Cham Blogs
1. Trung tuần tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, người Việt có tục cúng đất, từ Đèo Ngang đổ ra gọi là cúng Thổ công và từ Đèo Ngang vô trong gọi là cúng Tá thổ. Cũng là cúng đất, nhưng người xứ Bắc Đèo Ngang cúng Thần Đất của chính họ, nên gọi là cúng Thổ công. Ngược lại, người miền Nam Đèo Ngang cúng Thần Đất của người Chăm nên gọi là cúng Tá thổ (借 土, mượn đất), ai cúng thì được "kỳ yên" (an lành), ai quên cúng thì chịu quả báo. Nói thêm, cúng Tá thổ tức là nghi lễ của những lưu dân người Việt xin mượn đất người Chăm, dẫu rằng mượn hơn 700 năm mà vẫn chưa trả!
Vì mượn nhưng chẳng bao giờ trả nên Tổ tiên của những lưu dân người Việt đến từ miền Thanh Nghệ Tĩnh đã có một thái độ hết sức khiêm nhường, bởi họ luôn tâm niệm rằng những linh hồn Chăm mới là chủ nhân của miền đất mà họ đang "tá túc". Vị Thần Đất của người Chăm, thường được hóa thân thành Bà Ngũ Hành, Bà Chúa Ngọc, Bà Hời, Bà Vú ... được những lưu dân người Việt mời về "đồng lai cộng hưởng" bằng những lễ vật rất Chăm như củ khoai lang, chén mắm cái, đĩa đậu phộng, bát cơm nấu từ gạo Chiêm ... và đặc biệt phải có tam sinh, tức là một con cua cái sống, một tợ thịt heo sống và một hột vịt sống. Bái tất, lễ vật được đem treo ở những cây đa hay giữa ngã ba làng cho các linh hồn Chăm thụ hưởng. Tính độc đáo của lễ cúng "Tá thổ", cúng cho chủ đất cũ, chính là lối ứng xử hết sức nhân văn của người chiến thắng (Việt) đối với người chiến bại (Chăm).
2. Gần đây, đọc bài "Khóc ở Mỹ Sơn" trên tường của chị Kiều Kiều Maily, rồi đọc thêm bài "Không khóc ở Mỹ Sơn" của anh Inra Sara mà mình khóc òa. Lẽ nào con cháu của những người "mượn đất" lại đối xử với con cháu của "chủ đất" tệ đến thế sao? Người Việt đã "mượn" hết tất cả đất của người Chăm rồi, bây giờ con cháu người Chăm về hành hương đất tổ Mỹ Sơn thì bị người Việt bắt trả tiền mua vé!
Cái cảm giác "uất nghẹn" này thì tôi đã nếm. Bà cố nội của tôi là người tộc Trần ở Hội An. Cách đây 5 năm, tôi về nhà thờ tộc Trần (21 Lê Lợi, Hội An) để thắp ba cây nhang thì bị chặn ở ngoài cổng. Người ta bắt tôi phải mua vé mới được vào. Ô hô, con cháu đi cúng bái ông bà tổ tiên mà còn phải mua vé hay sao?
3. Ngày Cồn Dầu bị san ủi cũng là ngày núi Phước Tường bị sạt lở. Có tâm linh gì không, hay là người ta phá núi quá nhiều nên chỉ sau mấy trận mưa mà Phước Tường sạt lở?
Cách đây hơn ngàn năm, thời Champa (vương triều Đồng Dương), trên mảnh đất Đà Nẵng ngày nay, đã có một tòa thành gọi là Rudrapura उत्तरकाण्ड, thành phố Thần Bão tố (*). Núi thiêng của thành là ngọn Phước Tường, sông Thiêng của thành là dòng Cẩm Lệ, đất Thiêng của thành là Cồn Dầu. Thành Rudrapura có nội cảng Nại Hiên Tây và có tiền cảng Nại Hiên Đông, ngay bãi Tiên Sa, dưới chân núi Sơn Trà.
Đất Quảng Đà vốn là đất Chăm, thiêng lắm. Cách đây vài năm, có ông lãnh đạo thành Đà ăn đất vô hậu, phá núi tàn canh nên bị quả báo, ung thư tủy sống. Ổng tốn hơn 3 triệu USD sang Mỹ chữa bệnh mà có mua được mạng sống đâu? Cái đó gọi là quả báo nhãn tiền. Nay, có bọn lãnh đạo khốn nạn nào đó đan tâm phá nát bãi Tiên Sa, băm sạch núi Sơn Trà cho thỏa lòng tham. Coi chừng có ngày bị ung thư ...
Houston, 22/3/17ĐBT
theo facebook.com
0 Rating
1.1k+ views
0 likes
0 Comments
Read more
Kính thưa: Quý đồng hương, quý doanh nhân và bà con,
Sau hơn một tháng BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải Ngoại phát động phong trào cứu trợ lũ lụt cho bà con Cham Palei Ram ở quê nhà và số tiền do những đứa con Cham xa xứ và doanh nhân ủng hộ đươc đến thời điểm này là 10,160 dollars.
Hiện nay BVĐ đang kết họp với Ban Phân Phát gạo (xem hình đinh kèm để biết thêm chi tiết) ở quê nhà lên kế hoạch ký hộp đồng mua gạo tốt nhất để gởi đến bà con Cham Palei Ram với 1,910 hộ.
Mỗi hộ sẽ nhận được một bao gạo 10kg.
Ngày phân phát gạo: Ngày 18 và 19 tháng 02 năm 2017.
BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải Ngoại sẽ cập nhật những thông tin, hình ảnh và video clip của khoảnh khắc phát gạo để chia sẽ đến doanh nhân, quý đồng hương và bà con sau này.
Lần nữa, BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải Ngoại xin chân thành cảm ơn đến những bà con và doanh nhân đã cùng đồng hành với BVĐ giúp đỡ và đóng góp với số tiền trên để gọi là " Một miếng khi đói bằng một gói khi no" đến bà con Cham Palei Ram ở quê nhà. Bên cạnh đó BVĐ cũng không quên công lao đóng góp không nhỏ của Ban Phân Phát Gạo ở quê nhà.
BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải Ngoại xin chúc bà con, doanh nhân và quý Đổng Hương sức khoẻ, bình an và thịnh vượng.
Chào thân ái.TM: BVĐ Cứu Trợ Palei Ram Hải NgoạiThư Ký,
Sarif Chau
0 Rating
630 views
0 likes
0 Comments
Read more
NC- Các bài viết liên quan đến "Nữ sinh Chăm bị bạn đánh dã man ở ninh thuận ngày 15-1-2017" trên facebook.com.
Xem video clip củ nữ sinh Cham bị đánh dã man ở Ninh Thuân
Đồng Chuông Tử- NỮ SINH ĐÁNH BẠN HỌC TÀN BẠO, THỰC TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Sáng nay, 16.01.2017, cộng đồng mạng xã hội lại "nổi sóng" lên với clip nữ sinh đánh bạn học tàn bạo ở Ninh Thuận. Clip dài hơn 1 phút, được tung lên mạng trước đó một ngày. Và đến thời điểm này, clip vừa mới bị xóa.Được biết, nữ sinh bị đánh là học sinh lớp 8, người dân tộc Chăm, ngụ ở làng Hữu Đức, huyện Ninh Phước. Người đánh là bạn Kinh, làng Ma Ram, hai làng gần gũi nhau. Chung xã.Sau khi clip gây phẫn nộ dư luận, Ban giám hiệu trường Huỳnh Phước, nơi học tập của hai bạn nữ sinh này và cơ quan chức năng lập tức vào cuộc.Vấn đề là cách giải quyết làm sao để tránh xảy ra những sự cố trong tương lai gần. Bởi không khéo, nó sẽ không còn là chuyện cá nhân, gia đình và nhà trường nữa.Nó sẽ có khả năng bị đẩy lên rất cao. Rất nguy hiểm. Đó là chuyện mâu thuẫn sắc tộc. Mà chuyện đụng chạm sắc tộc ở địa phương Ninh Thuận, đã có nhiều tiền lệ rồi.Nếu cứ đụng chuyện, cơ quan chức năng cho người đánh nghỉ học là không nên. Đó chỉ là cách xử lí tình thế tồi tệ.Vì sao? Vì người đánh đã không có cơ hội được học hành thêm, bồi dưỡng văn hóa và nhân cách cho chính mình. Cái tầm nhận thức của người đánh bị chững lại, dừng lại và có khi suy thoái, biến tướng hãi hùng. Gây phức tạp cho cộng đồng.Xã hội cần người lớn và cơ quan chức năng biết ứng xử nhân văn trong trường hợp này. Cần thiết xây dựng và ban hành bộ quy chuẩn ứng xử đẹp và những hành vi đáng lên án trong nhà trường. Phù hợp luật Hiến Pháp và các luật liên quan quyền con người.Mặt khác, chúng ta thật đau lòng khi nhìn thấy tần suất và mức độ ứng xử tàn bạo của các nữ sinh, ngày càng lan rộng và trở thành căn bệnh trầm kha. Với vụ việc đánh bạn mới đây của nữ sinh ở Ninh Thuận, phản ánh một thực trạng đáng báo động trong môi trường giáo dục nước nhà. Cứ vài ba tháng, chúng ta lại phải nhìn thấy những sản phẩm đau đớn, xấu hổ "xổ chuồng". Chúng ta lại la làng. Rồi sau đó chìm đi. Rồi lại nổi sóng ở địa phương khác. Rồi lại ứng xử tiếp tục như vậy ư?Phải có một giải pháp vĩ mô từ các nhà giáo dục, chuyên gia tâm lí và chuyên gia pháp luật để chấm dứt vấn nạn này, càng nhanh càng tốt. Không để những sản phẩm đang trong giai đoạn giáo dục lại đi "tô son trét phấn" lên nền giáo dục, vốn dĩ đã để xảy ra quá nhiều tai tiếng, trong thời gian dài vừa qua.
-----------
Đồng Chuông Tử- THĂM NHÀ CHÁU HỌC SINH BỊ BẠO HÀNH
Cháu tên là Hán Nữ Ngọc Hưởng, học sinh lớp 8, Trường Trung học cơ sở Huỳnh Phước, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cháu là người bị bạn học lớp 9 tên B.Q, cùng trường đánh dã man, bạn bè dự khán quay clip và tung lên mạng bốn ngày qua.Clip đánh bạn tàn bạo này, sau khi được tung lên mạng, nó nhanh chóng thu hút dư luận cả nước, với hàng ngàn lượt chia sẻ và chục ngàn lượt like biểu tượng phẫn nộ, cũng như vô vàn bình luận thể hiện nỗi bất bình đối với người đánh.Liền sau đó, cơ quan chức năng địa phương và Ban giám hiệu trường trên vào cuộc, mở cuộc họp lắng nghe tâm tư của học sinh và phụ huynh. Báo Pháp Luật Tp.HCM có bài phản ánh nội dung clip sớm nhất và cho biết công an đang làm việc về nội dung clip gây sóng cư dân mạng. Chiều nay, ngày 17.01.2017, Đồng Chuông Tử và thầy giáo, nhà thơ trẻ Lưu Anh Tặng đã ghé thăm gia đình cháu Hưởng, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu.Qua trao đổi từ chính cháu cho hay, cháu đi học nghề trở về thì một nhóm người nữ lạ đã gọi cháu lại đánh. Clip trên chỉ kéo dài 1 phút 25 giây, nhưng thực tế cháu bị đánh hơn 20 phút, kể cả dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu.Cháu nói không quen biết và có thù hằn gì với nhóm người đánh mình.Theo gia đình kể lại, trưa hôm qua nhà trường tổ chức họp, có gia đình hai bên và cơ quan công an, khi được hỏi lí do đánh bạn, thì nữ sinh B.Q trả lời cách thản nhiên "thích thì đánh thôi".Gia đình cũng cho biết, công an có về nhà hỏi thăm tình hình cháu và hỏi han có người lạ nhà báo nào ghé về tìm hiểu không. Người nhà lập tức mở trang báo đã đăng tin clip cháu Hưởng bị đánh.Trong chiều nay, gia đình có đưa cháu Hưởng đi bệnh viện công siêu âm lấy tỉ lệ thương tật. Bác sĩ hỏi cháu bị làm sao, gia đình thành thật trả lời nguyên trạng, thì bác sĩ hướng dẫn lên công an xã lấy giấy tờ thêm để đúng quy trình.Khi Đồng Chuông Tử trực tiếp hỏi thăm sức khỏe, nhận thấy tâm trạng cháu vẫn còn hoang mang, lo sợ thất thường. Cháu kể cháu bị mũ bảo hiểm đánh vào đầu đang đau đầu lắm và ê ẩm khắp người. Hỏi về nguyện vọng đi học thì cháu hốt hoảng bảo không dám đi học ở trường cũ nữa và muốn chuyển trường qua Đổng Dậu học.Riêng nữ sinh B.Q, người đánh bạn dã man trong clip, đã bị nhà trường đuổi học. B.Q là học sinh cá biệt, vi phạm kỉ luật rất nhiều, và không thể hiện sự tiến bộ trong sinh hoạt và học tập thời gian dài.
----------
Trà VigiaCHUYỆN PHIM BUỒN
Hôm qua mấy đứa cháu có đưa cho tôi xem một video clip trên smart fone. Đó không phải là một video ca nhạc giựt gân của một ca sĩ trẻ nào mới nổi, cũng không là một cảnh trong phim hành động Mỹ với nhiều pha đua xe đọ súng kinh hồn! Cảnh quay một cô bé to con mặc áo rằn ri đang đánh một con bé mặc áo vàng nhỏ thó. Người trên thì ra sức đánh đấm đạp đá vào người nạn nhân còn miệng thì luôn mồm chửi bới dọa nạt, kẻ dưới thì ôm đầu co quắp khóc lóc rên la… Hỏi ra mới biết cảnh quay trong phim Bạo lực học đường mà chưa biết rõ đạo diễn quay phim là ai, kịch bản cũng không rõ ràng lắm vì một đoạn phim cắt ngang cũng không nói lên được điều gì để có thể kết luận! Chỉ biết diễn viên chính đóng vai thủ ác là một học sinh lớp 9 ở Mông Nhuận xã Phước Hữu huyện Ninh Phước, diễn viên phụ đóng vai nạn nhân là học sinh lớp 8 ở Hữu Đức cùng xã cùng huyện cùng tỉnh Ninh Thuận mến yêu! Cả hai cùng học cùng trường trung học cơ sở Huỳnh Phước, tên một danh nhân kháng chiến của xã nhà và là niềm tự hào chung của địa phương để con em noi gương phấn đấu. Có lẽ các em không được phụ huynh cùng thầy cô hướng dẫn đúng cách nên thay vì chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, các em lại đi ngược truyền thống đó như một hệ quả tất yếu mà thế hệ sau phải cưu mang…
Mấy đứa cháu hỏi tôi cảm giác thế nào, tôi chỉ rùng mình bảo ghê rợn mà man rợ còn hơn thời chiến vì hôm nay chúng ta đang sống hòa bình! Bạo lực học đường không còn là sản phẩm độc quyền diễn ra trên các thành phố lớn mà đã lan tràn đến các ngõ ngách làng quê và đó là điều cần báo động nghiêm túc. Một câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và phương hướng giải quyết ra sao cho thỏa đáng mang tính căn cơ lâu dài? Sự mâu thuẫn bất đồng giữa các em học sinh là điều không thể tránh khỏi, nhưng để sự việc dẫn đến bạo lực để giải quyết vấn đề là một sự kiện không thể xem thường! Vì nó vận hành theo quy luật ỷ mạnh hiếp yếu, cậy đông hiếp kẻ thế cô mà bài học công dân giáo dục vẫn thường xuyên nhắc nhở. Là phụ huynh ai cũng bức xúc đau đớn khi thấy con em mình bị đánh đập ngược đãi một cách công khai và vô lý, tất yếu phải nẩy sinh ý định trả thù với nhiều hệ lụy đáng tiếc khác có thể xảy ra! Ở đây nghiêm trọng hơn kẻ bị hại lại là người Chăm, một dân tộc đã chịu quá nhiều đau thương mất mát trên chính mảnh đất cha ông của họ. Bởi vậy cần phải có giải pháp rốt ráo để làm sáng tỏ vấn đề, giải tỏa mọi nghi ngờ hiềm khích trong tương lai gần và xa để trường hợp đó không còn xảy ra một cách đáng tiếc! Cần phải có sự quan tâm tháo gỡ không chỉ của nhà trường mà cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền để hố ngăn chia rẽ được lấp đầy và sự thù hận dân tộc vĩnh viễn đi vào quá vãng. Nhà trường phải lấy lại niềm tin của phụ huynh học sinh khi gửi gắm con em mình với tất cả niềm hy vọng bởi họ còn phải bươn chải mưu sinh. Sự sang chấn tâm lý của em học sinh bị hại cũng cần được giúp đỡ phục hồi một cách chu đáo cụ thể. Đã xa rồi lời cảm ơn xin lỗi muộn màng bởi liều thuốc đó từ lâu không còn hiệu nghiệm!
Cuộc sống với bao nhiêu lo toan cần phải trang trải và thế hệ sau mới là rường cột của nước nhà, tương lai của đất nước. Người lớn chúng ta quá bận rộn với chuyện vĩ mô nên lơ là yếu tố vi mô là một sai lầm không thể thoái thác! Tôi chỉ muốn làm thơ viết văn ca ngợi tổ quốc như một con tàu vươn khơi ra biển, rất tiếc xem chuyện phim buồn buồn ơi!
--------------
Lưu Tặng - ĐẰNG SAU VỤ VIỆC HỌC SINH ĐÁNH NHAU Ở TRƯỜNG THCS HUỲNH PHƯỚC-NINH THUẬN
Trong thời gian vừa qua, dân mạng nói chung và cộng đồng sống tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng đã thể hiện sự xót đau cho em học sinh bị đánh (là em H học sinh lớp 8, dân tộc Chăm) và lên án hành động tàn bạo dã man của em học sinh đánh bạn (là em Bích Quy học sinh lớp 9, dân tộc Kinh), cả hai đều đang theo học tại trường THCS Huỳnh Phước (Phước Hữu-Ninh Phước-Ninh Thuận). Hẳn chúng ta luôn mong muốn những giải pháp hợp lí hợp tình của pháp luật tránh những khả năng có thể đẩy lên đỉnh điểm và gây ra những sự mâu thuẫn không đáng có.
Hôm nay có đến thăm em H chia sẻ nỗi đau thể xác cùng tinh thần. Hẳn nhiên em vẫn còn có vẻ mất tinh thần với một bộ dạng hốc hác chứng tỏ cho sự mất ngủ nhiều đêm. Như trong đoạn video clip chúng ta thấy, em là một người chịu đựng trước một cảnh hãi hùng được gây ra bởi một bạn học sinh cùng trường. Em chia sẻ trước đây em với B.Quy chưa một lần quen biết cũng như chuyện trò gì cả, trong một buổi học nghề tại trường TTHNDN (trung tâm hướng nghiệp dạy nghề) Ninh Phước, Bích Quy cùng 4 người bạn nữa (trong đó 2 em cũng học tại Huỳnh Phước và 2 khác không biết học ở đâu, sau tìm hiểu tôi mới biết 2 em này học tại trường Trương Định-Phú Quý-Ninh Phước-Ninh Thuận) rủ em với lời đe dọa rất sợ hãi, vì sự ngây thơ và thẳng thắng em đã đi theo với mong muốn không có việc gì xảy ra. Nhưng nhũng gì đến với em như một trận động đất khôn lường hậu quả. Em sẵn sàng làm tất cả mọi thứ họ yêu cầu cho dù có tồi tệ cỡ nào. Như những lời em H hứa với em B.Quy, về nhà em nằm bỏ cơm trùm mền, khi mẹ hỏi cơ sự em nói “mặt xưng to vì va vào cổng trường lúc tai nạn xe với mấy bạn”. Cho tới khi công an đến nhà ba mẹ em mới vỡ òa sự thật.
Riêng em H thì không muốn đi học ở trường cũ và muốn chuyển trường. Cho đến bây giờ em vẫn đau khắp người và nhất là phần đầu vì tổn thương quá nặng với những cú đấm, em còn cho biết em bị hành hạ đánh đập hơn 20 phút, trước đó em B.Quy còn dùng cả nón bảo hiểm đánh vào đầu em rất lâu. Nhưng Clip mà chúng ta xem chỉ vỏn vẹn 1,20 phút, mà thấy rả rời cả ruột gan.
Ba mẹ em H chia sẻ, khi đến trường trước mặt thầy cô giáo, ba mẹ 2 bên và có cả cơ quan ban ngành em trả lời “thích thì đánh” với một vẻ mặt rất ư hống hách lạnh lùng. Nhưng lúc đấy gia đình em H vẫn chưa xem clip nên không biết cảnh tượng xảy ra ngoài sức tưởng tượng.
Nay mong ban ngành cùng BGH nhà trường có cách giải quyết dứt khoát và nhanh chóng để không trở ngại biến chứng có thể cũng gây ra từ đối tượng là em Bích Quy. Với tính cách ứng sử trước mặt cán bộ người lớn cùng với thầy cô giáo dạy dỗ và ba mẹ mình. Em bích Quy thể hiện một hành động như trên thì chứng tỏ em có thể làm nhiều việc “ghê tởm” hơn. Ngoài ra nhà trường giờ đã đuổi học em vì đã phạm quá nhiều tội khi ngồi ghế nhà trường.
Theo quan điểm cá nhân, tôi mong các ban ngành nhảy vào cuộc xử lý đến nơi đến chốn đối tượng em B.Quy, cho em thôi học là một quan điểm sai lầm vì em có thể tự do và chắc chắn sẽ có nhiều hành động ngoài sức tưởng tượng. Cần có giải pháp giáo dưỡng em này đúng quy cách với những phương thức đạo đức cùng cách ứng sử nhân văn. Hồng mong em có thể quay về với cuộc sống xã hội lành mạnh và văn minh.
-----------------------
QUAN ĐIỂM VỀ VỤ CLIP "NỮ SINH ĐÁNH BẠN DÃ MAN Ở NINH THUẬN "
Tác giả LƯU QUANG TUẤN HUY
Bạo hành lứa tuổi vị thành niên, một thực trạng của xã hội hiện tại mà mỗi ngày đang diễn ra trên toàn quốc. Nó nhan nhản trên mạng xã hội, đã gióng lên hồi chuông báo động về sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức và sự vô cảm của một bộ phận người.
Vấn đề là cô bé bị bạo hành trước mặt bao người vô cảm, họ dửng dưng như không có gì xảy ra, rồi thay vì phải can ngăn và giúp đỡ người bị hại thì lại quay clip tung lên mạng. Theo tôi, cái chúng ta cần quan tâm là sự giáo dục của gia đình cô gái bạo hành, cái tâm của cha mẹ cô gái ấy trước sự việc xảy ra, cái quan tâm của nhà trường và pháp luật, chính quyền địa phương mang lại công bằng cho người bị hại.
Còn nói về cô gái gây ra sự việc này, tôi nghĩ khó mà có thể mong cô ấy có ý thức suy nghĩ lại, cô ấy đang nằm trong trạng thái vô cảm, bất cần đời,... Và thậm chí như đang trả thù một cái gì đó mà cô ấy đang chịu đựng trong cuộc sống riêng tư.
Cần phải xem xét một cách nghiêm túc sự nguy hiểm của dạng người này đối với xã hội và môi trường học tập của các em. Đây cũng có thể là một sự nông nổi theo trào lưu bạo lực ở lứa tuổi trẻ em, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và người thân, nên cần lắm sự giáo dục của gia đình và cộng đồng, mà quan trọng nhất là sự vào cuộc của pháp luật, các tổ chức xã hội và sự giúp đỡ của mọi người.
Chúng ta nên ngăn chặn một bạo lực kế tiếp, sẽ diễn ra cho một nạn nhân mới, mà chưa thể biết một cháu bé tội nghiệp của bất cứ gia đình nào.
Tôi thiết nghĩ, lứa tuổi các em chỉ đơn thuần là thỏa mãn mình, chưa đủ khả năng nghĩ đến vấn đề dân tộc hay chính trị, nên cần lắm sự sáng suốt của người lớn, đừng đẩy vấn đề này lên thành sự nhạy cảm bất lợi cho ổn định xã hội và chia rẽ dân tộc.
Mong thay!!!
0 Rating
780 views
0 likes
0 Comments
Read more
Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc diễn văn sau khi tuyên thệ nhậm chức tại Điện Capitol ở Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, 20/1/2017.
Thưa Chánh án Roberts, Tổng thống Carter, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, thưa đồng bào Mỹ, và mọi người trên thế giới: Xin cảm ơn.
Chúng ta, những công dân của nước Mỹ, hiện cùng tham gia một nỗ lực lớn của dân tộc để xây dựng lại đất nước và khôi phục những hứa hẹn của đất nước cho cả nhân dân Mỹ chúng ta.
Cùng nhau, chúng ta sẽ quyết định hướng đi tương lai của nước Mỹ và thế giới trong nhiều năm tới.
Chúng ta sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Chúng ta sẽ đối đầu với nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
Cứ mỗi 4 năm, chúng ta lại tụ tập trên những bậc thềm này để thực hiện tiến trình chuyển giao quyền lực trong trật tự và hòa bình, và chúng tôi xin đa tạ Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama về sự giúp đỡ niềm nở của họ trong suốt quá trình chuyển giao. Tổng thống và phu nhân Obama thật vô cùng tuyệt vời.
Tuy nhiên, buổi lễ hôm nay mang ý nghĩa rất đặc biệt. Bởi vì ngày hôm nay chúng ta không chỉ đơn thuần chuyển giao quyền lực từ chính quyền này sang chính quyền khác, hay từ đảng này sang đảng khác – mà chúng ta chuyển giao quyền lực từ thủ đô Washington, trở lại với quý vị, nhân dân Mỹ.
Trong thời gian quá lâu, một nhóm nhỏ ở thủ đô của đất nước chúng ta đã thu về những lợi lộc từ chính quyền trong khi người dân phải trả giá.
Washington nở rộ - nhưng người dân không được chia phần trong sự phồn vinh đó.
Các chính trị gia trở nên giàu có - nhưng chúng ta đã mất nhiều việc làm, nhiều nhà máy bị đóng cửa.
Giới quyền thế bảo vệ chính họ, chứ không phục vụ các công dân của đất nước chúng ta.
Chiến thắng của họ không phải là chiến thắng của quý vị; trong khi họ hân hoan ăn mừng ở thủ đô của đất nước chúng ta, thì nhiều gia đình gặp khó khăn trên khắp đất nước không có gì để ăn mừng.
Tất cả những điều đó sẽ thay đổi - bắt đầu tại đây và ngay trong lúc này, bởi vì thời điểm này là thời điểm của quý vị: nó thuộc về quý vị.
Thời điểm này thuộc về tất cả mọi người đang có mặt ở đây ngày hôm nay và tất cả mọi người đang theo dõi trên khắp nước Mỹ.
Đây là ngày của quý vị. Đây là lễ ăn mừng của quý vị.
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ này là đất nước của quý vị.
Điều thực sự quan trọng không phải là đảng nào kiểm soát chính phủ của chúng ta, mà liệu chính phủ của chúng ta có phải do người dân kiểm soát hay không.
Ngày 20 tháng 1 năm 2017 sẽ được ghi nhớ là ngày mà người dân Mỹ một lần nữa nắm quyền cai trị đất nước này.
Tất cả những người, nam cũng như nữ bị quên lãng ở đất nước này, từ giờ sẽ không còn bị bỏ quên.
Lúc này mọi người đang lắng nghe quý vị.
Quý vị, hàng chục triệu người tập hợp với nhau để trở thành một phần trong một phong trào lịch sử mà thế giới chưa bao giờ từng chứng kiến trước đây.
Ở tâm điểm phong trào này là một niềm tin thiết yếu: rằng lý do tồn tại của một quốc gia chính là để phục vụ công dân.
Người Mỹ muốn có các trường học tốt cho con cái, khu dân cư an toàn cho gia đình, và công ăn việc làm tốt cho bản thân.
Đây là những đòi hỏi chính đáng và hợp lý.
Nhưng đối với rất nhiều công dân chúng ta, lại tồn tại một thực tế khác: nhiều bà mẹ và con cái lâm vào cảnh nghèo túng ở các khu nội đô; nhiều nhà máy hoang tàn nằm rải rác như những ngôi mộ trên khắp đất nước chúng ta; một hệ thống giáo dục với túi tiền đầy ắp, nhưng lại không giúp được cho giới trẻ và thành phần sinh viên tươi đẹp của chúng ta thâu thập kiến thức; tội phạm, băng đảng và ma túy đã cướp đi quá nhiều sinh mạng làm mai một biết bao là tiềm năng của quốc gia.
Thảm trạng đó sẽ chấm dứt tại đây và ngay lúc này.
Chúng ta là một quốc gia - và nỗi đau của họ là nỗi đau của chúng ta. Ước mơ của họ là ước mơ của chúng ta; thành công của họ sẽ là thành công của chúng ta. Chúng ta có chung một trái tim, một quê hương, và chia sẻ chung một vận mệnh vinh quang.
Lời tuyên thệ nhậm chức của tôi ngày hôm nay là lời tuyên thệ trung thành với tất cả mọi người dân Mỹ.
Trong nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp nước ngoài trong khi công nghiệp Mỹ bị thua thiệt;
Trợ cấp cho quân đội các nước khác trong khi để mặc cho quân đội của chúng ta suy yếu một cách đáng buồn;
Chúng ta đã bảo vệ biên giới các quốc gia khác trong khi không bảo vệ biên giới của chính đất nước mình;
Chúng ta đã chi hàng nghìn tỷ đôla ở nước ngoài trong khi cơ sở hạ tầng của Mỹ rơi vào tình trạng hư hại, mục nát.
Chúng ta đã giúp các nước khác trở nên giàu có trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh và niềm tự tin của đất nước chúng ta mai một dần.
Lần lượt, các nhà máy đóng cửa và rời lãnh thổ của chúng ta, mà không mảy may nghĩ đến hàng triệu, hàng triệu công nhân Mỹ bị bỏ lại phía sau.
Tầng lớp trung lưu của chúng ta đã bị tước mất tài sản, nhà cửa, để chia lại trên khắp thế giới.
Nhưng đó là quá khứ. Bây giờ chúng ta sẽ chỉ hướng đến tương lai.
Chúng ta tập trung ở đây hôm nay và đưa ra một thông điệp gửi đến khắp mọi nơi, mọi thành phố, mọi thủ đô nước ngoài, và tại mọi trung tâm quyền lực.
Từ ngày hôm nay về sau, một tầm nhìn mới sẽ ngự trị tại đất nước chúng ta.
Từ thời điểm này trở đi, nước Mỹ sẽ được đặt lên trên hết.
Mỗi quyết định về thương mại, về thuế, về xuất nhập cảnh, về chính sách đối ngoại, sẽ được làm dựa trên những lợi ích cho người lao động Mỹ và các gia đình Mỹ.
Chúng ta phải bảo vệ biên giới của chúng ta khỏi sự tàn phá của các nước khác đang sản xuất các sản phẩm của chúng ta, cướp các công ty của chúng ta, và hủy hoại công ăn việc làm của chúng ta. Các biện pháp bảo hộ sẽ dẫn đến thịnh vượng và sức mạnh.
Tôi sẽ đấu tranh cho quý vị cho tới hơi thở cuối cùng - và tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ làm quý vị thất vọng.
Hoa Kỳ sẽ chiến thắng trở lại, như chưa từng bao giờ chiến thắng.
Chúng ta sẽ mang về công ăn việc làm cho chúng ta. Chúng ta sẽ giành lại biên giới của chúng ta. Chúng ta sẽ giành lại sự giàu có của chúng ta. Và chúng ta sẽ khôi phục lại những ước mơ của chúng ta.
Chúng ta sẽ xây những con đường, đường cao tốc, cầu cống, sân bay, và đường hầm, và đường sắt mới trên khắp đất nước tuyệt vời của chúng ta.
Chúng ta sẽ giúp cho người dân không còn cần đến những trợ cấp và quay trở lại làm việc - xây dựng lại đất nước chúng ta với bàn tay người Mỹ và sức lao động Mỹ.
Chúng ta sẽ tuân theo hai quy định đơn giản: Mua hàng Mỹ và mướn nhân công Mỹ.
Chúng ta sẽ xây dựng tình hữu nghị và thiện chí với các quốc gia trên thế giới - nhưng chúng ta làm như vậy với ý thức rằng tất cả các quốc gia có quyền đặt lợi ích của chính họ lên trên hết.
Chúng ta không tìm cách áp đặt lối sống của chúng ta lên bất cứ ai, mà thay vào đó là tự mình thể hiện như một tấm gương cho mọi người noi theo.
Chúng ta sẽ củng cố các liên minh cũ và hình thành các liên minh mới - và đoàn kết thế giới văn minh chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, chúng ta sẽ hoàn toàn tiêu diệt chúng ra khỏi Trái Đất.
Nền tảng của nền chính trị của chúng ta sẽ là lòng trung thành tuyệt đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và qua sự trung thành của chúng ta với đất nước, chúng ta sẽ khám phá lại lòng trung thành của chúng ta với nhau.
Khi quý vị mở lòng mình ra với lòng ái quốc, thì không còn chỗ cho thành kiến.
Kinh Thánh dạy chúng ta "thật tốt đẹp và dễ chịu khi con dân của Chúa trời sống với nhau trong sự hiệp nhất".
Chúng ta phải nói ra những gì mình nghĩ một cách cởi mở, tranh luận những quan điểm bất đồng một cách thành thực, nhưng luôn luôn mưu cầu tinh thần đoàn kết.
Khi nước Mỹ đoàn kết, không có thế lực nào có thể ngăn cản nước Mỹ.
Không nên sợ hãi - chúng ta được bảo vệ, và chúng ta sẽ luôn luôn được bảo vệ.
Chúng ta sẽ được bảo vệ bởi những nam nữ quân nhân tuyệt vời phục vụ trong quân đội và các lực lượng chấp pháp của chúng ta, và quan trọng hơn cả, chúng ta được Thượng Đế bảo vệ.
Cuối cùng, chúng ta phải cởi trói suy nghĩ và mơ những giấc mơ lớn hơn nữa.
Ở nước Mỹ, chúng ta hiểu rằng một quốc gia chỉ tồn tại chừng nào đất nước đó còn phấn đấu.
Chúng ta sẽ không tiếp tục chấp nhận các chính trị gia chỉ nói suông mà không hành động - phàn nàn mà không làm bất cứ điều gì về điều đó.
Giờ đã hết lúc nói những điều trống rỗng.
Bây giờ đã đến giờ hành động.
Đừng cho phép bất cứ ai nói với quý vị rằng việc này việc kia là không thể thực hiện. Không có thách thức nào có thể đánh bại trái tim, sự đấu tranh và tinh thần của nước Mỹ.
Chúng ta sẽ không thất bại. Đất nước chúng ta sẽ phát triển mạnh và thịnh vượng trở lại.
Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một thiên niên kỷ mới, sẵn sàng mở khóa những điều bí ẩn trong vũ trụ, giải thoát trái đất khỏi những khổ đau do bệnh dịch, và khai thác các nguồn năng lượng, các ngành công nghiệp và công nghệ của ngày mai.
Một niềm tự hào quốc gia mới sẽ làm rung động tâm hồn chúng ta, nâng cao tầm nhìn của chúng ta, và chữa lành những chia rẽ giữa chúng ta.
Giờ là lúc nhắc lại những lời khôn ngoan từ xưa mà các quân nhân của chúng ta sẽ không bao giờ quên: cho dù chúng ta là da đen hay nâu hay trắng, tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ của những người ái quốc, tất cả chúng ta đều hưởng các quyền tự do vinh quang, và tất cả chúng ta đều cùng chào lá cờ Mỹ vĩ đại.
Cho dù một em bé được sinh ra ở vùng đô thị rộng lớn ở Detroit hay ở vùng đồng bằng lộng gió của Nebraska, các em đều nhìn lên cùng một bầu trời đêm, với trái tim đầy những ước mơ như nhau, và đều được Đấng Tạo hóa truyền hơi thở cuộc sống.
Vì vậy, thưa tất cả đồng bào Mỹ, ở mọi thành phố gần xa, lớn nhỏ, trên những ngọn núi, từ bờ đại dương này đến bờ bên kia, hãy lắng nghe những lời này:
Quý vị sẽ không bao giờ bị bỏ lơ nữa.
Tiếng nói, niềm hy vọng, và ước mơ của quý vị sẽ xác định vận mệnh nước Mỹ chúng ta. Và lòng quả cảm, lòng tốt và tình yêu của quý vị mãi mãi sẽ dẫn đường chúng ta.
Cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại. Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ giàu có trở lại. Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ tự hào trở lại. Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ an toàn trở lại.
Và đúng vậy, cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Xin cảm ơn, Chúa ban phước lành cho quý vị, và Chúa ban phước lành cho nước Mỹ.
Source: http://www.voatiengviet.com
0 Rating
344 views
0 likes
0 Comments
Read more
San Jose: ngày 17 tháng 01 năm 2017
THƯ KÊU GỌI
(V/v Ủng hộ đồng bào Cham Plei Ram bị lũ lụt)
Kính gửi:
- Quý Đồng Hương
- Quý công ty, các tổ chức Hội Đoàn, Doanh Nhân và nhà Hảo Tâm
Thưa Quý vi,
Như Quý vị đã biết về cơn bão và lũ lụt lớn ở Miền Trung Việt Nam cuối năm 2016 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về mùa màng và nhà cửa. Làng Cham Plei Ram (Văn Lâm) thuộc Huyện Thuận Nam, Tỉnh Ninh Thuận cũng không ngoại lệ. Lũ lụt lịch sử này đã cuốn trôi đi những hạt lúa chin, khu chân nuôi gia cầm, cây ăn trái và hoa màu đang trong mùa thu hoạch.
Sự mất mát do thiên tai gây ra đã làm cho cuộc sống bà con Cham Plei Ram phải lâm vào hoàn cảnh đói nghèo, cơ cực và khốn khổ.
Trước tình cảnh thương tâm này và với tình thần “ Lá lành đùm lá rách. Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Ban vận động cứu trợ Plei Ram Hải Ngoại hiện đang phát động phong trào kêu gọi những đứa con xa xứ cùng chung tay giúp đỡ về vật chất, tinh thần để giảm bớt những khó khăn, sớm ổn định cuộc sống của bà con Cham chúng ta ở quê nhà.
Thời gian ủng hộ: Đến cuối tháng 01 năm 2017.
Chúng tôi rất mong và đón nhận lòng bao dung đóng góp từ Quý vị. Chúc Quý vị và ba con một năm mới sức khỏe và thành đạt.
Lời chào thân ái,
T.M Ban vận động Cứu trợ Plei Ram
Trưởng ban
Thiên Sanh Thêu
Đại diện khu vực:
San Jose, CA: Los Angeles, CA
Não Thành Đon (408) 805-6864 Từ Công Nhường (949) 351-8234
Châu Sarif (408) 821-4708
Seattle, WA Sacramento, CA
Châu Văn Triển (206) 334-3753 Từ Công Ánh (916) 878-8670
Mọi sự đóng góp và ủng hộ Check hay Money Order xin gởi vể địa chỉ:
THEU THIEN
1537 Thornbriar Dr
San Jose, CA 95131
(408) 452-0957
Danh Sách ủng hộ cho cứu trợ Lũ Lụt Plei Ram 2017
<colgroup><col style="mso-width-source: userset; mso-width-alt: 1848; width: 39pt;" width="52" /><col style="mso-width-source: userset; mso-width-alt: 1450; width: 31pt;" width="41" /><col style="mso-width-source: userset; mso-width-alt: 12288; width: 259pt;" width="346" /><col style="mso-width-source: userset; mso-width-alt: 455; width: 10pt;" width="13" /><col style="mso-width-source: userset; mso-width-alt: 6456; width: 136pt;" width="182" /><col style="mso-width-source: userset; mso-width-alt: 1991; width: 42pt;" width="56" /><col style="mso-width-source: userset; mso-width-alt: 9898; width: 209pt;" width="278" /></colgroup>
STT
HỌ VÀ TÊN
SỐ TIỀN (USD)
GHI CHÚ
1
Ô.Bà Victor Wang ( Chủ Tịch Kim Hoàn)
1000
San Jose
2
Nhóm thiện nguyện " VÌ TÂM " Plei Ram
800
Việt Nam
3
Thiên Sanh Thêu
100
San Jose
4
Yassin Bá
100
San Jose
5
Châu văn Ninh
100
San Jose
6
Từ Hữu Tý
100
San Jose
7
Từ Hữu Lợi
50
San Jose
8
Não Thành Đơn (Cổng)
50
San Jose
9
Trượng Thanh An
50
San Jose
10
Bạch Thanh Thoảng
50
San Jose
11
Báo thị Rằng
50
San Jose
12
Thập Danh Đắng
50
San Jose
13
Bá Ibraham
100
San Jose
14
Thập Văn Lô
20
San Jose
15
Tuôn SaRi
100
San Jose
16
Bá Văn Việnk
50
San Jose
17
Châu Sarif
100
San Jose
18
Văn Phương Thành (Zamin)
100
San Jose
19
Đạt Xuân Hiệp
60
San Jose
20
Bá Trung Tuyên (Bryan)
100
San Jose
21
Bá Trung Thiệu (Brandon)
100
San Jose
22
Báo văn Cân
100
San Jose
23
Báo Văn Đon
100
San Jose
24
Bá Aly
100
San Jose
25
Bá Kathy (Mộng Huy)
100
San Jose
26
Bá Anh Tâm
50
San Jose
27
Châu Thành Đạt (Rossi)
50
San Jose
28
Châu Emily (Dona)
50
San Jose
29
Châu David (Aman)
50
San Jose
30
Bá văn Dư
100
San Jose
31
Soriya Từ
40
San Jose
32
Văn Hồng Kỳ (Muosta)
50
San Jose
33
Bá IMâm
50
San Jose
34
Từ Hữu Nuh
50
San Jose
35
Văn H.Phương Thư ( Vich )
50
San Jose
36
Văn T.Phương Châm
50
San Jose
37
Thập Danh Đức
50
San Jose
38
Qua Anh Dũng + Hoa
50
San Jose
39
Trương Thanh Lệ ( Tuệ )
50
San Jose
40
Kiều Thiên
50
San Jose
41
La Hoài Công
50
San Jose
42
Nguyễn Văn Dậu
50
San Jose
43
Vicky Trang ( Friend Levy )
50
San Jose
44
Uyên chi Nguyễn ( friend Levy )
50
San Jose
45
Lâm SanI ( Friend Levy )
50
Sacramento
46
Từ Công Ánh
100
Sacramento
47
Thiên Sanh Thử
100
Sacramento
48
Kiều Văn Quang
100
Sacramento
49
Từ Công Nhường
100
Los Angeles
50
Bá thị Kim Loan + Kiệt
100
Lousiana
51
Bá Sami ( Mộng Hoàng + Hà )
100
Texas
52
Đạt Xuân Mong
50
San Jose
53
Đạt Xuân Điện
20
San Jose
54
Đạt thị Vân ( Nak )
50
San Jose
55
Đạt Nguyên
20
San Jose
56
Ngư Nhẹ
50
San Jose
57
Ngư Lập
20
San Jose
58
Ngư Đô
20
San Jose
59
Ngư Phương
20
San Jose
60
Ngư Tính
20
San Jose
61
Nguyễn Sao
50
San Jose
62
Nguyễn Bảo
20
San Jose
63
Micheal Lê Minh Hải (Dịch vụ Di Trú Bảo Lãnh)
250
San Jose
64
Ysa Cosiem
100
Maryland
65
Kevin Champa
200
San Jose
66
Văn Phương Trình
50
San Jose
67
Lưu Hoàng Dzư
50
Tenessee
68
Báo Ysa (Đại)
50
Sacramento
68
Bá thị Mai (Mák)
50
San Jose
69
Miêu Văn Tuấn
50
San Jose
70
Bá Trung Dung
50
Seattle
71
Phú Minh Thánh
50
Seattle
72
Báo Văn Khoảnh
100
Oregon
73
Hứa Đại Ninh + Saro
50
San Jose
74
Abdullah Châu (Châu Văn Triển)
100
Seattle
75
v/c Imana Châu
100
Seattle
76
Ali Châu (Châu VănTrở)
50
Seattle
77
Châu Văn Mách
50
Seattle
78
Anh chị em và các cháu mỗi người $20
470
Seattle
79
v/c Karim Abdul Rahman
100
0 Rating
990 views
0 likes
0 Comments
Read more
(PLO)- 21 giờ tối qua (15-1) trên mạng xã hội lan truyền một clip. Trong đó, một nữ sinh to cao đánh đập dã man một em gái nhỏ con bằng cách đá vào bụng, đạp vào mặt, đè xuống đất và dùng giày giậm liên tục lên mặt.
(Ảnh cắt từ clip)
Em gái bị đánh liên tục xin tha và hứa sẽ không dám mách thầy. Nữ sinh đánh bạn nói: "Tao đ. sợ thầy đâu, tao đánh rồi tao nghỉ học" nhưng vẫn đe dọa: "Nếu mách thầy thì lên trường ăn một dao".
Các bình luận cho biết nữ sinh đánh bạn là học sinh của Trường THCS Huỳnh Phước (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận).
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, cô Văn Hồng Điệp, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Phước, cho biết ngay trong sáng nay nhà trường đã nhận được thông tin và đã xác minh bước đầu. Theo đó, nạn nhân là một nữ sinh tên H., học lớp 8 của trường, nhà ở thôn Hữu Đức, còn nữ sinh đánh bạn tên Q., ở Ma Ram, cùng xã Phước Hữu.
Cô Điệp cho biết sáng nay hiệu trưởng nhà trường đang làm việc với cơ quan công an để làm rõ và xử lý nghiêm trường hợp đánh bạn dã man này.
NHẬT HÒA
theo po.vn
Nữ sinh Chăm bị bạn đánh dã man ở ninh thuận ngày 15-1-2017 và bài bình luận ở dưới đây.
0 Rating
309 views
0 likes
0 Comments
Read more
[Phản biện sách] Văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á (phần 1)
Isvan
PHẢN BIỆN VỀ SÁCH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HOÁ SA HUỲNH
Khảo cổ học Sa Huỳnh là một mảng nghiên cứu thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Sau hơn 100 năm nghiên cứu với 3 giai đoạn chính: giai đoạn 1909 – 1960, giai đoạn 1975 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, những năm 90 của thế kỷ 20 đến thập niên đầu thế kỷ 21.Cho đến nay nghiên cứu về Sa Huỳnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh đó nhiều nhà khảo cổ học cũng đã có nhiều nhà khoa học tên tuổi tham gia vào nghiên cứu này nhưM.Vinet, Madeleine Colani, H. Parmentier, Cabarre, nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse, Wilhelm G. Solheim, Saurin, H. Fontaine,Cố GS Trần Quốc Vượng, GS Hà Văn Tấn, PGS. TS Po Dharma, PGS. TS Lâm Thị Mỹ Dung, GS Trần Kì Phương, Cao Xuân Phổ, Ngô Văn Doanh, Lê Đình Phụng, Lương Ninh…v.v…
Trong các chương trình đào tạo Khảo cổ học ở Mỹ về Đông Nam Á, khảo cổ học Sa Huỳnh cùng với nhiều nền văn hoá khảo cổ ở Việt Nam được đưa vào nội dung giảng dạy. Tôi cũng may mắn được học môn học này và được tiếp xúc với nhiều nghiên cứu về khảo cổ học ở Đông Nam Á.Chính vì vậy, khi được biết có một nghiên cứu về Sa Huỳnh vớitiêu đề “Văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Chừng, Dương Minh Chính, Lê Văn Công, Lê Sơn, Nguyễn Văn Thanh, Lê Quốc Ân, và Nguyễn Quốc Chiến xuất bản tại nhà xuất bản Hồng Đức năm 2015thì tôi rất kỳ vọng sẽ được cập nhật và học hỏi thêm những phát hiện mới về nghiên cứu Sa Huỳnh.
Nội dung của quyển sách “giới thiệu” về 100 năm nghiên cứu Sa Huỳnh, các đặc điểm của văn hoá Sa Huỳnh, mối liên hệ với văn hoá Đông Sơn, và bàn về nước Việt Thường Thị và Champa trong lịch sử. Theo quan điểm của các tác giả này, dải đất của vương quốc Champa chỉ tồn tại trong khu vực Khauthara và Panduranga (Khánh Hoà – Ninh Thuận – Bình Thuận). Các phần đất từ núi Thạch Bi (Phú Yên) cho đến Nghệ An thuộc lãnh thổ của vương quốc Đại Việt vốn bị Champa chiếm đóng và phải đến thời Lê Thánh Tông mới thu hồi lại được. Bên cạnh đó, các tác giả khẳng định lãnh thổ của “nước ta” từ thời Hai Bà Trưng kéo dài từ Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân đến Nhật Nam. Cụ thể là từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cho đến ranh giới Phú Yên – Khánh Hoà. Tuy nhiên, các nội dung tranh luận của các tác giả có rất nhiều vấn đề sai lầm và cần được đính chính. Xin trao đổi một số vấn đề trong nghiên cứu này:
Vấn đề 1: Nhầm lẫn cơ bản giữa các thuật ngữ – giai đoạn
– Hai Bà Trưng – Lâm Ấp: tác giả đang chứng minh là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có tầm ảnh hưởng trong 4 vùng Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân đến Nhật Nam nhưng sau đó người Tượng Lâm nổi dậy chiếm vùng đất này.
– Sa Huỳnh và Champa là hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn của Sa Huỳnh và Champa là hai đoạn khác nhau rõ rệt. Văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3500 TCN và kéo dài dài tới những thế kỉ 1, 2 SCN.[1] Riêng vương quốc Champa, dựa vào những thư tịch cổ Trung Hoa đã khẳng định mốc thời gian thành lập là từ thế kỷ 2 SCN đến 1832[2]. Ấy vậy mà tiêu đề có vẻ là hướng đến tìm hiểu Sa Huỳnh, các tác giả lại chỉ xoay quanh về lịch sử vương quốc Champa. Các nội dung về Sa Huỳnh dường như mất hút trong nội dung sách này.
– Nhầm lẫn giữa nước Đại Việt trong lịch sử và Việt Nam ngày nay. Việt Nam là quốc gia hiện đại với 54 dân tộc và có lịch sử của nhiều quốc gia cổ đại như Champa và Funan chứ không riêng lịch sử của Đại Việt.
Vấn đề 2: Lạc đề – bố cục lộn xộn
Ngay từ tiêu đề bài viết “Văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á”, người đọc sẽ hình dung rằng tác giả sẽ trao đổi về vị trí của văn hoá Sa Huỳnh trong không gian văn hoá ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, dựa vào mục lục và nội dung trong sách không thể hiện được bức tranh Sa Huỳnh trong mối quan hệ trong văn hoá Đông Nam Á. Sự lạc đề này có thể chứng minh rõ qua bố cục của quyển sách. Quyển sách gồm bốn chương:
Chương 1: Những vương quốc hùng mạnh đã từng tồn tại trên dải đất Việt Nam trong quá khứ. Tác giả nói về ba vương quốc Phù Nam/Chân Lạp, Champa và Đại Việt.
Chương 2: Tác giả giới thiệu về ba trung tâm văn hoá thời cổ bao gồm : Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.
Chỉ duy nhất chương 3 là tập trung giới thiệu về văn hoá Sa Huỳnh: địa điểm khảo cổ, đặc trưng… tuy nhiên dường như các tác giả chưa thể hiện được bức tranh tổng quan của văn hoá Sa Huỳnh trong bản đồ khảo cổ học Việt Nam và Đông Nam Á. Tác giả cũng không đi sâu phân tích đặc trưng,chiều kích, con người và văn hoá Sa Huỳnh trong mối tương quan với các nền văn hoá khác ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các thông tin mà tác giả cung cấp không có gì mới kể từ hội thảo hơn 100 năm nghiên cứu Sa Huỳnh diễn ra từ 22/7 đến 24/7/2009. Trong hội thảo này, các nhà khoa học đã phân tích, đánh giá và so sánh giữa Văn hoá Sa Huỳnh với các khu vực văn hoá khác trong vùng lãnh thổ Việt Nam như Văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc, Văn hoá Óc Eo ở phía Nam; xem xét văn hoá Sa Huỳnh trong mối tương quan với các văn hoá khác ở Đông Nam Á như sự tương quan giữa gốm Sa Huỳnh và loại hình gốm Kanalay (Philippines). Rộng hơn nữa, các chuyên gia đã dựa trên các hiện vật để tìm hiểu những mối giao lưu văn hoá, thương mại với các văn hoá khác trong vùng Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào… Các nhà khoa học cũng hướng sự chú ý đến những hiện vật thu được từ các mộ táng (mộ đất, mộ nồi, mộ vò và đồ tuỳ táng) một minh chứng quan trọng để tìm hiểu sự phân hoá giàu nghèo, tiền đề của sự phân hoá xã hội dẫn đến sự ra đời của một nhà nước sơ khai.
Một công trình nghiên cứu chỉ hơn 200 trang mà tài liệu phụ lục lên đến 100 trang bao gồm bài dịch và bản gốc. Điều này chưa bao giờ thấy trong nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài. Những phụ lục đó theo đúng khoa học thì chỉ là tài liệu tham khảo để các tác giả phục vụ cho việc tham khảo – chứng minh cho luận điểm của mình.
Vấn đề 3: Sử dụng nguồn tư liệu chính phục vụ cho bài viết quá lỗi thời và không cập nhật những nghiên cứu mới
Thứ nhất: Về nghiên cứu lịch sử Champa, từ sau công trình của Maspero, nhiều công trình khác đã ra đời cũng giành sự quan tâm đến chủ đề này với nhiều nội dung và quan điểm mới, như các công trình của R. Stein, G. Coedes. Po Dharma, Lafont[3], chưa kể đến hàng trăm công trình, bài viết nghiên cứu về Champa khác… với số lượng các nghiên cứu như vậy, nhưng xuyên suốt tác phẩm các tác giả chỉ dựa chủ yếu vào công trình nghiên cứu lịch sử của tác giả Maspero đã lỗi thời và chứa nhiều thiếu sót.
Thứ 2: về nghiên cứu Sa Huỳnh: có ba giai đoạn nghiên cứu về văn hoá Sa Huỳnh… hiện nay nhiều nghiên cứu về Sa Huỳnh vẫn đang tiếp diễn và có nhiều công bố trước tác phẩm của nhóm tác giả này xuất bản. Cụ thể như Văn hóa Sa Huỳnh của Vũ Công Quý (1991), Những phát hiện mới về văn hoá Sa Huỳnh của nhóm tác giả Andreas Reinecke, Nguyễn Chiều, Lâm Thị Mỹ Dung (2002), Người Sa Huỳnh của Nguyễn Lân Cường (2007), đề tài Nghiên cứu cấp DHQG của Lâm Thị Mỹ Dung, mang tựaMột số vấn đề khảo cổ học ven biển miền trung Việt Nam giai đoạn chuyển tiếp từ văn hóa Sa Huỳnh sang văn hóa Champa (2005),… Tại sao các tác giả không cập nhật?
Vấn đề 4: Nội dung mang tính chủ quan, cảm tính, và không có chứng cứ rõ ràng
Dẫu biết các tác giả đã đi lạc đề trong nghiên cứu của mình nhưng luận điểm chính mà tác giả đang cố chứng minh là lãnh thổ Đại Việt kéo dài từ ngoài bắc cho đến Phú Yên (núi Thạch Bi). Tác giả đã phủ nhận toàn bộ công trình nghiên cứu dày đặc về Champa trên thế giới với những chứng cứ và lập luận rõ ràng. Có lẽ các tác giả không có cơ hội tiếp cận hoặc không đủ khả năng để tiếp cận những dữ liệu dày đặc về Champa thông qua các công trình nghiên cứu về sử học, khảo cổ, nghệ thuật, ngôn ngữ…
Điều rất nguy hiểm trong luận điểm của các tác giả này đã “kích động sự thù hằn” và “gây tổn thương thêm cho người Champa”. Champa là một quốc gia đã từng tồn tại trong lịch sử từ thế kỷ 2 TCN cho đến năm 1834 là điều không thể phủ nhận. Lãnh thổ của Champa cũng đã vẽ rõ ràng từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị cho đến tận giáp ranh Biên Hoà.Ấy vậy mà, từ một chủ nhân của vùng đất này, người Chăm lại trở thành kẻ cướp đất. Champa đã mất, người Cham giờ cùng tạm gác những quá khứ đau buồn và cùng 53 dân tộc anh em xây dựng một đất nước Việt Nam đa dạng và tôn trọng nhau kể cả quá khứ. Thế mà nhóm tác giả này lại phát ngôn ra được những từ khó coi của kẻ bề trên và tư tưởng ĐẠI KINH như vậy.
Với nghiên cứu này, những nghiên cứu về khảo cổ học và lịch sử bấy lâu nay của giới khoa học trong nước và quốc tế coi như là không có giá trị. Bởi những “phát hiện LẠ” vô lý và vô căn cứ dựa trên sự võ đoán xằng bậy.
Xin dẫn chứng cụ thể từng nhận định sai của nhóm nghiên cứu này:
Trang 9: Lời nói đầu
Đoạn 5: tư liệu nào để tác giả chứng mình?
Sa Huỳnh nằm trong địa phận nước ta trước khi bị quân Chàm xâm chiếm. Miền Trung Bộ (từ đèo Hải Vân đến đèo Cả) chỉ thuộc vào chính quyền Champa từ tiền bán thế kỷ III CN đến cuối thế kỷ XV CN. Đó là thời cực thịnh của vương quốc Champa. Trước khi vua Lê Thánh Tông phục hồi được miền đất này thì suốt gần mười ba thế kỷ, miền Trung Trung bộ là thuộc địa của chính quyền Champa. Miền Trung Trung Bộ, từ đèo Cả đến đèo Hải Vân không hề là bản địa của dân tộc Cham như nhiều người lầm tưởng.
Đoạn 15: Minh chứng cụ thể là gì? Từ “nước ta” là nước nào trong giai đoạn lịch sử này?
« Sa Huỳnh không phải là đất bản địa của dân tộc Chàm mà là thuộc địa của chính quyền Chàm trong một thời kỳ lâu dài gần mười ba thế kỷ dễ khiến cho nhiều nhà nghiên cứu có cái nhìn hạn chế.
Xác định núi Thạch Bi là ranh giới phía nam ta thời Hai Bà Trưng là một đóng góp mới. Khảo cổ học củng cố cho phát hiện ấy ».
Lê Thánh Tông phục hồi lại mảnh đất Việt? Quan điểm của tác giả: đang cố gạt bỏ vai trò của Champa trong lịch sử.
Nhầm lẫn giữa Sa Huỳnh và Champa
Một số nhà khảo cổ học cho rằng Văn hóa Sa Huỳnh thuộc ven biển miền trung Việt Nam chính là bằng chứng vật chất đầu tiên của người Chăm, mặc dù những nghiên cứu tới sẽ thay đổi quan điểm này, và có thể không phải chỉ có một cuộc đổ bộ duy nhất của những người Chăm có nguồn gốc biển đầu tiên 26. Tuy nhiên không nghi ngờ gì rằng tiếng Chăm là một ngôn ngữ Nam Đảo, có mối quan hệ gần gũi với ngôn ngữ Ache, Malay và xa hơn với các ngôn ngữ của người Indonesia, Philippines, Polynesia và Madagascar.
Trang 23:
Giai đoạn Sa Huỳnh: có người Champa, người Việt và Thượng…???
“ Văn hoá Sa Huỳnh Sắt, bản thân nó còn có một đặc trưng quan trọng rất cơ bản, khác với văn hoá Tiền Sa Huỳnh. Đó là sự xuất hiện phổ biến các loại công cụ và vũ khí bằng sắt. ……. Những đồ dùng công cụ độc đáo nhất là dao quắm, thuổng, xà beng đều có hình dáng và kích cỡ thích hợp để khai phá đất rừng, đất đồi gò khô rắn của người Việt, người Champa ở đồng bằng, kể cả người Thượng ở miền núi”.
Nhóm tác giả này lại nhầm lẫn giữa niên đại và tên gọi
Trang 24-26: Trích dẫn không có phân tích luận cứ. Các tác giả muốn nói điều gì khi sử dụng các trích dẫn này? Những nghiên cứu đã lỗi thời được sử dụng để chứng mình cho luận điểm sai của mình có đúng là một nghiên cứu?
Trang 30: “ Campâ theo nghĩa chữ Phạn là tên một loại cây cho hoa màu trắng rất thơm. Trong nước Ấn Độ cổ đại, Campâ là tên một nước nhỏ nay thuộc quận Bhagalpur, không phải nước Champa mà chúng ta đang nghiên cứu”. Thuật ngữ Champa hay Campâ? Điều tối thiểu nhất với nhà nghiên cứu về Champa là phân biệt được rõ ràng giữa thuật ngữ Chăm – Champa. Tên gọi Campâ không biết xuất phát từ đâu mà những tác giả này lại dùng? Sai lầm tối thiểu nhất như vậy cũng đủ để đánh giá sự thiếu hiểu biết của nhóm tác giả này khi đưa ra những nhận định của mình.
P31: Dựa vào nghiên cứu của Codes để khẳng định mảnh đất của vương quốc Champa vốn thuộc Đại Việt.
“Ở phía Nam, vào 192 CN, nhà nước Champa được hình thành trong vùng các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay, lệ thuộc vương quốc Phù Nam… Theo Coedes, thì người Chàm tiến hành cuộc tấn công này (miền Trung trung bộ) vào 193, có thể là người Chàm Hidou hoá. Vào năm 248, họ chiếm miền đất thuộc xứ Huế ngày nay” (Bourotte).
Trang 31:
Qua bia ký đã khai quật được có thể xác định kinh đô thời lập quốc của nhà nước Champa, vào thế kỷ 2 là vùng Kauthara (Khánh Hoà ngày nay), cho thấy nơi hình thành vương quốc Chàm là Nam Trung bộ.
Đoạn 4: Nơi hình hành Champa chỉ gói gọn trong vùng Nam Trung Bộ. Champa là quốc gia tập quyền?
Phán đoán cảm tính
Trang 32: Nhóm tác giả tự hư cấu những dữ kiện lịch sử mà không dựa trên bất cứ một tài liệu nghiên cứu nào trước đó.
Đoạn 1: Từ địa bàn ban đầu là nam trung bộ, quân Champa đã từng bành trướng về phía nam và phía tây, nhưng ở nam bộ và tây nguyên, họ đụng phải vương quốc Phù Nam rồi vương quốc Khmer hùng mạnh nên không lâu sau là quân Champa bị đẩy lùi. Thế là họ dồn sức mở rộng về phía Bắc, nơi người Việt đang bị đế quốc Hán thống trị. Người Việt bấy giờ bị tước hết quyền tự vệ, còn quân đội thống trị trú đóng nơi vùng sâu xa thì rất yếu kém.
Trang 32:
Funan – Champa – Đại Việt -> thế kỷ nào?
Thời đại giữa các quốc gia này là thời đại nào?
Đang tự mâu thuẫn với luận điểm của mình các tác giả có nắm được niên đại của mỗi quốc gia giai đoạn này không?
Lâu nay, công luận chỉ nói nhiều về việc quân Việt đánh đuổi, chiếm đất của người Chàm mà không biết rằng trước đó quân Chàm thừa thế người Việt tay không vũ khí đã cướp phá, chiếm đất của người Việt suốt gần một nghìn năm [chứng cứ lịch sử nào để chứng minh sự kiện này và ở giai đoạn nào trong lịch sử?]. Đến đầu thế kỷ thứ III CN thì quân Chàm đã chiếm hết miền Trung Trung bộ. Quân Chàm tiếp tục đánh lên phía Bắc, đã lấn chiếm nước ta từ núi Thạch Bi đến Nghệ An [Giai đoạn này người Việt đã có quốc gia hay chưa? Quốc gia này có ranh giới lãnh thổ như thế nào? Những bằng chứng nào để chứng minh cho luận điểm này của các tác giả?]. Quân Hán chỉ đẩy lùi quân Chàm về phía Hoành Sơn mà thôi, cho đến khi bị vua ngôi Quyền đánh đuổi về Tàu. Vua Ngô Quyền chưa giải phóng được phần đất phía Nam bị quân Chàm xâm chiếm [Giai đoạn lịch sử này có sự hiện diện của quốc gia nào với ranh giới lãnh thổ ra sao? Có sự kiện lịch sử nào đề cập vấn đề này không hay các tác giả tự bịa ra? ]. Các vua Lê Hoàn, các vua Triều Lý, các vua triều Trần đều tìm cách lấy lại phần đất phía Nam [Các vị vua Lê Hoàn là các vị vua nào?. Rõ ràng ngay cả lịch sử Đại Việt, nhóm tác giả cũng không nắm vững. Trong giới khoa học, người ta gọi là nhà Tiền Lê còn trong tác phẩm của nhóm tác giả lại sử dựng danh xưng mới là “Các vị vua Lê Hoàn” ], nhưng phải đến thời vua Lê Thánh Tông, quân ta mới đẩy lùi hết quân Chàm, khôi phục hoàn toàn phần đất nước phía Nam tức là miền Trung Trung Bộ [Ngay cả lịch sử Đại Việt cũng không hề nói đến việc khôi phục hoàn toàn lãnh thổ Đại Việt ở phía Nam. Các sử liệu chỉ ghi chép là tấn công thành Vijaya và sát nhập lãnh thổ này vào đất Đại Việt. Các tác giả chắc đọc sự kiện lịch sử năm 1471 sau khi Quân Đại Việt tấn công, chiếm thành Đồ Bàn và tiêu diệt hơn 60 ngàn dân Chàm và sau đó bang Vijaya bị sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt ] (Đoạn 2 trang 32).
Trong hơn một nghìn năm, người Việt không có quân đội của riêng mình, quân Hán trú đóng nơi xa xôi thì yếu kém, quân Chàm lại đang sung sức, đã thừa thế từ phía nam núi Thạch Bi tiến đến gần hết miền bắc Trung Bộ. Thế rồi, khi nước Đại Việt độc lập, quân Việt đã từng bước đẩy lùi họ về tận miền cực nam Trung Bộ cho đến khi nước họ bị tiêu vong hoàn toàn.
Champa từ một quốc gia có lãnh thổ chủ quyền rõ ràng và được ghi chép trong lịch sử lại trở thành một kẻ đi xâm chiếm đN
0 Rating
426 views
0 likes
0 Comments
Read more
[Phản biện sách] Văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á (phần 2)
Chamstudies.net xin trân trọng giới thiệu phần tiếp theo về phản biện văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á của một nhà nghiên cứu trẻ.
Đổng Thành Danh
Trung tâm Nghiên Cứu Văn Hoá Chăm tỉnh Ninh Thuận
Sách Văn hóa Sa Huỳnh với Đông Nam Á của nhóm tác giả Nguyễn Văn Chừng, Dương Minh Chính, Lê Văn Công, Lê Sơn, Nguyễn Văn Thanh, Lê Quốc Ân, Nguyễn Quốc Chiến được ấn hành bởi nhà xuất bản Hồng Đức (Hà Nội) vào năm 2015. Cuốn sách có 283 trang, ngoài lời giới thiệu (của Pgs. Ts. Phan An thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), lời nói đầu của Ts. Lê Sơn (thuộc nhóm tác giả), mục lục và phụ lục thì có 4 chương chính:
Chương 1: Những vương quốc hùng mạnh đã từng tồn tại trên dãi đất Việt Nam trong quá khứ.
Chương 2: Ba trung tâm văn hóa thời cổ Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo.
Chương 3: Người Sa Huỳnh.
Chương 4: Nước Việt Thường Thị, nước Lâm Ấp.
Cuốn sách là một công trình chuyên khảo của nhóm tác giả về nền văn hóa Sa Huỳnh và lịch sử miền Trung Trung Bộ trong các thế kỷ đầu thiên niên kỷ I sau Công nguyên. Trong đó, các tác giả tổng hợp các nguồn tư liệu về khảo cổ học, sử học để chứng minh rằng văn hóa Sa Huỳnh nằm trong địa phận nước Việt (trang 9) và lãnh thổ của người Việt cho đến thế kỷ thứ III sau Công nguyên kéo dài đến tận đèo Cả (hoặc núi Thạch Bi) (trang 10 – 11). Tuy nhiên, công trình của nhóm tác giả chứa đựng nhiều hạn chế và sai lệch về mặt học thuật cần được chỉnh sửa và bổ sung, bài viết này sẽ trình bày một số những sai lầm và thiếu sót về khoa học của cuốn sách hầu cung cấp một cách nhìn chân xác về lịch sử.
Tiêu chí của một công trình nghiên cứu khoa học
Xét về tiêu chí của một công trình khoa học mang tính hàn lâm, đủ khả năng đứng vững trước các phản biện khoa học, tôi nhận thấy cuốn sách này vấp phải một số các nhược điểm sau đây:
Về bố cục và nội dung của cuốn sách
Như đã nói, cuốn sách có 283 trang, nhưng bố cục phân chia không đồng đều, chương thì quá nhiều (chương 3 có đến 48 trang), chương thì quá ít (chương 4 chỉ có 11 trang), hai chương còn lại (chương 1, 2) mỗi chương có khoảng 20 trang. Thêm vào đó, phần nội dung chính (gồm 4 chương) chỉ có 103 trang (từ trang 27 đến trang 130), nhưng phần phụ lục lại chiếm đến 147 trang (từ trang 131 đến trang 278). Thông thường trong một bài nghiên cứu khoa học nghiêm túc phần phụ lục không thể có số lượng lớn hơn phần nội dung chính của công trình được. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của cuốn sách khi so sánh với các công trình khoa học thực thụ.
Về mặt nội dung, cuộc sách này chỉ là một công trình khảo cứu mang tính tổng hợp, tập hợp lại các nguồn tư liệu đã có trước đó về Sa Huỳnh. Trong phần Sa Huỳnh một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu (từ trang 15 – 26), nhóm tác giả chỉ tiến hành công tác tổng hợp các quan điểm của một số các học giả, nhà nghiên cứu về Sa Huỳnh như một bài tường thuật về Hội thảo 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh chứ chưa đi vào nghiên cứu. Trong chương 1, nhóm tác giả chủ yếu sao chép lại bài viết về Phù Nam – Chân Lạp của Phạm Đức Mạnh (trang 27 – 30) và G. Maspero về Champa (trang 30 – 48).
Riêng phần nội dung chính về Sa Huỳnh được trình bày trong các chương 2 – 3 cũng có vấn đề, cụ thể phần II của chương 2 có mụcNhững tương đồng và dị biệt giữa văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Sa Huỳnh (trang 57 – 66) mà nội dung hoàn toàn giống với bài viết của Ts. Dương Văn Sáu trước đó[1]? Tương tự,mục tiếp theo làGiao lưu giữa văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Sa Huỳnh (từ trang 66 – 69) cũng có nội dung sao y nguyên bản từ bài viết Giao lưu giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học của tác giả Nguyễn Văn Tiến đăng trên trang mạng của Đại học văn hóa[2]. Chương 3 mang tựa Người Sa Huỳnh, chiếm khối lượng lớn trong phần nội dung, tuy nhiên chủ yếu tổng kết lại các kết quả khai quật và nghiên cứu trước đó, chủ yếu trình bày khái quát quá trình phát hiện và nghiên cứu Sa Huỳnh cũng như khảo tả một số di tích Sa Huỳnh ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (Trung Trung Bộ).
Ở chương 4, các tác giả đề cập đến Việt Thường Thị và Lâm Ấp có 11 trang, là phần tác giả trình bày quan điểm của mình rằng chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh không phải là Champa (trang 120) và biên giới nước ta thời Hai Bà Trưng đến tận núi Thạch Bi (trang 123), nhưng đến một nửa nội dung là trích dẫn và sao lục nguyên văn các công trình của Maspero, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hán Thư, Nam sử, ngoài ra còn trích dẫn một đoạn ngắn trong Tấn thư (trang 128)… Tuy nhiên, điều đáng nói là ở phần cuối chương lại đặt thêm một phần phụ lục (dịch tư liệu tiếng Hán và tiếng Pháp của B. Boroutte) thay vì đặt ở phần phụ lục lớn ở cuối sách, như vậy cuốn sách có hai phần phụ lục: phụ lục của chương 4 và phụ lục của toàn bộ cuốn sách, chúng tôi chưa hề thấy một cuốn sách nào có phần đặt bố cục kỳ lạ như vậy!
Cònriêng về phần phụ lục (của toàn bộ sách) dù chiếm số lượng nhiều, nhưng đó lại không phải là phần do các tác giả tự nghiên cứu hay phân tích mà chủ yếu lại là phần dịch toàn văn các bài viết của một số các học giả nước ngoài về văn hóa Sa Huỳnh (trừ phụ lục 6 là bài giới thiệu ngắn về bảo tàng Sa huỳnh ở Hội An). Cuối cùng là phần Giới thiệuThư mục tham khảo về văn hóa Sa huỳnh (trang 279 – 282) với 48 danh mục tài liệu, chúng tôi không hề biết các giả nêu danh mục này ra để làm gì vì nhóm tác giả không hề tham khảo hay có một trích dẫn nào đối với hầu hết các bài viết ấy.
Về nguồn tư liệu tham khảo và trích dẫn
Cuốn sách viết về nền văn hóa Sa Huỳnh và khảo cổ học miền Trung, nhưng chủ yếu sử dụng các nguồn tư liệu đã cũ của các học giả phương Tây đầu thế kỷ XX Như L. Malleret, L. Colani,H. Parmentier, W. Solheim II, O. Jansé, J. Chidanel… mà không tham khảo hay có một trích dẫn nào với các bài viết, các phát hiện mới về Sa Huỳnh[3]. Trong chương 2 và 3 là chương chủ yếu viết về Sa Huỳnh và khảo cổ miền Trung, nhưng tác giả không hề có một trích dẫn các sách, tạp chí hay các công trình nghiên cứu khoa học kể trên, mà chủ yếu sao lại một số bài viết của Colani, Malleret (trang 82), của nhóm tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (trang 115 – 118),còn lại hầu hết đều viết chay, không thấy có trích dẫn nguồn nào.
Ngoài Sa Huỳnh và khảo cổ học miền Trung các tác giả còn giành sự quan tâm đến chủ đề vương quốc Lâm Ấp và Champa (chương 1 và chương 4), chính vì thế các tác giả chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu sơ cấp như Hán Thư, Tấn Thư, Nam sử, Đại Việt Sử Ký Toàn thư, thứ cấp như Le RoyaumeChampa của G. Maspero, Essaid’Histoire des Populations Mongtagnardes du Sud-Indochinois của B. Bourotte, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Tuy nhiên, đây chỉ là mục danh mục tài liệu rất hạn chế và chứa đựng nhiều sai sót về Lâm Ấp và Champa mà các tác giả sử dụng làm nguồn tham khảo.
Xét về các nguồn tài liệu sơ cấp là Hán Thư, Nam sử và Đại Việt Sử ký Toàn thư, Tấn thư ta thấy đây chỉ là một vài trong số rất nhiều sử liệu cổ mà nội dung liên quan đến Lâm Ấp – Champa, bản thân nội dung hay tính xác thực của các nguồn tư liệu sơ cấp (của Trung Hoa và Đại Việt) luôn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, chính bản thân các tác giả của cuốn sách này cũng thừa nhận điều đó: “Tuy nhiên, nên biết là các tư liệu cổ sử đều thiếu các tư liệu xác thực và thường ghi chép rất khái lược, có khi thiếu mạch lạc” (trang 119). Như vậy, thay vì sử dụng thêm nhiều tư liệu sơ cấp khác của cổ sử Trung Hoa như Thủy Kinh Chú, Hải Ngoại ký sự, Tống Thư, Nam Tề Thư, Lương Thư, Trần thư, Tùy Thư, Cựu Đường Thư, Tân Đường thư[4]… hay các cổ sử Việt như Việt sử lược, Lĩnh Nam chích quái,…. để cùng đối chiếu, so sánh nhận diện đúng bản chất lịch sử thì các tác giả chỉ sử dụng bốn văn bản trên để chứng minh cho các luận điểm của mình.
Đối với các nguồn tư liệu thứ cấp, nhóm tác giả này lại sử dụng các nguồn tư liệu ít ỏi, bản thân các công trình đó lại rất cũ, chứa đựng nhiều sai lệch và thiếu sót về Lâm Ấp và Champa, nhất là cuốn sách về Champa của Maspero đã được L. Aurousseau và L. Finot phê bình[5]. Mặt khác từ sau công trình của Maspero, nhiều công trình khác đã ra đời cũng giành sự quan tâm đến chủ đề này với nhiều nội dung và quan điểm mới, như các cuốn sách của R. Stein, G. Coedes. Po Dharma, Lafont[6], chưa kể đến hàng trăm công trình, bài viết nghiên cứu về Champa khác… Trong cuốn sách mà chúng tôi đang phản biện, tên tuổi và tác phẩm của các nhà nghiên cứu ở trên hầu như không được nhắc đến, điều đó cho thấy, các tác giả không cập nhật các nghiên cứu mới nhất về lịch sử Lâm Ấp và Champa trong mấy chục năm gần đây, từ đó tác giả sử dụng các quan điểm rất lạc hậu của Maspero, Bourotte hầu chứng minh các lập luận của mình.
Tiểu kết
Từ việc phân chia bố cục không đồng đều, phi khoa học, nội dung mang tính tường thuật, khái quát, chủ yếu tổng hợp, sao chép các tư liệu, bài viết đi trước cho đến cách thức sử dụng và trích dẫn các nguồn tư liệu một cách thiếu chuyên môn, nhiều chương (như chương 2, 3) không hề có tư liệu tham khảo, phần lớn viết chay, nhiều chương có trích dẫn nhưng sử dụng ít nguồn tư liệu, trong đó nhiều tư liệu đã lỗi thời, hàm chứa nhiều sai sót về học thuật, mà không hề có sự phân tích, đánh giá. Chính vì vậy, tôi cho rằng, cuốn sách Văn hóa Sa Huỳnh với Đông Nam Á không thể được xem là một tác phẩm khoa học nghiêm túc, càng không thể được sử dụng để làm nguồn tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
Các quan điểm và nhận định của nhóm tác giả
Dù không thể hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản của một tác phẩm nghiên cứu khoa học, từ cách phân chia bố cục, nội dung cho đến cách sử dụng và trích dẫn nguồn tài liệu, nhưng các tác giả của cuốn sách vẫn đưa ra nhiều quan điểm về khảo cổ và lịch sử Sa Huỳnh, Champa và Trung Trung bộ. Cho nên, chắc hẳn rằng các quan điểm và nhận định của các tác giả đưa ra sẽ có nhiều thiên kiến, chủ quan thậm chí thiếu tính đúng đắn về khoa học, gây hậu quả tiêu cực cho nhận thức lịch sử trong tương lai. Trong phần này tôi sẽ phản bác và đính chính một số quan điểm ý kiến như vậy trong cuốn sách.
Như đã nói, ngay từ lời nói đầu các tác giả muốn chứng minh rằng: “Vào thời Hai Bà Trưng, địa giới phía Nam nước ta… là núi Thạch Bi, ranh giới hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay” và “Sa Huỳnh nằm trong địa phận nước ta trước khi bị quân Chàm xâm chiếm” (trang 9). Nhóm tác giả chủ yếu giành chương 1 (phần về Champa) và chương 4 để chứng minh cho luận điểm trên của mình, chính vì vậy phản biện của chúng tôi sẽ chủ yếu phân tích hai chương này. Trước hết để chứng minh quan điểm của mình các tác giả tiến hành các bước: 1. Xác định chủ nhân, phạm vi của văn hóa Sa huỳnh; 2. Xác định ranh giới Việt cổ và Champa cổ (Lâm Ấp) dưới thời Hai Bà Trưng (tức thế kỷ I SCN).
Chủ nhân và phạm vi (không – thời gian) của văn hóa Sa Huỳnh
Để chứng minh cho quan điểm thứ nhất nhóm tác giả giành nhiều quan tâm đến nền văn hóa Sa Huỳnh, một nền văn hóa thời tiền nhà nước (tiền sử, sơ sử) ở miền Trung Việt Nam. Theo đó, các tác giả tìm lập luận chứng minh rằng chủ nhân của nền văn hóa Sa huỳnh ở Trung Trung Bộ (từ Quảng Nam đến Phú Yên) là người Việt, chứ không phải là người tiền Champa (những người đã lập nên nhà nước Champa sau này). Tức là họ cũng đồng thời phủ nhận sự chuyển biến liên tục từ Tiền Sa huỳnh – Sa Huỳnh – tiền Champa (Lâm Ấp và các chính thể tương đương) – Champa đã được nhiều nhà khảo cổ thừa nhận.
Quan điểm này được thể hiện ở các câu văn sau:
“… Miền Trung Trung Bộ, từ đèo Cả đến đèo Hải Vân không hề là đất bản địa của dân tộc Chàm như nhiều người lầm tưởng.
Chính ngành khảo cổ đã khẳng định điều đó.
Tác giả John G. Chidainel trong bài viết “một số đồ gốm Sa Huỳnh và những mối liên quan với các di chỉ khảo cổ khác ở Đông Nam Á cho rằng:
‘Nền văn hóa này không chia sẽ những ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ, thường thấy tại bản đảo Ấn Trung vào thời đầu của kỷ nguyên Kitôgiáo. Mặc dù không xác định được những mối liên hệ bản chất giữa người Sa Huỳnh với người Chàm nguyên thủy nhưng những phương thức chôn cất của họ hướng tới một điểm sẽ kết nối với những người chủ của mộ cự thạch Thượng Lào’.(Xem Phụ lục 5)
Nhà khảo cổ trứ danh thế giới, làm Trưởng Ban Khảo cổ của Viện Viễn Đông Bác Cổ, ngài Henri Parmentier trong bài viết “Những hố chum ở Sa Huỳnh”, Parmentier nhấn mạnh:
‘Qua các di vật tìm được ở Sa Huỳnh thiếu tất cả các chứng tích về nền văn minh Chàm’ và
‘Sự độc lập hoàn toàn của các trang trí với nghệ thuật xa xưa, xưa hơn nghệ thuật Chàm, không cho phép gắn các hố khảo cổ này với người Chàm’”(trang 10).
Ở chương 4, các tác giả cũng viết:
“…Ngày nay dưới ánh sáng của Khảo cổ học đang phát triển thì những năm vào thế kỷ III trước CN cho biết vùng này đã hình thành một loại nhà nước sơ khai. Nhà nước ấy nhất định không phải là tổ tiên của người Champa, vì theo Parmentier thì:
‘Qua các di vật tìm được ở Sa Huỳnh thiếu tất cả các chứng tích về nền văn minh Chàm’ và ‘Sự độc lập hoàn toàn của các trang trí với nghệ thuật xa xưa, xưa hơn nghệ thuật Chàm, không cho phép gắn các hố khảo cổ này với người Chàm’…” (Trang 120).
Chỉ có ngần ấy tư liệu, chỉ viện dẫn hai nhà nghiên cứu phương Tây (chưa tính là lập lại hai lần bài viết của Parmentier) nhưng tác giả muôn phủ nhận người tiền Champa là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh.Như chúng tôi đã đề cập, những nghiên cứu của J. Chidainel và H. Parmentier là những nghiên cứu rất xưa, trong thời điểm mà các phát hiện về Sa Huỳnh vẫn còn ở giai đoạn đầu tiên, hàng chục năm sau khi các bài viết này ra đời, nhiều phát hiện mới về Sa Huỳnh cũng xuất hiện, thay đổi nhiều nhận thức về nền văn hóa ấy, và từng ấy thời gian nhiều bài viết, công trình nghiên cứu mới đã ra đời. Tuy nhiên, nhóm tác giả dường như không cập nhật chúng, đây là lỗi nghiêm trọng nhất của một công trình khoa học.
Trong thực tế, những phát hiện mới đã làm thay đổi các nhận thức cơ bản về chủ nhân và phạm vi của văn hóa Sa huỳnh của các học giả phương Tây trước đây. Theo các nghiên cứu mới, chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh chính là người bản địa,chính họ đã đóng góp vào sự chuyển biến từ Sa Huỳnh sang giai đoạn hình thành các nhà nước sơ khai ở miền Trung như Lâm Ấp và sau này là Champa, phạm vi của nền văn hóa này không chỉ bó hẹp ở Trung Trung Bộ (Quảng Nam đến Phú Yên) mà còn đến tận Nam Trung Bộ (Khánh Hòa đến Bình Thuận)[7]. Quá trình chuyển biến từ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Champa là một quá trình liên tục, chủ yếu chuyển biến từ tác động nội sinh hơn là các tác nhân cơ học bên ngoài, tức từ Sa huỳnh sang tiền Champa không hề có sự can thiệp từ bên ngoài, do đó chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh là những người tiền Champa[8].
Ranh giới và địa giới của hai nước Việt cổ và Champa đầu công nguyên.
Một khi đã phủ nhận vai trò hậu duệ của người Champa đối với nên văn hóa cổ Sa Huỳnh, nhất là ở miền Trung Trung Bộ (mà theo các tác giả là từ Quảng Nam đến Phú Yên),các tác giả tìm cách chứng minh lãnh thổ của người Việt, trước thế kỷ II – III SCN, kéo dài đến núi Thạch Bi, trong khi nước Champa được hình thành ở phía Nam Thạch Bi, chỉ từ sau khi lập quốc họ mới mở rộng cương vực lên phía Bắc đến dãy Hoành Sơn (Quảng Bình) và xác lập cương vực hai nước ở đó cho đến khi nhà nước Đại Cồ Việt hình thành (thế kỷ X). Quan điểm này của các tác giả được thể hiện rõ nhất qua các đoạn sau:
“…Vào thời Hai Bà Trưng, địa giới phía Nam nước ta ở đâu? Trước đây chưa ai xác định được. Chúng tôi nghiên cứu tư liệu chữ Hán cổ và tiếng Pháp, đã chứng minh ranh giới ấy là núi Thạch Bi, ranh giới của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay…” (trang 9).
“…Xác định núi Thạch Bi là ranh giới phía Nam nước ta thời Hai Bà Trưng là một đóng góp mới. khảo cổ học củng cố cho phát hiện ấy…” (trang 11).
“
0 Rating
1k+ views
0 likes
0 Comments
Read more
Chính quyền cho rằng cái tên người dân muốn đặt cho con mình là tên nước ngoài nên từ chối làm thủ tục đặt tên cho bé. Trong khi đó, bố mẹ đứa bé khẳng định đó không phải là tên nước ngoài mà là tên của người Chăm. Mâu thuẫn trên cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận bức xúc vì cảm thấy quyền công dân của mình không được chính quyền tôn trọng.
Tờ khai đăng ký khai sinh cho con của anh Lưu Trường Vinh
Đó là trường hợp của gia đình anh Lưu Trường Vinh (28 tuổi, người Chăm), cư ngụ ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tên tiếng Chăm của anh Vinh là Jabraok Hamutanran.
Ngày 27-6-2016, anh Vinh mang hồ sơ đến trụ sở UBND xã Phước Hữu làm thủ tục đặt tên, đăng ký khai sinh cho đứa con của mình. Anh và gia đình muốn đặt tên con là Lưu Haniim nhưng đại diện chính quyền từ chối làm thủ tục vì lý do “người Việt Nam không được đặt tên nước ngoài”.
Anh Vinh thắc mắc về quy định này và muốn cán bộ trích dẫn quy định của pháp luật nói về lý do vị cán bộ vừa trình bày nhưng không được đáp ứng. Sau đó, anh cố giải thích với cán bộ rằng Lưu Haniim không phải là tên nước ngoài mà là tên theo tiếng gọi của người Chăm. Hơn nữa, Chăm là một trong 54 dân tộc anh em của đất nước, được pháp luật công nhận ngôn ngữ và chữ viết riêng. Mặc dù vậy, cán bộ xã vẫn không đồng ý làm thủ tục vì cho rằng đó là tên gọi không thuần Việt.
Một trường hợp đặt tên con theo tiếng Chăm khác của người dân ở phường Phước Hải, thành phố Phan Rang được chính quyền công nhận
Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch không đưa ra quy định cụ thể nào về vấn đề đặt tên cho con trong trường hợp đăng ký khai sinh trong nước.
Khoản 4, điều 50 nghị định 158/2005 quy định về việc đặt tên có yếu tố nước ngoài như sau: “Tên của trẻ em là tên Việt Nam hoặc tên nước ngoài theo sự lựa chọn của cha mẹ”.
Tiếp đó, Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 2-6-2008 Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP như sau:
- Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.
-Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ.
- Nếu cha, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho con, thì tên của trẻ em là tên Việt Nam (Ví dụ: Đỗ Nhật Thành) hoặc tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài (Ví dụ: Đỗ Nhật Randy Thành) theo sự lựa chọn của cha, mẹ.
Những quy định trên cho thấy pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể nào về giới hạn độ dài, yếu tố dân tộc, vùng miền hoặc tên nước ngoài của đứa trẻ. Vì vậy, khi thực hiện trách nhiệm đi đăng ký khai sinh, việc đặt tên cho con như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào sự lựa chọn của cha, mẹ và theo tập quán của một số địa phương.
KHÁNH HÒA (Tin8, Ảnh: nhân vật cung cấp)
theo http://tin8.co/
0 Rating
313 views
0 likes
0 Comments
Read more
Nếu ai có chút quan tâm đến tình hình chính trị tại Hoa Kỳ và theo dõi diễn tiến cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc năm 2012, sẽ thấy hai lần trong cuộc tranh luận giữa Barack Obama và Mit Romney đều có nhắc đến tên của Tip O’Neil và Ronald Reagan, cho thấy mối quan hệ giữa họ với nhau như là một mô hình cho những nhà lãnh đạo chính trị theo. Reagan là thần tượng của đảng Cộng Hoà, O’Neil thuộc đảng Dân Chủ là chủ tịch Quốc Hội hầu hết nhiệm kỳ tổng thống của Reagan. Dù quan điểm chính trị hai người khác nhau, dẫu vậy họ vẫn cùng làm việc với nhau cho lợi ích chung của quốc gia dân tộc.
Khi Ronald Reagan đắc cử tổng thống vào năm 1980, đảng Dân Chủ mất 23 ghế nhưng vẫn còn kiểm soát Hạ Viện với con số 244 trên 191. Tại Thượng Viện thì đảng Dân Chủ mất 12 ghế nên nhường quyền kiểm soát lại cho Cộng Hoà với con số 53 trên 46 và 1 ghế độc lập. Nước Mỹ lúc bấy giờ bị phân quyền đang điều hành bởi hai đảng phái khác nhau, Tip O’Neil lúc ấy là chủ tịch Hạ Viện có thể đòi hỏi bất cứ dự luật nào ra khỏi văn phòng của ông phải có đa số dân biểu Dân Chủ ủng hộ, nhưng ông thật không muốn vậy nên đã trình bày với tân tổng thống rằng: “Chúng tôi cố cộng tác trong mọi cách.”
Dĩ nhiên không phải nhất thiết dân biểu Dân Chủ sẽ bỏ phiếu cho mọi điều mà tổng thống muốn, nhưng ông cho phép để Hạ Viện làm việc theo cách tốt nhất. O’Neil cũng nhận thấy rằng nhân dân Hoa Kỳ đã bầu cho sự thay đổi và tân tổng thống đáng được cơ hội để thông qua nghị trình của ông. Hai người đều xuất thân từ gia đình người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan có truyền thống không thối lui trước đối phương, nhưng lại có quan điểm hoàn toàn khác biệt. Mỗi người có cái nhìn riêng và hết sức tin vào điều họ tranh đấu, cùng một lúc rất quan tâm về quan điểm chính trị của đối phương dẫn đưa đất nước về đâu!
Trong vai trò chủ tịch Quốc Hội, O’Neil có trách nhiệm tranh đấu về điều mà ông và đảng Dân Chủ cho con đường của đảng Cộng Hoà là tai hại. O’Neil không ngừng cố làm cho chính sách của Reagan không nắm phần ưu thế, và tổng thống cũng vậy đã chống lại sự tiêu phí của đảng Dân Chủ mà ông cho rằng đã ra ngoài vòng kiểm soát. Chính sự khác biệt giữa triết lý sống và hệ tư tưởng đẩy họ đến chỗ không chịu nhường bước nhau, làm bế tắc công việc đưa quốc gia đến sự phân hoá. Họ lớn tiếng tranh cãi về những bất đồng từ thuế vụ đến chương trình bảo hiểm sức khoẻ và chi phí quốc phòng.
Tuy nhiên, ngay cả không chịu nhượng bộ về sự khác biệt, họ vẫn có một cam kết mạnh mẽ là muốn mọi việc được giải quyết. Chính sự cam kết đặt quyền lợi quốc gia lên trên chính kiến cá nhân và trung thành với đảng phái là điều mà Obama, Romney và hàng triệu người Mỹ trong thời tranh cử 2012 và bây giờ thấy thiếu. Nhờ sự cam kết lớn lao và ý thức cá nhân đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên hết ấy đã cho phép Reagan và O’Neil dồn tất cả nghị lực mà vượt qua mọi khó khăn, cùng đồng ý thông qua những đạo luật như giúp bảo vệ luật An Sinh Xã Hội – điều mà cả hai người biết là cần nên làm.
Họ cũng đã giúp sửa đổi luật thuế vụ, đây là một việc làm lịch sử! Mặt khác họ cùng đoàn kết trong trận chiến đối ngoại giúp làm tan rã Liên Bang Xô Viết – tất cả đều đến từ lời cam kết là hãy cùng tìm ra giải pháp chung. Dù không ai thích theo thế giới quan của người khác, nhưng mỗi người đều rất tôn trọng nhau. Và dẫu không phải bạn thân, vậy mà khá nhiều buổi sau 6 giờ chiều của một ngày làm việc, họ ngồi mạn đàm với nhau tại Toà Bạch Ốc cách thoải mái, không phải là về công việc nước. Điều này cho thấy là họ không để cho sự khác biệt giữa cá nhân và đảng phái ngăn cách họ đến với nhau.
Nhờ sự thân tình đó mà hai ông cùng giúp làm cho đất nước tiến lên. Cảm động nhất là khi Reagan bị bắn, O’Neil đến bệnh viện cầu nguyện tại giường của ông. Tip O’Neil và Ronald Reagan giờ đã nằm yên một nơi nào đó bên kia thế giới, nhưng việc làm của họ đặt quyền lợi dân tộc lên trên chính kiến cá nhân vẫn còn nhiều người nhắc đến. Sự thành công của một đời người là sau khi chết vẫn còn để lại tiếng thơm, nên cố làm sao cho những gì mình làm hôm nay sẽ mang kết quả tốt đẹp cho nhiều người ở mai sau. Nhất là đối với quê hương dân tộc, hầu cho nhiều thế hệ nối tiếp đáng coi đấy mà noi theo!
Nên bài học của O’Neil và Reagan có thể là một mô hình mà mình cần lấy đó làm theo! Vì trên con đường đấu tranh phục vụ lợi ích chung cho dân tộc, chúng ta không tránh khỏi sẽ có những khác biệt giữa mình với nhau. “Chín người mười ý” không phải chỉ là một câu nói truyền miệng trong dân gian, nhưng nó thật xảy ra trong mọi hoàn cảnh của xã hội. Điều đáng nói là khi có sự khác biệt mình phản ứng thế nào? Có cố tìm ra phương cách tốt đẹp để cùng làm việc mang lại lợi ích chung cho dân tộc, hay chọn phương án đối đầu? Để cho dân tộc Chăm đã quá nhiều khốn khổ, lại phải chịu thêm đau thương nữa.
Sự khủng hoảng của người Chăm xem ra là đã quá lâu, dài đủ. Nên đây là lúc mà mình cần ngồi lại với nhau tâm tình như anh chị em trong nhà, qua đó mới có thể cảm thông hầu hàn gắn lại những bất hoà. Việc dân tộc là của chung chứ không phải của riêng ai, nên khi đấu tranh vì lợi ích cho dân tộc dù trên lãnh vực nào cũng phải ý thức rằng, sự thành công của mình là niềm vui của dân tộc và sự thất bại của mình không chỉ riêng mình chịu mà sẽ ảnh hưởng tác động đến nhiều người. Do đó trong việc làm nhiều khi chúng ta cũng cần phải biết lắng nghe nhau, tôn trọng nhau, ngay cả khi chúng ta có sự khác biệt!
Điều mà dân tộc Chăm ngày hôm nay cần là một hướng đi rõ ràng, một giải pháp cho những vấn đề tồn đọng và một phương cách tốt để có thể làm việc chung với nhau hài hoà. Dân tộc chúng ta ít, cộng đồng còn nhỏ, tài năng còn hạn hẹp. Vì lẽ đó chúng ta phải cần có nhau để tiếng nói của mình đủ mạnh hầu có thể vang lớn ra bên ngoài, đến những cộng đồng bạn gần xa. Nên nếu là người muốn phục vụ dân tộc thì mình phải là những người làm gương hơn hết cho thế hệ sau này noi theo, cộng đồng khác nể phục và tiếng nói của mình thêm trọng lượng lớn khiến cho cộng đồng nhiều nơi và quốc tế lắng nghe.
Nên hãy ngồi lại với nhau mặt đối mặt, trực tiếp chứ không qua những bàn phím. Hãy nói cho nhau nghe lòng của mình và cùng lúc nghe cái trăn trở của anh em. Nói trong tình thương yêu của người đồng tộc, cởi mở, hoà nhã. Nói trong sự tôn trọng nhau qua đó chúng ta mới tìm ra những điểm tương đồng, hầu mong giải toả những uẩn khúc âm ỉ lâu nay. Đây là một điều khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Nhưng một khi chúng ta quyết, thì không điều chi có thể ngăn trở chúng ta làm được cả. Tranh cãi đã nhiều rồi, giờ là lúc ta hãy đến nói cho nhau nghe! Kiên nhẫn và nhẹ nhàng cùng nhau chúng ta sẽ làm nên chuyện!
Chân Thành
0 Rating
99 views
1 like
0 Comments
Read more
P/s: Ảnh internet.
Góc nhìn văn học: PO RIYAK VÀ TÌNH YÊU DÂN TỘC (Quê hương)
Văn học dân gian Chăm là một mảng đề tài lớn. Hiện nay về mặt nội dung, nó được nghiên cứu và sưu tầm từ những văn bản chép tay, hoặc qua lời kể của các cụ già người Chăm. Nhưng về mặt ý nghĩa nội dung từng văn bản chưa được khai thác triệt để.
Tuổi thơ, tôi lớn lên bên cạnh ông bà, được nghe kể nhiều chuyện cổ Chăm. Ngoài ông bà, tôi còn may mắn tiếp xúc với các cụ như: Ong Giáo (Dương Tấn Thời), Thành Hoàng Long (Palei Pamblap lấy vợ Palei Baoh Dana),.. và những người bạn của ông từ các làng khác đến chơi. Mỗi lần trò chuyện họ thường kể lại các truyện cổ Chăm. Những câu chuyện huyền bí xưa thật sự lôi cuốn mình. Trong đó tôi ấn tượng nhất là "Damnay Po Rome". Giai thoại về Po Rome lấy vợ người KINH dẫn đến việc mất nước được trí thức Chăm thời đó bàn đến rất nhiều. Đặc biệt hơn, tôi nhớ rất rõ chi tiết cây Kraik (biểu tượng cây thần của vương quốc Champa), cuối truyện các cụ thường kể rằng, cây kraik hiện nay vẫn còn sống, gốc nó đang đâm chồi nảy lộc. Cây kraik huyền bí kia đã từng ám ảnh tôi một thời. Thưở ấy! Tôi cứ thắc mắc mãi, cây Kraik giờ ở đâu? Nó hình dạng như thế nào?
Đến bây giờ tôi mới thực sự hiểu, cây kraik không đâu xa xôi. Đó chính là dân tộc Chăm xưa và nay.( Giả thuyết về hình tượng cây kraik).
Tương tự với nội dung các câu chuyện huyền thoại Chăm. Po Riyak cũng được cộng đồng Chăm lưu truyền và kể lại cho con cháu. Đối với người đọc và người kể- nghe, chúng ta chỉ nắm bắt nội dung và cốt truyện về Po Riyak.
Po Riyak người am hiểu về truyền thống phong tục Chăm, sang nước Jawa học hỏi những kiến thức bên ngoài để trở về giúp đỡ nhân dân Champa. Trên đường về Ngài gặp phải tai nạn do lời nguyền của thầy. Ngài hóa linh hồn vào thân con cá voi, biến lại thân xác mới trở về quê hương (Phan Thiết). Đó là khái quát nội dụng của truyện.
Vậy ý nghĩa về nội dung truyền thuyết Po Riyak nói lên điều gì?
Phân tích từng chi tiết trong truyện ta thấy, Po Riyak một người am hiểu phong tục, truyền thống dân tộc, thế nhưng tinh thần hiếu học của Ngài không dừng lại ở đó, Ngài muốn vượt đại dương xa xôi đến đất khách quê người để tầm sư học đạo, học kiến thức của thế giới mong một ngày nào đó trở về giúp ích cho dân tộc, quê hương đất nước.
Chi tiết thứ hai làm nổi bật tinh thần yêu dân tộc của Ngài, nhắc nhở con cháu đời sau phải ghi nhớ và noi theo.
Khi người thầy dạy Po Riyak ngăn cấm, không cho Ngài trở về quê hương. Lúc nghe tin quê hương loạn lạc, dân chúng lầm than(Đại Việt xâm chiếm Champa), Ngài ăn không ngon, ngủ không yên. Dù biết việc trở về của mình sẽ gặp biết bao nguy hiểm, với lại Ngài phải mắc tội với người thầy đáng kính. Nhưng Ngài vẫn một mực kiên quyết trở về. Vì tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước Ngài không còn con đường nào khác.
Nếu như một người bình thường, ra đi vì danh vọng, vì cuộc sống của bản thân, thì sẽ không bao giờ có hành động hay quyết định nguy hiểm thế. Hà cớ chi Ngài không ở lại xứ người, hưởng vinh hoa phú quý và cuộc sống an nhàn hơn. Ngài ra đi vì dân tộc, và con đường Ngài chọn trở về cũng chỉ vì dân tộc thân yêu của mình.
Một chỉ tiết nhỏ, mỗi lần đọc đến tôi thật sự cảm thấy xúc động. Po Riyak lén lút trở về, với hành động đầy ân nghĩa. Nếu nói rằng Po Riyak là một người ngang bướng không nghe lời thầy dạy bảo? Không! Ngài không ngang bướng, ngài luôn luôn tiếp thu những điều thầy dạy, một người học trò luôn luôn tôn kính thầy. Hành động tạ lễ "quỳ lạy". Giữa đêm khuya, Ngài đợi thầy chìm vào giấc ngủ, đến bàn tổ, nơi thầy nghỉ ngơi quỳ xuống lạy ba lạy để vĩnh biệt thầy trở về. Còn gì xúc động hơn với một người học trò có phẩm chất tốt đẹp ấy. Po Riyak đã dạy cho con cháu Chăm về tinh thần tôn sư trọng đạo mang tính nhân văn.
Chúng ta có thể cảm nhận được hoàn cảnh của Po Riyak lúc này. "Một bên mang nặng nghĩa thầy, một bên xứ sở xéo gầy tim gan"(Sohaniim). Ngài phải trở về.
Trên bạt ngàn sóng gió, nơi đại dương bao la, một lần bị thủy quái cướp đi sinh mạng, ngài đã biến hồn mình vào con cá Ông(cá voi), để mỗi lần người Chăm đi khơi gặp tai ương, con cá voi ấy lại ra tay cứu giúp. Còn sống ngài luôn luôn đau đáu về vận mệnh dân tộc, gặp phải tai ương Ngài vẫn còn nghĩ đến dân tộc. Còn gì cao quý hơn, thiêng liêng hơn tinh thần ấy . Điều này càng làm nổi bật hơn tình yêu của Ngài đối với dân tộc, nhắc nhở con cháu đời đời biết ơn.
Qua truyền thuyết Po Riyak, ngoài việc dạy cho con cháu dân tộc Chăm(Champa) tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước, nó còn nói lên truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đời đời nhớ ơn những người đã hy sinh vì dân tộc, vì quê hương Champa đổ nát.
Đáng lý ra, những văn bản đó cần phải được truyền dạy lại cho thế hệ trẻ Chăm hôm nay. Nhưng tiếc thay, nó vẫn còn chìm trong mảng cổ, người đọc, người nghe ít đi.
Tổ tiên dân tộc Chăm quả là người tiên đoán thần kỳ, biết rằng con cháu sau này sẽ không còn được truyền dạy trong trường lớp, lưu giữ những bài học cao quý về ngài, họ sợ nó mất đi, đành đem nó vào truyền dạy với hình thức "lễ tục". Mỗi khi đến dịp lễ tế Ngài ong Kadhar hoặc Maduen lại tụng ca ơn đức trên cho con cháu đời sau ghi nhớ.
Hôm nay mấy ai còn nhớ?
Dhar phuel Po Riyak.
Sohaniim
Japan 10/02.
Nguồn: Facebook.com
0 Rating
364 views
0 likes
0 Comments
Read more
Từ ngôn ngữ lạ của người Sơn Tây, Thạch Thất... nhiều nhà khoa học cho rằng, họ chính là người Chăm, bị nhà Trần bắt ra Bắc làm tù binh...
Kiến giải lạ
Trong quá trình tìm hiểu những bí ẩn đằng sau ngôn ngữ của người Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì, Yên Sở... chúng tôi được các nhà khoa học kiến giải về nguồn gốc ngôn ngữ lạ lùng ở những nơi này. Trong số rất nhiều các suy luận và dẫn chứng, có một vấn đề được nhiều người thừa nhận, đó là vào thế kỷ XIV đã có một bộ phận người Chăm được nhà Trần áp giải từ phía Nam ra Bắc làm tù binh. Tuy nhiên, cốt lõi của các tranh luận là hiện bộ phận người Chăm này đang cư trú ở đâu? Họ chịu ảnh hưởng như thế nào trong mối giao lưu với người Việt để cho ra chất giọng lạ lùng như hiện nay.
Ở góc độ nhân chủng học, PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho rằng: Khoảng thế kỷ thứ XIV, cuộc chiến tranh Việt - Chăm đã dẫn đến kết quả là chiến thắng thuộc về người Việt. Nhà Trần đã áp giải tù binh từ Nam ra Bắc, lập một số trại tù ở vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và cả Hà Nội. Sau này, những nhóm tù binh Chăm này được tự do, họ đã kết hôn với người Việt, học tiếng Việt... việc giao lưu ngôn ngữ này đã làm nảy sinh ra chất giọng lơ lớ như ở vùng Yên Sở, Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì...
Để chứng minh cho nhận định này, các nhà sử học đã nghiên cứu ở các vùng kể trên và đưa ra những đặc điểm nhân chủng học rất thú vị. Đó là người Yên Sở, quận Hoàng Mai ngày nay và dân một số vùng Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất... có đặc điểm khác người Việt như nước da ngăm đen, tóc xoăn, khuôn mặt vuông, tiếng nói lơ lớ... những đặc điểm này trùng khớp với người dân tộc Chăm ở phía Nam.
Đặc điểm nhận biết về ngữ âm giữa những vùng kể trên cũng có sự tương đồng với tiếng Chăm, chẳng hạn như cách phát âm như "ngươi, nha, vang, hang..." trong khi cách phát âm phổ thông phải là "người, nhà, vàng, hàng...". Đặc điểm biến đổi về thanh điệu này chính là kết quả của quá trình tiếp xúc văn hóa, là dấu vết còn sót lại của người Chăm.
Quan điểm này của các nhà sử học còn được bổ sung thêm bởi những phát hiện khảo cổ học rất trực quan, sinh động. Đó là những di chỉ khảo cổ đậm chất Chăm xen lẫn với những đặc điểm rất Việt. Chẳng hạn, người ta nhìn thấy giếng vuông là nghĩ ngay đến văn hóa Chăm, nhưng giếng vuông lại nằm xen kẽ cùng với giếng hình tròn mang đậm chất Việt... Phát hiện này cùng những nét tương đồng về thanh điệu trong ngôn ngữ người Sơn Tây, Ba Vì... với người Chăm ở phía Nam đã khiến giới nghiên cứu tiếp cận từ hướng nhân chủng học, khảo cổ học tin rằng, một bộ phận cư dân nói tiếng lơ lớ ở những vùng kể trên có nguồn gốc Chăm.
Chưa đủ căn cứ
Ở chiều ngược lại, một số nhà ngôn ngữ học lại cho rằng, còn nghi vấn cần phải làm rõ về nguồn gốc của người dân vùng Yên Sở, Thạch Thất, Ba Vì...
PGS.TS Phạm Văn Hảo, Viện Ngôn ngữ học một mặt bày tỏ sự đồng tình với các nhà sử học và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở một số khía cạnh. "Đúng là có một bộ phận người Chăm được nhà Trần áp giải ra phía Bắc làm tù binh, phục dịch. Trước đây, trong cuốn sách "Le Thanh Hoa" của nhà nghiên cứu người Pháp Roberquain (Rô - Bơ - Canh) cũng đã chỉ ra những căn cứ vô cùng thú vị đó là: "Ở khu vực kinh đô Việt Nam, hễ nơi nào mà địa danh có chữ "Sở" thì đó là nơi giam giữ tù binh Chăm".
Nếu đối chiếu với Hà Nội thì thấy có sự trùng khớp kỳ lạ, chẳng hạn như Yên Sở, Ngã Tư Sở, Quán La Sở (địa danh gần Phủ Tây Hồ ngày nay)... Đây là những địa danh nằm ngoài kinh thành xưa, nhưng cách kinh thành không xa lắm, điều này có thể khiến cho việc quản lý tù binh của nhà Trần dễ dàng hơn, nếu có biến động thì việc huy động quân đội từ trong thành ra ngoài trấn áp gần hơn...".
Một nghi vấn khác, theo PGS.TS Phạm Văn Hảo đó là việc, nếu địa bàn của tù binh Chăm ở xung quanh kinh thành, vậy tại sao giọng Sơn Tây, Ba Vì có dấu ấn Chăm? Nghe có vẻ vô lý, chẳng liên quan gì đến nhau nhưng lại có thể giải thích một cách dễ hiểu, đó là sau khi được tự do, những tù binh Chăm di cư ra xa kinh thành, có thể họ đến Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất hoặc những nơi khác nữa để tạo lập cuộc sống yên ổn, hòa nhập với dân bản địa, quá trình giao thoa đó tạo ra chất giọng lạ lùng của người Sơn Tây, Ba Vì... như ngày nay.
"Hiện chúng tôi vẫn tiếp tục triển khai nhiều công trình nghiên cứu về ngữ âm học. Trong đó, khu vực Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất... được chú trọng đặc biệt với các công trình nghiên cứu sâu về ngữ âm, nhằm tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ giống và khác nhau của vùng này so với những nơi khác, đồng thời truy nguyên nguồn gốc của cư dân có giọng nói khác thường".
PGS.TS Phạm Văn Hảo
Mặt khác, theo PGS.TS Phạm Văn Hảo, nếu đem vùng Sơn Tây, Ba Vì... so sánh với vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên dưới các góc tiếp cận lịch sử, ngôn ngữ và đối chiếu, so sánh thì sẽ thấy sự phi lý, đó là giọng nói vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên cũng có những đặc điểm giống với giọng nói người Sơn Tây, Ba Vì... Ở dải đất miền Trung này cũng có trại giam tù binh Chăm. Vấn đề là, với số lượng tù binh ít ỏi so với người Việt như vậy thì làm sao có thể tạo ra ảnh hưởng về ngôn ngữ trên một không gian rất rộng lớn, dài hàng trăm cây số suốt từ Nghệ Tĩnh cho đến Bình Trị Thiên? Trong khi đó, phương ngữ của cư dân vùng này lại có đặc điểm gần gần gũi với người Mường... Chính vì sự chồng chéo, khó bóc tách này của ngôn ngữ, lịch sử nên rất khó để khẳng định người Sơn Tây, Ba Vì, Yên Sở có nguồn gốc là Chăm hay không", PGS.TS Phạm Văn Hảo bày tỏ.
Theo reds.vn (theo KIẾN THỨC )
0 Rating
234 views
0 likes
0 Comments
Read more
Categories
All Time
All Time
<p><strong>GÀ NHÀ ĐÁ GÀ NHÀ MỚI LÀ THƯỢNG SÁCH VÌ ĐÁ GÀ NGOÀI SẼ SỢ CHẾT</strong></p>
<p>toi that su cam thay rat that vong ve BBT CHampaka, anh LInh co y tuong tot nhng cung bi CPK do oan. toi khong hieu tai sao BBT Champaka lai di dau da het tri thuc Cham nay den tri thuc CHam no, roi bay gio den luon web Cham. La nha khoa hoc mong rang BBT Champaka nen viet cho dung su that, tim hieu ro nguon goc, nguyen nhan truoc khi viet bai de tranh truong hop dang tiec ko nen xay ra, neu ko thi CPK tu ban re chinh ban than la mang danh Khoa Hoc Ngon Luan day. Dung co vach ao cho nguoi xem lung nua.</p>
<p>Champaka sao lại để ý đến chuyện nhỏ nhặt như thế. Một bài hát hay mà có người PR nhiều mới dễ thành công. Bạn Linh cũng đóng góp không nhỏ trong việc chuyển tải bài viết này. Ủng hộ tinh thần nhiệt tình của bạn Linh. Như các bạn comment ở trên, đâu thấy chổ nào là mang dấu hiểu bạn Linh là tác giả của bài viết. Có chăng BBT Champaka hiểu lệch lạc cách đăng bài trên mạng. Chỉ góp ý nho nhỏ thôi. </p>