Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
By: On January 15, 2018
  H’Hen Niê sinh n?m 1992, ng??i dân t?c Ê ?ê, sinh ra và l?n lên ? ??k L?k. Cô b?t ??u s? nghi?p ng??i m?u khi tham gia Vietnam’s Next Top Model 2015 nh?ng l?i b? lo?i t? s?m. Sau cu?c thi, cô làm ng??i m?u t? do t?i TP HCM và nuôi m?ng tham gia sân ch?i nhan s?c khác.  Khi xu?t hi?n t?i vòng s? tuy?n c?a Hoa h?u Hoàn v? Vi?t Nam 2017, H'Hen Niê ???c chú ý nh? mái tóc tém cá tính bên c?nh Mai Ngô, Hu?nh Tiên. Tuy nhiên, so v?i nhi?u ?ng viên khác, cô không n?i tr?i v? nhan s?c.  Không nh? nhi?u thí sinh có v? ng?t ngào, cô gái dân t?c Ê ?ê l?i s? h?u làn da nâu kho? kho?n, g??ng m?t s?c s?o và tính cách m?nh m?. Cô ???c ví nh? 'viên ng?c ?en' v?i v? ??p khác l? t?i cu?c thi Hoa h?u Hoàn v? Vi?t Nam 2017.  H'Hen Niê có chi?u cao 172cm, s? ?o ba vòng 84-60-93. Cô ???c ?ánh giá là m?t trong nh?ng thí sinh s? h?u thân hình lý t??ng, sexy nh?t c?a cu?c thi. Trong các ph?n thi bikini hay ch?p ?nh bikini, cô luôn t? tin phô di?n hình th? tr??c ?ng kính.  M?c dù ít n?i b?t so v?i Hoàng Thu?, Mâu Thu? nh?ng qua t?ng th? thách c?a show truy?n hình Hoa h?u Hoàn v? Vi?t Nam 2017, cô ngày m?t ti?n b? và to? sáng.  Cô t?ng chia s?, trong khi các thí sinh có ê kíp hùng h?u t? v?n và h? tr? phía sau, cô ch? có m?t mình. Tính cách c?a cô c?ng khá th?t thà nên không bi?t cách ?? gây ?n t??ng nh? nhi?u ?ng viên khác. Tuy nhiên, thông qua cu?c thi cô mu?n truy?n t?i thông ?i?p giúp các cô gái dân t?c nh? cô m?nh m? h?n ?? v??n xa ngoài c?ng ??ng c?a mình.  Trong các ho?t ??ng t? thi?n c?a Hoa h?u Hoàn v? Vi?t Nam 2017, H'Hen Niê ???c nh?n ra d? dàng nh? mái tóc tém ??c tr?ng và khác bi?t.  Gout th?i trang c?a cô trong m?i l?n xu?t hi?n c?ng ???c ?ánh giá cao, không còn v? quê mùa, mà ngày m?t thanh l?ch, hi?n ??i.  ? H'Hen Niê còn toát lên s? t? tin, n?ng ??ng và b?n l?nh.  T?i ?êm bán k?t c?a Hoa h?u Hoàn v? Vi?t Nam 2017, cô ???c khen ng?i v? th?n thái khi trình di?n bikini.  ? ph?n thi 'Ng??i ??p Bi?n' trong vòng chung k?t, cô gái dân t?c Ê ?ê c?ng ghi ?i?m tuy?t ??i nh? t?ng b??c catwalk uy?n chuy?n, n? c??i ng?t ngào.  Nh? hình th? chu?n, s? ti?n b? không ng?ng mà H'Hen Niê ???c công chúng d? ?oán s? làm nên chuy?n trong ?êm chung k?t Hoa h?u Hoàn v? Vi?t Nam 2017. Và trong giây phút công b? k?t qu? cu?i cùng vào t?i 6/1, tên cô b?t ng? ???c x??ng lên. Cô v??t qua c? Hoàng Thu?, Mâu Thu? ?? giành v??ng mi?n danh giá. Chi?n th?ng c?a H'Hen Niê ?ã làm nên 'l?ch s?' trong các cu?c thi nhan s?c b?i ?ây là l?n ??u tiên Tân hoa h?u là ng??i có mái tóc tém và ??n t? vùng ??t cao nguyên. Vi?c H'Hen Niê ??ng quang khá thuy?t ph?c khi cô ?ã th? hi?n xu?t s?c ? các ph?n thi trình di?n áo dài, bikini và ??c bi?t là ph?n ?ng x? top 3. S? t? tin, b?n l?nh cùng câu tr? l?i ng?n g?n, ý ngh?a c?a cô ?ã thuy?t ph?c ???c ban giám kh?o.  theo Ngoisao.net
0 Rating 271 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On April 26, 2017
 BAN THANH NIÊN BHUM KAWEI PALEI RAM T?I HOA K?                                        ---o0o--- San Jose: Ngày 10 Tháng 4 N?m 2017 TH? M?I Kính g?i: Quí ??ng h??ng, Trong không khí hân hoan ?ón m?ng ngày l? h?i Harei Mukei –Ram?wan truy?n th?ng, và ?? cùng hòa nh?p chung v?i bà con Ch?m ? quê nhà, Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram trân tr?ng kính m?i quí ??ng h??ng vui lòng b? chút th?i gian quí báu ?? ??n tham d? ngày l? h?i truy?n th?ng -Harei Mukei n?m nay s? ???c t? ch?c vào Th? B?y, Ngày 20 Tháng 05 N?m 2017. Ch??ng trình l? h?i: 1. Tr?n ??u bóng ?á giao h?u: T? 2 gi? - 4 gi? chi?u Gi?a ??i tuy?n Cham Thanh niên Sacramento và Thanh niên Ch?m San Jose ??a ?i?m: Ocala Middle School                 2800 Ocala Avenue San Jose, CA 95148 2. Ch??ng trình V?n Ngh?: T? 5 gi? - 7 gi? chi?u ??a ?i?m: Trung Tâm Sinh Ho?t C?ng ??ng                  111 E Gish Rd, San Jose, CA 95112 T? 7gi? - 10 gi? t?i: Dùng c?m thân m?t và D? v? Dùng c?m thân m?t, ??c bi?t trong d?p này, quí v? s? có nh?ng món ?n ??c thù theo truy?n th?ng Ch?m nh? Pei-nung, Pei-glik, và La-kaya… ?? cùng chia s? ??n quí ??ng h??ng. S? hi?n di?n c?a quí ??ng h??ng là ni?m vinh d?, và khích l? l?n lao cho Ban Thanh Niên c?ng nh? nói lên tinh th?n ?oàn k?t, cùng gìn gi? phong t?c truy?n th?ng v?n hoá dân t?c ? x? ng??i. Trân tr?ng, T.M Ban Thanh Niên Bhum Kawei Palei Ram t?i Hoa K?, Tr??ng Ban,   Sarif Châu  Cell: (408) 821-4708    
0 Rating 346 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 24, 2017
  Thời gian gần đây trong cộng động mạng xã hội của người Chăm đã lan truyền đi lá thư của Thầy Nguyễn Văn Tỷ gởi cho Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani, dấy lên làn sóng bình luận xôn xao trái chiều, gây ảnh hưởng thật tai hại làm mất hoà khí giữa người Chăm với nhau trong cùng tập thể. Tôi đã đọc qua thư của Thầy Nguyễn Văn Tỷ viết, Biên Bản của Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani làm và xem hết video cuộc họp của Hội Đồng Sư Cả phần 1. Đang chờ thêm video của phần tiếp theo, cũng có đọc nhiều bài bình luận của nhiều người khác nhau viết liên quan đến vấn đề này. Theo tình mà xét thì Thầy Nguyễn Văn Tỷ không nên viết thư như vậy, vì Tiến sĩ Thành Phần cũng là người anh em cùng dòng tộc Champa. Có gì thì tốt nhất anh em nên đóng cửa lại mà nói chuyện, trình bày cho nhau nghe ngọn ngành của câu chuyện một cách rõ ràng trong tình thân. Bất cứ một cộng đồng nào, hễ làm việc chung với nhau thì sẽ không thể nào tránh khỏi những bất đồng, những ý kiến trái ngược và ngay cả những việc làm không cùng một cách như nhau. Trong những trường hợp như thế, nếu như xảy ra, tốt hơn hết là chúng ta hãy đến và ngồi lại với nhau. Khi đến với nhau chúng ta cũng phải có tấm lòng cởi mở để có thể chịu khó lắng nghe, dù là phải nghe những điều thật khó nghe chăng nữa! Vì thường những điều khó nghe ấy lại là những điều mấu chốt nhất, gây ra cớ sự bất hoà giữa mình với nhau khi làm việc, dù có chung một mục đích. Nên đã là người có tâm huyết muốn làm việc cho cộng đồng, nhất là cộng đồng Champa. Chúng ta hãy cố bình tâm, ngay cả kiên nhẫn chịu khó lắng nghe nhau. Trao đổi với nhau một cách chân thành, nói cho nhau nghe những điều mình muốn nói, nhưng trong sự hoà nhã đầy tình yêu thương. Xét về lý thì trên nguyên tắc đáng lẽ ra lá thư của Thầy Nguyễn Văn Tỷ chỉ Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani là nơi nhận trước hết, để trong tình anh em cùng trách nhiệm đối với giáo dân trong cộng đồng, mà liệu cách giải quyết sự cố bất hoà giữa mình với nhau sao cho được ổn thoả tốt đẹp. Trừ khi Hội Đồng Sư Cả không thể giải quyết được, thì lúc ấy những ý kiến dư luận bên ngoài mới xen lẫn vào. Tiếc thay là lá thư kia đã lọt ra ngoài cho nhiều người biết, trong khi Hội Đồng Sư Cả chưa kịp mời anh chị em lại để cùng bàn bạc với nhau hầu có thể tìm ra phương cách nào. Nay sự việc đã được người ngoài biết, mà một khi vài người ngoài biết thì sẽ thêm có nhiều người hơn nữa biết. Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin đại chúng bây giờ, nó chẳng khác nào như con dao hai lưỡi. Khi chuyện tốt mau có nhiều người biết, thì chuyện xấu cũng sẽ nhanh như vậy. Dĩ nhiên chúng ta không thể lấy lại được những gì đã vừa xảy ra trong tầm mắt, nhưng điều chúng ta có thể làm là học cái kinh nghiệm đau thương ấy để có thể làm tốt hơn ở tương lai. Chúng ta không thể làm đầy lại bát nước đã đổ, nhưng có thể làm nó ngưng không phải đổ thêm ra nhiều. Cách tốt nhất để làm được việc ấy, là hãy cố tạo cơ hội tốt đẹp để anh em mình ngồi lại với nhau. Nếu Thầy Nguyễn Văn Tỷ và Tiến sĩ Thành Phần là những người bình thường như bao nhiêu người khác thì không nói gì, đàng này hai người đều là những khuôn mặt được nhiều người biết. Xin Thầy Nguyễn Văn Tỷ và Tiến sĩ Thành Phần nên cho nhau cơ hội. Đến để giải bày cho nhau những bức xúc mà anh em không thể, hoặc chưa thể nói ra. Ngay cả lá thư được viết ra cũng có cái nguyên do của nó, do đó hai vị cần đến và nên nói chuyện với nhau như anh em của ngày nào. Làm việc cho cộng đồng đúng nghĩa là người phục vụ vô vụ lợi, là người của quần chúng thì không thể tránh được những sự cố ngoài ý muốn xảy ra cho mình. Nên xin hai vị chớ lấy làm nặng lòng mà hãy chấp nhận nó, như là một phần không thể thiếu trên hành trình của một người phục vụ. Hãy vì sự đoàn kết của cộng đồng Chăm mà gạt bỏ đi cái riêng tư của chính mình, làm được như vậy hai vị sẽ đánh tan đi bao dư luận không mấy tốt đẹp của những ngày vừa qua. Có thế thì thế hệ đàn em của chúng ta sau này mới noi theo và cộng đồng người Chăm hôm nay mới nể phục. CHÂN THÀNH   bài gởi qua info@nguoicham.com
0 Rating 216 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On February 15, 2017
  Kính thưa:  Quý đồng hương, quý doanh nhân và bà con, Sau hơn một tháng BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải Ngoại phát động phong trào cứu trợ lũ lụt cho bà con Cham Palei Ram ở quê nhà và số tiền do những đứa con Cham xa xứ và doanh nhân ủng hộ đươc đến thời điểm này là 10,160 dollars. Hiện nay BVĐ đang kết họp với Ban Phân Phát gạo (xem hình đinh kèm để biết thêm chi tiết) ở quê nhà lên kế hoạch ký hộp đồng mua gạo tốt nhất để gởi đến bà con Cham Palei Ram với 1,910 hộ. Mỗi hộ sẽ nhận được một bao gạo 10kg. Ngày phân phát gạo: Ngày 18 và 19 tháng 02 năm 2017. BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải Ngoại sẽ cập nhật những thông tin, hình ảnh và video clip của khoảnh khắc phát gạo để chia sẽ đến doanh nhân, quý đồng hương và bà con sau này. Lần nữa, BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải Ngoại xin chân thành cảm ơn đến những bà con và doanh nhân đã cùng đồng hành với BVĐ giúp đỡ và đóng góp với số tiền trên để gọi là " Một miếng khi đói bằng một gói khi no" đến bà con Cham Palei Ram ở quê nhà. Bên cạnh đó BVĐ cũng không quên công lao đóng góp không nhỏ của Ban Phân Phát Gạo ở quê nhà. BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải Ngoại xin chúc bà con, doanh nhân và quý Đổng Hương sức khoẻ, bình an và thịnh vượng. Chào thân ái.TM: BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải NgoạiThư Ký, Sarif Chau  
0 Rating 624 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 22, 2017
  NC- Các bài viết liên quan đến "Nữ sinh Chăm bị bạn đánh dã man ở ninh thuận ngày 15-1-2017" trên facebook.com. Xem video clip củ nữ sinh Cham bị đánh dã man ở Ninh Thuân  Đồng Chuông Tử-  NỮ SINH ĐÁNH BẠN HỌC TÀN BẠO, THỰC TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Sáng nay, 16.01.2017, cộng đồng mạng xã hội lại "nổi sóng" lên với clip nữ sinh đánh bạn học tàn bạo ở Ninh Thuận. Clip dài hơn 1 phút, được tung lên mạng trước đó một ngày. Và đến thời điểm này, clip vừa mới bị xóa.Được biết, nữ sinh bị đánh là học sinh lớp 8, người dân tộc Chăm, ngụ ở làng Hữu Đức, huyện Ninh Phước. Người đánh là bạn Kinh, làng Ma Ram, hai làng gần gũi nhau. Chung xã.Sau khi clip gây phẫn nộ dư luận, Ban giám hiệu trường Huỳnh Phước, nơi học tập của hai bạn nữ sinh này và cơ quan chức năng lập tức vào cuộc.Vấn đề là cách giải quyết làm sao để tránh xảy ra những sự cố trong tương lai gần. Bởi không khéo, nó sẽ không còn là chuyện cá nhân, gia đình và nhà trường nữa.Nó sẽ có khả năng bị đẩy lên rất cao. Rất nguy hiểm. Đó là chuyện mâu thuẫn sắc tộc. Mà chuyện đụng chạm sắc tộc ở địa phương Ninh Thuận, đã có nhiều tiền lệ rồi.Nếu cứ đụng chuyện, cơ quan chức năng cho người đánh nghỉ học là không nên. Đó chỉ là cách xử lí tình thế tồi tệ.Vì sao? Vì người đánh đã không có cơ hội được học hành thêm, bồi dưỡng văn hóa và nhân cách cho chính mình. Cái tầm nhận thức của người đánh bị chững lại, dừng lại và có khi suy thoái, biến tướng hãi hùng. Gây phức tạp cho cộng đồng.Xã hội cần người lớn và cơ quan chức năng biết ứng xử nhân văn trong trường hợp này. Cần thiết xây dựng và ban hành bộ quy chuẩn ứng xử đẹp và những hành vi đáng lên án trong nhà trường. Phù hợp luật Hiến Pháp và các luật liên quan quyền con người.Mặt khác, chúng ta thật đau lòng khi nhìn thấy tần suất và mức độ ứng xử tàn bạo của các nữ sinh, ngày càng lan rộng và trở thành căn bệnh trầm kha. Với vụ việc đánh bạn mới đây của nữ sinh ở Ninh Thuận, phản ánh một thực trạng đáng báo động trong môi trường giáo dục nước nhà. Cứ vài ba tháng, chúng ta lại phải nhìn thấy những sản phẩm đau đớn, xấu hổ "xổ chuồng". Chúng ta lại la làng. Rồi sau đó chìm đi. Rồi lại nổi sóng ở địa phương khác. Rồi lại ứng xử tiếp tục như vậy ư?Phải có một giải pháp vĩ mô từ các nhà giáo dục, chuyên gia tâm lí và chuyên gia pháp luật để chấm dứt vấn nạn này, càng nhanh càng tốt. Không để những sản phẩm đang trong giai đoạn giáo dục lại đi "tô son trét phấn" lên nền giáo dục, vốn dĩ đã để xảy ra quá nhiều tai tiếng, trong thời gian dài vừa qua.   -----------   Đồng Chuông Tử- THĂM NHÀ CHÁU HỌC SINH BỊ BẠO HÀNH Cháu tên là Hán Nữ Ngọc Hưởng, học sinh lớp 8, Trường Trung học cơ sở Huỳnh Phước, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cháu là người bị bạn học lớp 9 tên B.Q, cùng trường đánh dã man, bạn bè dự khán quay clip và tung lên mạng bốn ngày qua.Clip đánh bạn tàn bạo này, sau khi được tung lên mạng, nó nhanh chóng thu hút dư luận cả nước, với hàng ngàn lượt chia sẻ và chục ngàn lượt like biểu tượng phẫn nộ, cũng như vô vàn bình luận thể hiện nỗi bất bình đối với người đánh.Liền sau đó, cơ quan chức năng địa phương và Ban giám hiệu trường trên vào cuộc, mở cuộc họp lắng nghe tâm tư của học sinh và phụ huynh. Báo Pháp Luật Tp.HCM có bài phản ánh nội dung clip sớm nhất và cho biết công an đang làm việc về nội dung clip gây sóng cư dân mạng. Chiều nay, ngày 17.01.2017, Đồng Chuông Tử và thầy giáo, nhà thơ trẻ Lưu Anh Tặng đã ghé thăm gia đình cháu Hưởng, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu.Qua trao đổi từ chính cháu cho hay, cháu đi học nghề trở về thì một nhóm người nữ lạ đã gọi cháu lại đánh. Clip trên chỉ kéo dài 1 phút 25 giây, nhưng thực tế cháu bị đánh hơn 20 phút, kể cả dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu.Cháu nói không quen biết và có thù hằn gì với nhóm người đánh mình.Theo gia đình kể lại, trưa hôm qua nhà trường tổ chức họp, có gia đình hai bên và cơ quan công an, khi được hỏi lí do đánh bạn, thì nữ sinh B.Q trả lời cách thản nhiên "thích thì đánh thôi".Gia đình cũng cho biết, công an có về nhà hỏi thăm tình hình cháu và hỏi han có người lạ nhà báo nào ghé về tìm hiểu không. Người nhà lập tức mở trang báo đã đăng tin clip cháu Hưởng bị đánh.Trong chiều nay, gia đình có đưa cháu Hưởng đi bệnh viện công siêu âm lấy tỉ lệ thương tật. Bác sĩ hỏi cháu bị làm sao, gia đình thành thật trả lời nguyên trạng, thì bác sĩ hướng dẫn lên công an xã lấy giấy tờ thêm để đúng quy trình.Khi Đồng Chuông Tử trực tiếp hỏi thăm sức khỏe, nhận thấy tâm trạng cháu vẫn còn hoang mang, lo sợ thất thường. Cháu kể cháu bị mũ bảo hiểm đánh vào đầu đang đau đầu lắm và ê ẩm khắp người. Hỏi về nguyện vọng đi học thì cháu hốt hoảng bảo không dám đi học ở trường cũ nữa và muốn chuyển trường qua Đổng Dậu học.Riêng nữ sinh B.Q, người đánh bạn dã man trong clip, đã bị nhà trường đuổi học. B.Q là học sinh cá biệt, vi phạm kỉ luật rất nhiều, và không thể hiện sự tiến bộ trong sinh hoạt và học tập thời gian dài. ---------- Trà VigiaCHUYỆN PHIM BUỒN Hôm qua mấy đứa cháu có đưa cho tôi xem một video clip trên smart fone. Đó không phải là một video ca nhạc giựt gân của một ca sĩ trẻ nào mới nổi, cũng không là một cảnh trong phim hành động Mỹ với nhiều pha đua xe đọ súng kinh hồn! Cảnh quay một cô bé to con mặc áo rằn ri đang đánh một con bé mặc áo vàng nhỏ thó. Người trên thì ra sức đánh đấm đạp đá vào người nạn nhân còn miệng thì luôn mồm chửi bới dọa nạt, kẻ dưới thì ôm đầu co quắp khóc lóc rên la… Hỏi ra mới biết cảnh quay trong phim Bạo lực học đường mà chưa biết rõ đạo diễn quay phim là ai, kịch bản cũng không rõ ràng lắm vì một đoạn phim cắt ngang cũng không nói lên được điều gì để có thể kết luận! Chỉ biết diễn viên chính đóng vai thủ ác là một học sinh lớp 9 ở Mông Nhuận xã Phước Hữu huyện Ninh Phước, diễn viên phụ đóng vai nạn nhân là học sinh lớp 8 ở Hữu Đức cùng xã cùng huyện cùng tỉnh Ninh Thuận mến yêu! Cả hai cùng học cùng trường trung học cơ sở Huỳnh Phước, tên một danh nhân kháng chiến của xã nhà và là niềm tự hào chung của địa phương để con em noi gương phấn đấu. Có lẽ các em không được phụ huynh cùng thầy cô hướng dẫn đúng cách nên thay vì chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, các em lại đi ngược truyền thống đó như một hệ quả tất yếu mà thế hệ sau phải cưu mang… Mấy đứa cháu hỏi tôi cảm giác thế nào, tôi chỉ rùng mình bảo ghê rợn mà man rợ còn hơn thời chiến vì hôm nay chúng ta đang sống hòa bình! Bạo lực học đường không còn là sản phẩm độc quyền diễn ra trên các thành phố lớn mà đã lan tràn đến các ngõ ngách làng quê và đó là điều cần báo động nghiêm túc. Một câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và phương hướng giải quyết ra sao cho thỏa đáng mang tính căn cơ lâu dài? Sự mâu thuẫn bất đồng giữa các em học sinh là điều không thể tránh khỏi, nhưng để sự việc dẫn đến bạo lực để giải quyết vấn đề là một sự kiện không thể xem thường! Vì nó vận hành theo quy luật ỷ mạnh hiếp yếu, cậy đông hiếp kẻ thế cô mà bài học công dân giáo dục vẫn thường xuyên nhắc nhở. Là phụ huynh ai cũng bức xúc đau đớn khi thấy con em mình bị đánh đập ngược đãi một cách công khai và vô lý, tất yếu phải nẩy sinh ý định trả thù với nhiều hệ lụy đáng tiếc khác có thể xảy ra! Ở đây nghiêm trọng hơn kẻ bị hại lại là người Chăm, một dân tộc đã chịu quá nhiều đau thương mất mát trên chính mảnh đất cha ông của họ. Bởi vậy cần phải có giải pháp rốt ráo để làm sáng tỏ vấn đề, giải tỏa mọi nghi ngờ hiềm khích trong tương lai gần và xa để trường hợp đó không còn xảy ra một cách đáng tiếc! Cần phải có sự quan tâm tháo gỡ không chỉ của nhà trường mà cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền để hố ngăn chia rẽ được lấp đầy và sự thù hận dân tộc vĩnh viễn đi vào quá vãng. Nhà trường phải lấy lại niềm tin của phụ huynh học sinh khi gửi gắm con em mình với tất cả niềm hy vọng bởi họ còn phải bươn chải mưu sinh. Sự sang chấn tâm lý của em học sinh bị hại cũng cần được giúp đỡ phục hồi một cách chu đáo cụ thể. Đã xa rồi lời cảm ơn xin lỗi muộn màng bởi liều thuốc đó từ lâu không còn hiệu nghiệm! Cuộc sống với bao nhiêu lo toan cần phải trang trải và thế hệ sau mới là rường cột của nước nhà, tương lai của đất nước. Người lớn chúng ta quá bận rộn với chuyện vĩ mô nên lơ là yếu tố vi mô là một sai lầm không thể thoái thác! Tôi chỉ muốn làm thơ viết văn ca ngợi tổ quốc như một con tàu vươn khơi ra biển, rất tiếc xem chuyện phim buồn buồn ơi! -------------- Lưu Tặng - ĐẰNG SAU VỤ VIỆC HỌC SINH ĐÁNH NHAU Ở TRƯỜNG THCS HUỲNH PHƯỚC-NINH THUẬN Trong thời gian vừa qua, dân mạng nói chung và cộng đồng sống tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng đã thể hiện sự xót đau cho em học sinh bị đánh (là em H học sinh lớp 8, dân tộc Chăm) và lên án hành động tàn bạo dã man của em học sinh đánh bạn (là em Bích Quy học sinh lớp 9, dân tộc Kinh), cả hai đều đang theo học tại trường THCS Huỳnh Phước (Phước Hữu-Ninh Phước-Ninh Thuận). Hẳn chúng ta luôn mong muốn những giải pháp hợp lí hợp tình của pháp luật tránh những khả năng có thể đẩy lên đỉnh điểm và gây ra những sự mâu thuẫn không đáng có. Hôm nay có đến thăm em H chia sẻ nỗi đau thể xác cùng tinh thần. Hẳn nhiên em vẫn còn có vẻ mất tinh thần với một bộ dạng hốc hác chứng tỏ cho sự mất ngủ nhiều đêm. Như trong đoạn video clip chúng ta thấy, em là một người chịu đựng trước một cảnh hãi hùng được gây ra bởi một bạn học sinh cùng trường. Em chia sẻ trước đây em với B.Quy chưa một lần quen biết cũng như chuyện trò gì cả, trong một buổi học nghề tại trường TTHNDN (trung tâm hướng nghiệp dạy nghề) Ninh Phước, Bích Quy cùng 4 người bạn nữa (trong đó 2 em cũng học tại Huỳnh Phước và 2 khác không biết học ở đâu, sau tìm hiểu tôi mới biết 2 em này học tại trường Trương Định-Phú Quý-Ninh Phước-Ninh Thuận) rủ em với lời đe dọa rất sợ hãi, vì sự ngây thơ và thẳng thắng em đã đi theo với mong muốn không có việc gì xảy ra. Nhưng nhũng gì đến với em như một trận động đất khôn lường hậu quả. Em sẵn sàng làm tất cả mọi thứ họ yêu cầu cho dù có tồi tệ cỡ nào. Như những lời em H hứa với em B.Quy, về nhà em nằm bỏ cơm trùm mền, khi mẹ hỏi cơ sự em nói “mặt xưng to vì va vào cổng trường lúc tai nạn xe với mấy bạn”. Cho tới khi công an đến nhà ba mẹ em mới vỡ òa sự thật. Riêng em H thì không muốn đi học ở trường cũ và muốn chuyển trường. Cho đến bây giờ em vẫn đau khắp người và nhất là phần đầu vì tổn thương quá nặng với những cú đấm, em còn cho biết em bị hành hạ đánh đập hơn 20 phút, trước đó em B.Quy còn dùng cả nón bảo hiểm đánh vào đầu em rất lâu. Nhưng Clip mà chúng ta xem chỉ vỏn vẹn 1,20 phút, mà thấy rả rời cả ruột gan. Ba mẹ em H chia sẻ, khi đến trường trước mặt thầy cô giáo, ba mẹ 2 bên và có cả cơ quan ban ngành em trả lời “thích thì đánh” với một vẻ mặt rất ư hống hách lạnh lùng. Nhưng lúc đấy gia đình em H vẫn chưa xem clip nên không biết cảnh tượng xảy ra ngoài sức tưởng tượng. Nay mong ban ngành cùng BGH nhà trường có cách giải quyết dứt khoát và nhanh chóng để không trở ngại biến chứng có thể cũng gây ra từ đối tượng là em Bích Quy. Với tính cách ứng sử trước mặt cán bộ người lớn cùng với thầy cô giáo dạy dỗ và ba mẹ mình. Em bích Quy thể hiện một hành động như trên thì chứng tỏ em có thể làm nhiều việc “ghê tởm” hơn. Ngoài ra nhà trường giờ đã đuổi học em vì đã phạm quá nhiều tội khi ngồi ghế nhà trường. Theo quan điểm cá nhân, tôi mong các ban ngành nhảy vào cuộc xử lý đến nơi đến chốn đối tượng em B.Quy, cho em thôi học là một quan điểm sai lầm vì em có thể tự do và chắc chắn sẽ có nhiều hành động ngoài sức tưởng tượng. Cần có giải pháp giáo dưỡng em này đúng quy cách với những phương thức đạo đức cùng cách ứng sử nhân văn. Hồng mong em có thể quay về với cuộc sống xã hội lành mạnh và văn minh.   -----------------------   QUAN ĐIỂM VỀ VỤ CLIP "NỮ SINH ĐÁNH BẠN DÃ MAN Ở NINH THUẬN " Tác giả LƯU QUANG TUẤN HUY Bạo hành lứa tuổi vị thành niên, một thực trạng của xã hội hiện tại mà mỗi ngày đang diễn ra trên toàn quốc. Nó nhan nhản trên mạng xã hội, đã gióng lên hồi chuông báo động về sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức và sự vô cảm của một bộ phận người.  Vấn đề là cô bé bị bạo hành trước mặt bao người vô cảm, họ dửng dưng như không có gì xảy ra, rồi thay vì phải can ngăn và giúp đỡ người bị hại thì lại quay clip tung lên mạng. Theo tôi, cái chúng ta cần quan tâm là sự giáo dục của gia đình cô gái bạo hành, cái tâm của cha mẹ cô gái ấy trước sự việc xảy ra, cái quan tâm của nhà trường và pháp luật, chính quyền địa phương mang lại công bằng cho người bị hại.  Còn nói về cô gái gây ra sự việc này, tôi nghĩ khó mà có thể mong cô ấy có ý thức suy nghĩ lại, cô ấy đang nằm trong trạng thái vô cảm, bất cần đời,... Và thậm chí như đang trả thù một cái gì đó mà cô ấy đang chịu đựng trong cuộc sống riêng tư.  Cần phải xem xét một cách nghiêm túc sự nguy hiểm của dạng người này đối với xã hội và môi trường học tập của các em. Đây cũng có thể là một sự nông nổi theo trào lưu bạo lực ở lứa tuổi trẻ em, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và người thân, nên cần lắm sự giáo dục của gia đình và cộng đồng, mà quan trọng nhất là sự vào cuộc của pháp luật, các tổ chức xã hội và sự giúp đỡ của mọi người.  Chúng ta nên ngăn chặn một bạo lực kế tiếp, sẽ diễn ra cho một nạn nhân mới, mà chưa thể biết một cháu bé tội nghiệp của bất cứ gia đình nào.  Tôi thiết nghĩ, lứa tuổi các em chỉ đơn thuần là thỏa mãn mình, chưa đủ khả năng nghĩ đến vấn đề dân tộc hay chính trị, nên cần lắm sự sáng suốt của người lớn, đừng đẩy vấn đề này lên thành sự nhạy cảm bất lợi cho ổn định xã hội và chia rẽ dân tộc.  Mong thay!!!        
0 Rating 780 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 21, 2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc diễn văn sau khi tuyên thệ nhậm chức tại Điện Capitol ở Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, 20/1/2017. Thưa Chánh án Roberts, Tổng thống Carter, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, thưa đồng bào Mỹ, và mọi người trên thế giới: Xin cảm ơn. Chúng ta, những công dân của nước Mỹ, hiện cùng tham gia một nỗ lực lớn của dân tộc để xây dựng lại đất nước và khôi phục những hứa hẹn của đất nước cho cả nhân dân Mỹ chúng ta. Cùng nhau, chúng ta sẽ quyết định hướng đi tương lai của nước Mỹ và thế giới trong nhiều năm tới. Chúng ta sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Chúng ta sẽ đối đầu với nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Cứ mỗi 4 năm, chúng ta lại tụ tập trên những bậc thềm này để thực hiện tiến trình chuyển giao quyền lực trong trật tự và hòa bình, và chúng tôi xin đa tạ Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama về sự giúp đỡ niềm nở của họ trong suốt quá trình chuyển giao. Tổng thống và phu nhân Obama thật vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, buổi lễ hôm nay mang ý nghĩa rất đặc biệt. Bởi vì ngày hôm nay chúng ta không chỉ đơn thuần chuyển giao quyền lực từ chính quyền này sang chính quyền khác, hay từ đảng này sang đảng khác – mà chúng ta chuyển giao quyền lực từ thủ đô Washington, trở lại với quý vị, nhân dân Mỹ. Trong thời gian quá lâu, một nhóm nhỏ ở thủ đô của đất nước chúng ta đã thu về những lợi lộc từ chính quyền trong khi người dân phải trả giá. Washington nở rộ - nhưng người dân không được chia phần trong sự phồn vinh đó. Các chính trị gia trở nên giàu có - nhưng chúng ta đã mất nhiều việc làm, nhiều nhà máy bị đóng cửa. Giới quyền thế bảo vệ chính họ, chứ không phục vụ các công dân của đất nước chúng ta. Chiến thắng của họ không phải là chiến thắng của quý vị; trong khi họ hân hoan ăn mừng ở thủ đô của đất nước chúng ta, thì nhiều gia đình gặp khó khăn trên khắp đất nước không có gì để ăn mừng. Tất cả những điều đó sẽ thay đổi - bắt đầu tại đây và ngay trong lúc này, bởi vì thời điểm này là thời điểm của quý vị: nó thuộc về quý vị. Thời điểm này thuộc về tất cả mọi người đang có mặt ở đây ngày hôm nay và tất cả mọi người đang theo dõi trên khắp nước Mỹ. Đây là ngày của quý vị. Đây là lễ ăn mừng của quý vị. Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ này là đất nước của quý vị. Điều thực sự quan trọng không phải là đảng nào kiểm soát chính phủ của chúng ta, mà liệu chính phủ của chúng ta có phải do người dân kiểm soát hay không. Ngày 20 tháng 1 năm 2017 sẽ được ghi nhớ là ngày mà người dân Mỹ một lần nữa nắm quyền cai trị đất nước này. Tất cả những người, nam cũng như nữ bị quên lãng ở đất nước này, từ giờ sẽ không còn bị bỏ quên. Lúc này mọi người đang lắng nghe quý vị. Quý vị, hàng chục triệu người tập hợp với nhau để trở thành một phần trong một phong trào lịch sử mà thế giới chưa bao giờ từng chứng kiến trước đây. Ở tâm điểm phong trào này là một niềm tin thiết yếu: rằng lý do tồn tại của một quốc gia chính là để phục vụ công dân. Người Mỹ muốn có các trường học tốt cho con cái, khu dân cư an toàn cho gia đình, và công ăn việc làm tốt cho bản thân. Đây là những đòi hỏi chính đáng và hợp lý. Nhưng đối với rất nhiều công dân chúng ta, lại tồn tại một thực tế khác: nhiều bà mẹ và con cái lâm vào cảnh nghèo túng ở các khu nội đô; nhiều nhà máy hoang tàn nằm rải rác như những ngôi mộ trên khắp đất nước chúng ta; một hệ thống giáo dục với túi tiền đầy ắp, nhưng lại không giúp được cho giới trẻ và thành phần sinh viên tươi đẹp của chúng ta thâu thập kiến thức; tội phạm, băng đảng và ma túy đã cướp đi quá nhiều sinh mạng làm mai một biết bao là tiềm năng của quốc gia. Thảm trạng đó sẽ chấm dứt tại đây và ngay lúc này. Chúng ta là một quốc gia - và nỗi đau của họ là nỗi đau của chúng ta. Ước mơ của họ là ước mơ của chúng ta; thành công của họ sẽ là thành công của chúng ta. Chúng ta có chung một trái tim, một quê hương, và chia sẻ chung một vận mệnh vinh quang. Lời tuyên thệ nhậm chức của tôi ngày hôm nay là lời tuyên thệ trung thành với tất cả mọi người dân Mỹ. Trong nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp nước ngoài trong khi công nghiệp Mỹ bị thua thiệt; Trợ cấp cho quân đội các nước khác trong khi để mặc cho quân đội của chúng ta suy yếu một cách đáng buồn; Chúng ta đã bảo vệ biên giới các quốc gia khác trong khi không bảo vệ biên giới của chính đất nước mình; Chúng ta đã chi hàng nghìn tỷ đôla ở nước ngoài trong khi cơ sở hạ tầng của Mỹ rơi vào tình trạng hư hại, mục nát. Chúng ta đã giúp các nước khác trở nên giàu có trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh và niềm tự tin của đất nước chúng ta mai một dần. Lần lượt, các nhà máy đóng cửa và rời lãnh thổ của chúng ta, mà không mảy may nghĩ đến hàng triệu, hàng triệu công nhân Mỹ bị bỏ lại phía sau. Tầng lớp trung lưu của chúng ta đã bị tước mất tài sản, nhà cửa, để chia lại trên khắp thế giới. Nhưng đó là quá khứ. Bây giờ chúng ta sẽ chỉ hướng đến tương lai. Chúng ta tập trung ở đây hôm nay và đưa ra một thông điệp gửi đến khắp mọi nơi, mọi thành phố, mọi thủ đô nước ngoài, và tại mọi trung tâm quyền lực. Từ ngày hôm nay về sau, một tầm nhìn mới sẽ ngự trị tại đất nước chúng ta. Từ thời điểm này trở đi, nước Mỹ sẽ được đặt lên trên hết. Mỗi quyết định về thương mại, về thuế, về xuất nhập cảnh, về chính sách đối ngoại, sẽ được làm dựa trên những lợi ích cho người lao động Mỹ và các gia đình Mỹ. Chúng ta phải bảo vệ biên giới của chúng ta khỏi sự tàn phá của các nước khác đang sản xuất các sản phẩm của chúng ta, cướp các công ty của chúng ta, và hủy hoại công ăn việc làm của chúng ta. Các biện pháp bảo hộ sẽ dẫn đến thịnh vượng và sức mạnh. Tôi sẽ đấu tranh cho quý vị cho tới hơi thở cuối cùng - và tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ làm quý vị thất vọng. Hoa Kỳ sẽ chiến thắng trở lại, như chưa từng bao giờ chiến thắng. Chúng ta sẽ mang về công ăn việc làm cho chúng ta. Chúng ta sẽ giành lại biên giới của chúng ta. Chúng ta sẽ giành lại sự giàu có của chúng ta. Và chúng ta sẽ khôi phục lại những ước mơ của chúng ta. Chúng ta sẽ xây những con đường, đường cao tốc, cầu cống, sân bay, và đường hầm, và đường sắt mới trên khắp đất nước tuyệt vời của chúng ta. Chúng ta sẽ giúp cho người dân không còn cần đến những trợ cấp và quay trở lại làm việc - xây dựng lại đất nước chúng ta với bàn tay người Mỹ và sức lao động Mỹ. Chúng ta sẽ tuân theo hai quy định đơn giản: Mua hàng Mỹ và mướn nhân công Mỹ. Chúng ta sẽ xây dựng tình hữu nghị và thiện chí với các quốc gia trên thế giới - nhưng chúng ta làm như vậy với ý thức rằng tất cả các quốc gia có quyền đặt lợi ích của chính họ lên trên hết. Chúng ta không tìm cách áp đặt lối sống của chúng ta lên bất cứ ai, mà thay vào đó là tự mình thể hiện như một tấm gương cho mọi người noi theo. Chúng ta sẽ củng cố các liên minh cũ và hình thành các liên minh mới - và đoàn kết thế giới văn minh chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, chúng ta sẽ hoàn toàn tiêu diệt chúng ra khỏi Trái Đất. Nền tảng của nền chính trị của chúng ta sẽ là lòng trung thành tuyệt đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và qua sự trung thành của chúng ta với đất nước, chúng ta sẽ khám phá lại lòng trung thành của chúng ta với nhau. Khi quý vị mở lòng mình ra với lòng ái quốc, thì không còn chỗ cho thành kiến. Kinh Thánh dạy chúng ta "thật tốt đẹp và dễ chịu khi con dân của Chúa trời sống với nhau trong sự hiệp nhất". Chúng ta phải nói ra những gì mình nghĩ một cách cởi mở, tranh luận những quan điểm bất đồng một cách thành thực, nhưng luôn luôn mưu cầu tinh thần đoàn kết. Khi nước Mỹ đoàn kết, không có thế lực nào có thể ngăn cản nước Mỹ. Không nên sợ hãi - chúng ta được bảo vệ, và chúng ta sẽ luôn luôn được bảo vệ. Chúng ta sẽ được bảo vệ bởi những nam nữ quân nhân tuyệt vời phục vụ trong quân đội và các lực lượng chấp pháp của chúng ta, và quan trọng hơn cả, chúng ta được Thượng Đế bảo vệ. Cuối cùng, chúng ta phải cởi trói suy nghĩ và mơ những giấc mơ lớn hơn nữa. Ở nước Mỹ, chúng ta hiểu rằng một quốc gia chỉ tồn tại chừng nào đất nước đó còn phấn đấu. Chúng ta sẽ không tiếp tục chấp nhận các chính trị gia chỉ nói suông mà không hành động - phàn nàn mà không làm bất cứ điều gì về điều đó. Giờ đã hết lúc nói những điều trống rỗng. Bây giờ đã đến giờ hành động. Đừng cho phép bất cứ ai nói với quý vị rằng việc này việc kia là không thể thực hiện. Không có thách thức nào có thể đánh bại trái tim, sự đấu tranh và tinh thần của nước Mỹ. Chúng ta sẽ không thất bại. Đất nước chúng ta sẽ phát triển mạnh và thịnh vượng trở lại. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một thiên niên kỷ mới, sẵn sàng mở khóa những điều bí ẩn trong vũ trụ, giải thoát trái đất khỏi những khổ đau do bệnh dịch, và khai thác các nguồn năng lượng, các ngành công nghiệp và công nghệ của ngày mai. Một niềm tự hào quốc gia mới sẽ làm rung động tâm hồn chúng ta, nâng cao tầm nhìn của chúng ta, và chữa lành những chia rẽ giữa chúng ta. Giờ là lúc nhắc lại những lời khôn ngoan từ xưa mà các quân nhân của chúng ta sẽ không bao giờ quên: cho dù chúng ta là da đen hay nâu hay trắng, tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ của những người ái quốc, tất cả chúng ta đều hưởng các quyền tự do vinh quang, và tất cả chúng ta đều cùng chào lá cờ Mỹ vĩ đại. Cho dù một em bé được sinh ra ở vùng đô thị rộng lớn ở Detroit hay ở vùng đồng bằng lộng gió của Nebraska, các em đều nhìn lên cùng một bầu trời đêm, với trái tim đầy những ước mơ như nhau, và đều được Đấng Tạo hóa truyền hơi thở cuộc sống. Vì vậy, thưa tất cả đồng bào Mỹ, ở mọi thành phố gần xa, lớn nhỏ, trên những ngọn núi, từ bờ đại dương này đến bờ bên kia, hãy lắng nghe những lời này: Quý vị sẽ không bao giờ bị bỏ lơ nữa. Tiếng nói, niềm hy vọng, và ước mơ của quý vị sẽ xác định vận mệnh nước Mỹ chúng ta. Và lòng quả cảm, lòng tốt và tình yêu của quý vị mãi mãi sẽ dẫn đường chúng ta. Cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại. Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ giàu có trở lại. Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ tự hào trở lại. Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ an toàn trở lại. Và đúng vậy, cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Xin cảm ơn, Chúa ban phước lành cho quý vị, và Chúa ban phước lành cho nước Mỹ.   Source: http://www.voatiengviet.com  
0 Rating 344 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 20, 2016
THƯ KIẾN NGHỊ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ****** Ninh Thuận, ngày 30/11/2016 THƯ KIẾN NGHỊV/v: Đề nghị thu hồi để xem xét lại những nội dung trong cuốn sách mang tên “ Văn hóa Sa Huỳnh với Đông Nam Á” của nhóm tác giả là cựu học sinh trường Trần Quốc Toản ở Quảng Ngãi bao gồm Nguyễn Văn Chừng, Dương Minh Chính, Lê Văn Công, Lê Sơn, Nguyễn Văn Thanh, Lê Quốc Ân, Nguyễn Quốc Chiến Kính gửi:- Bộ Thông tin và Truyền Thông- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch- Nhà xuất bản Hồng ĐứcChúng tôi những người đồng kí tên sau đây, là những con dân của dân tộc Chăm đang sinh sống và học tập ở trong và ngoài nước, là một trong những hậu duệ của vương quốc Champa cổ đã từng tồn tại ở dọc duyên hải Miền Trung và khu vực Tây Nguyên có niên đại được sử sách xác nhận bắt đầu từ năm 192 SCN, có biên giới được các nhà khoa học trong và ngoài nước xác định trải dài từ dãy núi Hoành Sơn thuộc tỉnh Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận phía Nam và bao gồm cả các tỉnh Tây Nguyên. Những chứng cứ khảo cổ học xuyên suốt ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên đã minh chứng cho những nhận định của các nhà nghiên cứu về sự hiện diện của Champa trong những vùng đất trên. Nhưng nhóm tác giả mà chúng tôi vừa nêu tên ở trên đã phủ nhận vai trò của lịch sử Champa với sự hình thành nên đất nước Việt Nam ngày hôm nay. Không những phủ nhận những sử liệu chứng minh Champa từng là chủ nhân của những vùng đất trên mà còn phủ nhận luôn những công lao đóng góp nghiên cứu to lớn của các nhà khoa học thế hệ trước, bao gồm những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Chúng tôi không biết chuyên môn của nhóm tác giả này là gì? Và, việc họ viết tác phẩm này với mục đích gì? Vấn đề này chúng tôi cần một câu trả lời từ nhóm tác giả cũng như nhà xuất bản. Tác phẩm không chỉ gây nên sự phẫn nộ trong giới trí thức Chăm và những người am hiểu về lịch sử Champa mà còn mang tính xuyên tạc và kích động thù hận giữa hai dân tộc Chăm –Việt. Đồng thời, đó còn là những hành động phi khoa học đã xúc phạm lịch sử, xúc phạm người Cham và các dân tộc khác kể cả người Kinh. Những luận điểm của nhóm tác giả đã bóp méo đi quá nhiều những sự thật lịch sử đã được thế giới công nhận. Đồng thời, tác phẩm “ Văn hóa Sa Huỳnh với Đông Nam Á” đã phạm quá nhiều lỗi căn bản của một tác phẩm khoa học. Từ bố cục trình bày, cách đặt vấn đề, đến phần phụ lục và tài liệu tham khảo đều không thể gọi là một công trình nghiên cứu khoa học. Chính Vì vậy, chúng tôi viết thư kiến nghị này trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền Thông và NXB Hồng Đức với hai đề nghị: 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Thông tin và Truyền Thông cần có văn bản để xem xét những điều chúng tôi đã nêu trong kiến nghị thư. 2. Nhà xuất bản Hồng Đức và nhóm tác giả cần đứng ra đính chính và xin lỗi về những luận điểm sai lệch trong cuốn sách và nếu cần thiết tổ chức một buổi nói chuyện phản biện với các trí thức Chăm. Những lỗi mà nhóm tác giả đã mắc phải trong “công trình” của họ sẽ được chúng tôi gửi đính kèm theo thư kiến nghị Trân trọng cảm ơn!P/S: XIN QUÝ VỊ KÝ TÊN ĐỂ CHÚNG TÔI KIẾN NGHỊ LÊN BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH CHO VIỆC THU HỒI SÁCH NÀY. Source" https://docs.google.com/forms/d/1In4qhv8RiNGigirjBkVDkExxu17X270GSB8-qCLIjIY/viewform?edit_requested=true    
0 Rating 802 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On June 27, 2014
Thêm một tư liệu nghiên cứu Tinh thần dân tộc Việt đầu thế kỷ 20. Giống Giao Chỉ ngoài nghìn năm đúc trong cái khuôn lễ nhạc của Trung Hoa, càng ngày càng sinh sôi nảy nở, khu khu trong triền sông Hồng Hà lấy làm chật hẹp, thế tất phải bành trướng về phía Nam, bèn vượt Đèo Ngang mà tràn xuống Chiêm Thành. Thế giới China quyết chiến với thế giới Ấn Độ trong mấy thế kỷ, rồi đến năm 1471 thì Chiêm Thành bị diệt, thế là China thắng mà Ấn Độ lui vậy. Đã thắng thắng mãi, đã lui lui hoài. Cuối thế kỷ 15, người An Nam đã phá thành Đồ Bàn (Quy Nhơn bây giờ), là kinh đô nước Chiêm Thành, chiếm hết tỉnh Bình Định ngày nay, rồi cứ lần lần tiến về phía Nam, đi đến đâu người Hời, người Miên chạy đến đó, năm 1611 đến Phú Yên, năm 1653 đến Phan Rang, năm 1697 đến Phan Thiết, năm 1698 đến Sài Gòn, năm 1714 đến Hà Tiên, rồi tự đó cứ xâm lấn dần sang đất Cao Miên cho mãi đến khi nước Pháp sang chiếm lĩnh. Nhờ có nước Pháp bảo hộ, người Miên mới không phải đồng hóa theo An Nam và khỏi chịu một số phận như người Hời vậy.Cuộc Nam tiến đó là một cái hiện tượng lớn lao nhất trong quốc sử Việt Nam ta, và là cái chứng cớ hiển nhiên của cái sức bành trướng của dân tộc ta.Chiêm Thành bị diệt, Cao Miên bị lấn, còn may sao Ai Lao (tức Lào) không bị sáp nhập nốt vào trong dư đồ Đại Việt? Tự đời Lê, quân ta đã chiếm cứ đất Trấn Ninh, các đường quan ải sang Lào đã có lính ta đóng thú. Nhưng dải Trường Sơn hiểm trở quá, vượt được rất gian nan, bằng mấy mươi Đèo Ngang, Đèo Cả, mà ngoài ra thì những rừng thưa đất cát, không có vẻ phì nhiêu đông đúc gì, nên người mình cũng không hứng mạo hiểm vô ích, mà người Lào cũng nhờ đó được yên thân. Cuộc Nam tiến của ta mà không thành ra Tây tiến là vì dải Trường Sơn đó vậy.Nếu không có cái trường thành đó chắn đường thì Vạn Tượng (tức Viên Chăn) quyết cũng đến như Chiêm Thành, Chân Lạp và có lẽ bây giờ hai bờ sông Cửu Long toàn là người Việt Nam cả, và người Lào đã bị tiêu diệt đi tự bao giờ, như người Hời ở Trung Kỳ, người Miên ở Nam Kỳ khi xưa vậy.Nhưng lịch sử vẫn có cái tính cách dở dang và cổ lai không có dân tộc nào là làm trọn được thiên chức. Thiên chức của giống Việt Nam ta là phải thực dân cả cõi Đông Dương này, đem hiệu cờ China mà chiến đấu với thế giới Ấn Độ, khiến cho đất Ấn Độ China này (tức Indochina, Đông Dương) thành một đất China dòng. Thiên chức ấy, ta mới làm được nửa phần, vì còn cả đất Lục Chân Lạp (nguyên chú: Cao Miên ngày nay), miền trung lưu sông Cửu Long (nguyên chú: Ai Lao ngày nay) và suốt triền sông Mé nam nước Xiêm, vẫn còn ở ngoài phạm vi của ta vậy. Ngày nay cơ hội đã khác, thiên chức ấy cũng khó lòng mà thi hành được nữa. Nước Xiêm kia đã nghiễm nhiên thành một nước cường quốc độc lập, mình đối với họ một vực một trời, còn nói những chuyện hống hách làm chi cho người ta cười. Còn Cao Miên, Ai Lao thời đã tự nguyện đem vận mệnh ký thác vào tay Đại Pháp, nhờ Đại Pháp bảo hộ cho, người Việt Nam mình có sang làm ăn ở các nơi ấy bây giờ, cũng là khách ăn trọ ở nhờ đó mà thôi, còn nói đến thiên chức làm gì cho thẹn. (Phạm Quỳnh, Du lịch xứ Lào, tạp chí Nam Phong số 158, năm 1931) Nguồn: facebook.com
0 Rating 239 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On October 11, 2013
RFA 2013-10-11 - Tin từ trung t"m dự bo thủy văn trung ương cho biết bo Nari đang hᣬnh thnh cch đảo Luzon của Philippines khỏang 200 cࡢy số về hướng Đng. Sức gi䠳 mạnh nhất gần tm bo cấp 12 – 13, tương đương 118 tới 149 c⣢y số giờ. Dự bo trong 24 giờ tới bo sẽ di chuyển theo hướng tᣢy v ty bắc, mỗi giờ khỏang 20 cࢢy số. Nếu hướng bo khng đổi, ng㴠y mai thứ bảy tm bo sẽ c⣡ch vng Hong Sa của Việt Nam gần 700 c頢y số về hướng đng. Khng chắc hướng b䴣o thay đổi hay khng, trung tm kh䢭 tượng thủy văn vẫn cảnh bo từ khuya hm nay bᴣo sẽ mạnh dần ln, vng biển ph깭a Đng Việt Nam sẽ c gi䳳 xoy cấp 8 cấp 9 v sau đᠳ tăng dần ln cấp 10-11 c thể l곪n tới cấp 13-14. Sức gi như vậy l cực mạnh, với s㠳ng biển dng cao từ 11 tới 13 mt, c⩳ thể đnh chm cả những tᬠu lớn.
0 Rating 147 views 2 likes 0 Comments
Read more
“Chia Sẻ” Điều Kiện Để Thành Công.   Trong tiếng Anh, ‘Companion’ có nghĩa là bạn, bầu bạn, làm bạn. ‘Companion’ có nguồn gốc từ chữ Latin: ‘Com’ và ‘Panis’ với nghĩa là chia bánh mỳ cho người khác. Từ này là từ gốc của ‘Company’ (Công ty), và sự ‘chia sẻ’       cũng có thể được hiểu như là sự ‘kết bạn’ bầu bạn với nhau, đồng cảm và đồng hành….. Thực tế cho thấy trong đời sống, ở đâu có sự ‘sẻ chia’ ở đó có sự ‘trao đổi chất’ trong ‘môi trường’. Đó là sự tương hỗ qua lại giữa người với người, kiến thức với kiến thức, tình cảm với tình cảm, là miếng ăn hay việc làm…..vv… Chúng ta không thể cho đi cả một cái bánh  mỳ, vì mỗi người cũng cần nó cho sự sống của bản thân, nhưng chúng ta có thể ăn ít hơn nguyên cả khẩu phần khi ta bẻ chiếc bánh mỳ ra cho người khác, người không có và đang cần nó. ‘Thành công’ là một khái niệm mà thước đo giá trị của nó phải được đánh giá dựa trên kết quả ‘so sánh’ với một ‘cộng đồng’. Không ai có thành công mà lại chỉ có một mình cả. Vì thế sự phát triển ‘cộng đồng’ là cần thiết cho một thành công. Lấy một ví dụ trong ngành kinh doanh trực tuyến, bạn không thể thành công nếu cứ khư khư chỉ có riêng bạn. Chúng ta không dám để cho những người khác chia sẻ ‘địa chỉ’ của họ trong ‘nhà ‘ mình vì sợ rằng như thế ‘khách’ đến nhà mình sẽ ‘thông cửa’ mà đến nhà khác mất. Đó là một sai lầm lớn, không dễ gì thay đổi tư tưởng với tư duy ‘cho đi sẽ nhận lại’ (một trong những ví dụ thành công lớn nhất trong việc chia sẻ đó là chính sách ‘mở cửa’ giao thương với bên  ngoài của các quốc gia, trong đó có Việt  Nam). Vấn đề không phải là ‘cấm cửa’ mà là phải tìm ra giải pháp để ‘có đi có lại’ người ta đến với mình, không có nghĩa chỉ đến với mình mà thôi bởi nếu như thế thì đó là ngõ cụt. Những mạch huyết giao thông tiện lợi và có khoa học luôn có sự thông suốt và luôn có đường dẫn đến ‘nhà mình’.   Từ tiếng Pháp ‘ Compagnon designates’ được truyền bá khắp châu Âu từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 và thậm chí tồn tại cho đến ngày nay trong một số hệ thống quản lý. Một người trở thành bạn đồng hành với người khác khi họ đi chung trên một con đường  và chia cho nhau mẩu bánh mỳ. Bài viết có sử dụng trích dẫn từ cuốn sách: “Chiếm Lĩnh Thế Giới Kinh Doanh Mới”
0 Rating 487 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 2, 2013
Chó hú bu?i tr?a Tác gi?: qu?ng ??i gi?i Lúc nh? tôi thích ?i câu cá l?m ch? nh?t nào c?ng ?i .hôm ???c ngh? tôi xin ba ?i câu cá, ba tôi h?i :”mày ?i câu ? ?âu ?“ d? g?n nhà ông t? lát ák ba. “?! G?n ?ó thôi ??ng qua g?n cây mít” ,sao v?y ba? ”ng??i ta nói ?n c?p mít thì mày tính làm sao nh? ?ó c?m” con bi?t r?i! Lulu ?i thôi .su?t m?t bu?i sáng lèo phèo tr? ???c con cá nào.?ang b?c mình tr?t nh? ra m?y ??a b?n nói qua ch? cây mít có nhi?u con cá to l?m? , Th? là l?i c?i ??n ch? ?ó . cây mít kà lulu ch? ?ó câu mát ?ó ?i thui! ,tôi t? ngh? ...tr?i cây mít to th? này mà tr? có trái nào ,ch?c không có ai nói mình ?n c?p ?au nh? !,ng?i xu?ng câu,câu su?t c? bu?i tr?a mà tr? ???c con nào b?c,v?a câu v?a ch?i m?y th?ng b?n,” m?y th?ng này ch?i mình ?ây mà” ,m?t lát sau ??t nhiên lulu hú lên nó c? hú và nhìn lên cây mít ,?ang lúc b?c tôi héc lên mày im ?i lulu” nh? ai ?ó ?ang ti?n l?i g?n” ,nó lùi l?i g?n tôi và c? hú nh? v?y ,tôi c? nhìn v? phía tr??c tr? th?y gì c?,b?t ch?t có cái gì ?ó thoáng qua m?t l?n...l?n n?a, hình nh? là bóng c?a m?t ng??i ?àn bà ?ang bé ??a con thì ph?i? Bi?n m?t trong choát lát , tôi t? an ?i mình ch?c là ?o giác thui! ,lát sau nghe vân v?n ?âu ?ây ti?ng m?t ??a tr? khóc....?m ?m...! ,tôi ngh?:tr?i !tr?a n?ng th? này mà ai b?m con ?i bi?t n?a? bà m? c?t ti?ng ru con “con ?i ! m? không s? gì h?t m? ch? s? c?c chì ,v?i roi mây” . nghe xong tim tôi nh? mu?n r?t ra , b?ng d?ng gió th?i ngày càng m?nh ,làm cho tôi xù lông gà tôi b?t ??u th?y s? ,tôi l?y c?n câu ??nh v? nhà ,tr?i ?! c?n câu ?ang run ..run.. tôi nghi! là con cá nào ?ó dính zùi,tôi c? gi?t th?t m?nh nh?ng không ???c,càng gi?t m?nh thì nó c? kéo vào.....anh...h?..!,cái con nh? này ,mày làm gi?t mình tao mày...!,qua ?ây làm chi? ba kêu anh ?i ?n c?m kà...tao bi?t zùi! . nh? em h?i:” su?t bu?i tr?a ,mà không có con cá nào h?! i tr?i anh nhìn kìa móc câu dính vào cành cây kìa! N?y gi? ?ang kéo cái này ák h?n? v? thui anh ba ?ang ch? ?ó”,? thì v?, tr?i ngh? quê ghê .v? nhà không dám k? v?i ba , th? là ?n c?m xong tôi ch?y sang nhà ông ngo?i ch?i ,tôi ngh?: s?n ti?n k? luôn chuy?n bu?i tr?a nay, vì ông ngo?i là th?y cúng nên bi?t nhi?u chuy?n trong làng l?m ,nh?t là ba cái chuy?n l? h?i tr?a nay ,tôi k? cho ông nghe ,ông nói :”cháu g?p ma zùi ?ó” tr?i thi?t không ngo?i?” ?? ông k? cháu nghe cách ?ây m?y n?m thì nhà ông t? lát có ??a con gái, c? mà không m?t thì gi? g?n 33 tu?i r?i,tu?i tr? l? d?i mang b?u, b? ng??i yêu b? ,c? ngh? qu?n ,cây mít là n?i c? t? t? n?m n?m ?y ,t?t c? nh?ng gì cháu nghe và th?y là c? ??y.” nghe xong x?ng tóc gá ,ngh? ??n là rùn ...mình,à! Ngo?i ?i! cháu không hi?u sao lulu nó hú v?y? nó c?ng th?y h? ngo?i? ,lulu không nh?ng th?y mà còn th?y rõ h?n cháu n?a .cháu bi?t không loài chó là c?n v? trung thành nh?t c?a loài ng??i ,nó xua ?i nh?ng r?i ro,không may c?a loài ng??i, ??c bi?t loài chó th?y ng??i th? gi?i c?i âm thì nó báo cho loài ng??i ??ng th?i còn b?o v? ?? tránh ?i ?i?u không may ?ó .cháu bi?t không khi l?y máu con chó bôi lên m?t , t?i bu?i ?ám tan ng??i ch?m thì s? nhìn th?y m?i ho?t ??ng c?a th? gi?i c?i âm và truy?n này ngo?i ch? k? cháu nghe thôi ??ng b?t tr??c gì c?, vì ngo?i ?ã th?y nhi?u tr??ng h?p nh?ng ng??i mà làm nh? th? này không có k?t qu? t?t ??p gì c?:”không ch?t thì c?ng b? ?iên n?ng” v?y h? ngo?i? “?”. Thôi mây cho cháu ?êu s?i dây bùa không thì b? ‘c? b?t ?i bé con cho c? luôn r?i...haha...”ngo?i này z?n hoài ! Ch?ng ngày hôm sau ông ngo?i ?i cúng t?i cây mít ?? siu h?n ng??i ?àn bà ?ó . The end
0 Rating 919 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On December 5, 2012
Sự Hình Thành Hội Đồng Tối Cao Dân Tộc Bản Địa tại Việt Nam Written by Musa PoromeSunday, 02 December 2012Trước kia có rất ít người biết đến về "Dân Tộc Bản Địa", nhưng ngược lại ngôn từ "Dân tộc thiểu số" mà ngày nay người Việt ta thường gọi là "dân tộc ít người"lại rất phổ thông. Thế nhưng, thế nào là dân tộc bản địa, và thế nào là dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người, và nó khác nhau ở vị trí nào?. Nhìn chung, thì chúng ta tưởng hai cụm từ này gần như đồng nghĩa, nhưng thực chất nó không như mình tưởng. Do bởi, dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người có nghĩa là dân tộc này chỉ có một nhóm nhỏ di cư từ một quốc gia nào đó đến sống và lập nghiệp tại một quốc gia mới, chẳng hạn như người Trung Hoa ở Việt Nam thuộc dạng di dân là thuộc nhóm dân tộc thiểu số, và các dân tộc khác như dân tộc Chru, Roglai, Rhade, Koho, Stieng, Mường, Mán, Mèo, Khmer Krom, Chăm, Stieng, Chăm Hroi, và..v.v... cũng thuộc nhóm dân tộc thiểu số khi so với một dân tộc đa số là người Việt sống tại Việt Nam. Ngược li, dân tộc bản địa thì khác, họ có thể là nhóm đa số hay thiểu số, và nhóm dân tộc này đã đến khai khẩn đất hoang lập nơi sinh sống, lập nghiệp, và thành lập một quốc gia có cơ cấu tổ chức để cai quản một bộ tộc, hay cơ cấu hành chánh để điều hành một quốc gia rõ ràng. Thí dụ, trường hợp của hai dân tộc Champa và Khmer Krom. Theo sử liệu ghi chép, vương quốc Champa đã có mặt xuyên qua đồng bằng và cao nguyên trung phần từ thế kỉ thứ II mà ngày nay vùng đất này đã đổi tên gọi thành Việt Nam. Còn những thần dân Khmer Krom hiện đang sống dọc theo bờ sông Mekông mà biên giới của vương quốc họ trước kia trải dài từ Biên Hoà cho đến mũi Cà Mau. Vương quốc Champa đã bị Đại Việt xâm lăng và xoá tên khỏi bản đồ Đông Dương từ năm 1832, và một phần lảnh thổ phía bắc của Kampuchea (vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền nam Việt Nam ngày nay) cũng đã bị Đại Việt chiếm đóng. Hai vương quốc này đã có mặt lâu đời trên cố hương của họ, họ bị dân quân Đại Việt xâm chiếm và tàn sát để rồi ngày nay phải trở thành một tộc người thiểu số què quặt liên tục bị nhóm dân đa số uy hiếp. Vì thế, cả hai thần dân Champa và Khmer Krom đều hội đủ cả hai yếu tố dân tộc thiểu số và dân tộc bản địa một cách bất khả nghi. Có một số dân bản địa may mắn được sống ưu đãi dưới ách thống trị của các nước dân chủ và tiến bộ như dân tộc bản địa Da Đỏ (Indian) tại Hoa Kỳ. Họ đã được chính quyền Hoa Kỳ dành nhiều chính sách nâng đở để nâng cao đời sống của họ, họ không bị thọ thuế, miễn đóng tiền bảo hiểm sức khoẻ, miễn đóng học phí, được hưởng trợ cấp hàng tháng, và đặc biệt hơn nữa là những khu gia cư đất đai của họ được quyền bất khả xâm phạm, họ tự do quản trị những bộ tộc theo đúng luật lệ và phong tục tập quán của họ, họ tự do kinh doanh và bảo tồn bản sắc dân tộc của họ, và v.v... Có những quốc gia đã dành cả quyển tự trị cho người dân bản địa của họ để tự quản trị và bào tồn bản sắc văn hoá dân tộc của họ như trường hợp của dân bản địa Manoca ở Pháp. Đông Timo được chính quyền Nam Dương trao trả độc lập và gần đây nhứt tại Sudan đã bị thế giới chia ra thành 2 quốc gia, và .v.v.... Thế giới ngày càng văn minh, khoa học ngày càng tiến bộ. Văn minh và tiến bộ đã đóng góp nhiều yếu tố quan trọng trong việc giúp con người khai quật lại những gì đã bị thế giới lãng quên, góp phần giúp các nhà nghiên cứu nhân chủng tìm lại nguồn gốc của thế nhân. Ngày nay, Liên Hiệp Quốc cũng đã phải mở ra trang sử mới để soạn lại nội dung của hiến chương nhằm mang quyền lợi tối cao về cho nhóm người thiểu số và các dân tộc bản địa trên thế giới. Năm 2007, đã có hơn 192 quốc gia ký tên vào bản hiến chương này trong đó có Việt Nam. Tiếc rằng, chính quyền Việt Nam đã đặt bút ký nhưng lại từ chối cho rằng Việt Nam ta không có dân tộc bản địa ngoài 43 nhóm người thuộc dạng dân tộc thiểu số. Câu hỏi cần đặt ra ở đây rằng tại sao chính quyền lại từ chối trong khi ở Việt Nam có ít nhứt 4 dân tộc thuộc nhóm dân bản địa điển hình như: Dân tộc Kinh ở miền bắc, dân tộc Chăm sống dọc miền trung, dân tộc Thượng sống ngập vùng tây nguyên trung phần, và nhóm dân Khmer Krom sống dọc bờ sông Mekông miền nam Việt Nam? Chính quyền Việt Nam có thể từ chối và đánh lừa cơ quan Liên Hiệp Quốc nhưng khó vượt được nhãn quan của thế giới, và của các nhà nghiên cứu khoa học tiến bộ ngày nay. Vì rằng, những đền tháp kia vẫn còn đứng sừng sững dọc miền trung, dẫu nó đã và đang đổ nát hoang tàn trên những đồi núi cô quạnh, và những thần dân thuộc vương quốc Champa xưa kia nay vẫn còn nói tiếng nói của họ. Đây là lý do đưa đến sự thành hình một tổ chức liên minh mang tên "Hội Đồng Tối Cao Của Các Dân Tộc Bản Địa Tại Việt Nam" nhằm mục đích đấu tranh cho 3 mục tiêu sau: 1. Yêu cầu LHQ dùng quyền tối cao để đòi chính quyền Việt Nam phải thừa nhận ít ra có ba nhóm dân tộc bản địa, và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thực thi chính sánh theo đúng hiến chương LHQ đề ra mà chính quyền Việt Nam đã đồng ý đặt bút ký tên. 2. Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thừa nhận ít ra có ba nhóm dân tộc bản địa tại Viêt Nam, trong đó có các dân tộc Tây Nguyên, dân tộc Champa và dân tộc Khmer Krom. 3. Yểm trợ hiến chương Liên Hiệp Quốc đề ra cho các dân tộc bản địa trên thế giới.  Đây là lần đầu tiên tại hải ngoại có ba dân tộc liên minh hình thành một tổ chức đấu tranh cho cùng một mục tiêu chung, nên là cơ hội tốt mang yếu tố cần thiết cho toàn thể người Chăm chứ không phải cho một tổ chức hội đoànhay cá nhân nào. Có nghĩa là mỗi ngưởi Chăm có tinh thần và trách nhiệm với dân tộc cần đóng góp khả năng cũng như tài trợ tài chánh để bánh xe của Hội Đồng nhẹ nhàng lăn bánh đạt mục tiêu. Nhân đây, tôi kêu gọi toàn thể người Chăm ở hải ngoại hãy dẹp bỏ quan điểm cá nhân, chớ phân biệt tổ chức hội đoàn cũng như tôn giáo, để cùng nhau góp phần hàn gắn những rạn nứt trong cộng đồng mà cùng đấu tranh mang quyền lợi về cho dân tộc. Cuộc đấu tranh này cần thời gian, nên kết quả của nó sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự bảo trợ đóng góp tài chánh từ mỗi cá nhân người Chăm ở hải ngoại. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp của quí vị. Mọi ngân phiếu xin gửi về cho hai tổ chức sau đây:  1. Pay to the order of: CSCD-Champa Po Box 582792. Elk Grove, CA 95758-0049. USA.  2. Pay to the order of: IOC-Champa Po Box 28024. Anaheim, CA 92602. USA.  Ai cũng thừa biết một khi Hội Đồng Tối Cao này thành hình thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi lối tuyên truyền xuyên tạc chống đối từ bộ phận cơ quan công an Việt Nam, thậm chí họ sẽ lên án kết tội Hội Đồng này là đối tượng âm mưu phản động chống chính quyền. Thế nhưng, chúng tôi vẫn biết việc đó là trách nhiệm việc làm thường ngày của bộ phận cơ quan công an Việt Nam. Tuy rằng, việc làm của Hội Đồng chỉ nhằm đấu tranh cho 3 mục tiêu đề trên chứ không mang một ý nghĩa hay dưới một màu cờ âm mưu phản động nào cả, mà chỉ mang ý nghĩa hợp tác xây dựng một quốc gia Việt Nam thì đúng nghĩa của nó hơn. Vì rằng, nghĩa vụ của tổ chức là chỉ đấu tranh mang quyền lợi đến cho nhân dân nước Việt Nam chứ không phải cho nhóm kiều bào Chăm ở hải ngoại.   Ở đây, chúng ta cần đặt lại câu hỏi, là tại sao chính quyền Việt Nam từ chối không thừa nhận có dân tộc bản địa tại Việt Nam? phải chăng chính quyền không muốn giúp đở nâng cao đời sống của họ, hay vì một khi thừa nhận họ là dân tộc bản địa thì việc thực thi hiến chương của Liên Hiệp Quốc sẽ là một gánh nặng cho quốc gia Việt Nam? Thế thì còn đâu là từ ngữ "Nhà nước vì dân" trong khi nhân loại trên thế giới ngày nay đang vươn mình đòi công lý tương đồng, cần hội nhập phát triển đời sống văn minh và tiến bộ! Chính quyền Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương cần nên hiểu rằng dân tộc Champa ngày nay không còn tha thiết gì hơn là ao ước được nhóm dân tộc đa số đón nhận họ vào một cộng đồng chung trên đất nước Việt, thay vì cứ tiếp tục phân biệt, coi thường và đánh giá họ là những hạng dân hạ cấp mọi rợ, Thượng-Chàm. Họ mong muốn được chính quyền quan tâm giúp đở không phân biệt gai cấp, họ mong muốn con em của họ khi tốt nghiệp ra trường sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận họ có được công ăn việc làm ổn định. Họ không muốn bị chính quyền tiếp tục xem họ là đối tượng phản động, và họ mong muốn chính quyền dành chút đặc ân để được hưởng quyền tự do trong khuôn viên văn hoá và phong tục tập quán của họ.  Chính quyền Việt Nam phải thừa nhận dân tộc Champa là nhóm dân bản địa theo đúng tục ngữ "ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ". Cần chiếu cố và thực thi đúng theo Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc mà Chính phủ Việt Nam đã đặt bút ký tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào năm 2007 tại New York.  
0 Rating 1k+ views 3 likes 0 Comments
Read more