho về Luôn được tôn trọng mời tham dự tham quan lan man Luôn được hỏi han trong tâm thế phải chấp nhận Nói làm gì chứ Ừ nói làm gì chứ, im lặng là vàng! Há miệng mắc quai thôi thì ngậm miệng ăn tiền là thượng sách. Không trách thế hệ trẻ Chăm như Kiều Dung có quyền “nghi ngờ”. Bởi kí ức về vụ 23 tiến sĩ viết cuốn sách miệt thị dân tộc Chăm đã có đơn khiếu kiện với nhiều chữ ký của thân hào nhân sĩ Chăm nhưng tác dụng chỉ như nước đổ đầu vịt, vẫn còn chưa xa. “Giả sử: Nếu người Chăm chúng tôi nhất định không chấp nhận làm lò hạt nhân này, các anh sẽ làm gì? Câu trả lời là: chúng tôi sẽ cố gắng giải thích để đồng bào hiểu, vì đây là dự án mang lại ích lợi cho đồng bào” (dẫn Inrasara). Tôi không hiểu người Chăm hưởng lợi được gì nhưng tai họa mai sau không thể lường nổi. Xem ra vị tiến sĩ phụ trách Dự án này cũng không hiểu gì nhiều hơn đồng bào, chắc chỉ nghe người ta nói rồi rồi nhai lại cho trơn tru. Nói chung người Chăm không có lý do gì để chống ĐHN, chỉ vì ĐHN ở sát bên và thường trực đe dọa sự tồn vong của họ và cả cho bao thế hệ con cháu của họ. Trong quá khứ, họ đã nhiều lần phải sống trong nỗi sợ hãi này nên ngày nay không cần thiết phải lăp lại những sai lầm của lịch sử. Tổ tiên họ đã có công khai phá miền đất này cho chúng ta được thừa hưởng hôm nay, cho nên phải ghi nhận trân trọng và dành cho họ một khoảng trời để thở. Họ là người bản địa nên rất cần được hỏi ý kiến một cách công khai và dân chủ và họ có quyền chọn lựa cuộc sống của riêng mình. Một cuộc trưng cầu dân ý là cần thiết và phải có những giải pháp cụ thể. Ví dụ: nếu ai sợ chết hay không đồng ý thì di dời họ đến lục địa khác nếu có nước nào đồng ý tiếp nhận theo chính sách nhân đạo. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng chống đối, cũng có nhiều người Chăm ủng hộ triệt để. Nếu con mắt quáng gà của tôi nhìn thấy vận mệnh Chăm nằm lọt thỏm trong nồi hạt nhân thì nhiều người khác lại phấn khích hô hào ĐHN trong trái tim người Chăm và sẵn sàng làm nguyên liệu để đốt lò. Cũng không nên làm khó cho Đại biểu Quốc hội Chăm hay hy vọng vào một ai đó có chức năng thẩm quyền vì nếu có trách nhiệm họ đã lên tiếng từ lâu dù trong vô vọng. Chỉ là một tiếng kêu cứu cho người đời sau không oán trách tại sao lúc đó cha ông họ không một phản đối hay trần tình?! Tối qua tôi gặp cơn ác mộng kinh hoàng, có lẽ tôi bị ám ảnh quá nhiều về hiểm họa hat nhân nên tôi thấy bão lửa từ Hiroshima hay Fukushima gì đó với nhiều xác chết dị hình. Viễn cảnh hạt nhân còn liên quan đến chiến tranh từ Iran, Bắc Triều Tiên hay một nước nào đó lấy hạt nhân làm vũ khí răn đe dưới chiêu bài hòa bình. Tôi rùng mình tỉnh dậy trong hơi thở gấp và tim đập mạnh, hình như tôi đã la lên lúc đầu còn ú ớ nhưng rồi cũng thét thành lời: - Trời biển ơi cứu tôi với, cứu Chăm tôi với! Bạn chú bác mày ơi, tôi đã kêu cứu rồi đó, dù chỉ trong giấc mơ! T.V source: inrasara.com
0 Rating 175 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 25, 2014
Chào các bạn. Trong những nỗ lực phát triển website http://NguoiCham.com ( http://UrangCham.com ) để mang đến cho độc giả gần xa Cham những thông tin bổ ích, thời sự, những hoạt động của người Cham ở khắp mọi miền trên thế giới hầu để chúng ta có thể xích lại gần nhau hơn. Thì sự tương tác giữa các thành viên của website http://NguoiCham.com (NC) được quan tâm đến nhất cùng với số phận trôi nổi của tiếng Cham - một thời từng là tiếng phổ thông của Vương quốc Champa mươi mấy thế kỷ (từ năm 192 đến 1832). Như các bạn cũng biết, tiếng Cham ngày nay trong giao tiếp cơ bản giữa người Cham với nhau thường xuyên bị lai căng tiếng Việt, tiếng Anh... rất nhiều, đến độ theo cuộc khảo sát và đánh giá (không chính thức) của chúng tôi thì, khoảng chừng hơn 50 năm nữa thôi khi đến đời con cháu chúng ta, chúng nó sẽ nói chuyện với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nào đó khác mà không phải là tiếng Cham. Lúc đó thì mặc dù người Cham vẫn còn nhưng có thể xem như đã chết. Chúng ta là những Urang Cham. Chúng ta muốn và phải làm một điều gì đó...   Mỗi mùa đi qua là mỗi sự thay đổi nhộn nhịp. Và hôm nay, NC muốn giới thiệu đến các bạn một Cuộc thi "HÁT TIẾNG CHAM" do NC tổ chức bằng hình thức online với thể lệ như sau: 1. Đối tượng tham gia: + Là người Cham khắp mọi miền  + Không giới hạn tuổi tác và giới tính. + Phải là thành viên của website http://NguoiCham.com   (Nếu bạn nào chưa đăng ký làm thành viên của NC thì hãy đăng ký ngay nhé!) 2. Loại hình nghệ thuật:  + Hát ca khúc tiếng Cham. Có thể hát dân ca, tân nhạc, nhạc ngoại lời Cham hoặc một sáng tác mới bằng tiếng Cham. 3. Cách thức dự thi: + Quay một video clip do chính bạn tự hát. Có thể quay bằng điện thoại di động, máy tính hoặc bất kỳ phương tiện nào bạn có. + Có thể song ca hoặc hát nhóm. + Video clip phải rõ mặt, nghe rõ giọng hát. + Có thể hát trên nền nhạc karaoke. Hoặc tự đàn hát. Hoặc hát chay... + Upload video clip lên YouTube rồi share link trong mục Video --> "Thi Giọng Hát" or link http://www.nguoicham.com/video/category/33/ (Vào ĐÂY để xem cách upload video vào trong NC) + Để tạo công bằng cho mọi thành viên, chất lượng âm thanh trong video clip không được qua xử lý bằng phần mềm chuyên dụng. Và không chấp nhận âm thanh được thu âm trong Phòng Thu âm chuyên nghiệp. + Mỗi thành viên NC có thể gửi nhiều video clip để tham dự cuộc thi. *** Một số nhạc karaoke các bạn có thể tải về từ đây: + mp3:  http://www.nguoicham.com/musicsharing/listen/album_115 + Videos: http://www.nguoicham.com/videochannel/category/34/ 4. Thời hạn của chương trình: Vì lý do kỹ thuật cũng như số lượng clip của thành viên tham gia quá ít, cho nên BTC quyết định lùi lại thời hạn của chương trình như ở dưới đây và mong các bạn thông cảm sự bất tiện này. + Bắt đầu từ khi có bài post này cho đến hết ngày 18/02/2015 (theo GMT +7), tức trùng vào đêm giao thừa tết Âm lịch Việt Nam. + Ngày 19/02/2015, BTC sẽ công bố kết quả trên website http://NguoiCham.com và sẽ trao giải ngay vào ngày 01/03/2015.   5. Cách thức chấm giải: + Video clip sẽ được các thành viên trong NC chấm điểm bằng cách bấm chọn ngôi sao từ 1-5 ở dưới mỗi video. + Mỗi thành viên NC chỉ được phép chấm số sao (rate) 1 lần cho 1 video clip. + Video clip nào nhận được nhiều số sao nhất sẽ giành chiến thắng cuối cùng. + Trong trường hợp có hai hoặc nhiều clip có điểm tương đương nhau thì BTC sẽ giới hạn thêm thời gian là 24h (nghĩa là cuộc thi sẽ kéo dài đến 0:00 AM ngày 02/03/2015 GMT +0). Nếu sau thời gian đó mà các video clip trên vẫn còn tương đương nhau về điểm vote thì giải thưởng sẽ bị chia đôi hoặc ba cho những bạn nhận giải. Cho nên chúng ta hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi vote cho một video clip nhé. *** Cách tính: Số điểm (số sao) = tổng số sao được rate : số lần rate. ví dụ: 1 video nhận được 3 lần rate lần lượt là 3, 4 và 5 sao thì: Số điểm = (3+4+5):3 = 4.   6. Giải thưởng: 5 giải + 1 giải nhất: 1.000.000 VND + 1 giải nhì: 500.000 VND + 1 giải ba: 350.000 VND + 1 giải sáng tạo dành cho một sáng tác mới ấn tượng: 500.000 VND (phần này do BTC chấm) + 1 giải phong cách dành cho bạn nào có giọng hát tốt và phong cách trình bày ấn tượng: 200.000 VND (phần này do BTC chấm)   +++ Chú ý: Các bạn giành giải nhất, nhì hoặc ba vẫn có thể nhận thêm giải sáng tạo hoặc phong cách, nhưng không thể nhận quá hơn 2 giải thưởng cho một người. ___________________________________ Chương trình được thực hiện nhờ sự giúp đỡ tận tình của UrangCham và cei Thạch Ngọc Xuân. Chân thành cảm ơn hai vị và xin chúc hai vị sức khỏe, an bình và sự thành đạt trong cuộc sống. Hãy chia sẻ thông tin này đến với nhiều bạn Cham của chúng ta được biết nhé!  Chúc các bạn tham gia Cuộc thi "HÁT TIẾNG CHAM" vui vẻ cùng NC! Thân, UrangCham Team   Phần tài trợ cho chương trình này: 1. Thạch Ngọc Xuân 2. UrangCham Team 3. Bá Trung Thiệu (fb: Inrachahya) NC rất mong các doanh nhân, thưong mại, hay cá nhân ủng hộ cho chương trình Thi Online liên quan đến nhiều đề tài về văn hoá, ngôn ngữ, sáng tác âm nhạc, mặc trang phục Cham trong tương lai.  Cảm ơn.     
0 Rating 867 views 3 likes 0 Comments
Read more