Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
By: On January 10, 2015
Pieh Khik Phun Pajaih CampaThanh Phu Ba       Anâk Cam drei thei thei jang caong khik phun pajaih Campa deng rai di ngaok dunya ni.       Nagar Campa lihik liwik biak jeh, min muk kei Cam hu caik wek ralo drap ar siam hatuah saong hadom anâk tacaow daok ka-ndaong, calah caluen grep gilaong. Manâng drei nduec nao aia lingiw pa-ndap daok yaong, manâng drei daok wek dalam aia khik peng paga ala sang.       Mâng kal dahlau, hu patao bia pakreng nagar, buel Cam dah danuh pajieng hu ralo drap ar caik rai.      Tel harei ni, buel Cam wer glai, mblung rakak ka palei nagar oh hu urang kaya pan akaok; adat ca-mbat mada harei mada hao karang, po halau janâng o khin ba jalan tuei tapak; akhar tapuk thruw duw ngap ka bhap bini ruw ri, calah tung tian.        Anâk Cam pok mata maong gep, thuak yawa, ké sanâng duah baoh kadha khik phun pajaih. Mayah Cam thau anit bengsa, marat hatai khik phun pajaih Campa nan hu macai jalan pieh ngap. Likau biai sa jalan biak asit min ba marai ligaih makrâ biak praong : Yau panuec bhian ndem "Sap Cam daok, pajaih Cam daok" Sap ndem anâk mânuis drei mai dahlau di hu akhar tapuk. Nyu pagem saong rup ita mâng harei tabiak di awal amaik tel harei tagok suor riga. Tapa sap ndem, khaol ita thau gep, peng gep, ba tung tian anit ranam gep. Khik hu sap ndem Cam nan khik hu pajaih Cam ye. Panuec sinbiai :      1/ Dom mik wa praong thun ngap amaik amâ ba jalan ndem harat sap Cam dalam ma-ngawom drei. Harei harei pahader anâk tacaow ndem sap Cam. Pakep nyu ndem sap urang lingiw dalam sang. Liwik harei jieng tana siam lo.      2/ Kanâ dom mik wa glaong akhar tapuk Cam wak jieng tapuk asit asit  pataow ndem sap Cam mâng akhar latinh pieh ka anâk ranaih mbuen si bac, payua nao grep libik palei Cam tok khik anguei.      3/ Dalam gruk nyaom biai, ngap cheh chai tamia adaoh halar kieng ndem harat sap Cam ka ralo drei peng para-ndap.      Harung wek, pieh khik pajaih Campa deng rai di baoh tanâh ni, Anâk Cam abih drei mâng dalam tel lingiw aia hader ew gep, kaih gep, ba gep ndem sap Cam. Ngak hu yau nan, paran Cam hadah hadai harei hadei. ------------------------------------------------------------***------------------------------------------------------------   pY-H K[` PU# pEjH c.f\ anI` c. Rd] T] T] j) Oc= K[` PU# pEjH c.f\ d-) Er d{ Oq_` dU#y n{..,,ng^ c.f\ l[h[` l[w[` bY` j-H, m[# mU` k] c. hU Ec` w-` rOl Rd$ a^ sY. htWH Os= hOd. anI` tOc_* Od_` kOV=, clH clW-# Rg-$ g[Ol=, mnI~ Rd]VW-! On_ aY l[q[* pV$ Od_` Oy=, mnI~ Rd] Od_` w-` dl. aY K[` p-) pg al s) ,, m) k& dhL-U  hU pOt_ bY pRk-) ng^ ,, bW-& c. dH dnUH pjY-) hU rOl Rd$ a^ Ec` Er,,t-& hr] n{, bW-& c. w-^ EgL, vLU~ rk` k\ pl] ng^ oH hU ur) ky p# aOk_` ,, ad@ cv@ md hr] md Oh_ kr), Of- hl-U jnI~ o K[# b\ jl# tW] tp` ; aK^ tpU` RTU* dU* Q$ k\ B$ b[n{ rU* r{ clH tU~ tY#,,   anI` c. Op` mt Om_) g-$, TW` yw Ok- Sn) dWH Ob_H kD K[` PU# pEjH,,myH c. T-U an[@ b-) S\ mr@ hEt K[` PU# pEjH c.f\ N# hU mEc jl# pY-H Q$,, l[k-U EbY s jl# bY` aS[@ m[# b\ mEr l[EgH mRkI bY` ORp= : y-U pnW-! BY# OV. "S$ c. Od_`, pEjH c. Od_`" S$ OV. anI` mnW[( Rd] Em dhL-U d{ hU aK^ tpU`, zU pg< Os= rU$ i[t m) hr] tbY` d{ aw& aEm` t-& hr] tOg` OsW^ r[g ,,tp S$ OV. OK_& i[t T-U g-$, p-) g-$, b\ tU~ tY# an[@ rn. g-$,,K[` hU S$ V. c. N# K[` hU pEjH c. y|,, pnW-! S[# EbY :1: Od. m[` w ORp= TU# Q$ aEm` amI b\ jl# V. hr@ S$ c. dl. mQ\Ow. Rd], hr] hr] phd-^ anI` tOc_* OV. S$ c.,, pk-$ zU V. S$ ur) l[q[* dl. s), l[w[` hr] jY-) tn sY. Ol,,2: knI Od. m[` w OgL= aK^ tpU` c. w` jY-) tpU` aS[@ aS[@ pOt_* V. S$ c. mI) aK^ lt[# k\ anI` rEnH vW-# s{ b!, pyW On_ Rg-$ l[b[` pl] c. Ot` K[` aqW],,3: dl. RgU` Oz+ EbY, Q$ C-H EC tmY aOd_H hl^ kY-) V. hr@ S$ c. k\ rOl Rd] p-) k\ f\N$,, hrU~ w-`, pY-H K[` pEjH c.f\ d-) Er d{ Ob_H tnIH n{, anI` c. ab[H Rd] m) dl. t-& l[q[* aY hd-^ ew g-$, EkH g-$,  b\ g-$ V. S$ c.,, Q` hU y-U N# pr# c. hdH hEd hr] hd] ,,  
0 Rating 636 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On December 19, 2014
Chăm trong lò hạt nhân Trà Vigia Người xưa có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” cho nên tôi luôn thận trọng khi phải nói điều gì. Lời nói mây bay gió thoảng chỉ nên cao hứng khi trà dư tửu hậu, còn bút sa thì gà chết nên khi viết lại càng cân nhắc hơn! Khổ là: nghe người xưa chưa đủ mà còn phải biết nghe người nay mà hậu sinh thì luôn khả úy, và chưa chắc tôi đã thông minh hơn học sinh lớp Năm! Tất cả vì tương lai con em của chúng ta không chỉ là khẩu hiệu mà phải là hành động trong định hướng và dẫn đường. Sai một ly đi một dặm, những gì có thể nói và đáng được làm trong hôm nay thì không nên để ngày mai. Tôi không biết gì nhiều về điện hạt nhân, chỉ nghe phong thanh đâu đó ở các nước tiên tiến Âu Mỹ có nền khoa học kỹ thuật cao. Cứ tưởng nước mình còn nghèo vì mới ngày nào còn ăn bo bo mì lát ngơ ngác con trâu đi trước cái cày theo sau, nay phút chốc có ĐHN mới biết mình sánh vai cùng cường quốc năm châu lúc nào không biết! Rõ là mình lạc hậu tình hình, cũng nhờ chủ trương đi tắt đón đầu đốt cháy giai đoạn nên ta mới tiến nhanh tiến mạnh đến thế. Việt Nam có ĐHN là niềm tự hào chung của cả dân tộc, cơ hội xóa đói giảm nghèo là nhãn tiền không thể chối cãi; lại nằm chình ình trên Ninh Thuận quê tôi thì còn gì sướng hơn. Vừa mừng vừa lo vì không biết thực hư thế nào, xem báo đài trong nước thì toàn tin thắng trận nên tôi cũng phấn khởi hồ hởi chẳng thua ai.  May ra mình kiếm được chân bảo vệ nhà máy có cơm cháo sống qua ngày, lại góp chút công sức vào tiến trình hạt nhân hóa đất nước thì một kiếp người coi như viên mãn. Tuy nhiên, càng tìm hiểu càng thấy không đơn giản nếu không muốn nói đó là một nhiệm vụ bất khả thi bởi chúng ta chưa đủ tâm, đủ tầm và đủ tài để hiện thực hóa. Có một mắt xích quan trọng và vô cùng nhạy cảm nhưng tuyệt nhiên không ai để ý hay đếm xỉa một cách vô tình đến lạnh lùng. Người ta chỉ đề cập đến lợi ích của ĐHN nhưng không một ai nhắc nhở hay quan tâm đến sự tồn vong của Chăm một khi ĐHN có sự cố. Có thể nói như đinh đóng cột: ĐHN là khắc tinh của Chăm, không thể cùng nhau sống chung hòa bình lâu dài dưới một mái nhà cho dù được sơn son thếp vàng rực rỡ đến mấy! Biết thế nhưng chỉ thế, biết nói với ai và nói ở đâu?! Nhiều bạn già và trẻ có đến hỏi tôi mà có lẽ nhầm người và địa chỉ: - Sao chú bác mày không lên tiếng cho đồng bào nhờ với? - Sao chú bác mày không nói mà lại nhờ tui? – Tôi hỏi. - Ờ cũng vì tui khó nói, không biết nói, không dám nói mới nhờ chú bác mày! Nói như thế để thấy rằng: quyền được nghe, quyền được nói, quyền được sống ở ta còn nhiều hạn chế. Không phải ai cũng nói lên được tâm tư tình cảm và nguyện vọng của mình mà sự nghiệp xây dựng, phát triển bảo vệ đất nước là của toàn dân. Có cảm tưởng như một phát ngôn phản biện xã hội là một hành động liều lĩnh thiếu suy xét và hứng chịu nhiều rủi ro. Đành vậy, tôi chỉ là một nông dân chứ không là trí thức (nói nông dân cho oai thôi chứ thực ra tui chỉ biết cuốc, chả biết cày gieo gặt hái là gì) mà nông dân là lực lượng nồng cốt của xã hội Chăm nên tiếng nói của họ mang tính quyết định. Lẽ ra các bạn phải tìm đến những quan chức chính quyền là người có quyền nói, những kẻ sĩ có học hàm học vị cao là người biết nói, những vị bô lão có uy tín là người dễ ăn nói. Không thì biết rồi khổ quá nói mãi chỉ thêm rách việc! Chỉ xin dẫn lại một số ý kiến của các chuyên gia để nhận diện vấn đề: 1.   Gs Phạm Duy Hiển – nguyên Viện trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt: -         Việt Nam ta chẳng có chút lợi thế nào về ĐHN cả. Tài nguyên Uranium hầu như không có. Tri thức khoa học công nghệ còn ở mức a, b, c… Tiền bạc phải đi vay mượn. Cơ sở hạ tầng công nghiệp quá thấp. Trình độ quản lý và kỷ luật công nghiệp hiện đại kém, tai nạn lao động xảy ra liên tục mọi nơi… -         Lại thêm vấn nạn tham những và lợi ích riêng. Cái chúng ta hiện có chỉ là ý muốn của một số người… -         Làm ĐHN mà không đủ tri thức thì rất dễ trở thành một thứ con tin chính trị khi ai đó muốn gây sức ép lên chúng ta. Qua những thông số trên, chúng ta hiện nguyên hình là con nhà nghèo chưa được học hành tử tế nhưng lại muốn chơi sang vung tay quá trán. Không, ta không nên ưu tiên ĐHN bằng cách định kế hoạch 2020 vận hành tổ máy đầu tiên, sau đó xây một lèo 16 lò phản ứng trong 10 năm!!! Và không biết phải thêm mấy chục lò nữa trong tương lai nếu cứ thừa thắng xông lên? Vô tình nước ta trở thành Khu chế xuất hạt nhân của thế giới lúc nào không hay và là nơi quy tập rác thải phóng xạ của địa cầu lúc nào không biết. Xưa, chất độc da cam từ ngoài mang đến con cháu ta gánh chưa xong. Hôm nay ta lại rước về điện hạt nhân tác hại phóng xạ ngàn lần hơn thì e là quá tải cho sự chịu đựng của đồng bào. Chỉ nên liệu cơm gắp mắm cho vừa sức, điện gió và điện mặt trời là ưu thế của miền đất đầy nắng gió này cần nên phát huy đúng mức và đúng sức. Dư dả chút đỉnh thì cho xây sân Gofl và Resort cho các đại gia và khách nước ngoài giải trí thì cũng chưa muộn. Còn nông dân chỉ cần yên ổn làm ăn, chiều sương sương cho tối ngủ ngon đã là phúc đức. Đó là giấc mơ của kẻ ăn mày, không biết trời có chìu lòng người?! 2.   Nhà văn Nguyên Ngọc – Tác giả tiểu thuyết [? - BVN] Rừng Xà nu: -         Thứ nhất: họ đe Việt Nam sắp thiếu nhiên liệu đến nơi rồi, cần nhanh chóng xây dựng ĐHN để tránh nguy cơ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng. -         Thứ hai: ĐHN rất an toàn, kinh nghiệm của chính phủ Nhật Bản đấy, chẳng có gì phải lo. -         Nghề đi chào hàng mà lại! Vấn đề là ở chỗ có người chào hàng thì phải có người dắt mối. Chứ sao, trong nghề buôn bán làm sao có anh này mà không có anh kia! -         Họ tranh thủ công chúng không biết chuyên môn bằng những lời to tát và bằng những thuật ngữ rất chi là bác học, thuyết giảng hùng hồn và đầy tự tin và coi như chỉ dẹp một lần này nữa là xong. Qua câu chuyện trên, ta thấy đây là một vụ mua bán xuyên quốc gia mà mặt hàng ở đây là ĐHN. Thủ phạm chính là nhiên liệu mà chúng ta sắp hết đến nơi, không nên để nước đến chân mới nhảy. Lo xa như thế là tốt nhưng đôi khi tính già hóa non, tính còn hóa mất chưa nói đến tiêu cực hay thằng khờ ra tỉnh. Ta có mỏ than dầu khí cho nhiệt điện, có mỏ nước cho thủy điện, mỏ gió mỏ mặt trời vô tận cho phong quang điện. Chỉ còn thiếu hạt nhân để thâu tóm năng lượng của vũ trụ cho nên phải cấp tốc đầu tư bằng mọi giá khi chúng ta đang là thượng đế được nhiều khách hàng mời chào. Rất tiếc mình không có tiền nên phải mua thiếu giống như đại gia nợ đầm đìa nhưng vẫn nổ banh bách để rồi giãy đành đạch! Không có lò ĐHN nào là an toàn tuyệt đối, còn bảo rằng chất thải không còn phóng xạ thì đúng là coi thường hiện tượng vật lý của những kẻ điếc không sợ súng! Thảm họa Tchernobyl trước kia và Fukushima mới đây là một minh chứng chưa kể những vụ rò rỉ lẻ tẻ chưa được công khai. Cứ để cho Nga Nhật xây dựng ĐHN ở chính quốc vì họ làm chủ được công nghệ này và chẳng phải chính Nhật Bản là nước chủ yếu nhập khẩu năng lượng mà vẫn là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu đó sao? Còn chuyện chào hàng, bán hàng và mua hàng thì rõ ràng chúng ta đang nắm lưỡi, nguy cơ đứt tay có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ham thì ham thật, nhưng thôi cứ đi cày dành dụm tiết kiệm, khi nào có đủ tiền thì mua cho chắc ăn! 3.    Gs Nguyễn Minh thuyết – Cựu đại biểu Quốc hội: -         Khá nhiều quốc gia đã đình chỉ, tiến tới gỡ bỏ các nhà máy ĐHN. Không có lý do gì mà chúng ta cứ cố kết làm một việc đi ngược lại xu hướng chung của khoa học kỹ thuật thế giới như vậy, mà những khả năng xảy ra mất an toàn cũng rất dễ. -         Chúng tôi nghĩ rằng cần thay đổi tư duy. Nếu những gì đã đưa ra trong nghị quyết của Quốc hội, của Đảng, bây giờ so sánh với thực tế có những điều không phù hợp nữa, thì mình có thể thay đổi. Nếu vị Đại biểu Quốc hội nào cũng công tâm như Gs Nguyễn Minh Thuyết thì đất nước này mới có cơ may tồn tại và phát triển. Chúng ta đã nhập nhiều thứ xa xỉ không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng khi đất nước còn nghèo. Nhập máy móc lỗi thời của các nước phế thải tạo thêm gánh nặng như một tệ nạn xã hội. Cần phải thay đổi tư duy thôi, nhưng thay đổi là một cụm từ rất khó định nghĩa và tư duy là một hiện tượng siêu hình rất khó nắm bắt. Đành nhờ Trời Phật! 4.  Gs Nguyễn Khắc Nhẫn – nguyên cố vấn chiến lược của Tập đoàn Điện tử Pháp Electricite: -         Bây giờ không có gì là muộn, Muốn dừng là dừng ngay chớ có cái gì đâu. Bao giờ đã xây rồi, lúc đó anh tháo gỡ một nhà máy đã chạy anh sẽ tốn kém hàng chục tỷ đô la. Anh tốn ba, bốn, năm chục năm mới tháo gỡ xong. -         Bây giờ vẫn còn thì giờ để rút lui, và tôi xin cam đoan là Chính phủ thế nào cũng rút lui. Không thể nào đi tiếp được, bởi vì đi tiếp nó sẽ là Fukushima đấy! Ừ cũng chỉ mới là dự định làm ăn lớn, nhưng nhiều người can quá nên chắc phải suy nghĩ lại cho thấu tình đạt lý. Nhưng nếu vì một lý do nào đó Chính phủ không thể rút lui thì làm sao?! Dĩ nhiên không một ai dù có đạo đức chân tu hay tài năng xuất chúng gì đi nữa cũng không ngăn lại được. Nói như ông Putin hồi còn là ở KGB khi nhận chỉ thị của cấp trên: Lệnh là Luật, cứ thế mà làm không phải bàn cãi. Một lò gaz bếp với cấu tạo đơn giản thôi nhưng nếu sử dụng không đúng cách vẫn bị xì nổ gây án mạng nói chi vận hành một nhà máy ĐHN. Cho nên những nghi vấn lo lắng của người Chăm là tất nhiên vì họ đang sống trong vùng phủ sóng hạt nhân tầm bán kính 30km chưa kể những nhà máy khác sẽ nối nhau mọc lên trong tương lai và nếu có sự cố sẽ gây phản ứng dây chuyền không lường được. Hội chứng tâm lý “bất an” thường trực dẫn đến khủng hoảng tinh thần là điều không tránh khỏi! Tôi rất cảm thông với bức xúc của Kiều Dung khi thắc mắc tại sao không đặt ĐHN ở nơi khác mà là Ninh Thuận quê mình. “Chính phủ có quyết định trên với lý do: đây là vùng ít cư dân, có thềm lục địa vững chắc và thuận tiện cho vận chuyển phục vụ vận hành nhà máy” (theo Inrasara). Mới nghe cũng có lý, nếu có sự cố thì vùng ít dân cư này chỉ chết có vài trăm ngàn; còn nếu đặt ở Hà Nội hoặc Sài Gòn thì tổn thất có thể lên vài triệu. Thêm một thông tin thú vị, có một quan chức đầu ngành triệu tập một số trí thức Chăm phủ dụ: các anh chị đừng nghe kẻ địch tuyên truyền xuyên tạc chủ trương chính sách của Nhà nước. Nếu rủi ro có sự cố thì Chăm chết chỉ có một trăm ngàn, còn Kinh thì đến năm trăm ngàn hy sinh. Một tỷ số quá chênh lệch! Ngặt nỗi dân số Chăm (ở tỉnh này) chỉ có chừng ấy, chết hết thì coi như tiệt nòi trong khi thế giới đang nỗ lực bảo tồn những đông vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Cũng không nên đem sinh mạng người Kinh Ninh Thuận ra đánh cược vì ai cũng là người cho dù sống ở đâu, làm gì, đang vui hay buồn?! Có thềm lục địa vững chắc và thuận tiện cho vận chuyển thì xem ra ĐHN chỉ có thể trụ trì ở miền đất này, còn nơi khác thì không đủ điều kiện! Khía cạnh này, tôi nghĩ hơi khác Inrasara. Nhân mạng phải được đặt lên hàng đầu, không phải con người thiếu hụt mà phải là con người lành lặn để làm người. Vì một khi xì hoặc nổ thì một số người sẽ bỏ xác tại chỗ, một số không đui thì chột không cụt thì què. Số còn lại may mắn thoát chết thì cũng nhiễm xạ với những mầm bệnh tiềm ẩn. Cứ cho là di dời kịp thời thì họ sẽ sống như thế nào nơi vùng đất mới? Họ sẽ bỏ lại Tháp, Kut, Ghur… bỏ lại tổ tiên làng mạc quê hương đã thành miền đất chết đồng nghĩa với bỏ lại nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán ngàn đời. Di dời dân dành chỗ cho thủy điện có chuẩn bị trước còn gặp nhiều khó khăn bất cập nói chi đến cấp cứu sơ tán hàng trăm ngàn dân trong mưa bụi phóng xạ thì không đáng lo mới là chuyện lạ! Tìm câu trả lời thỏa đáng cho những bất cập bất an đã nêu, tôi rất tâm đắc với mấy vần thơ (lúc dầu sôi lửa bỏng thế này mà còn thơ thì quả là siêu, Chăm nghệ sĩ có khác!) của Ma Kaiapa: Ngày mai 11-3… Panduranga khải hoàn! Mơ ước là thế  nói làm gì chứ Chúng ta luôn được vỗ vỗ rồi cho về Luôn được tôn trọng mời tham dự tham quan lan man Luôn được hỏi han trong tâm thế phải chấp nhận Nói làm gì chứ Ừ nói làm gì chứ, im lặng là vàng! Há miệng mắc quai thôi thì ngậm miệng ăn tiền là thượng sách. Không trách thế hệ trẻ Chăm như Kiều Dung có quyền “nghi ngờ”. Bởi kí ức về vụ 23 tiến sĩ viết cuốn sách miệt thị dân tộc Chăm đã có đơn khiếu kiện với nhiều chữ ký của thân hào nhân sĩ Chăm nhưng tác dụng chỉ như nước đổ đầu vịt, vẫn còn chưa xa. “Giả sử: Nếu người Chăm chúng tôi nhất định không chấp nhận làm lò hạt nhân này, các anh sẽ làm gì? Câu trả lời là: chúng tôi sẽ cố gắng giải thích để đồng bào hiểu, vì đây là dự án mang lại ích lợi cho đồng bào” (dẫn Inrasara). Tôi không hiểu người Chăm hưởng lợi được gì nhưng tai họa mai sau không thể lường nổi. Xem ra vị tiến sĩ phụ trách Dự án này cũng không hiểu gì nhiều hơn đồng bào, chắc chỉ nghe người ta nói rồi rồi nhai lại cho trơn tru. Nói chung người Chăm không có lý do gì để chống ĐHN, chỉ vì ĐHN ở sát bên và thường trực đe dọa sự tồn vong của họ và cả cho bao thế hệ con cháu của họ. Trong quá khứ, họ đã nhiều lần phải sống trong nỗi sợ hãi này nên ngày nay không cần thiết phải lăp lại những sai lầm của lịch sử. Tổ tiên họ đã có công khai phá miền đất này cho chúng ta được thừa hưởng hôm nay, cho nên phải ghi nhận trân trọng và dành cho họ một khoảng trời để thở. Họ là người bản địa nên rất cần được hỏi ý kiến một cách công khai và dân chủ và họ có quyền chọn lựa cuộc sống của riêng mình. Một cuộc trưng cầu dân ý là cần thiết và phải có những giải pháp cụ thể. Ví dụ: nếu ai sợ chết hay không đồng ý thì di dời họ đến lục địa khác nếu có nước nào đồng ý tiếp nhận theo chính sách nhân đạo. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng chống đối, cũng có nhiều người Chăm ủng hộ triệt để. Nếu con mắt quáng gà của tôi nhìn thấy vận mệnh Chăm nằm lọt thỏm trong nồi hạt nhân thì nhiều người khác lại phấn khích hô hào ĐHN trong trái tim người Chăm và sẵn sàng làm nguyên liệu để đốt lò. Cũng không nên làm khó cho Đại biểu Quốc hội Chăm hay hy vọng vào một ai đó có chức năng thẩm quyền vì nếu có trách nhiệm họ đã lên tiếng từ lâu dù trong vô vọng. Chỉ là một tiếng kêu cứu cho người đời sau không oán trách tại sao lúc đó cha ông họ không một phản đối hay trần tình?! Tối qua tôi gặp cơn ác mộng kinh hoàng, có lẽ tôi bị ám ảnh quá nhiều về hiểm họa hat nhân nên tôi thấy bão lửa từ Hiroshima hay Fukushima gì đó với nhiều xác chết dị hình. Viễn cảnh hạt nhân còn liên quan đến chiến tranh từ Iran, Bắc Triều Tiên hay một nước nào đó lấy hạt nhân làm vũ khí răn đe dưới chiêu bài hòa bình. Tôi rùng mình tỉnh dậy trong hơi thở gấp và tim đập mạnh, hình như tôi đã la lên lúc đầu còn ú ớ nhưng rồi cũng thét thành lời: - Trời biển ơi cứu tôi với, cứu Chăm tôi với! Bạn chú bác mày ơi, tôi đã kêu cứu rồi đó, dù chỉ trong giấc mơ! T.V source: inrasara.com
0 Rating 176 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 25, 2014
Chào các bạn. Trong những nỗ lực phát triển website http://NguoiCham.com ( http://UrangCham.com ) để mang đến cho độc giả gần xa Cham những thông tin bổ ích, thời sự, những hoạt động của người Cham ở khắp mọi miền trên thế giới hầu để chúng ta có thể xích lại gần nhau hơn. Thì sự tương tác giữa các thành viên của website http://NguoiCham.com (NC) được quan tâm đến nhất cùng với số phận trôi nổi của tiếng Cham - một thời từng là tiếng phổ thông của Vương quốc Champa mươi mấy thế kỷ (từ năm 192 đến 1832). Như các bạn cũng biết, tiếng Cham ngày nay trong giao tiếp cơ bản giữa người Cham với nhau thường xuyên bị lai căng tiếng Việt, tiếng Anh... rất nhiều, đến độ theo cuộc khảo sát và đánh giá (không chính thức) của chúng tôi thì, khoảng chừng hơn 50 năm nữa thôi khi đến đời con cháu chúng ta, chúng nó sẽ nói chuyện với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nào đó khác mà không phải là tiếng Cham. Lúc đó thì mặc dù người Cham vẫn còn nhưng có thể xem như đã chết. Chúng ta là những Urang Cham. Chúng ta muốn và phải làm một điều gì đó...   Mỗi mùa đi qua là mỗi sự thay đổi nhộn nhịp. Và hôm nay, NC muốn giới thiệu đến các bạn một Cuộc thi "HÁT TIẾNG CHAM" do NC tổ chức bằng hình thức online với thể lệ như sau: 1. Đối tượng tham gia: + Là người Cham khắp mọi miền  + Không giới hạn tuổi tác và giới tính. + Phải là thành viên của website http://NguoiCham.com   (Nếu bạn nào chưa đăng ký làm thành viên của NC thì hãy đăng ký ngay nhé!) 2. Loại hình nghệ thuật:  + Hát ca khúc tiếng Cham. Có thể hát dân ca, tân nhạc, nhạc ngoại lời Cham hoặc một sáng tác mới bằng tiếng Cham. 3. Cách thức dự thi: + Quay một video clip do chính bạn tự hát. Có thể quay bằng điện thoại di động, máy tính hoặc bất kỳ phương tiện nào bạn có. + Có thể song ca hoặc hát nhóm. + Video clip phải rõ mặt, nghe rõ giọng hát. + Có thể hát trên nền nhạc karaoke. Hoặc tự đàn hát. Hoặc hát chay... + Upload video clip lên YouTube rồi share link trong mục Video --> "Thi Giọng Hát" or link http://www.nguoicham.com/video/category/33/ (Vào ĐÂY để xem cách upload video vào trong NC) + Để tạo công bằng cho mọi thành viên, chất lượng âm thanh trong video clip không được qua xử lý bằng phần mềm chuyên dụng. Và không chấp nhận âm thanh được thu âm trong Phòng Thu âm chuyên nghiệp. + Mỗi thành viên NC có thể gửi nhiều video clip để tham dự cuộc thi. *** Một số nhạc karaoke các bạn có thể tải về từ đây: + mp3:  http://www.nguoicham.com/musicsharing/listen/album_115 + Videos: http://www.nguoicham.com/videochannel/category/34/ 4. Thời hạn của chương trình: Vì lý do kỹ thuật cũng như số lượng clip của thành viên tham gia quá ít, cho nên BTC quyết định lùi lại thời hạn của chương trình như ở dưới đây và mong các bạn thông cảm sự bất tiện này. + Bắt đầu từ khi có bài post này cho đến hết ngày 18/02/2015 (theo GMT +7), tức trùng vào đêm giao thừa tết Âm lịch Việt Nam. + Ngày 19/02/2015, BTC sẽ công bố kết quả trên website http://NguoiCham.com và sẽ trao giải ngay vào ngày 01/03/2015.   5. Cách thức chấm giải: + Video clip sẽ được các thành viên trong NC chấm điểm bằng cách bấm chọn ngôi sao từ 1-5 ở dưới mỗi video. + Mỗi thành viên NC chỉ được phép chấm số sao (rate) 1 lần cho 1 video clip. + Video clip nào nhận được nhiều số sao nhất sẽ giành chiến thắng cuối cùng. + Trong trường hợp có hai hoặc nhiều clip có điểm tương đương nhau thì BTC sẽ giới hạn thêm thời gian là 24h (nghĩa là cuộc thi sẽ kéo dài đến 0:00 AM ngày 02/03/2015 GMT +0). Nếu sau thời gian đó mà các video clip trên vẫn còn tương đương nhau về điểm vote thì giải thưởng sẽ bị chia đôi hoặc ba cho những bạn nhận giải. Cho nên chúng ta hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi vote cho một video clip nhé. *** Cách tính: Số điểm (số sao) = tổng số sao được rate : số lần rate. ví dụ: 1 video nhận được 3 lần rate lần lượt là 3, 4 và 5 sao thì: Số điểm = (3+4+5):3 = 4.   6. Giải thưởng: 5 giải + 1 giải nhất: 1.000.000 VND + 1 giải nhì: 500.000 VND + 1 giải ba: 350.000 VND + 1 giải sáng tạo dành cho một sáng tác mới ấn tượng: 500.000 VND (phần này do BTC chấm) + 1 giải phong cách dành cho bạn nào có giọng hát tốt và phong cách trình bày ấn tượng: 200.000 VND (phần này do BTC chấm)   +++ Chú ý: Các bạn giành giải nhất, nhì hoặc ba vẫn có thể nhận thêm giải sáng tạo hoặc phong cách, nhưng không thể nhận quá hơn 2 giải thưởng cho một người. ___________________________________ Chương trình được thực hiện nhờ sự giúp đỡ tận tình của UrangCham và cei Thạch Ngọc Xuân. Chân thành cảm ơn hai vị và xin chúc hai vị sức khỏe, an bình và sự thành đạt trong cuộc sống. Hãy chia sẻ thông tin này đến với nhiều bạn Cham của chúng ta được biết nhé!  Chúc các bạn tham gia Cuộc thi "HÁT TIẾNG CHAM" vui vẻ cùng NC! Thân, UrangCham Team   Phần tài trợ cho chương trình này: 1. Thạch Ngọc Xuân 2. UrangCham Team 3. Bá Trung Thiệu (fb: Inrachahya) NC rất mong các doanh nhân, thưong mại, hay cá nhân ủng hộ cho chương trình Thi Online liên quan đến nhiều đề tài về văn hoá, ngôn ngữ, sáng tác âm nhạc, mặc trang phục Cham trong tương lai.  Cảm ơn.     
0 Rating 868 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On May 26, 2014
   Ở sân chùa Hoa Tiên có một cây cốc đại cổ thụ, thân cây phải 3-4 người ôm. Cặp bạch xà hiển linh canh giữ kho vàng khổng lồ dưới gốc đại thụ Người ta đồn rằng, dưới gốc cây có một kho vàng khổng lồ được người Hời (người Chăm) chôn giấu từ hàng trăm năm trước. Ly kỳ hơn, nhiều nhân chứng còn khẳng định có một cặp bạch xà ngày đêm canh giữ kho báu không cho bất kỳ kẻ nào mạo phạm. Lời đồn “vàng sống”  Bất cứ ai đến chùa Hoa Tiên đều ngỡ ngàng trước một cây đại thụ nằm giữa sân che bóng mát cho ngôi cổ tự. Người dân sở tại quen gọi là cây cốc. Thân cây sần sùi bằng vòng ôm của nhiều người, gốc rễ u mấu, cành lá sum suê, tỏa bóng một không gian rộng lớn. Tương truyền, trước khi lập nên chùa Hoa Tiên thì cây cốc đã mọc sừng sững ở đó rồi. Tính đến nay, cây cũng phải tuổi thọ hàng trăm năm.  Trước đây, từng có nhiều người muốn đốn hạ cây để xây dựng nhà hát nhưng không hiểu sao khi đưa các loại máy móc tới thì chúng lại không thể nào hoạt động được. Nhiều người còn đưa cả máy ủi đến để hy vọng “san bằng” được cây, nhưng khi máy được đưa đến thì cũng bỗng dưng chết máy. Không thể tìm được cách đốn hạ nên cuối cùng chủ đầu tư đành phải “đổi ý” xây dựng nhà hát sang bên cạnh.  Nhưng điều lôi cuốn và khiến khách phương xa tò mò nhất đó chính là lời đồn đại về kho vàng bạc, châu báu được chôn giấu dưới gốc cây. Nhiều người dân quả quyết rằng, ban đêm họ thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển xung quanh “thần mộc”. Họ đồn rằng, “vàng từ dưới đất chui lên hóa dạng con gà đi ăn”... nhưng khi nghe tiếng động hoặc thấy bóng dáng con người là “đàn gà vàng” biến mất trong nháy mắt. Lại có người thấy vàng đi giữa đường liền vồ đến ôm nhưng khi mang về nhà nhìn kỹ thì lại hóa ra... cục đá. Tuy vậy, cũng có không ít người may mắn đào được buồng cau, nải chuối, tượng Phật bằng vàng...  “Có những người đi làm về khuya tận mắt nhìn thấy những đồng tiền vàng cứ bay qua bay lại lấp lánh xung quanh gốc đại thụ nhưng khi tìm đến thì lại không thấy nữa. Nhiều lần như vậy nên người dân tin rằng số vàng đó đã “có linh khí” và có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác”, cụ Nguyễn Hoàng Lộc (gần 70 tuổi, nhà gần chùa Hoa Tiên) cho biết. Nhiều người còn tin rằng những đàn gà vàng đi ăn trong đêm chính là vong hồn của những trinh nữ bị chôn sống theo kho vàng hóa thân mà thành.  Thầy Thích Chơn Đạo giảng giải thêm, trong văn hóa người Chăm trước kia có rất nhiều giai thoại về việc sử dụng bùa ngải để trấn giữ những thứ quý giá của riêng mình hoặc của dòng tộc. Và hình thức “yểm bùa” bằng trinh nữ cũng đã từng được sử dụng. Linh hồn sẽ không được đầu thai nên sẽ phải làm “thần giữ của” mãi mãi cho đến khi lời nguyền được hóa giải.  Không biết thông tin về kho vàng có bao nhiêu phần trăm sự thực nhưng nó đã từng khiến không ít kẻ nổi lòng tham muốn chiếm đoạt. Câu chuyện được đích thân nhà văn Quách Tấn viết lại trong cuốn “Xứ Trầm hương” rằng, dưới thời Pháp thuộc, Công sứ Bréda từng tới làng yêu cầu đào gốc cây để tìm vàng. Người trong làng sợ linh mộc bị đốn hạ thì tai họa xảy đến nên quyết liệt phản đối. “Phép vua thua lệ làng”, viên công sứ đành thối nhượng. Nhưng cũng có người cho rằng, vị Công sứ Pháp kia đã gặp phải những giấc mơ quái đản, bị oan hồn thiếu nữ hành hạ nên đã sợ hãi mà từ bỏ ý định.  Không chỉ có vị Công sứ Pháp có ý định tìm kho báu mà sau này từng có mấy người Chăm ở Phan Rang cũng tìm đến chùa. Họ trưng giấy tờ của ông bà để lại và xin được phép đào gốc cây cốc để tìm của “gia bảo”. Nhưng nhà chùa nhất định khước từ. Đáng sợ hơn có những kẻ bất chấp lệnh cấm mà cố tình đào bới nên đã gặp phải những tai ương, bỗng dưng bị bệnh “ngơ ngơ ngẩn ngẩn” nằm liệt giường, thậm chí có kẻ bỏ mạng mà không hiểu lí do. Người dân tin rằng đó là do hồn ma trinh nữ trừng trị những kẻ dám mạo phạm đến kho báu.  Chùa Hoa Tiên Bạch xà hộ vệ  Đã có thời những ngôi mộ cổ của người Chăm khắp vùng Bình Đình, Khánh Hòa bị những kẻ săn tìm kho báu xới tung, “kho vàng” dưới gốc cây cốc đại thụ cũng bị không ít kẻ để ý dòm ngó. Thế nhưng bên cạnh niềm tin về sự bảo vệ của những “oan hồn trinh nữ”, người dân địa phương còn tin rằng kho vàng linh thiêng được một cặp rắn thần canh giữ suốt đêm ngày. Chính vì thế dù có thèm muốn “nhỏ dãi” cũng không có người nào dám cả gan làm bậy.  Thầy Thích Chơn Đạo dẫn tôi vào một gian mật thất bí mật, nơi nhà chùa lưu giữ pho tượng cổ “lồi” lên từ gốc cây cốc. Sự tích pho tượng Phật lồi này cũng là một điều kỳ lạ. Truyền rằng, một hôm tại gốc cây đại thụ bỗng xuất hiện 2 tượng Phật kì dị. Có người tin rằng đó chính là tượng trấn yểm kho báu của người Chăm nhưng theo thời gian đã tự “lồi” lên mặt đất. Khi nhà sư trụ trì chùa đem vào thờ trong chính điện thì trong đêm một pho tượng biến mất, pho tượng còn lại bị rơi từ trên cao xuống đất, đầu lìa khỏi thân.  Ly kỳ hơn kể từ ngày đó, nhiều người trong chùa nhìn thấy một cặp rắn khổng lồ thoắt ẩn thoắt hiện xung quanh “linh thụ”. Cặp bạch xà dài tới 4 thước và trên đỉnh đầu có mào đỏ rực như lửa. Không chỉ những vị sư thầy ở chùa mới may mắn được gặp mặt “rắn ông, rắn bà” mà những người dân sống gần chùa cũng nhiều lần “hội ngộ” với “rắn thần”. Bà Trần Thị Lạc (67 tuổi, nhà gần chùa Hoa Tiên) kể lại, khi còn con gái, trong một lần đi xem kịch nói về, bà Lạc kinh hãi khi phát hiện một con rắn khổng lồ đang uốn mình trên cây cốc ở trước cổng chùa. Nhưng “rắn thần” không tấn công mà chỉ nhìn bà một lúc rồi trườn đi mất.  Cũng theo lời vị sư trụ trì thì những lời đồn đại về kho vàng chôn giấu dưới gốc cây đại thụ là có thật, tuy nhiên việc tìm được kho báu không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ, ngoài việc được những oan hồn trinh nữ bảo vệ, bạch xà canh gác thì những kho báu của người Chăm thường được chôn giấu theo một trận đồ “ngũ hành bát quái” bí mật. Do đó, nếu muốn lấy được vàng thì phải đoán biết chính xác đến từng khắc về thời gian cũng như quy luật vận hành tương xung tương khắc của kì trận.  “Càng khó khăn hơn khi thời gian đã trải qua tới mấy trăm năm. Quy luật vận hành dưới lòng đất nên rất có thể trận đồ này đã biến hóa không còn như lúc nó được chôn giấu nữa”, thầy Thích Chơn Đạo chia sẻ. Có một thời gian người dân xung quanh chùa nhìn thấy lá cây cốc trước chùa bỗng nhiên đổi màu vàng rực cả cây. Điều này khiến cho giả thuyết về sự tồn tại của kho báu được củng cố. Nhiều người cho rằng do dưới gốc cây có kho báu bằng kim loại khiến cho cây không tìm được nguồn dinh dưỡng nên mới héo úa. Chỉ có điều một thời gian sau, lá cây lại bỗng dưng xanh tốt trở lại(?).  Ngoài ra, trên bề mặt thân cây cốc còn có những hình thù kì lạ mà theo như thầy Thích Chơn Đạo cho biết: “Những hình trên gốc cây này đã có cách đây mấy trăm năm rồi. Kỳ thú hơn là những hình xù xì đó trông rất giống cảnh các vị Chư Phật đang cúi đầu trước Đạt Ma Sư Tổ”. Cho đến bây giờ, câu hỏi có hay không một kho vàng dưới gốc cây cốc đại thụ vẫn là một ẩn số. Thế nhưng có một điều chắc chắn là cây cốc cùng với ngôi cổ tự nhiều trăm năm tuổi kia đã trở thành một chứng tích của thời gian, một “kho báu” trong lòng những người dân nơi đây.
0 Rating 788 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On April 10, 2014
Khám Răng Miệng Tổng Quát Và Khám Răng Miệng Chuyên Sâu kham tong quat tại NHA KHOA QUỐC TẾ Á CHÂU, quý khách sẽ được khám lâm sàng đánh giá tổng quát về tình thế răng, nha chu và những cấu trúc trong miệng. Chụp hình trong miệng với camera nội soi trong khám tổng quát Quý khách sẽ được chụp hình bằng camera nội soi nhằm thấy được tiêu biểu tình huống răng miệng của mình, đồng thời được chụp phim toàn cảnh nhằm khảo sát toàn bộ xương hàm trên và xương hàm dưới. Phim toàn cảnh giúp tầm soát và nhận thấy sớm bệnh lý xương hàm. mặt khác, quý khách vẫn được chụp phim cắn cánh nhằm nhận ra sớm tình huống sâu răng ở các vùng kẽ răng. Phim bite wing phát hiện sâu kẽ răng Với sự kiện khám răng miệng tổng quát, quý khách sẽ được tư vấn toàn diện về những lựa chọn điều trị răng miệng phù hợp nhất với mình. Phim toàn cảnh kỹ thuật số trong khám tổng quát, có tác dụng giúp tầm kiểm soát toàn bộ bệnh lý xương hàm Xem thêm các bài viết khác về kham tong quat http://plus.liingle.com/blog/65758/mục-tiêu-khám-sức-khỏe-tổng-quát-định-kỳ/
0 Rating 265 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 31, 2014
Món Ăn Có Ích Gửi Phụ Nữ Cho Sinh Vịt nấu hạt sen, nấm đông đúc cô; óc lợn hầm hà thủ ô; câu kỷ tử xào thịt gà; thịt bò hầm củ mài... là nhiều món ăn có ích cho phụ nữ cho sinh. Người phụ phái nữ trong lứa tuổi sinh đẻ, chung sống với chồng trên hai năm, không dùng bất cứ biện pháp tránh thai như thế nào mà không sỡ hữu con thì được gọi thì cho sinh. Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, đ ể phòng ngừa nhiều yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng đến sự thụ thai, người phụ phái nữ trong tuổi sinh đẻ nên để tâm một số điều sau: - Nên khám phong kham phu khoa định kỳ để nhận thấy nhiều bệnh lý đường sinh dục nhằm điều trị kịp thời. - Mỗi lúc giữ vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách. - Hoàn toàn an toàn trong quan hệ tình dục. Không mục đích phải nạo phá thai nhiều lần, hoặc dùng các kỹ thuật không an toàn. - Chú ý về chế độ thưởng thức ẩm thực, sinh hoạt điều độ, giữ cuộc sống tinh thần lành mạnh, thư thái, ngày càng tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng và điều kiện sống của mình. Ngoài nhiều bài thuốc trị bệnh dựa theo từng thể bệnh, lương y Đinh Công Bảy lựa chọn một số món ăn có ích cho phụ phái đẹp vào sinh: 1. Vịt tần hạt sen, nấm đông đúc cô Nguyên liệu Vịt 1 bé mập khoảng 1,6 kg, hạt sen 100 g, nấm đông cô (nấm mùi) 10 g, gừng tươi 30 g, hành khô 50 g, rượu trắng mục đích làm rượu gừng. Nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn. Hạt sen. Kiểu làm Vịt sơ chế sạch, mổ bỏ nội tạng, chặt miếng 0,2-0,3 kg, xát muối + tiêu + rượu gừng nhằm ngấm, bắc chảo lên bếp, đun dầu nóng rồi chiên qua, sau đó rửa lại bằng nước lạnh nhanh tay (nhằm bỏ mùi hôi của vịt). Hạt sen chần chín thông tim nhằm sẵn. Nấm đông đúc cô ngâm nước cho nở mềm, bỏ chân, rửa sạch. Củ hành khô bóc vỏ, cắt đôi. Sau khi trang bị, xếp thịt vịt vào liễn cùng với hạt sen + nấm đông cô + củ hành + gừng đập dập + nước sỡ hữu pha nước mắm + bột ngọt. Đậy kín rồi mang chưng kiểu thuỷ hoặc hấp tới khi vịt chín mềm. Ăn nóng lúc đói bụng. Công dụng  Thịt vịt vẫn gọi thì gia áp nhục, bạch áp nhục, sỡ hữu vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, giáng hoả, bổ hư, lợi ích cho tỳ vị. Hạt sen vẫn gọi như liên nhục, có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ tâm, an thần, bổ tỳ vị, bổ dưỡng body. Món vịt tầm hạt sen, nấm đông cô kết hợp tác dụng của thịt vịt với tác dụng của hạt sen, sỡ hữu kết hợp sự trợ lực của nấm đông cô nên là món ăn rất bền cho người phụ phái đẹp bị vô sinh do can huyết hư, suy nhược body, ăn không ngon miệng, mất ngủ, hoặc việc xảy ra người bị âm hư, thông thường nóng bức rức trong xương, người bị phong thấp, đau nhức tay chân. 2. Óc lợn hầm hà thủ ô Nguyên liệu Hoàng kỳ 10 g, đảng sâm 10 g, hà thủ ô 20 g, óc lợn 1 bộ, táo đỏ 2 trái, gừng sống 1 củ, muối bột vừa đủ. Kiểu làm  - Khuấy 1 tô nước muối vừa mặn, bỏ óc lợn vào ngâm 1 lúc, sau đó gỡ bỏ những mảng gân máu bám quanh, thả bộ óc lợn vào nước đang sôi rồi múc ra ngay. - Táo đỏ mang ngâm rửa, xẻ bỏ hột. - Hà thủ ô, đảng sâm, hoàng kỳ rửa sạch để sẵn, gừng gọt sạch vỏ, xắt lấy 2 lát. - Xếp hà thủ ô, đảng sâm, hoàng kỳ, gừng vào 1 thố sạch. Sau đó gửi bộ óc lợn và táo đỏ vào, đổ 1 ít nước, chừng cho nước ngang mặt thức ăn thì được. Đậy kín nắp thố, đem chưng kiểu thủy 4 giờ, nêm vào chút muối vừa ăn thì dùng được. Dùng ăn nóng. Công dụng Món này sỡ hữu tác dụng bổ khí huyết, bổ thận ích khí, tăng trí nhớ. Rất sỡ hữu ích cho trường hợp cho sinh nữ vì can huyết hư, kinh nguyệt rối loạn, thân thể hư nhược, tóc rụng khá nhiều hoặc bạc sớm, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, thường chóng mặt, hoa mắt, ù tai. 3. Câu kỷ tử xào thịt gà Câu kỷ tử. Vật liệu Thịt ức gà 250 g, câu kỷ tử 15 g, măng tươi 50 g, hành hoa 10 g, muối 2 g, nước tương 10 g, dầu thực vật 150 g, bột năn 15 g, giấm 1 g, rượu 10 g. Cách làm Chọn thịt gà trống tơ, xắt miếng nhỏ. Măng xắt miếng nhỏ hơn thịt gà (xắt hạt lựu). Gà đã xắt miếng bỏ vào tí muối, bột năng trộn đều. Cho giấm, nước tương vào bột trộn sệt sệt để sẵn. Câu kỷ tử dùng nước ấm rửa sạch, nhằm nguội. Đặt nồi lên bếp, cho ra mắt lửa nhỏ, gửi dầu thực vật vào, khi dầu nóng bỏ gà vào xào sơ rồi kết hợp rượu, măng vào xào chín. Đổ giấm, nước tương, bột đã làm để sẵn khi nãy vào, bỏ hành, câu kỷ tử vào xào đều, múc ra đĩa. Dùng trong những bữa ăn. Công dụng Món ăn này có tác dụng bổ dưỡng can thận, lợi khí bổ hư, muốn phù hợp với việc xảy ra vào sinh nữ bởi can thận hư, cao huyết áp, nhức đầu, ù tai, tứ chi mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đau lưng mỏi gối. 4. Thịt heo xào câu kỷ tử, hồ đào Vật liệu  Thịt heo nạc lưng 200 g, hồ đào nhục 100 g, lòng trắng trứng gà 1 quả, câu kỷ tử 20 g, rượu trắng hoặc rượu vàng (hoàng tửu) 10 g, muối ba g, tỏi 5 g, hành hoa 5 g, tiêu bột 1 g, gừng tươi 3 lát, bột năng 30 g, dầu ăn lượng đúng sở thích. Cách làm - Thịt heo rửa sạch, xắt thành miếng dày 1 cm, khứa carô, sau đó xắt miếng vuông gửi vào tô; thêm muối, bột, lòng trắng trứng (mỗi thứ lượng thích hợp) vào trộn đều. Câu kỷ tử dùng nước sôi rửa sạch. - Phần gia vị còn lại: muối, bột, tiêu, rượu, bỏ vào cái chén khác thêm tí nước quậy đều. Hạch đào chiên vàng múc ra, để ráo dầu. - Phần dầu cuối cùng để nóng bỏ thịt vào, dùng đũa tre đảo đều múc ra, chừa lại một ít dầu trong chảo cho hành, tỏi, gừng vào xào thơm; liên tiếp bỏ hạch đào, câu kỷ tử vào xào đều; gửi bột đã quậy vào xào đều, múc ra dĩa. Dùng trong nhiều bữa ăn. Công dụng Món ăn này có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, muốn phù hợp với người phụ phái đẹp bị vào sinh do can huyết hư, cơ thể suy yếu, thường có các triệu chứng chóng mặt, ù tai, đau lưng, mệt mỏi, nóng nảy dễ dàng cáu giận. 5. Hoài sơn hầm thịt bò Vật liệu Thịt bò 500 g, khoai mài loại khô (sơn dược) 30 g, câu kỷ tử 15 g, long nhãn nhục 15 g, gừng tươi 5 g, hành 10 g, muối 5 g, dầu ăn 50 g, rượu trắng hoặc rượu vàng (hoàng tửu) 20 g. Kiểu làm - Thịt bò rửa sạch, bỏ vào nước sôi ngâm một chút, dựa theo thớ của miếng thịt xắt miếng khoảng 2 cm. Khoai mài, câu kỷ tử, long nhãn rửa sạch bỏ vào nồi. - Đặt chảo lên bếp mục đích nóng, gửi dầu thực vật vào, bỏ thịt bò vào xào chung với 10 g rượu, sau khi xào, bỏ thịt bò vào nồi đất, gừng để lên trên. Đặt nồi đất lên bếp, thêm nước nóng, muối, rượu, dùng lửa nhỏ hầm gửi đến khi thịt mềm, bỏ hành vào thì được. Ăn thịt uống canh, chia làm 3 lần. Công dụng Món ăn này sỡ hữu tác dụng bổ tỳ vị, lợi tinh huyết, muốn phù hợp với người phụ phái yếu bị vô sinh bởi khí huyết suy hư, kinh nguyệt bị rối loạn, người không sỡ hữu sức, chóng mặt, ù tai, sắc mặt khô héo, mệt mỏi uể oải, tim đập nhanh... Lê Phương Xem thêm các bài viết khác về kham phu khoa http://khamtongquat.blog360.vn/category/benh-phu-khoa/
0 Rating 260 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 19, 2014
Nó là Chăm! Vì cha, mẹ nó đều là Chăm. Dù nó sinh ra ở nơi đâu, dù màu da, ánh mắt, dáng vẻ nó không có gì là Chăm, cho dù bản thân nó suy nghĩ như thế nào, đi chăng nữa? Nó vẫn là Chăm, Chăm một trăm phần trăm. Người ta không có quyền chọn lựa dân tộc của mình khi sinh ra, nhưng phải sống có trách nhiệm với dân tộc đã sinh ra mình. Mẹ sinh nó ra, nuôi nó khôn lớn, từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, cho đến lúc đến lớp, đến trường trong một môi trường xung quanh toàn là những người không cùng dân tộc với nó. Lúc còn bé, nó nghĩ, nó chẳng khác gì những người sống xung quanh cả, nó cũng có thể nói rặt tiếng Việt, nó có thể học A, B, C nhanh hơn lũ bạn cùng lứa với nó. Nhưng đến một ngày, mẹ nó với nói : « Con là người Chăm, phải nói tiếng Chăm, con ạ ! ». Lúc ấy, nó hãy còn ngây thơ và bé nhỏ quá, nó cảm thấy xấu hỗ khi mẹ nó nói tiếng Chăm với nó trước mặt lũ bạn, nó cảm thấy xấu hỗ khi tự xưng mình là Chăm trước mọi người. Từ trong suy nghĩ, nó ước mình không phải là Chăm, nó muốn như những đám bạn nó, không phải bị chúng nó nhìn bằng cái ánh mắt xa lạ của những kẻ không chung dân tộc. Mỗi lần cha, mẹ đem nó về quê, mọi thứ đều xa lạ và ngỡ ngàng đối với nó, mọi hình ảnh đều tạo một cái cảm tưởng khó chịu đối với nó. Hình ảnh những vị chức sắc làm cho nó sợ, hình ảnh những bà già ăn trầu làm cho cảm giác ghê ghê. Ở đó, người ta nói một thứ tiếng xa lạ đối với nó, rồi họ nhìn nó, xúm nhau lại nói bân quơ gì đó, rồi lại nhìn nó cười te tét, cứ như nó ở trên trời rơi xuống ấy ! Mọi thứ đều xa lạ với nó, nó chợt thấy mình hụt hẵn, dường như nơi đây không thuộc về nó. Nó chỉ ước ao, có cánh để ngay lập tức bay về nhà. Nó còn nhỏ và hãy con dại lắm ! Cái suy nghĩ vô thức của nó vô tình làm cho nó trở thành một kẻ không quê hương, không nguộn cội. Nó nghĩ, nó hạnh phúc hơn khi sống ở giữa lòng người Kinh, nhưng nó quên mất rằng, nó là Chăm, từ bỏ Chăm chính là từ bỏ gốc tích của chính nó. Rốt cuộc, nó không thuộc về « thế giới » nào cả, « thế giới » mà nó đang sống, đang hạnh phúc chỉ là « thế giới » tạm, ở đó nó chỉ là một kẻ ngoại lai; « thế giới » Chăm mà nó lãng quên lại chính là cội nguồn, gốc tích của nó, nó tưởng, nó thuộc về bên này, nhưng nó lại thuộc bên kia và rốt cuộc nó không thuộc về bên nào cả, tự nó đã lạc lõng giữa hai « thế giới ». Thomas. L. Priedman viết “…Một mình, bạn có thể là người giàu có. Một mình, bạn có thể là nhà thông thái. Nhưng bạn không bao giờ là người hoàn chỉnh nếu đứng một mình. Bạn phải là người có cội nguồn” với cái suy nghĩ đó nó là một con người không hoàn chỉnh, là một kẻ không có cội nguồn. Năm lên mười, cha, mẹ đưa nó về quê và ở đó suốt ba tháng hè. Nó không thể ngờ rằng, chuyến đi này, sẽ tao ra những đổi thay từ từ, trong tâm hồn của nó. Tại đây, lần đầu tiên, nó tiếp xúc với những đứa trẻ cùng trang lứa, và quan trọng hơn cùng giống nòi với nó. Nó vẫn còn nhớ như in những buổi sáng thức giấc, nó cùng lũ bạn rong ruỗi khắp xóm làng, đến chiều về lại chơi đùa với nhau ở sân nhà, hay trên những cánh đồng quê xa xăm, bát ngát, nó đã vui, đã cười, cho dù rất mệt. Nó còn nhớ cả những lần chúng nó rủ nhau đi hái trộm soài, ổi để ăn…những điều đó, chưa bao giờ nó được trải nghiệm. Đêm đến, dưới ánh trăng, trong tiếng gió âm vang của đất trờ xứ sở, nó ngồi bên cạnh lũ bạn, nghe người già kể chuyện đời xưa, bên tách trà nóng, bên ngọn lửa hồng, giọng cụ già mới vang vọng và truyền cảm làm sao? Ông ngâm cho chúng nó nghe những dòng ariya trữ tình, kể cho chúng nó những sakarai thần thoại, những dâmnay cổ tích, cụ già ngâm: “Glơng anak linyaiy likuk jang oh hu,  bhian drep ngap ralo, pieh hapak khin ka thraong…” (Ariya Glơng Anak). Vốn từ Chăm của nó, không cho phép nó hiểu hết toàn văn, nhưng nó vẫn nắm được những nội dung cốt lõi, và không biết, từ khi nào, những ariya, sakarai, dâmnay đưa nó chìm dần vào giất ngủ, với những giất mơ về mảnh đất và con người nơi đây… Nó, lại nhớ cái lần cùng lũ bạn lên tháp Po Kloang Girai cổ kính, trong dịp lê Kate. Tháp thiên đứng đó, uy nghi và bí ẩn, từ trên đỉnh Chà Bang nhìn xuống, cả một dải giang sang gấm vóc tươi đẹp trước cặp mắt long lanh của nó. Nó nhìn khắp bốn hướng, kia cả một vùng biển xanh ngắt, sóng vỗ quanh năm, đây đập Nha Trinh hiện lên như một hồ nước nhân tạo tuyệt đẹp giữa lòng đất mẹ, kia núi Cà Đú chợt hiện lên đen ngắt giữa một vùng trời xanh thẳm… nó cảm nhận được cái nắng, cái gió của quê hương. Nó cảm nhận được cái linh thiên của không khí lễ hội, mà lần đầu tiên nó được chứng kiến, vị tăng lữ đốt lên nén hương trầm, làn khói bay nghi ngút, người ta tắm cho thần bằng nước thiêng, xông cho thần bằng ngọn lửa thiên, mặc áo cho thần rồi đọc những lời kinh mời gọi các vị  thần về chứng dám, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, những nghệ nhân biểu diễn saranung, kanhi, ginang, baranưng, các cô gái Chăm, trong bộ áo dài truyền thống, dịu dàng và thước tha theo điệu múa quạt, dòng người tấp nập chen nhau đi xem lễ…Cái không khí đó, cái không khí mà nó được đấm mình vào, rộn ràng và nhộn nhịp làm sao? Từ những trải nghiệm ấy, nó thấy hết được cái tình cảm mà mọi người giành cho nó, dân quê Chăm nghèo khó thiệt đấy! Một nắng hai xương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thật đấy! Nhưng cũng dạt dào tình nghĩa, thấm đượm tình quê thật đấy! Từng câu truyện, từng con người mà nó đã chứng kiến trong thời gian đó đều khắc ghi vào trong tâm hồn bé nhỏ của nó, bên trong những suy nghĩ, nhận thức của nó, dường như đang có những đổi thay lạ kỳ, mà chính bản thân nó cũng chả nhận ra được nữa! Nó cảm thấy nơi này thân thiết biết bao nhiêu? Không biết tự lúc nào, trái tim nó lại trở nên thổn thức với nơi này, nó ý thức rằng nơi đây là nguồn gốc của nó, từ mảnh đất này nó đã ra đời và nơi đây cũng sẽ là nơi cuối cùng nó phải trở về, trong cái kiếp người của nó, bởi vì đây là quê hương, là đất mẹ, là cái “nôi” đã sản sinh ra nó. Năm mười hai, mười ba tuổi, những bản dân ca, những bài hát về quê hương, xứ sở (mà cha vẫn thường hay nghe) lại làm cho tâm hồn nó xao động lạ kỳ. Nó, như thả hồn theo từng điệu nhạc và tưởng tượng về những hình ảnh nên thơ, đầy tình cảm, thấm đượm hồn dân tộc: “một giếng nước mát trong bên một cây bàng”,  “Nắng lên trên đỉnh tháp thiên, đàn chim Chrao tung cánh trời cao”, Hay “bên tháp Po Gloang Girai điệu chồng em múa say đắm tình cô gái Chăm” (A Mư Nhân), rồi cái hình ảnh của một cô gái Chăm e ấp nhắn gửi đến người yêu “mai rawang plei adei hơi xaai, choi boah mada ploah wan chôi xa ai” (Đàng Năng Qụa). Từ bài “Kaik tian ka anưk nao bac”, nó lại thương cho những bà mẹ Chăm tảo tần, cực khổ đi “mót” từng hạt thóc cho những đứa con của bà được đi học, nghĩ đến đây, nó lại không cầm được nước mắt… Nó đã nghe, nghe đi nghe lại, nghe như thuộc lòng từng câu hát, nhưng cứ mỗi lần nghe lại, những liên tưởng xa xăm về những hình ảnh thân thương của cái plei Chăm nghèo của nó, lại chợt hiện về trong tâm tưởng: đây những cánh đồng bát ngát xa xăm nhìn lên tháp cổ, những cô thôn nữ dịu dàng trong xóm ấp, những đôi trai gái mặn nồng tình tứ bên nhau hằng đêm, những bà mẹ Chăm lam lũ một đời…Những hình ảnh từ trong những lời hát, vần thơ, chợt hiện ra miên man trong tâm trí nó, những hình ảnh ấy, tự bao giờ, đã in hằng trong suy nghĩ nó, khiến cho nó lưu luyến mãi không thôi! Năm mươi lăm, mười sáu tuổi, tìm trong tủ sách của cha những cuốn sách về lịch sử Champa, nó bắt đầu đọc, đọc như mê, như dại, không rời một bước, nó đọc và như thả hồn vào từng trong viết, cái lịch sử của dân tộc này dường như có một ma lực, kéo nó vào sâu trong đó. Nó, chợt suy tưởng ra cả một vương quốc, cái vương quốc trong suy ngẫm của nó, một vương quốc với những đền tháp hùng vĩ và linh thiêng, nơi nhà vua, giới tăng lữ đến cầu nguyện thần Siva, dâng lễ cho thần…với những lầu cát, cung điện nguy nga, nơi đón chào đoàn tượng binh hay thủy binh của Chế Bồng Nga trở về mừng chiến thắng, nơi hằng đêm “những cung nữ dâng lên những khúc ca về Chàm”, nơi “vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà”. Vương quốc Champa trong suy nghĩ nó, là những đoàn quân đã biết bao lần đánh đuổi kẻ thù, những đoàn thủy thủ xa xăm đắm mình trong biển khơi dữ dội, những nghệ nhân bật thầy của nghệ thuật điêu khắc ngày ngày làm việc cần mẫn, sáng tạo ra những tác phẩm tuyệt vời, hay những vũ nữ apsara múa những điệu mê đắm, đưa con người thoát khỏi trằm luân, nghĩ về cái cõi vô thường nào đó?…Vương quốc Champa, như ru hồn nó, từ đó, nó lại rất đỗi tự hào về cái tổ quốc xưa cũ ấy, cái dân tộc thân yêu ấy! Năm mười bảy tuổi, nó đọc Điêu Tàn, cũng cái năm mười bảy tuổi ấy, Chế Lan Viên của chúng ta đã viết tập thơ này. Nó, nhìn thấy những cảnh tượng tan hoang và đổ nát của những cung điện, đền đài, nó thấy “Thành Đồ Bàn cũng không thôi nức nở”, “những đền xưa đổ nát dười thời gian”, hay “những tượng Chàm le lói rỉ rên than”, “những ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”…Những cảnh tượng huy hoàng trong cái vương quốc trong suy nghĩ của nó trước đây, nay chỉ còn thế này thôi sao? Nó cảm thấy tiếc thương cho vương quốc đó, tiếc rẻ cho những “cảnh tượng huy hoàng trong Chiêm quốc”. Nó buồn thương cho những đền tháp đổ nát, hoang vắng giữa vòm trời u ám, đang hằng ngày đối mặt với sự hủy hoại của con người và thiên nhiên. Nó buồn thương cho những lầu cát, những thành trì nằm sâu dưới lớp bụi đất của thời gian, nó buồn thương cho những bóng ma “Hời” vẫn hiện hữu đâu đó, kêu lên những tiếng ai oán bên những dòng sông, những ngọn núi, khóc thảm thiết, rên la một cách ma quái quanh những đền tháp, thành trì một thời huy hoàng tráng lệ. Với nó, cái  cảnh tượng tan hoang, u ám của những đền đài, những bóng ma ấy cứ “tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi”. Nó ước (ước chỉ để mà ước thôi!): “Ngày mai đây xuân về nơi Chiêm quốc, nước non Chàm vang dạy tiếng vui ca”… Nó nghẹn ngào trong những dòng suy nghĩ và cảm thấy lòng se thắt lại. Nó chợt nhận ra, nó và tất cả những đồng bào của nó, chỉ là những người mất nước. Hai mươi tuổi, cái tuổi đời của nó hãy còn quá trẻ, nhìn lại những năm tháng đã đi qua, hai mươi năm quá là dài đối với nó. Trong suy nghĩ, trong nhận thức của nó đã thay đổi đến biết bao nhiêu lần, nó chợt nhận ra đâu là cội nguồn, đâu là xứ sở. Nó là Chăm, nó yêu Chăm và yêu cả cái nước Champa cổ xưa của nó nữa, tình yêu của nó xuất phát từng tình yêu những thứ đơn giản nhất như yêu cái rêu phong, cổ kính và hoang tàn của những ngôi tháp, yêu hình ảnh của những chuỗi ngày rong chơi trong xóm thôn quen thuộc, yêu hình ảnh nhộn nhịp của xóm làng mùa gạt hái, yêu hình ảnh những người nông dân hăng say đang gặt dưới những cánh đồng chín mộng, những phụ nữ đội lu đi lấy nước, những đứa trẻ nô đùa trên đường làng, yêu hình ảnh những cụ ông hằng đêm ngâm ariya, những cụ bà têm trầu rồi bỏ vào miệng nhai móm mém, yêu hình ảnh những cô gái Chăm duyên dáng yêu kiều bên khung cửi, với nụ cười có thể làm xao xuyến bất kỳ kẻ lữ khách nào từng thấy qua, những cặp nam nữ ê ấp nghẹn ngùng bên nhau dưới ánh trăng mờ mờ ảo ảo. Nó yêu món canh môn với rau rừng bà thường hay nấu cho chúng nó ăn, cái mùi mấm nêm, mắm đồng vừa cay, vừa nồng đậm tình xứ sở… Nó yêu cái hình ảnh làng Chăm vào mùa lễ hội, cái không khí náo nức vào những dịp Ramưwan, cái tấp nập của dòng người đi tảo mộ (nao ghur), cái rộn ràng của không khí nấu bánh tét, bánh ít, làm mâm cươm chuẩn bị cúng gia tiên (ew mukei), rồi đêm đến, khi thánh đường mở cửa, những tu sĩ dâng tiếng kinh cầu, những người già đứng bên trong sân lễ, những cô gái trẻ mặc áo dài đội mâm cổ, những thanh niên đứng cạnh nhau bên góc thánh đường, tất cả dường như hòa mình vào cái không khí lễ hội của quê hương, dân tộc…Những hình ảnh ấy, mới đẹp làm sao? Những hình ảnh ấy, tưởng chừng như giản đơn, nhưng tự bản thân nó đã tạo nên cái hồn túy của dân tộc này, xứ sở này, để rồi mỗi người con Chăm khi xa quê lại luôn luôn lưu luyến, mong chờ. Chính những hình ảnh đó, làm cho nó thấy yêu Chăm hơn, thấy nó tự hào về Chăm hơn, nó cảm ơn dân tộc này đã sinh ra nó, cảm ơn cha mẹ đã sinh ra nó, dạy cho nó biết: nó là Chăm! Nó tự nhủ, không bao giờ được quên bên trong cơ thể nó chảy một dòng máu Chăm. Dù mai đây nó có ở những nơi như Sài Gòn, Hà Nội, Kuala Lumpua, Paris…hay bất kỳ nơi nào khác nữa? Dù những nơi ấy có xa hoa, tráng lệ, văn minh đến đâu đi chăng nữa? Cũng không bao giờ sánh bằng quê hương Panduranga của nó.  Không biết tự bao giờ? Nó lại yêu cái mảnh đất khô cằn, đầy nắng và gió ấy! Phải chăng? Tình yêu ấy xuất phát từ sự thân thương mà những con người ở nơi đây giành cho nó, hay những trải nghiệm mà nó đã đi qua, đã chứng kiến trong suốt thời ấu thơ của mình. Phải chăng? Ở nơi đây, mọi hình ảnh, mọi kỷ niệm, mọi con người đều khắc ghi vào tận trong tâm khảm nó, nơi đây là cội nguồn của nó, nơi “chôn rau cắt rốn”, nơi có mồ mả ông bà nó, nơi cha, mẹ nó đã sinh ra và lớn lên. Và rồi cũng ở nơi đây nó có một chốn để đi về, mai đây khi về với cát bụi nó sẽ nằm xuống mảnh đất này, mãi mãi. Nó tự nhủ với lòng rằng: nó là Chăm, nó không có gì phải xấu hỗ như trước nữa, nó nghĩ cái vương quốc Champa của nó, rất đáng tự hào chứ nhĩ! Vương quốc này dù chỉ còn quá khứ, nhưng đã để lại nhiều di sản văn minh vĩ đại, dân tộc Chăm của nó cũng vậy, dân tộc đó có một nền văn hóa rực rỡ. Nó sẽ tự hào nói với người Kinh, nó là Chăm, nó sẽ nói với họ về lịch sử dân tộc nó, văn hóa dân tộc nó. Nó tự hào với những người Chăm rằng, nó biết nói tiếng Chăm sau họ, nhưng nó yêu Chăm không kém gì họ, hôm nay nó đã học được Ka, kha, ga, gha, ngư, nga…ngày mai nó sẽ ngâm ariya cho họ nghe: “Ni ariya sa-ai ngap, panưh ba tabiak, pieh ka ra peng…” (Ariya Cam – Bini).  Nó tự nhủ, nó là Chăm, nó phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – văn minh của dân tộc nó. Nó ý thức sâu sắc rằng: Nó và đồng bào nó là những kẻ vong quốc, nhưng không bao giờ chấp nhận vong thân. Còn các bạn thì sao?                                                                              JASHAKLIKEI                                                                   Sài Gòn, tháng 3, năm 2014.
0 Rating 385 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On February 18, 2014
Tôi xin chia xẻ một bức tư người em họ trà gởi cho tôi đầu xuân giáp ngọ Trà Trang chúc anh một năm mới đầy phước lộc, bình anh và tự tại. Anh Toàn thân mến! trước giờ em có đọc một số bài viết của anh trên mạng nhưng chưa có dịp liên lạc, nhưng trong thâm tâm luôn xem anh là một mối tình thâm truyền đời. Không ngờ Ma Tử (Đồng Chuông Tử) đã đem cho em một niềm vui trong dịp cuối năm, nó gọi điện và hỏi em có ăn tết ở Bình Định không? thật sự là trước giờ em ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng năm 2012 bị một tai nạn xe làm cho tổn thương ở lưng và đi khắp chốn để chữa trị, đến cả cuối năm 2013 mới tạm ổn. Vì cuộc sống của thành phố đối với em là chốn "gió tanh mưa máu" vai trò là một ca sĩ, một nhà biên kịch đã dính dấp đến nghệ thuật, là người của quần chúng, nên phiền toái và ân oán rất nhiều, có nhiều điều không phải giải quyết bằng lời nói hay tiền bạc là xong. Nhưng dù có làm gì đi chăng nữa con cháu Chămpa cũng chưa bao giờ làm điều xằng bậy và đánh mất phong hóa của dân tộc Chăm vả lại chốn thành đô là nơi tiếp xúc với đủ thành phần nên em hiểu rõ những con người của các giai cấp vẫn có một khoảng cách đối với dân Chăm. Gần hai năm qua, em phải ở "ẩn".Nên không ai gặp được em cả. Có nhiều điều không diễn tả bằng lời qua thư từ được mong một ngày nào đó anh em ta có thể gặp nhau để chia xẻ và xây dựng tình dân tộc với nhau.        Anh Toàn thân mến!  anh cũng họ Trà, em cũng họ Trà. Anh em ta dù chưa gặp nhau nhưng em tin chắc anh cũng như em có sự quý mến về một hình thức có thể gọi là "tâm truyền" dù chưa biết mặt nhau. Anh chưa thấy em " giống con ma gì" nhưng em thấy hình anh trên mạng rồi. Nhưng dù chưa gặp mặt nhau nhưng  hình thức "tâm truyền" sẽ vượt qua tất cả các hình thức.               Anh Toàn  thân mến! vì sử Chămpa anh thông thuộc nên em cũng có một chuyện nhỏ để hỏi anh đây , Vì thành Đồ Bàn của Chămpa  đã qua bao biến đổi thành của nhà Nguyễn, Tây Sơn giờ muốn có mô hình cũng giống như Thánh Địa Mỹ Sơn, Mỹ Sơn sanctuary may mắn là các kiến trúc sư vẫn có thể dựa vào sự còn lại ít nhiều của các Tháp mà vẽ lại được mô hình của tòa tháp nên ý của em là muốn có mô hình thành Đồ Bàn. Em có xem trên mạng nhưng không có một cơ sở về độ cao thấp để vẽ lại được có chăng là do tự ý tưởng dựa theo Thánh Địa Mỹ Sơn thôi. Cái em mong muốn là vẽ lại thành Đồ Bàn, ngoại thành, nội thành và hoàng cung,..?       Anh biết lý do vì sao mà em muốn có nó. Em nói cho anh rõ sau này công việc này chắc có lẽ phải nhờ anh nhúng tay vào. Sự việc như sau. Em có viết một cuốn tiểu thuyết với tựa đề " Cung Thành Diễn Ca"  gọi là Huyền Sử Chế- Bongaur( 1360 -1390) kể về vị vua anh hùng dân tộc Chế- Bồng- Nga và em có một số hư cấu về hoàng hậu, lãnh chúa,..dù hư cấu một chút về hoàng cung Chămpa nhưng lịch sử diễn ra với Đại Việt nội dung vẫn không hề mai một, em đã dựa vào đó và viết ra kịch bản phim điện ảnh cũng với tựa đề "Cung thành diễn ca". Sự việc như vầy, trước đây em có viết kịch bản phim "vụ án chiếc vòng cổ vật Chămpa"  đạo diễn của đài thành phố khen nội dung lạ và hay nhưng phán một câu: "để cho anh sống với, có chữ Chămpa vô là chết tụi anh", còn thầy em thì cho là kinh phí phim này lên đến 22 tỷ, ở Việt Nam đầu tư sẽ không thể thu lại vốn mà bắt em chuyển thể thành phim truyền hình.Và em không có thời gian nên cũng không thể chuyển thể được. Thôi em quay lại chuyện chính đây. Vì vấn đề Chămpa tuy nói bằng lời là cởi mở nhưng thực chất không thể cởi mở được. Nên chuyện để làm bộ phim mà về đề tài vua Chế- Bồng- Nga nhiều lần tiến đánh Thăng Long và đi lại như chốn không người là một chuyện không thể xảy ra ở Việt Nam!!! nhưng em cho đây là một sứ mệnh của mình. Vì ban đầu khó khăn về mọi mặt và không một ai dám ủng hộ dù là lời nói, các văn nghệ sĩ ai nghe nói đến cũng cho là em thích nằm mơ,... nên em chỉ biết dựa vào chính mình và chuyện lành dữ, hung kiết một mình em gánh chịu chứ không để ai liên lụy cả. Vả lại giờ đây công trình của em cũng không một ai dám nhúng vào, không một công ty nào dám đứng ra kết hợp để lập Bản Dự Toán kinh phí cho em nên em tự lập ra, Cũng hợp lý thôi anh TOàn ạ vì chính em là người viết kịch bản thì em mới biết tính toán bao nhiêu voi ngựa, rồi trận thân chinh của vua trần Duệ Tông của Đại Việt thân chinh 11 vạn đại binh tử trận ngay trước kinh thành Đồ Bàn, rồi bao nhiêu chiến xa, hỏa pháo thần công, gươm đao của hai bên... rồi nào ngàn voi yểm trợ cho vua CHăm khi hành quân,.. ngựa, lừa, quần áo, mũ miện,... rồi vườn ngự uyển của vua, nuôi cả ngàn chim công, hổ, sư tử, chim, cây trái,...vũ nữ ca múa,.. tất cả được tái hiện lại trong phim...ôi thôi không biết bao nhiêu thứ mà kể. Chính vì điều đó em là người tính toán mới gần chính xác nhất.  Anh Toàn ạ! Bản dự toán kinh phí cho bộ phim điện ảnh này thì em tự lập được nhưng để tái hiện lại Kinh thành Đồ Bàn thì phải có mô hình và căn cứ trên mô hình đó em mới có thể nhờ Kiến trúc sư vẽ lại thành Đồ Bàn ngày xưa, bởi vậy em hỏi anh, anh có được thông tin về hình ảnh thành Đồ Bàn xưa không thì cung cấp cho em.        Thưa anh Toàn! Một bộ phim lịch sử của một đế chế Chămpa, tái hiện lại văn hóa lịch sử của thời kỳ ấy, cảnh vật hoàng tráng và xây dựng lại,.. của giữa cuối thế kỷ 13 - 14 không phải đơn giản và nếu tính ra kinh phí thì thật là kinh hoàng, nó được tính là lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay thì lấy ở đâu ra,? Điều này nằm trong chủ ý của em cách đây 10 năm về trước  và được em lần lần thực hiện, nó hoàn toàn sẽ được xin các tổ chức quốc tế., đầu tiên tác phẩm văn hóa em đã viết, kịch bản văn học em đã xong,.. bản dự toán đã có, nhưng kịch bản đạo diễn chưa có, vì không một ông đạo diễn nào hiện nay dám nhúng vô, ai cũng sợ một khi em gửi đơn trình xin các tổ chức quốc tế, báo chí tất nhiên sẽ nhúng tay vào, lúc đó họ lo sợ không biết chuyện gì sẽ ụp lên đầu họ vì vấn đề này vẫn là chuyện nhạy cảm ở chính phủ Việt Nam. đạo diễn nào cũng phán một câu," khi nào em xin được tiền ở các tổ chức quốc tế tài trợ, rồi xin thủ tướng chính phủ và Bộ văn hóa phê duyệt., lúc đó "hú" mấy anh một tiếng lo gì"? còn bây giờ không một đạo diễn nào chịu viết kịch bản đạo diễn cả.         Anh Toàn à! ai mà không biết khi có tiền và được chính phủ đồng ý phê duyệt thì mời thiếu gì người, hiện tại cần phải có kịch bản đạo diễn, vì đó là thủ tục trong hồ sơ. Hồ sơ cũng phải được chuyển dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp vì em muốn gửi xin Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, và một vài thứ tiếng Khác nơi mà mình trình bày lý do mà họ có một chút dính dấp đến Chămpa. trước mắt có nhiều cản trở và khó khăn như vậy nên em mới có quyết định chính em làm Đạo diễn phim luôn cho nó xong và em viết Kịch bản đạo diễn luôn. Nếu sau này được cơ duyên thực hiện phim "CTDC" này nếu một mình em đạo diễn nặng nhọc quá thì lúc đó em có thể mời một vài đạo diễn mà mình thấy hợp lý kết hơp.       Anh Toàn à! công việc này không đơn giản. Việc thứ nhất em nhờ anh tìm hiểu hay anh có sẵn mô hình của thành Đồ Bàn, để có thể nhìn vào đó em nhờ kiến trúc sư vẽ lại mô hình và tái thiết hình ảnh kinh thành Đồ Bàn ngày xưa thế kỷ 13- 14 để em gửi vào hồ sơ để trình quốc tế về việc trong phim kinh thành Đồ Bàn được tái lập lại như vậy. Việc thứ hai, nếu một khi hồ sơ đưa đi các tổ chức quốc tế sẽ có cuộc phỏng vấn thì lúc đó vì lịch sử em yếu hơn anh rất nhiều, anh có thể cùng em đứng ra trả lời với những nhà chức trách đó có được không? nếu ở Việt Nam có truy tố về tội danh gì thì em sẽ là người đứng ra một mình gánh lấy trách nhiệm hoàn toàn không để ai liên lụy và nhất là anh, đối với em tuy là nữ lưu nhưng đã làm là không sợ. Chết em cũng không sợ, sợ nhất là người con Chăm mang tiếng là hèn thôi. Vinh hoa thì em vẫn để tên những người có tinh thần và công lao,Nếu sự việc được diễn ra tốt đẹp thì anh đóng một vai trò là người tham mưu, cố vấn về lịch sử cho em. Nhưng nếu xảy ra một việc gọi là nguy hiểm, phạm gì đó mà chính phủ Việt Nam quy tội thì cứ để một mình con Trà Trang này bị kết tội và xử án.          Anh Toàn ạ! em cũng tâm tình rõ cho anh hay. Em là người cô độc nhất ở cõi đời này. Ông ngoại em là người Minh Hương giòng họ Trương Bá bên tàu, nhà nội là dòng họ Trà hiện nay ngụ tại Phù Cát là nhiều vô số, bà bảy em là em ông nội em ờ gần chùa Thập Tháp, trong mảnh vườn trong nhà bà em có một cái tháp bị đặt mìn và nổ cách đây mấy chục năm nên tháp nằm trọn trong mảnh đất và có những sự tích ly kì có dip em sẽ kể. Ba em ở với dì ghẻ em ở Phù Cát, các cô, chú em một số ở Phù Cát, và một số ở Sài Gòn. Mẹ em không bao giờ muốn con cái mình nhận là con cháu Chămpa đâu. Từ nhỏ em đã cô độc một mình, tự đi học rồi về,.. đến lớn vào thành phố học và trụ lại nơi đó, hai năm nay vì những bọn đại gia lắm của nhiều tiền bọn chúng săn đuổi em với mục đích gì em không rõ, em chỉ nghe chúng kháo nhau vì em là " quận chúa Chămpa", hai năm qua em đã đi ở "ẩn" là vậy. Nhiều người ở Sài gòn tìm em nhưng không ra? em không muốn cái guồng xoáy của bả vinh hoa, của những cái thói giả dối bao vây lấy mình. Thời gian trước em đã nhìn lầm nhiều con người, cho rằng họ hòa đồng với người Chăm, nhưng thực chất trước mặt là xem trọng nhưng phía sau lại thị phi và chà đạp dân tộc Chăm không ra gì, nên em có nói 'chốn gió tanh mưa máu". và "rút". Có những con người ngồi trong bàn tròn nhưng cái giọng điệu vẫn có kiểu phân chia, em đã phát biểu và hãnh diện khi đánh đổ được một đám tai to mặt lớn. Bọn này muốn săn em chúng gọi em là " báu vật thành Chăm" nhằm biến em thành một món đồ. Em tuyên bố "còn quốc thổ nhưng không giữ được phong hóa, thì không còn dân tộc. Chămpa dù mất nước, nhưng còn giữ Phong Hóa nên còn dân tộc". Em tuyên bố điều đó và "ẩn cư" hai năm nay.       Dù ở đâu nhưng nhiệm vụ và sứ mệnh của em, em cũng đang cố thực hiện. Anh xem thư này và phúc đáp cho em hay.        Vài hàng thăm anh, chúc anh và gia đình dồi dào sức khỏe. Anh là Trà Thanh Toàn, nhưng tiên đế lcủa họ Trà là Trà Toàn, là hậu duệ anh phải bỏ chữ Thanh vào là đúng. Người dân Chăm hãnh diện có anh cũng đúng thôi.                                                                      TRÀ TRANG
0 Rating 771 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inter-office-champ-forum-minority-ha-11262012123600.html?searchterm:utf8:ustring=champa Văn phòng Quốc Tế Champa, International Office of Champa (gọi tắt là IOC), sẽ tham dự Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 5 về Dân tộc Thiểu số ở Geneva, Thụy Sĩ trong 2 ngày 27 và 28/11.uộc phỏng vấn này. Văn phòng Quốc tế Champa được xem là một tổ chức tiếng nói của cộng đồng người Chăm. Đây là lần thứ 3, tổ chức IOC được Liên Hiệp Quốc mời tham dự Diễn đàn về Dân tộc Thiểu số. Thông điệp của IOC Trả lời phỏng vấn từ Paris, Tiến sĩ Po Dharma, Đại diện tổ chức IOC, cho biết nhận xét của tổ chức IOC về chính sách của Nhà nước Việt Nam dành cho cộng đồng dân tộc Chăm ở trong nước hiện nay: Theo chúng tôi nghĩ là nhà nước Việt Nam lúc nào cũng tuyên bố, phát biểu trước diễn đàn LHQ, cũng viết trên báo chí là Nhà nước Việt Nam luôn luôn trung thành với những gì mà nhất là “Quyền của Dân tộc Thiểu số” do LHQ đưa ra. Tiếc rằng trong chính sách đó khi thực hiện lại không hoàn hảo, không phù hợp với yêu cầu của dân tộc thiểu số, với những điều lệ do hiến chương của LHQ liên quan đến vấn đề dân tộc thiểu số. Đó là vấn đề rắc rối nhất và khó khăn nhất. Hòa Ái: Trong lần tham dự này thì thông điệp mà tổ chức IOC muốn mang đến LHQ là gì, thưa Tiến sĩ? Tiến sĩ Po Dharma: Trong diễn đàn lần này, chúng tôi muốn điểm lại những gì Nhà nước Việt Nam đã giúp cho dân tộc thiểu số tại Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số người Chăm nói riêng. Trong những phần chính phủ Việt Nam đang giúp đỡ thì chúng tôi rất cảm ơn. Chúng tôi không dám nói là nhà nước Việt Nam không chăm lo cho dân tộc thiểu số nhưng tiếc rằng trong các dự án lo cho dân tộc thiểu số, nhất là dân tộc thiểu số người Chăm là chính sách đó chưa phát triển nhiều và không đem lại kết quả mỹ mãn. Như vậy, chúng tôi sẽ đề nghị lại với Diễn đàn LHQ 6 vấn đề đối với nhà nước Việt Nam. Hòa Ái:Theo như Tiến sĩ chia sẻ, lần này tổ chức IOC sẽ trình bày 6 điểm. Vậy 6 điểm cụ thể là gì? Tiến sĩ Po Dharma: Cụ thể thứ nhất là dân tộc người Chăm là một thành phần dân tộc thiểu số ở Việt Nam lâu đời, có chiều dài lịch sử là thần dân của Vương quốc Champa thời trước, ở miền Trung Việt Nam. Đó là điều chúng ta cần phải biết. Trong diễn đàn lần này, chúng tôi muốn điểm lại những gì Nhà nước Việt Nam đã giúp cho dân tộc thiểu số tại Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số người Chăm nói riêng.Tiến sĩ Po Dharma Điểm thứ hai, sau ngày Vương quốc Champa bị mất nước-1832, Vua Thiệu Trị  đã lập lại quy ước mới là cho lại quy chế đặc biệt cho dân tộc Chăm ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Và quy chế đặc biệt này trong suốt thời kỳ Thiệu Trị, Từ Đức, Khải Định, Bảo Đại và cho đến thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn áp dụng. Sau 1975, quy ước đó không còn nữa. Dân tộc Chăm hôm nay chỉ yêu cầu Nhà nước Việt Nam nghiên cứu thế nào đó là tái lập lại quy ước-chính sách đặc biệt do Vua Thiệu Trị ban hành để cho họ có một cuộc sống thoải mái hơn, có kinh tế phát triển hơn và nhất là đất đai của họ, riêng trong vùng Bình Thuận, Ninh Thuận mà thôi. Vấn đề thứ ba, Nhà nước Việt Nam với danh nghĩa là một quốc gia có chính quyền, Nhà nước Việt Nam có quyền quốc hữu hóa hay thu phục lại tất cả đất đai người Chăm, đó quyền của Nhà nước Việt Nam. Nhưng rất tiếc rằng, đất đai của người Chăm, ruộng nương của họ, chính họ là người tự tạo ra, do mồ hôi nước mắt họ tạo ra, Nhà nước lấy hết đất đai của họ mà không bồi thường gì hết. Họ sống nhờ ruộng nương, họ không biết làm nghề gì hết ngoài vấn đề cày ruộng. Đó là điểm thứ ba chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam cứu xét lại. Thứ tư, một cộng đồng thôn quê không có đất đai, không có tiền bạc, không có gì để sống, làm sao họ thoát khỏi ra được vấn đề nghèo đói? Từ chỗ đó, chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam nếu không giúp về đất đai được thì ít ra Nhà nước Việt Nam phải tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm để có kinh tế ưu đãi hơn. Riêng về thứ năm, chúng tôi yêu cầu muốn cho dân tộc Chăm được sống lại thì dân tộc Chăm phải có lực lượng dân sự mạnh, phải có những người trí thức, phải có những người nghiên cứu, phải có những sinh viên tại đại học. Có như thế, những trí thức đó trở lại để giúp làng xã của họ được. Về yêu cầu cuối cùng của chúng tôi, nhất là trong lực lượng dân sự của hệ thống Nhà nước Việt Nam hôm nay, từ cấp xã, cấp quận, cấp tỉnh, cho tới cấp trung ương không có người Chăm trong đó. Tất cả những vấn đề liên quan đến vấn đề người Chăm thì hoàn toàn người Chăm không biết gì hết. Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam làm thế nào để cho người Chăm có một tiếng nói cho biết quan điểm của họ như thế nào về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị. Phù hợp luật pháp   Một lễ hội của người Chăm tại Việt Nam. Photo courtesy of cinet.gov.vn Hòa Ái: Có thể nói 6 yêu cầu mà tổ chức IOC đệ trình lần này không mang tính chất yêu sách quá mức, trọng điểm là cộng đồng người Chăm mong muốn Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho cuộc sống dân sinh của  họ được ổn định và phát triển. Tuy nhiên, có những thông tin chống phá tổ chức IOC vì cho rằng tổ chức hoạt động với mục đích chống đối lại chính phủ Việt Nam. Ý kiến của Tiến sĩ như thế nào trước sự việc này?   Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi chỉ góp phần với tư cách là nhà khoa học, vì tôi là nhà khoa học. Quan điểm của chúng tôi về vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế mà chúng tôi thấy Nhà nước Việt Nam chưa thực hiện đúng mức, chứ không phải là tôi chỉ trích nhà nước Việt Nam. Nhưng rất tiếc rằng khi chúng tôi đề nghị ra vấn đề gì đó thì người ta lại cho là phản động. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận điều đó, cho tôi là người không có đồng tình với chính phủ Việt Nam. IOC không bao giờ làm bất cứ điều gì mà đi ngược lại với quy chế hiệp ước, ngược lại với chính sách nhà nước, hoàn toàn phù hợp với luật lệ Nhà nước Việt Nam và luôn luôn phù hợp với luật lệ LHQ. IOC không bao giờ làm bất cứ điều gì mà đi ngược lại với quy chế hiệp ước, ngược lại với chính sách nhà nước, hoàn toàn phù hợp với luật lệ Nhà nước Việt Nam và luôn luôn phù hợp với luật lệ LHQ. Tiến sĩ Po Dharma Hòa Ái: Với tư cách là một người đã tham dự Diễn đàn nhiều lần, Tiến sĩ thấy rằng sẽ có hy vọng nào cho cộng đồng người Chăm với 6 yêu cầu của tổ chức IOC đệ trình lần này không, thưa Tiến sĩ? Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi rất hy vọng. Chúng tôi hy vọng rằng lần này, Nhà nước Việt Nam phải công nhận rằng dù sao đi nữa trên dải đất Việt Nam hôm nay có đến 45 Dân tộc Thiểu số. Mỗi Dân tộc Thiểu số có lịch sử riêng của họ. Và Dân tộc Thiểu số là thành phần dân tộc đã từng góp phần đấu tranh, bảo vệ, nhất là bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam. Tất cả những người Dân tộc Thiểu số hôm nay đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành cơ sở Việt Nam. Khi chúng tôi đã tham gia vào công trình xây dựng lịch sử Việt Nam thì Nhà nước Việt Nam phải suy xét lại điều này. Hòa Ái: Cảm ơn Tiến sĩ Po Dharma đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
0 Rating 297 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/Vietnamese-Champa-Lady-Becomes-First-Canadian-House-Delegate--09162010181021.html?searchterm:utf8:ustring=champa Lớn lên từ vùng quê có nhiều nông trại, cô thiếu nữ Ève-Mary Thái Thị Lạc nói tiếng Pháp giọng Québec như cha mẹ nuôi của mình. Cô học giỏi, thạo công việc đồng áng, chăn nuôi, lại thích tham gia  sinh hoạt với những người đồng trang lứa bản xứ, thích dấn thân vào những công tác xã hội. Tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân về ngành tội phạm học, rồi với kiến thức chuyên môn về Luật Di Trú và quan hệ giữa các sắc tộc thiểu số, Ève-Mary Thái Thị Lạc bắt đầu dấn thân vào các hoạt động chính trị. Năm 2007, lần đầu tiên một phụ nữ Canada có nguồn gốc Việt Nam với giòng máu Chàm trong huyết quản, đắc cử dân biểu của Bloc Quebecois, một đảng đối lập trong hạ viện Canada. Nhưng có lẽ người Việt khắp nơi biết đến nữ dân biểu Thái Thị Lạc, thành viên Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Và Phát Triển Quốc Tế trong quốc hội Canada, khi bà cùng đi Việt Nam với dân biểu Claude Guimond và hai phụ tá của ông hồi tháng Bảy vừa qua, nhằm tìm hiểu về thực trạng nhân quyền ở trong nước. Không may phái đoàn đã bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn trở không cho gặp một số người bất đồng chính kiến trong khối 8406 mà họ nghe nói đến. Mang giòng máu Việt  Trước khi đi Việt Nam, nữ dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc đã có cuộc gặp với cộng đồng người Canada gốc Việt tại Montréal để nghe ý kiến của mọi người.    Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay giới  thiệu cùng quí vị bà  Eve Mary Thái Thị Lạc, nữ dân biểu Canada người Việt gốc Chàm, từng khẳng định với mình và với mọi người rằng dù có thế nào dù ở phương trời nào thì giòng máu Việt vẫn tuôn chảy trong tâm hồn của một người lớn lên và trưởng thành ở miền quê Canada: "Kể từ lúc về Saint Hyacynthe, Québec, tôi lớn lên trong vùng nông nghiệp đó, tôi biết làm công việc đồng áng trong nông trại của cha mẹ, vậy tôi là một cô gái quê chứ còn gì nữa, đó là bản chất của tôi mà." Năm mười bảy tuổi, Thái Thị Lạc là thành viên hội đồng quản trị và thiện nguyện ở vùng Acton, Quebec. Năm 22 tuổi, cô bắt đầu làm quen với môi trường chính trị, đến với đảng Bloc Quebecois để rồi một năm sau trở thành vận động viên tài chính cho đảng này ngay khu vực Saint Hyacinthe-Bagot mà Bloc Quebecois có nhiều ảnh hưởng. Năm 2007 Ève-Mary Thái Thị Lạc trở thành dân biểu hạ viện. Điều gì khiến người phụ nữ Canada mang giòng máu Việt gốc Chàm thành công trên chính trường Québec vốn  chưa có phụ nữ sắc tộc Á Châu nào được bầu vào hạ viện trước nay? "Niềm đam mê. Tôi nghĩ quan trọng nhất để một đại diện dân cử có thể thành công là niềm đam mê, rồi thì cái ý muốn phục vụ cử tri mà mình đại diện chứ không phải phục vụ cho cá nhân mình, cộng thêm chút hy sinh và niềm hy vọng vào kết quả sau cùng mình sẽ đạt được. Hình như lúc nào cũng cần sự hăng say và niềm đam mê trong lúc cố đồng hành cùng với đồng bào của mình. Chắc cái trở ngại lớn nhất của tôi là rất dở tiếng Anh, dù như tôi có thể nghe và hiểu nhưng nói thì hơi khó cho tôi đấy. Thành ra tôi cứ mặc cảm về khả năng tiếng Anh kém cỏi của mình. Bất kể những khó khăn lúc ban đầu, những người Việt Nam được Canada đón nhận là những con người chăm chỉ, ham làm việc. Tôi muốn nói rằng người Việt Nam đi tới đâu thì không chỉ làm giàu cho xứ sở đó về mặt vật chất mà còn mang cái văn hóa và cuộc sống của mình để đóng góp vào cuộc sống nơi xứ người. Nói một cách khác, người Việt Nam của chúng tôi làm giàu thêm nền văn hóa của những dân tộc mà họ được định cư ở đó." Được hỏi sống tại Saint Hyacinthe-Bagot từ lúc hai tuổi, nói tiếng Pháp giọng Québec, học trường bản xứ từ nhỏ đến lớn, vậy bà nghĩ mình là Canadienne hay người Việt Nam. Dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc khẳng định: "Tôi là dân Quebec gốc Việt Nam, nhưng tôi hãnh diện mà nói rằng tôi là người gốc Việt từ trong máu. Tôi không bao giờ dám quên nguồn cội của mình. Với tôi tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp, chỉ tiếc là tôi cũng dở tiếng Việt lắm nhưng không hề gì, tôi hứa là tôi sẽ học.    Tôi là dân Quebec gốc Việt Nam, nhưng tôi hãnh diện mà nói rằng tôi là người gốc Việt từ trong máu. Tôi không bao giờ dám quên nguồn cội của mình. Với tôi tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp. Dân biểu Thái Thị Lạc     Nhiều người khi gặp tôi đã nhận xét rằng tánh tình của tôi có vẻ thiên nhiều về người Việt Nam lắm. Tôi là người sống có trước có sau, tôi chăm chỉ làm việc, tôi biết tôn trọng những giá trị và qui luật đã làm nên cuộc sống tôi hiện tại. Hơn thế nữa, phải nói làm sao nhỉ, tôi lại hơi tin dị đoan nữa đấy. Người dân Quebec không có tin dị đoan như vậy đâu. Còn tôi ấy à, hình như tôi vẫn còn rất là Việt Nam khi chú tâm chọn lựa ngày lành tháng tốt cho những việc quan trọng. Tôi tôn kính tổ tiên, thích ăn chuối, thích ăn cơm, tôi chọn lựa ngày lành tháng tốt để làm đám cưới. Có kiêng có giữ có cữ có lành, đúng không? Dù ảnh hưởng bởi nền văn hóa của Québec, tôi vẫn là người Việt Nam với tất cả những đặc tính và phẩm giá của nó. Trong sâu thẳm của tâm hồn tôi là người Việt Nam."  Tự đánh giá mình là một phụ nữ hoạt động, yêu chuộng sự công bằng, không ngại đương đầu với thử thách, nữ dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc từng hiện diện trong những buổi điều trần về Việt Nam tại quốc hội Canada, đòi hỏi chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản của người dân, yêu cầu trả tự do cho những tù nhân chính trị còn bị giam giữ trong nước.  Bà cũng từng lên tiếng ủng hộ Ngày Việt Nam , do Liên Hội Người Việt Canada tổ chức tại quốc hội tháng Tư năm nay. Trong chuyến đi Việt Nam hôm tháng Bảy, phái đoàn dân biểu Canada trong đó có bà Thái Thị Lạc, đã gặp hai linh mục Nguyễn Văn Lý và  Phan Văn Lợi tại Huế. Nhưng rồi phái đoàn bị ngăn cản không cho gặp hòa thượng Thích Quảng Độ, các linh mục giòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, luật sư Lê Thị Công Nhân, và  thân nhân của những nhà đối kháng đang bị giam giữ như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Hoàng Hải tức blogger Điều Cày, nhà giáo Vũ Hùng, cô Phạm Thanh Nghiên ... Từ chuyến đi này, dân biểu Thái Thị Lạc sẽ cùng đồng viên Claude Guimond tường trình những điều mắt thấy tai nghe về hiện tình nhân quyền Việt Nam trước Ủy Ban Đối Ngoại Và Phát Triển Quốc Tế Canada. Đây không phải lần thứ nhất bà Thái  Thị Lạc đi Việt Nam. Năm 2008, lần đầu tiên người phụ nữ gốc Chàm này trở lại Qui Nhơn, Bình Định, nơi bà mở mắt chào đời: "Tôi muốn nói rằng người Việt Nam là một dân tộc thân thiện mà tôi hãnh diện được là một thành viên của dân tộc đó. Thế nhưng tôi lấy làm tiếc mà nói rằng người dân Việt Nam thiếu nhiều quyền lắm. Không như ở Canada này, người ta có thể làm bất cứ điều gì người ta muốn miễn là không phạm pháp, còn ở Việt Nam thì hoàn toàn khác. Đó là cái không may của người Việt ở trong nước, vào khi người Việt ở hải ngoại với đời sống tự do và dân chủ thì đã tiến rất xa và đã ý thức rõ ràng thế nào là tự do cũng như nhân quyền cho mình và cho người khác." Tranh đấu cho dân tộc Việt    Nữ dân biểu Thái Thị Lạc. Photo courtesy of parl.gc.ca Rồi từ chuyến đi Việt Nam lần thứ nhì, cùng với phái đoàn dân biểu hồi tháng Bảy, nữ dân biểu Eve Mary Thái Thị Lạc nhận xét:    "Là một thành  viên của Bloc Québecois ở Canada, được ăn được nói được tự do tranh đấu tại xứ này, tôi hiểu được rằng người dân Việt Nam không có được cái quyền đối lập, một quyền lợi chính đáng muôn thưở trong một đất nước có dân chủ. Tôi thật sự thất vọng, mặc dù tôi không muốn dùng chữ thất vọng này một chút nào, rằng quyền tự do tư tưởng và đối kháng hay đối lập với chính phủ hòan tòan bị cấm đoán ở Việt Nam.  Tại Việt Nam, chính phủ gần như thâu tóm hết quyền hành trong tay, người dân không được quyền đi bầu chọn cho mình một người đại diện xứng đáng, vậy lấy ai binh vực lấy ai tranh đấu cho họ một khi họ muốn yêu sách điều gì đối với cái chính phủ đang nắm quyền đó? Không như ở Canada này nói chung và đảng Bloc Quebecois nói riêng luôn đề cao chân lý và giá trị của dân chủ và sự tự quyết, những giá trị này không hiện hữu ở Việt Nam. Nếu có lời nào bày tỏ cùng những người trẻ Việt Nam ở ngoài này và ở trong nước, tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng tôi, một phụ nữ thôn quê mang giòng máu Việt lai Chàm, mà còn được bầu vào quốc hội của một đất nước giàu có và văn minh, vậy thì bổn phận của các bạn trong một đất nước đã phải từng chiến đấu gian khổ cho đất nước của mình, khi có dịp các bạn phải thể hiện cái quyền tự do chính đáng của mình, nếu không có thì phải tranh đấu cho có cái quyền thiêng liêng ấy vì đó không chỉ lợi ích cho các bạn mà cho tất cả những người cùng thế hệ với các bạn và cho cả con cái của các bạn sau này."    ... tôi hiểu được rằng người dân Việt Nam không có được cái quyền đối lập, một quyền lợi chính đáng muôn thưở trong một đất nước có dân chủ. Tôi thật sự thất vọng rằng quyền tự do tư tưởng và đối kháng hay đối lập với chính phủ hoàn toàn bị cấm đoán ở Việt Nam.  Dân biểu Thái Thị Lạc     Đó là những lời bày tỏ của nữ dân biểu Việt gốc Chàm Ève-Mary Thái Thị Lạc, đại diện dân cử khu vực Saint Hyacinthe-Bagot thuộc tỉnh bang Québec, Canada. Quan điểm của cộng đồng người Việt ở Québec đối với bà Thái Thị Lạc ra sao? Ông Trương Sĩ Thực, cư ngụ tại Montréal, phát biểu: "Đây là một biểu tượng cho thấy người Việt Nam chúng ta ở bất cứ nơi nào cũng có khả năng tham gia vào chính trường với điều kiện là người có tài. Đây là niềm hân hạnh cho những người dân khác tới định cư ở Canada, nhất là đối với người Việt Nam chúng ta, giúp đỡ được cho cái nguyện vọng của người Việt Nam chúng ta tại Canada. Người ta cũng kỳ vọng là người dân biểu này có thể cách này cách khác can thiệp với chính quyền Việt Nam, làm sao để người trong nước có thể sống thoải mái và dân chủ hơn.   Cái biểu tượng thứ hai, Canada là một nước dân chủ, họ chấp nhận mọi sắc dân, không kỳ thị, không kèn cựa với một ai. Ngay như bà toàn quyền của Canada, tức vị đại diện cho nữ hoàng Anh ở Canada, cũng là một người Haiti tức một người gốc da đen." Người thứ hai, nhà văn Tiểu Thu, cũng ở Québec, nêu lên một điểm mà bà nói là có sự lấn cấn khi nữ dân biểu Thái Thị Lạc đứng trong Bloc Quebecois, trong khi một số nhiều người Việt lại nghiêng về đảng Tự Do là một đảng chính trị lớn của Canada:  "Phải nói một phụ nữ năng động tài giỏi mới có thể vào được cái địa vị cao như vậy. Chỉ có cái bà đứng trong Bloc Quebeccois, nhưng mà chúng tôi, những người di dân, lại đứng về phía đảng Tự Do, thành ra cũng có hơi lấn cấn. Bloc Quebecois chủ trương tách xứ Québec ra khỏi Canada, và cái Parti Liberal là một đảng chung của Canada này. Bình thường những người di dân như chúng tôi lúc nào cũng muốn mình là một công dân của Canada hơn là một công dân Québec, bởi Québec chỉ là một tỉnh bang của xứ Canada." Trong đôi ba lần trả lời báo chí tại Montréal, nữ dân biểu Thái Thị Lạc có nói bà không chủ trương chia rẽ hay quyết liệt tách rời Québec khỏi Canada, chỉ mong mỏi những giá trị và những sự khác biệt của Québec được công khai nhìn nhận trong Liên Bang Canada.   
0 Rating 338 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
http://www.rfa.org/vietnamese/international/ChamNationalFederationCambodia_Truc-20060721.html?searchterm:utf8:ustring=champa Con số người Việt sắc tộc Chàm, còn gọi là người Chăm, sang Campuchia từ năm 1975 tính đến giờ khoảng 50.000. Họ sống lẫn lộn trong cộng đồng Chăm bản xứ, nói tiếng Campuchia thành thạo hơn ngôn ngữ Việt hoặc ngôn ngữ Chăm của tổ tiên họ bên Việt Nam. Trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện từ Phnom Penh, tiến sĩ Thành Thanh Dải, người Việt gốc Chàm ở Phan Rang từng qua Ukraina du học, hiện là chủ tịch Liên Đòan Dân Tộc Chăm Campuchia, nói về nổ lực của ông trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa cũng như ngôn ngữ Champa trong cộng đồng thiểu số Việt gốc Chàm ở Xứ Chùa Tháp. Trước hết, tiến sĩ Thành Thanh Dải trình bày nguồn gốc và lịch sử di dân của người Chăm từ Việt Nam sang Campuchia. “Người Chăm tại Campuchia là một cộng đồng dân tộc thiểu số. Quá trình lịch sử di cư từ Việt Nam sang Campuchia đã trải qua một thời gian rất dài và rất lâu theo từng nhóm người, từng giai đoạn. Nhưng mà cộng đồng người Chăm, theo tôi được biết và nghiên cứu, thì ho xuất thân từ Việt Nam sang chứ không phải nguồn gốc là Campuchia. Còn họ sang Campuchia thế nào thì nó rất nhiều yếu tố. Giai đoạn đầu tiên thì vào thế kỷ 16, 17 lận. Quá trình di cư lập nghiệp. Với lại người Chăm ở Việt Nam, có một số người theo đạo Hồi, họ sang Campuchia để có điều kiện tiếp tục đến Malaysia để tiếp xúc với đạo Hồi. Cho nên quá trình di cư của người Chăm nói chung là do yếu tố lịch sử, xã hội và chính trị nữa. Trước năm 1975, họ được chính sách rất ưu đãi trong kinh tế, xã hội, và giáo dục v.v.. Sau năm 75, chính sách dân tộc thiểu số của đảng CSVN cũng như chính phủ Việt Nam nói chung không quan tâm đến dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Chăm. Chính sách về tôn giáo chưa được quan tâm lắm. Vấn đề xã hội của họ cũng gặp khó khăn nữa, cho nên họ chạy sang Campuchia.” (Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên) © 2006 Radio Free Asia
0 Rating 898 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/BinguChampaInternationalArtsAndCulture_Truc-20070322.html?searchterm:utf8:ustring=champa  Ngược giòng lịch sử, từ lúc bị người Đại Việt lấn đất giành dân khi tiến về Nam tìm lãnh địa mới, đến giờ Vương Quốc Champa của người Chàm ở Việt Nam chỉ còn lại vài ngôi tháp cổ điêu tàn ở miền Trung nắng cháy. Sau tháng Tư 1975, theo làn sóng người miền xuôi , nhiều người Chăm cũng rời khỏi nước và tha phương khắp thế giới. Cộng đồng người Chăm Việt Nam ở hải ngoại là tiêu đề của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay. Lần dở chuyện xưa tích cũ trong lịch sử nước Nam, đến giai đoạn của Vương Quốc Champa, tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huy, đang dạy tại đại học Diderot VII bên Pháp, dẫn giải: “Champa là tên một cựu vương quốc của người Chăm tại Việt Nam. Vương quốc này xuất hiện tại vùng bán đảo Đông Dương từ thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ XIX. Trong suốt thời gian xuất hiện, thành lập và tồn tại đó, họ phải đương đầu với nhiều thử thách mà nặng nhất là với người Việt từ phương Bắc.” Thành ra chính trong những cuộc xung đột với người dân Đại Việt họ dần dần bị yếu thế, rút lui dần xuống phía Nam. Trận đánh đầu tiên quan trọng nhất mà đã đặt vương quốc Chiêm Thành dưới sự bảo hộ của Đại Việt là năm 1471 do vua Lê Thánh Tôn dẫn quân xuống đánh thành Đồ Bàn. Từ đó một số dân Chăm không chấp nhận sự đô hộ của người Việt nên đã chạy qua bên Cambodia tị nạn. Một số khác rút xuống phía Nam, các tỉnh Bình Định, Nha Trang, Phan Rang và Phan Thiết ngày nay. Số còn lại ở chung với người Việt và với thời gian họ đã thành người Việt. Thành ra miền Trung ngày nay từ Bình Định trở xuống đến Phan Rang Phan Thiết, một số vẫn còn giòng máu Chăm trong người dầu bề ngoài là người Việt chính thức. Như vậy đợt di dân quan trọng nhất của người Chăm sang Cambodia là năm 1471, sau đó là những đợt khác dưới thời các Chúa Nguyễn như Nguyễn Phúc Chu năm 1692, và cuối cùng là năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng. Champa là tên một cựu vương quốc của người Chăm tại Việt Nam. Vương quốc này xuất hiện tại vùng bán đảo Đông Dương từ thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ XIX. Trong suốt thời gian xuất hiện, thành lập và tồn tại đó, họ phải đương đầu với nhiều thử thách mà nặng nhất là với người Việt từ phương Bắc.   Số người Chăm tị nạn qua Cambodia càng ngày càng đông , thành một công đồng ngày nay khoảng hơn 270,000 người Cambodia gốc Chăm. Người Chăm tại Việt Nam hiện giờ khoảng 120.000, trong đó hai phần ba sống ở miền Trung, một phần ba sống ở vùng Châu Đốc Tây Ninh và Saigon. Người Chăm sống dọc duyên hải miền Trung theo đạo Hồi Bani tức đạo Hồi biến cải, thích ứng với văn hoá địa phương nghĩa là có thể ăn thịt heo và không còn đọc chữ Á Rập. Họ đọc chữ Phạn và theo những giờ giấc tụng kinh do các thầy đề nghị. Riêng người Chăm tại vùng Châu Đốc Tây Ninh họ vẫn giữ tôn giáo Hồi giáo theo kiểu người Á Rập tức là vẫn đọc kinh K’ran một ngày năm lần hướng về thành phố La Mecque. Thanh Trúc: Sau năm 1975 thì cũng có nhiều người Chàm bỏ nước sang Cambodia, Thái Lan và những nước khác? Dr. Nguyễn Văn Huy: Đúng vậy, tại vì trong cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ vào thành phố Phnom Penh giữa tháng Tư năm 1975 thì có khoảng 15.000 người Chăm tị nạn hẳn qua bên Thái Lan rồi ở lại đó luôn tới nay. Trong lúc đó tại Việt Nam cũng có một số người Chăm dùng đường biển chạy ra nước ngoài.” Hiện tổng số người Chăm tị nạn trên thế giới khoảng 22.000, có thể tăng do con cháu được sinh ra. Trong đó bốn phần năm ở tại Cambodia, tức hơn 15 ngàn, hội nhấp luôn với người Chăm đạo Hồi ở Cambodia. Bảy ngàn người còn lại được các nước Tây Âu chấp nhận như Pháp hơn một ngàn người, Đan Mạch 250 người, Canada khoảng 400 người, Úc 400 người, Hoa Kỳ đông nhất là khoảng 2000 người. Có một điều đặc biệt về khoảng 10,000 người Chăm chạy sang Cambodia, sau đó được Uỷ Hội Quốc Tế xin cho qua Mã Lai tị nạn. Nói theo lời tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huy thì mười ngàn người Chăm được đưa sang Malaysia đã tạo thành một cộng đồng Chăm gốc Việt quanh thủ đô Kuala Lumpur. Đúng vậy, tại vì trong cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ vào thành phố Phnom Penh giữa tháng Tư năm 1975 thì có khoảng 15.000 người Chăm tị nạn hẳn qua bên Thái Lan rồi ở lại đó luôn tới nay. Trong lúc đó tại Việt Nam cũng có một số người Chăm dùng đường biển chạy ra nước ngoài.   Quí vị vừa nghe tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huy với đôi nét sơ lược về Vương Quốc Champa hay còn gọi là Vương Quốc Chiêm Thành. Về di tích lịch sử, nếu Xứ Chùa Tháp có đền đài Angkor biểu tượng của thời đại Angkor huy hoàng tráng lệ, thì những ngôi đền xưa của người Chăm, gọi là Tháp Chàm, trông lẻ loi đơn độc làm sao trên con đường xuyên tỉnh giữa Phan Rang Nha Trang. Có phải hình ảnh cô đơn lẻ loi và xa xưa ấy có một linh hồn và một sức thu hút quyến rũ gợi trí tò mò của bao khách phương xa. Thế còn tâm tư của những người con người cháu từng nhận biết tổ tiên ông bà mình là dân tộc Chàm thì sao? Đến với chương trình hôm nay là ba người Việt gốc Chăm, một ở Canada, một ở San Jose miền Tây và một ở Pensylvania miền Đông Hoa Kỳ: “Tôi là Lưu Quang sang, người Chăm tỉnh Ninh Thuận, trước 75 là dân biểu quốc hội và hiệu trưởng trường trung học Pô Klon ở Ninh Thuận. Tôi là Nguỵ Văn Nhuận, trước kia tôi làm cho những công ty buôn bán của người Pháp. Sau đó tôi qua Pháp học ở Sorbonne. Tôi có bằng cao học ở Sorbonne về văn chương Chàm. Tôi là Chế Linh, định cư tại Canada, hoạt động trong lãnh vực văn nghệ ở các nơi, đồng thời đang nổ lực thức hiện chương trình văn hoá nghệ thuật Chăm tại nước ngoài. Không phải riêng ba người chúng tôi mà có rất nhiều anh em khác nữa trong mọi giới của Chăm cũng đang nổ lực phổ biến văn hoá Chàm. Đồng thời chúng tôi cũng biết rằng chúng tôi là một bộ phận của Việt Nam ngày hôm nay vì chúng tôi không phải riêng phổ biến văn hoá Chàm không mà phổ biến cả văn hoá Việt nữa.” Lưu Quang Sang: Ngắn gọn là chúng tôi sinh ra tại Việt Nam thì đương nhiên chúng tôi là công dân Việt Nam. Chúng tôi được sinh ra từ cha mẹ người Chăm thì chúng tôi là gốc Chăm. Song song với trách nhiệm của một người Việt Nam thì chúng tôi cũng nghĩ tới trách nhiệm thiêng liêng của một người dân tộc Chăm. Chúng tôi đã từng và sẽ đóng góp vào công việc bảo tồn phát huy văn hoá của dân tộc Chăm ở trong nên văn hoá của dân tộc Việt Nam nói chung. Bingu Champa này là một trong những biểu tượng thì chúng tôi hết lòng mong mỏi quan tâm cho các con em được học tiếng Chăm nói tiếng Chăm một cách rành rẽ. Hiện chúng tôi đang vận động nhưng cũng chưa tới đâu cả. Chắc chị cũng biết người Chàm chúng tôi thật ít ỏi ở đây.   Nguỵ Văn Nhuận: Cho tôi nói như thế này, chúng tôi không những nói được tiếng Chàm mà chúng tôi còn đọc và viết được tiếng Chàm. Thứ hai nữa như ông Sang vừa nói, chúng tôi sinh ra ở Việt Nam chúng tôi đương nhiên là công dân Việt Nam thuốc thiểu số người Chàm. Thanh Trúc: Thưa ông Lưu Quang Sang, ông Nguỵ Văn Nhuận và ông Chế Linh. Thanh Trúc còn nhớ thành phố cao nguyên Dalat, không xa vùng Phan Rang Phan Rí và vùng Nại bao nhiêu. Hàng năm Thanh Trúc thường thấy những người dân tộc Chàm đội những cái thúng, họ lên Dalat, ngồi dọc theo chợ Dalat gần khu Hoà Bình. Thấy ai đi qua họ ngoắc lại để coi chỉ tay và bán thuốc. Cái hình ảnh đó đậm nét trong trí nhớ của Thanh Trúc. Ông Lưu Quang Sang: Cái hình ảnh chị vừa gợi lên là một nét sinh hoạt ngày thường của một số người Chăm, đặc biệt là người Chăm ở vùng Phước Nhơn An Nhơn đó. Đó là một nghề mà họ học, một khoa chữa bệnh dân tộc truyền từ đời xưa tới giờ và những nơi đó họ còn thủ đắc được kiến thức y học dân tộc đó. Ví dụ họ lên Dalat hay những thành phố khác cũng là do nhu cầu mưu sinh. Thanh Trúc: Tổ chức Bingu Champa là để bảo tồn văn hoá nghệ thuật của người Chăm. Điều các ông muốn giữ nhất là tiếng nói, phong tục hay còn cái gì khác? Chế Linh: Bingu Champa này là một trong những biểu tượng thì chúng tôi hết lòng mong mỏi quan tâm cho các con em được học tiếng Chăm nói tiếng Chăm một cách rành rẽ. Hiện chúng tôi đang vận động nhưng cũng chưa tới đâu cả. Chắc chị cũng biết người Chàm chúng tôi thật ít ỏi ở đây. Ông Lưu Quang Sang: Tôi bổ túc ý kiến của anh Chế Linh. Bảo tồn văn hoá cụ thể như thế này: trước tiên chúng tôi phải thực hiện những lễ hội của người Chăm. Lễ hội hàng năm ở Việt Nam họ thường tiến hành thì ở đây chúng tôi cũng cố gắng chẳng hạn như lễ hội Ka Tê, lễ hội đầu năm. Mỗi năm như vậy chúng tôi đều cố gắng tổ chức cho cộng đồng ở nước ngoài sinh hoạt. Hồi xưa thì tổ chức ở Paris, bây giờ chúng tôi tập trung về Mỹ nhiều hơn. Ngoài ra thì chúng tôi cũng phải làm thế nào để dạy dỗ con cháu biết nguồn gốc, biết văn hoá tiếng nói của người Chăm. Người Chàm định cư bên Mỹ , bên Canada hay là bên Pháp thì sau một thời gian gọi là khó khăn ban đầu thì khi mà ổn định rồi thì chúng tôi thường xuyên về thăm quê hương. Bởi vì gia đình bạn bè bà con vẫn còn ở đó.   Chúng tôi cũng cố gắng nghiên cứu về lịch sử, viết thành sách hoặc phổ biến qua nhiều hình thức để người nước ngoài hiểu phong tục tập quán của người Chăm. Đó là những cách cụ thể. Thanh Trúc: Được biết bây giờ một trong những địa điểm du lịch bên Việt Nam là Tháp Chàm ở Phan Rang và hình như cũng có một Tháp Chàm ở Ninh Thuận hay Bình Thuận. Mới đây Thanh Trúc biết được cổ Tháp Chàm bên Thái Lan có kiến trúc giống Tháp Chàm bên Việt Nam. Tất cả đều có phần phôi pha theo thời gian rồi. Nói về những kiến trúc đó quí ông giải thích như thế nào? Ông Nguỵ Văn Nhuận: Văn hoá Chàm chẳng hạn như tháp cổ Chàm đó là từ Ấn Độ. Tuy nhiên cái đặc thù chẳng hạn như hoàn cảnh địa dư lịch sử, người Chàm không có làm lớn được. Nhưng người Chàm có kiến trúc đặc biệt của người Chàm, tuy ảnh hưởng Ấn Độ nhưng lại đặc thù cho người Chàm. Ông Lưu Quang Sang: Cái nét đặc thù của văn hoá và văn minh Chàm đó là ở điểm cụ thể như thế này: tất cả những gì người Chàm vay mượn từ nước ngoài khi du nhập vào Vương Quốc Champa rồi thì sẽ biến thể và mang màu sắc bản địa của nó. Tháp Chàm du nhập từ nơi khác, nhưng từ sự vay mượn người Chàm có sự chế biến mới trong đó để có những nét đặc biệt không nhìn thấy ở nơi nào khác. Tôn giáo cũng vậy, lấy ví dụ Hồi giáo là một đạo rất lớn trên thế giới, nhưng khi du nhập vào Vương Quốc Champa hồi thế kỹ thứ XVI thì đạo Hồi đó lại mang sắc thái đặc biệt, vẫn duy trì được phong tục tập quán gốc và trở thánh đạo Hồi bản địa gọi là Bà Ni chứ không giống như Islam chính thống nữa. Đặc thù của văn minh văn hoá Chàm là vậy, vay mượn nhưng biến trở thành của mình. Thanh Trúc: Thưa bên Việt Nam bây giờ người Chăm đang chuẩn bị cho lễ đầu năm. Quí ông có thể nói sơ qua về lễ đầu năm của người Chăm? Ông Lưu Quang Sang: Lễ đầu năm của người Chăm, ngày mùng Một tháng Giêng của Chàm Lịch , cũ thể năm nay là ngày 19 tháng Tư Dương Lịch , thay đổi tuỳ theo năm nhưng theo lịch Chàm thì nhất định. Lễ hội đầu năm gọi là Ro Kó Thun.. Ông Chế Linh: Ró có nghĩa là đón, Ró Kó Thun là đón năm mới. Thanh Trúc: Cái sự gắn bó của người Chàm hải ngoại và người Chàm ở quê nhà như thế nào? Chúng tôi mong mỏi những ngày tháng tới có một lễ hội nào đó mà chúng tôi có thể tạm gọi là một đại hội của người Chăm, cho tất cả bà con các nơi tụ về để cùng sinh hoạt để cùng san sẻ. Chúng tôi mong mõi rất nhiều.   Ông Lưu Quang Sang: Người Chàm định cư bên Mỹ , bên Canada hay là bên Pháp thì sau một thời gian gọi là khó khăn ban đầu thì khi mà ổn định rồi thì chúng tôi thường xuyên về thăm quê hương. Bởi vì gia đình bạn bè bà con vẫn còn ở đó. Chúng tôi rất gắn bó với cộng đồng người Chăm ở quê hương, thường trở về để sinh hoạt chung vào dịp Ka Tê hay năm mới. Chúng tôi cũng mong sinh hoạt chung của cộngt đồng Chăm bên hải ngoại giống như là sinh hoạt của cộng đồng Chăm ở bên nhà. Đó là cái cách để nối kết và gắn bó với nhau về lâu về dài. Ông Chế Linh: Tôi xin nhắc thêm là sinh hoạt của chúng tôi ở hải ngoại cũng rất bình thường, giống như sinh hoạt ở bên nhà vậy thôi. Người Chăm thường liên lạc với nhau và đón đầu năm hay là Ka Tê hoặc những lễ hội khác thì cũng tương tự, không khác nhau gì mấy. Thanh Trúc: Nỗi băn khoăn của những người con Champa xa xứ mà mà các ông muốn chia sẻ? Ông Chế Linh: Tôi đi cũng rất nhiều nơi, gặp bà con Chăm ở rải rác trên thế giới, tôi cũng thấy được sự khắc khoải suy tư của anh em của bà con hướng về quê hương đất nước, làm như thế nào để giữ được truyền thống tập quán của người Chăm. Chúng tôi thấy khó khăn cho những anh em ở xa cộng đồng Chăm quá. Bên Mỹ coi như là quá dễ dàng để sinh hoạt vì đa số sống tại Mỹ. Còn ở Canada thì cũng ít người, Úc cũng ít người , các nơi khác trên thế giới cũng vậy. Chúng tôi mong mỏi những ngày tháng tới có một lễ hội nào đó mà chúng tôi có thể tạm gọi là một đại hội của người Chăm, cho tất cả bà con các nơi tụ về để cùng sinh hoạt để cùng san sẻ. Chúng tôi mong mõi rất nhiều. Vừa rồi là cuộc đối thoại giữa ba người Việt gốc Chăm từ ba nơi khác nhau, cùng lên tiếng trong chương trình Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, đó là ông Lưu Quang Sang, ông Ngụy Văn Nhuận và ca sĩ Chế Linh. Thưa quí thính giả, như mọi người đã chia sẻ, chừng như khi đã kinh qua những nỗi khó khăn trong đời sống tị nạn, khi đã ổn định trong nếp sống thường nhất nơi xứ lạ, thì người con xa xứ nào cũng nghĩ ngay đến chuyện bảo tồn văn hoá và truyền thống đất mẹ trên quê người. Người Việt gốc Chăm ở Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Đan Mạch, Thuỵ Điển , Canada cũng không đi ra ngoài qui luật ấy. Nếu quí vị biết được ít nhiều về cộng đồng người Việt gốc Chăm đang định cư ở Malaysia, quí vị có vui lòng kể lại cho Thanh Trúc nghe không? Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
0 Rating 313 views 1 like 0 Comments
Read more