Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On January 4, 2014
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inter-office-champ-forum-minority-ha-11262012123600.html?searchterm:utf8:ustring=champa Văn phòng Quốc Tế Champa, International Office of Champa (gọi tắt là IOC), sẽ tham dự Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 5 về Dân tộc Thiểu số ở Geneva, Thụy Sĩ trong 2 ngày 27 và 28/11.uộc phỏng vấn này. Văn phòng Quốc tế Champa được xem là một tổ chức tiếng nói của cộng đồng người Chăm. Đây là lần thứ 3, tổ chức IOC được Liên Hiệp Quốc mời tham dự Diễn đàn về Dân tộc Thiểu số. Thông điệp của IOC Trả lời phỏng vấn từ Paris, Tiến sĩ Po Dharma, Đại diện tổ chức IOC, cho biết nhận xét của tổ chức IOC về chính sách của Nhà nước Việt Nam dành cho cộng đồng dân tộc Chăm ở trong nước hiện nay: Theo chúng tôi nghĩ là nhà nước Việt Nam lúc nào cũng tuyên bố, phát biểu trước diễn đàn LHQ, cũng viết trên báo chí là Nhà nước Việt Nam luôn luôn trung thành với những gì mà nhất là “Quyền của Dân tộc Thiểu số” do LHQ đưa ra. Tiếc rằng trong chính sách đó khi thực hiện lại không hoàn hảo, không phù hợp với yêu cầu của dân tộc thiểu số, với những điều lệ do hiến chương của LHQ liên quan đến vấn đề dân tộc thiểu số. Đó là vấn đề rắc rối nhất và khó khăn nhất. Hòa Ái: Trong lần tham dự này thì thông điệp mà tổ chức IOC muốn mang đến LHQ là gì, thưa Tiến sĩ? Tiến sĩ Po Dharma: Trong diễn đàn lần này, chúng tôi muốn điểm lại những gì Nhà nước Việt Nam đã giúp cho dân tộc thiểu số tại Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số người Chăm nói riêng. Trong những phần chính phủ Việt Nam đang giúp đỡ thì chúng tôi rất cảm ơn. Chúng tôi không dám nói là nhà nước Việt Nam không chăm lo cho dân tộc thiểu số nhưng tiếc rằng trong các dự án lo cho dân tộc thiểu số, nhất là dân tộc thiểu số người Chăm là chính sách đó chưa phát triển nhiều và không đem lại kết quả mỹ mãn. Như vậy, chúng tôi sẽ đề nghị lại với Diễn đàn LHQ 6 vấn đề đối với nhà nước Việt Nam. Hòa Ái:Theo như Tiến sĩ chia sẻ, lần này tổ chức IOC sẽ trình bày 6 điểm. Vậy 6 điểm cụ thể là gì? Tiến sĩ Po Dharma: Cụ thể thứ nhất là dân tộc người Chăm là một thành phần dân tộc thiểu số ở Việt Nam lâu đời, có chiều dài lịch sử là thần dân của Vương quốc Champa thời trước, ở miền Trung Việt Nam. Đó là điều chúng ta cần phải biết. Trong diễn đàn lần này, chúng tôi muốn điểm lại những gì Nhà nước Việt Nam đã giúp cho dân tộc thiểu số tại Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số người Chăm nói riêng.Tiến sĩ Po Dharma Điểm thứ hai, sau ngày Vương quốc Champa bị mất nước-1832, Vua Thiệu Trị  đã lập lại quy ước mới là cho lại quy chế đặc biệt cho dân tộc Chăm ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Và quy chế đặc biệt này trong suốt thời kỳ Thiệu Trị, Từ Đức, Khải Định, Bảo Đại và cho đến thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn áp dụng. Sau 1975, quy ước đó không còn nữa. Dân tộc Chăm hôm nay chỉ yêu cầu Nhà nước Việt Nam nghiên cứu thế nào đó là tái lập lại quy ước-chính sách đặc biệt do Vua Thiệu Trị ban hành để cho họ có một cuộc sống thoải mái hơn, có kinh tế phát triển hơn và nhất là đất đai của họ, riêng trong vùng Bình Thuận, Ninh Thuận mà thôi. Vấn đề thứ ba, Nhà nước Việt Nam với danh nghĩa là một quốc gia có chính quyền, Nhà nước Việt Nam có quyền quốc hữu hóa hay thu phục lại tất cả đất đai người Chăm, đó quyền của Nhà nước Việt Nam. Nhưng rất tiếc rằng, đất đai của người Chăm, ruộng nương của họ, chính họ là người tự tạo ra, do mồ hôi nước mắt họ tạo ra, Nhà nước lấy hết đất đai của họ mà không bồi thường gì hết. Họ sống nhờ ruộng nương, họ không biết làm nghề gì hết ngoài vấn đề cày ruộng. Đó là điểm thứ ba chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam cứu xét lại. Thứ tư, một cộng đồng thôn quê không có đất đai, không có tiền bạc, không có gì để sống, làm sao họ thoát khỏi ra được vấn đề nghèo đói? Từ chỗ đó, chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam nếu không giúp về đất đai được thì ít ra Nhà nước Việt Nam phải tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm để có kinh tế ưu đãi hơn. Riêng về thứ năm, chúng tôi yêu cầu muốn cho dân tộc Chăm được sống lại thì dân tộc Chăm phải có lực lượng dân sự mạnh, phải có những người trí thức, phải có những người nghiên cứu, phải có những sinh viên tại đại học. Có như thế, những trí thức đó trở lại để giúp làng xã của họ được. Về yêu cầu cuối cùng của chúng tôi, nhất là trong lực lượng dân sự của hệ thống Nhà nước Việt Nam hôm nay, từ cấp xã, cấp quận, cấp tỉnh, cho tới cấp trung ương không có người Chăm trong đó. Tất cả những vấn đề liên quan đến vấn đề người Chăm thì hoàn toàn người Chăm không biết gì hết. Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam làm thế nào để cho người Chăm có một tiếng nói cho biết quan điểm của họ như thế nào về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị. Phù hợp luật pháp   Một lễ hội của người Chăm tại Việt Nam. Photo courtesy of cinet.gov.vn Hòa Ái: Có thể nói 6 yêu cầu mà tổ chức IOC đệ trình lần này không mang tính chất yêu sách quá mức, trọng điểm là cộng đồng người Chăm mong muốn Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho cuộc sống dân sinh của  họ được ổn định và phát triển. Tuy nhiên, có những thông tin chống phá tổ chức IOC vì cho rằng tổ chức hoạt động với mục đích chống đối lại chính phủ Việt Nam. Ý kiến của Tiến sĩ như thế nào trước sự việc này?   Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi chỉ góp phần với tư cách là nhà khoa học, vì tôi là nhà khoa học. Quan điểm của chúng tôi về vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế mà chúng tôi thấy Nhà nước Việt Nam chưa thực hiện đúng mức, chứ không phải là tôi chỉ trích nhà nước Việt Nam. Nhưng rất tiếc rằng khi chúng tôi đề nghị ra vấn đề gì đó thì người ta lại cho là phản động. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận điều đó, cho tôi là người không có đồng tình với chính phủ Việt Nam. IOC không bao giờ làm bất cứ điều gì mà đi ngược lại với quy chế hiệp ước, ngược lại với chính sách nhà nước, hoàn toàn phù hợp với luật lệ Nhà nước Việt Nam và luôn luôn phù hợp với luật lệ LHQ. IOC không bao giờ làm bất cứ điều gì mà đi ngược lại với quy chế hiệp ước, ngược lại với chính sách nhà nước, hoàn toàn phù hợp với luật lệ Nhà nước Việt Nam và luôn luôn phù hợp với luật lệ LHQ. Tiến sĩ Po Dharma Hòa Ái: Với tư cách là một người đã tham dự Diễn đàn nhiều lần, Tiến sĩ thấy rằng sẽ có hy vọng nào cho cộng đồng người Chăm với 6 yêu cầu của tổ chức IOC đệ trình lần này không, thưa Tiến sĩ? Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi rất hy vọng. Chúng tôi hy vọng rằng lần này, Nhà nước Việt Nam phải công nhận rằng dù sao đi nữa trên dải đất Việt Nam hôm nay có đến 45 Dân tộc Thiểu số. Mỗi Dân tộc Thiểu số có lịch sử riêng của họ. Và Dân tộc Thiểu số là thành phần dân tộc đã từng góp phần đấu tranh, bảo vệ, nhất là bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam. Tất cả những người Dân tộc Thiểu số hôm nay đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành cơ sở Việt Nam. Khi chúng tôi đã tham gia vào công trình xây dựng lịch sử Việt Nam thì Nhà nước Việt Nam phải suy xét lại điều này. Hòa Ái: Cảm ơn Tiến sĩ Po Dharma đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
0 Rating 274 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/Vietnamese-Champa-Lady-Becomes-First-Canadian-House-Delegate--09162010181021.html?searchterm:utf8:ustring=champa Lớn lên từ vùng quê có nhiều nông trại, cô thiếu nữ Ève-Mary Thái Thị Lạc nói tiếng Pháp giọng Québec như cha mẹ nuôi của mình. Cô học giỏi, thạo công việc đồng áng, chăn nuôi, lại thích tham gia  sinh hoạt với những người đồng trang lứa bản xứ, thích dấn thân vào những công tác xã hội. Tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân về ngành tội phạm học, rồi với kiến thức chuyên môn về Luật Di Trú và quan hệ giữa các sắc tộc thiểu số, Ève-Mary Thái Thị Lạc bắt đầu dấn thân vào các hoạt động chính trị. Năm 2007, lần đầu tiên một phụ nữ Canada có nguồn gốc Việt Nam với giòng máu Chàm trong huyết quản, đắc cử dân biểu của Bloc Quebecois, một đảng đối lập trong hạ viện Canada. Nhưng có lẽ người Việt khắp nơi biết đến nữ dân biểu Thái Thị Lạc, thành viên Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Và Phát Triển Quốc Tế trong quốc hội Canada, khi bà cùng đi Việt Nam với dân biểu Claude Guimond và hai phụ tá của ông hồi tháng Bảy vừa qua, nhằm tìm hiểu về thực trạng nhân quyền ở trong nước. Không may phái đoàn đã bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn trở không cho gặp một số người bất đồng chính kiến trong khối 8406 mà họ nghe nói đến. Mang giòng máu Việt  Trước khi đi Việt Nam, nữ dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc đã có cuộc gặp với cộng đồng người Canada gốc Việt tại Montréal để nghe ý kiến của mọi người.    Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay giới  thiệu cùng quí vị bà  Eve Mary Thái Thị Lạc, nữ dân biểu Canada người Việt gốc Chàm, từng khẳng định với mình và với mọi người rằng dù có thế nào dù ở phương trời nào thì giòng máu Việt vẫn tuôn chảy trong tâm hồn của một người lớn lên và trưởng thành ở miền quê Canada: "Kể từ lúc về Saint Hyacynthe, Québec, tôi lớn lên trong vùng nông nghiệp đó, tôi biết làm công việc đồng áng trong nông trại của cha mẹ, vậy tôi là một cô gái quê chứ còn gì nữa, đó là bản chất của tôi mà." Năm mười bảy tuổi, Thái Thị Lạc là thành viên hội đồng quản trị và thiện nguyện ở vùng Acton, Quebec. Năm 22 tuổi, cô bắt đầu làm quen với môi trường chính trị, đến với đảng Bloc Quebecois để rồi một năm sau trở thành vận động viên tài chính cho đảng này ngay khu vực Saint Hyacinthe-Bagot mà Bloc Quebecois có nhiều ảnh hưởng. Năm 2007 Ève-Mary Thái Thị Lạc trở thành dân biểu hạ viện. Điều gì khiến người phụ nữ Canada mang giòng máu Việt gốc Chàm thành công trên chính trường Québec vốn  chưa có phụ nữ sắc tộc Á Châu nào được bầu vào hạ viện trước nay? "Niềm đam mê. Tôi nghĩ quan trọng nhất để một đại diện dân cử có thể thành công là niềm đam mê, rồi thì cái ý muốn phục vụ cử tri mà mình đại diện chứ không phải phục vụ cho cá nhân mình, cộng thêm chút hy sinh và niềm hy vọng vào kết quả sau cùng mình sẽ đạt được. Hình như lúc nào cũng cần sự hăng say và niềm đam mê trong lúc cố đồng hành cùng với đồng bào của mình. Chắc cái trở ngại lớn nhất của tôi là rất dở tiếng Anh, dù như tôi có thể nghe và hiểu nhưng nói thì hơi khó cho tôi đấy. Thành ra tôi cứ mặc cảm về khả năng tiếng Anh kém cỏi của mình. Bất kể những khó khăn lúc ban đầu, những người Việt Nam được Canada đón nhận là những con người chăm chỉ, ham làm việc. Tôi muốn nói rằng người Việt Nam đi tới đâu thì không chỉ làm giàu cho xứ sở đó về mặt vật chất mà còn mang cái văn hóa và cuộc sống của mình để đóng góp vào cuộc sống nơi xứ người. Nói một cách khác, người Việt Nam của chúng tôi làm giàu thêm nền văn hóa của những dân tộc mà họ được định cư ở đó." Được hỏi sống tại Saint Hyacinthe-Bagot từ lúc hai tuổi, nói tiếng Pháp giọng Québec, học trường bản xứ từ nhỏ đến lớn, vậy bà nghĩ mình là Canadienne hay người Việt Nam. Dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc khẳng định: "Tôi là dân Quebec gốc Việt Nam, nhưng tôi hãnh diện mà nói rằng tôi là người gốc Việt từ trong máu. Tôi không bao giờ dám quên nguồn cội của mình. Với tôi tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp, chỉ tiếc là tôi cũng dở tiếng Việt lắm nhưng không hề gì, tôi hứa là tôi sẽ học.    Tôi là dân Quebec gốc Việt Nam, nhưng tôi hãnh diện mà nói rằng tôi là người gốc Việt từ trong máu. Tôi không bao giờ dám quên nguồn cội của mình. Với tôi tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp. Dân biểu Thái Thị Lạc     Nhiều người khi gặp tôi đã nhận xét rằng tánh tình của tôi có vẻ thiên nhiều về người Việt Nam lắm. Tôi là người sống có trước có sau, tôi chăm chỉ làm việc, tôi biết tôn trọng những giá trị và qui luật đã làm nên cuộc sống tôi hiện tại. Hơn thế nữa, phải nói làm sao nhỉ, tôi lại hơi tin dị đoan nữa đấy. Người dân Quebec không có tin dị đoan như vậy đâu. Còn tôi ấy à, hình như tôi vẫn còn rất là Việt Nam khi chú tâm chọn lựa ngày lành tháng tốt cho những việc quan trọng. Tôi tôn kính tổ tiên, thích ăn chuối, thích ăn cơm, tôi chọn lựa ngày lành tháng tốt để làm đám cưới. Có kiêng có giữ có cữ có lành, đúng không? Dù ảnh hưởng bởi nền văn hóa của Québec, tôi vẫn là người Việt Nam với tất cả những đặc tính và phẩm giá của nó. Trong sâu thẳm của tâm hồn tôi là người Việt Nam."  Tự đánh giá mình là một phụ nữ hoạt động, yêu chuộng sự công bằng, không ngại đương đầu với thử thách, nữ dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc từng hiện diện trong những buổi điều trần về Việt Nam tại quốc hội Canada, đòi hỏi chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản của người dân, yêu cầu trả tự do cho những tù nhân chính trị còn bị giam giữ trong nước.  Bà cũng từng lên tiếng ủng hộ Ngày Việt Nam , do Liên Hội Người Việt Canada tổ chức tại quốc hội tháng Tư năm nay. Trong chuyến đi Việt Nam hôm tháng Bảy, phái đoàn dân biểu Canada trong đó có bà Thái Thị Lạc, đã gặp hai linh mục Nguyễn Văn Lý và  Phan Văn Lợi tại Huế. Nhưng rồi phái đoàn bị ngăn cản không cho gặp hòa thượng Thích Quảng Độ, các linh mục giòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, luật sư Lê Thị Công Nhân, và  thân nhân của những nhà đối kháng đang bị giam giữ như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Hoàng Hải tức blogger Điều Cày, nhà giáo Vũ Hùng, cô Phạm Thanh Nghiên ... Từ chuyến đi này, dân biểu Thái Thị Lạc sẽ cùng đồng viên Claude Guimond tường trình những điều mắt thấy tai nghe về hiện tình nhân quyền Việt Nam trước Ủy Ban Đối Ngoại Và Phát Triển Quốc Tế Canada. Đây không phải lần thứ nhất bà Thái  Thị Lạc đi Việt Nam. Năm 2008, lần đầu tiên người phụ nữ gốc Chàm này trở lại Qui Nhơn, Bình Định, nơi bà mở mắt chào đời: "Tôi muốn nói rằng người Việt Nam là một dân tộc thân thiện mà tôi hãnh diện được là một thành viên của dân tộc đó. Thế nhưng tôi lấy làm tiếc mà nói rằng người dân Việt Nam thiếu nhiều quyền lắm. Không như ở Canada này, người ta có thể làm bất cứ điều gì người ta muốn miễn là không phạm pháp, còn ở Việt Nam thì hoàn toàn khác. Đó là cái không may của người Việt ở trong nước, vào khi người Việt ở hải ngoại với đời sống tự do và dân chủ thì đã tiến rất xa và đã ý thức rõ ràng thế nào là tự do cũng như nhân quyền cho mình và cho người khác." Tranh đấu cho dân tộc Việt    Nữ dân biểu Thái Thị Lạc. Photo courtesy of parl.gc.ca Rồi từ chuyến đi Việt Nam lần thứ nhì, cùng với phái đoàn dân biểu hồi tháng Bảy, nữ dân biểu Eve Mary Thái Thị Lạc nhận xét:    "Là một thành  viên của Bloc Québecois ở Canada, được ăn được nói được tự do tranh đấu tại xứ này, tôi hiểu được rằng người dân Việt Nam không có được cái quyền đối lập, một quyền lợi chính đáng muôn thưở trong một đất nước có dân chủ. Tôi thật sự thất vọng, mặc dù tôi không muốn dùng chữ thất vọng này một chút nào, rằng quyền tự do tư tưởng và đối kháng hay đối lập với chính phủ hòan tòan bị cấm đoán ở Việt Nam.  Tại Việt Nam, chính phủ gần như thâu tóm hết quyền hành trong tay, người dân không được quyền đi bầu chọn cho mình một người đại diện xứng đáng, vậy lấy ai binh vực lấy ai tranh đấu cho họ một khi họ muốn yêu sách điều gì đối với cái chính phủ đang nắm quyền đó? Không như ở Canada này nói chung và đảng Bloc Quebecois nói riêng luôn đề cao chân lý và giá trị của dân chủ và sự tự quyết, những giá trị này không hiện hữu ở Việt Nam. Nếu có lời nào bày tỏ cùng những người trẻ Việt Nam ở ngoài này và ở trong nước, tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng tôi, một phụ nữ thôn quê mang giòng máu Việt lai Chàm, mà còn được bầu vào quốc hội của một đất nước giàu có và văn minh, vậy thì bổn phận của các bạn trong một đất nước đã phải từng chiến đấu gian khổ cho đất nước của mình, khi có dịp các bạn phải thể hiện cái quyền tự do chính đáng của mình, nếu không có thì phải tranh đấu cho có cái quyền thiêng liêng ấy vì đó không chỉ lợi ích cho các bạn mà cho tất cả những người cùng thế hệ với các bạn và cho cả con cái của các bạn sau này."    ... tôi hiểu được rằng người dân Việt Nam không có được cái quyền đối lập, một quyền lợi chính đáng muôn thưở trong một đất nước có dân chủ. Tôi thật sự thất vọng rằng quyền tự do tư tưởng và đối kháng hay đối lập với chính phủ hoàn toàn bị cấm đoán ở Việt Nam.  Dân biểu Thái Thị Lạc     Đó là những lời bày tỏ của nữ dân biểu Việt gốc Chàm Ève-Mary Thái Thị Lạc, đại diện dân cử khu vực Saint Hyacinthe-Bagot thuộc tỉnh bang Québec, Canada. Quan điểm của cộng đồng người Việt ở Québec đối với bà Thái Thị Lạc ra sao? Ông Trương Sĩ Thực, cư ngụ tại Montréal, phát biểu: "Đây là một biểu tượng cho thấy người Việt Nam chúng ta ở bất cứ nơi nào cũng có khả năng tham gia vào chính trường với điều kiện là người có tài. Đây là niềm hân hạnh cho những người dân khác tới định cư ở Canada, nhất là đối với người Việt Nam chúng ta, giúp đỡ được cho cái nguyện vọng của người Việt Nam chúng ta tại Canada. Người ta cũng kỳ vọng là người dân biểu này có thể cách này cách khác can thiệp với chính quyền Việt Nam, làm sao để người trong nước có thể sống thoải mái và dân chủ hơn.   Cái biểu tượng thứ hai, Canada là một nước dân chủ, họ chấp nhận mọi sắc dân, không kỳ thị, không kèn cựa với một ai. Ngay như bà toàn quyền của Canada, tức vị đại diện cho nữ hoàng Anh ở Canada, cũng là một người Haiti tức một người gốc da đen." Người thứ hai, nhà văn Tiểu Thu, cũng ở Québec, nêu lên một điểm mà bà nói là có sự lấn cấn khi nữ dân biểu Thái Thị Lạc đứng trong Bloc Quebecois, trong khi một số nhiều người Việt lại nghiêng về đảng Tự Do là một đảng chính trị lớn của Canada:  "Phải nói một phụ nữ năng động tài giỏi mới có thể vào được cái địa vị cao như vậy. Chỉ có cái bà đứng trong Bloc Quebeccois, nhưng mà chúng tôi, những người di dân, lại đứng về phía đảng Tự Do, thành ra cũng có hơi lấn cấn. Bloc Quebecois chủ trương tách xứ Québec ra khỏi Canada, và cái Parti Liberal là một đảng chung của Canada này. Bình thường những người di dân như chúng tôi lúc nào cũng muốn mình là một công dân của Canada hơn là một công dân Québec, bởi Québec chỉ là một tỉnh bang của xứ Canada." Trong đôi ba lần trả lời báo chí tại Montréal, nữ dân biểu Thái Thị Lạc có nói bà không chủ trương chia rẽ hay quyết liệt tách rời Québec khỏi Canada, chỉ mong mỏi những giá trị và những sự khác biệt của Québec được công khai nhìn nhận trong Liên Bang Canada.   
0 Rating 315 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
http://www.rfa.org/vietnamese/international/ChamNationalFederationCambodia_Truc-20060721.html?searchterm:utf8:ustring=champa Con số người Việt sắc tộc Chàm, còn gọi là người Chăm, sang Campuchia từ năm 1975 tính đến giờ khoảng 50.000. Họ sống lẫn lộn trong cộng đồng Chăm bản xứ, nói tiếng Campuchia thành thạo hơn ngôn ngữ Việt hoặc ngôn ngữ Chăm của tổ tiên họ bên Việt Nam. Trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện từ Phnom Penh, tiến sĩ Thành Thanh Dải, người Việt gốc Chàm ở Phan Rang từng qua Ukraina du học, hiện là chủ tịch Liên Đòan Dân Tộc Chăm Campuchia, nói về nổ lực của ông trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa cũng như ngôn ngữ Champa trong cộng đồng thiểu số Việt gốc Chàm ở Xứ Chùa Tháp. Trước hết, tiến sĩ Thành Thanh Dải trình bày nguồn gốc và lịch sử di dân của người Chăm từ Việt Nam sang Campuchia. “Người Chăm tại Campuchia là một cộng đồng dân tộc thiểu số. Quá trình lịch sử di cư từ Việt Nam sang Campuchia đã trải qua một thời gian rất dài và rất lâu theo từng nhóm người, từng giai đoạn. Nhưng mà cộng đồng người Chăm, theo tôi được biết và nghiên cứu, thì ho xuất thân từ Việt Nam sang chứ không phải nguồn gốc là Campuchia. Còn họ sang Campuchia thế nào thì nó rất nhiều yếu tố. Giai đoạn đầu tiên thì vào thế kỷ 16, 17 lận. Quá trình di cư lập nghiệp. Với lại người Chăm ở Việt Nam, có một số người theo đạo Hồi, họ sang Campuchia để có điều kiện tiếp tục đến Malaysia để tiếp xúc với đạo Hồi. Cho nên quá trình di cư của người Chăm nói chung là do yếu tố lịch sử, xã hội và chính trị nữa. Trước năm 1975, họ được chính sách rất ưu đãi trong kinh tế, xã hội, và giáo dục v.v.. Sau năm 75, chính sách dân tộc thiểu số của đảng CSVN cũng như chính phủ Việt Nam nói chung không quan tâm đến dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Chăm. Chính sách về tôn giáo chưa được quan tâm lắm. Vấn đề xã hội của họ cũng gặp khó khăn nữa, cho nên họ chạy sang Campuchia.” (Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên) © 2006 Radio Free Asia
0 Rating 881 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/BinguChampaInternationalArtsAndCulture_Truc-20070322.html?searchterm:utf8:ustring=champa  Ngược giòng lịch sử, từ lúc bị người Đại Việt lấn đất giành dân khi tiến về Nam tìm lãnh địa mới, đến giờ Vương Quốc Champa của người Chàm ở Việt Nam chỉ còn lại vài ngôi tháp cổ điêu tàn ở miền Trung nắng cháy. Sau tháng Tư 1975, theo làn sóng người miền xuôi , nhiều người Chăm cũng rời khỏi nước và tha phương khắp thế giới. Cộng đồng người Chăm Việt Nam ở hải ngoại là tiêu đề của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay. Lần dở chuyện xưa tích cũ trong lịch sử nước Nam, đến giai đoạn của Vương Quốc Champa, tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huy, đang dạy tại đại học Diderot VII bên Pháp, dẫn giải: “Champa là tên một cựu vương quốc của người Chăm tại Việt Nam. Vương quốc này xuất hiện tại vùng bán đảo Đông Dương từ thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ XIX. Trong suốt thời gian xuất hiện, thành lập và tồn tại đó, họ phải đương đầu với nhiều thử thách mà nặng nhất là với người Việt từ phương Bắc.” Thành ra chính trong những cuộc xung đột với người dân Đại Việt họ dần dần bị yếu thế, rút lui dần xuống phía Nam. Trận đánh đầu tiên quan trọng nhất mà đã đặt vương quốc Chiêm Thành dưới sự bảo hộ của Đại Việt là năm 1471 do vua Lê Thánh Tôn dẫn quân xuống đánh thành Đồ Bàn. Từ đó một số dân Chăm không chấp nhận sự đô hộ của người Việt nên đã chạy qua bên Cambodia tị nạn. Một số khác rút xuống phía Nam, các tỉnh Bình Định, Nha Trang, Phan Rang và Phan Thiết ngày nay. Số còn lại ở chung với người Việt và với thời gian họ đã thành người Việt. Thành ra miền Trung ngày nay từ Bình Định trở xuống đến Phan Rang Phan Thiết, một số vẫn còn giòng máu Chăm trong người dầu bề ngoài là người Việt chính thức. Như vậy đợt di dân quan trọng nhất của người Chăm sang Cambodia là năm 1471, sau đó là những đợt khác dưới thời các Chúa Nguyễn như Nguyễn Phúc Chu năm 1692, và cuối cùng là năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng. Champa là tên một cựu vương quốc của người Chăm tại Việt Nam. Vương quốc này xuất hiện tại vùng bán đảo Đông Dương từ thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ XIX. Trong suốt thời gian xuất hiện, thành lập và tồn tại đó, họ phải đương đầu với nhiều thử thách mà nặng nhất là với người Việt từ phương Bắc.   Số người Chăm tị nạn qua Cambodia càng ngày càng đông , thành một công đồng ngày nay khoảng hơn 270,000 người Cambodia gốc Chăm. Người Chăm tại Việt Nam hiện giờ khoảng 120.000, trong đó hai phần ba sống ở miền Trung, một phần ba sống ở vùng Châu Đốc Tây Ninh và Saigon. Người Chăm sống dọc duyên hải miền Trung theo đạo Hồi Bani tức đạo Hồi biến cải, thích ứng với văn hoá địa phương nghĩa là có thể ăn thịt heo và không còn đọc chữ Á Rập. Họ đọc chữ Phạn và theo những giờ giấc tụng kinh do các thầy đề nghị. Riêng người Chăm tại vùng Châu Đốc Tây Ninh họ vẫn giữ tôn giáo Hồi giáo theo kiểu người Á Rập tức là vẫn đọc kinh K’ran một ngày năm lần hướng về thành phố La Mecque. Thanh Trúc: Sau năm 1975 thì cũng có nhiều người Chàm bỏ nước sang Cambodia, Thái Lan và những nước khác? Dr. Nguyễn Văn Huy: Đúng vậy, tại vì trong cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ vào thành phố Phnom Penh giữa tháng Tư năm 1975 thì có khoảng 15.000 người Chăm tị nạn hẳn qua bên Thái Lan rồi ở lại đó luôn tới nay. Trong lúc đó tại Việt Nam cũng có một số người Chăm dùng đường biển chạy ra nước ngoài.” Hiện tổng số người Chăm tị nạn trên thế giới khoảng 22.000, có thể tăng do con cháu được sinh ra. Trong đó bốn phần năm ở tại Cambodia, tức hơn 15 ngàn, hội nhấp luôn với người Chăm đạo Hồi ở Cambodia. Bảy ngàn người còn lại được các nước Tây Âu chấp nhận như Pháp hơn một ngàn người, Đan Mạch 250 người, Canada khoảng 400 người, Úc 400 người, Hoa Kỳ đông nhất là khoảng 2000 người. Có một điều đặc biệt về khoảng 10,000 người Chăm chạy sang Cambodia, sau đó được Uỷ Hội Quốc Tế xin cho qua Mã Lai tị nạn. Nói theo lời tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huy thì mười ngàn người Chăm được đưa sang Malaysia đã tạo thành một cộng đồng Chăm gốc Việt quanh thủ đô Kuala Lumpur. Đúng vậy, tại vì trong cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ vào thành phố Phnom Penh giữa tháng Tư năm 1975 thì có khoảng 15.000 người Chăm tị nạn hẳn qua bên Thái Lan rồi ở lại đó luôn tới nay. Trong lúc đó tại Việt Nam cũng có một số người Chăm dùng đường biển chạy ra nước ngoài.   Quí vị vừa nghe tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huy với đôi nét sơ lược về Vương Quốc Champa hay còn gọi là Vương Quốc Chiêm Thành. Về di tích lịch sử, nếu Xứ Chùa Tháp có đền đài Angkor biểu tượng của thời đại Angkor huy hoàng tráng lệ, thì những ngôi đền xưa của người Chăm, gọi là Tháp Chàm, trông lẻ loi đơn độc làm sao trên con đường xuyên tỉnh giữa Phan Rang Nha Trang. Có phải hình ảnh cô đơn lẻ loi và xa xưa ấy có một linh hồn và một sức thu hút quyến rũ gợi trí tò mò của bao khách phương xa. Thế còn tâm tư của những người con người cháu từng nhận biết tổ tiên ông bà mình là dân tộc Chàm thì sao? Đến với chương trình hôm nay là ba người Việt gốc Chăm, một ở Canada, một ở San Jose miền Tây và một ở Pensylvania miền Đông Hoa Kỳ: “Tôi là Lưu Quang sang, người Chăm tỉnh Ninh Thuận, trước 75 là dân biểu quốc hội và hiệu trưởng trường trung học Pô Klon ở Ninh Thuận. Tôi là Nguỵ Văn Nhuận, trước kia tôi làm cho những công ty buôn bán của người Pháp. Sau đó tôi qua Pháp học ở Sorbonne. Tôi có bằng cao học ở Sorbonne về văn chương Chàm. Tôi là Chế Linh, định cư tại Canada, hoạt động trong lãnh vực văn nghệ ở các nơi, đồng thời đang nổ lực thức hiện chương trình văn hoá nghệ thuật Chăm tại nước ngoài. Không phải riêng ba người chúng tôi mà có rất nhiều anh em khác nữa trong mọi giới của Chăm cũng đang nổ lực phổ biến văn hoá Chàm. Đồng thời chúng tôi cũng biết rằng chúng tôi là một bộ phận của Việt Nam ngày hôm nay vì chúng tôi không phải riêng phổ biến văn hoá Chàm không mà phổ biến cả văn hoá Việt nữa.” Lưu Quang Sang: Ngắn gọn là chúng tôi sinh ra tại Việt Nam thì đương nhiên chúng tôi là công dân Việt Nam. Chúng tôi được sinh ra từ cha mẹ người Chăm thì chúng tôi là gốc Chăm. Song song với trách nhiệm của một người Việt Nam thì chúng tôi cũng nghĩ tới trách nhiệm thiêng liêng của một người dân tộc Chăm. Chúng tôi đã từng và sẽ đóng góp vào công việc bảo tồn phát huy văn hoá của dân tộc Chăm ở trong nên văn hoá của dân tộc Việt Nam nói chung. Bingu Champa này là một trong những biểu tượng thì chúng tôi hết lòng mong mỏi quan tâm cho các con em được học tiếng Chăm nói tiếng Chăm một cách rành rẽ. Hiện chúng tôi đang vận động nhưng cũng chưa tới đâu cả. Chắc chị cũng biết người Chàm chúng tôi thật ít ỏi ở đây.   Nguỵ Văn Nhuận: Cho tôi nói như thế này, chúng tôi không những nói được tiếng Chàm mà chúng tôi còn đọc và viết được tiếng Chàm. Thứ hai nữa như ông Sang vừa nói, chúng tôi sinh ra ở Việt Nam chúng tôi đương nhiên là công dân Việt Nam thuốc thiểu số người Chàm. Thanh Trúc: Thưa ông Lưu Quang Sang, ông Nguỵ Văn Nhuận và ông Chế Linh. Thanh Trúc còn nhớ thành phố cao nguyên Dalat, không xa vùng Phan Rang Phan Rí và vùng Nại bao nhiêu. Hàng năm Thanh Trúc thường thấy những người dân tộc Chàm đội những cái thúng, họ lên Dalat, ngồi dọc theo chợ Dalat gần khu Hoà Bình. Thấy ai đi qua họ ngoắc lại để coi chỉ tay và bán thuốc. Cái hình ảnh đó đậm nét trong trí nhớ của Thanh Trúc. Ông Lưu Quang Sang: Cái hình ảnh chị vừa gợi lên là một nét sinh hoạt ngày thường của một số người Chăm, đặc biệt là người Chăm ở vùng Phước Nhơn An Nhơn đó. Đó là một nghề mà họ học, một khoa chữa bệnh dân tộc truyền từ đời xưa tới giờ và những nơi đó họ còn thủ đắc được kiến thức y học dân tộc đó. Ví dụ họ lên Dalat hay những thành phố khác cũng là do nhu cầu mưu sinh. Thanh Trúc: Tổ chức Bingu Champa là để bảo tồn văn hoá nghệ thuật của người Chăm. Điều các ông muốn giữ nhất là tiếng nói, phong tục hay còn cái gì khác? Chế Linh: Bingu Champa này là một trong những biểu tượng thì chúng tôi hết lòng mong mỏi quan tâm cho các con em được học tiếng Chăm nói tiếng Chăm một cách rành rẽ. Hiện chúng tôi đang vận động nhưng cũng chưa tới đâu cả. Chắc chị cũng biết người Chàm chúng tôi thật ít ỏi ở đây. Ông Lưu Quang Sang: Tôi bổ túc ý kiến của anh Chế Linh. Bảo tồn văn hoá cụ thể như thế này: trước tiên chúng tôi phải thực hiện những lễ hội của người Chăm. Lễ hội hàng năm ở Việt Nam họ thường tiến hành thì ở đây chúng tôi cũng cố gắng chẳng hạn như lễ hội Ka Tê, lễ hội đầu năm. Mỗi năm như vậy chúng tôi đều cố gắng tổ chức cho cộng đồng ở nước ngoài sinh hoạt. Hồi xưa thì tổ chức ở Paris, bây giờ chúng tôi tập trung về Mỹ nhiều hơn. Ngoài ra thì chúng tôi cũng phải làm thế nào để dạy dỗ con cháu biết nguồn gốc, biết văn hoá tiếng nói của người Chăm. Người Chàm định cư bên Mỹ , bên Canada hay là bên Pháp thì sau một thời gian gọi là khó khăn ban đầu thì khi mà ổn định rồi thì chúng tôi thường xuyên về thăm quê hương. Bởi vì gia đình bạn bè bà con vẫn còn ở đó.   Chúng tôi cũng cố gắng nghiên cứu về lịch sử, viết thành sách hoặc phổ biến qua nhiều hình thức để người nước ngoài hiểu phong tục tập quán của người Chăm. Đó là những cách cụ thể. Thanh Trúc: Được biết bây giờ một trong những địa điểm du lịch bên Việt Nam là Tháp Chàm ở Phan Rang và hình như cũng có một Tháp Chàm ở Ninh Thuận hay Bình Thuận. Mới đây Thanh Trúc biết được cổ Tháp Chàm bên Thái Lan có kiến trúc giống Tháp Chàm bên Việt Nam. Tất cả đều có phần phôi pha theo thời gian rồi. Nói về những kiến trúc đó quí ông giải thích như thế nào? Ông Nguỵ Văn Nhuận: Văn hoá Chàm chẳng hạn như tháp cổ Chàm đó là từ Ấn Độ. Tuy nhiên cái đặc thù chẳng hạn như hoàn cảnh địa dư lịch sử, người Chàm không có làm lớn được. Nhưng người Chàm có kiến trúc đặc biệt của người Chàm, tuy ảnh hưởng Ấn Độ nhưng lại đặc thù cho người Chàm. Ông Lưu Quang Sang: Cái nét đặc thù của văn hoá và văn minh Chàm đó là ở điểm cụ thể như thế này: tất cả những gì người Chàm vay mượn từ nước ngoài khi du nhập vào Vương Quốc Champa rồi thì sẽ biến thể và mang màu sắc bản địa của nó. Tháp Chàm du nhập từ nơi khác, nhưng từ sự vay mượn người Chàm có sự chế biến mới trong đó để có những nét đặc biệt không nhìn thấy ở nơi nào khác. Tôn giáo cũng vậy, lấy ví dụ Hồi giáo là một đạo rất lớn trên thế giới, nhưng khi du nhập vào Vương Quốc Champa hồi thế kỹ thứ XVI thì đạo Hồi đó lại mang sắc thái đặc biệt, vẫn duy trì được phong tục tập quán gốc và trở thánh đạo Hồi bản địa gọi là Bà Ni chứ không giống như Islam chính thống nữa. Đặc thù của văn minh văn hoá Chàm là vậy, vay mượn nhưng biến trở thành của mình. Thanh Trúc: Thưa bên Việt Nam bây giờ người Chăm đang chuẩn bị cho lễ đầu năm. Quí ông có thể nói sơ qua về lễ đầu năm của người Chăm? Ông Lưu Quang Sang: Lễ đầu năm của người Chăm, ngày mùng Một tháng Giêng của Chàm Lịch , cũ thể năm nay là ngày 19 tháng Tư Dương Lịch , thay đổi tuỳ theo năm nhưng theo lịch Chàm thì nhất định. Lễ hội đầu năm gọi là Ro Kó Thun.. Ông Chế Linh: Ró có nghĩa là đón, Ró Kó Thun là đón năm mới. Thanh Trúc: Cái sự gắn bó của người Chàm hải ngoại và người Chàm ở quê nhà như thế nào? Chúng tôi mong mỏi những ngày tháng tới có một lễ hội nào đó mà chúng tôi có thể tạm gọi là một đại hội của người Chăm, cho tất cả bà con các nơi tụ về để cùng sinh hoạt để cùng san sẻ. Chúng tôi mong mõi rất nhiều.   Ông Lưu Quang Sang: Người Chàm định cư bên Mỹ , bên Canada hay là bên Pháp thì sau một thời gian gọi là khó khăn ban đầu thì khi mà ổn định rồi thì chúng tôi thường xuyên về thăm quê hương. Bởi vì gia đình bạn bè bà con vẫn còn ở đó. Chúng tôi rất gắn bó với cộng đồng người Chăm ở quê hương, thường trở về để sinh hoạt chung vào dịp Ka Tê hay năm mới. Chúng tôi cũng mong sinh hoạt chung của cộngt đồng Chăm bên hải ngoại giống như là sinh hoạt của cộng đồng Chăm ở bên nhà. Đó là cái cách để nối kết và gắn bó với nhau về lâu về dài. Ông Chế Linh: Tôi xin nhắc thêm là sinh hoạt của chúng tôi ở hải ngoại cũng rất bình thường, giống như sinh hoạt ở bên nhà vậy thôi. Người Chăm thường liên lạc với nhau và đón đầu năm hay là Ka Tê hoặc những lễ hội khác thì cũng tương tự, không khác nhau gì mấy. Thanh Trúc: Nỗi băn khoăn của những người con Champa xa xứ mà mà các ông muốn chia sẻ? Ông Chế Linh: Tôi đi cũng rất nhiều nơi, gặp bà con Chăm ở rải rác trên thế giới, tôi cũng thấy được sự khắc khoải suy tư của anh em của bà con hướng về quê hương đất nước, làm như thế nào để giữ được truyền thống tập quán của người Chăm. Chúng tôi thấy khó khăn cho những anh em ở xa cộng đồng Chăm quá. Bên Mỹ coi như là quá dễ dàng để sinh hoạt vì đa số sống tại Mỹ. Còn ở Canada thì cũng ít người, Úc cũng ít người , các nơi khác trên thế giới cũng vậy. Chúng tôi mong mỏi những ngày tháng tới có một lễ hội nào đó mà chúng tôi có thể tạm gọi là một đại hội của người Chăm, cho tất cả bà con các nơi tụ về để cùng sinh hoạt để cùng san sẻ. Chúng tôi mong mõi rất nhiều. Vừa rồi là cuộc đối thoại giữa ba người Việt gốc Chăm từ ba nơi khác nhau, cùng lên tiếng trong chương trình Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, đó là ông Lưu Quang Sang, ông Ngụy Văn Nhuận và ca sĩ Chế Linh. Thưa quí thính giả, như mọi người đã chia sẻ, chừng như khi đã kinh qua những nỗi khó khăn trong đời sống tị nạn, khi đã ổn định trong nếp sống thường nhất nơi xứ lạ, thì người con xa xứ nào cũng nghĩ ngay đến chuyện bảo tồn văn hoá và truyền thống đất mẹ trên quê người. Người Việt gốc Chăm ở Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Đan Mạch, Thuỵ Điển , Canada cũng không đi ra ngoài qui luật ấy. Nếu quí vị biết được ít nhiều về cộng đồng người Việt gốc Chăm đang định cư ở Malaysia, quí vị có vui lòng kể lại cho Thanh Trúc nghe không? Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
0 Rating 290 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
 Vào trưa ngày 29/12/2013, trong lúc tắm tại bãi biển 30/4 ở Cần Giờ (TP.HCM), 7 nam sinh của THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bình Dương) đã bị nước cuốn trôi. Hiện các lực lượng cứu hộ vẫn đang trong quá trình tìm kiếm thi thể các em.   Theo người dân, bãi biển nơi các học sinh ra tắm gần khu vực dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ nên có nhiều hố sâu, bãi trũng và nước xoáy bất ngờ. Nguyên nhân 7 nam sinh bị nước biển cuốn trôi vẫn chưa được xác định chính thức, tuy nhiên, một trong những tai nạn nguy hiểm mà chúng ta có nguy cơ bị mắc phải khi đi biển là bị dòng chảy xa bờ cuốn đi.     Để có một chuyến đi an toàn, bạn cần trang bị cho mình hành trang, kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình trước một số nguy hiểm bất ngờ có thể ập tới. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến khái niệm, cách xác định và bí kíp để sống sót nếu bạn không may lọt vào "dòng chảy tử thần" này.   Dòng chảy xa bờ là gì?   Rip Current là dòng chảy xa bờ, dòng ngược. Đây là một dòng chảy khá dài và hẹp, chảy từ phía bờ hướng ra biển, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa bão.   Cơ chế hình thành dòng chảy xa bờ.   Về cơ bản sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ. Nhưng khi nước biển được đưa liên tục vào bờ, nó sẽ tập hợp lại thành một dòng chảy đi thẳng ra biển, khi đó, dòng chảy xa bờ hình thành.   Dòng chảy này xảy ra trong vùng sóng đổ, thường do địa hình vùng biển. Vùng này ở xa bờ thường bị chắn bởi san hô hoặc cát, đá ngầm, khi sóng ập đến sẽ dồn nước vào một lạch sâu, rồi đổ ngược ra khơi.     Dòng chảy xa bờ thường khá hẹp, từ 1-3m, nhưng có khi rộng đến cả chục mét, kéo dài đến hàng trăm mét ngoài khơi. Đây là dòng chảy rất mạnh và nguy hiểm, với vận tốc sóng dao động từ 0,5- 1m/s, nhưng cũng có lúc lên đến 2,5m/s. Lúc này, kể cả vận động viện bơi lội cũng không thể bơi ngược dòng. Theo thống kê, có hàng trăm vụ chết đuối trên các bãi biển mỗi năm vì dòng chảy này.     Có 3 loại dòng chảy xa bờ:   - Dòng ngược tức thì (Flash Rip Current): dòng chảy hình thành, biến mất nhanh chóng do sự giảm của mực nước biển và độ cao của sóng tăng đột ngột.   - Dòng ngược cố định (Fixed Rip Current): hình thành do nước biển bị chắn bởi 2 đường cát, có thể tồn tại trong khoảng thời gian từ vài ngày đến hàng tuần, thậm chí hàng tháng.   - Dòng ngược vĩnh cửu (Permanent Rip Current) hình thành do địa hình vùng biển. Ở vùng biển có nhiều san hô, dòng chảy này có thể tồn tại vĩnh viễn.   Cách xác định dòng chảy xa bờ   Rip Current có thể xuất hiện tại bất kỳ nơi nào có sóng, kể cả hồ lớn (ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào). Nhưng để xác định nó không phải dễ dàng đối với những người chưa biết. Những bức ảnh dưới đây có thể phần nào giúp chúng ta xác định được dòng xoáy tử thần này.   Có thể xác định khi thấy dòng nước bị khuấy tung, ngầu bọt, hoặc hơi bập bềnh.   Dòng ngược thường cuốn theo rong biển và các mảnh vật trôi nổi khác như rác, tạo thành một dòng hướng ra xa bờ.   Dòngchảy xa bờ cũng khuấy cát từ dưới đáy nên nếu đột nhiên thấy vùng nước có màu đục hơn hẳn so với các vùng xung quanh, hãy tránh xa.   Một đoạn đứt gãy trong cơn sóng cũng là dấu hiệu nhận biết của dòng chảy xa bờ.   Dưới đây là video "tua nhanh" (time-lapse) cho thấy hướng di chuyển của dòng chảy xa bờ (phần màu nước biển xanh tím thẫm bị nhuộm) ở biển:       Bí kíp để thoát khỏi dòng chảy xa bờ   Rip Current có thể đột nhiên xuất hiện với vận tốc từ 0,3 - 0,6m/s và thường sẽ không có dấu hiệu để nhận biết. Nhưng một khi lọt vào và để bị cuốn ra xa, dòng chảy này có thể nhanh chóng "tăng tốc", đạt đến 1 - 2,5m/s, lúc này, không ai có thể thoát khỏi dòng xoáy tử thần này.   Nhưng khi mắc phải dòng xoáy tử thần, bạn hãy cố gắng thực hiện những điều sau đây:   ✪ Không được hoảng sợ. Đây là điều tối quan trọng. Cảm giác bị cuốn trôi ra ngoài khơi chắc chắn sẽ rất tệ và kinh khủng, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Dòng rút bờ sẽ không hút bạn xuống đáy mà chỉ đưa bạn ra xa bờ thôi. Và thông thường, dòng chảy tức thời đưa bạn ra xa bờ khoảng 30m.     ✪ Không bơi ngược dòng. Đừng cố gắng bơi ngược dòng chảy xa bờ bởi hầu hết các trường hợp chết đuối vì dòng ngược không phải vì bị hút xuống dưới mà vì người bị nạn quá hoảng loạn và cố gắng bơi ngược dòng nước.   Đây là điều không thể, vì với vận tốc 2,5m/s thì dù có là Michael Phelps - anh chàng kình ngư người Mỹ với nhiều kỷ lục thế giới - cũng sẽ kiệt sức và chết đuối mà thôi.     ✪ Bơi ngang bờ biển. Thay vì cố bơi ngược dòng, hãy tìm cách bơi song song với bờ biển, tức là vuông góc với dòng chảy. Sau khi đã thoát khỏi dòng xoáy, hãy bơi chéo góc và hướng về phía bờ.   ✪ Đi theo dòng chảy. Đối với những người không biết bơi, hoặc đã đuối sức, không đủ thể lực để thoát khỏi dòng ngược, hãy thả nổi mình trôi theo dòng. Khi đã hết dòng ngược, cố gắng bơi song song với bờ biển, hoặc ra hiệu cho cứu hộ hoặc người dân gần đó ứng cứu.   theo kienthucphothong.com (Theo Ttvn.vn)
0 Rating 216 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 31, 2013
Cầu chc mọi người năm mới đạt nhiều thắng lợi mới !
0 Rating 342 views 2 likes 0 Comments
Read more
TẠI SAO CHÚNG TA HÉT LÊN KHI GIẬN DỮ?Một vị thánh dòng đạo Hinđu tới dòng sông Ganges để tắm thì nhìn thấy một nhóm các thành viên trong gia đình nọ đứng ở trên bờ. Họ đang hét lên với nhau trong sự giận dữ. Ông quay sang các môn đệ, mỉm cười và hỏi “Tại sao người ta lại hét lên khi tức giận như vậy?”Các đệ tử suy nghĩ một lúc và lát sau, một trong số họ trả lời “Chúng ta hét lên khi giận dữ vì khi ấy chúng ta mất bình tĩnh”.“Nhưng tại sao chúng ta lại nhất thiết phải hét lên hay to tiếng với người bên cạnh mình lúc đó? Chúng ta có thể nói với họ những lời lẽ nhẹ nhàng và từ tốn kia mà?”Các môn đệ đưa ra một số câu trả lời khác nhưng không ai có sự hài lòng về cách lý giải.Cuối cùng vị thánh giải thích “Khi mọi người đang giận nhau, trái tim của họ xa nhau rất nhiều. Để vượt qua khoảng cách ấy, họ phải hét lên hoặc phải nói to hơn để có thể nghe thấy tiếng của nhau. Sự giận dữ trở nên mạnh mẽ để bù đắp lại khoảng cách. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hai hoặc tất cả mọi người yêu thương nhau? Họ không hét vào mặt nhau, không nói to. Họ trò chuyện một cách nhẹ nhàng bởi trái tim của họ đang rất gần…khoảng cách của họ không tồn tại hoặc rất nhỏ” - vị thánh tiếp tục “Khi mọi người yêu thương nhau nhiều hơn, có gì khác biệt? Họ không nói, họ chỉ thì thầm nhưng thấy được sự gần gũi thân thiện vô cùng. Cuối cùng, họ thậm chí cũng chẳng cần thì thầm nữa. Họ chỉ cần nhìn nhau, đó là tất cả.”Sau đó, ông nhìn các môn đệ và nói “Vì thế, khi tranh luận với ai, bạn đừng nên dùng những lời lẽ hay sự chỉ trích nặng nề, đừng để khoảng cách giữa mình và đối phương trở nên xa hơn bởi cho đến một lúc nào đó, nếu nó đi quá xa thì bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy đường quay trở lại nữa”.
0 Rating 312 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On November 19, 2013
- Lạy cha! Em b cꪡi ny từ đu ra? - Trࢪn đi thờ. Người đn ࠴ng nhn theo chỉ tay của vợ về cuối đường hầm hun ht v캠 nhận ra rằng mnh đang ở đoạn đầu của một cung điện. Cn v체 số điều hấp dẫn v lạ mắt vẫn đang chờ ng ở phഭa trước. Định đi tiếp nhưng mt sức mạnh v h䴬nh đ ghm chặt 㬴ng lại. Giận dữ v kinh ngạ, ng chỉ tay lപn linh vật. - Em...em định mang n đi đu? - Mang về Mỹ Sơn. Vi㢪n kiến trc sư thốt ln kinh ngạc: - Về Mỹ Sơn? Mặc dꪹ hiểu được nỗi lng khao kht ch⡡y bỏng tm lại bu vật thi졪u đốt trong tri tim vợ ng bấy lᴢu nay, nhưng ng khng ngờ c䴴 ta lại xốc nổi như vậy. Chỉ mấy pht trước đy, nꢠng cn l phụ nữ non gan e thẹn, vậy m⠠ chỉ trong pht chốc, php thuật nꩠo đ đ biến c㣴 trở nn ngang nhin đến điꪪn loạn như thế. - Khng được, - ng dứt kho䔡t xua tay, - Những thứ nằm trn đi thờ lꠠ bất khả xm phạm! - Đy l⢠ bu vật của người Chăm. - C nᴳi đầy thch thức - N phải trở về với người Chăm. - Nhưng kh᳴ng phải lc ny, hꠣy trả lại đi thờ ngay! - Khng được, - Cഴ bướng bỉnh đp – Đy lᢠ Quốc bảo của Champa, l linh hồn của người Chăm, chng ta phải cຳ trch nhiệm trả về đng chốn của nẳ. - Hy nghe anh ni đ㳣 - ng xe hai tay ph䲢n bua.- Chng ta sẽ hồi hương những g đꬣ bị lấy cắp nhưng chưa phải lc ny. Ch꠺ng ta chưa hiểu g về thnh địa n졠y v sẽ phải trả gi đắt cho sự xốc nổi vࡠ ngu dốt. - Khng by giờ th䢬 bao giờ? Ngoi ti vഠ anh ra cn ai nữa? – C lại lⴹi xa tầm tay của người chồng như trnh một kẻ phản trắc - Tổ tin em đ᪣ mất bao nhiu cng sức v괠 cả mu để đi tm nhưng đều thất bại. Đᬢy l cơ hội duy nhất v t࠴i khng thể chờ thm được nữa. Anh kh䪴ng thuyết phục nổi ti đu! Kh䢴ng chần chừ, người vợ m chặt bu vật nặng h䡠ng chục cn lao ra cửa với một sức mạnh kinh ngạc. Nng bất chấp b⠳ng đm v sợ hꠣi khi băng ngang trước mũi thần rắn. Người đn ng Phഡp chỉ biết chạy theo soi đn cho c khỏi ng责 m khng dഡm chộp vo người vợ đang nổi cơn li đബnh. Khi chạm vch đ, người phụ nữ quay phắt lại nhᡬn ng thế thủ. Nhn cặp mắt hoang dại m䬠 ng chưa bao giờ nhn thấy ở người phụ nữa đầu gối tay ấp mấy năm nay, bản năng sinh tồn m䬡ch ng khng n䴪n dồn ai đ vo đường c㠹ng. ng lԹi lại v tỏ ra lịch lm như một đ࣠n ng Paris thứ thiệt. - Anh hiểu v tr䠢n trọng suy nghĩ của em. Nhưng chng ta khng thể đ괳n rước thần linh một cch th bạo như vậy. Đᴢy l di sản của Champa nhưng đ nằm trong lࣣnh thổ Camboge mấy trăm năm nay. Để mang được n về chng ta phải giải quyết nhiều vấn đề lịch sử để lại. D㺹 sao chng ta cũng sẽ hnh xử đꠠng hong trong luật php chứ khࡴng phải hnh động như những tn ăn cắp! - Kh઴ng, sẽ khng cn ng䲠y no nữa, em linh cảm rằng chng ta khິng thể quay trở lại đy được nữa. Ch⠺ng ta sẽ vĩnh viễn mất linh vật ny! Người đn ࠴ng Paris len ln sấn tới, chỉ đợi một ci chớp mắt của c顴, ng sẽ vồ cướp. - Đừng động vo t䠴i - c dơ cao pho tượng - nếu ng cướp, t䴴i sẽ đập đầu chết ngay trước mặt ng... Lời ni n䳠y đ đnh gục 㡽 đồ của ng. Đứng chết lặng giữa phng, mắt 䲴ng trn trối nhn người phụ nữ xinh đẹp v⬠ tự hỏi rằng nng c cೲn l vợ mnh nữa hay kh଴ng. Sai lầm! Khng phải sai lầm khi cưới nng m䠠 sai lầm khi đưa nng vo đࠢy. Ngn lần sai lầm. - C cള biết l c đang xഺc phạm thần linh khng hả? ng chỉ c䔲n biết trt hết tức giận vo lời n꠳i nhưng tiếng go của ng dội vഠo vch đ rồi hắt thẳng vᡠo chnh mặt ng. N�ng vẫn im lm dựa lưng vo c젡nh cửa v khng thể nഠo nhn thấy dng chữ đang tỏa 첡m kh ngay trn đầu c� ta. ng rԹng mnh nhận ra dng chữ Phạn kia l철 dnh cho ng, nള đang chiếu thẳng vo số mệnh ng. Họ nhബn thẳng mặt nhau trong bng tối, yn lặng đến rợn người. Tiếng t㪭ch tch trn chiếc đồng hồ đeo tay đang nhắc nhở �ng thời khắc sắp đến. Cửa sẽ mở. ng đưa tay nhԬn đồng hồ v hốt hoảng khi nhận ra thời khắc chỉ tnh bằng giୢy v c ta sẽ dễ dഠng thot ra ngoi. Thời gian cứu vᠣn thần linh của ng sắp hết. Người phụ nữ vẫn nn lặng chờ đợi v䩬 c biết thời gian đang ủng hộ mnh. Trong t䬭ch tắc ng biết mnh vẫn ho䬠n ton lm chủ tࠬnh huống. Cnh cửa sẽ khng khởi động nếu ᴴng kịp ngắt mng nước. Nhanh như cắt, ng quay đầu lao vụt vᴠo bng tối, chưa đầy mười giy sau 㢴ng đ đứng giữa thc nước. - Khoan, anh l㡠m g thế? - tiếng vợ ng h촩t ln ngay sau lưng - khng được th괡o nước. ng đứng khự lại giữa dԲng chảy khng phải v tiếng th䬩t sau lưng m l ࠢm thanh khc. ng chiếu đᔨn ln v kinh hꠣi khi thấy trần nh như đang hạ xuống. Tiếng rt của những phiến đୡ xanh miết vo nhau nghe lộng c. ೔ng biết đ qu muộn, l㡺c ny khng cള sức mạnh no c thể ngăn cản cỗ mೡy khủng khiếp kia khi n đ khởi động. - Chạy đi! – 㣔ng tht to về pha vợ rồi lao vọt l魪n bờ trước khi trần nh sập xuống. Mặc d b๳ng tối bao trm, ng vẫn lao đ鴺ng hướng cnh cửa đ đang rung chuyện. Trước ᡴng khng xa tiếng bước chn dồn dập của người vợ. - Dừng lại! Kh䢴ng kịp đu...- ng h⴩t ln. Nh khảo cổ ngũ tuần rướn hết sức lao theo, bốn bề rung chuyển tưởng như một cơn địa chấn đang ập đến. Một tiếng r꠭t ngh tai vang ln cꪹng với luồng nh sng trᡠn vo. Hnh ảnh mong manh b଩ nhỏ của vợ ng như đang bay khỏi mặt đất hướng về nh s䡡ng. V đ cũng lೠ hnh ảnh nguyn vẹn cuối c쪹ng m ng cലn thấy về người vợ đng thương của mnh. Tiếng động kinh hoᬠng vang ln. Tất cả chm vꬠo bng tối. ng tin rằng vợ m㔬nh đ may mắn thot qua c㡡nh cửa. Định quay lại con suối th tiếng động lạ trước mặt lm 젴ng ch . Nhẹ nh꽠ng ngồi xuống trong bng đm, 㪴ng linh cảm một sự thật kinh người đ by ra trước mắt. 㠔ng nhặt vội cy đn tr⨪n sn rồi chiếu vo nơi phࠡt ra tiếng động. Lạy cha ti! Th괢n thể nng bị đứt la. ଔng khụy xuống để hai cặp mắt kinh hồncủa họ gặp nhau lần cuối. Một ln hơi thều tho hướng về ph࠭a ng. - ...Hy mang n䣳... về Mỹ Sơn... Ln hơi yết ớt tan biến vo hư v࠴. Người đn ng Phഡp mắt nha đi v kh⠴ng cn dm nh⡬n mu của nng đang trᠠo ra trước ngực v tưới đẫm ln cả linh vật đang nằm trપn tay nng. Một cu hỏi xoẹt ngang ࢳc ng. Phần thn c䢲n lại của nng đang ở ngoi hay rơi xuống hầm tối. R࠵ rng ng đണ thấy nng băng qua cửa nhưng khng hiểu sao lại bị bật ngược vഠo trong. ng soi đԨn ln vết thương của nng vꠠ rng mnh kinh h鬣i khi thấy một bn tay gn gốc bị chặt ngang cổ tay đang bấu lấy ngực ࢡo vợ mnh. Ai? Bn ngo쪠i cnh cửa đ kia lᡠ ai? L người hay quỷ dữ. ng lạnh gԡy khi nghĩ rằng, mnh cũng khng thể to촠n mạng khi ra khỏi đy. Ln m⠡u nng hổi đ lan ướt dưới ch㣢n ng. Đứng chết lặng trn s䪠n, ng hi h䣹ng nhn cch cửa t졡p đầy mu đang rỏ rng rᲲng xuống đất như một my chm vừa xong ca h᩠nh quyết để bảo vệ một chn l h⭹ng hồn khắc su trn đ⪡. ‘’D"ng mu cho Ngi! kẻ nᠠo xc phạm đến thần linh sẽ bị rt sạch m꺡u ba đời dng ln Ng⪠i’’
0 Rating 329 views 0 likes 0 Comments
Read more
“Chia Sẻ” Điều Kiện Để Thành Công.   Trong tiếng Anh, ‘Companion’ có nghĩa là bạn, bầu bạn, làm bạn. ‘Companion’ có nguồn gốc từ chữ Latin: ‘Com’ và ‘Panis’ với nghĩa là chia bánh mỳ cho người khác. Từ này là từ gốc của ‘Company’ (Công ty), và sự ‘chia sẻ’       cũng có thể được hiểu như là sự ‘kết bạn’ bầu bạn với nhau, đồng cảm và đồng hành….. Thực tế cho thấy trong đời sống, ở đâu có sự ‘sẻ chia’ ở đó có sự ‘trao đổi chất’ trong ‘môi trường’. Đó là sự tương hỗ qua lại giữa người với người, kiến thức với kiến thức, tình cảm với tình cảm, là miếng ăn hay việc làm…..vv… Chúng ta không thể cho đi cả một cái bánh  mỳ, vì mỗi người cũng cần nó cho sự sống của bản thân, nhưng chúng ta có thể ăn ít hơn nguyên cả khẩu phần khi ta bẻ chiếc bánh mỳ ra cho người khác, người không có và đang cần nó. ‘Thành công’ là một khái niệm mà thước đo giá trị của nó phải được đánh giá dựa trên kết quả ‘so sánh’ với một ‘cộng đồng’. Không ai có thành công mà lại chỉ có một mình cả. Vì thế sự phát triển ‘cộng đồng’ là cần thiết cho một thành công. Lấy một ví dụ trong ngành kinh doanh trực tuyến, bạn không thể thành công nếu cứ khư khư chỉ có riêng bạn. Chúng ta không dám để cho những người khác chia sẻ ‘địa chỉ’ của họ trong ‘nhà ‘ mình vì sợ rằng như thế ‘khách’ đến nhà mình sẽ ‘thông cửa’ mà đến nhà khác mất. Đó là một sai lầm lớn, không dễ gì thay đổi tư tưởng với tư duy ‘cho đi sẽ nhận lại’ (một trong những ví dụ thành công lớn nhất trong việc chia sẻ đó là chính sách ‘mở cửa’ giao thương với bên  ngoài của các quốc gia, trong đó có Việt  Nam). Vấn đề không phải là ‘cấm cửa’ mà là phải tìm ra giải pháp để ‘có đi có lại’ người ta đến với mình, không có nghĩa chỉ đến với mình mà thôi bởi nếu như thế thì đó là ngõ cụt. Những mạch huyết giao thông tiện lợi và có khoa học luôn có sự thông suốt và luôn có đường dẫn đến ‘nhà mình’.   Từ tiếng Pháp ‘ Compagnon designates’ được truyền bá khắp châu Âu từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 và thậm chí tồn tại cho đến ngày nay trong một số hệ thống quản lý. Một người trở thành bạn đồng hành với người khác khi họ đi chung trên một con đường  và chia cho nhau mẩu bánh mỳ. Bài viết có sử dụng trích dẫn từ cuốn sách: “Chiếm Lĩnh Thế Giới Kinh Doanh Mới”
0 Rating 462 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On July 7, 2013
Mikwa v PGS TS Po Dharma ranam, Nghin cứu khoa học trn thế giới thường chỉ tham khảo, ꪭt được nghe v lm theo lࠠ chuyện bnh thường. Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 (HTKL) khng được ch촭nh phủ, đồng bo lắng nghe, p dụng, khࡴng c nghĩa l người ta chống ph㠡 PGS TS Po Dharma. Cn rất nhiều thứ khc để nghi⡪n cứu v người ta c thể nghe vೠ lm theo anh. V vậy nếu vବ chữ Cham Akhar Tharh m Dharma, Champaka lỡ ln ડn v chửi người tốt, do khc quan điểm với anh, th࡬ ngưng chửi. Tốt nữa th phải xin lỗi họ v bạn đọc. Ch젭nh những cu chữ dưới đy trong văn kiện quan trọng của Dharma, “Ng⢴n ngữ v chữ viết Cham trong qu tr࡬nh lịch sử” đ lm ph㠡 sản kết quả HTKL. Điều m ngay từ đầu được những nh chuyࠪn mn ngn ngữ học tại HTKL đ䴣 gp , nhưng kh㽴ng được điều chỉnh. V những luận cứ, khng bao giờ t촬m thấy ở nh ngn ngữ học khഡc, d l nghiệp dư, của Dharma như (c頳 thể by giờ Dharma vẫn chưa hiểu sai ở đu, n⢪n vẫn chửi rất hăng): 1/. “Dựa trn nguyn tắc trꪪn người ta kết luận rằng, trong tiếng Chăm cổ điển baluw c thể l ch㠬a kha để biến m tố (phon㢨me) ak, uk˻ từ m trắc ra m trầm” (tr. 9) 2/. “chữ Chăm cổ điển bị tho⢡i ha để nhường lại vị tr cho một loại chữ viết mới gọi l㭠 akhar thrah xuất hiện lần đầu tin trn bia kꪽ Po Rom” (tr. 12) 3/. “pak nằm ở tiền tố của phụ gia ngữ (affixe) khng buộc phải l鴠 pak praong.” (tr. 12) 4/. “baluw l k hiệu chỉ cཱི gi trị khi dng nṳ để biến m tố (phonme) ak, uk, ek ⨫m trắc th⻠nh m tố (phonme) ak, uk, ek ⨫m trầm m⻠ thi.” (tr. 14) 5/. “Chế biến paoh gak ở hậu tố.” (tr. 23)… Dharma-Champaka (CPK) nn tự r䪺t ra bi hoc từ sự ph sản của HTKL lࡠ do hạn chế tự thn, hơn l l⠪n n, kết n, hay dựng chuyện nghiᡪn cứu đời tư những người đ ni sự thật v㳠 đang truyền b chữ Cham Akhar Thrah (AT) phổ thng. Nghiᴪn cứu hay bo ch của anh cũng cần phải c᭳ CƠ SỞ DỮ LIỆU (bằng chứng) m ai cũng c thể kiểm chứng được để người ta tin. Dữ liệu kh೴ng ai c thể thấy được (chưa cng bố), từ một nguồn kh㴴ng tin cậy (hư cấu, hay sng tc, nghe lᡳm) th xem như khng c촳 dữ liệu (tối kỵ trong nghin cứu khoa học). Khoa học v bꠡo ch m s�ng tc th mất tᬭn nhiệm. Khng ai tin l do sản phẩm của anh kh䠴ng đủ tm, đủ tầm, chứ khng cⴳ nghĩa l ai đ chống phೡ anh Dharma hay CPK. V TS Quảng Đại Cẩn (QDC) v Thạch Ngọc Xu젢n (TNX) trực tiếp thng bo cho thế giới biết c䡡c hạn chế của HTKL 2006 nn bị Dharma tức v vạch lꠡ tm su đời tư của hai người n좠y. D lấy tn kh骡c, bu xấu đời tư của TS. QĐC v TNX, th꠬ chỉ c Dharma. Lm như vậy chứng tỏ Dharma đuối l㠽 khng trả lời được những cu hỏi chuy䢪n mn, nn chửi, cũng l䪠 tự bu xấu Dharma v CPK. Chưa muộn, anh Dharma trả lời được cꠢu hỏi sau, sẽ thấy ci chửi của anh l vᠴ l. Hy n�u ra, INƯ AKHAR, TAKAI AKHAR, VẦN no c trong Akhar Thrah truyền thống mೠ khng c trong s䳡ch gio khoa hiện nay, Akhar Thrah phổ thng của BBSSCC? Việc dựng chuyện, sᴡng tc, chửi người khc quan điểm, chỉ duy nhất cᡳ Dharma, vỏ bọc Champaka, v cc mặt nạ, đࡣ chửi rồi, chửi nữa, nn đồng bo đꠣ thuộc bi. Năm 2007, bảy ngy sau Hội Thảo của Thứ Trưởng Đặng H࠹ynh Mai quyết định khng p dụng kết luận của HTKL, Dharma, với t䡪n Jakathot 4, đ mở ta 㲡n nhn dn Champa l⢪n n tập thể BBSSCC, ng Tỷ, ᔔng Trại, Inrasara, Quảng Đại Cẩn v TS Bi Kh๡nh Thế. Năm 2013, TS Quảng Đại Cẩn sẽ bo co về chuyện Dharma sᡡng tc “ngữ m, ngữ tố Cham, thᢠnh phần cốt li v vệ tinh” tại Hội Thảo Quốc Tế H堠 Nội, v mở đường cho Akhar Thrah phổ thng của BBSSCC lപn cấp 2, 3 v đại học. Biết chuyện, cha đẻ HTKL, Dharma qu đau, với tࡪn BBT CPK, L Nhn T�m, Nguyễn Văn Xương.., quyết bu xấu bằng được TS QDC, no lꠠ bt chiến, hiện tượng, no lꠠ kẽ ho danh lạc loi... Nhưng bạn đọc cười nᠴn v cả ngn gi젡o vin tiếng Cham, hng vạn phụ huynh Cham biết r꠵ QDC đ lm g㠬, thấy 90% hư cấu, viết cho hả giận kiểu CPK th chỉ c Dharma. Chờ xem phần tiếp Dharma Nguyễn Van Xuong c쳳 sng tc mới hay nhai lại. Nếu TS QDC nᡳi sai th hy chứng minh để ch죭nh phủ v đồng bo kh࠴ng lắng nhe v lm theo ࠴ng ấy. Việc TS QDC c vai tr g㲬 trong BBSSCC, đ lm g㠬 để học ln Tiến Sĩ, l đời tư, kh꠴ng dnh lu g� đến vụ ph sản của HTKL. Việc Thạch Ngọc Xun lấy con lai đi Mỹ, lᢠm ăn sinh sống thế no l đời tư, kh࠴ng lin quan đến vụ ph sản của HTKL. Việc ꡴ng Lộ Minh Trại, Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Văn Đảo bn bạc về phương hướng đưa chữ Cham ln cấp 2, cấp 3, vઠ đại học l nhiệm vụ bảo tốn tiếng Cham do chnh phủ chỉ định, kh୴ng lin hệ g đến vụ tự phꬡ sản của HTKL. Việc cc nhn sỹ tr᢭ thức Cham c kiến thật về Akhar Thrah Cham tại HT của thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai 2007, hay sau n㽠y như Quảng Văn Chung, Đạo Văn Chi, Thnh Ph Nິng, Thuận Ngọc Thnh… vv v vv, lࠠ trch nhiệm ni lᳪn sự thật, khng dnh d䭡ng g đến vụ tự ph sản của HTKL. Ngay cả việc 13 t졡c giả “Ngn ngữ Cham, thực trạng & giải php” viết để nghi䡪n cứu về Akhar Thrah thuyền thống, khng c 䳽 chống ai, như B Văn Quyến v nhiều người đᠣ minh định. Họ cng khng cള ni theo hay cứu vớt HTKL khỏi bị ph� sản. V HTKL ph sản, Dharma, CPK tức tối đổ oan cho người tốt l졠 đội ngữ bt chiến, Chm gian, hay giꠡn điệp, hay g g nữa để chống ph쬡 CPK-Dharma, l nhầm to v kh࠴ng nn. Họ v can, v괠 khng c l䳽 do g để chống Dharma-CPK. Chuyện dạy Akhar Thrah thế no, từ khi BBS ra đời, họ đ젣 ni, sẽ tiếp tục ni. Mọi người c㳳 quyền c quan điểm ring, v㪬 l ti sản của họ. Cࠠng, hư cấu, sng tc, vᡠ chửi người khc quan điểm, cng khiến HTKL phᠡ sản nhanh v ton diện. Inrasara khen TS Quảng Đại Cẩn về Hࠠ Nội, Ninh Thuận v Si G࠲n thnh cng. Rumi của EFEO cള sẵn khng dng, c乲n dm ni chờ ᳡p dụng Latinh của TS QDC cho Từ Điển 5000 từ sắp xuất bản. Inrasara phải ăn ngay quả “Hin Tượng” nữa của Dharma. Chỉ c một “nh고 hiện tượng học”, hiện tượng Chế Linh, hiện tượng Inrasara, hiện tượng Quảng Đại Cẩn, Hiện tượng Lm Gia Tn, hiện tượng B⢡ Văn Đng, hiện tượng Kiều Ngọc Quyn vv trong qu䪡 khứ. Nn Nguyễn Van Xuong, hay B Văn Thuận, Jakathot 4, BBT, Thout Jama… cũng chꡭnh l “nh hiện tượng học”: Dharma. Hiện tượng mới sẽ c࠳ nếu ai đ khng n㴳i theo ngộ nhận của Dharma. Tru chết để da, người chết để tiếng. Dharma xy dựng “thương hiệu” kh⢡ thnh cng vừa lഠm khoa học, vừa nghin cứu đời tư, v chửi người khꠡc quan điểm: ni kiểu “Dharma”, viết kiểu “Champaka”. Rất may, cc khoa bảng, giới trẻ Cham đều biết v㡠 trnh kiểu ny. Chᠺc Dharma, Champaka hoạt động khoa học, bo ch hay hơn v᭠ nhiều hơn nữa. Nhớ, khng nn đem đời tư người ta ra nghi䪪n cứu, hay sng tc nữa. Khᡴng nn nghin cứu mꪣi ci đ nᣳi xong rồi. Đề ti rất rộng đang chờ anh. Thời đại ton cầu, kh࠴ng nn “g qu꠨ ăn quẩn cối xay”, diễn hi mi. Phải, l࣠m cho người Cham nể, phục v tự ho, đừng lࠠm cho fan của anh thương hại v mắc cỡ khi nhắc đến tn anh. Lời thật mất lલng, nhưng tất cả đều do muốn tốt cho anh. Đổi mới hay khng l do anh. Theo xu thế đi l䠪n, v đi về pha trước c୹ng đồng bo, đp ứng lࡲng mong mỏi của của cc tr thức trẻ, của d᭢n tộc Cham hay khng l do anh tự chọn. Ch䠺c anh Dharma-CPK đổi mới được v lun mạnh, THUG SIAM. ഠ TS. Quảng Đại Cẩn
0 Rating 291 views 0 likes 0 Comments
Read more
NĂNG LỰC MẠNH MẼKhả năng tưởng tượng c lẽ l năng lực mạnh mẽ nhất m㠠 bạn c được. Tất cả những cải thiện trong cuộc sống của bạn đều bắt đầu từ sự cải thiện về những hnh ảnh trong t㬢m tr bạn. T�nh trạng hiện nay của bạn phần lớn l do những bức tranh trong tm trࢭ của bạn dẫn dắt. Khi bạn thay đổi những hnh ảnh trong tm tr좭 mnh th thế giới b쬪n ngoi của bạn cũng sẽ thay đổi tương ứng.Sự tưởng tượng sẽ k࠭ch hoạt Luật Hấp dẫn, thu ht con người, cơ hội v nguồn lực từ b꠪n ngoi vo cuộc sống của bạn, những điều mࠠ bạn cần để đạt được những mục tiu của mnh.Sự tưởng tượng cũng kꬭch hoạt Luật tương đồng, với nội dung l “Bn trong ra sao, bપn ngoi thế ấy”. Khi bạn thay đổi những bức tranh bn trong tઢm tr mnh, th� thế giới bn ngoi cũng bắt đầu thay đổi. V꠬ bạn sẽ trở thnh điều m bạn lu࠴n nghĩ đến, nn bạn cũng sẽ trở nn giống với điều mꪠ bạn lun tưởng tượng ra.Wayne Dyer ni rằng: “ Bạn sẽ nh䳬n thấy n khi bạn tin vo n㠳”. Nh hng biện Jim Cathcart th๬ ni:” Người m bạn nh㠬n thấy l người m bạn sẽ trở thࠠnh”. Dennis Waitley ni rằng những hnh ảnh trong t㬢m tr bạn l “Những bức tranh đầu ti�n về những điều hấp dẫn đang đến trong đời bạn”.Albert Einstein th ni: “ Tr쳭 tưởng tượng quan trọng hơn thực tiển”. Napoleon Hill cũng pht biều: “ Bất cứ điều g mᬠ tm tr con người c⭳ thể cảm nhận v tin tưởng, th nଳ đều c thể trở thnh hiện thực”.(nguồn chinh phục mục ti㠪u)
0 Rating 290 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 2, 2013
Chó hú bu?i tr?a Tác gi?: qu?ng ??i gi?i Lúc nh? tôi thích ?i câu cá l?m ch? nh?t nào c?ng ?i .hôm ???c ngh? tôi xin ba ?i câu cá, ba tôi h?i :”mày ?i câu ? ?âu ?“ d? g?n nhà ông t? lát ák ba. “?! G?n ?ó thôi ??ng qua g?n cây mít” ,sao v?y ba? ”ng??i ta nói ?n c?p mít thì mày tính làm sao nh? ?ó c?m” con bi?t r?i! Lulu ?i thôi .su?t m?t bu?i sáng lèo phèo tr? ???c con cá nào.?ang b?c mình tr?t nh? ra m?y ??a b?n nói qua ch? cây mít có nhi?u con cá to l?m? , Th? là l?i c?i ??n ch? ?ó . cây mít kà lulu ch? ?ó câu mát ?ó ?i thui! ,tôi t? ngh? ...tr?i cây mít to th? này mà tr? có trái nào ,ch?c không có ai nói mình ?n c?p ?au nh? !,ng?i xu?ng câu,câu su?t c? bu?i tr?a mà tr? ???c con nào b?c,v?a câu v?a ch?i m?y th?ng b?n,” m?y th?ng này ch?i mình ?ây mà” ,m?t lát sau ??t nhiên lulu hú lên nó c? hú và nhìn lên cây mít ,?ang lúc b?c tôi héc lên mày im ?i lulu” nh? ai ?ó ?ang ti?n l?i g?n” ,nó lùi l?i g?n tôi và c? hú nh? v?y ,tôi c? nhìn v? phía tr??c tr? th?y gì c?,b?t ch?t có cái gì ?ó thoáng qua m?t l?n...l?n n?a, hình nh? là bóng c?a m?t ng??i ?àn bà ?ang bé ??a con thì ph?i? Bi?n m?t trong choát lát , tôi t? an ?i mình ch?c là ?o giác thui! ,lát sau nghe vân v?n ?âu ?ây ti?ng m?t ??a tr? khóc....?m ?m...! ,tôi ngh?:tr?i !tr?a n?ng th? này mà ai b?m con ?i bi?t n?a? bà m? c?t ti?ng ru con “con ?i ! m? không s? gì h?t m? ch? s? c?c chì ,v?i roi mây” . nghe xong tim tôi nh? mu?n r?t ra , b?ng d?ng gió th?i ngày càng m?nh ,làm cho tôi xù lông gà tôi b?t ??u th?y s? ,tôi l?y c?n câu ??nh v? nhà ,tr?i ?! c?n câu ?ang run ..run.. tôi nghi! là con cá nào ?ó dính zùi,tôi c? gi?t th?t m?nh nh?ng không ???c,càng gi?t m?nh thì nó c? kéo vào.....anh...h?..!,cái con nh? này ,mày làm gi?t mình tao mày...!,qua ?ây làm chi? ba kêu anh ?i ?n c?m kà...tao bi?t zùi! . nh? em h?i:” su?t bu?i tr?a ,mà không có con cá nào h?! i tr?i anh nhìn kìa móc câu dính vào cành cây kìa! N?y gi? ?ang kéo cái này ák h?n? v? thui anh ba ?ang ch? ?ó”,? thì v?, tr?i ngh? quê ghê .v? nhà không dám k? v?i ba , th? là ?n c?m xong tôi ch?y sang nhà ông ngo?i ch?i ,tôi ngh?: s?n ti?n k? luôn chuy?n bu?i tr?a nay, vì ông ngo?i là th?y cúng nên bi?t nhi?u chuy?n trong làng l?m ,nh?t là ba cái chuy?n l? h?i tr?a nay ,tôi k? cho ông nghe ,ông nói :”cháu g?p ma zùi ?ó” tr?i thi?t không ngo?i?” ?? ông k? cháu nghe cách ?ây m?y n?m thì nhà ông t? lát có ??a con gái, c? mà không m?t thì gi? g?n 33 tu?i r?i,tu?i tr? l? d?i mang b?u, b? ng??i yêu b? ,c? ngh? qu?n ,cây mít là n?i c? t? t? n?m n?m ?y ,t?t c? nh?ng gì cháu nghe và th?y là c? ??y.” nghe xong x?ng tóc gá ,ngh? ??n là rùn ...mình,à! Ngo?i ?i! cháu không hi?u sao lulu nó hú v?y? nó c?ng th?y h? ngo?i? ,lulu không nh?ng th?y mà còn th?y rõ h?n cháu n?a .cháu bi?t không loài chó là c?n v? trung thành nh?t c?a loài ng??i ,nó xua ?i nh?ng r?i ro,không may c?a loài ng??i, ??c bi?t loài chó th?y ng??i th? gi?i c?i âm thì nó báo cho loài ng??i ??ng th?i còn b?o v? ?? tránh ?i ?i?u không may ?ó .cháu bi?t không khi l?y máu con chó bôi lên m?t , t?i bu?i ?ám tan ng??i ch?m thì s? nhìn th?y m?i ho?t ??ng c?a th? gi?i c?i âm và truy?n này ngo?i ch? k? cháu nghe thôi ??ng b?t tr??c gì c?, vì ngo?i ?ã th?y nhi?u tr??ng h?p nh?ng ng??i mà làm nh? th? này không có k?t qu? t?t ??p gì c?:”không ch?t thì c?ng b? ?iên n?ng” v?y h? ngo?i? “?”. Thôi mây cho cháu ?êu s?i dây bùa không thì b? ‘c? b?t ?i bé con cho c? luôn r?i...haha...”ngo?i này z?n hoài ! Ch?ng ngày hôm sau ông ngo?i ?i cúng t?i cây mít ?? siu h?n ng??i ?àn bà ?ó . The end
0 Rating 894 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On May 2, 2013
http://news.zing.vn/teen-viet/nam-sinh-bo-thi-tin-hoc-the-gioi-vi-khong-du-tien/a317064.html V địch quốc gia cuộc thi Kỹ năng sử dụng ứng dụng Microsoft Office Specialist 2012, được chọn dự thi vng chung kết thế giới tổ chức tại Mỹ, nhưng Mu Ham Mach đ䲠nh bỏ lỡ v khng c촳 đủ 80 triệu đồng chi ph đi thi. Tối 27/4, chng t�i đến nh Mu Ham Mach (dn tộc Chăm), học viࢪn ngnh quản trị mạng khoa cng nghệ thഴng tin trường Trung cấp nghề kỹ thuật - cng nghệ Hng Vương, trong một con hẻm tr乪n đường Đặng Thi Thn (P.11, Q.5, TP.HCM), Mach vẫn đang ở trường. “Vừa học vừa lᢠm nn Mach thường trở về nh l꠺c 21h hằng ngy” - ng Abdol Hamit (47 tuổi, chạy xe ഴm trước cổng bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cha của Mach) ni. Lỡ cơ hội “Ti thấy rất tiếc” - Mach t㴢m sự - “Đ l cơ hội tốt cho t㠴i được thử sức ở sn chơi với th sinh từ khắp nơi tr⭪n thế giới, nơi ti c thể học hỏi th䳪m từ bạn b cc nước ti衪n tiến. Điều khiến ti tiếc nữa l nếu đoạt giải, được cấp giấy chứng nhận của cuộc thi th䠬 cơ hội việc lm sau ny của t࠴i cũng sẽ tốt hơn”. Theo thng tin từ IIG Việt Nam - đại diện của Certiport (đơn vị tổ chức cuộc thi trn to䪠n thế giới), điểm số của Mu Ham Mach trong năm cuộc thi năm 2012 ở vng 1 l 775/1.000 v⠠ vng 2 l 825/1.000. Trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện Mach tại kỳ thi quốc gia, thầy V⠵ Đức Thiện - giảng vin khoa cng nghệ th괴ng tin nh trường - tiếc nuối: “Đ lೠ một cơ hội rất lớn cho Mach v cả cho trường. Cuộc thi được tổ chức trn phạm vi toઠn thế giới nhằm chọn những ứng vin xuất sắc nhất ở mỗi quốc gia để tham dự vng chung kết thế giới tại Mỹ. Tham dự kỳ thi thế giới, bản th겢n em sẽ thấy được điểm mạnh, yếu của bản thn để hon thiện hơn”. Theo thầy Thiện, khi hỏi chi ph⠭ cho chuyến đi th được biết tổng cộng khoảng 80 triệu đồng từ tiền v m쩡y bay, ăn ở, đi lại... Nếu học vin c người huấn luyện, hướng dẫn đi k골m thi chi ph gấp đi. “T�i hỏi nhiều nơi tm ti trợ cho Mach nhưng kh젴ng được. Thầy tr đnh bỏ lỡ cơ hội qu⠽ gi ny” - thầy Thiện nᠳi thm. Tương tự, đại diện ban gim hiệu trường Trung cấp nghề kỹ thuật - c꡴ng nghệ Hng Vương cũng cho biết, sau khi Mach được chọn dự thi vng chung kết tại Mỹ, trường cũng hỏi một số doanh nghiệp, hội khuyến học... t鲬m ti trợ cho Mach đi thi nhưng nhiều nơi lắc đầu v tବnh hnh kinh tế kh khăn. “Trường cũng kh쳴ng c kinh ph hỗ trợ em dự thi” - đại diện ban gi㭡m hiệu nh trường giải thch. Vươn l୪n từ kh khăn Cha Mach chạy xe m trước cổng bệnh viện, mẹ ở nh㴠 nội trợ. Nh Mach c bốn chị em, ba người trong số đೳ học tại trường trung cấp nghề kỹ thuật - cng nghệ Hng Vương. Do gia đ乬nh kh khăn, chị em Mach đều được trường miễn 100% học ph khi học tại trường. Năm trước, cảm phục ho㭠n cảnh cậu học vin vượt kh, thầy c곴 v bạn b trong trường đਣ tặng bạn một chiếc xe đạp để đến trường. “Lc học cấp 3, được học tin học ở trường, ti th괭ch mn học ny l䠺c no chẳng hay” - Mach ni về lựa chọn ngೠnh nghề của mnh. Sau khi tốt nghiệp THPT, Mach nộp đơn vo ng젠nh quản trị mạng bậc trung cấp nghề của trường khi c một chị gi đang học ở đ㡢y. “Học ở trường, ti được thầy c tạo điều kiện cho mượn m䴡y ở phng học để thực hnh, ⠴n luyện nn ti c괠ng hứng th thm với lựa chọn của mꪬnh” - Mach chia sẻ thm. Hiện Mu Ham Mach đ tốt nghiệp loại giỏi hệ trung cấp nghề, ng꣠nh quản trị mạng. Trong qu trnh học tại trường, năm 2012 Mach đạt được một số thᬠnh tch như chứng chỉ xuất sắc ngnh quản trị mạng Hội thi tay nghề ASEAN tổ chức tại Indonesia, giải nhất ng�nh quản trị mạng Hội thi tay nghề TP.HCM, giải thưởng Trần Văn Ơn của Trung ương Hội Sinh vin Việt Nam. Ra trường, Mach tiếp tục ở lại trường, cng gi깡o vin hướng dẫn việc học tập, thực hnh cho “đꠠn em”. Mach cũng đang học lin thng l괪n cao đẳng, đồng thời lm thm c઴ng việc l nhn viࢪn kỹ thuật, quản trị mạng, bảo tr my t졭nh phng học cho trường v c⠡c phng ban với mức lương 2 triệu đồng/thng. “Trước kia, cha mẹ t⡴i khng c điều kiện đi học n䳪n chỉ muốn chị em ti c c䳴ng ăn việc lm ổn định chứ khng hi vọng gബ nhiều. Sau ny, nếu c cơ hội t೴i sẽ học lin thng l괪n đại học, cn khng sẽ đi lⴠm phụ gip gia đnh...” - Mach nꬳi về con đường pha trước của mnh. “T�i tiếc cho con lắm...” Chiều 24/4, ng Abdol Hamit đang đợi khch chạy xe 䡴m trước cổng bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM. Hỏi chuyện “đi Mỹ” của con, người cha chn chất bảo: “Lc ấy vừa mừng vừa hồi hộp”. ⺔ng kể: “Mach vốn kn tiếng nn về nh� khng ni g䳬 khi chưa chắc chắn. Biết tin từ phường, tui vội đến trường hỏi thăm th biết con mnh được chọn đi thi b쬪n Mỹ. Nghe thầy c hướng dẫn, ti đưa ch䴡u đi lm hộ chiếu chuẩn bị xong hết rồi. Biết chu khࡴng đi được, gia đnh ti tiếc cho con lắm. Nhưng t촴i v mẹ chu vẫn động viࡪn chu đừng buồn v biết đᬢu sẽ cn cơ hội lần sau...”. ng cũng cho biết c┴ng việc thất thường nn thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng/thng. Tiếp tục luyện thi Hiện Mach vẫn miệt mꡠi n luyện cho kỳ thi Microsoft Office Specialist World Championship 2013 (MOSWC). Bạn đ thi xong v䣲ng một, đang chờ kết quả để tiếp tục thi vng hai với hi vọng ginh một trong ba suất đại diện Việt Nam tham dự v⠲ng chung kết thế giới MOSWC được tổ chức tại thủ đ Washington (Mỹ) từ ngy 31/7 đến 3/8/2013.
0 Rating 362 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On April 6, 2013
Hội Bảo Tồn Văn Ha Champa @ U.S.A P.O Box 62061, Sunnyvale, CA 94088 Email: ccpaoffice@ilimochampa.org Web: www.ilimochampa.org *** Ngy 16 th㠡ng 03 năm 2013 THƯ MỜIVIẾT BI CHO ĐẶC SAN VIJAYA SỐ 9 Knhgởi: - Cc Bậc Thức Giả Champa - C�c Văn Nhn Thi Sĩ Champa - Cc Nh⡠ Hoạt Động Văn Ha-X Hội Champa K㣭nh thưa qu vị: Thấm thot Đặc san Vijaya đ� ra mắt qu độc giả được 8 số với chặng đường di khi�m tốn mười bốn năm, kể từ ngy ra mắt Vijaya số 1 đầu tin vઠo năm 1999. Một lần nữa chng ti xin ch괢n thnh cảm ơn qu vị đୣ v đang đng gೳp bi viết gi trị cho Đặc San Vijaya đến ngࡠy hm nay. Để kịp ra mắt Đặc san Vijaya số 9 vo dịp lễ KATE năm 2013, k䠭nh mong qu vị cng tiếp tay, đ�ng gp bi viết gồm c㠡c chủ đề lin quan đến Văn ha, X곣 hội, Lịch sử v sinh hoạt cộng đồng Champa khắp nơi, truyện cười dn gian Chăm, truyện cổ tࢭch, ca dao tục ngữ, truyện viết bằng tiếng Chăm, tiếng Việt v tiếng Anh. Mọi bi viết vࠠ kiến xy dựng xin gửi về email: BBTVijaya@gmail.com. bằng những bản văn đ�nh my sẵn hoặc c thể gởi qua email hay diskette cᳳ bi viết chứa đựng bn trong để anh em Ban Biપn Tập tiện dụng trong việc sắp xếp ấn bản cho đến cc bi khảo cứu, BBT đều nồng nhiệt đᠳn nhận. Những bi viết đ đăng tr࣪n sch bo khᡡc xin qi vị miễn gởi cho Đặc san Vijaya hay ngược lại. Tất cả những bi đăng tr꠪n Vijaya bản quyền thuộc Hội Bảo Tồn Văn Ho Champa v tᠡc giả. Thời hạn nhận bi viết kết thc vຠo ngy 31 thng 7 năm 2013 Một lần nữa Ban Biࡪn Tập rất mong được sự cộng tc v giᠺp sức của quvị. K�nh cho thn ࢡi v trn trọng, T.M Ban Biࢪn Tập Đặc San Vijaya Trưởng Ban, ( đ k ) L㽢m Gia Tn
0 Rating 467 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On February 5, 2013
http://www.nguoicham.com/blog/999/xin-mọi-người-hảy-ngưng-tay/
0 Rating 340 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 21, 2013
Tại sao trong cc sch dạy lịch sử Việt Nam cận đại ở trường phổ thᡴng cc cấp I, II, v III khᠴng c những năm từ 1400 đến 1832? đ l㳠 những thế kỹ m nước Đại Việt v nước Champa giao tranh. Sau đ࠳ Vua Minh Mạng đ chnh thức x㭳a bản đồ nước Champa trn bản đồ thế giới. Lịch sử mun đời vẩn sẽ l괠 sự thật m khng một ai cള thể giấu được. Bộ Gio Dục Nước Việt Nam nn đưa lịch sử bốn thế kỹ tr᪪n vo Lịch sử cận đại Việt Nam để giảng dạy trong cc trường phổ thࡴng. Xin mời mọi người xem c!c gp rất hay về clip : "Champa: lịch sử v㽠 số phận" by tommychanh • 116 views dưới đy: All Comments (9) hoahoangquan 11 hours ago⠠ - Mặc d hon cảnh kh頳 khăn, nhưng trải qua nhiều thế kỷ mất bị mất chủ quyền nhưng họ vẫn giữ được đến ngy nay bản sắc của họ (mặt d mất đi rất nhiều). Nếu kh๴ng bảo tồn, tương lai sẽ kh tm lại bản sắc của người Chăm khi thế hệ sinh ra v㬠 lớn ln trong thời kỳ trước (thế hệ 6.x trở về trước) dần mất đi, cc thế hệ sau nꡠy hầu như khng hiểu biết g nhiều về cha 䬴ng của mnh. hoahoangquan 11 hours ago - Người Chăm ở VN hiện nay họ vẫn n젳i tiếng Chăm nhưng bị "lai" tiếng Việt hơn 50%. Họ c chữ viết của ring m㪬nh từ rất xa xưa, ngy nay người ta tm thấy cଡc bt k tr꽪n cc giấy l, nan tre, thᡡp, v.v... Người Chăm hiện nay c rất t người biết đọc v㭠 biết viết chữ Chăm (chữ của chnh dn tộc m�nh), họ đ dần bị mất gốc do cuộc sống kh khăn, họ kh㳴ng cn điều kiện để bảo tồn. hoahoangquan 11 hours ago - Do địa thế v⠹ng đất pha nam đo Hải V�n kh tiếp cận từ phương bắc nn v㪹ng đất ny quốc gia đ hộ phương bắc (Trung Quốc) chỉ ghi nhận được lഠ vng đất Lm Ấp từ thế kỷ thứ 2 (năm 192 sau CN). Vậy trước đ颳 l g ? Vବ đến thời điểm c tn L㪢m Ấp người ta đ khảo cổ thấy rằng đ c㣳 một nền văn ha tồn tại trn d㪣i đất miền trung VN rồi. hoahoangquan 11 hours ago - C!c họ ngy nay của người Chăm được người Việt đặt ra cả, bắt đầu từ thời L Thડnh Tn (sơ khai), sau đ l䳠 thời Minh Mạng. Tn của cc họ thường viết lại theo phiꡪn m tiếng việt từ người khai (người khai l người Chăm), để quản l⠽ hộ tịch, v dụ: Chế l �ng pa-seh, B l ᠴng pah, Thnh l ࠴ng Dhar, Dụng l ng Dur, v.v... hoahoangquan 12 hours agoഠ mnh xin gp 쳽 thm: - Người VN gọi l Lꠢm Ấp, phin m từ từ Hꢡn (Linyu). Trong tiếng Chăm, li-u l quả dừa, ngy xưa vương quốc Chăm pa ở miền bắc lࠠ dng tộc Li-u, pha nam l⭠ dng tộc pa-nn. Như nh⢠ mnh đy cũng thuộc d좲ng li-u. - Khu Lin: c thể l고 phin m từ Ka-lien, trong tiếng Chăm lꢠ "nổi loạn". C phải chăng tn người nổi loạn l㪠 người Khu Lin. Người nổi loạn ở đy lꢠ người đứng ln để ginh lấy ch꠭nh quyền khi đang bị giặc Hn (?) đ hộ. Mina Quang 15 hours agoᴠ cam on cac chu, cac bac da lam chuong trinh nay Mina Quang 15 hours ago hi vong k chi co ng cham ma tat ca bao tren nuoc ta deu xem de hieu ng cham va k con nhin ng cham duoi con mat khinh thuong ma minh thuong thay Reply 7 Mina Quang 15 hours ago that y nghia khi la dua con cua ng cham xem trang nay champa: lich su va so phan Đi M Radio, nhm Việt học, USA Chương tr೬nh ni chuyện về nguồn gốc, lịch sử của nước Champa v c㠡c kiến trc Thp của dꡢn tộc Chăm: Luật sư Nguyễn Tm, Ho...
0 Rating 385 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On January 20, 2013
Washington, USA ngy 20 thng 1 năm 2013, Ban Biࡪn Tập Champaka.info chỉ thật sự chỉ c bốn người thường xuyn viết b㪠i: Tiến sĩ Po Dharma, Karim( Lộ Trung Cn), Musa (Thnh C⠴ng Thỏa ) , v Thnh C࠴ng Vinh. Chỉ c bốn người cho mnh l㬠 đng, cn lại to겠n thể Cộng đồng Chăm l sai hay sao? Xin mọi người hảy ngưng tay đấu đ nhau ngay hࡴm nay. Ai cn tiếp tục viết bi n⠳i xấu người khc nữa, th chᬭnh kẻ đ, web site đ l㳠 người CỐ gݢy chia rẽ Cộng đồng Chăm. C! nhn ti, chỉ lⴠ một hạt ct trong sa mạc Champa, cầu xin cc linh hồn của Vong Quốc Champa, của Pᡴ Kongrai, của Porome, ..... hy ph hộ cho Cộng đồng Chăm của ch㹺ng ta được bnh an! Xin mọi người hảy dnh thời gian để truyền b젡: lịch sử của Vương Quốc Champa cho 90 triệu dn Việt Nam cng hiểu biết.⹠ Xin mời mọi người cng nghe: Chương trnh n鬳i chuyện về nguồn gốc v lịch sử của Vương quốc Champa của Đi EM Radio: ( www.emradio.org ) http://www.youtube.com/watch?v=uRCT8pSyQg8 Vࠠ xin mời mọi người cng xem playlist của: "Champa đ頲i quyền Dn Tộc Bản Địa " http://www.youtube.com/watch?v=OED1L1Z2Ttg&list=PL0kXM6fgiAvNn5ikOoCiDSNs7zIy0Jqbx&feature=mh_lolz Đoa karun ral. Linh Đặng Washington, USA
0 Rating 407 views 9 likes 0 Comments
Read more
By: On January 12, 2013
C nhn tᢴi v rất nhiều người trong Cộng đồng người Chăm, chỉ ước mong webwww.Champaka.infoࠠn*n chỉ tập trung ton tm, toࢠn lực vo đấu tranh đi quyền dಢn tộc bản địa cho Dn tộc Champa v cho ra nhiều t⠡c phẩm gi trị về lịch sử Vương Quốc Champa. Lc đẳ, sẽ khng cn những b䲠i viết : " Trả lời cho người ny, trả lời cho người khc,.....", rồi mọi người lại lࡴi cha mẹ của đối phương ra để ni xấu. Đồng thời, ti củng mong tất cả mọi người kh㴡c hảy nn ngưng bt ngay h꺴m nay, để cho Cộng Đồng Champa được bnh yn. Trả lời qua, trả lời lại cho đến khi n쪠o chấm dứt đy?Ti cảm thấy rất tủi nhục cho Dⴢn tộc Champa mất nước của chng ta.Mọi người v Ban Quản Trị Webꠠwww.champaka.info c đồng với t㽴i hay khng?---------------------------------------------------------------------------------------Xin mời mọi người xem 8video clips䠠playlist dưới đy: http://www.youtube.com/watch?v=OED1L1Z2Ttg&lis...⠠1. Đi Chbu tự do phỏng vấnTiến sĩ Po Dharma ngy 21 thng 12 năm 20122. Cảnh mở đầu Hội Trường Liࡪn Hiệp Quốc3. Đại diện Nh Nước Việt Nam pht biểu4. Đại diệnࡠhttp://www.peoplechampadescent.com/ en,ThnhĐࠠi, pht biểu5. Cảnh Hội trường Lin Hiệp Quốc6 & 7: Đại diện International Office of Champa, Kevin, ph᪡t biểu8. Tiến sĩ Po Dharma pht biểu nhn ngᢠy ra mắt Tập San CHAMPAKA ngy 19-4-2008 ࠠ Dn Tộc Chăm Đi Quyền: DⲢn Tộc Bản Địa Dn Tộc Chăm: Dn Tộc Bản Địa Đ⢠i RadioFreeAsia phỏng vấn Tiến Sĩ người Chăm: Po Dharma về d"n tộc Chăm bản địa Written by Ha i, ph⁳ng vin RFA Friday, 2... <form id="u_jsonp_2_12" class="live_551470221529869_316526391751760 commentable_item collapsed_comments autoexpand_mode" style="color: #333333; font-family: 'lucida grande', tahoma, verdana, arial, sans-serif; font-size: 11px; line-height: 14px; padding: 0px; margin: 0px;" action="https://www.facebook.com/ajax/ufi/modify.php" method="post" data-live="{"></form>
0 Rating 562 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 5, 2012
Sự Hình Thành Hội Đồng Tối Cao Dân Tộc Bản Địa tại Việt Nam Written by Musa PoromeSunday, 02 December 2012Trước kia có rất ít người biết đến về "Dân Tộc Bản Địa", nhưng ngược lại ngôn từ "Dân tộc thiểu số" mà ngày nay người Việt ta thường gọi là "dân tộc ít người"lại rất phổ thông. Thế nhưng, thế nào là dân tộc bản địa, và thế nào là dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người, và nó khác nhau ở vị trí nào?. Nhìn chung, thì chúng ta tưởng hai cụm từ này gần như đồng nghĩa, nhưng thực chất nó không như mình tưởng. Do bởi, dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người có nghĩa là dân tộc này chỉ có một nhóm nhỏ di cư từ một quốc gia nào đó đến sống và lập nghiệp tại một quốc gia mới, chẳng hạn như người Trung Hoa ở Việt Nam thuộc dạng di dân là thuộc nhóm dân tộc thiểu số, và các dân tộc khác như dân tộc Chru, Roglai, Rhade, Koho, Stieng, Mường, Mán, Mèo, Khmer Krom, Chăm, Stieng, Chăm Hroi, và..v.v... cũng thuộc nhóm dân tộc thiểu số khi so với một dân tộc đa số là người Việt sống tại Việt Nam. Ngược li, dân tộc bản địa thì khác, họ có thể là nhóm đa số hay thiểu số, và nhóm dân tộc này đã đến khai khẩn đất hoang lập nơi sinh sống, lập nghiệp, và thành lập một quốc gia có cơ cấu tổ chức để cai quản một bộ tộc, hay cơ cấu hành chánh để điều hành một quốc gia rõ ràng. Thí dụ, trường hợp của hai dân tộc Champa và Khmer Krom. Theo sử liệu ghi chép, vương quốc Champa đã có mặt xuyên qua đồng bằng và cao nguyên trung phần từ thế kỉ thứ II mà ngày nay vùng đất này đã đổi tên gọi thành Việt Nam. Còn những thần dân Khmer Krom hiện đang sống dọc theo bờ sông Mekông mà biên giới của vương quốc họ trước kia trải dài từ Biên Hoà cho đến mũi Cà Mau. Vương quốc Champa đã bị Đại Việt xâm lăng và xoá tên khỏi bản đồ Đông Dương từ năm 1832, và một phần lảnh thổ phía bắc của Kampuchea (vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền nam Việt Nam ngày nay) cũng đã bị Đại Việt chiếm đóng. Hai vương quốc này đã có mặt lâu đời trên cố hương của họ, họ bị dân quân Đại Việt xâm chiếm và tàn sát để rồi ngày nay phải trở thành một tộc người thiểu số què quặt liên tục bị nhóm dân đa số uy hiếp. Vì thế, cả hai thần dân Champa và Khmer Krom đều hội đủ cả hai yếu tố dân tộc thiểu số và dân tộc bản địa một cách bất khả nghi. Có một số dân bản địa may mắn được sống ưu đãi dưới ách thống trị của các nước dân chủ và tiến bộ như dân tộc bản địa Da Đỏ (Indian) tại Hoa Kỳ. Họ đã được chính quyền Hoa Kỳ dành nhiều chính sách nâng đở để nâng cao đời sống của họ, họ không bị thọ thuế, miễn đóng tiền bảo hiểm sức khoẻ, miễn đóng học phí, được hưởng trợ cấp hàng tháng, và đặc biệt hơn nữa là những khu gia cư đất đai của họ được quyền bất khả xâm phạm, họ tự do quản trị những bộ tộc theo đúng luật lệ và phong tục tập quán của họ, họ tự do kinh doanh và bảo tồn bản sắc dân tộc của họ, và v.v... Có những quốc gia đã dành cả quyển tự trị cho người dân bản địa của họ để tự quản trị và bào tồn bản sắc văn hoá dân tộc của họ như trường hợp của dân bản địa Manoca ở Pháp. Đông Timo được chính quyền Nam Dương trao trả độc lập và gần đây nhứt tại Sudan đã bị thế giới chia ra thành 2 quốc gia, và .v.v.... Thế giới ngày càng văn minh, khoa học ngày càng tiến bộ. Văn minh và tiến bộ đã đóng góp nhiều yếu tố quan trọng trong việc giúp con người khai quật lại những gì đã bị thế giới lãng quên, góp phần giúp các nhà nghiên cứu nhân chủng tìm lại nguồn gốc của thế nhân. Ngày nay, Liên Hiệp Quốc cũng đã phải mở ra trang sử mới để soạn lại nội dung của hiến chương nhằm mang quyền lợi tối cao về cho nhóm người thiểu số và các dân tộc bản địa trên thế giới. Năm 2007, đã có hơn 192 quốc gia ký tên vào bản hiến chương này trong đó có Việt Nam. Tiếc rằng, chính quyền Việt Nam đã đặt bút ký nhưng lại từ chối cho rằng Việt Nam ta không có dân tộc bản địa ngoài 43 nhóm người thuộc dạng dân tộc thiểu số. Câu hỏi cần đặt ra ở đây rằng tại sao chính quyền lại từ chối trong khi ở Việt Nam có ít nhứt 4 dân tộc thuộc nhóm dân bản địa điển hình như: Dân tộc Kinh ở miền bắc, dân tộc Chăm sống dọc miền trung, dân tộc Thượng sống ngập vùng tây nguyên trung phần, và nhóm dân Khmer Krom sống dọc bờ sông Mekông miền nam Việt Nam? Chính quyền Việt Nam có thể từ chối và đánh lừa cơ quan Liên Hiệp Quốc nhưng khó vượt được nhãn quan của thế giới, và của các nhà nghiên cứu khoa học tiến bộ ngày nay. Vì rằng, những đền tháp kia vẫn còn đứng sừng sững dọc miền trung, dẫu nó đã và đang đổ nát hoang tàn trên những đồi núi cô quạnh, và những thần dân thuộc vương quốc Champa xưa kia nay vẫn còn nói tiếng nói của họ. Đây là lý do đưa đến sự thành hình một tổ chức liên minh mang tên "Hội Đồng Tối Cao Của Các Dân Tộc Bản Địa Tại Việt Nam" nhằm mục đích đấu tranh cho 3 mục tiêu sau: 1. Yêu cầu LHQ dùng quyền tối cao để đòi chính quyền Việt Nam phải thừa nhận ít ra có ba nhóm dân tộc bản địa, và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thực thi chính sánh theo đúng hiến chương LHQ đề ra mà chính quyền Việt Nam đã đồng ý đặt bút ký tên. 2. Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thừa nhận ít ra có ba nhóm dân tộc bản địa tại Viêt Nam, trong đó có các dân tộc Tây Nguyên, dân tộc Champa và dân tộc Khmer Krom. 3. Yểm trợ hiến chương Liên Hiệp Quốc đề ra cho các dân tộc bản địa trên thế giới.  Đây là lần đầu tiên tại hải ngoại có ba dân tộc liên minh hình thành một tổ chức đấu tranh cho cùng một mục tiêu chung, nên là cơ hội tốt mang yếu tố cần thiết cho toàn thể người Chăm chứ không phải cho một tổ chức hội đoànhay cá nhân nào. Có nghĩa là mỗi ngưởi Chăm có tinh thần và trách nhiệm với dân tộc cần đóng góp khả năng cũng như tài trợ tài chánh để bánh xe của Hội Đồng nhẹ nhàng lăn bánh đạt mục tiêu. Nhân đây, tôi kêu gọi toàn thể người Chăm ở hải ngoại hãy dẹp bỏ quan điểm cá nhân, chớ phân biệt tổ chức hội đoàn cũng như tôn giáo, để cùng nhau góp phần hàn gắn những rạn nứt trong cộng đồng mà cùng đấu tranh mang quyền lợi về cho dân tộc. Cuộc đấu tranh này cần thời gian, nên kết quả của nó sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự bảo trợ đóng góp tài chánh từ mỗi cá nhân người Chăm ở hải ngoại. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp của quí vị. Mọi ngân phiếu xin gửi về cho hai tổ chức sau đây:  1. Pay to the order of: CSCD-Champa Po Box 582792. Elk Grove, CA 95758-0049. USA.  2. Pay to the order of: IOC-Champa Po Box 28024. Anaheim, CA 92602. USA.  Ai cũng thừa biết một khi Hội Đồng Tối Cao này thành hình thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi lối tuyên truyền xuyên tạc chống đối từ bộ phận cơ quan công an Việt Nam, thậm chí họ sẽ lên án kết tội Hội Đồng này là đối tượng âm mưu phản động chống chính quyền. Thế nhưng, chúng tôi vẫn biết việc đó là trách nhiệm việc làm thường ngày của bộ phận cơ quan công an Việt Nam. Tuy rằng, việc làm của Hội Đồng chỉ nhằm đấu tranh cho 3 mục tiêu đề trên chứ không mang một ý nghĩa hay dưới một màu cờ âm mưu phản động nào cả, mà chỉ mang ý nghĩa hợp tác xây dựng một quốc gia Việt Nam thì đúng nghĩa của nó hơn. Vì rằng, nghĩa vụ của tổ chức là chỉ đấu tranh mang quyền lợi đến cho nhân dân nước Việt Nam chứ không phải cho nhóm kiều bào Chăm ở hải ngoại.   Ở đây, chúng ta cần đặt lại câu hỏi, là tại sao chính quyền Việt Nam từ chối không thừa nhận có dân tộc bản địa tại Việt Nam? phải chăng chính quyền không muốn giúp đở nâng cao đời sống của họ, hay vì một khi thừa nhận họ là dân tộc bản địa thì việc thực thi hiến chương của Liên Hiệp Quốc sẽ là một gánh nặng cho quốc gia Việt Nam? Thế thì còn đâu là từ ngữ "Nhà nước vì dân" trong khi nhân loại trên thế giới ngày nay đang vươn mình đòi công lý tương đồng, cần hội nhập phát triển đời sống văn minh và tiến bộ! Chính quyền Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương cần nên hiểu rằng dân tộc Champa ngày nay không còn tha thiết gì hơn là ao ước được nhóm dân tộc đa số đón nhận họ vào một cộng đồng chung trên đất nước Việt, thay vì cứ tiếp tục phân biệt, coi thường và đánh giá họ là những hạng dân hạ cấp mọi rợ, Thượng-Chàm. Họ mong muốn được chính quyền quan tâm giúp đở không phân biệt gai cấp, họ mong muốn con em của họ khi tốt nghiệp ra trường sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận họ có được công ăn việc làm ổn định. Họ không muốn bị chính quyền tiếp tục xem họ là đối tượng phản động, và họ mong muốn chính quyền dành chút đặc ân để được hưởng quyền tự do trong khuôn viên văn hoá và phong tục tập quán của họ.  Chính quyền Việt Nam phải thừa nhận dân tộc Champa là nhóm dân bản địa theo đúng tục ngữ "ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ". Cần chiếu cố và thực thi đúng theo Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc mà Chính phủ Việt Nam đã đặt bút ký tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào năm 2007 tại New York.  
0 Rating 963 views 3 likes 0 Comments
Read more