Cham Blogs
Salam các bạn,
NC đã tạo hai mục dạy, trao đổi và học tiếng Cham.
1. Mục trao đổi tiếng Cham http://www.nguoicham.com/faqs/category/1
Mục này các bạn có thể viết, học hỏi, trao đổi tiếng Cham.
2. Mục lớp dạy học tiếng Cham Online
http://www.nguoicham.com/course/
Mục này các bạn có thể tạo bài học và các phần trắc nghiệm sau bài học. Nó bao gồm videos, file pdf, images nên rất thuận tiện để tạo lớp học Online. Nhưng hiện giờ NC chưa có tài liệu nào để đưa vào phần này.
Nếu được mong các bạn ghé qua NC để tham khảo nhé. Rất mong các bạn góp ý.
Cảm ơn,
www.nguoicham.com
0 Rating
217 views
0 likes
0 Comments
Read more
Kính gởi,
HỘI BẢO TỒN VĂN HOÁ CHAMPA USA
Kính cảm ơn quý hội đã gởi thư mời tham dự Katé Lễ Hội Dân Tộc được tổ chức vào ngày 1 tháng 11 năm 2014 tại thành phố San Jose.
Chúng tôi xin gởi thư này đến quý hội:
1/- Cảm ơn ông chủ tịch, phó chủ tịch cùng tất cả quý vị thành viên Hội Bảo Tồn
2/- Xin chia xẻ cùng những lời chúc tốt đẹp nhất đến BTC Lễ Hội
3/- Kính lời chúc bà con tham dự Lễ Hội Dân Tộc vui vẻ và hạnh Phúc
4/- Kính cáo lỗi không đến tham dự được vì ngày 31 tháng 10 năm 2014 phải đi lưu diễn xa .
Kính chúc thành công
Thân ái
Chế Linh
Chủ trương CIAC & Bingu Champa
0 Rating
84 views
1 like
0 Comments
Read more
Chào mừng Kate Chào mừng Tagalau
Chuyến bay tốc hành đã mang Tagalau đến với tôi thật đúng lúc nhân mùa lễ hội . cảm Ơn những bạn thân thương . Cảm Ơn em Đàng văn Thoại đã thực hiện phi vụ tốc hành chuyến bay trong đêm Mong có được Tagalau trong tay để chào đón ngày lễ hội dân tộc . Tagalau 16 ra đời trong mùa lễ hội Kate đã tạo ra nhiều sự gây cấn thách đố không hề nhẹ , Suốt mấy ngày hôm nay Tagalau có sự lan tỏa thật chóng mặt đâu đâu cũng thấy xuất hiện các làng quê từ những anh nông dân lam lũ đến cô sinh viên yêu kiều ai cũng có trong tay thật hãnh diện . Từ nơi phương trời xa tiếng gọi Tagalau vang khắp phố chợ đây Tokyo kia là Hoa kỳ cũng tràn ngập các Thông tin đã làm mọi người xôn xao háo hức chờ đợi mong để có tuyển tập Kỷ niệm . Tagalau là một tuyển tập sáng tác sưu tầm nghiên cứu văn hoá chăm do những người con ưu Tú của dân tộc . Các nhân tài cổ thụ lão thành đã đóng góp không ngừng nghĩ cùng với những cây viết trẻ đầy năng lực năng động sáng tạo đã cho ra đời nhiều tác phẩm bài viết hay quí giá trong nhiều thể loại văn thơ bình luận ngôn ngữ nghệ thuật nhiếp ảnh truyện ngắn truyện dài nhằm đưa con người gần gủi cuộc sống phát huy truyền thống văn hoá và khai phóng dân trí ngày càng mở mang và tiến bộ .
Thời đại tin học đã giúp cho chúng ta nhiều cơ hội làm nhịp cầu nối cho những người con còn nặng tình với quê Hương dân tộc , các bạn trẻ hôm nay đã nhập cuộc đó là một niềm vui hy sinh công sức nhỏ bé của mỗi người vào sự phát triển văn hoá dân tộc nhằm góp phần làm đẹp quê hương !
Nhân dịp Kate xin kính chúc các bạn bè thân hữu gần xa mọi người mọi nhà Một mùa Kate vui vẽ sức khỏe an khang thịnh vượng !
TÔI ĐÃ HOÀNG THÀNH CUỘC CHƠI
Xuân Ngọc Thạch
0 Rating
183 views
0 likes
0 Comments
Read more
Chúng tôi được tin buồn bà Hùng Thị Giỏi, đã từ trần vào ngày 11 tháng 8 năm 2014 tại thôn Thành Tín, Xã Phước Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận , Việt Nam.
Hưởng thọ: 76 tuổi
Thành kính chia buồn cùng bác sĩ Kiều Hạ Khánh và tang quyến. Nguyện cầu hương hồn Bà sớm an lạc nơi cõi vĩnh hằng.
Ban Cố Vấn và Ban Chấp Hành Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa @ Hoa Kỳ
0 Rating
52 views
0 likes
0 Comments
Read more
Chúng tôi được tin buồn Ông Bích Văn Thiên, đã từ trần vào ngày 8 tháng 8 năm 2014 tại Tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Hưởng thọ 76 tuổi
Thành kính chia buồn cùng tang quyến. Nguyện cầu hương hồn Ông sớm an lạc nơi cõi vĩnh hằng.
Ban Cố Vấn và Ban Chấp Hành Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa @ Hoa Kỳ
0 Rating
91 views
0 likes
0 Comments
Read more
Bài viết khá hay mang tính đoàn kết, muốn share lại ở đây cùng các bạn chiêm ngẫm.
Facebook - Inra Jaya
Năm ngoái, sắp đến ngày mừng Lễ hội Kate, trên facebook có nhiều bạn Islam lẫn Bà Ni đồng hương tôi mới hỏi:
Người bạn Bà Ni: - Kate này em có về quê chơi không? - Em là Ba-ni em đi Kate để chi anh? Bên em chỉ đi Ramuwan thôi.Người bạn Islam: - Mình là Chăm Islam, chỉ tôn thờ một đấng tối cao duy nhất, tháp Chăm là tháp đạo Hindu, thờ đa thần, mình đi làm gì?Vậy việc tham dự lễ hội Katê có phải là lễ hội của riêng người Chăm Balamon không? Nói về tháp Chăm:Tháp Cham là biểu tượng của Ấn giáo, nơi chỉ để thờ các thần linh thuộc tôn giáo này, cho nên khi nói người Cham phi Bà-la-môn giáo không phải phụng tự tháp, thì KHÔNG có gì sai. Thế nhưng, khi nhìn sâu hơn vào tinh thần Cham và văn hóa Cham, thì hoàn toàn khác. Có mấy nguyên do:
- Các tháp ở khu vực văn hóa Amaravati và Vijaya có thể chỉ thờ thần Ấn giáo, ngược lại hầu hết các tháp vùng Kauthara (Nha Trang) và Pangdurangga (Ninh Thuận – Bình Thuận) đều thờ vua Champa: Tháp Bà ở Nha Trang thờ người sáng lập vương quốc Champa là Po Inư Nưgar; tháp Po Klaung Girai hay tháp Po Rome ở Ninh Thuận; tháp Po Dam và Tháp Po Xah Inư ở Bình Thuận cũng vậy. Là vua, là tướng tài, là ân nhân của cả dân tộc, chứ có phân biệt tôn giáo nào đâu.
- Từ Ấn giáo vào Champa (nhất là vùng Pangdurangga), ý nghĩa và chức năng của tháp đã hoàn toàn bị chuyển đổi: tháp đã là tháp Cham đặc trưng, tách biệt khỏi nguồn gốc Ấn Độ của nó; cũng như người Cham Bini dù từ Islam mà ra, nhưng Islam khi vào Champa đã bản địa hóa [dân tộc hóa] thành Cham Bini rất đặc trưng, hoàn toàn khác xa với nguồn gốc Islam nhập ngoại.
Do đó, người Cham Bini thờ phụng tháp thiêng là điều đương nhiên; và trong THỰC TẾ SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG, bà con Cham Bini vẫn thờ phụng tháp từ mấy trăm năm qua. Ai cản được sự thật đó?
- Một minh chứng lịch sử cụ thể: Vua Po Mưh Taha là người Cham Bini (hay Islam), công chúa Bia Than Cih là Cham Bini được gả cho Po Rome (1627-1651) có xuất thân không rõ ràng. Po Rome mất, người Cham xây tháp thờ vị vua này, còn thi hài hoàng hậu Bia Than Cih (Cham Bini) sau đó được chôn trên đồi tháp phía Bắc (vừa được khai quật tìm thấy). Vậy tháp Po Rome có thuần là của Cham Bà-la-môn không? Và thực tế, Katê hằng năm, người Cham làng Pabblap (Cham Bini) vẫn lên tháp cúng tế, có khi còn đông hơn cả bà con làng Thon gần đó nữa.
Cuối cùng, người Cham hiện theo Islam có cúng tế tháp không?
Chuyện cúng tế thì tôi ngoại đạo không có ý kiến; riêng việc xem tháp Cham [đang được thờ phụng] và cũng như Thánh địa Mỹ Sơn [hết còn thơ phụng] là di sản văn hóa tổ tiên, là điều không thể chối bỏ. Chối bỏ nó, có nghĩa là chối bỏ một bộ phận giá trị của văn hóa tổ tiên.
Nói về lễ hội Kate:
Lễ hội Katé còn được gọi là Mbang Katé là một lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. Đây là một lễ hội dân gian thiêng liêng đặc sắc và rất quan trọng. Tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần). => Là của người Chăm nói chung, chứ không riêng cho Chăm đạo nào cả. Vua hay tướng Chăm là vua chung cho cả vương quốc Chăm, dù là tôn giáo nào đi chăng nữa.
Tháp Chăm Po Klaung GiraiTháp Chăm Po Rome:Ông Ka-ing: một chức sắc Chăm có trước khi đạo Balamon , Hồi Giáo vào vương quốc Chăm.Raglai: trong lễ đưa rước y phục vua Chăm trong KateTHÊM HÌNH ẢNH LỄ HỘI KATE TẠI ĐÂY:https://www.facebook.com/JAYAphotographer/media_set?set=a.495940383757014.117616.100000231708341&type=3TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC TÔN GIÁO CHĂM:http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o_c%E1%BB%A7a_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Ch%C4%83m----Vì một cộng đồng Chăm đoàn kết!
0 Rating
111 views
1 like
0 Comments
Read more
Trần Can
Không là nhà nghiên cứu, chuyên viên về lịch sử, văn minh, văn hóa các dân tộc sinh sống trên mảnh đất hình chữ S nầy, tôi xin mạo muội có vài ý kiến nhân cuộc đàm thoại với một nhà nghiên cứu Pháp, Regina Nether-Legrand, vào năm 2008, tại Hội An về đề tài: Ai là những người thừa kế văn hóa Chăm?
* Lm. Nguyễn Trường Thăng đang trong bệnh viện.
Năm 2008, lúc còn làm cha quản xứ Hội An, một ngày có một phụ nữ Pháp đến thăm và muốn tìm hiểu về văn hóa Chăm mà theo cô, qua sự gợi ý của nhiều người, linh mục Antôn cũng có một chút hiểu biết. Cuộc trò chuyện thật thú vị vì cô cho biết đã sang Việt Nam mấy lần tìm tài liệu để hoàn thành một luận án về ngành Bảo tàng học. Thời gian trôi qua và một ngày tôi nhận được bản thảo luận án gồm hai tập. Cô cho biết chưa có thời gian để bảo vệ. Chắc hôm nay cô đã bảo vệ thành công.
Đề tài luận án khá dài:
Bảo tàng học về những bộ Sưu tầm Champa trong ba bảo tàng Việt Nam: Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam: Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng; Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Một nghiên cứu so sánh: những giai đoạn hiện đại và thời thuộc địa.
(La Muséographie des Collections du Champa dans trois musées vietnamiens: La Musée National d’Histoire du Vietnam; le Musée de Sculpture Cham de Da Nang; le Musée d’Histoire Vietnamienne de Hochiminh-Ville).
Une étude comparative: les périodes contemporaine et coloniale).
Trong luận án đó cô Regina Nether –Legrand có nhiều lần nhắc đến linh mục Antôn và đề cao bộ sưu tập Trà Kiệu mà cô gọi là Musée de Tra Kieu (Bảo tàng Trà Kiệu).
“Tôi cũng muốn nói vài chữ về Bảo tàng Trà Kiệu vì cái mẫu nầy xem ra đáng nêu gương… Đây không hề là một sáng kiến mới mẻ. Những hiện vật mà người dân Trà Kiệu khi làm đất tình cờ tìm được đã hơn 20 năm rồi. Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng đã bắt đầu sưu tập chúng. Những người quy tụ quanh vùng đổ nát trong giai đoạn đầu theo như Cha Antôn nói thường là người công giáo, vì nói chung chung thì người Việt mê tín và sợ các âm hồn.
Họ tránh xa áp lực của chiến tranh. Họ đã tìm gặp nhưng hiện vật Chăm nầy đang khi làm đất. Một số hiện vật đã được tặng cho Cha Antôn, số khác thì ngài mua. Đất nước lúc đó đang trãi qua một tình trạng khó khăn. Sưu tập những hiện vật nầy cũng là cách thức làm sống lại sự vĩ đại của Trà Kiệu.. Than ôi, điều kiện hiện nay của thị trường nghệ thuật ngăn cản Cha Antôn tiếp tục sưu tầm, nhưng cái bảo tàng nhỏ của Cha còn đó. Theo cha Antôn, sự độc đáo của nó chính là đời sống thường thật của người dân Champa. ..”.
(J’ai envie de dire deux mots sur le Musée de Tra Kieu, car l’exemple me semble édifiant. Il ne s’agit nullement pas d’une initiative récente. Les premiers objets ont ete trouvés par hasard par les habitants de Tra Kieu lorsqu’ils travaillaient la terre, il y a plus de vingt ans. Le Pere Antoine Nguyen Truong Thang a commencé a les collectionner. Ceux qui dans une première phase se sont installés dans las proximités des ruines seraient surtout des catholiques, au dire du Pere Antoine, car les Vietnamiens en general sont superstitieux et ont peur des âmes. Ils fuyaient la pression de la guerre. En travaillant la terre ils ont trouvé des objets du Champa. Certains de ces objets ont été offert au Pere Antoine, il a achetés d’autres. Le pays traversait alors une situation difficile. Collectionner ces objets c’était en quelque sorte faire revivre la grandeur de Tra Kieu… Hélas, les conditions actuelles du marche de l’art empêchent la Père Antoine de continuer sa collection, mais son petit musée est la. Sa spécifité, selon le Pere Antoine, est la vie quotidienne des habitants du Champa.)
Trong cuộc tiếp xúc hôm đó có nhiều điều thú vị nhưng chuyện so sánh giữa các bảo tàng về văn hóa Chăm xưa và nay thì linh mục Antôn không quan tâm lắm, nhưng khi nêu lên vấn đề “ai là thừa kế văn hóa Chăm”, một câu hỏi khá hóc búa, linh mục tham gia góp ý khá hăng say. Theo như cô quan sát và nhiều chuyên gia nhận xét thì hình như người Kinh nhìn văn hóa Chăm tựa một cái gì đó tuy độc đáo nhưng riêng lẻ của một nhóm thiểu số, không liên hệ gì đến văn hóa Việt (kinh), một nền văn minh suy tàn và đã biến mất trong lịch sử. Bảo tàng Chăm hay một phần trong bảo tàng lịch sử được coi như nơi tham quan của khách du lịch, hay các nhà nghiên cứu thích đồ cổ. Một nền văn hóa đã mai một với thời gian và xem ra không có người thừa kế.
Đến đây thì linh mục Antôn nhổm dậy và không đồng tình. Lúc nhỏ, linh mục hãnh diện là người Việt, về cha ông đã “mang gươm đi mở nước’ và thích thú đọc các bảng gia phả đất Quảng, tự hào với hai từ “bình Chiêm”. Càng lớn lên, linh mục không còn hứng thú với những ý tưởng đó. Người việt, người Chăm không có thể thay đổi lịch sử, cũng như Hoa Kỳ, Australia không quay lại sống lịch sử ba trăm năm về trước được. Tuy nhiên không nên có thái độ một chiều phóng đại, tự cao coi thường “bên thua cuộc”. Việc đại đoàn kết dân tộc, 54 dân tộc trên quê hương Việt Nam, sẽ không bao giờ giải quyết được nếu “bên thắng cuộc” cứ tiếp tục hành xử cao ngạo , khinh thường những kẻ chiến bại.
Trước câu hỏi: Ai là những người kế thừa văn hóa Chăm.
Linh mục Antôn đã trả lời với cô: Chúng tôi đây, cư dân Miền Trung từ Hà Tĩnh trở vào.
Tuy người Chăm phải rút lui khỏi nhiều vùng đất sau chiến tranh Chiêm Việt, nhưng không phải là toàn thể người Chăm. Nông dân tiếp tục công việc đồng áng, ngư dân tiếp tục đánh bắt, tiều phu đốn gỗ trong rừng… nhất là những nơi chiến sự không lan tới.
Trước khi chiến tranh xảy ra giữa hai dân tộc, đã có người Việt sinh sống tại vùng đất Champa. Nhóm đầu là những người bị truy lùng vì lý do chính trị, hình sự phải trốn tránh hay do bị đày ải đến vùng biên cương đã đào thoát sang nước bạn.
Nhóm khác xa rời quê hương vì vì lý do kinh tế, bị bắt làm nô lệ hay có máu phiêu lưu. Xa lìa miền Bắc như vậy chắc chắn họ không thể mang theo vợ con Rồi chiến tranh Chiêm Việt xảy ra vào các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn, số tù nhân hai bên có khi lên số hàng vạn, sau khi được tha, họ phải định cư tại chỗ và chuyện chồng Việt vợ Chăm ở miền Nam hay chồng Chăm vợ Bắc là chuyện bình thường, dễ hiểu.
Do đó việc dân chúng miền Trung mang mình ít nhiều huyết thống Champa, hay quanh Hoa Lư cũng như Hà Nội, qua những cung nữ, tù binh, nhạc công, thợ thủ công… mà nhà Lý, Nhà Trần đưa về, “gen Chăm” không phải ít.
Không chỉ là máu huyết mà còn bao chất liệu văn hóa, văn minh Chăm đi vào truyền thống Việt Nam.
Về âm nhạc, vũ điệu … người ta bàn nhiều đến các điệu dân ca và cung đình Huế.
Về kiến trúc, tiếp xúc với các cổ vật gốm Champa Trà Kiệu quá nhiều, khi đến Hoa Lư lần đầu và sau đó đến Văn Miếu nhìn những viên gạch, ngói … tôi ngờ ngợ không biết phải chăng là của người Việt hay từ những thợ Chăm. Sau nầy các phát hiện tại Hoàng Thành Thăng Long càng nhấn mạnh đến ảnh hưởng Chăm trong các vật liệu xây dựng và trang trí. Gốm sành miền Bắc sao giống quá những đồ sành trước thế kỷ 11 của Trà Kiệu.
Về kỹ thuật vận chuyển đưởng sông đường biển: ghe bầu miền Trung rất khác với các con thuyền miền Bắc.
Về ẩm thực với các loại nước mắm, mắm, bánh tét, mì Quảng… dấu ấn Chăm quá rõ.
Cả trong kiến trúc nhà rường, ngói âm dương, nhà tranh … trong cách gọi trâu bò v.v. ảnh hưởng Champa đâu ít.
Rồi giọng nói, ê a kinh kệ cũng có nhiều điểm tượng đồng.
Tuy do ảnh hưởng tôn giáo và văn hóa Ấn Độ phía Nam và Trung Hoa phía Bắc có khác biệt, dân tộc kinh đa số ít quan tâm đến những gia sản vật chất và phi vật chất của các nhóm thiểu số nhưng tiếp tục hành xử như thế thì sẽ làm nghèo đi nền văn hóa nhiều nhóm dân tộc tích tụ từ hàng ngàn năm trên đất nước nầy.
Sau nầy trong luận án của cô Regina Legrand có ghi
“Theo Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng, sáng lập bảo tàng tư nhân cổ vật Champa nhà thờ Trà Kiệu thì không chắc là những kẻ thực dân đất đai Champa đã mang gia đình theo, ít nhất là trong giai đoạn đầu tiến hành việc thực dân, vì những điều kiện khắc nghiệt. Họ đã lập gia đình khác với những phụ nữ Champa.
Linh mục chắc chắn là mình có máu Chăm trong huyết quản và ước tính những ai có tổ tiên gốc gác miền Trung cũng như vậy. Những lời nầy xem ra được phóng đại, nhưng có thể dùng để cân bằng cái phiên bản chính thức của các bảo tàng Việt Nam. Theo đó thì hiện nay trên những vùng đất xưa của Champa là đại bộ phận người Việt hay Kinh, nơi đây nơi kia là những ốc đảo biệt lập của các dân tộc thiểu số, trong đó có người Chăm. Chân lý phải nằm đâu đó giữa hai thái cực nầy .”.
“Selon la Pere Antoine Nguyen Truong Thang, fondateur du musée privée d’antiquités du Champa de l”Eglise de Tra Kieu, il est peu probable que les colonisateurs des territoires du Champa aient emmenées leurs familles, du moins dans la premiere phase du processus de colonisation, car les conditions étaient rudes.Ils auraient fondé d’autres familles avec des femmes du Champa. Il est sur d’avoir du sang Cham dans ses veines et il estime que tous ceux dont les ancêtres sont issus du centre du Vietnam l’ont aussi. Ces propos sont peut – être exagéres, mais ils serviraient a équilibrer la version officielle presentée dans les musées vietnamiens, selon laquelle il y aurait actuellement dans les anciens territoires du Champa une large majorité des viêts ou khin, avec ici et la, quelques ilôts isolés d’ethnies minoritaires, dont des cham. La vérité doit se trouver quelque part entre ces deux extrêmes”.
Có thể nhiều người Kinh cực đoan sẽ không chấp nhận lối giải thích nầy nhưng qua năm tháng, giả thuyết trên càng ngày sáng tỏ. Từ những bài viết của tác giả Nguyễn Văn Xuân, cũng như nhiều nhà nghiên cứu; từ những hiện vật khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long; từ tác phẩm “Có 500 năm như thế” của Hồ Trung Tú…; đến bài viết về Chùa Champa vùng quanh Hà Nội của ban Tôn giáo Chính phủ; chúng ta nên nhìn nhận sự thật là trong huyết quản người Việt có dòng máu người Chăm.
Các cô, các cậu Hà Nội chân dài, nét đẹp thanh tú ít nhiều pha Tàu, pha Pháp; dân miền Nam cũng mang dòng máu Chân Lạp, Khmer, nhà Minh…, các dân tộc Tây nguyên cũng vậy. Mai mốt dân Việt hải ngoại quay về đất tổ, màu mắt, màu da, vóc dáng … chắc rất đa dạng như dân Israel sau 2000 năm ly hương. Nên xem đó là chuyện bình thường, đừng kỳ thị nếu họ không đánh mất bản sắc quê hương, tự hào dân tộc.
Trân trọng những nền văn minh, văn hóa đó chỉ làm giàu thêm cho văn hóa, văn minh đất Việt nầy.
Không có đàn đá, trống đồng, không có cồng chiêng, đàn đáy, đàn trưng …nền âm nhạc chúng ta sẽ nghèo đi. Không có các loại váy, hoa văn thổ cẩm, vòng kiềng hoa tai các dân tộc anh em … trang phục, trang sức Việt Nam sẽ bị hạn chế. Rồi ẩm thực, rồi phong tục tập quán … hãy chọn những món ngon, cái hay cái đẹp .. chúng sẽ làm giàu cho đất nước Việt Nam.
Trong luận án của mình, cô Regina Legrand có tóm tắt ý kiến của Gs Lefèvre Vincent: muốn nhận là thừa kế di sản cần có:
+ sự hiện hữu các di tích;
+ sự hiện hữu của người thừa kế;
+ các nhà thừa kế phải ý thức nhìn nhận giá trị di sản.
+ thể hiện sự ý thức nhìn nhận đó qua việc bảo dưỡng và nghiên cứu.
(Lefevre, Vincent (2006), Y-a-t-il un patrimoine cham?, in: “ Cahiers de Mariemont 34, L’Art du Champa, Musee Royal de Mariemont, Morlanwelz, 2006, trích từ bài viết của Regina Legrand)
Hai điểm đầu: hiện hữu di tích, hiện hữu người thừa kế quá rõ.
Về hai điểm sau: người thừa kế nhìn nhận giá trị di sản và bảo dưỡng nghiên cứu; người Việt, nhất là người Việt gốc Chăm, cần tăng cường thêm ý thức vì xem ra hiện nay đa số người Việt (kinh) ít lưu tâm đã đành mà người Chăm chính gốc xem ra cũng hờ hững.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa mọi việc, kể cả văn hóa hôm nay, thời điểm mà các nền văn hóa lớn muốn áp đặt, chèn ép, triệt tiêu các nhóm thiểu số, nếu dân tộc Việt Nam tiếp tục suy nghĩ nông cạn bằng cách loại trừ những nhóm thiểu số tại quê hương, không nhận ra những đóng góp giá trị của các nền văn hóa đó thì tự mình làm nghèo đi di sản và không góp phần làm phong phú thêm di sản vật thể cũng như phi vật thể của thế giới.
Người dân Việt Nam và miền Trung nói riêng sao lại hững hờ, hãy can đảm thừa nhận mình là những người thừa kế văn hóa Chăm trong việc tiếp thu, bảo dưỡng và làm phong phú thêm những giá trị đã được toàn thế giới công nhận.
Source: facebook.com
0 Rating
313 views
0 likes
0 Comments
Read more
Tình cờ đọc bài viết này trên fb, mình muốn chia sẽ vói các bạn hiểu rõ hơn về việc Người Cham tham viến thăm Tháp mà phải bỏ tiền mua vé vào cổng.
Inra Jaya: - "Chăm, Tàu, Ta gì cũng phải mua vé!" Lâu lắm mới có dịp ghé Phan Thiết chơi, tôi quyết định đi viếng tháp Chăm Po Sah Inư vì cũng gần 5 năm rồi chưa đến thăm tháp. Chạy xe đến cổng, tôi bước xuống xe, cười chào cô soát vé: - Chào chị, chị mở cổng cho em vào thăm tháp một tí nhé, em người Chăm quê ở Phan Rang lâu lâu mới có dịp ghé thăm. - Giá vé 15000đ một người - cô đó nói mắt liếc nhìn tôi không thân thiện lắm và đưa tay xé một tấm vé. - À, chị à, em là người Chăm - cứ ngỡ như cô ấy không nghe thấy. - Chăm Tàu Ta gì cũng phải mua vé cả. - Chị nói gì mà lạ đời vậy, có bao giờ đi khắp nước này người Chăm phải mua vé lên viếng tháp của người Chăm đâu? - Tôi không biết, quy định là quy định, mua vé mới cho vào, không thì thôi. --- Một mẩu chuyện khác: ở Angkor, người nước ngoài phải trả 20usd cho một lần vào thăm quan. Nhưng người dân Campuchia Khmer thì được vào miễn phí, thậm chí cắm trại tại đó, trong khi họ không phải là dân tộc thiểu số, không bị mất nước. ---- Quay lại mẩu chuyện của tôi, 15k không đáng là bao, việc thương mại và du lich hóa các di tích văn hóa Chăm là điều không ai còn bất ngờ hay thắc mắc gì. Nhưng cái điều đáng quý nhất của Tháp là Tháp vẫn còn đó những người con Chăm đến viếng thăm, hành lễ qua biết bao đời, hồn người còn là hồn tháp còn. Thiết nghĩ phải có chính sách khuyến khích/ưu tiên cho người bản địa Chăm được vào thăm Tháp của dân tộc mình mới phải chứ? Đứng đó cãi nhau với họ chăng? Trước cổng ngọn tháp thiêng? => KHÔNG Đưa máy dt lên tôi chụp tấm hình chân dung cô gái đấy, sau đó đưa tiền và lên thăm tháp, định sau này sẽ viết một bài. Nhưng hỡi ôi! Cửa tháp: Nơi thờ cúng thiêng liêng lại bị mở toang, mọi người chân mang giầy mang dép lê vào ngó nghiêng ngó dọc rồi bước ra. Thân tháp: thì bị đóng biết bao nhiêu là cây đinh sắt vào từng phiến gạch cả ngàn năm tuổi chỉ để treo đèn cho sáng. Nền tháp: thì bị lấn sát vách bởi một ngôi chùa đồ sộ đang xây dở dang. Tôi, một người dân tộc thiểu số người Chăm, bị bắt buộc phải đóng tiền để viếng Tháp Chăm sao mà máu như chờ chực trào ra từ khóe mắt vậy? Xin nhường lời lại cho các bạn! ---- p/s: rất tiếc, mọi hình ảnh đau buồn hôm đó đều đã mất theo máy.
Source: facebook.com
0 Rating
130 views
0 likes
0 Comments
Read more
Salam các bạn,
Sau một thời gian khá dài để thực hiện từ điển Cham Online, lấy từ (G. Moussay; Từ điện Cham-Việt-Pháp của Podharma) nay NC xin được giới thiệu đến các quí độc giả về phiên bảng beta "Cham Dictionary online". Mặc dù đã trải qua gần 2 năm để cố gắng hoàn thành dự án, nhưng NC vẫn chưa hoàn chỉnh được.
Hiện giờ NC rất muốn các bạn góp ý kiến xây dựng và cùng đồng hành với NC để thực hiện Cham Dictionary Online hoàn chỉnh hơn.
Hiện nay - Từ đưa vào database của Cham Dictionary Online vẫn còn thiếu gần 1000 từ, và giọng đọc cho mỗi từ nữa.
Nhân dịp này NC rất muốn cảm ơn yut Ikan di Ram đã và đang đồng hành cùng với NC để thực hiện dự án Cham Dictionary Online trong những thời gian dài vừa qua.
Link Cham Dioctionary Online - http://www.nguoicham.com/dict/
Trân trọng,NC team,
info@nguoicham.com
0 Rating
510 views
0 likes
0 Comments
Read more
BAN THANH NIÊN BHUM KAWEI PALEI RAM
TẠI HOA KỲ
***
California: Ngày 28 Tháng 5 Năm 2014
THƯ MỜI
Kính gởi: Quí đồng hương Champa
Trong không khí hân hoan đón mừng ngày lễ hội truyền thống Harei Mukei –Ramưwan, và để cùng hòa nhịp chung với bà con Chăm ở quê nhà, Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram trân trọng kính mời quí đồng hương vui lòng bỏ chúc thời gian quí báu để đến tham dự ngày lễ hội truyền thống -Harei Mukei năm nay sẽ được tổ chức tại:
Địa điểm: Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng
111 E Gish Rd, San Jose, CA 95112
Thời gian: Chủ Nhật, Ngày 15 Tháng 06 Năm 2014
Chương trình:
Từ 3g - 4g chiều: Đón tiếp quan khách
Từ 4g - 6g chiều: Chương trình Văn Nghệ Truyền thống
Từ 6g - 7g chiều: Dùng cơm thân mặt, đặc biệt trong dịp này, quí vị sẽ có những món ăn đặc thù
theo truyền thống Chăm như Pei-nung, Pei-glik, Pei-póh, Nònya, La-kaya… để
cùng chia sẽ đến quí đồng hương
Từ 7g - 10g tối: Dạ vũ mừng Ngày lễ hội Ramưwan lần thứ 5.
Sự hiện diện của quí đồng hương là niềm vinh dự, và khích lệ lớn lao cho Ban Tổ chức cũng như nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ của chúng ta ở xứ người.
Trân trọng,
T.M Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram tại Hoa Kỳ,
Trưởng Ban,
Sarif Châu
Điện Thoại Liên Lạc: (408) 821-4708
0 Rating
86 views
0 likes
0 Comments
Read more
Ở sân chùa Hoa Tiên có một cây cốc đại cổ thụ, thân cây phải 3-4 người ôm.
Cặp bạch xà hiển linh canh giữ kho vàng khổng lồ dưới gốc đại thụ
Người ta đồn rằng, dưới gốc cây có một kho vàng khổng lồ được người Hời (người Chăm) chôn giấu từ hàng trăm năm trước. Ly kỳ hơn, nhiều nhân chứng còn khẳng định có một cặp bạch xà ngày đêm canh giữ kho báu không cho bất kỳ kẻ nào mạo phạm.
Lời đồn “vàng sống”
Bất cứ ai đến chùa Hoa Tiên đều ngỡ ngàng trước một cây đại thụ nằm giữa sân che bóng mát cho ngôi cổ tự. Người dân sở tại quen gọi là cây cốc. Thân cây sần sùi bằng vòng ôm của nhiều người, gốc rễ u mấu, cành lá sum suê, tỏa bóng một không gian rộng lớn. Tương truyền, trước khi lập nên chùa Hoa Tiên thì cây cốc đã mọc sừng sững ở đó rồi. Tính đến nay, cây cũng phải tuổi thọ hàng trăm năm.
Trước đây, từng có nhiều người muốn đốn hạ cây để xây dựng nhà hát nhưng không hiểu sao khi đưa các loại máy móc tới thì chúng lại không thể nào hoạt động được. Nhiều người còn đưa cả máy ủi đến để hy vọng “san bằng” được cây, nhưng khi máy được đưa đến thì cũng bỗng dưng chết máy. Không thể tìm được cách đốn hạ nên cuối cùng chủ đầu tư đành phải “đổi ý” xây dựng nhà hát sang bên cạnh.
Nhưng điều lôi cuốn và khiến khách phương xa tò mò nhất đó chính là lời đồn đại về kho vàng bạc, châu báu được chôn giấu dưới gốc cây. Nhiều người dân quả quyết rằng, ban đêm họ thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển xung quanh “thần mộc”. Họ đồn rằng, “vàng từ dưới đất chui lên hóa dạng con gà đi ăn”... nhưng khi nghe tiếng động hoặc thấy bóng dáng con người là “đàn gà vàng” biến mất trong nháy mắt. Lại có người thấy vàng đi giữa đường liền vồ đến ôm nhưng khi mang về nhà nhìn kỹ thì lại hóa ra... cục đá. Tuy vậy, cũng có không ít người may mắn đào được buồng cau, nải chuối, tượng Phật bằng vàng...
“Có những người đi làm về khuya tận mắt nhìn thấy những đồng tiền vàng cứ bay qua bay lại lấp lánh xung quanh gốc đại thụ nhưng khi tìm đến thì lại không thấy nữa. Nhiều lần như vậy nên người dân tin rằng số vàng đó đã “có linh khí” và có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác”, cụ Nguyễn Hoàng Lộc (gần 70 tuổi, nhà gần chùa Hoa Tiên) cho biết. Nhiều người còn tin rằng những đàn gà vàng đi ăn trong đêm chính là vong hồn của những trinh nữ bị chôn sống theo kho vàng hóa thân mà thành.
Thầy Thích Chơn Đạo giảng giải thêm, trong văn hóa người Chăm trước kia có rất nhiều giai thoại về việc sử dụng bùa ngải để trấn giữ những thứ quý giá của riêng mình hoặc của dòng tộc. Và hình thức “yểm bùa” bằng trinh nữ cũng đã từng được sử dụng. Linh hồn sẽ không được đầu thai nên sẽ phải làm “thần giữ của” mãi mãi cho đến khi lời nguyền được hóa giải.
Không biết thông tin về kho vàng có bao nhiêu phần trăm sự thực nhưng nó đã từng khiến không ít kẻ nổi lòng tham muốn chiếm đoạt. Câu chuyện được đích thân nhà văn Quách Tấn viết lại trong cuốn “Xứ Trầm hương” rằng, dưới thời Pháp thuộc, Công sứ Bréda từng tới làng yêu cầu đào gốc cây để tìm vàng. Người trong làng sợ linh mộc bị đốn hạ thì tai họa xảy đến nên quyết liệt phản đối. “Phép vua thua lệ làng”, viên công sứ đành thối nhượng. Nhưng cũng có người cho rằng, vị Công sứ Pháp kia đã gặp phải những giấc mơ quái đản, bị oan hồn thiếu nữ hành hạ nên đã sợ hãi mà từ bỏ ý định.
Không chỉ có vị Công sứ Pháp có ý định tìm kho báu mà sau này từng có mấy người Chăm ở Phan Rang cũng tìm đến chùa. Họ trưng giấy tờ của ông bà để lại và xin được phép đào gốc cây cốc để tìm của “gia bảo”. Nhưng nhà chùa nhất định khước từ. Đáng sợ hơn có những kẻ bất chấp lệnh cấm mà cố tình đào bới nên đã gặp phải những tai ương, bỗng dưng bị bệnh “ngơ ngơ ngẩn ngẩn” nằm liệt giường, thậm chí có kẻ bỏ mạng mà không hiểu lí do. Người dân tin rằng đó là do hồn ma trinh nữ trừng trị những kẻ dám mạo phạm đến kho báu.
Chùa Hoa Tiên
Bạch xà hộ vệ
Đã có thời những ngôi mộ cổ của người Chăm khắp vùng Bình Đình, Khánh Hòa bị những kẻ săn tìm kho báu xới tung, “kho vàng” dưới gốc cây cốc đại thụ cũng bị không ít kẻ để ý dòm ngó. Thế nhưng bên cạnh niềm tin về sự bảo vệ của những “oan hồn trinh nữ”, người dân địa phương còn tin rằng kho vàng linh thiêng được một cặp rắn thần canh giữ suốt đêm ngày. Chính vì thế dù có thèm muốn “nhỏ dãi” cũng không có người nào dám cả gan làm bậy.
Thầy Thích Chơn Đạo dẫn tôi vào một gian mật thất bí mật, nơi nhà chùa lưu giữ pho tượng cổ “lồi” lên từ gốc cây cốc. Sự tích pho tượng Phật lồi này cũng là một điều kỳ lạ. Truyền rằng, một hôm tại gốc cây đại thụ bỗng xuất hiện 2 tượng Phật kì dị. Có người tin rằng đó chính là tượng trấn yểm kho báu của người Chăm nhưng theo thời gian đã tự “lồi” lên mặt đất. Khi nhà sư trụ trì chùa đem vào thờ trong chính điện thì trong đêm một pho tượng biến mất, pho tượng còn lại bị rơi từ trên cao xuống đất, đầu lìa khỏi thân.
Ly kỳ hơn kể từ ngày đó, nhiều người trong chùa nhìn thấy một cặp rắn khổng lồ thoắt ẩn thoắt hiện xung quanh “linh thụ”. Cặp bạch xà dài tới 4 thước và trên đỉnh đầu có mào đỏ rực như lửa. Không chỉ những vị sư thầy ở chùa mới may mắn được gặp mặt “rắn ông, rắn bà” mà những người dân sống gần chùa cũng nhiều lần “hội ngộ” với “rắn thần”. Bà Trần Thị Lạc (67 tuổi, nhà gần chùa Hoa Tiên) kể lại, khi còn con gái, trong một lần đi xem kịch nói về, bà Lạc kinh hãi khi phát hiện một con rắn khổng lồ đang uốn mình trên cây cốc ở trước cổng chùa. Nhưng “rắn thần” không tấn công mà chỉ nhìn bà một lúc rồi trườn đi mất.
Cũng theo lời vị sư trụ trì thì những lời đồn đại về kho vàng chôn giấu dưới gốc cây đại thụ là có thật, tuy nhiên việc tìm được kho báu không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ, ngoài việc được những oan hồn trinh nữ bảo vệ, bạch xà canh gác thì những kho báu của người Chăm thường được chôn giấu theo một trận đồ “ngũ hành bát quái” bí mật. Do đó, nếu muốn lấy được vàng thì phải đoán biết chính xác đến từng khắc về thời gian cũng như quy luật vận hành tương xung tương khắc của kì trận.
“Càng khó khăn hơn khi thời gian đã trải qua tới mấy trăm năm. Quy luật vận hành dưới lòng đất nên rất có thể trận đồ này đã biến hóa không còn như lúc nó được chôn giấu nữa”, thầy Thích Chơn Đạo chia sẻ. Có một thời gian người dân xung quanh chùa nhìn thấy lá cây cốc trước chùa bỗng nhiên đổi màu vàng rực cả cây. Điều này khiến cho giả thuyết về sự tồn tại của kho báu được củng cố. Nhiều người cho rằng do dưới gốc cây có kho báu bằng kim loại khiến cho cây không tìm được nguồn dinh dưỡng nên mới héo úa. Chỉ có điều một thời gian sau, lá cây lại bỗng dưng xanh tốt trở lại(?).
Ngoài ra, trên bề mặt thân cây cốc còn có những hình thù kì lạ mà theo như thầy Thích Chơn Đạo cho biết: “Những hình trên gốc cây này đã có cách đây mấy trăm năm rồi. Kỳ thú hơn là những hình xù xì đó trông rất giống cảnh các vị Chư Phật đang cúi đầu trước Đạt Ma Sư Tổ”. Cho đến bây giờ, câu hỏi có hay không một kho vàng dưới gốc cây cốc đại thụ vẫn là một ẩn số. Thế nhưng có một điều chắc chắn là cây cốc cùng với ngôi cổ tự nhiều trăm năm tuổi kia đã trở thành một chứng tích của thời gian, một “kho báu” trong lòng những người dân nơi đây.
0 Rating
787 views
1 like
0 Comments
Read more
Bilan than-uh than-on
Hamit grum mưnhi gah pur, pai
(Khi nghe tiếng sấm hướng Đông Nhân dân hớn hở mới hòng yên thân) Thành ngữ Chăm.
Hằng năm, cứ mỗi độ hoa Tagalau (bằng lăng) nở tím khắp cả những vùng đồi xứ sở, những đàn chim Chrao từ đâu bay về, lượn quanh bên những cánh đồng xa xăm bát ngát chạy vào những palei Chăm, trên những sa mạt các vàng cắt đôi vùng trời ra làm hai phần phía trước tầm mắt, trên những đỉnh tháp uy nghi, đứng đó tự bao đời. Khi cái nắng, nóng của đất trời lên đến đỉnh điểm, những tiếng sấm rầm vang khắp vùng trời, báo hiệu một năm mới lại về trên quê hương, xứ sở Panduranga. Đó cũng là lúc người Chăm bắt đầu chuẩn bị cho ngày lể cầu đảo đầu năm, đánh dấu thời khắc chuyển mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, con cháu đầy đàn, tôm cá đầy khoang.
Lễ Rija Nưgar thường tổ chức vào những ngày đầu của tháng giêng Chăm lịch. Trong thời gian ấy, các palei Chăm rộn ràng, nô nức trong không khí lễ hội đầu năm. Ngay từ sáng sớm, khi những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên những phiến lá, khi mặt trời chỉ mới vừa hé dạng ở đằng đông, những phụ nữ Chăm chuẩn bị sắm sửa lễ vật gồm trái cây, trầu, cơm, canh, rượu, trà… Rồi khi trời sáng hẳn họ đem lễ vệt đến nơi hành lễ để dâng lên thần linh để cầu mong hạnh phúc, sung túc. Dòng người đi dâng lễ và xem lễ gồm phụ nữ, nam giới, già, trẻ… mặc những trang phục đẹp nhất, mới nhất. Dòng người đi hội làm cho không khí của những làng Chăm trong buổi lễ đầu năm càng thêm nhộn nhịp, tưng bừng, tạo nên cái sắc thái vui tươi, náo nhiệt của một buổi lễ cầu đảo với ý nghĩa tống cựu nghinh tân – tiễn năm cũ, chào đón năm mới.
Lễ Rija Nưgar được tổ chức theo quy mô từng làng, thường diễn ra trong một nhà lễ (kajang), được dựng tạm ở một mảnh đất trống đầu thôn. Nhà lễ được dựng lên có hai mái, có hai cây kèo làm trụ, xung quanh được che chắn bằng tre. Dù ảnh hưởng một số tôn giáo như Ấn Độ giáo, Hồi giáo nhưng nổi bật trong tư duy tín ngưỡng của người Chăm vẫn là tính bản địa với tục thờ đa thần. Lễ Rija Nưgar là một sự kết hợp giữa hai tín ngưỡng Awal – Ahier, theo tư duy lưỡng phân lưỡng hợp. Theo đó, người Chăm quan niệm rằng Tamư yang biruw, tabiak yang klak (Ngày vào thần mới, ngày ra thần cũ) hay Tamư mưnuk tabiak pabaiy (Vào cúng gà, ra cúng dê) tức là ngày đầu tiên của lễ sẽ là việc chúc tụng, dâng cúng các vị thần mới, tức là các vị thần Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo) lễ vật cúng chính là gà; ngày thứ hai kết thúc thì dạng cúng các vị thần cũ (yang bimong) những vị thần của Chăm Ahier (ảnh hưởng Ấn Độ giáo), lễ vật cúng chính là dê.
Đặc trưng của Rija Nưgar chính là tính chất diễn xướng, kết hợp giữa vũ đạo của thầy Ka-ing (thường mặc áo đỏ) với phần tụng ca của thầy Mưdwơn, thường mặc áo trắng vỗ trống baranưng (gồm có 3 người một người hát chính, hai phụ lễ), bên cạnh đó, còn có hai nghệ nhân đánh trống ginơng, một nghệ nhân thổi kèn saranai. Ngoài ra, phần vũ đạo của ông Ka-ing còn có thêm các vật hổ trợ như 1 cây mía đỏ (tượng trưng cho cây chèo); 1 cây quạt, 1 chiếc khăn và 1 cây roi ngựa. Tất cả đạo cụ, ngoài khăn và quạt được thầy Ka-ing cầm tay, còn lại là để tại bàn tổ. Tại bàn tổ, là nơi để lễ vật và đạo cụ múa, còn có một cán rìu (tượng trưng cho công cụ lao động). Ngoài ra, ở ngoài nhà lễ còn có salih – các hình nhân, sẽ được thẻ trôi song vào cuối buổi lễ.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thư cho buổi lễ, khi đám đông đã tề tựu đầy đủ quanh nơi tổ chức lễ, trong không khí linh thiên của một tín ngưỡng truyền thống, thầy Mưdwơn rót rượu và tụng các bài thánh ca về các vị thần, kết hợp với vũ điệu linh thiêng của thầy Ka-ing, hòa theo tiếng trống baranưng, ginơng, tiếng kèn saranai đồng thanh vang lên, họ lần lượt mời các vị thần về để dâng lễ và cầu xin thân linh phù hộ độ trì.
Mở đầu lễ Rija Nưgar, thầy Mưdwơn vỗ trống Baranưng, hát bài tụng ca mời gọi thần Po Tang: “…gahluwcuh pahwơl yak ia, klaung khwai da-a yang Po Tang… likau kanư kajap bhih drei yang Po Tang …” (Chúng con xông hương trầm, kính cẩn mời Po Tang về …phù hội độ trì cho chúng con). Sau đó là Po Riyak (Thần Sóng biển), Po Tang Ahauk (Thần chèo thuyền), thầy Mưdwơn vỗ trồng hát về sự tích chèo thuyền: thần đang đi thuyền nhuộm màu chàm, lênh đênh trên biển khơi xa… Thầy Ka-ing cầm cây mía đỏ, biểu tượng cho mái chèo, ông múa điệu chèo thuyền như sóng nhấp nhô trên biển cả. Sau đó lần lượt các vị thần như Cei Sit, Cei Tathun, Cei Dalim… được mời về, thầy Mưdwơn vỗ trống và đọc các bài tụng ca cac ngợi các thần.
Đến đoạn ca ngợi và mời gọi thần Po Haniim Par, thầy Mưdwơn hát: “… Mưyaum Po Haniim Par biak ginrơh, Po crauk di Po siam đei, Po klak palei nau ngak nưgar…”. Cùng lúc ấy, ông Ka-ing cầm roi ngựa ngất ngây trong điệu múa, trong tiếng trống, tiếng kèn và tiếng vỗ tay reo hò của đám đông xem lễ, ông Ka-ing thăng hoa và nhảy vào đạp tắt đóng lửa (đã được đốt sẵn) tượng trưng cho nắng nóng khô hạn và hy vọng năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Phần quan trọng nhất, được chờ đợi nhất chính là phần mời gọi Po Nai, thầy Mưdwơn đọc bài tựng ca về tiểu sử thần, thầy Ka-ing hóa thân thành nữ với chiếc khăn trắng đội trên đầu, tay cầm khay trầu và trái cây để múa. Chính lúc này, Po Nai nhập vào thầy Ka-ing và đưa ra lời phán xét đối với, nhân dân vừa lắng nghe lời phán xét vừa khấn vái, cầu xin Po cho nước, phù hộ cho nhân dân làm ăn… Ngoài ra, rất nhiều vị thần được mời về và dâng lễ như Po Klaung Girai, Po Rome, Po Sah Inư, Bia Than Can, Bia Than Cih…
Sáng ngày hôm sau phần lễ được tổ chức tương tư nhưng lễ vật cúng chính là dê, ngoài ra điểm khác với ngày lễ hôm trước là việc thả trôi song hình nhân thế mạng (Salih) vào cuối buổi lễ. Hình nhân thế mạng này được làm bằng bột gạo, gồm bốn hình người (hai đàn ông, hai đàn bà) và một số con vật như trâu, heo… đặt trên cái đan bằng tre. Người nặng các hình nhân này là thầy Mưdwơn và Ka-ing, khi đang nặng thầy Mưdwơn vừa vỗ trống, vừa hát bài tụng ca các vị thần. Những hình nhân này đại diện cho những sự khô hạn, nắng nóng, những điều xui xẻo, không may mắn của năm trước. Cuối buổi lễ, người ta thả các hình nhân này ở trên sông (hoặc ở ngã ba đương), những hình nhân này sẽ mang đi những điều xui xẻo và mất mùa của năm cũ, đem lại hạnh phúc, sung túc và sức khỏe cho dân làng trong năm mới.
Lễ hội Rija Nưgar, một lễ hội được diễn ra lúc đầu năm, cũng là thời điểm chuyển giao giữa mùa khô – với cái nắng hạn đạt đến đỉnh điểm và những đồng ruộng khô cháy, đất đai khô cằn ở xứ sở Panduranga – với mùa mưa, nên thực chất bản nguyên chỉ là một lễ thức cầu đảo (cầu mưa). Người Chăm, gắn liền đời sống của mình với nông nghiệp, với ruộng đồng, truyền thống đó có tự bao đời nay, đời sống nông nghiệp cũng hình thành tư duy nông nghiệp, lúc nào họ cũng khát vọng mưa thuận gió hòa, đất đai tươi tốt để có những mùa màng bội thu, hay ít nhất cũng đủ ăn. Khát vọng đó được họ phó thác vào niềm tin về sức mạnh của tự nhiên thông qua các đấng siêu nhiên, họ cầu xin và cúng tế các vị thần để được thỏa mãn ước nguyện. Lễ Rija Nưgar, thể hiện rõ nhất khát vọng đó của cư dân Chăm, hình ảnh vũ điệu đạp lửa thể hiện khát vọng xóa bỏ những khô hạn, nắng nóng, cầu cho mưa xuống, tươi tiêu ruộng đồng, cây trái tốt tươi và con người sinh sôi nảy nở. Và cứ mỗi độ Rija Nưgar được tổ chức thì các vùng người Chăm lại có mưa – những cơn mưa đầu mùa, điều này còn phản ánh tư duy khoa học của người Chăm trong việc tính toán lịch pháp trong việc tính toán thời điểm chuyển mưa để tổ chức Rija Nưgar.
Rija Nưgar, còn là nơi phô bày nghệ thuật điễn xướng của dân tộc Chăm thông qua sự kết hợp của những điệu vũ của thầy Ka-ing, với những lời tụng ca, những kho tàng văn học dân gian đầy giá trị của người Chăm như các bài tụng ca về tiểu sử Po Inư Nưgar, Po Rome, Po Klaung Girai… Việc xướng lên những bài tụng ca này trong các dịp lễ hội, chẳng hạn như Rija Nưgar là cách tốt nhất để bảo tồn giá trị văn hóa dân gian truyền khẩu của dân tộc. Ngoài ra, trong Rija Nưgar, dàn đồng ca dân tộc gồm trống Baranưng, Ginơng, kèn saranai… cũng được diễn tấu, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Rija Nưgar – ngoài dịp cầu đảo (cầu mưa) – còn là một dịp diễn xướng dân gian với sự kết hợp văn học dân gian với các nhạc cụ Chăm.
Chính sự kết hợp tính chất tâm linh và nghệ thuật đó đã tạo cho Rija Nưgar thành một buổi lễ đặc sắc. Không khí linh thiêng kết hợp với các hoạt động diễn xướng làm cho quê hương, xứ sở rộn ràng, lòng người nức nở, người người – từ già đến trẻ, nam thanh, nữ tú - sắm sửa những bộ cánh mới nhất, đẹp nhất đi chảy hội, tạo nên một không khí nhộn nhịp, sôi động, làm bừng tĩnh các vùng đất có người Chăm sinh tụ. Một năm mới lại về, một Rija Nưgar nữa lại đến, quê hương, xứ sở lại đón mừng một mùa xuân mới với ước vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng phát đạt, thóc lúa đầy bồ, tôm cá đầy khoang,… cầu ơn trên, cho những ước vọng của chúng con được như ý!
Jashaklikei
Saigon, tháng 4 năm 2014.
0 Rating
281 views
1 like
0 Comments
Read more
Categories
All Time
All Time
<p><strong>GÀ NHÀ ĐÁ GÀ NHÀ MỚI LÀ THƯỢNG SÁCH VÌ ĐÁ GÀ NGOÀI SẼ SỢ CHẾT</strong></p>
<p>toi that su cam thay rat that vong ve BBT CHampaka, anh LInh co y tuong tot nhng cung bi CPK do oan. toi khong hieu tai sao BBT Champaka lai di dau da het tri thuc Cham nay den tri thuc CHam no, roi bay gio den luon web Cham. La nha khoa hoc mong rang BBT Champaka nen viet cho dung su that, tim hieu ro nguon goc, nguyen nhan truoc khi viet bai de tranh truong hop dang tiec ko nen xay ra, neu ko thi CPK tu ban re chinh ban than la mang danh Khoa Hoc Ngon Luan day. Dung co vach ao cho nguoi xem lung nua.</p>
<p>Champaka sao lại để ý đến chuyện nhỏ nhặt như thế. Một bài hát hay mà có người PR nhiều mới dễ thành công. Bạn Linh cũng đóng góp không nhỏ trong việc chuyển tải bài viết này. Ủng hộ tinh thần nhiệt tình của bạn Linh. Như các bạn comment ở trên, đâu thấy chổ nào là mang dấu hiểu bạn Linh là tác giả của bài viết. Có chăng BBT Champaka hiểu lệch lạc cách đăng bài trên mạng. Chỉ góp ý nho nhỏ thôi. </p>