Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On April 2, 2014
Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa @ U.S.A  P.O Box 62061, Sunnyvale, CA 94088  Email: ccpaoffice@ilimochampa.org Phone: 408-206-4619,  408-674-4099,  253-223-5241   THƯ MỜI                                                              Ngày 1 tháng 4 năm 2014 Kính gởi: Quí đồng hương Champa Hội BTVH Champa trân trọng kính mời quý ông/bà và các thành viên trong gia đình bỏ chút thời giờ quý báu cùng đến tham dự Lễ hội Ilimo Kauk Thun cũng như để họp mặt quý bà con đồng hương Champa nhân dịp đầu năm mới theo Chăm Lịch (Ngày 2 Tháng 05 Năm 2014 ) tại: Địa điểm 1: Cunningham Park, San Jose.                   2305 S White Rd,                   San Jose, CA 95148-1518 Thời gian: Từ 11:00 a.m đến 6 p.m, Thứ Bảy, Ngày 3 tháng 05 năm 2014. Địa điểm 2:  Imperial Dragon Restaurant                   6805 – 6th Ave, Tacoma, WA 98406 Thời gian: Từ 5:00 p.m đến 12 p.m, Thứ Bảy, Ngày 3 tháng 05 năm 2014 Trong dịp này, Hội sẽ tặng Lịch Chăm năm 2014, phát quà lì xì cho các em thiếu nhi, có xổ số trúng thưởng, với nhiều tiếc mục ca múa cổ truyền và buổi Barbecue thân mật.  Đặc biệt tại Tacoma sẽcó chương trình hát cho nhau nghe, dạ vũ "Champa By Night lần thứ 5", chương trình Karaoke do Ban nhạc Green Field Band đảm nhiệm và buổi cơm tối thân mật   Sự hiện diện của quí vị là một đóng góp lớn lao cho sự tồn vong của văn hóa truyền thống dân tộc và một niềm vinh dự lớn của ban tổ chức chúng tôi. Trân trọng kính mời, Chủ Tịch   Đặng Chánh Linh      
0 Rating 62 views 0 likes 0 Comments
Read more
Nhiều nông dân Chăm rất thành thạo trong việc săn bắt chuột và được xem là kế sinh nhai của họ trong cuộc sống hàng ngày. Khi cánh đồng đang vào mùa lúa chín, sáng sớm tinh mơ, những người đàn ông Chăm cầm vài ba chiếc bẫy ra đồng, đến khoảng xế trưa họ ra thăm bẫy và xách về những chú chuột đồng tươi với bộ lông vàng óng. Chuột ở đây không to, chỉ khoảng 3 ngón tay chụm lại, lông màu vàng óng, thịt thơm và xương rất mềm. Cánh đồng quê vùng người Chăm sinh sống. Người Chăm có những cách chế biến thịt chuột rất riêng và đặc trưng. Chuột sau khi bắt về được thui qua lửa rơm, rồi dùng một miếng rơm cạo sạch phần lông cháy để hiện lên lớp da vàng rực. Sau đó chuột được bóc bỏ lớp da ngoài chỉ còn lại phần thịt nguyên con. Lúc này chuột đã có thể được sử dụng làm thức ăn hay miếng mồi ngon để nhấm rượu.  Điều đặc biệt là chuột sau khi làm sạch không được rửa qua nước vì nó sẽ làm thịt chuột bị tanh và mất đi vị thơm ngon của thịt chuột đồng. Người Chăm chế biến thịt chuột rất đơn giản, chỉ gồm vài món chính là thịt chuột xào hành lá, thịt chuột nướng và thịt chuột phơi khô giã nhỏ, Mỗi món có những hương vị đặc trưng làm cho người thưởng thức lúc nào cũng thèm thuồng và nhớ mãi không quên. Với những người Chăm xa quê nhà lâu ngày thì món thịt chuột xào hành lá được xem là món phải ăn đầu tiên. Chuột sau khi làm sạch được bầm nhuyễn nguyên con, nồi chảo được bắc lên bếp lửa và tráng một ít dầu vừa phải. Sau khi nóng đều ta cho thịt chuột bầm vào trộn đều sao cho thịt chuột vừa chín tới là có thể nêm nếm gia vị như nước mắm, bột ngọt, ớt và hành củ giã nát, cộng thêm một ít bánh tráng sống được bẻ nát. Hành lá được thêm vào sau cùng và trộn đều cho thơm ngon và bắt mắt. Theo cách lý giải của phụ nữ Chăm, bánh tráng được thêm vào để hút nước trong món thịt xào và hành lá làm giảm vị tanh của thịt chuột. Ngoài ra thịt chuột phải xào cho cạn nước thì mới ngon đặc sắc. Để miếng thịt chuột được kết hợp hoàn hảo hơn người Chăm thường ăn kèm với đọt lộc vừng non. Đọt có vị chát ăn kèm với thịt chuột xào có vị cay ngọt làm cho miếng ăn thêm những hương vị rất riêng. Thịt chuột xào ăn với đọt lộc vừng. Với những người đi săn bắt chuột lâu ngày, họ thường chọn cách làm chuột khô để ăn được lâu hay làm quà và đãi khách. Chuột được làm sạch bỏ hết lớp da và bộ ruột, sau đó ướp muối và phơi trong một ngày này để miếng thịt chuột có màu đỏ au rất hấp dẫn. Khô chuột được sử dụng với nhiều cách chế biến như nướng, ram với dầu hay giã nhỏ ăn với cơm hoặc nhâm nhi vài chén rượu đắng trong khí trời se lạnh mùa xuân. Trong đó món khô chuột nướng giã nhỏ là món ăn dân gian truyền thống mà nhiều người Chăm vẫn hay thưởng thức. Thịt chuột nướng ướp với một ít gia vị hàng ngày. Khô chuột được nướng qua lửa than cho chín đều sau đó xé miếng nhỏ bỏ vào cối giã, thêm gia vị như bột ngọt, nước mắm và vài củ hành khô cho vừa miệng. Chỉ với một vài thao tác chế biến đơn giản ta đã có những miếng thịt chuột thơm phức. Du khách ghé qua các làng Chăm vào những dịp lễ hội hãy tìm và thưởng thức cho bằng được món ngon dân dã dễ kiếm này. Ăn thử một lần du khách sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của những món thịt chuột dân dã đồng quê Chăm. Bài và ảnh: Putra Jatrai theo dulich.vnexpress.net
0 Rating 227 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On February 14, 2014
Glang Anak (Danlambao) - Trong buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, ngày 5/2/2014, tại Geneva, Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam trả lời: “Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Hiến pháp mới đã công nhận các quyền này”. Trong buổi thuyết trình và trao đổi của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam với EU vào ngày 29/1/2014, Đại diện Italy hỏi: "Những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở nước các bạn, những đạo luật hà khắc và mọi sự trấn áp, có ảnh hưởng như thế nào tới cộng đồng những người thiểu số, người yếu thế, người dễ bị tổn thương, ở Việt Nam?" Blogger Nguyễn Anh Tuấn khẳng định... đây là những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì những chính sách vi phạm nhân quyền của Nhà nước, và đưa ra các ví dụ về người H’Mông và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hôm nay, chúng tôi thông tin thêm về một trường hợp về người dân tộc bản địa bị tước đoạt quyền tự do tôn giao và tín ngưỡng ngay trên vùng đất tổ tiên của họ và đặt vấn đề “Hãy trả lại Tháp cho các chức sắc và người Chăm thờ tự và quản lý.” Mỗi tôn giáo đều có nơi để thờ tự và hành lễ; nếu Phật tử có chùa chiền; tín đồ công giáo có Nhà thờ; thì tín đồ Bà La Môn ảnh hưởng Ấn giáo của người Chăm phải có Tháp. Tín ngưỡng này đã có từ thời Champa còn là một quốc gia độc lập và duy trì mãi cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên hiện nay, tín đồ Bà La Môn của người Chăm đã không còn được tự do đến Tháp để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng vì tất cả các Tháp Chăm đã bị Nhà nước quản lý. Đối với người Chăm, “tháp là nơi linh thiêng chỉ mở cửa cho những ngày hành lễ. Hàng năm theo lịch Chăm, người Chăm Ahier có lễ "mở cửa tháp" đặt dưới sự chủ trì của Po Adhia, Po Bac, Basaih cùng Ong Camnei, Muk Pajuw và Ong Kadhar. Phải hội tụ đủ những vị chức sắc trên, lễ mở cửa tháp mới được tiến hành và cửa tháp mới được mở”. Trước năm 1975, dưới thời VNCH, các Tháp Chăm đều do chức sắc Chăm quản lý và thực hiện các nghi lễ thờ cúng một cách trang nghiêm và đúng lễ tục. Tuy nhiên, sau năm 1975, tất cả các Tháp Chăm bị Nhà nước thu hồi, giao cho các công ty du lịch khai thác, quản lý. Chức sắc hoặc người Chăm muốn lên Tháp thờ cúng phải có đơn xin phép và qua nhiều thủ tục hành chính rờm rà; người Chăm muốn vào viếng Tháp theo tín ngưỡng cũng phải mua vé vào cổng như những khách du lịch thông thường. Sự kiện xảy ra tại tháp Po Klaong Garai vào ngày 4.2.2014 (Mùng 5 Tết Giáp Ngọ) là một minh chứng cho việc chính quyền Ninh Thuận đã xúc phạm tín ngưỡng của người Chăm. Vụ việc xảy ra khi đoàn chức sắc Chăm đến Tháp để làm "lễ mở cửa tháp" (Peh Ba-mbeng Yang), thì cửa chính đã bị mở toang phục vụ cho khách du lịch nhân dịp tết Nguyên Đán mặc dù ban Tôn giáo Bà La Môn đã hoàn thành các thủ tục hành chính trước đó và có yêu cầu Tháp phải được đóng trước khi hành lễ. Và lễ mở cửa Tháp chỉ diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Các chức sắc còn hết sức bất bình trước “những vị khách với những trang phục và thái độ vô văn hóa đến tạo dáng trên những ngôi tháp linh thiêng và vô tư đi qua đi lại trên những khu vực hành lễ.” Cửa tháp bị mở toang trước giờ hành lễ. Người Chăm đã cho rằng: “Đây là hành động “vô văn hóa”, đã làm tổn thương đến truyền thống tâm linh của dân tộc Chăm, chà đạp lên di sản tín ngưỡng của dân tộc bản địa mà cộng đồng người Chăm không thể chấp nhận”. Nghi lễ Chăm trên đền tháp (Ph. Gulpataom) Trong tâm trạng đau buồn và giận dữ, một tác giả Chăm viết: “Qua những quá trình tiếp biến của lịch sử người Chăm đã mất tất cả, chỉ còn lại vài ngôi tháp để thờ tự và cúng kiếng cho trọn đạo hiếu với các bậc tiền nhân Chăm vậy mà những người ăn nhờ ở đậu trên các ngôi tháp Chăm lại là những kẻ vô văn hóa, ăn cháo đá bát khi hàng năm họ thu tiền vé hàng trăm triệu đồng trên những ngôi tháp Chăm vậy mà chỉ vài giờ đóng cửa tháp để người Chăm làm lễ họ lại không quan tâm, không màng đến những tiếng nói của Ban phong tục, cũng như vị Cả Sư trụ trì tháp Po Klaong Garai.” Ong Camnai trao đổi với bảo vệ tháp  vì đơn đã được gởi nhưng tháp vẫn mở toang trước giờ hành lễ. Hãy trả lại công bằng và đảm bảo tự do tín ngưỡng cho người Chăm:  1. Nếu người Việt được tự do đến Chùa theo tín ngưỡng Phật giáo, đến nhà thờ theo tín ngưỡng Công giáo thì người Chăm cũng phải được tự do thăm viếng Tháp mà không phải mất tiền mua vé vào cổng như hiện nay.  2. Nếu các Sư và đạo hữu Phật tử được trụ trì, quản lý các chùa chiền; các Linh mục được quản lý các nhà thờ thì các Tháp Chăm phải giao lại cho các chức sắc Chăm quản lý, thờ tự và cúng kính theo nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm.  3. Nếu Nhà nước muốn khai thác du lịch thì phải có thỏa thuận với các chức sắc và người dân Chăm, nhưng phải ưu tiên đảm bảo cho việc bảo tồn các nghi lễ thờ cúng Tháp;  4. Nếu chính quyền Hà Nội còn tiếp tục “cưỡng bức” Tháp Chăm cho du lịch như hiện nay là “xâm phạm” nơi thờ tự của người Chăm; làm ngăn cản và hạn chế quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người Chăm. Như vậy là vi phạm Nhân quyền.  5. Ban Tôn giáo và chính quyền địa phương nơi có các Tháp Chăm tọa lạc phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề này để trả lại quyền tự do tín ngưỡng và quyền quản lý Tháp cho chức sắc Chăm.  Những yêu cầu và đề nghị chính đáng trên đây của người Chăm là góp phần xây dựng một xã hội công bằng, tự do và dân chủ ở Việt Nam. 8/2/2014 Glang Anak danlambaovn.blogspot.com
0 Rating 498 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On February 8, 2014
Ngày 4.2 vừa qua người Chăm tiến hành làm lễ Mở cửa tháp theo đúng phong tục truyền thống của đồng bào Chăm, tiếc rằng tháp chưa được làm lễ mở cửa mà đã bị mở toang để phục vụ cho khách du lịch trong dịp tết Nguyên Đán của người Kinh. Đoàn chúng tôi gồm các chức sắc Chăm phục vụ cho buổi lễ mở cửa tháp như Po Adhia, Po Bac, Paxeh cùng Inra Jaka, Jayam Padra đến phụ giúp cho nghi lễ và tìm hiểu thêm những phong tục truyền thống của người Chăm. Lúc 7h 30 sáng đến tháp chúng tôi ngỡ ngàng khi cửa tháp đã bị mở toang, một vài khách du lịch người Kinh cũng đã có mặt, ngoài những vị khách sẵn dịp tìm hiểu thêm phong tục và văn hóa Chăm thì còn có những vị khách với những trang phục và thái độ vô văn hóa đến tạo dáng trên những ngôi tháp linh thiêng và vô tư đi qua đi lại trên những khu vực hành lễ. Cửa tháp mở toang trước giờ hành lễ. Đối với người Chăm, tháp là nơi thực hiện những lễ nghi tôn giáo như lễ Yuer Yang (tháng 4 Chăm lịch) lễ Katé (tháng 7 Chăm lịch) lễ Cambur (tháng 9 Chăm lịch) và lễ Peh Pabah Mbang Yang (tháng 11 Chăm lịch) và là nơi linh thiêng, bất khả xâm phạm đối với đời sống tâm linh của họ. Theo đúng phong tục truyền thống, người Chăm có 4 lần làm lễ mở cửa tháp trong một năm theo lịch Chăm như trên và chỉ có Po Adhia cùng Ong Camnai, Muk Pajuw và Ong Kadhar, phải hội tụ đủ 4 vị chức sắc trên lễ mở cửa tháp mới được tiến hành và cửa tháp mới được mở. Ngày hôm nay, được sự quan tâm của Nhà Nước nên tháp Po Klaong Garai đã được tu bổ và tôn tạo, trở thành điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Thuận và giao cho Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận quản lý. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển du lịch, tăng thu nhập cho tỉnh qua nguồn du lịch thì cơ quan chủ quản tháp cũng cần chú trọng vào việc tạo điều kiện cho người Chăm thực hiện nghi lễ cúng tế trên tháp, tôn trọng phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Chăm trên tháp này. Ong Camnai trao đổi với bảo vệ tháp vì đơn đã được gởi nhưng tháp vẫn mở toang trước giờ hành lễ. Theo đúng lịch Chăm ngày 4.2 vừa qua là ngày người Chăm tiến hành làm lễ Mở cửa tháp- Peh Pabah mbang Yang (tháng 11 Chăm lịch), biết trước là trùng với dịp tết của người Kinh nên Ban phong tục Chăm và Hội đồng chức sắc đã gởi đơn đề nghị đóng cửa tháp trước 1 ngày cho Ban quan lý di tích tháp Po Klaong Garai, đơn do chính Ban phong tục viết và ngài Cả Sư trụ trì tháp Po Klaong Garai Đổng Bạ ký gởi trước một ngày, vậy mà đến tháp lúc sáng sớm đoàn người làm lễ vẫn thấy cửa tháp mở toang, điều đó cho thấy rằng tiếng nói của Cả Sư trụ trì tháp và Ban phong tục tế lễ không được coi trọng trên chính ngôi tháp của người Chăm vào đúng ngày người Chăm làm những nghi lễ quan trọng trên đền tháp. Với người Chăm tháp là một quần thể thiêng liêng của dân tộc, là nơi trú ngụ của Thần Yang Chăm, là nơi để tổ chức các nghi lễ tôn giáo của dân tộc, là niềm tự hào của những người con Champa và là chứng nhân lịch sử còn tồn tại suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngoài tháp Chăm Po Adhia còn là vị Cả Sư mà người Chăm kính trọng, là một vị lãnh đạo tinh thần cao quý. Vậy mà tiếc thay những người và tháp mà cả dân tộc Chăm bày lòng kính trọng, ngưỡng mộ và có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Chăm thì Ban quản lý di tích tháp và bảo vệ tháp những người được coi là “ăn nhờ ở đậu” trên di sản thiêng liêng của dân tộc Chăm lại bày tỏ thái độ vô văn hóa, không tôn trọng lời nói của những vị ấy, xem thường nghi lễ, lễ tục của người Chăm trên chính tháp Chăm. Chức sắc Chăm chuẩn bị làm lễ Mở cửa tháp. Qua những quá trình tiếp biến của lịch sử người Chăm đã mất tất cả, chỉ còn lại vài ngôi tháp để thờ tự và cúng kiếng cho trọn đạo hiếu với các bậc tiền nhân Chăm vậy mà những người ăn nhờ ở đậu trên các ngôi tháp Chăm lại là những kẻ vô văn hóa, ăn cháo đá bát khi hàng năm họ thu tiền vé hàng trăm triệu đồng trên những ngôi tháp Chăm vậy mà chỉ vài giờ đóng cửa tháp để người Chăm làm lễ họ lại không quan tâm, không màng đến những tiếng nói của Ban phong tục, cũng như vị Cả Sư trụ trì tháp Po Klaong Garai. Mong rằng những cơ quan đại diện cho Chăm, mang danh là Chăm dám nói và dám thể hiện những chính kiến để bảo tồn những di sản văn hóa Chăm đang bị cưỡng bức trong hôm nay và mai sau. Putra Jatrai Nguon: Gulpataom.com
0 Rating 467 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 27, 2013
NHỚ VỀ ANH VIỆT DZŨNGĐang chuẩn bị đón mừng Giáng sinh. Nghe tin Nhạc sĩ Việt Dzũng vừa mới mất đã làm cho mọi nguời hụt hẩn bàng hoàng xúc động trên khắp các trang mạng xã hội facebook tin tức về anh đã làm chấn động khắp mọi nơi trên toàn cầu. Những tin tức dồn dập được SBTN đưa lên đã gây cú sốc lớn cho cộng đồng nguoi viet hải ngoại, về Người Ca nhạc sĩ tài hoa vừa mới ra đi . Khắp mọi nơi đang thương tiếc về anh một sự ra di mất mát quá lớn cho cộng đồng nguời Việt hải ngoại . Một nguời con đất Việt đa tài đa năng trong mọi lĩnh vực vừa bỏ chúng ta ra đi.MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN Ngoài việc phục vụ đóng góp cho cộng đồng Việt Nam , Việt Dzũng còn gắng bó với cộng đồng nguời Chăm Hải ngoại . 12 năm về trước một lần CHẾ LINH tổ chức Chương trình Văn nghệ " ĐÔNG DƯƠNG NHẠC HỘI" năm 2001 Tại thành phố San Jose .  Hai anh em chúng tôi quen biết nhau từ ngày gặp gở ấy . Tôi có tặng cho anh Việt Dzũng cái áo truyền thống của nguời chăm để anh làm MC  trong chương trình " ĐÔNG DƯƠNG NHẠC HỘI "  khi được nhận cái áo tôi tặng anh Việt Dzũng nói rằng  . Khi Anh khoát cái áo nguời chăm lên em phải gọi anh là "CHẾ DZŨNG " nhé . Ôi thật là thân thương . Tôi vui mừng vì có nguời cùng đồng cảm với Dân Tộc tôi . Thế là tôi gọi anh CHẾ DZŨNG từ dạo ấy mỗi lần khi gặp anh . Mỗi dịp Xuân về gia đinh chúng tôi cũng thường đến tham dự hội xuân tại San Jose , gặp anh CHẾ DZŨNG chúng tôi cùng vui mừng chào thăm hỏi thân mật như tình thân trong đại gia đình Việt  Nam .Thật là hãnh diện khi được quen biết anh và có những kỷ niệm nhỏ trong đời. Anh Việt Dzũng ra đi đã để lại sự tiếc thương trong lòng mọi nguời .  Bao nhiêu năm miệt mài xãy dựng . Di sản của anh thật là phong phú cũng để lại cho thế hệ nối tiếp chúng ta hãy cùng nhau vung đắp theo con đường và ước mơ của anh.Thay mặt cho Hội truyền thống văn hoá Champa tại thủ phủ Sacramento . Cùng hội Văn hoá nghệ thuật thế giới tại CANADA Của Chể Linh.Xin gữi lời phân ưu chia buồn cùng tang quyến . Chúng tôi bày tỏ nỗi đau mất mát cùng lòng tiểc thương trước sự ra đi đột ngột của anh . Xin chia buồn cùng trung tâm Asia và Đài truyền Hình SBTN và cộng đồng người Việt hải ngoại . Chúng tôi muôn vàn thương tiếc den anh  . Xin thành tâm cầu nguyện cho linh hồn và cầu chúc hương hồn anh sớm về nơi yên nghĩ trong vòng tay yêu thương của thiên chúa .Thành kính phân ưuThạch ngọc xuân
0 Rating 812 views 0 likes 0 Comments
Read more
MỴ Ê – BIA-MIH AI: Nữ Trinh liệt- Vương phi champa     Xưa nay người ta thường nói đến phận hồng nhan bạc phận để chỉ người con gái đẹp. Mà phận hồng nhan thì lại nhiều truân chuyên. Trong văn chương cũng như trong lịch sử đều có nhiều những thân phận má hồng đầy thương xót. Ðối chiếu qua tài liệu lịch sử, Vương Phi Mỵ Ê có lẽ sinh ra trong khoản tiền bán thế kỷ XI. Qua sự truyền khẩu của các bậc thức giả tiền bối người Champa, nàng Mỵ Ê là con một học giả lừng danh Champa rất tinh thông Phạn ngữ (Sanskrit),ngôn ngữ Á-Âu từ tk VII trước công nguyên. Hóa công đã ban cho nàng một nét đẹp diễm kiều, một tài thi, họa, một tư chất hiền thục nhu mì. Nàng như viên ngọc quí sống trong cảnh khuê các đài trang của tuổi thanh xuân. Ngày: Thi, hoạ, ngắm hoa, tối thưởng nguyệt bên mành. Cuộc đời phẳng lặng như mặt nước hồ thu, trinh nguyên như hoa tuyết trong một gia đình lễ giáo cương thường. Rồi phải chăng sẽ là "má hồng truân chuyên"?. Tao ngộ giữa vua Jaya - Paramesvaravarman I và nàng Mỵ-Ê (Bia - Mih Ai): Mỹ Sơn là một khu Thánh địa và là trung tâm văn hóa của Champa trong thời kỳ vàng son của lịch sử; nằm ẩn mình trong một thung lũng hẹp, có những dãy núi thấp vây quanh. Phía đông là núi Sulaha, phía tây là núi Kusala, phía nam là núi Mahaparvata. Khi vào Trung Tâm Văn Hóa này phải qua một con suối lớn. Khung cảnh thiên nhiên xanh biếc xinh đẹp và có vẻ yên tịnh. Nơi đây các bậc vua chúa ngày xưa, các bậc tu sĩ lãnh đạo tinh thần, các bậc hiền sĩ, những tao nhân mặc khách thường đến thăm viếng, nhất là hằng năm vào những ngày lễ hội lớn của dân tộc Champa. Phong cảnh hữu tình của khu vực này cuõng là nơi tao ngộ hẹn hò của những cặp tình nhân có thứ bậc trong xã hội, không những trong Vương Quốc Champa mà còn ngay cả các nước lân bang viễn du thăm viếng v.v... Mùa xuân ở đây có hoa rừng nở đẹp, có gió Nam mang hơi ấm thổi về làm quang cảnh ngày xuân thêm phần huyên náo hơn những ngày thường. Ðến mùa thu có mây giăng bàng bạc, gió thu nhè nhẹ, khung cảnh trở nên tiêu sơ. Mùa đông có vẻ mơ hồ sương khói và lạnh; nhưng mùa hè rực chói với muôn tiếng chim ca. Mỵ Ê trong tuổi xuân thì, thơ hay họa đẹp, theo gót nghiêm đường viếng thăm khu vực nổi tiếng này. Nơi đây cũng là khởi điểm tao ngộ của Quốc Vương Jaya - Paramesvaravarman I (văn võ song toàn, phong độ và lịch duyệt), với bậc anh thư Mỵ Ê, đôi trai tài gái sắc của Vương Quốc Champa trong giai đoạn lịch sử. Nàng đã đi vào mắt xanh của Quốc Vương. Tuy nhà vua đầy quyền uy nhưng lịch sự và tao nhã đối với giai nhân; ngài thư thái rảo bước trong thánh địa và đôi mắt đã trở thành hai vì sao dõi bước anh thư Mỵ Ê trong suốt thời gian đầu gặp gỡ. Gót hồng Mỵ Ê cũng êm ái đếm nhịp mà lòng tựa hồ như những âm ba thì thầm êm dịu đi vào tim ai. Lịch sử tình yêu của hai trái tim đồng điệu đã khơi nguồn dệt mộng. Nàng Mỵ ê đã trở thành Vương Phi của nhà vua. Rồi gót hồng mềm mại bước nhẹ nhàng trên thảm hoa trong cung vàng điện ngọc. Một phụ nữ nhan sắc yêu kiều mảnh mai trong lớp xiêm y màu tím, với đôi bàn tay ngà sữa túi nâng khăn, phu xướng phụ tùy khiến cho vua Jaya rất mực yêu quí, đến với nàng trong tình yêu tha thiết mặn nồng của đời sống Phu Thê, hơn là cung cách của một Quốc Vương.Những tháng năm êm đềm sống trong sự sủng ái của Phu quân (nhà vua) nơi cung đình; khi cùng nhau du sơn ngoạn thủy, khi thăm viếng chăm sóc dân lành khắp nơi trên đất nước Champa, khi viễn du đến các lân bang v.v... Cùng nhau chia xẻ tình nhà, trang trải nghĩa vụ nước non. Nhưng rồi đất nước lại rơi vào hoàn cảnh chiến tranh vì triều đình Champa không tiếp tục triều cống hằng năm cho Trung Hoa và Ðại Việt do đất nước khó khăn, dân tình đói kém. Năm Giáp Thân:1044, sau khi chuẩn bị chiến tranh kỹ lưỡng, vua Lý Thái Tông lấy cớ Champa không triều cống, đã thân chinh đem binh đánh Champa. Quốc Vương Jaya - Paramesvaravarman I , dù binh lực yếu kém hơn nhưng để bảo vệ tổ quốc và cương triều nên đã dùng chiến thuật Tượng binh để chặn quân Ðại Việt ở phía nam sông Ngũ Bồ. Tuy nhiên khí thế quân Ðại Việt đông và mạnh nên quân Chiêm Thành không cầm cự nổi; trong khi đó nơi triều chính Champa có sự bội phản, tướng Quách Gia Dĩ đã giết vua rồi đầu hàng. Vua Champa chết, Vua Lý Thái Tông tiến quân vào thành Đồ bàn, bây giờ là Quốc Ðô của Champa bắt Vương Phi Mỵ Ê và các cung phi, nhạc nữ đưa xuống thuyền về nước Ðại Việt. Ngỗng ngang tâm sự của Vương phi MỴ Ê trên chiến thuyền đại việt:Ái quốc phá gia vong, thành trì sụp đổ, quân binh tử vong tan tác, dân tình hỗn loạn. Ðiện ngọc cung vàng nay còn đâu?! Ái sinh ly tử biệt! Phu quân, thiếp nguyện giữ tấm thân ngọc ngà tinh khiết. Chàng đã trở thành bất tử của lòng ta cho dù cách trở cõi trần và Tiên giới. Tình nghĩa phu thê: phu xướng phụ tùy đẹp như hoa xuân nở, trong vắt như thủy tinh nay chỉ là trống vắng đơn côi, hãi hùng, một thân ôm lấy cánh hoa xuân tàn vào lòng nguyện ước ba sinh. Sóng nước Châu Giang càng lúc thêm rạt rào, mang âm hưởng những lời thì thầm yêu đương từ những không gian xưa cõi vọng về, làm đôi mắt Vương Phi thêm đẫm lệ, soi sáng thiên đàng dưới đáy giòng Châu Giang sâu thẩm và hình ảnh Phu quân đang dang tay đón tiếp trùng phùng. Thiếp sẽ giăng đôi cánh tay mềm bơi dưới đáy dòng Châu Giang lên Thượng giới gặp Phu quân cùng nhau tiếp nối tình yêu vĩnh cửu, trong cảnh đời "vô-vi thanh tỉnh", đầy trăng sao, hoa trái đào tiên quanh năm và tắm sông Ngân Hà cùng Ngưu Lang Chức Nữ. Sau lưng ta dân tình lầm than, bầy tôi âm thầm nhỏ lệ trước cảnh thành quách điêu tàn, vua quan tử biệt; nhưng phận liễu mai không biến đổi được cảnh ngộ đau thương của giống nòi, thân phận đang bị quản thúc bởi quân Nam, đành nhắm mắt xuôi tay tìm gặp lại Phu quân bên kia cõi trần tục này. Hoàng hôn đã tắt dần, nhưng điệu nhạc hoàng hôn lại tăng lên, bởi giòng Châu Giang vẫn vô tình trôi chảy, tạo những âm thanh lách tách vào mạn thuyền xuôi buồm mát mái, nỗi lo âu rên than của những cung tần nhạc nữ, hòa lẫn tiếng hò reo chiến thắng quân Nam, tạo thành một môi trường âm thanh nhiễu loạn, càng làm tan nát cõi lòng thiếu phụ Vương Phi đang trầm mặc trong đớn đau da diết. Thượng đế hỡi, cho con bình rượu Thiêng để uống cạn đêm nay trước khi trầm mình xuống đáy Châu Giang, tìm đến Phu quân con, vì trên cõi đời Tiên giới tiếng Phu quân của con đang vọng lại, nặng trĩu giai điệu yêu thương nhớ nhung xa vắng. Thi nhân hỡi, người hãy đến bên cạnh ta để nghe rõ tim ta thổn thức và mang cung điệu yêu thương ngút ngàn của ta dệt thành những vần thơ trác tuyệt để gởi đến Phu quân ta, trước khi lệnh ban hồi từ cõi lòng ta thúc giục từ biệt cõi trần. Ôi! giang sơn cẩm tú! Ôi! điện ngọc cung vàng! Ôi! lương dân bá tánh của Vương Quốc Champa! Ta xin chào vĩnh biệt. Ôi! Thượng giới vô biên hư ảo, sắc sắc, không không. Jaya Phu quân, hãy đợi ta cùng phiêu du cuộc đời nơi quê hương ngàn thu vĩnh cửu đó. Những chiến thuyền quân Nam vẫn tiếp tục lướt dòng Châu Giang, khi đến địa phận Phủ Lý, Vua Thái Tông thấy Vương Phi Mỵ Ê có nhan sắc nên sai quan Trung Sứ mời nàng sang chầu Ngự Thuyền của vua.Vương Phi Mỵ Ê không giấu nỗi phẫn uất vì quốc phá gia vong, nguyện tuẫn tiết theo đấng Phu quân để khỏi ô uế tấm thân ngà ngọc. Trong lúc mọi người trong thuyền sơ ý, nàng lấy chăn quấn chặt vào người rồi phó thác tấm thân ngọc ngà xuống giòng nước sâu cuốn trôi đi mất trong sự kinh hoàng của mọi người và sự khóc than thương tiếc của những cung tần nhạc nữ còn lại. Ðược sự bẩm tâu của quan Trung Sứ, Vua Thái Tông kinh dị và đầy ân hận hối tiếc, lập tức ra lệnh quân sĩ tìm cứu nàng Mỵ Ê nhưng không kịp nữa! Nơi ấy về sau này trong những đêm thanh êm vắng, thường có nghe tiếng khóc than của một phụ nữ. Các cư dân trong làng bèn lập miếu thờ tự và từ đó những đêm về vắng lặng không còn nghe tiếng ai oán thê lương đó nữa. Một thời gian khá lâu khi tuổi đời ngày càng chồng chất, vua Thái Tông lại có dịp ngự thuyền trên sông Châu Giang, khi đến địa phận Phủ Lý nhà vua thấy trên bờ sông có một cái miếu thờ xinh đẹp, ngài bèn hỏi thì quân binh tả hữu tâu lại sự tình đó là miếu do dân cư quanh vùng lập nên để thờ tự Vương Phi Mỵ Ê Chanpa đã tự vẫn dưới giòng sông trước đây, khi ngài mời nàng sang chầu Ngự thuyền và miếu này rất linh hiển. Vua Thái Tông ngồi lặng thinh tư lự và cảm kích, rồi ngài thốt lên rằng: Vương Phi Mỵ Ê quả là một giai nhân trung trinh tiết liệt. Vua truyền đem lễ vật cúng tạ linh thiêng và phong cho nàng Vương Phi Mỵ Ê là Hiệp-Chính Nương. Ðến ngày nay miếu ấy vẫn còn được dân làng thờ phượng. Ðến niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong cho Vương Phi Mỵ Ê là: Hiệp-Chính Hựu-Thiên Phu nhân. Ðến năm thứ tư thêm hai chữ "Trinh-Liệt, tức là Hiệp-Chánh Hựu-Thiên Trinh-Liệt Phu Nhân. Thương cảm cái chết bi thảm nhưng đầy trung trinh tiết liệt của một bậc Vương Phi giai nhân, giữa cảnh quốc phá gia vong, nhà tan cửa nát, phu thê cách biệt ngàn trùng, Thi sĩ Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu đã viết bài Từ Khúc sau đây để nói lên tâm sự của nàng Mỵ Ê: Châu Giang một dải sông dài, Thuyền ai than thở một người cung phi! Ðồ Bàn thành phá hủy, Ngọa Phật Tháp thiên di, Thành tan Tháp đổ Chàng tử biệt Thiếp sinh ly Sinh ký đau lòng kẻ tử qui! Sóng bạc ngàn trung, Âm dương cách trở, Chiên hồng một tấm Phu thê xướng tùy. Ôi mây! Ôi nước ! Ôi trời! Ðũa ngọc, mâm vàng, giọt lệ rơi. Nước sông trong đục, Lệ thiếp đầy vơi. Bể bể dâu dâu khóc nỗi đời! Trời ơi! nước hỡi! mây hời! Nước chảy mây bay, trời ở lại, Ðể thiếp theo chàng mấy dặm khơi! Thi Sĩ Tản Ðà tiên sinh, ông đã đưa hồn người trong khoảnh khắc đi vào cõi mộng; trên đường mây trắng xóa điệp trùng,chúng ta đã thoáng thấy trong mơ hồ Vương Phi Mỵ Ê và Phu quân đang sống với nhau trong tình nghĩa Phu Thê mặn nồng nơi cung vàng điện ngọc bên kia bờ vĩnh cữu. Trong văn chương Việt Nam Ðặng Trần Côn đã thương cảm: Thiên địa phong trần Hồng nhan đa truân. Bà Ðoàn Thị Ðiểm đã dịch: "Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên". Nguyễn Du lại càng xót xa hơn: Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.                                                                saigon city 06/06/2006                                                                             Thanh Trà st
0 Rating 347 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 28, 2013
Hai cha con người Chăm mang trên mình những cục bướu nặng, cần sự giúp đỡ 31.10.2013Gilaipraung Fund, Thông tin bệnh nhânPutra Jatrai Lưu ý: vì xét thấy con trai ruột của bác Tài Kha Mú là anh Tài Văn Long cũng đang mang trong người căn bệnh tương tự như cha của anh, rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng. Nên quỹ GPF quyết định gộp 2 bệnh nhân này vào chung 1 mã bệnh án là [GPF1303]. — Thông tinh anh: Tài Văn Long Sáng nay ngày 27/11 thành viên quỹ Gilaipraung Fund vào bệnh viện Ung Bướu thăm gia đình bác Tài Kha Mú. Thật xúc động khi chúng tôi chứng kiến tận mắt tình trạng rất thương tâm của gia đình. Người con trai đầu lòng của bác Tài Kha Mú là anh Tài Văn Long sinh năm 1984 đang mang sau lưng một cục bướu rất to. Khiến ai nấy đi ngang khi nhìn thấy cảnh này cũng phải nghẹn lòng xót xa. Khuôn mặt anh tái vàng và phần lưng cục bướu nở rất to.     Anh Tài Văn Long và cục bướu lớn sắp vỡ Gia đình tâm sự rằng, anh đang làm việc tại vườn hoa ở Đà Lạt nhưng khi đang làm thì cục bướu sau lưng phình to lên như muốn nổ tung ra. Những người quen gần đó đã đưa anh đi nhập viện tại bệnh viện Đà Lạt, và phía bệnh viện yêu cầu gia đình phải nộp lệ phí để mổ gấp. Vì không yên tâm và để thuận tiện cho việc điều trị và chăm sóc nên gia đình quyết định chuyển anh vô bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM điều trị cùng với người cha ruột của anh. Sáng nay ngày 27/11 anh Long đã có mặt tại bệnh viện Ung Bướu. Tại đây anh được các bác sĩ ưu tiên làm xét nghiệm và tiến hành truyền nước; bệnh viện sẽ thông báo lịch mổ trong vài ngày tới. Kết quả siêu âm của anh Long Hiện tại gia đình đang rất khó khăn vì phải một lúc điều trị cho cả hai cha con, lại thêm việc anh Long không có nằm chung sổ hộ khẩu (hộ nghèo) với gia đình và không mua bảo hiểm nên càng đáng để lo lắng hơn. Quý mạnh thường quân gần xa nếu có điều kiện hãy cùng chia sẻ giúp đỡ gia đình Bác Kha Mú qua khỏi cơn hiểm nghèo này. Rất mong được sự giúp đỡ của cộng đồng.   Thông tinh bác: Tài Kha Mú Căn bệnh quái ác đã theo ông từ rất lâu, nhưng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gia đình thuộc hộ nghèo, bác chẳng có tiền đâu để đi khám nên đành chấp nhận mang trên mình một cái bướu nặng 5kg, đó là bác Tài Kha Mú người Chăm palei Pamblap Biruw ở thôn Phước Nhơn 2, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải. Cuộc sống của bác hàng ngày chỉ là làm thuê, chăn trâu bò thuê để kiếm sống qua ngày, đơn giản chỉ là kiếm cơm qua ngày chứ chưa bao giờ bác nghĩ rằng sẽ đi khám bệnh, chữa bệnh trên thân thể mình vì rằng bác chẳng bao giờ kiếm nổi số tiền ấy để mà lo cho bản thân. Sinh thời thân thể bác đã có những cục mụn nhỏ khắp người, thời gian sau bác lại phát hiện cục bướu nhỏ dưới ngực trái nhưng vì nghĩ chỉ là như những bướu bình thường khác nên bác chẳng để tâm, càng ngày cục bướu càng to dần, lớn dần và kéo thòng xuống tới đầu gối. Theo lời kể của bác trên báo Ninh Thuận: “Cục bướu ngày càng to, tôi có cảm giác hằng ngày đang bế đứa trẻ trong bụng vậy, nhiều lúc rất đau đến nỗi phải khóc”. Bác Tài Kha Mú rất cần sự giúp đỡ của quý Mạnh Thường Quân Di chứng lạ của cục bướu to làm bác rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, càng khó hơn với công việc lao động tay chân làm thuê làm mướn như bác, sự khắc khổ của cuộc sống kèm với căn bệnh ác nghiệt chỉ mới 56 tuổi mà bác đã trông già hơn hẳn. Bác còn cho biết ““ Một hôm tôi đi đốn củi, không may bị rách trên cục bướu, máu và mũ chảy ra rất đau. Ông đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khám, cũng không thể xác định được cục bướu, bác sĩ khuyên gia đình nên đưa ông vào Bệnh viện Ung bướu, TP. Hồ Chí Minh để khám và điều trị”. Nhưng lấy đâu ra số tiền to lớn để bác có thể vào Sài Gòn khám bệnh. Đành rằng cuộc đời khắc nghiệt là thế “nghèo lại phải mang thêm cái eo”. Hiện nay tình hình của bác rất khó khăn, gia đình thuộc hộ nghèo, bà con đồng tộc trong xóm có người ủng hộ gom góp tiền xe để bác được đi khám bệnh ở bệnh viện Ung bướu Tp. HCM nhưng với khoản chi phí khám bệnh to lớn ấy bác chẳng biết lấy đâu ra nên rất cần sự giúp đỡ của quý Mạnh Thường Quân, bà con đồng tộc gần xa và các doanh nghiệp có điều kiện để bác có thể gỡ bỏ những gánh nặng cả trên thân thể lẫn tinh thần. Hai cha con bác Tài Kha Mú đang rất cần những sự giúp đỡ Rất mong sự đóng góp ủng hộ của quý Mạnh Thường Quân, Qũy GPF xin chân thành đón nhận và chuyển đến bác Tài Kha Mú để bác có thể được khám bệnh trong thời gian sớm nhất. Qũy GPF Xem thêm Video “Người đàn ông Chăm mang trên mình cục bướu 5kg, cần sự giúp đỡ” Mang trên người cục bướu 5kg, ông Tài Kha Mú cần sự giúp đở Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Chị Đàng Nhất Anh Thư (thành viên Quỹ Gilaipraung – Đồng hành cùng bệnh nhân Chăm).  SĐT: 0938.067.615 - Thẻ ATM Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietin Bank). Số tài khoản: 711A 0797 4923 - Thẻ ATM Ngân hàng Đông Á. Số tài khoản: 0106 271 325 - Thẻ BIDV-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Số tài khoản: 3131 0000 625 227 Chị Hán Thị Hàn Ni (thành viên Quỹ Gilaipraung – Đồng hành cùng bệnh nhân Chăm). SĐT: 0974.942.203 Chị Thành Ly My (Cộng tác viên Quỹ Gilaipraung – Đồng hành cùng bệnh nhân Chăm ). SĐT: 01225437709 Các bạn ở Phước Nhơn có thể liên hệ đóng góp vớichị Liên Than. Số điện thoại : 0985558271 Nguon: http://gilaipraung.com
0 Rating 362 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On November 27, 2013
Năm 1832 đánh dấu sự diệt vong toàn diện của vương quốc Champa, nhưng cộng đồng Champa vẫn còn đó: một cộng đồng không vua chúa, không người lãnh đạo.Chính vì thế, tiến trình của xã hội Champa sau ngày mất nước đã đi vào một khúc quanh mới, một khúc quanh mà tôi cùng mọi người, một người champa,tiền thân Malayo Polynésien mong muốn rằng: hãy bỏ qua đi những xung đột quá khứ,mà hãy học hỏi những gì tốt đẹp trong quá khứ để cùng nhau hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.Gần hơn 200 năm qua ,nền văn hóa Champa đã bị tàn phá nặng nề bỡi thời gian, không gian và do chính cả con người.Dân tộc Champa có chiều dài lịch sử gần 500000 năm, từ nền văn minh đồ đá Bàu trá,trãi qua nền văn minh kim khí Sa Huỳnh và 20 thế kỉ cận đại.Là một quốc gia có nền văn minh ra đời sớm và bật nhất Đông Nam Á,nhưng giờ đã tàn lụi dần theo thời gian.Cả chữ viết và ngôn ngữ cũng dần bị chôn vùi.Nền kiến trúc và điêu khắc xưa chỉ còn lại là những di tích đền tháp tan dần theo thời gian.Các nghành nghề nổi tiếng cả thế giới của dân tộc Champa giờ cũng chỉ còn mai một.Và tôi đau buồn nhất chính là thế hệ trẻ dân tộc champa quay lưng lại với các di sản cha ông của dân tộc mình để lại.Trên cõi đời này ai cũng có đôi lần vấp ngã,những ai vấp ngã thì phải xác định ta vấp ngã vì đường đời hay vấp ngã vì chính vũng lấy ta tạo nên.Ta sinh ra trên cõi đời này điều có anh em, cha mẹ, ông bà, họ hàng,dòng tộc, thủy tổ. Vậy dòng máu ta chảy từ đời này là sự chắc lọc từ bao đời đi trước để ta thừa hưởng cho ngày hôm nay.Dân tộc, thủy tổ, họ hàng, ông bà,cha mẹ đi trước đã hy sinh chống lại vô vàn thiên tai,dịch bệnh , chiến tranh chính vì sự trường tồn hôm nay của chúng ta.Là thế hệ hôm nay, chúng ta phải phát huy tố chất cha ông để lại, gìn giữ,sáng tạo thêm nữa,học hỏi nền khoa học hiện đại để sánh vai cùng các dân tộc anh em tiến bộ, giữ vai trò tiên phong cho dân tộc.Tương lai của cộng đồng champa hôm nay và mai sau chính là nổ lực không mệt mỏi  của đội ngũ tiên phong trí thức,sinh viên,học sinh của ngày hôm nay. Ngay trong những giây phút tối đen tận cùng nhất của dân tộc, chúng ta biết rằng rồi nó sẽ qua. Nhưng bình minh sẽ không tự nó mà đến. Một ngày mai sáng lạn cần phải có nhân tố, cần phải có sự hy sinh của chính chúng ta ngày hôm nay. Nếu không thì rồi cũng sẽ có sự đổi thay, nhưng đó sẽ lại là sự thay đổi trong sự diệt chủng một dân tộc, trong việc xóa tên trên bản đồ một đất nước,Cái bài học ngày nào vẫn còn đó. Champa không thời nào là thiếu những người dù biết là khó khăn, nhiều khi là bất khả thi, nhưng vẫn dấn thân đóng góp cho đại cuộc. Phần nhiều lịch sử sẽ không biết họ là ai, và họ cũng không cần lịch sử ghi danh. Nhưng chắc chắn những đóng góp đó dù ít dù nhiều sẽ là những cái nhân cho các diễn tiến trong mai sau.Có thay đổi nào mà đã không có những cái nhân nằm sẵn trong sự việc trước đó, tạo thành nhịp cầu giữa cũ và mới? Có ai đoạn tuyệt hoàn toàn được với quá khứ? Những đóng góp, hy sinh của người dân tộc Champa ngày hôm nay sẽ tiếp nối cái hào hùng, bất khuất của dòng giống. Thành hay bại, chưa ai biết trước được, nhưng ta biết chắc chắn một điều là nếu nền văn hoá Champa mất đi thì ta chỉ có thể tự trách mình, và con cháu chúng ta sẽ đời đời nguyền rủa cha ông chúng. Để đạt được một cộng đồng champa mạnh mẽ phát triển, cộng đồng nên luôn luôn đoàn kết,gạt qua những bất đồng chính kiến,tôn giáo, hướng đến tương lai.Đội ngũ trí thức chăm hôm nay là đầu tàu cho tương lai cộng đồng champa trong hiện tại và tương lai.lãnh đạo cộng đồng champa không những cần con người phải có tài,có tâm, mà cần có cả tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển cho cả cộng đồng.Thế hệ trí thức,sinh viên,học sinh champa cần phải nổ lực nhiều hơn nữa phát huy những di sản cha ông để lại, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa,kỉ thuật hiện đại của toàn cầu phục vụ cho cộng đồng ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
0 Rating 372 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On October 14, 2013
Duoi day lathao tac can lam khi su dung Iphone hoac Smartphone de doc bai vo hay post nhung hinh anh trenwebsite nguoicham.com 1. Click vao www.nguoicham.com 2. Neu cac ban chuaco account tren website nguoicham.com, mong cac ban cung tham gia dang kyaccount voi nhung thao tac rat don gian de sau do co the tim ban, post bai hay dang nhung hinh anh hoac chia xe thong tin xa gan den ban be va nguoi than tren trang web nguoi Cham. Hoac cac ban cung co the lam nhung thao tac duoi day de doc nhung bai vo tren ma khong can phai login vao website nguoicham. Chuc cac ban thanh cong !
0 Rating 213 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On October 8, 2013
TIN NNG. ĐỂ CHӀO MỪNG MA BٓNG Đ QUỐC TẾ ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI PHAN RANG NINH THUẬN. V@O ĐM NGʀY 13 THNG 10 NĂM 2013 TẠI SBN VẬN ĐỘNG PHAN RANG NINH THUẬN KNH MỜI Q͚I KHN THMNH GIẢ ĐẾN XEM LỄ KHAI MẠC MA BٓNG Đ QUỐC TẾ ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI PHAN RANG NINH THUẬN V@ ĐẶC BIỆT C SỰ XUẤT HIỆN CỦA NAM DANH CA CHẾ LINH SẼ HӁT PHỤC VỤ B CON TẠI TỈNH NH. KNH MONG Q͚I B CON NHỚ ĐN XEM. THẠCH NGỌC XUN
0 Rating 195 views 3 likes 0 Comments
Read more
Về Ninh Thuận vui đón Ka tê 2013 (NTO) Đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận chuẩn bị vui đón Lễ hội Katê năm 2013 trang trọng và đầm ấm. Lễ hội Katê năm nay được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5-10. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhất trong năm của người Chăm Ninh Thuận. Lễ hội diễn ra tại tháp Pô Klong Garai, tháp Pôrômê, đền Pônưga và các làng Chăm để tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu cho mưa thuận nắng hoà, mùa màng tốt tươi. Theo thông tin từ các Công ty lữ hành trong tỉnh, mùa lễ hội Katê năm nay thu hút đông đảo khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 80% và 20% ở các tỉnh lân cận. Năm nay ngoài những tour tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Chăm, các Công ty lữ hành cũng đã đưa ra những sản phẩm du lịch mới như tour du lịch văn hóa kết hợp du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phước Bình, Vườn Quốc gia Núi Chúa là lựa chọn của du khách gắn với mùa lễ hội Katê 2013. Phụ nữ làng Chăm Hữu Đức (Phước Hữu, Ninh Phước) luyện tập văn nghệ chuẩn bị chào đón Ka-tê. Đến với lễ hội Katê năm nay, du khách sẽ được hòa vào đoàn người rước y trang nữ thần Pô Nư Gar - Thần mẹ xứ sở của người Chăm gắn liền với những huyền thoại truyền thuyết, là người dạy cho đồng bào Chăm cách trồng lúa, trồng bông dệt vải và là người truyền nghề dệt cho người Chăm được lưu truyền cho tới ngày nay. Lễ hội Katê diễn ra ở các đền tháp với phần tế lễ trang trọng đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc mà chỉ có người Chăm Ninh Thuận còn lưu giữ nguyên vẹn. Trong không khí tưng bừng trẩy hội cùng người Chăm Ninh Thuận du khách sẽ được trải nghiệm, thưởng thức các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc do Đoàn Ca múa nhạc và Đoàn Nghệ thuật Dân gian Chăm biểu diễn, tìm hiểu nét văn hóa đa dạng phong phú, tham gia các trò chơi dân gian, trải nghiệm cách làm gốm, dệt thổ cẩm, thưởng thức ẩm thực của người Chăm bản địa… Lễ hội Katê năm nay còn có sự tham gia của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm trưng bày, giới thiệu hiện vật của người Chăm. Hoạt động trưng bày hiện vật diễn ra tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10 sẽ là “điểm nhấn” thu hút đông đảo du khách về Ninh Thuận vui đón Ka tê 2013.
0 Rating 262 views 1 like 0 Comments
Read more