Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On January 20, 2016
  Từ ngôn ngữ lạ của người Sơn Tây, Thạch Thất... nhiều nhà khoa học cho rằng, họ chính là người Chăm, bị nhà Trần bắt ra Bắc làm tù binh... Kiến giải lạ Trong quá trình tìm hiểu những bí ẩn đằng sau ngôn ngữ của người Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì, Yên Sở... chúng tôi được các nhà khoa học kiến giải về nguồn gốc ngôn ngữ lạ lùng ở những nơi này. Trong số rất nhiều các suy luận và dẫn chứng, có một vấn đề được nhiều người thừa nhận, đó là vào thế kỷ XIV đã có một bộ phận người Chăm được nhà Trần áp giải từ phía Nam ra Bắc làm tù binh. Tuy nhiên, cốt lõi của các tranh luận là hiện bộ phận người Chăm này đang cư trú ở đâu? Họ chịu ảnh hưởng như thế nào trong mối giao lưu với người Việt để cho ra chất giọng lạ lùng như hiện nay. Ở góc độ nhân chủng học, PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho rằng: Khoảng thế kỷ thứ XIV, cuộc chiến tranh Việt - Chăm đã dẫn đến kết quả là chiến thắng thuộc về người Việt. Nhà Trần đã áp giải tù binh từ Nam ra Bắc, lập một số trại tù ở vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và cả Hà Nội. Sau này, những nhóm tù binh Chăm này được tự do, họ đã kết hôn với người Việt, học tiếng Việt... việc giao lưu ngôn ngữ này đã làm nảy sinh ra chất giọng lơ lớ như ở vùng Yên Sở, Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì... Để chứng minh cho nhận định này, các nhà sử học đã nghiên cứu ở các vùng kể trên và đưa ra những đặc điểm nhân chủng học rất thú vị. Đó là người Yên Sở, quận Hoàng Mai ngày nay và dân một số vùng Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất... có đặc điểm khác người Việt như nước da ngăm đen, tóc xoăn, khuôn mặt vuông, tiếng nói lơ lớ... những đặc điểm này trùng khớp với người dân tộc Chăm ở phía Nam. Đặc điểm nhận biết về ngữ âm giữa những vùng kể trên cũng có sự tương đồng với tiếng Chăm, chẳng hạn như cách phát âm như "ngươi, nha, vang, hang..." trong khi cách phát âm phổ thông phải là "người, nhà, vàng, hàng...". Đặc điểm biến đổi về thanh điệu này chính là kết quả của quá trình tiếp xúc văn hóa, là dấu vết còn sót lại của người Chăm. Quan điểm này của các nhà sử học còn được bổ sung thêm bởi những phát hiện khảo cổ học rất trực quan, sinh động. Đó là những di chỉ khảo cổ đậm chất Chăm xen lẫn với những đặc điểm rất Việt. Chẳng hạn, người ta nhìn thấy giếng vuông là nghĩ ngay đến văn hóa Chăm, nhưng giếng vuông lại nằm xen kẽ cùng với giếng hình tròn mang đậm chất Việt... Phát hiện này cùng những nét tương đồng về thanh điệu trong ngôn ngữ người Sơn Tây, Ba Vì... với người Chăm ở phía Nam đã khiến giới nghiên cứu tiếp cận từ hướng nhân chủng học, khảo cổ học tin rằng, một bộ phận cư dân nói tiếng lơ lớ ở những vùng kể trên có nguồn gốc Chăm. Chưa đủ căn cứ Ở chiều ngược lại, một số nhà ngôn ngữ học lại cho rằng, còn nghi vấn cần phải làm rõ về nguồn gốc của người dân vùng Yên Sở, Thạch Thất, Ba Vì... PGS.TS Phạm Văn Hảo, Viện Ngôn ngữ học một mặt bày tỏ sự đồng tình với các nhà sử học và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở một số khía cạnh. "Đúng là có một bộ phận người Chăm được nhà Trần áp giải ra phía Bắc làm tù binh, phục dịch. Trước đây, trong cuốn sách "Le Thanh Hoa" của nhà nghiên cứu người Pháp Roberquain (Rô - Bơ - Canh) cũng đã chỉ ra những căn cứ vô cùng thú vị đó là: "Ở khu vực kinh đô Việt Nam, hễ nơi nào mà địa danh có chữ "Sở" thì đó là nơi giam giữ tù binh Chăm". Nếu đối chiếu với Hà Nội thì thấy có sự trùng khớp kỳ lạ, chẳng hạn như Yên Sở, Ngã Tư Sở, Quán La Sở (địa danh gần Phủ Tây Hồ ngày nay)... Đây là những địa danh nằm ngoài kinh thành xưa, nhưng cách kinh thành không xa lắm, điều này có thể khiến cho việc quản lý tù binh của nhà Trần dễ dàng hơn, nếu có biến động thì việc huy động quân đội từ trong thành ra ngoài trấn áp gần hơn...". Một nghi vấn khác, theo PGS.TS Phạm Văn Hảo đó là việc, nếu địa bàn của tù binh Chăm ở xung quanh kinh thành, vậy tại sao giọng Sơn Tây, Ba Vì có dấu ấn Chăm? Nghe có vẻ vô lý, chẳng liên quan gì đến nhau nhưng lại có thể giải thích một cách dễ hiểu, đó là sau khi được tự do, những tù binh Chăm di cư ra xa kinh thành, có thể họ đến Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất hoặc những nơi khác nữa để tạo lập cuộc sống yên ổn, hòa nhập với dân bản địa, quá trình giao thoa đó tạo ra chất giọng lạ lùng của người Sơn Tây, Ba Vì... như ngày nay.   "Hiện chúng tôi vẫn tiếp tục triển khai nhiều công trình nghiên cứu về ngữ âm học. Trong đó, khu vực Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất... được chú trọng đặc biệt với các công trình nghiên cứu sâu về ngữ âm, nhằm tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ giống và khác nhau của vùng này so với những nơi khác, đồng thời truy nguyên nguồn gốc của cư dân có giọng nói khác thường".   PGS.TS Phạm Văn Hảo Mặt khác, theo PGS.TS Phạm Văn Hảo, nếu đem vùng Sơn Tây, Ba Vì... so sánh với vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên dưới các góc tiếp cận lịch sử, ngôn ngữ và đối chiếu, so sánh thì sẽ thấy sự phi lý, đó là giọng nói vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên cũng có những đặc điểm giống với giọng nói người Sơn Tây, Ba Vì... Ở dải đất miền Trung này cũng có trại giam tù binh Chăm. Vấn đề là, với số lượng tù binh ít ỏi so với người Việt như vậy thì làm sao có thể tạo ra ảnh hưởng về ngôn ngữ trên một không gian rất rộng lớn, dài hàng trăm cây số suốt từ Nghệ Tĩnh cho đến Bình Trị Thiên? Trong khi đó, phương ngữ của cư dân vùng này lại có đặc điểm gần gần gũi với người Mường... Chính vì sự chồng chéo, khó bóc tách này của ngôn ngữ, lịch sử nên rất khó để khẳng định người Sơn Tây, Ba Vì, Yên Sở có nguồn gốc là Chăm hay không", PGS.TS Phạm Văn Hảo bày tỏ. Theo reds.vn (theo  KIẾN THỨC )  
0 Rating 223 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 21, 2015
  Đại nhạc hội Champa 2015 Có thể nói năm 2015 là năm thành công nhất của Thanh Niên Champa hải ngoại kể từ khi rời bỏ quê hương đến định cư tại Hoa Kỳ sau năm 1975.  Cách đây không lâu, vào ngày 24/5/2015, một Nhóm Thanh Nữ Chăm đứng ra tổ chức Đại Hội Thanh Niên Champa thật hoành tráng tại trường Đại Học UC Davis California,  với chủ đề Hồi Sinh Champa - Tiếp nhận những di sản quí báu của tổ tiên từ quá khứ đến tương lai (Pahadiip Champa - Taduel krân krung krâc muk-kei mâng kal tel harei hadei). Thành quả nổi bật của Đại Hội là thu hút đông đảo người Chăm đến tham dự, trong đó có người từ Pháp quốc, Campuchia, Việt Nam và khắp các tiểu bang Hoa kỳ.  Điều cảm động nhất là đồng hương Chăm ba vùng: Campuchia, Châu đốc và Pandurangga lần đầu tiên trong lịch sử được ngồi chung trong một hội trường, có cơ hội làm quen với nhau và xác nhận chúng ta cùng nòi giống, cùng nguồn gốc văn hóa, lịch sử, nhưng bị ngăn cách địa lý trên 183 năm bởi hoàn cảnh điêu tàn của Vương quốc Champa (1832-2015). Đại Hội còn mang đến cho giới trẻ Chăm một ấn tượng sâu sắc về lịch sử và nền văn minh Champa rực rỡ, tỏa sáng một thời ở vùng Đông Nam Châu Á.  Sau đây là một số hình ảnh sinh hoạt trong ngày Đại Hội Thanh Niên Champa tại Trường Đại Học UC Davis, California để qúi độc giả cùng chia sẻ.   Kế đến, vào đầu tháng 10 năm 2015, chúng tôi lại nhận được thư mời tham dự Đại Nhạc Hội Champa sẽ tổ chức tại thành phố San Jose, California vào ngày 28 tháng 11 năm 2015 của Ban Thanh Niên Thiện Chí Chăm làm cho chúng tôi thật phấn khởi, không biết đây là sự thật hay chỉ là quãng cáo thương mại.  Không riêng gì Nhóm Cựu Học Sinh Poklaong (Hoa Kỳ) chúng tôi hồi hộp đón chờ đêm Đại Nhạc Hội Champa, nơi nào có đồng hương Chăm sinh sống chúng tôi đều nghe họ bàn đến Đại Nhạc Hội Champa.   Đồng hương Chăm tại Hoa Kỳ mong mỏi Đại Nhạc Hội Champa như nông dân Chăm ở quê nhà trông ngóng những cơn mưa đầu mùa để tưới mát cho những cánh đồng lúa khô hạn; họ mong đến dự Đại Nhạc Hội để được thưởng lãm những lời ca tiếng hát bằng lời Chăm thân thương ngọt ngào như lời mẹ ru khi lọt lòng, họ đến với Đại Nhạc Hội để được gặp lại anh em bạn bè sau bao nhiêu năm xa cách.  Dưới đây là một số hình ảnh và cảm xúc ghi lại trong Đêm Đại Nhạc Hội Champa và Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Trường Trung Học Poklaong để quí độc giả, quí đồng hương xa gần không có cơ hội tham dự Đại Nhạc Hội Champa cùng chia sẻ, đặc biệt kính tặng bài viết này cho anh chị em thân hữu cựu học sinh Poklaong ở quê nhà.      Toàn Ban Văn Nghệ đang hợp ca bài Bangsa Champa, sáng tác:  Qasim Từ.              Hằng năm cứ độ tuần lễ thứ tư của tháng 11 Dương Lịch, nhân dân Hoa Kỳ lại rộn ràng lên để chuẩn bị đón mừng ngày Lễ Tạ Ơn.  Đồng hương Chăm tại Hoa Kỳ cùng hòa nhịp chia sẻ niềm vui chung với dân bản xứ, tổ chức tiệc Thanksgiving tại gia đình như mọi năm.  Đặc biệt trong dịp Lễ Tạ Ơn năm nay, Ban Thanh Niên Thiện Chí Chăm tự nguyện tổ chức Đại Nhạc Hội Champa (Adaoh Tamia Riya Champa) với chủ đề Đêm Tạ Ơn (Malam ndua phuel) vô cùng ngoạn mục tại thành phố San Jose, California Hoa kỳ.  Đồng hương Chăm đến xem khá đông từ khắp các thành phố, các tiểu bang Hoa Kỳ như:  New York, Washington, Alaska, Seattle, Oregan, Los Angeles, Sacramento, San Francisco, Modesto, v.v…  .  Họ đến Đại Nhạc Hội với tấm lòng tạ ơn đất nước Hoa Kỳ, nơi đã và đang cưu mang họ trên bước đường tìm tự do; tạ ơn Ông Bà và Tổ Tiên, nơi mà họ đã cất tiếng khóc chào đời; tạ ơn các Ca Nhạc Sĩ Chăm đã cống hiến những lời ca tiếng hát cho Đời, cho dân tộc Champa được sinh sôi, phát triển và tồn tại đến ngày nay.  Trong không khí thật vui tươi đầm ấm của Đêm Đại Nhạc Hội Tạ Ơn, khán giả được Ban Tổ Chức trình chiếu slideshow hình ảnh các Ca Nhạc Sĩ Chăm quen thuộc có những nhạc phẩm để đời như Ông Đàng Năng Quạ với các bài hát “Bhum Adei”,  “Khik Bhum Pasai”; Ông Jaya Mưrang với bài hát “Harei Pataom Mbaok”;  Ông Châu Văn Kên với bài hát “Jalan Nao”; Ông Quảng Đại Tựu với bài hát “Kak Tian Ka Anâk Nao Bac”; Ông Amưnhân với bài hát “Sep Gineng Harei Katé”. “Gặp Em Đêm Hội Ramưwan”; ngoài ra MC còn giới thiệu nhiều đến các Ca Nhạc Sĩ nổi tiếng khác như  Chế Linh và Từ Công Phụng, v.v.v…Khi nhìn lại những hình ảnh các Ca Nhạc Sĩ thân quen làm cho chúng tôi chạnh nhớ đến thời gian còn ngồi ghế học đường dưới mái Trường Trung Học Poklaong, nơi đã để lại trong tâm khảm chúng tôi biết bao nhiêu kỷ niệm thời còn là học sinh; nhớ những ngày tháng tập dợt văn nghệ cho lớp, cho trường để thi đua với các lớp bạn, hay với các trường khác trong tỉnh dưới sự hướng dẫn của Thầy Giáo kiêm Ca Nhạc Sĩ Đàng Năng Quạ.  Giờ đây Thầy đã thành người thiên cổ.    Mặc dầu tất bật với đời sống hàng ngày của xã hội Mỹ, một số anh chị em thanh niên nam nữ đã vượt qua mọi khó khăn để hội thảo, tập dợt văn nghệ hàng đêm trong thời gian chưa đầy hai tháng để cống hiến một chương trình ca múa nhạc Champa thật hấp dẫn đầy màu sắc dân tộc.  Khán giả như bị cuốn hút vào dòng chảy văn nghệ từ đầu đến cuối mà không muốn ra về.  Từ MC duyên dáng Ngọc Minh với chất giọng thánh thót trong sáng, đến MC Bá Trung Thiệu, Lưu Quang Sáng điển trai với chất giọng trầm ấm ngọt ngào, giới thiệu chương trình cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt rất lưu loát và chuyên nghiệp chẳng kém gì MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Nguyễn Ngọc Ngạn của Trung Tâm Paris By Night.  Các diễn viên nam nữ mặc áo truyền thống Chăm thật xinh đẹp và đầy ấn tượng.  Ban Đạo Diễn đã chọn những bài hát Chăm thật đặc sắc và phong phú.  Ca sĩ nào hát cũng hay;  theo cảm xúc riêng của chúng tôi ba bài hát hay và gây xúc động nhiều nhất là bài hát “Bangsa Champa”, một sáng tác của Ca Nhạc Sĩ trẻ Qasim Từ, do toàn ban hợp ca;  bài hát “Sep Hari Bhum Cam” của Ca Nhạc Sĩ Đàng Năng Quạ, được trình bày bởi Ca Sĩ Chế Mỹ Lan và bài hát  “Harei Pataom Mbaok” của Nhạc Sĩ Jaya Mưrang do Ca Sĩ Phú Bình Khả trình bày.  Về các bài múa, chúng tôi nhận thấy múa “Ndua Buk”  (Đội Buk) thật dễ thương và duyên dáng, riêng màng múa nam nữ giao duyên cuối cùng cũng rất sống động và vui nhộn, tiếc rằng trang phục nam chưa được xinh đẹp cho lắm.                    Chương trình Đại Nhạc Hội kéo dài khoảng 3 tiếng rưởi đồng hồ, bắt đầu vào khoảng 6:00 tối đến 9:30 tối thì kết thúc, mọi người ra về nhưng lòng còn vấn vương không biết bao giờ lại được xem Đại Nhạc Hội Champa lần 2.  Qua đêm Đại Nhạc Hội Champa đầu tiên, đồng hương Chăm phải thừa nhận là chương trình rất thành công và cảm ơn Ban Tổ Chức đã tạo cơ hội cho người Chăm đến với nhau bằng tình tự dân tộc, quên đi mọi dị biệt bất đồng, thông cảm, thuận hòa và coi nhau như anh em một nhà, cùng hướng về mục tiêu chung là xây dựng một Cộng Đồng Champa lành mạnh và phát triển.   Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Champa tại San Jose, California. Từ trái sang phải:  Sarip Chau, Xuan Thach, Linh Dang, Qasim Tu, Chinh Kieu, Sang Luu.   Chương trình ca múa nhạc Đêm Tạ Ơn vừa chấm dứt, Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Champa kính mời toàn thể đồng hương Chăm cùng các anh chị cựu  Học Sinh Poklaong (Hoa Kỳ) đến tiền đình của hội trường để làm Lễ Kỷ Niệm 50 Thành Lập Trường Trung Học Poklaong.  Đây cũng là lần đầu tiên Thầy Trò cựu học sinh Trường Trung Học Poklaong có cuộc hội ngộ ngắn ngủi với sự tham dự của hai thầy cũ Thành Phú Bá và Lưu Quang Sang.  Mọi người tay bắt mặt mừng, tràn trề niềm vui, nước mắt rưng rưng cố nén nỗi cảm xúc dâng trào về cuộc tương phùng không hẹn mà đến. Thầy trò vui vẻ thăm hỏi, bạn bè hớn hở trò chuyện, quyến luyến nhau như không muốn tách rời. Hai thầy nay đã già, chẳng bao lâu nữa sẽ bước vào hạng U80. Còn các bạn đồng môn chúng ta ai cũng đã lên chức Ông Nội, Bà Ngoại cả rồi. Vui quá các bạn nhĩ!   Sau đó các trò mời thầy đứng chụp hình chung dưới tấm biểu ngữ ghi rõ dòng chữ akhar thrah : "50 Thun Pahader Nâm Krung Sang Bac Poklaong" (Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Trường Trung Học Poklaong: 1965-2015). Bao nhiêu người chụp hình, quay phim thi nhau bấm nút, ánh sáng nhấp nháy liên hồi như tia chớp đầu mùa mưa. Bà con Chăm đứng bao quanh reo hò, vỗ tay chào mừng cảnh thầy trò Poklaong đứng dưới tấm biểu ngữ gợi bao thương nhớ về dĩ vãng của một ngôi trường mà hình ảnh luôn luôn hiện diện trong tâm thức người Chăm. Mặc dù một nửa thế kỷ đã trôi qua, hình ảnh đó vẫn chưa phai nhòa bởi nhiều lý do :   -Thứ nhất : Nhà trường được vinh dự mang tên một vị vua anh minh của Vương Quốc Champa : Poklaong Girai, gọi tắt là Poklaong.  Ngài là vị vua tài ba, kinh bang tế thế, triều chế vững mạnh, dân tình no ấm thanh bình.  Kỳ tích sáng chói liên quan đến đức vua để lại cho hậu thế là cụm đền tháp mang tên ngài đang đứng sừng sững trên ngọn đồi trầu (Mbon hala) gần Palei Cang và đập nước nổi tiếng Nha Trinh, mang nước tưới khắp cánh đồng Ninh Thuận, nuôi sống dân cư địa phương hằng bao thế kỷ qua.   - Thứ hai : Trường Poklaong được xem như một trung tâm đào tạo đông đảo trí thức Chăm.  Đa phần họ là những người thành đạt hôm nay, đang sinh hoạt trên nhiều địa bàn trong nước dưới nhiều ngành nghề khác nhau như :Tiến Sĩ Giảng Viên Đại Học; Nhà Văn, Nhà Thơ đang sinh hoạt trong hàng ngũ văn học Việt Nam; Họa Sĩ, Nhạc Sĩ có tiếng tăm; Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ đang hành nghề khắp nơi. Có người làm Đại Biểu Quốc Hội, Chánh Án Tòa Án Nhân Dân; nhiều người làm Giáo Viên và Hiệu Trưởng các trường trung và tiểu học.   - Thứ ba : Trường Poklaong là cơ quan phát hành Tập San Chăm đầu tiên với tên gọi Ước Vọng (Caong Takrâ).  Trong đó có nhiều trí thức Chăm tham gia viết bài với nội dung phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề văn hóa, xã hội Chăm.  Đặc biệt những bài viết bằng chữ Chăm truyền thống (akhar thrah) rất được các chú bác lớn tuổi ưa thích.  Mãi về sau này mới có những Tập San do người Chăm làm chủ như tờ Panrang, Tagalau phát hành trong nước; tờ Vijaya, Champaka phát hành ở hải ngoại.   - Thứ tư : Có sự trùng hợp khá lý thú giữa hoàn cảnh Trường Poklaong và thân phận Vua Poklaong Girai.  Theo truyền thuyết, nhà vua xuất thân từ đứa bé mồ côi mẹ rất sớm, sống với ông bà nuôi nghèo khổ.  Ban ngày Ông Bà phải đi mò cua bắt ốc nuôi cháu lớn lên từng ngày, ban đêm ẵm cháu đi xin bú nhờ ở các bà mẹ láng giềng. Ngài trưởng thành do nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh và đạt được danh vọng vẻ vang bằng ý chí tự lực tự cường. Trường Poklaong cũng tương tự như thế, sinh ra trong hoàn cảnh côi cút, thiếu thốn mọi thứ: lớp học không có, thầy giáo không có, tiền bạc cũng không. Ông Chính phủ chỉ cấp tờ giấy phép thành lập trường và đề cử một ông Quản Đốc  trông coi rồi phủi tay, chẳng ngó ngàng tới nữa.  May mà có Cộng Đồng Chăm, đủ mọi thành phần, dang tay nâng đỡ nhà trường từng bước đi lên. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua sự nỗ lực làm việc của thầy trò trường Poklaong. Thấm nhuần câu châm ngôn:  " Sinh hoạt tự túc, Kỷ luật tự giác, Tháo vác tự cường" do nhà trường đề ra, học sinh Poklaong tỏ ra rất xuất sắc trong công tác tự điều hành mọi sinh hoạt của nhà trường.  Họ đã lấy câu châm ngôn này làm kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình học tập và rèn luyện nhân cách, đồng thời cũng là hành trang mang theo trong cuộc sống sau này.  Có thể khẳng định rằng: Trường Trung Học Poklaong sở dĩ đạt được những thành quả tốt đẹp trong sự nghiệp giáo dục của mình là do hai yếu tố: Sự nỗ lực làm việc của thầy trò trường Poklaong cộng với sự yểm trợ tích cực của đồng bào Chăm.    Thầy trò cựu Học Sinh Trung Học Poklaong (Hoa Kỳ ) chụp hình lưu niệm nhân Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Trường.                      Trường Trung Học Poklaong được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho phép thành lập và hoạt động kể từ năm 1965.  Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chế độ Miền Nam được thay thế bởi chế độ Cộng Hòa Xã Chủ Nghĩa Việt Nam, kể từ đó Trường Trung Học Poklaong đã bị giải thể và xóa tên, thay vào đó một tên khác rất xa lạ với đồng bào Chăm.  Năm mươi năm trôi qua, Trường Poklaong chỉ còn lại là những hoài niệm trong ký ức của người Chăm vong quốc.  Không biết đến bao giờ Chính Quyền Việt Nam hiện hành xót thương cho hậu duệ Champa còn sống xót sau cuộc tàn sát của Vua Minh Mạng đối với dân tộc Chăm vào những thập niên của năm 1830, để khôi phục lại tên trường Poklaong cho Đồng Bào Chăm?!   Trên đây là vài cảm nghĩ về Trường Poklaong sau 50 năm nhìn lại.  Nhân dịp Lễ Tạ Ơn và Kỷ Niệm 50 Năm Thành lập Trường Poklaong, chúng tôi xin mãn phép thay mặt toàn thể cựu học sinh Poklaong, kính dâng lời cảm tạ đến quý thầy cũ Trường Trung Học Poklaong nói chung, đặc biệt các thầy Thành Phú Bá, thầy Đàng Năng Quạ (đã mất), thầy Lưu Quang Sang và thầy Nguyễn Văn Tỷ luôn luôn sát cánh, đồng hành với nhà trường từ khi thành lập đến lúc giải thể; đến thầy Jay Scarborough (người Mỹ) từng tận tụy dạy học và giúp đỡ nhà trường rất nhiệt tình; đến Đoàn Thanh Niên Thiện Chí Chăm, tiêu biểu là Đoàn Trưởng Quảng Văn Đủ (tức Tiến Sĩ Po Dharma) đã làm việc cật lực không kể thời gian.  Ban ngày giúp xây dựng nhà nội trú, nhà vệ sinh, đào giếng v.v.v…, ban đêm hướng dẫn học sinh học tập, làm bài; đến Cựu Thiếu Tá Dương Tấn Sở, một vị ân nhân khả kính, đóng góp công lao to lớn trong việc hình thành và phát triển Trường Trung Học Poklaong; đến các bậc phụ huynh, bà con Chăm các thôn đã ủng hộ tiền bạc xây dựng ngôi trường hai tầng lầu xinh đẹp, nhưng rất tiếc ngày nay đã bị xóa hết dấu tích.   Chúng tôi biết các bạn trong nước không dễ dàng gì tập họp nhau làm Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Trường Poklaong thân yêu của chúng ta. Thôi thì, chúng ta lên mạng gặp nhau, mặc sức tâm tình, kể chuyện Poklaong ngày xưa, chia sẻ những kỷ niệm vui buồn của một thời đầy ắp mộng mơ. Chúng tôi đề nghị các bạn mạnh dạn lập hồ sơ xin chính quyền Tỉnh Ninh Thuận cho phép thành lập Hội Thân Hữu Cựu Học Sinh Poklaong để chúng ta có ngôi nhà chung sinh hoạt, lâu lâu gặp nhau tâm sự, trao đổi, học hỏi, giúp nhau thăng tiến cuộc sống. Hy vọng chính quyền sẽ không hẹp hòi, phân biệt đối xử với tổ chức xã hội dân sự này. Chúc các bạn thành công.   Qua ba sự kiện nêu trên do thanh niên Chăm hải ngoại thực hiện trong năm 2015 là điểm son  đáng hoan nghênh. Hy vọng thành tích này là tiếng gọi đàn để giới trẻ Chăm  đứng lên, nắm tay nhau tiến bước trên con đường Hồi Sinh Champa (Pahadiip Champa).   Quang cảnh Hội Trường lúc sắp bắt đầu Chương Trình Đại Nhạc Hội Champa Nhân Lễ Tạ Ơn Năm 2015. theo Champaka.info  
0 Rating 121 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 19, 2015
  NC News - Nhắc đến Ninh Thuận ai cũng biết đó là một tỉnh đầy nắng và gió ở cực Nam Trung Bộ, và đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc Chăm sinh sống nhiều và lâu đời nhất ở nước ta, chiếm khoảng 50% dân tộc Chăm trên toàn quốc.Đến Ninh thuận các bạn sẽ được tìm hiểu nền văn hoá Chăm qua nhiều công trình kiến trúc cổ kính còn đứng sừng sững trên những ngọn đồi như ngọn tháp, những điệu múa thật uyển chuyển của những cô gái Chăm, tham gia vui chơi cùng các lễ hội lớn của người như: Lễ hội Katê được người Chăm theo đạo Balamôn tổ chức, và Lễ Ramưwan do người Chăm theo đạo hồi giáo Bàni tổ chức. Ngoài ra, chúng ta còn có thể đến thăm các làng nghề truyền thống của người Chăm đó là: làng dệt thổ cẩm Mỹ nghiệp, gốm Bầu trúc. Chính tại vùng đất đầy nắng và gió này, dân tộc Chăm đã được phân bố ở khắp vùng trong toàn tỉnh, từ đồng bằng lên miền núi và xuống các vùng ven biển vẫn có mặt người Chăm sinh sống và lập nghiệp tại vùng đất mà mình đang sống. Tại đây dân tộc Chăm sinh sống tạo nên một vòng cung bao quanh tỉnh (NưGar) Ninh Thuận.Để cho các bạn biết về các làng Chăm ở Ninh Thuận chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về địa bàn cứ trú, tên gọi để cho các bạn tiện tham khảo và muốn đến palei mình cần đi tìm.Địa điểm và địa danh của các Palei (làng) Chăm được liệt kê theo tuần tự như sau:Palei Bhar RiYa: Có tên gọi là làng Bình Nghĩa, thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc. Đây là palei sống xa nhất cách biệt với các palei Chăm khác trong tỉnh, các hoạt động văn hoá Chăm và sinh hoạt của người dân ở đây vẫn còn lưu giữ hầu như còn nguyên vẹn như con gái đúng tuổi thì mặc chăng, tổ chức lễ RiJa NưGar rất long trọng.Palei đa số là người dân theo đạo Balamôn sinh sống nên các hoạt động đều diễn ra mang tính lễ nghi của Balamôn hơn. Có các vị chức sắc như Po Bac (phó cả sư), Ôn Kadhar (thầy kéo đàn Kanhi), và các thầy cúng khác.Một số các hoạt động văn hoá lớn diễn ra trong năm tại palei như: Lễ hội đầu năm hay còn gọi là RiJa NưGar. Lễ hội này vào tháng 1 Chăm lịch (nhằm vào tháng 4 dương lịch), các sinh hoạt của lễ này như cúng lễ rước Ppo Bir Thun ở thôn Mỹ Tường (Ninh Hải), và lễ hội Katê vào mùng 1 của tháng 7 theo Chăm lịch (khoảng tháng 10 dương lịch) và các lễ nghi khác.Palei Pamblap: Được chia ra làm 2 làng, đó là Pamblap A Lhak và Pamblap Biraw* Palei Pamblap A Lhak là palei đã hình thành từ lâu có tên gọi là An Nhơn thuộc xã Xuân Hải, Huyện Ninh Hải. * Palei Pamblap Biraw là palei được tách ra từ palei Pamblap alhak. Có tên gọi là Phước Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải.Hai palei này tuy hai mà một tuy một mà hai, là làng Chăm Bàni sống xa hơn các làng Chăm Bàni khác. Ở palei Pamblap theo đạo giáo hồi giáo Bàni được chia ra thành hai nhánh và được tồn tại sống rất hài hòa với nhau, đấy là đạo Hồi giáo Bà Ni và đạo Hồi giáo Islam. Cả có hai giáo phái đều xuất từ Đạo Hồi Giáo, nhưng các hoạt động, sinh hoạt về văn hoá các nghi lễ của người dân ở đây diễn ra đều giống nhau. Có sự khác nhau là bên Islam có sự khắc khê hơn so với Bàni về các phong tục.Có các vị chức sắc bên Bani (Po Gru) và Islam (On Ha Kem).Một số các hoạt động diễn ra ở đây như: RiJa NưGar (tống ôn đầu năm), Ramưwan và các nghi lễ mang tính tôn giáo diễn ra trong năm như: đám cưới(Li-khak), lễ nhập đạo. Ở đây có các thánh đường (thang gih) để tổ chức tế Ramưwan của mình.Palei TaBhơng:Có tên gọi là làng Thành Ý thuộc xã Thành Hải, TP Phan Rang-Tháp Chàm. Đây là palei duy nhất trong tất cả các làng Chăm đóng trên địa bàn Thành Phố của tỉnh.Palei TaBhờng chủ yếu là người dân theo đạo Bàlmôn sinh sống nên các hoạt động về văn hoá diễn ra ở đầy đều mang lễ nghi của Bàlamôn hơn: tục cưới hỏi, đám ma... Có các hoạt văn hoá lớn mang tính chất cộng đồng diễn ra ở đây như: Lễ hội RiJa NưGar (lễ hội đầu năm), lễ hội Katê hàng năm (vì Palei TaBhơng thuộc HaLaw Ppo Klonggirai).Đời sống sinh hoạt đều diễn ra bình thường như các làng khác.Các di tích thì không, nhưng ở đây có cây me cổ thụ đã tồn tại hơn trăm năm nay rồi bây giờ vẫn còn. Là nơi diễn ra các phong tục riêng của người dân ở đây khi gia sđình nào có con cưới chồng đến lúc có mang thì phải làm lễ cúng. Lễ vật cúng gồm những vật sau: trầu cau, rượu, và gà (làm khoảng 8 đến 10 con gà) để cúng, cầu cho mẹ tròn con vuông và đều may mắn đến với đôi vợ chộng trẻ này.  Đây là phong tục mà các làng Chăm khác không có. Vẫn có các vị chức sắc trong làng phục vụ các nghi lễ diễn ra trong palei.Palei Cang:Từ palei Ta Bhơng đi ra theo quốc lộ 27 khoảng 10km về hướng tây chúng ta sẽ bắt gặp một làng Chăm theo đạo Bàni, Đó là palei Cang còn có tên gọi khác là Thôn Lương Tri thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Cũng như palei TaBhơng palei Cang sống quanh khu vực là dân tộc kinh anh em và cách biệt hơn so với các làng khác.Đời sống hoạt động và sinh hoạt văn hoá Chăm cũng diễn ra tương tự như các palei Chăm khác theo đạo hồi giáo Bàni. Vẫn tổ chức lễ cúng đầu năm và đón Ramưwan hàng năm. Có thánh đường để tổ chức Ramưwan, có các vị chức sắc để phục vụ các lễ nghi diễn ra trong làngPalei Bhauh Thơng:Từ palei Cang đi ngược lại theo hướng Đông Nam khoảng 10km có palei Bhauh Thơng có tên gọi là Thôn Phú Nhuận (palei Bhauh Thơng cũng thuộc Halaw Poklonggirai). Đây là palei Chăm nằm ở phía Bắc của huyện Ninh Phước có nhiều đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Palei Bhauh Thơng là palei duy nhất có hai tôn giáo cùng sinh sống xen kẽ lẫn nhau đó là hồi giáo Bàni và tôn giáo Bàlamôn.Vì có 2 tôn giáo cùng cư trú nên các hoạt động văn hoá và các lễ nghi cũng như sinh hoạt của người dân ở đầy diễn ra phong phú hơn và nồi tiếp nhau so với các palei Chăm khác như: lễ RiJa NưGar (lễ cúng đầu năm cho cả 2 tôn giáo), Rmưwan của bà con theo đạo hồi giáo Bani diễn ra tại thánh đường trong palei, lễ hội Katê của người Chăm theo đạo Balamôn thì diễn ra tại đền tháp Poklpnggirai (Đô Vinh).Có các vị chức sắc của 2 tôn giáo để phục vụ các lễ nghi này và các phong tục diễn ra trong năm như: cưới hỏi, đám ma.Palei Blang KaCak:Có tên gọi là thôn Phước Đồng. Palei Blang KaCak là nơi cắt giữ y phục của ngài Poklonggirai ở đây có đền thờ nhỏ để cắt giữ và tổ chức lễ hội Katê. Hàng năm cứ vào mùng 1 tháng 7 Chăm lịch là người dân ở đây lại long trọng tổ chức lễ hội Katê để múa, hát rước kiệu Poklonggirai về đền tháp Poklonggirai ở Đô Vinh (Tháp Chàm). Các hoạt động và sinh hoạt của palei đều diễn ra bình thường, chỉ có lễ hội Katê diễn ra hoành tráng hơn có sự tham gia của các làng thuộc Halaw Poklonggirai như: palei Cauk, palei Bhauh DàNà, palei Bhauh BiNi,...Có các vị chức sắc Pobac (phó cả sư) Ôn Kadhar (thầy kéo đàn Kanhi), bà bóng (Muk Pjaw), Ôn MưDhun (thầy vỗ), để phục vụ các lễ nghi diễn ra trong palei của người dân theo đạo BalamônPalei Cauk: Nằm liền kể với paleiBlang KaCak không ai cả đó là palei Cauk nhỏ bé thân thương, có tên gọi Làng Hiếu Lễ, nằm ở trung tâm của xã Phước Hậu. Palei chủ yếu là người dân theo đạo Bàlamôn sinh sống nên các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hàng năm cũng mang tính chất của Bàlamôn giáo hơn.Có các vị chứ sắc như: Ppô dhia (cả sư), Ôn mưdhun (thầy vỗ), Ôn Kadhar (thầy Kanhi) phục các lễ nghi diễn ra trong palei cũng như các palei khác như lễ hội Katê. Palei Cauk còn có Đền Ppô Xah là nơi để cho bà con trong palei cũng như các palei khác về đây để cúng, để cầu sự bình yên, xua đi mọi cái xấu.Palei Bhauh DàNà:Nằm ở phía tây của xã có tên gọi làng Chất Thường thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước. Cũng như các palei Chăm trong xã palei Bhauh DaNà về các hoạt động sinh hoạt văn hoá Chăm đều diễn ra như các làng Chăm khác. Cũng có các vị cức sắc để phục vụ các nghi lễ diễn ra trong làng. Palei Bhauh DàNà cũng làm lễ tại đền Po Xáh ở palei Cauk. Ngoài ra palei Bauh DàNà còn có một số ngôi nhà cổ Chăm vẫn còn tồn tạiPalei Bhauh BìNì:Được ngăn cách với palei Bauh DaNà bởi một con sông Quao chảy dài là dòng sông để tưới tiêu cho các cánh đồng, đó là palei Bhauh BìNì. Có tên gọi là làng Hoài Trung thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.Đời sống và các hoạt động về văn hoá Chăm đều diễn ra như các làng Chăm thuộc HaLaw Poklonggirai như lễ hội Katê.Lễ RiJ NưGa...à cũng có các vị chức sắc phục vụ cho các nghi lễ diễn ra hàng năm trong làng. Palei Bhauh BiNi có con mương Nhật (dòng kênh Nam) chảy ngang. Đến bây giờ Hoài Trung đã chia ra làm hai thôn, nhưng các phong tục tập quán vẫn còn giữ nguyên không thay đổi gì. Palei JàTừ palei Bhauh BìNì đi dọc kênh nam chúng ta sẽ bắt gặp một palei có truyền thuyết về núi đá trắng. Đó chính là palei Jà, trước kia có tên gọi là làng Như Ngọc nhưng bây giờ đã đổi thành làng Như Bình.Đây là palei có nhiều hoạt động văn hoá Chăm diễn ra phong phú như lễ hội Katê, cúng thần núi Đá Trắng và các nghi lễ khác mang tinh chất phong tục của người dân theo đạo Balamôn. Ngoài ra ở palei Jà còn tổ chức lễ RiJà NưGar là lễ cúng Po Nai có sự tham gia của tất cả các làng Chăm và được tổ chức rất hoành tráng như một tết của dân tộc Chăm thật sự.Ở đây có nhiều di tích và truyền thuyết như truyền thuyết về núi Đá Trắng, PoNai , có đền thờ Nai Mưh Ghang em của Po Nai. Palei Jà thuộc HaLaw Po NưGar ở palei Hamutaran nên khi người dân tổ chức cúng vào dịp lễ hội Katê thì sang bên làng Hamutaran để hành lễ ...Palei Hamutaran:Có tên gọi là làng Hữu Đức thuộc xã Phước Hữu.  Đây là palei đươc biết đến với nhiều lễ hội diễn ra quanh năm đặc biệt là lễ hội Katê được mọi người biết đến nhiều hơn với lễ nghi rước y phục của Po NưGar từ ban tay Raglai trao cho người Chăm được tổ chức rất long trọng, có sự tham gia của tấ cả các vị chức sắc thuộc HaLaw Ppô NưGar và du khách từ mọi miền đổ về đây vui cùng lễ hội. Cũng là palei có nhiều nét văn hoá Chăm vẫn còn lưư giữ không mai một theo thời gian. Ở đây có đền Pô NưGar la địa điểm để y phục của ngài và có dòng kênh nam chảy dài làm cho palei thêm đẹp hơn.Palei Thun: Palei này có tên gọi là làng Hậu Sanh thuộc xã phước Hữu là nơi có đền tháp PôRôMê đứng sừng sững trên đồi là nơi diễn ra lễ rước y trang của ngài PôRôMê được tổ chức rất long trọng vào dịp lễ hội Katê. Có sư tham gia của các bà con thuộc HaLaw (khu vực) PôRôMê gồm: palei Thun, (Hậu Sanh), PaBhar (Vụ Bổn), Palei Plao (Hiếu Thiện), palei Bhơng Con (Chung Mỹ), palei Ia Li U. Là palei có nhiều truyền thuyết liên quan đến vua PôRôMê như: truyền thuyết về cây Rạk, ở đây có các đền tháp PôRôMê, tượng công chúa Ngọc Khoa.Palei PaBhar:Palei PaBhar thuộc xã Phước Nam, có tên gọi là làng Vụ Bổn là palei có nhiếu bà con theo đạo Bàlamôn sinh sống nên mọi hoạt động sinh hoạt văn hoá Chăm mang nhiều nghi lễ của Bàlamôn hơn.Việc làm lễ Ktê thì bà con vẫn tham gia làm lễ tại đền tháp PôRôMê và ngoài ra bà con palei đến các đền tháp khác để cúng. Palei PaBhar là palei sống xa nhất các làng Chăm thuộc huyện Ninh Phước, là palei tổ chức Katê gia đình chậm hơn các làng Chăm khác một tuần như Hiếu Lễ, Cakleng.Palei PaBlao:Nằm cạnh palei PaBhar và có mối quan hệ như một palei, đó là palei PaBlao. Palei PaBlao có tên gọi là thôn Hiếu thiện thuộc xã Phước Nam, cùng với palei PaBhar, palei PaBlao cũng thuộc Halaw Pôrômê (khu vực Ppôrômê).Palei PaBlao chủ là người dân theo Bàlamôn giáo sinh sống nên cũng có các vị chức sắc ben Bàlamôn để phục các lễ cúng diễn ra trong năm của palei. Palei Ram:Đi ngược ra bắc theo quốc lộ 1A ở phí Nam chúng ta sẽ bắt gặp một palei rất giàu có, những ngôi nhà mọc lên như những khu biệt thự. Đó chính là Palei Ram, có tên gọi là làng Văn Lâm thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước  Đây là palei có hai tôn giáo sinh sống, trong đó hồi giáo Bani là tôn giáo sống lâu đời sau đó là hồi giáo Islam mới xâm nhập vào. Đây là palei theo hồi giáo Bàni và hồi giáo Islam nên mọi hoặc động của palei đều diễn ra theo mang lễ nghi của Bani như: lễ Ramưwan, đám cưới (Lakhak), đám ma và một số lễ nghi riêng của palei, đều diễn ra khác với các làng Chăm theo đạo Bàlamôn. Nhưng có lễ hội RiJa NưGar (cúng đầu năm) thì diễn ra như nhau chỉ khác nhau về lễ nhi và thời và đặc điểm riêng của từng palei. Tuy palei Ram có hai tôn giáo sống xen kể nhau nhưng mọi hoạt động đều diễn ra như nhau. Nhưng bên hồi giáo Islam thì được quản lý nghiêm ngặc hơn như người trong tôn giáo không được uống rượu, bia, con gái ưng người ngoại tộc không được, ăn các loại thịt (trừ thịt heo) .Palei Ram có các Thánh đường hồi giáo Islam, Thánh đường hồi giáo Bàni và có con suối Bhum Kwei chạy rất đẹp ở giũa làng.Palei Ia Li U:Từ trong palei Ram cúng ta di về hướng đông của palei sẽ bắt gặp một palei hiện lên trước mắt chúng ta. Đó chính là palei Ia Li U, có tên gọi là thôn Phước lập thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh phước.So với các làng Chăm khác đây là palei còn rất nghèo nhưng vẫn giữ bản sắc văn hoá Chăm. Palei IaLi U chủ yếu là đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống nên mọi hoạt động,sinh hoạt văn hoá chăm đều diễn ra như các làng Chăm khác. Theo phong tục đám ma của người Chăm theo đạo Balamôn đối với người chết thì có 2 loại đám, đó là đám thiêu (đam cuh) và đám chôn (đam dhar). Thì tất cả các làng Chăm khác theo đạo Balamôn thì đề thực hiện đam cuh, ngược lại thì chỉ có palei IaLi U thì thực hiện đam dhar, đó là đặc điểm riêng của palei.Palei Bhơng Con:Rời khỏi palei Ia Li U chúng ta tiếp tục hành trình theo quốc lộ 1A và rẽ phải chúng ta sẽ thấy một palei như ẩn, như hiện lên trong ta đó chính là palei Bhơng Con. Palei Bhơng Con được tách ra từ palei CaKlaing, palei Bhơng Con có tên gọi là làng Chung Mỹ thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.Palei Bhơng Con được tách ra từ palei Caklaing nên ở đây cũng có một số hộ gia đình còn giữ nghể tuyền thống của người Chăm đó chính là nghề  dệt thổ cẩmPalei Bhơng Con đa số bà là theo tôn giáo Balamôn nên mọi hoạt sinh hoạt của người dân ở đây đều giống như các làng Chăm theo tôn giáo BalamônPalei CaKlaing:Từ palei Bhơng Con chúng sẽ đi thăm làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng  của người Chăm, dó chính là palei CaKlaing, có tên gọi là làng Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.Palei CaKlaing là palei không những là palei nổi tiếng về nghề dệt truyền thống của Chăm và còn là vùng đất của những truyền thuyết về Ppo Klonggirai, Ppo Klong Cal là người dạy cho dân làm nghề dệt. Đây là vùng đất cò nền văn hoá lâu đời và palei được người nhiều người bitế đến hơn. Palei CaKlaing chủ yếu là theo Bàlamôn giáo nên mọi hoạt động, sinh hoạt văn hóa Chăm đều diễn ra quanh năm và mang lễ nghi của Bàlamôn giáo hơn. Ở palei CaKlaing còn có nhiều di tích liên quan đến đến sự tích PpoKlonggrai và còn có nhiều di tích khác nữa.Palei Hamu Craok:Dân tộc Chăm nổi tiếng với hai làng nghể truyền thống, đó dệt CaKlaing (Mỹ Nghiệp).Và thứ hai đó là nghể gốm Bầu Trúc. Palei Hamu Craok, có tên gọi là làng Vĩnh Thuận (Bầu Trúc) thuộc xã Phước Dân. Nói đến palei Hamu Craok ai cũng  biết ngay đó là palei nổi tiếng về nghề làm gốm truyền thống của người Chăm. Palei Hamu Craok ngoài nổi tiếng về nghề gốm truyền thống và là palei còn có truyền thuyết về về Ppo Nai.Ở palei Hamu Craok còn có đền thờ Ppo Nai và có nhà trưng bày những sản vật làm từ đất nung rất là điệu nghệ những cô gái Chăm duyên dáng được trưng bày ra và thu hút nhiều du khach, có đền Ppo Nai.Palei Hamu Craok bà con theo Bàlamôn giáo nên mọi hoạt, sinh hoạt của của người dân ở đây cũng diễn ra như các làng Chăm khác.Palei Cwak PaTih:Có tên gọi là làng Thành tín thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước. Palei Cwah PaTih được biết đến là palei có những dải cát trắng, hồng trải dài mênh mông bên phía đông của palei. Palei Cwah PaTih với những bờ cát dài nổi tiếng với bài hát “Bhum adhei” do nhạc sĩ Amư Nhân sang tác đã nói lên những sản vật nổi tiếng ở đây như: bei bhong bauh libbung (khoai hồng), tam kai yamưn (trái dưa ngọt, có những giếng nước ngọt. Palei Cwah PaTih cũng là palei có nhiều tryền thuyết cũng như có những Ariya đều viết ở đây. Ở nơi đây có những giếng nước ngọt gắn liền với nghề biển cuả những người Chăm di biển xưa kia.Palei Cwah PaTih chủ yếu là bà con theo tôn giáo Bàni sinh sống nên mọi hoạt động, sinh hoạt của bà con ở đây diễn ra mang lễ nghi của Bàni hơn như: đám cưới (Lakhak), đám ma. Palei có lễ hội lớn trong năm đó là lễ hội Ramưwan ngoài ra còn có các lễ nghi khác nữa.Palei PaTuhCuối cùng chúng ta sẽ ghé thăm làng cũng có những dải cát trắng hồng thơ mộng như palei Cwah PaTih, đó chính là palei PaTuh còn có có tên gọi là làng Tuấn Tú thuộc xã An Hải. Palei PaTuh nổi tiếng có đồi cát Nam cương rất là tuyệt đẹp đươc bầu là phong cảnh rất đẹp của những cồn cát di động với những màu của cát hoà cùng ánh nắng của xứ Panduranga tạo cho cồn cát thêm đẹp hơn.Palei PaTuh đa số bà con theo đạo hồi giáo Bani nên mọi hoạt động sinh hoạt của họ đểu mang tôn giáo Bani hơn. Cũng có các lễ hội diễn ra trong năm như: Ramưwan Palei PaTuh cũng như palei Cwah Patih cũng có những giếng ngọt, có cồn cát di động rất là đẹp.  Đến các palei Chăm, các bạn ngoài việc tìm hiểu về văn hoá Chăm, ở đây các bạn còn có cơ hội tham gia và tìm hiểu đặc điểm riêng về văn hoá của từng palei. Đến các làng Chăm các bạn sẽ bị cuốn hút bởi những điệu múa của những cô gái Chăm thật duyên dáng, đẹp lỗng lẫy từng tà áo dài Cham đủ kiểu, đủ màu những ngôi tháp cổ kính đứng sừng sững trên những đồi cao.                                                                                         Tác giả Vija Nhàn Ghi chú: A Lhak: cũ            Biraw: mới            Palei: làng            Hai lễ hội lớn của dân tộc Chăm:        Ramưwan: Lễ hội lớn được tổ chức bởi người Chăm theo đạo Hồi giáo Bà Ni        Harei Katê: Lễ hội lớn được tổ chức bởi người Chăm theo đạo Bàlamôn   
0 Rating 4.7k+ views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 2, 2015
DANH SÁCH QUÍ ÂN NHÂN HẢO TÂM CHO LỄ HỘI KATE 2015 STT Họ và tên Số tiền 1 Yassin Ba $40 2 Đắc William Kiết $50 3 Đặng Chánh Anh $100 4 Đăc Jimmy Thiên $100 5 Châu Văn Thủ $150 6 Châu Văn Ninh $50 7 Bạch Thanh Thoảng $40 8 Báo Văn Trọng $30 9 Báo Văn Cộng $50 10 Ngụy Văn Cứng $50 11 Trượng Thanh An $50 12 Lưu Quang Sang $50 13 Ức Thị Cộ $50 14 Dương Tấn Thi $100 15 Thành Ngọc Có $100 16 Hội Văn Hóa Truyền Thống Champa Sacramento $300 17 Ban Thanh Niên Bhùm Kawei Palei Ram Tại Hoa Kỳ $100 18 Lâm Gia Tân $100 19 Miêu Văn Tuấn $50 20 Sarif Châu $50 21 Bá Văn Việnk $50 22 Kiều Hạ Khánh $100 23 Đặng Chánh Linh $200 24 Đắc Nguyễn Khiêm $200 25 Bá Trung Tuyên $100 26 Dương Tấn An $100 27 Bá Văn Tư $100 28 Bá Trung Thiệu $100 29 Đạt Xuân Hiệp $50 30 Qua Anh Dũng $100 31 Báo Văn Don $50 32 Lưu Quang Sáng $50 33 v/c Trương & Phúc $40 34 v/c Chế Mylan $200 35 v/c Aly Bá $50 36 v/c Zamin Văn $50 37 v/c Qua Đình Nam $50 38 Đắc Chi + Bạn $200 39 Đặng Ngọc Thế (Pai) $100 40 Lâm Vị Trí $100 41 Nguyễn Nguyên VACC $40 42 Báo Văn Cân $50 43 Kiều Bảo Châu $100 44 Kiều Trâm $100 45 Đắc Nguyễn Trâm $50 46 Kiều Tiên $100 47 Duy Tân $20 48 Thành Ngọc Sỉ $50 Tổng Cộng:      $4110    
0 Rating 75 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On October 25, 2015
Ước mong đến dự lễ hội Kate 2015 tưởng niệm tổ tiên người Chăm thành hiện thực. Hôm nay, chúng tôi gồm có hai vợ chồng anh Đỗ Thành Công, Giáo sư Trương bổn Tài và tôi được tiếp đón thân tình như là anh em. Cám ơn các bậc trưởng thượng Chăm,Đặng Khánh Linh và BTC. Tôi ghi nhận vài điều sau : 1) các bạn nhìn thấy có gì khác với áo dài Việt Nam của quý cô bà Chăm đang mặt trong tấm hình này không? Nếu nhận ra rồi, xin hỏi ý kiến của các bạn là ai bắt chước ai trong chiếc áo dài truyền thống? 2) Cộng đồng Chăm ở Cali( hay là USA) qua đây theo diện vượt biên, HO, Đoàn tụ v.v giống cộng đồng người Việt Hải Ngoại. Các bậc tiền bối Chăm nhiều người là cụu sỉ quan, dân biểu, các cấp chính quyền thời VNCH. 3) Món ăn soup thịt dê truyền thống Chăm có nước lèo như là nước bún bò Huế. Điều này các bạn nên tin sự phán xét nầy vì Tôi là người Huế Chính gốc,được ăn bún bò trước khi biết ăn phở. Huế lại một châu của vương quốc Chiêm Thành ngày xưa, các chử Ni, Tê người Huế xài chung với Người Chăm. Bạn có nhận xét gì về nguồin gốc của bún bò Huế. 4) Tôi tìm ra đáp án vì sao vua Minh Mạng cấm các quan lấy vợ Chăm? Vì các cô Chăm rất đẹp nên các quan đua đòi lấy vợ Chăm. Nếu tôi làm quan thời ấy nhất định từ quan để lấy vợ Chăm nếu mà có người thuơng. Có điều không hiểu là vua Minh Mạng có đến 100 bà vợ thì có vợ Chăm không? Vua chỉ cấm quan không được lấy vợ Chăm chứ không cấm vua. 5) các bạn có thể vào để biết thêm sinh hoạt xã hội của người Chăm quahttp://nguoicham.com/. Đặc biệt trong đó có ngày lễ hội văn nghệ miễn phí khác 28-11 tại San Jose có chi tiết trong website, mong mọi người tham dự. 6) Chị Tiên thay anh Đỗ Thành Công phát biểu và anh Trương bổn Tài nói về lịch sử Chăm được mọi người vổ tay nhiệt liệt. Tình huynh đệ thêm phần khắn khít với phần Dạ vũ.   Source: facebook.com    
0 Rating 184 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On September 11, 2015
ÁO DÀI PHỤ NỮ CHAMPA Trang phục hay y phục tức những đồ để mặc, là một trong ba nhu cầu cần có của đời sống con người. Nên từ trước đến nay ngoài ăn và ở ra con người rất quan tâm đến cách ăn mặc. Đây là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người, được thay đổi theo thời gian cùng với quá trình phát triển của lịch sử. Nó rất phong phú và đa dạng, tuỳ theo mỗi dân tộc với những văn hóa cá biệt mà có những nét đặc trưng riêng. Thí dụ như phụ nữ Nhật Bản lộng lẫy trong bộ Kimono, phụ nữ Đại Hàn thì rực rỡ với bộ áo Hanbok, phụ nữ Ấn Độ cho ta cái ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari, còn phụ nữ Champa thì sao? Mặc dù trong xã hội của người Chăm mỗi tầng lớp, mỗi chức sắc đều có những phong cách y phục riêng. Nhưng phải nói từ xưa đến nay, đặc sắc nhất vẫn là chiếc áo dài truyền thống duyên dáng thướt tha của người phụ nữ Champa. Chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Chăm khi nhìn xa, những tưởng rằng không khác chi chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt. Nhưng khi đến gần mới thấy khác, là nó không xẻ tà và mặc chui đầu. Cổ áo hình tròn hay hình trái tim khi mặc phủ trùm xuống trên váy ôm sát thân người, tạo cho bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng làm nổi bật cơ thể với những đường cong mĩ miều vốn sẵn có của người phụ nữ. Nên áo dài sẽ mãi là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Champa, đó cũng là niềm tự hào của dân tộc đối với bạn bè khắp nơi.  Chiếc áo dài Chăm với chất liệu mềm mại, nhưng không thiếu sự rực rỡ đã thu hút ánh mắt của nhiều người nhất là khi những phụ nữ mặc trong những dịp lễ hội. Chiếc áo dài của người Chăm còn nói lên phần nào đức tính đẹp, không thiếu phần quan trọng của người phụ nữ trong đời sống. Đây là nét độc đáo nên dù theo thời gian có sự thay đổi nào, áo dài Chăm vẫn luôn mang bản sắc dân tộc. Chiếc áo dài Champa không xẻ tà, che thân kín đáo. Nhưng sao che được những nét đẹp của người phụ nữ, thầm lặng bên trong. Nên hỡi những người con gái Champa ơi! Hãy lấy làm vui lòng và hớn hở, cùng nhớ luôn tự hào về chiếc áo dài truyền thống xưa nay. Vì khi mặc, chỉ làm cho quý chị em đẹp đẽ hơn thôi! Chân Thành (tác giả gởi bài qua info@nguoicham.com)    
0 Rating 1.3k+ views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On September 11, 2015
HÃY LÀM VẺ VANG DÂN TỘC   Nếu ai có dịp đi qua mỗi vùng miền từ Bắc tới Nam thì sẽ thấy, là dù ở trên cùng một dải đất Việt Nam nhưng lối sống, tập tục và văn hoá ở mỗi nơi có phần khác. Đặc biệt là tại miền Trung nếu để ý sẽ thấy rõ nét hơn, là ngoài những ngọn tháp dù rêu phong nhưng không thiếu phần trang nghiêm cổ kính ra, người ta còn tìm thấy bao di tích lịch sử ghi dấu ấn một thời thuộc vương quốc Champa xưa, tiếc rằng trong sách sử ít đề cập đến nên nay vẫn còn là một bí ẩn cho nhiều người.   Không chỉ những kiến trúc thôi, người miền Trung nhiều nơi giọng nói khác biệt hơn cả hai miền Nam Bắc và trong những điệu múa câu ca tiếng hò cũng vậy. Có người còn cho rằng chính làn da ngăm đen của những nam thanh nữ tú người Việt ở miền Trung, nói lên phần nào sự pha trộn chẳng những giữa hai nền văn hoá mà còn cả hai dòng máu Chiêm-Việt khi xưa, giữa đoàn quân Nam tiến với người dân bị trị lúc bấy giờ. Dẫu trải qua nhiều đời, vẫn còn lưu truyền đến hôm nay.   Đọc lại sử xưa cho thấy là mặc dầu mãi đến thế kỷ thứ 7 tên gọi Champa mới xuất hiện trong các văn bản, để nói về một vương quốc trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Nhưng theo sử liệu Trung Quốc thì Champa đã được biết đến đầu tiên với tên là vương quốc Lâm Ấp, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay. Một vương quốc có chiều dài lịch sử của 1640 năm, đến 1832 mới bị xoá bỏ khỏi bản đồ thế giới và toàn bộ lãnh thổ Champa bị sáp nhập vào nước Việt Nam.   Kể từ ngày định mệnh khắc nghiệt phủ chụp xuống số phận dân tộc Champa, đến nay đã 183 năm. Vương quốc xa xưa không còn, nhưng những di tích lịch sử vẫn còn nhan nhản đó đây nhiều nơi ở miền Trung nước Việt. Chứng minh một cách hùng hồn cho thấy sự hùng mạnh một thời của Champa, mà không ai có thể phủ nhận được. Nên đã là người Chăm, thì xin chớ bao giờ quên ghi nhớ công ơn tiền nhân đã hy sinh xương máu, để xây dựng một Champa mà nay hậu thế còn nhắc đến.   Vương quốc Champa không còn, do đó mà theo vận nước dân tộc Chăm đã bị tản lạc. Trên thế giới hiện nay dân số người Chăm còn lại không tới 500,000 người sống ở nhiều nơi trong nhiều nước, mà đông nhất là tại Cam Bốt với khoảng 270,000 người. Kế đến là Việt Nam mà theo tổng điều tra dân số vào năm 2009 cho biết người Chăm có dân số 161,729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước. Nhưng tập trung đông nhất là ở tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.   Phụ nữ Chăm (Photo: Chân Thành)   Dĩ nhiên vương quốc Champa không còn nữa, nhưng người Chăm là thần dân của vương quốc Champa vẫn còn đó trên địa bàn lịch sử khi xưa. Do đó mà chúng ta dù đang sống ở nơi nào trên thế giới, cũng hãy luôn hướng về cố hương, nơi thân thương với tên gọi gần gũi với mọi lòng, để cùng nhau cố gìn giữ và phát huy những di sản quí báu của cha ông để lại. Có thế chúng ta mới làm vẻ vang dân tộc, để luôn tự hào với thế giới về nét đẹp của Champa, xưa đã có nay vẫn còn trong chúng ta.   Chân Thành (độc giả gởi bài qua info@nguoicham.com)  
0 Rating 265 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On September 3, 2015
  Người Chàm trong mắt tôi Nguyễn Ngọc Chính Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ Quay về xem non nước giống dân Chàm (Chế Lan Viên) Ngoài tên gọi “Chàm” ta còn dùng các danh xưng như “Chăm”, “Hời”, “Chiêm Thành”… để chỉ một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt.            Ngoài Việt Nam, người Chàm ngày nay còn tản mát đi các nước như Campuchia, Mã Lai, Thái Lan và Hoa Kỳ. Dân số tại Việt Nam theo điều tra năm 1999 là 132.873 người và theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.            Vấn đề đặt ra là giữa “Chàm” và “Chăm” thuật ngữ nào đúng? Thật ra thì từ năm 1979 người miền Nam mới thấy xuất hiện chữ “Chăm” từ chính quyền mới sau 30/4/1975. Trước đó, từ miền Trung trở vào Nam, chữ “Chàm” đã từng xuất hiện trong các địa danh, tên gọi cũng như danh từ riêng như Tháp Chàm, Cù Lao Chàm, giếng Chàm, vàng Chàm…            Để chỉ người Chàm, người Việt tại miền Nam còn dùng những tên gọi như “Hời”, “Chiêm”, “Người đàng thổ” (khác với Người đàng quê là người Việt)… Theo một giải thích thì những chữ đó được dùng một cách “miệt thị” nhưng tôi thiết nghĩ đó là một nhận xét sai lệch, suy diễn bất hợp lý.            Trước năm 1975 đã có những công trình học thuật như Từ điển Chàm – Việt – Pháp (của Cham Dohamide và Dorohiêm), Nguyễn Khắc Ngữ nghiên cứu về dân tộc học qua tác phẩm “Mẫu hệ Chàm” hoặc học giả Thiên Sanh Cảnh có một loạt bài về “Đám ma Chàm”… Rõ ràng là chữ Chàm ở đây không thể nào được dùng một cách “miệt thị” trong nghiên cứu.            Lại nữa, một số tác giả người gốc Chàm đã dùng chữ Chàm hay Chiêm trong bút hiệu của mình như Khaly Chàm, Chiêm Nhân… Không lý nào các tác giả đó lại tự miệt thị mình! Nhưng một khi nhận xét về sự “miệt thị” này xuất phát từ những người “có quyền” thì nó trở thành một quyết định và ngành văn hóa chỉ biết gọi là Chăm thay vì Chàm như lúc trước.            Trong bài viết “Tiếng Chăm của bạn” trên Tuyển tập Tagalau [1], Inrasara cho rằng: “Dù sao, quy định của Nhà nước vẫn phải được tuân thủ. Tuân thủ, nhưng nếu có ai dùng từ “Chàm” trong bài viết, nhất là khi có người viết đúng các tên gọi cũ như Trung tâm Văn hóa Chàm, Ma Lâm Chàm chẳng hạn, ta phải chấp nhận và không biên tập. Bởi sự thể không có gì sai hay miệt thị người Chàm cả”.  Tagalau 12: Tuyển tập Sáng tác – Sưu tầm  – Nghiên cứu văn hóa Chàm            Khi còn nhỏ, người Chàm trong mắt tôi là những ông “Hời” ngồi bán thuốc dạo bên cạnh những chiếc giỏ đặc biệt… kiểu Chàm. Họ là những người có vẻ “thần bí” với những câu tiếng Việt lơ lớ, một cách rao hàng vừa tức cười nhưng cũng không kém phần… đe dọa: “Này, ngồi xuống đây tôi coi bệnh cho, mặt của anh có bệnh rồi…”. Tôi sợ lắm nên không trả lời, vội bước đi mà không dám ngoảnh đầu trở lại.            Lớn lên khi tìm hiểu thêm, người Chàm ở Ninh Thuận lại cùng quê hương với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu! Thêm một phát hiện khiến nhiều người phải ngạc nhiên, trong đó có tôi, về mối tương quan giữ chiếc áo dài của người Chàm và người Việt.           Các nhà nghiên cứu cho thấy chiếc áo dài Việt Nam là sự tổng hợp từ chiếc áo dài của người Chàm và chiếc “xường xám” của Thượng Hải. Theo Bùi Minh Đức trong Từ điển tiếng Huế, NXB Văn Học, 2009:            “Chiếc áo dài của đàn bà Việt Nam khởi phát từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (cuối thế kỷ XVIII) với nền tảng là chiếc áo dài phụ nữ Chàm, kết hợp với chiếc áo tứ thân ở Bắc… Áo dài hai vạt của đàn bà Huế có được là do ảnh hưởng Chàm…”           Lê Quý Đôn viết: “Chúa Nguyễn Phúc Khoát hùng cứ ở xứ Đàng Trong, sau khi chiếm trọn nước Chiêm Thành, mở mang bờ cõi về phương Nam… Để chứng tỏ tinh thần độc lập, Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã chú trọng đến vấn đề cải cách xã hội, phong tục mà điều quan trọng là cải cách về y phục…”            Lần tìm trong “Đại Nam thực lục tiền biên” ta bắt gặp đoạn văn sau đây: “Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, ông đã triệu tập quần thần tìm phương thức xưng vương và dựng một tân đô. Ông đã thay đổi lễ nhạc, văn hóa và trang phục.            Để thay đổi, phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (hai ống) giống đàn ông. Võ Vương đã gây ra một cuộc khủng hoảng về trang phục. Phụ nữ đã phản đối kịch liệt.                     Về sau Võ Vương không ưng ý với trang phục đó, Ngài giao cho triều thần nghiên cứu, tham khảo chiếc áo dài của người Chàm (giống hệt áo dài hiện nay nhưng không xẻ nách), và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để chế ra áo dài của phụ nữ miền Nam”.             Do đó, những chiếc áo dài đầu tiên của người Việt giống như áo dài người Chàm và có xẻ tà. Vậy là chiếc áo dài Việt Nam ngày nay có đủ hai yếu tố văn hóa phương Bắc và phương Nam.  Chiếc áo dài của người Chàm            Nói đến người Chàm là phải nói đến Chế Lan Viên [2], một hiện tượng thơ văn Việt Nam nhưng lại đậm nét Chàm với tập thơ Điêu tàn được xuất bản năm 1937. Bút hiệu Chế Lan Viên khiến người đọc thơ của ông liên tưởng đến Chế Bồng Nga, tên hiệu của vị vua thứ 3 thuộc vương triều thứ 12 (tức là vị vua đời thứ 39) của Chiêm Thành.            Trong thời kỳ Chế Bồng Nga cầm quyền, đất nước Chiêm Thành rất hùng mạnh, từng đem quân nhiều lần xâm phạm Đại Việt của nhà Trần. Ông hy sinh năm 1390 khi tấn công Thăng Long lần thứ 4.            Điểm đặc biệt ở chỗ Chế Lan Viên lại là một nhà thơ mang dòng họ Việt, Phan Ngọc Hoan, nhưng đã mượn hình ảnh của người Chàm để thể hiện một trường phái thơ mà ông gọi là Trường Thơ Loạn trong tập thơ Điêu tàn. Đặc biệt hơn nữa, khi xuất bản Điêu tàn, Chế Lan Viên chỉ mới 17 tuổi!                 “Ta hãy nghe, trong lòng bao đỉnh Tháp                Tiếng thở than, lời oán trách cơ trời                Ta hãy nghe, trong gạch Chàm rơi lác đác                Tiếng máu Chàm ri rỉ chảy không thôi”                (Chế Lan Viên – “Bóng tối” trong tập thơ Điêu tàn)                  “Bên cửa Tháp ngóng trông người Chiêm Nữ                Ta vẩn vơ nhìn không khí bâng khuâng”                (Chế Lan Viên, “Đợi người Chiêm nữ” trong tập thơ Điêu tàn)                “Chiêm nương ơi, cười lên đi, em hỡi!                Cho lòng anh quên một phút buồn lo!                Nhìn chi em chân trời xa vòi vọi                Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta?”                (Chế Lan Viên, “Đêm tàn” trong tập thơ Điêu tàn)                “Nước non Chàm chẳng bao giờ tiêu diệt                Tháng ngày qua vẫn sống với đêm mờ”                (Chế Lan Viên – “Bóng tối” trong tập thơ Điêu tàn)                “Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng                Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!                …                Tạo hóa hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc!                Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian!”                (Chế Lan Viên, “Những sợi tơ lòng” trong tập thơ Điêu tàn)   Chế Lan Viên (1920 – 1989)            Thành Đồ Bàn là tên kinh đô của Chàm trong thời kỳ có quốc hiệu là Chiêm Thành. Thành Đồ Bàn, hay Vijaya, còn gọi là Thành cổ Chà Bàn hoặc thành Hoàng Đế, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn và cách thành phố Qui Nhơn (tỉnh Bình Định) khoảng hơn 20km.            Trong lãnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Xuân Tiên đã để lại cho hậu thế một tác phẩm bất hủ mang tên Hận Đồ Bàn với những lời thống thiết của người dân Chàm:                 “Rừng hoang vu, vùi lấp chôn bao uất căm hận thù                Ngàn gió ru, muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù                Vạc kêu sương, buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường                Đèn đóm vương, như bóng ai trong lúc đêm trường về…            Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 có rất ít những bản nhạc mang tính cách lịch sử của một dân tộc “vong quốc” với những ca từ diễn tả tỉ mỷ đến từng chi tiết như một bài thơ:                 “Rừng rậm cô tình, đèo cao thác sâu, đồi hoang suối reo hoang vắng cheo leo                Ngàn muôn tiếng âm, tháng năm buồn ngân, âm thầm hòa bài hận vong quốc ca                Người xưa đâu, mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu                Lầu tháp đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu…”                “Về kinh đô, ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù                Triệu sóng xô, muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ                Tiệc liên hoan, nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn                Dạ yến ban, cung nữ dâng lên khúc ca về Chàm                “Một thời oanh liệt người dân nước Chiêm lừng ghi chiến công vang khắp non sông                Mộng kia dẫu tan cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non                Người xưa đâu, mộ đắp cao nay đã sâu thành hào                Lầu các đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu…”  Kiến trúc và điêu khắc ở thân tháp Po Klaung Garai, thế kỷ 13            Không một ca sĩ nào hát Hận Đồ Bàn "có hồn" bằng Chế Linh [3]. Lý do cũng dễ hiểu vì anh mang tâm sự của một người Chàm với tên thật là Chà Len (Jamlen) và tên Việt là Lưu Văn Liên. Anh ra đời năm 1942 tại làng Hamu Tanran thuộc Phan Rang, nay là tỉnh Ninh Thuận.            Người ta biết nhiều đến Chế Linh qua dòng nhạc ca tụng những người lính trong quân lực VNCH mặc dù anh chẳng đi lính ngày nào vì thuộc dạng “miễn dịch” dành cho “dân tộc thiểu số”. Về dòng nhạc này, có người khó tính lại bảo Chế Linh thuộc thành phần… “lính chê”.            Người thương thì nói rõ ràng là anh bị “lính chê” nên mới được “miễn dịch”, một số khác, trong đó có cả những người đang mặc áo lính, lại không ưa những ca từ anh ca tụng họ. Họ bảo những bài hát đó được trình bày theo phong cách… “sến”.            Nhưng với Hận Đồ Bàn, mọi người đều có một nhận xét chung: bài hát đã đưa tên tuổi Chế Linh thâm nhập vào làng ca nhạc Việt Nam với tâm trạng của một người Chàm “vong quốc”. Chỉ tiếc một điều, những bài hát có tầm vóc như Hận Đồ Bàn rất hiếm trong nền ca nhạc nên Chế Linh phải bước sang một dòng nhạc gây nhiều tranh cãi [4].            Người ca sĩ gốc Chàm, được gọi là “tài hoa” cũng có một đời tư thật… “hào hoa”: Chế Linh nổi tiếng là người có nhiều vợ con, tính cho đến năm 2007, anh đã có 4 vợ và 14 đứa con. Ta khám phá được nhiều điều về Chế Linh qua bài viết của Jaya Bahasa, “Mừng sinh nhật lần thứ 57 của chị Nguyễn Thị Thúy Hằng” trên trang web Inrasara [5].            Vào giữa thập niên 1970 Chế Linh kết hôn với cô Nguyễn Thị Thúy Hằng (sinh ngày 1/12/1953, mất ngày 26/4/1974). Cuộc hôn nhân giữa một ca sĩ người gốc Chàm với một cô gái người Việt đã khiến giới báo chí Sài Gòn tốn khá nhiều giấy mực.            Jaya Bahasa viết: “Như một định mệnh hai dân tộc, hạnh phúc này nhanh chóng đổ vỡ bởi những mù khơi mà không ai có thể biết được. Vì muốn minh chứng cho tình yêu của mình được sống mãi, chị Thuý Hằng quyết định quyên sinh bằng một liều thuốc ngủ mà luyến tiếc để lại hai đứa con trai thơ dại.                     Cái chết của Thuý Hằng đến quá đột ngột và bất ngờ, một lần nữa, cánh báo chí và giới nghệ sĩ Sài Gòn thêm bàn tán rôm rả. Nhưng không người nào biết được căn nguyên. Bởi chị không một lời nào trăn trối ngoài ba lá thư để lại cho gia đình.             Lá thư thứ nhất viết cho người mẹ mà chị gọi bằng Mợ, xin tha thứ vì những lỗi lầm này và mong mợ hãy yêu thương đứa con của chị để được thấy chị qua hình ảnh đứa con. Lá thư thứ hai viết riêng cho hai đứa con yêu quý mà chị đặt tên là Sơn và Ca, một loài chim có giọng hót tuyệt vời. Lá thư thứ ba viết riêng cho ca sĩ Chế Linh, vài dòng ngắn ngủi với sự muộn màng và chỉ xin Chế Linh cho một nắm đất đắp lên mộ”.  Thúy Hằng và Chế Linh (Ảnh trên trang web Inrasara)             Chuyện tình Chế Linh – Thúy Hằng với đoạn kết đầy nước mắt khiến người ta liên tưởng đến một chuyện tình vương giả trong lịch sử Việt-Chàm. Huyền Trân là một công chúa đời nhà Trần, con gái của vua Trần Nhân Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay).            Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5/1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Theo tục lệ nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân.            Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm (?) và theo “Đại Việt Sử ký Toàn thư” thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.           Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309, dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng.             Trong dân gian, có lẽ vì thời đó người Việt coi người Chàm là dân tộc thấp kém, nên đã có câu:            Tiếc thay cây quế giữa rừng             Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo  Đền thờ Huyền Trân Công chúa                      Nói đến lãnh vực âm nhạc của người Chàm như trường hợp của ca sĩ Chế Linh tôi lại nhớ đến nhạc sĩ Từ Công Phụng, vốn là bạn học năm Đệ Nhất tại trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt. Chúng tôi chỉ quen nhau trong một niên học nhưng có nhiều chuyện để nhớ khi tuổi tác ngày một cao.            Từ Công Phụng ngày đó là một học sinh từ Ninh Thuận lên Đà Lạt học năm cuối trung học. Có lẽ anh là gốc người Chàm nên hình như luôn có một khoảng cách vô hình với đám học sinh chúng tôi. Anh “góp tiếng” tham gia ban nhạc nhà trường bằng giọng hát và chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe một giọng trầm, buồn và còn đặc biệt hơn nữa chỉ hát những bài “lạ”…             Đó là hai bài “Bây giờ tháng mấy” và “Mùa thu mây ngàn” do chính anh sáng tác. Thật không ngờ, khi mới 16 tuổi anh đã tự học về âm nhạc qua một cuốn sách của Robert de Kers, viết bằng tiếng Pháp, với tựa đề “Harmonie et Orchestration”. Đến năm 17 tuổi anh đã có nhạc phẩm đầu tay “Bây giờ tháng mấy”…             Hồi đó đang có cuộc thi tài giữa “trường Ta” là Trần Hưng Đạo và “trường Tây” của các sư huynh dòng La San là trường College d’Adran trên sân khấu thành phố Đà Lạt. Vì là trường Tây nên Adran chơi nhạc Beatles, đàn cũng là kiểu Beatles còn Trần Hưng Đạo chúng tôi khiêm tốn hơn, chơi đàn Fender theo các bản hòa tấu của The Shadows.             Có thêm Từ Công Phụng “chuyên trị” nhạc Việt thể loại “tình cảm” trở thành… “hoa thơm cỏ lạ” trong chương trình văn nghệ. Thoạt đầu Từ Công Phụng “khớp” không dám lên sân khấu nhưng anh em trong ban nhạc cứ khen những bài “tự biên, tự diễn” của Phụng và bảo đảm là sẽ nổi bật trong đêm văn nghệ.           Từ Công Phụng bỗng trở thành một hiện tượng tại Đà Lạt. Khán giả hoan nghênh nhiệt liệt đến độ Đài phát thanh Đà Lạt mời anh ghi âm để phổ biến qua làn sóng điện, tên tuổi của Từ Công Phụng được người Đà Lạt biết đến cùng với Lê Uyên Phương trong ban nhạc Ngàn Thông trên Đài phát thanh.             Cuối năm Đệ Nhất ban nhạc của chúng tôi tản mát mỗi người một phương. Họ Từ về Sài Gòn và ngay sau đó nổi lên như một nhạc sĩ ăn khách cùng thời với Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn và Lê Uyên Phương.            Sau 30/4/1975, các sáng tác của Từ Công Phụng bị cấm lưu hành tại Việt Nam và mãi cho đến năm 2003 mới được… “cởi trói”. Anh rời Việt Nam năm 1980 và định cư tại Portland, Oregon. Năm 1998, anh trở về thăm quê hương Ninh Thuận và năm 2008, anh trở lại với chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn.             Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Từ Công Phụng đã 2 lần vượt qua căn bệnh ung thư gan và ung thư túi mật nhưng vẫn mong đủ sức khỏe để sáng tác trong những ngày cuối đời. Với tình bạn học của buổi thiếu thời tôi chỉ mong anh sẽ sống mãi với chúng ta, chuyện sáng tác chỉ là vấn đề phụ vì những tác phẩm đã ra đời của anh đã là chứng nhân cho một nhạc sĩ tài hoa người Chàm.  Từ Công Phụng            Hồi còn đi học tại Ban Mê Thuột, tôi có một vị giáo sư người gốc Chàm. Thầy Nguyễn Văn Tỷ, quê quán tại Ninh Chữ, một bãi biển thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Khánh Hải, tỉnh Ninh Thuận.            Tôi cùng thầy Bùi Dương Chi đã dẫn đoàn sinh viên Mỹ đến bãi biển Ninh Chữ được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Kết hợp với địa danh Bình Sơn, Ninh Chữ đã trở thành cụm du lịch Bình Sơn - Ninh Chữ đem lại diện mạo, thương hiệu và thu nhập cho tỉnh Ninh Thuận.            Thầy Nguyễn Văn Tỷ đã về hưu và sinh sống tại Ninh Chữ. Ông trở thành một “nhân sĩ” trong làng và vẫn tiếp tục nghiên cứu văn hóa Chàm để truyền bá lại cho lớp trẻ người Chàm. Ông cũng là một cộng tác viên kỳ cựu của Tuyển tập Tagalau như đã nói ở trên.            Tháng 10/2009 ông đến California để tham dự lễ Katê của cộng đồng người Việt gốc Chàm tại đây. Ông đã được mời phát biểu cảm tưởng tại buổi lễ. Theo ông, dân tộc Chàm muốn sống với nhau tốt, muốn tồn tại tốt cần thể hiện 3 yếu tố: Đoàn kết, Bảo tồn và Phát triển.             Đối với người Chàm, đoàn kết được thì sẽ được tất cả, và không đoàn kết thì sẽ mất tất cả. Điều này mang ý nghĩa sau khi bị “vong quốc” sẽ lại phải “vong thân”.            Người Chàm cần bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết của mình, vì “tiếng Chàm còn thì người Chàm còn; tiếng Chàm mất thì người Chàm mất”.             Nếu tồn tại được mà không phát triển thì chỉ “tồn tại như một dân tộc bần cùng”, “vùi dập trong cuộc sống lạc hậu, tối tăm”.            Có lẽ đó cũng chính là lời kết của bài viết này về… “Người Chàm trong mắt tôi”.  Thánh địa Mỹ Sơn *** Chú thích: [1] Tagalau tiếng Chàm là cây bằng lăng hoa tím, mọc nhiều ở miền núi Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuyển tập mang tên Tagalau vì nó tượng trưng cho tính dân dã, sức chịu đựng, sự khiêm tốn: nỗ lực nở hoa dù phải mọc trên mảnh đất nghèo cằn.Tagalau là Tuyển tập chứ không phải là Tạp chí nên không ra định kỳ, mà chỉ được xuất bản khi tập hợp đủ bài vở. Số đầu tiên của Tuyển tập Tagalau ra mắt vào lễ Katê của người Chàm năm 2000. [2] Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, ra đời tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung rồi đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Trước năm 1945, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": Kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát của tháp Chàm. Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý, "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa". Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng. [3] Hận Đồ Bàn do ca sĩ Chế Linh trình bày: http://mp3.zing.vn/bai-hat/Ha-n-Do-Ba-n-Che-Linh/IW7AZZCO.html [4] Tham khảo về Chế Linh tại: http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/08/sen-hay-sang.html [5] Tham khảo trang web của Inrasara về chuyện Chế Linh và Nguyễn Thị Thúy Hằng:http://inrasara.com/2010/11/26/theo nguoidongbang.blogspot.com.au (Nguồn: Chinhhoiuc)    
0 Rating 3.9k+ views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On August 21, 2015
TÌM HIỂU VÀ GIỚI THIỆU VỀ ĐỀN PO SAH Ở PALEI CAOK( THÔN HIẾU LỄ) Đền Po Sah tọa lạc ở phía tây thuộc thôn Hiếu Lễ ( plei Caok) xã Phước Hậu. Đền được tu bổ và sửa sang lại vào năm 2000 để phục vụ cho bà con trong làng cũng như cho các làng bên đến đây để cúng kính (kinh phí do nhân dân trong thôn đóng góp). Theo các cụ già trong palei kể lại rằng. Ở thời kì Poklong GaRai ( 1151 - 1205) trị vì .Po Sah là một vị tướng thân cận và trung thành với vua và ngài cũng có lòng vị tha, biết thương yêu dân chúng.Thấy vậy Po Klong GaRai cho ông cai quản khu vực này gồm các palei thuộc xã Phước Hậu và Phước Thái. Được cai quản ở vùng này trong quá trình sinh sống và làm việc Ngài đã giúp nhân dân trong vùng làm ruộng, chăm lo đời sống cho nhân dân và Ngài rất yêu dân chúng. Cho đến khi qua đời. Để tưởng nhớ đến công ơn to lớn của Ngài bà con vùng này đã lập đền để thờ ông. Đền thờ ông trước đây rất là đơn giản như một túp lều, biểu tượng là linga mang hình người và có mặc quần áo khăn quấn trên đầu rất là chu đáo.Trước kia đền thờ này thuộc palei Baoh DaNa (thôn Chất Thường).Vì khu đất lập đền thờ là vùng đất của thôn Chất Thường. Sau cơn lũ từ năm 1964 nhân dân plej Caok đã bỏ nơi cũ ( thôn Trường Thọ bây giờ) về sinh sống tại nơi cho đến bây giờ và lấy tên là palei Caok (Hiếu Lễ bây giờ, xem ‘vài nét về plei Caok của vijanhan’).Từ khi về sinh sống tại vùng đất mới này trong đó có đèn Po Sah. Từ đó cho đến nay đền thuộc quyền cai quản, chăm nom của bà con thôn Hiếu Lễ.  Đền Po Sah này là nơi rất linh thiêng mỗi khi người dân trong làng và ngoài làng có việc cầu thì thường mang lễ vật đến đây cúng để xin thần phụ hộ như chuẩn bị dựng nhà, hay chuẩn bị tổ chức đám cưới cho con cái, hay trong thôn chuẩn bị làm việc gì đó, và đặc biệt là vào đầu năm Chăm lịch bà con thôn Hiếu Lễ thường làm lễ cúng rất nhiều và linh đình.  Ngoài đền Po Sah là nơi người dân palei Caok thường đến đây để cúng kính thì các palei khác cũng đến để cầu an cho gia đình, con cháu không bệnh tật, cầu cho gia đình hạnh phúc, dân làng bình yên. Khi người dân cầu an và đã được như mong muốn sang năm hoặc vào thời gian thích hợp người dân lại mang lễ vật đến đây để tạ ơn Ngài. Lễ vật cúng cho Ngài rất là đơn giản nếu công việc nhỏ thì lễ vật bao gồm: 3 trứng vịt, 1 chai rượu, mấy tem trầu và người chủ lễ thường là thầy cúng trong làng. Nhưng có khi gia đình mang các lễ vật lớn đến đây để cúng như, 2 con già, canh, cơm, xôi, chè, trứng, rượu, trầu,….đó là đối với công việc thành công lớn như: Con cái thi đậu vào đại học, hay tốt nghiệp, hay gia đình đã đã thực hiện một việc lớn thành công…..Chủ lễ là bà bóng trong làng (Muk pajaw). Hiện giờ Muk pajaw cua palei la Muk pajaw Thương  Từ vài năm trở lại đây đền Po Sah được người dân trong palei (làng) và các palei khác quan tâm hơn và đặc biệt là vào dịp đầu năm Chăm lịch sau khi lễ “ Rija NâGar” xong người dân lại mang lễ vật đến đây để cúng và cầu an cho gia đình và dân làng được hạnh phúc và bình yên.  Đây là bài viết sơ khảo của tôi, hy vọng những ai quan tâm và biết về đền Po Sah ở palei Caok hãy đóng góp cho độc giả những tin chính xác và cụ thể hơn. Dwa dar phun! Vija nhàn Đây là một số hình ảnh về đền Po Sah
0 Rating 141 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On June 9, 2015
    VTV.vn - Sáng 7/6, tại thánh đường Mubarak, thị xã Tân Châu, An Giang, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang đã tổ chức lễ đón mừng tháng Ramadan cho đồng bào Chăm.   Năm nay, tháng Ramadan chính thức bắt đầu từ ngày 17/6 - 17/7. Hoạt động này nằm trong 5 điều luật căn bản và bắt buộc đối với một tín đồ Hồi giáo khi đến tuổi trưởng thành. Trong khoảng thời gian này, tất cả nam nữ từ 15 tuổi trở lên vẫn làm việc bình thường nhưng phải nhịn ăn, nhịn uống vào ban ngày, không sát hại sinh vật để tu tâm dưỡng tính. Điều này nhằm thể hiện lòng yêu thương, đồng cảm giúp đỡ những người nghèo khổ. ĐBSCL hiện có hơn 1,4 triệu đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, Hoa, Khmer. Riêng tại An Giang, đồng bào Chăm là một trong bốn dân tộc lớn của tỉnh, sống nhiều nhất là tại thị xã Tân Châu và huyện An Phú, với trên 3.000 hộ, 16.000 nhân khẩu. Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đời sống đồng bào dân tộc Chăm ngày càng được nâng cao. Nhiều chính sách như hỗ trợ về nhà ở, vốn vay làm kinh tế gia đình, miễn giảm học phí cho học sinh người dân tộc... đã góp phần xây dựng các xóm ấp Chăm ngày càng khởi sắc, qua đó gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. theo vtv.vn
0 Rating 69 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 9, 2015
  Lễ hội Ramawan 2015 của cộng đồng Chăm Awal/Muslim sẽ bắt đầu từ ngày 16-18/06/2015. Tháng chay tinh tại thánh đường sẽ diễn ra từ ngày 18/06 đến 18/07/2015. Hôm nay xin gởi mọi người bài giới thiệu về Lễ hội Ramawan của người Chăm - Tác giả: Ts. Trương Văn Món (Sakaya).(Trich Sakaya, Lễ hội của người Chăm, Nxb VHDT, Hà Nội, 2003, tr.118-126)Lễ hội Ramawan: Lễ hội Ramawan của người Chăm Awal diễn ra trong thời gian một tháng, trước khi vào lễ họ thường tổ chức lễ hội trong 3 ngày đầu. Lễ hội diễn ra làm 3 phần: lễ tảo mộ (nao ghur) – lễ cúng gia tiên (ew muk kei – kèm theo hội) và lễ chay niệm tại thánh đường (mbang aek).Lễ tảo mộ (nao ghur):Làm lễ tẩy uế phần mộ và mời tổ tiên về dự lễ “cúng gia tiên” (ew muk kei) nhân ngày Ramawan. Nghi thức lễ do Po Acar thực hiện bằng những lời cầu kinh bằng tiếng Ả rập được rút ra từ kinh Koran (Kuru-ân) và một số vị đàn ông khác thuộc kinh kệ cũng ăn mặc chỉnh tề cùng với các phụ nữ van vái mời tổ tiên ông bà về dự lễ Ramawan.Lễ cúng gia tiên (ew muk kei):Sau khi tảo mộ về, họ chọn một nơi trang trọng nhất trong nhà làm bàn tổ (danok). Bàn tổ được trải chiếu hoa, để khay trầu, ấm trà, 2 cái gối nằm…Đây là nơi tạm nghĩ của tổ tiên về hưởng lễ nhân ngày Ramawan. Sau khi lập bàn tổ xong, họ dâng lễ vật lên cúng tổ tiên như bánh tét, bánh ít, chè, xôi, bánh sakaya (món lạt – kaya yuer); gà luộc, cơm canh, cá khô (món mặn – kaya klam)…Lễ vật được dâng cúng thành nhiều mâm. Mỗi một thành viên trong gia đình đều cầu khấn trong hương hồn tổ tiên phù hộ độ trì cho họ. Mâm lễ còn được dâng thành nhiều đợt. Mỗi đợt dâng lên hai mâm (mâm ngọt và mâm mặn). Trong mỗi lần dâng lễ vật vị cúng lễ luôn đọc kinh, vừa rót rượu vừa khấn vái trong khói hương trầm toả ra nghi ngút. Các vị thần linh được mời về hưởng lễ là tổ tiên bên nội và cả bên ngoại sau đó là những người thân trong gia đình đã khuất…Trong ngày cúng gia tiên (ew muk kei) những thành viên trong gia đình đều họp mặt đông đủ với hương hồn của tổ tiên. Họ luôn cầu khấn và hi vọng tổ tiên sẽ phù hộ độ trì. Kết thúc lễ này, họ mời bà con, bạn bè dự lễ cùng hưởng lễ vật, họ cùng ăn, cùng chúc tụng lẫn nhau.Hội: trong 3 ngày lễ cúng gia tiên họ thường tổ chức ngày hội. Mỗi làng palei Chăm Awal đều tổ chức giao hữu bóng đá, văn nghệ, có một sớ năm các làng còn tổ chức trò chơi dân gian như thi đội nước, bò kéo xe, kéo cày, giả gạo … Các trò chơi không chỉ lôi cuốn các thành viên trong làng mà còn có nhiều thành viên ở các làng palei khác tham gia. Ba ngày đầu cúng lễ gia tiên người Chăm Hồi giáo Bàni thực sự là ngày hội mở đầu cho lễ Ramawan.Lễ Ramawan (mbang aek):Thánh đường (sang magik) dự lễ Ramawan. Và cũng kể từ đây tẩt cả tu sĩ Po Acar cũng tập trung tại thánh đường để hành lễ trong thời gian một tháng.Hành lễ Ramawan trong thánh đường:Hành lễ Ramawan tại thánh đường được diễn ra theo các bước lễ như sau: lễ tẩy thể (mâk aia), lễ đánh trống (ataong hagar), lễ đọc kinh (wak) và lễ kết thúc (taleh).+ Lễ tẩy thể tu sĩ Acar: Trước khi vào hành lễ các tu sĩ Po Acar đều làm lễ tẩy thể. Lễ tẩy thể được diễn ra trước thánh đường. Lễ được thực hiện một lúc 9 vị tu sĩ. Mỗi tu sĩ mặc váy mình trần (áo khoác vai), tay cầm chén đồng để lấy nước tẩy thể. Nước tẩy thể được họ lấy từ giếng hoặc cái hồ ở trong khuôn viên thánh đường. Lễ tẩy thể này mang tính tượng trưng. Khi lấy được nước thì 09 vị tu sĩ đứng trên 09 miếng đá (batau khakbah) được đặt ở trước thánh đường đọc kinh làm lễ tẩy thể. Sau đó họ mặc trang phục chỉnh tề bước vào thánh đường làm lễ. Khi bước vào cửa thánh đường họ còn đọc câu kinh dài và làm nghi thức lễ của người Hồi giáo là lấy tay chạm mũi.+ Đánh trống và gọi lễ (ataong hagar): Mỗi lần thực hiện lễ trong thánh đường họ đều dùng trống (hagar) để khởi lệnh. Đánh trống lễ trong thánh đường được phân công tu sĩ cụ thể. Người đánh trống thường là cấp tu sĩ Katip hay Imam trong hàng ngũ chức sắc Chăm Awal. Trống được treo ở góc bên trong thánh đường (gần cửa ra vào). Tiếng trống gọi lễ thường bắt đầu bằng một hồi dài liên tục và kết thúc bằng 03 tiếng sau cùng. Khi tiếng trống gọi lễ (bang) kết thúc, người đánh trống được một vị tu sĩ khác đến tiếp đón về nơi dự lễ bằng cử chỉ hai người đứng cạnh nhau, hai tay chạm lên mão (mũ) và hai tai. Cuối cùng ngâm lên bài kinh và bắt đầu lễ đọc kinh.+ Đọc kinh (wak):Trong 4 bước hành lễ trên, lễ đọc kinh “wak” là quan trọng do một vị Imam hoặc Katip hướng dẫn đọc và hành lễ. Các vị tu sĩ đứng theo hàng ngang trong thánh đường, mặt hướng về hướng tây (hướng về La Mecque). Bài kinh có khi một người đọc, có khi cùng đọc tất cả và thỉnh thoảng đọc đồng thanh hoặc hô vang tiếng “Omin”. Khi đọc các tu sĩ thể hiện nhiều thao tác khác nhau như bái lạy, qùy, đứng, tay thì lần từng hạt chuỗi (mặc khải). Kết thúc một lần đọc kinh thì các tu sĩ thường ngồi lại thành vòng tròn. Từng vị tu sĩ tham gia lễ trong thánh đường đều bắt tay nhau, rồi đưa tay chạm vào mũi. Đây là nghi thức chào nhau thân thiện mà thường gặp ở các tín đồ Hồi giáo thế giới.Trong lúc các tu sĩ hành lễ thì bà con trong làng thường dâng lễ cho vị thần Auloah (Alla) như têm trầu, cây nến bằng sáp ong để thắp sáng… để biết ơn đến thánh Alla và cầu may, cầu tài lộc. Những gia đình có tu sĩ thì còn đội lễ vật như cơm, bánh trái đến thánh đường để các tu sĩ dùng về đêm.Hành lễ Ramawan kéo dài trong một tháng. Trong tháng lễ họ còn chia ra làm nhiều giai đoạn (tiểu lễ) khác nhau như sau:Lễ ngày thứ sáu (harei jama-ah): Trong tháng lễ Ramawan họ tổ chức 4 lần đọc kinh lễ ngày thứ sáu. Nghi thức lễ cũng tương tự như đã trình bày trên, chỉ khác ở chỗ là chủ lễ đọc kinh trong ngày thứ sáu là vị Katip, lễ vào giờ kinh (wak)- hướng về thánh Mohamat. Nghi thức hành lễ này khá long trọng, vị katip phải đứng vào bục giảng trong thánh đường (mrong), tay cầm gậy lễ (gai bhaong) và cuốn sách giảng kinh Koran. Khi bài giảng kinh kết thúc thì tín đồ dâng lễ vật (xôi, chè) lên thánh đường. Các tu sĩ ngồi quây quần lại bên nhau cùng đọc kinh và đốt chén lửa xông hương trầm kết thúc bài lễ kinh.Lễ kinh vào ngày thứ năm (Harei pok jip): Lễ này cũng được thực hiện trong ngày thứ năm hàng tuần. Nghi thức hành lễ, đọc kinh dâng lễ vật cũng tương tự như lễ thường ngày trong thánh đường. Chỉ khác ở chỗ là lễ này đọc kinh vào giờ kinh Esha và cuối cùng có đọc thêm 5 kinh lễ cầu cúng tổ tiên tương tự như lễ cúng gia tiên ở phần đầu (mbang muk kei).Lễ Muk trun, Ong trun: Lễ Ramawan kết thúc 15 ngày đầu gọi là “Nữ thần gian thế” (Muk trun) và từ ngày thứ 20 trở đi đến cuối tháng là lễ “Nam thần” giáng thế (Ong trun). Nghi thức hành lễ của các lễ này cũng tương tự như các nghi thức lễ ngày thứ sáu hàng tuần đã trình bày. Đặc biệt sau lễ “Muk trun” là mốc thời gian báo hiệu các tín đồ ở làng Chăm (kể cả Chăm Awal và Chăm Ahier) đã hết thời kỳ kiêng cữ, chay tịnh. Họ sẽ được phép sát sinh, cúng tế thuộc về lễ nghi tín ngưỡng dân gian Chăm. Còn sau lễ “Ong trun” bà con trong làng có tục dâng gạo (tuh brah) ở thánh đường để các tu sĩ làm lễ bố thí cho người nghèo. Trong lễ Ong trun này các tu sĩ còn thực hiện lễ nghi cho các tín đồ như lễ “Palek kalam” cho các cháu trai đã làm lễ cắt da quy đầu (katat) theo tập tục của Hồi giáo…Các tín đồ có tuổi trưởng thành, buộc phải qua nghi lệ này mới được phép dự lễ đọc kinh tảo mộ, cúng gia tiên (ew muk kei)..+ Lễ kết thúc Ramawan (taleh Ramawan): Lễ Ramawan kết thúc vào ngày thứ 30 tháng 9 của tháng lễ chay tịnh. Ngày kết thúc lễ được tổ chức rất long trọng trong thánh đường. Ngoài việc tổ chức đọc kinh Koran như thường lệ và cầu những điều tốt lành cho dân làng (giờ kinh Subahik); họ còn tổ chức lễ rước gậy thần Auloah (Alla); làm lễ thăng quan tiến chức cho các vị tu sĩ trong thánh đường (Imam, Katip). Ngày cuối cùng của tháng lễ, ngoài việc tín đồ trong làng tổ chức ăn cơm bố thí (cơm, trứng luộc và muối mè) gọi là “lithei yakat” của các vị tu sĩ, dân làng còn dâng lễ vật, mỗi tín đồ dâng 2 mâm lễ (một mặn, một ngọt)… lên thánh đường để cúng lễ thánh Auloah (Alla) rồi kết thúc lễ Ramawan.Tóm lại: Lễ Ramawan là lễ hội lớn nhất của người Chăm Awal/Bani – người Chăm ảnh hưởng Hồi giáo. Lễ hội nguyên gốc của nó chỉ là lễ đơn thuần cho mùa chay niệm của tín đồ Hồi giáo vào tháng 9 Hồi lịch. Thế nhưng khi người Chăm tiếp nhận, họ đã cải biên lại thành lễ hội mang bản sắc của riêng mình. Do vậy lễ Ramawan của người Chăm không chỉ là lễ chay niệm, đọc kinh cầu nguyện thánh Alla một ngày 5 lần mà nó còn kết hợp với lễ cúng gia tiên, tục dâng gạo, lễ cúng nữ thần giáng thế – một tín ngưỡng thờ mẫu có nguồn gốc bản địa có từ lâu đời của người Chăm đã hiện diện trong lễ Ramawan. Hơn thế nữa, trong lễ hội Ramawan, các tín đồ còn được phép múa hát – một loại hình sinh hoạt khó có thể chấp nhận trong luật của Hồi giáo nhưng cuối cùng cũng hội nhập vào lễ Ramawan. Những yếu tố trên đã kết hợp, dung hoà lại với nhau tạo cho lễ Ramawan trở thành một lễ hội đặc sắc của người Chăm, góp phần làm phong phú và đa dạng sắc màu độc đáo của lễ hội Chăm.P/s: Hình ảnh được chụp tại Palei Ram( Văn Lăm-Ninh Thuận) - Ramawan 2010 theo facebook.com
0 Rating 136 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 31, 2015
  Tại cuộc hội thảo về Champa tại UC Davis ngày 24/5/2015 có một diễn giả chính đến từ Pháp là Tiến sĩ Po Dharma, một chuyên gia về lịch sử Champa. Ông dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn liên quan đến các vấn đề của dân tộc Chăm hiện nay. Trước tiên ông cho biết Tiến sĩ PoDharma: Dân tộc Chăm hôm nay có hai vấn đề quan tâm nhất. Thứ nhất là người thanh niên Chăm sống tại hải ngọai này làm thế nào để họ có một vai trò trong di sản của họ, trong tiếng nói của họ. Hầu hết họ sang bên Mỹ hay bên Pháp đều không biết tiếng Việt, không biết tiếng Chăm, cho nên chúng tôi muốn làm cách nào đưa đến cho họ di sản văn hóa Champa, những tác phẩm về Champa bằng tiếng Anh. Người Chăm hôm nay có khỏang 100 ngàn người ở Việt nam, 400 ngàn người ở Cam Pu Chia, 5 hay 6 chục ngàn ở Mã Lai, vấn đề của họ là thế kỷ 21 này họ có còn sống được hay không. Kế đến là dân tộc Chăm hiện nay ở Việt nam với vấn đề dân tộc bản địa, có thể duy trì văn hóa của họ trong một chế độ mà chúng tôi gọi là độc tài đảng trị hay không. Không phải họ muốn đòi lại độc lập quê hương, đó không phải là vấn đề của họ. Vấn đề duy nhất của họ là đòi hỏi chính phủ Việt nam công nhận họ là một phần của dân tộc Việt nam, lịch sử của họ là lịch sử Việt nam chứ không nằm bên lề lịch sử Việt nam. Kính Hòa: Về mặt chính thức chính phủ Việt nam lúc nào cũng nói rằng Việt nam gồm 54 dân tộc trong đó có dân tộc Chăm. Ở đây có thể nói gì về điều đó? Tiến sĩ Po Dharma: Chính phủ Việt nam cứ cho chúng tôi là một dân tộc phản động, đòi hỏi quá đáng, rồi tay sai bên ngòai. Không chúng tôi không đòi hỏi quá đáng. Dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, rồi Đệ nhất, Đệ nhị cộng hòa, nhà nước Việt nam công nhận dân tộc Chăm là dân tộc bản địa, hay là thổ dân, có đất đai riêng, phong tục tập quán riêng, có lãnh tụ riêng, do nhà nước Việt nam chỉ định nhưng phải đuợc sự đồng ý của nhân dân Chăm. Sau năm 1975 chế độ chính trị của Hà nội hòan tòan phủ nhận mọi qui chế đặc biệt đó. Vậy nên chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt nam hôm nay công nhận chủ quyền của người Chăm trên đất đai của họ, trên đền tháp của họ, trên di sản văn hóa của họ do người Chăm quản lý. Dân tộc Chăm có quyền mở cửa hành lễ trên đền tháp của họ, vậy mà mỗi lần hành lễ cũng phải xin phép. Đây là đền tháp của chúng tôi.   Tiến sĩ Po Dharma đến từ Pháp . Photo RFA   Kính Hòa: Về phía nhà nước Việt nam thì người ta cũng nói là có đại biểu quốc hội là đại diện cho người Chăm. Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi cám ơn nhà nước Việt nam đã cho chúng tôi một cái ghế gọi là dân biểu Chăm. Chúng tôi không phủ nhận cái đó. Vấn đề là họ đại diện cho chúng tôi để làm cái gì trong Quốc hội? Dân biểu của chúng tôi do nhà nước chỉ định làm theo nhà nước, chứ không có giai trò gì hết. Kính Hòa: Thưa những suy nghĩ, kiến nghị, hay là những mong muốn đó từ những tổ chức người Chăm độc lập ở trong nước cũng như hải ngọai đã được đưa đến nhà nước Việt nam chưa? Tiến sĩ Po Dharma: Nói thật ra cho đến hôm nay chúng tôi có tiếp xúc với dân biểu từ Hà nội xuống tiếp xúc cử tri, nhưng họ chỉ nói nhũng gì đảng và nhà nước muốn. Trước khi nói thì chế độ bảo không được nói cái này, không được nói cái kia. Mặc dù cùng sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam nhưng chúng tôi như ở ngòai lề, không có tiếng nói gì hết. Đó là những vấn đề chúng tôi muốn người Việt ở hải ngọai, người Việt trên tòan thế giới giúp đỡ chúng tôi, một dân tộc đang bị khó khăn trở ngại. Một mình chúng tôi không làm được, chúng tôi muốn người Việt ở cộng đồng hải ngọai lên tiếng giúp đỡ chúng tôi, một trong những dân tộc anh em.   Cụm tháp Po Klong Garai của người chăm xây dựng vào thế kỷ thứ 13   Kính Hòa: Xin Tiến sĩ câu hỏi cuối là trở lại với lịch sử Champa thì có ý kiến cho rằng học sinh Việt nam ngày nay từ miền Bắc cho đến miền Nam, ngòai những triều đại ở Thăng Long cũng nên học các triều đại Simhapura, Indrapura (Quảng Nam.) Ý kiến đó cũng được nhiều trí thức Chăm trong nước ủng hộ, Tiến sĩ đánh giá thế nào về việc đó? Tiến sĩ Po Dharma: Vấn đề hôm nay tôi thấy đối với người trí thức trẻ, không chỉ người Chăm mà còn cả người Việt, ai cũng thấy là có một dân tộc Chăm. Chính phủ Việt nam cũng cho xây một cái đền Chăm y hệt ngay tại Hà nội, một hành động công nhận dân tộc Chăm. Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu. Mà khi nói đến lịch sử Việt nam thì phải có lịch sử Champa trong đó, từ Quảng bình, quãng Ngãi, Bình định,… Lịch sử Việt nam không thể tách rời khỏi lịch sử Champa. Kế đến là hôm nay nhà nước Việt nam luôn chủ trương dâ tộc đòan kết, Việt Chăm đòan kết. Vậy mà đòan kết thì đòan kết, nhà nước Việt nam quên mất lịch sử Champa trong sách Việt nam. Cái đó chúng tôi không hiểu là tại sao bỏ lịch sử Champa ra ngòai? Dân tộc Việt nam cần biết lịch sử Champa, người Chăm cần biết lịch sử Việt nam rõ rang. Như vậy cả hai mới sống với nhau được, không nghi ngờ, chia rẽ nhau. Lịch sử là một yếu tố quan trọng đối với con gười như một yếu tố tâm linh vậy, cần biết lịch sử để mà hiểu nhau. Đó là một vấn đề mà chúng tôi mong muốn các trí thức người Việt lên tiếng để lịch sử Champa được giảng dạy trong trường học, đó là một vấn đề mà chúng tôi sẽ luôn luôn tranh đấu để đạt được. "Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu" Tiến sĩ Po Dharma Kính Hòa: Xin cảm ơn Tiến sĩ đã giành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Theo rfa.org
0 Rating 463 views 0 likes 0 Comments
Read more