Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On December 21, 2015
  Đại nhạc hội Champa 2015 Có thể nói năm 2015 là năm thành công nhất của Thanh Niên Champa hải ngoại kể từ khi rời bỏ quê hương đến định cư tại Hoa Kỳ sau năm 1975.  Cách đây không lâu, vào ngày 24/5/2015, một Nhóm Thanh Nữ Chăm đứng ra tổ chức Đại Hội Thanh Niên Champa thật hoành tráng tại trường Đại Học UC Davis California,  với chủ đề Hồi Sinh Champa - Tiếp nhận những di sản quí báu của tổ tiên từ quá khứ đến tương lai (Pahadiip Champa - Taduel krân krung krâc muk-kei mâng kal tel harei hadei). Thành quả nổi bật của Đại Hội là thu hút đông đảo người Chăm đến tham dự, trong đó có người từ Pháp quốc, Campuchia, Việt Nam và khắp các tiểu bang Hoa kỳ.  Điều cảm động nhất là đồng hương Chăm ba vùng: Campuchia, Châu đốc và Pandurangga lần đầu tiên trong lịch sử được ngồi chung trong một hội trường, có cơ hội làm quen với nhau và xác nhận chúng ta cùng nòi giống, cùng nguồn gốc văn hóa, lịch sử, nhưng bị ngăn cách địa lý trên 183 năm bởi hoàn cảnh điêu tàn của Vương quốc Champa (1832-2015). Đại Hội còn mang đến cho giới trẻ Chăm một ấn tượng sâu sắc về lịch sử và nền văn minh Champa rực rỡ, tỏa sáng một thời ở vùng Đông Nam Châu Á.  Sau đây là một số hình ảnh sinh hoạt trong ngày Đại Hội Thanh Niên Champa tại Trường Đại Học UC Davis, California để qúi độc giả cùng chia sẻ.   Kế đến, vào đầu tháng 10 năm 2015, chúng tôi lại nhận được thư mời tham dự Đại Nhạc Hội Champa sẽ tổ chức tại thành phố San Jose, California vào ngày 28 tháng 11 năm 2015 của Ban Thanh Niên Thiện Chí Chăm làm cho chúng tôi thật phấn khởi, không biết đây là sự thật hay chỉ là quãng cáo thương mại.  Không riêng gì Nhóm Cựu Học Sinh Poklaong (Hoa Kỳ) chúng tôi hồi hộp đón chờ đêm Đại Nhạc Hội Champa, nơi nào có đồng hương Chăm sinh sống chúng tôi đều nghe họ bàn đến Đại Nhạc Hội Champa.   Đồng hương Chăm tại Hoa Kỳ mong mỏi Đại Nhạc Hội Champa như nông dân Chăm ở quê nhà trông ngóng những cơn mưa đầu mùa để tưới mát cho những cánh đồng lúa khô hạn; họ mong đến dự Đại Nhạc Hội để được thưởng lãm những lời ca tiếng hát bằng lời Chăm thân thương ngọt ngào như lời mẹ ru khi lọt lòng, họ đến với Đại Nhạc Hội để được gặp lại anh em bạn bè sau bao nhiêu năm xa cách.  Dưới đây là một số hình ảnh và cảm xúc ghi lại trong Đêm Đại Nhạc Hội Champa và Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Trường Trung Học Poklaong để quí độc giả, quí đồng hương xa gần không có cơ hội tham dự Đại Nhạc Hội Champa cùng chia sẻ, đặc biệt kính tặng bài viết này cho anh chị em thân hữu cựu học sinh Poklaong ở quê nhà.      Toàn Ban Văn Nghệ đang hợp ca bài Bangsa Champa, sáng tác:  Qasim Từ.              Hằng năm cứ độ tuần lễ thứ tư của tháng 11 Dương Lịch, nhân dân Hoa Kỳ lại rộn ràng lên để chuẩn bị đón mừng ngày Lễ Tạ Ơn.  Đồng hương Chăm tại Hoa Kỳ cùng hòa nhịp chia sẻ niềm vui chung với dân bản xứ, tổ chức tiệc Thanksgiving tại gia đình như mọi năm.  Đặc biệt trong dịp Lễ Tạ Ơn năm nay, Ban Thanh Niên Thiện Chí Chăm tự nguyện tổ chức Đại Nhạc Hội Champa (Adaoh Tamia Riya Champa) với chủ đề Đêm Tạ Ơn (Malam ndua phuel) vô cùng ngoạn mục tại thành phố San Jose, California Hoa kỳ.  Đồng hương Chăm đến xem khá đông từ khắp các thành phố, các tiểu bang Hoa Kỳ như:  New York, Washington, Alaska, Seattle, Oregan, Los Angeles, Sacramento, San Francisco, Modesto, v.v…  .  Họ đến Đại Nhạc Hội với tấm lòng tạ ơn đất nước Hoa Kỳ, nơi đã và đang cưu mang họ trên bước đường tìm tự do; tạ ơn Ông Bà và Tổ Tiên, nơi mà họ đã cất tiếng khóc chào đời; tạ ơn các Ca Nhạc Sĩ Chăm đã cống hiến những lời ca tiếng hát cho Đời, cho dân tộc Champa được sinh sôi, phát triển và tồn tại đến ngày nay.  Trong không khí thật vui tươi đầm ấm của Đêm Đại Nhạc Hội Tạ Ơn, khán giả được Ban Tổ Chức trình chiếu slideshow hình ảnh các Ca Nhạc Sĩ Chăm quen thuộc có những nhạc phẩm để đời như Ông Đàng Năng Quạ với các bài hát “Bhum Adei”,  “Khik Bhum Pasai”; Ông Jaya Mưrang với bài hát “Harei Pataom Mbaok”;  Ông Châu Văn Kên với bài hát “Jalan Nao”; Ông Quảng Đại Tựu với bài hát “Kak Tian Ka Anâk Nao Bac”; Ông Amưnhân với bài hát “Sep Gineng Harei Katé”. “Gặp Em Đêm Hội Ramưwan”; ngoài ra MC còn giới thiệu nhiều đến các Ca Nhạc Sĩ nổi tiếng khác như  Chế Linh và Từ Công Phụng, v.v.v…Khi nhìn lại những hình ảnh các Ca Nhạc Sĩ thân quen làm cho chúng tôi chạnh nhớ đến thời gian còn ngồi ghế học đường dưới mái Trường Trung Học Poklaong, nơi đã để lại trong tâm khảm chúng tôi biết bao nhiêu kỷ niệm thời còn là học sinh; nhớ những ngày tháng tập dợt văn nghệ cho lớp, cho trường để thi đua với các lớp bạn, hay với các trường khác trong tỉnh dưới sự hướng dẫn của Thầy Giáo kiêm Ca Nhạc Sĩ Đàng Năng Quạ.  Giờ đây Thầy đã thành người thiên cổ.    Mặc dầu tất bật với đời sống hàng ngày của xã hội Mỹ, một số anh chị em thanh niên nam nữ đã vượt qua mọi khó khăn để hội thảo, tập dợt văn nghệ hàng đêm trong thời gian chưa đầy hai tháng để cống hiến một chương trình ca múa nhạc Champa thật hấp dẫn đầy màu sắc dân tộc.  Khán giả như bị cuốn hút vào dòng chảy văn nghệ từ đầu đến cuối mà không muốn ra về.  Từ MC duyên dáng Ngọc Minh với chất giọng thánh thót trong sáng, đến MC Bá Trung Thiệu, Lưu Quang Sáng điển trai với chất giọng trầm ấm ngọt ngào, giới thiệu chương trình cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt rất lưu loát và chuyên nghiệp chẳng kém gì MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Nguyễn Ngọc Ngạn của Trung Tâm Paris By Night.  Các diễn viên nam nữ mặc áo truyền thống Chăm thật xinh đẹp và đầy ấn tượng.  Ban Đạo Diễn đã chọn những bài hát Chăm thật đặc sắc và phong phú.  Ca sĩ nào hát cũng hay;  theo cảm xúc riêng của chúng tôi ba bài hát hay và gây xúc động nhiều nhất là bài hát “Bangsa Champa”, một sáng tác của Ca Nhạc Sĩ trẻ Qasim Từ, do toàn ban hợp ca;  bài hát “Sep Hari Bhum Cam” của Ca Nhạc Sĩ Đàng Năng Quạ, được trình bày bởi Ca Sĩ Chế Mỹ Lan và bài hát  “Harei Pataom Mbaok” của Nhạc Sĩ Jaya Mưrang do Ca Sĩ Phú Bình Khả trình bày.  Về các bài múa, chúng tôi nhận thấy múa “Ndua Buk”  (Đội Buk) thật dễ thương và duyên dáng, riêng màng múa nam nữ giao duyên cuối cùng cũng rất sống động và vui nhộn, tiếc rằng trang phục nam chưa được xinh đẹp cho lắm.                    Chương trình Đại Nhạc Hội kéo dài khoảng 3 tiếng rưởi đồng hồ, bắt đầu vào khoảng 6:00 tối đến 9:30 tối thì kết thúc, mọi người ra về nhưng lòng còn vấn vương không biết bao giờ lại được xem Đại Nhạc Hội Champa lần 2.  Qua đêm Đại Nhạc Hội Champa đầu tiên, đồng hương Chăm phải thừa nhận là chương trình rất thành công và cảm ơn Ban Tổ Chức đã tạo cơ hội cho người Chăm đến với nhau bằng tình tự dân tộc, quên đi mọi dị biệt bất đồng, thông cảm, thuận hòa và coi nhau như anh em một nhà, cùng hướng về mục tiêu chung là xây dựng một Cộng Đồng Champa lành mạnh và phát triển.   Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Champa tại San Jose, California. Từ trái sang phải:  Sarip Chau, Xuan Thach, Linh Dang, Qasim Tu, Chinh Kieu, Sang Luu.   Chương trình ca múa nhạc Đêm Tạ Ơn vừa chấm dứt, Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Champa kính mời toàn thể đồng hương Chăm cùng các anh chị cựu  Học Sinh Poklaong (Hoa Kỳ) đến tiền đình của hội trường để làm Lễ Kỷ Niệm 50 Thành Lập Trường Trung Học Poklaong.  Đây cũng là lần đầu tiên Thầy Trò cựu học sinh Trường Trung Học Poklaong có cuộc hội ngộ ngắn ngủi với sự tham dự của hai thầy cũ Thành Phú Bá và Lưu Quang Sang.  Mọi người tay bắt mặt mừng, tràn trề niềm vui, nước mắt rưng rưng cố nén nỗi cảm xúc dâng trào về cuộc tương phùng không hẹn mà đến. Thầy trò vui vẻ thăm hỏi, bạn bè hớn hở trò chuyện, quyến luyến nhau như không muốn tách rời. Hai thầy nay đã già, chẳng bao lâu nữa sẽ bước vào hạng U80. Còn các bạn đồng môn chúng ta ai cũng đã lên chức Ông Nội, Bà Ngoại cả rồi. Vui quá các bạn nhĩ!   Sau đó các trò mời thầy đứng chụp hình chung dưới tấm biểu ngữ ghi rõ dòng chữ akhar thrah : "50 Thun Pahader Nâm Krung Sang Bac Poklaong" (Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Trường Trung Học Poklaong: 1965-2015). Bao nhiêu người chụp hình, quay phim thi nhau bấm nút, ánh sáng nhấp nháy liên hồi như tia chớp đầu mùa mưa. Bà con Chăm đứng bao quanh reo hò, vỗ tay chào mừng cảnh thầy trò Poklaong đứng dưới tấm biểu ngữ gợi bao thương nhớ về dĩ vãng của một ngôi trường mà hình ảnh luôn luôn hiện diện trong tâm thức người Chăm. Mặc dù một nửa thế kỷ đã trôi qua, hình ảnh đó vẫn chưa phai nhòa bởi nhiều lý do :   -Thứ nhất : Nhà trường được vinh dự mang tên một vị vua anh minh của Vương Quốc Champa : Poklaong Girai, gọi tắt là Poklaong.  Ngài là vị vua tài ba, kinh bang tế thế, triều chế vững mạnh, dân tình no ấm thanh bình.  Kỳ tích sáng chói liên quan đến đức vua để lại cho hậu thế là cụm đền tháp mang tên ngài đang đứng sừng sững trên ngọn đồi trầu (Mbon hala) gần Palei Cang và đập nước nổi tiếng Nha Trinh, mang nước tưới khắp cánh đồng Ninh Thuận, nuôi sống dân cư địa phương hằng bao thế kỷ qua.   - Thứ hai : Trường Poklaong được xem như một trung tâm đào tạo đông đảo trí thức Chăm.  Đa phần họ là những người thành đạt hôm nay, đang sinh hoạt trên nhiều địa bàn trong nước dưới nhiều ngành nghề khác nhau như :Tiến Sĩ Giảng Viên Đại Học; Nhà Văn, Nhà Thơ đang sinh hoạt trong hàng ngũ văn học Việt Nam; Họa Sĩ, Nhạc Sĩ có tiếng tăm; Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ đang hành nghề khắp nơi. Có người làm Đại Biểu Quốc Hội, Chánh Án Tòa Án Nhân Dân; nhiều người làm Giáo Viên và Hiệu Trưởng các trường trung và tiểu học.   - Thứ ba : Trường Poklaong là cơ quan phát hành Tập San Chăm đầu tiên với tên gọi Ước Vọng (Caong Takrâ).  Trong đó có nhiều trí thức Chăm tham gia viết bài với nội dung phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề văn hóa, xã hội Chăm.  Đặc biệt những bài viết bằng chữ Chăm truyền thống (akhar thrah) rất được các chú bác lớn tuổi ưa thích.  Mãi về sau này mới có những Tập San do người Chăm làm chủ như tờ Panrang, Tagalau phát hành trong nước; tờ Vijaya, Champaka phát hành ở hải ngoại.   - Thứ tư : Có sự trùng hợp khá lý thú giữa hoàn cảnh Trường Poklaong và thân phận Vua Poklaong Girai.  Theo truyền thuyết, nhà vua xuất thân từ đứa bé mồ côi mẹ rất sớm, sống với ông bà nuôi nghèo khổ.  Ban ngày Ông Bà phải đi mò cua bắt ốc nuôi cháu lớn lên từng ngày, ban đêm ẵm cháu đi xin bú nhờ ở các bà mẹ láng giềng. Ngài trưởng thành do nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh và đạt được danh vọng vẻ vang bằng ý chí tự lực tự cường. Trường Poklaong cũng tương tự như thế, sinh ra trong hoàn cảnh côi cút, thiếu thốn mọi thứ: lớp học không có, thầy giáo không có, tiền bạc cũng không. Ông Chính phủ chỉ cấp tờ giấy phép thành lập trường và đề cử một ông Quản Đốc  trông coi rồi phủi tay, chẳng ngó ngàng tới nữa.  May mà có Cộng Đồng Chăm, đủ mọi thành phần, dang tay nâng đỡ nhà trường từng bước đi lên. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua sự nỗ lực làm việc của thầy trò trường Poklaong. Thấm nhuần câu châm ngôn:  " Sinh hoạt tự túc, Kỷ luật tự giác, Tháo vác tự cường" do nhà trường đề ra, học sinh Poklaong tỏ ra rất xuất sắc trong công tác tự điều hành mọi sinh hoạt của nhà trường.  Họ đã lấy câu châm ngôn này làm kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình học tập và rèn luyện nhân cách, đồng thời cũng là hành trang mang theo trong cuộc sống sau này.  Có thể khẳng định rằng: Trường Trung Học Poklaong sở dĩ đạt được những thành quả tốt đẹp trong sự nghiệp giáo dục của mình là do hai yếu tố: Sự nỗ lực làm việc của thầy trò trường Poklaong cộng với sự yểm trợ tích cực của đồng bào Chăm.    Thầy trò cựu Học Sinh Trung Học Poklaong (Hoa Kỳ ) chụp hình lưu niệm nhân Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Trường.                      Trường Trung Học Poklaong được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho phép thành lập và hoạt động kể từ năm 1965.  Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chế độ Miền Nam được thay thế bởi chế độ Cộng Hòa Xã Chủ Nghĩa Việt Nam, kể từ đó Trường Trung Học Poklaong đã bị giải thể và xóa tên, thay vào đó một tên khác rất xa lạ với đồng bào Chăm.  Năm mươi năm trôi qua, Trường Poklaong chỉ còn lại là những hoài niệm trong ký ức của người Chăm vong quốc.  Không biết đến bao giờ Chính Quyền Việt Nam hiện hành xót thương cho hậu duệ Champa còn sống xót sau cuộc tàn sát của Vua Minh Mạng đối với dân tộc Chăm vào những thập niên của năm 1830, để khôi phục lại tên trường Poklaong cho Đồng Bào Chăm?!   Trên đây là vài cảm nghĩ về Trường Poklaong sau 50 năm nhìn lại.  Nhân dịp Lễ Tạ Ơn và Kỷ Niệm 50 Năm Thành lập Trường Poklaong, chúng tôi xin mãn phép thay mặt toàn thể cựu học sinh Poklaong, kính dâng lời cảm tạ đến quý thầy cũ Trường Trung Học Poklaong nói chung, đặc biệt các thầy Thành Phú Bá, thầy Đàng Năng Quạ (đã mất), thầy Lưu Quang Sang và thầy Nguyễn Văn Tỷ luôn luôn sát cánh, đồng hành với nhà trường từ khi thành lập đến lúc giải thể; đến thầy Jay Scarborough (người Mỹ) từng tận tụy dạy học và giúp đỡ nhà trường rất nhiệt tình; đến Đoàn Thanh Niên Thiện Chí Chăm, tiêu biểu là Đoàn Trưởng Quảng Văn Đủ (tức Tiến Sĩ Po Dharma) đã làm việc cật lực không kể thời gian.  Ban ngày giúp xây dựng nhà nội trú, nhà vệ sinh, đào giếng v.v.v…, ban đêm hướng dẫn học sinh học tập, làm bài; đến Cựu Thiếu Tá Dương Tấn Sở, một vị ân nhân khả kính, đóng góp công lao to lớn trong việc hình thành và phát triển Trường Trung Học Poklaong; đến các bậc phụ huynh, bà con Chăm các thôn đã ủng hộ tiền bạc xây dựng ngôi trường hai tầng lầu xinh đẹp, nhưng rất tiếc ngày nay đã bị xóa hết dấu tích.   Chúng tôi biết các bạn trong nước không dễ dàng gì tập họp nhau làm Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Trường Poklaong thân yêu của chúng ta. Thôi thì, chúng ta lên mạng gặp nhau, mặc sức tâm tình, kể chuyện Poklaong ngày xưa, chia sẻ những kỷ niệm vui buồn của một thời đầy ắp mộng mơ. Chúng tôi đề nghị các bạn mạnh dạn lập hồ sơ xin chính quyền Tỉnh Ninh Thuận cho phép thành lập Hội Thân Hữu Cựu Học Sinh Poklaong để chúng ta có ngôi nhà chung sinh hoạt, lâu lâu gặp nhau tâm sự, trao đổi, học hỏi, giúp nhau thăng tiến cuộc sống. Hy vọng chính quyền sẽ không hẹp hòi, phân biệt đối xử với tổ chức xã hội dân sự này. Chúc các bạn thành công.   Qua ba sự kiện nêu trên do thanh niên Chăm hải ngoại thực hiện trong năm 2015 là điểm son  đáng hoan nghênh. Hy vọng thành tích này là tiếng gọi đàn để giới trẻ Chăm  đứng lên, nắm tay nhau tiến bước trên con đường Hồi Sinh Champa (Pahadiip Champa).   Quang cảnh Hội Trường lúc sắp bắt đầu Chương Trình Đại Nhạc Hội Champa Nhân Lễ Tạ Ơn Năm 2015. theo Champaka.info  
0 Rating 121 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 6, 2015
  >> vào link để nghe nhạc phẩm Đồ bàn by Chế Mỹ Lan >> trang blog Đại Nhạc Hội Champa Đến với ngày Đại Nhạc Hội, bao nhiêu ký ức đẹp cách đây đã gần 20 năm lại thi nhau ùa về. Bà con Chăm đến với nhau lần ấy vào năm 1998 nhân dịp thành lập Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa. Tất cả các nhân sĩ trí thức Chăm khắp mọi nơi cùng về hội ngộ. Tay bắt mặt mừng trong niềm hân hoan vô bờ bến. Lần đầu tiên cũng tổ chức tại San Jose này, lúc ấy tôi hát bài Hận Đồ Bàn của Xuân Tiên được sự dàn dựng công phu của anh Kiều Đại Vinh với những lời ngâm Ariya thống khiết của ông Châu Văn Cẫm và những dàn diễn viên phụ họa rất sầu nảo làm cho khán giả đã rơi nước mắt. Mãi đến 17 năm sau tôi mới thấy lại hình ảnh này. Cuộc đời mình sống được bao nhiêu mà mãi đến gần 20 năm xa cách mới gặp lại nhau? Có cần phải đợi đến 17 năm không nhĩ! Cám ơn Ban Tổ Chức đã tạo cơ hội cho chúng ta đến gần với nhau sau bao nhiêu năm xa cách. ĐNH đã vẽ lên một bức tranh đầy màu sắc đẹp cả nội dung lẫn hình thức. Từ xa xa, các thanh niên thiếu nữ gọi nhau í ới, tiếng chào hỏi thân quen. những nụ cười rất gần gủi tay trong tay hân hoan dìu nhau bước chân vào hội trường. Những trang phục truyền thống đủ màu sắc trong ánh nắng lung linh của một ngày đẹp trời Cali càng tô điểm rạng ngời những đóa hoa Champa rực thắm. Trên nét mặt của mọi người ai ai cũng toát lên một niềm phấn khởi tràn đầy sức sống.    Các bậc trí thức Cham hội tụ từ nhiều Tiểu Bang khác nhau. Đầu tiên là bước vào phòng chụp ảnh lưu niệm, tấm thảm đỏ được đặc ngay ngắn đưa những bước chân đến những ngọn Tháp như xa lạ như thân quen vẫy chào những đứa con Chăm về với cội nguồn. Tháp đứng sừng sững trong kiêu ngạo và huyền bí làm sao. Ai ai cũng tranh thủ chụp vài tấm hình để lưu lại kỷ niệm đẹp trong đời. Tôi lấy làm vui mừng khi các Bác, các Cô Chú của tất cả các Hội Đoàn vai kề vai cùng chụp ảnh lưu niệm . Rời khỏi phòng chụp ảnh để bước vào phòng ăn uống, không khí lại càng vui nhộn bội phần. Trong căn phòng đầy ấp những tiếng cười giòn giã. Mọi người cùng nhau ngồi thưởng thức những món ăn cổ truyền dân tộc. Ăn uống xong, tất cả cùng dìu nhau vào bên trong sân khấu. MC Từ Công Ánh, MC, Hoa Hậu Ngọc Minh xinh đẹp duyên dáng của Champa chúng ta cùng hai MC đẹp trai phong độ Bá Trung Thiệu, Lưu Quang Sáng mở đầu chương trình rất độc đáo ngoạn mục khai mạc chương trình. Tấm rèm sân khấu từ từ mở hé ra, dàn nhạc vang lên sôi động tưng bừng rộn rã. Tiếng trống Paranưng, tiếng kèn Saranai như vỡ òa trong ngất ngây hạnh phúc. Âm thanh có lúc réo rắc du dương, có khi lại cháy bừng nhộn nhịp. Những bàn tay của những nhạc cụ Chăm thả hồn vào những điệu nhạc say sưa ru hồn người về một thời xa xưa. Ánh sáng nhuộm hoàng hôn tím buồn vời vợi, tím cả thời gian và không gian. Màu tím buồn trên sân khấu khỏa lấp cả khung trời và những mãnh đời cô đơn của những đứa con Champa tha hương lạc loài tìm đến với nhau . Không gian huyền ảo từ phía xa, Tháp đứng ngẩn ngơ sâu lắng tạo nên một bức tranh hoàn hảo rất thơ mộng. Đây có lẽ là bức tranh đẹp nhất từ xưa tới nay. Tiết mục hợp ca Bangsa Champa Khaol Ita cua Cei Juk qua phần hoà âm phối nhạc của nghệ sĩ Miêu Văn Tuấn đã vang lên hùng hồn. Bangsa ilimo khoal ita, Champa muk kei pajiak pajieng, Cam bani sa pajama, pajieng mal, Ahier Awal tajuh halau klau bimong, Champa angan bingo tanâh aia….Nghe xúc động bùi ngùi làm sao ấy. Rồi lần lược những bài ca bất hữu của cố nhạc sĩ Đàng Năng Qụa, nhạc sĩ Châu Văn Kênh, nhạc sĩ Amưnhân... nghe nức nỡ lòng người. Các tiết mục múa đặc sắc và điêu luyện của các cô thiếu nữ trong những bộ trang phục truyền thống uyển chuyển tha thướt đê mê ngây dại đến hoang đường.  MC Ngọc Minh - Trung Thiệu Đại Nhạc Hội lần này gợi nhớ lại bản sắc văn hóa dân tộc qua những bài hát mang giai điệu dân gian Chăm phản ánh đời sống văn hóa xã hội Chăm, nhắc nhở con cháu về lịch sử mất mát đau thương của dân tộc. Phổ biến văn hóa lịch sử âm nhạc dân tộc đến với các cộng đồng khác nhầm xóa bỏ sự nhận định phiến diện về nghệ thuật âm nhạc Chăm. Thể hiện qua trang phục độc đáo, sự uyển chuyển nhịp nhàng của các cô thiếu nữ xinh đẹp trong những điệu múa Chăm ngây ngất đến lạ thường. Đưa khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tôi ngồi gần MC Hạ Vân, được cô chia sẽ: “rằng cô rất khâm phục một dân tộc có nền văn hóa đầy màu sắc. Đây là lần đầu tiên cô đã có dịp chiêm ngưỡng những bông hoa xinh đẹp Champa mà từ bấy lâu nay cô chưa hề biết. Cô rất vui khi được chứng kiến tận mắt những thiếu nữ Chăm  đẹp và duyên dáng. Ai ai cũng rất thân thiện và dể mến. Cô nói rằng; cô sẽ về và chia sẽ với đài phát thanh mà cô đang làm.” ĐNH cũng là những tiếng chuông cảnh tỉnh  đến những đứa con Chăm lưu lạc khắp mọi nơi trên thế giới quay về với cội nguồn. Kế tiếp, Nhạc sĩ Từ Công Phụng đã lên góp vui cho đêm ĐNH hai bài hát do ông sáng tác. Tôi hơi thất vọng vì tưởng rằng ông sẽ nhìn khác hơn những gì tôi mong đợi. Tôi hình dung một Từ Công Phụng phong độ trong bộ trang phục cổ truyền dân tộc, nói tiếng mẹ đẻ trên sân khấu dù chỉ vỏn vẹn một câu cũng được, hoặc hát một vài câu bằng tiếng Chăm nếu có thể . Có lẽ tôi hy vọng ở nơi nhạc sĩ Chăm này nhiều hơn thế nữa, nhưng dù gì đi nữa, ông đã đến với cộng đồng của mình trong phần cuối của cuộc đời còn lại, đến để gần gũi nhau hơn đã là tốt lắm rồi. Cũng có thể nói đây là một bước khởi đầu rất đáng khích lệ. Hy vọng trong tương lai, tôi và các bạn sẽ thấy một hình ảnh Từ Công Phụng khác hơn và gần gũi hơn và Chăm hơn.  Cám ơn các cô bác anh chị em tại San Jose về sự rất nhiệt tình phục vụ quên mình. Hy sinh tất cả gia đình con cái, tập dợt nấu ăn và còn phục vụ khách phương xa. Dù rất mệt nhưng các anh chị lúc nào cũng rất vui vẻ. Ở Mỹ ai cũng rất bận rộn, các anh chị em bỏ công sức tập dợt mỗi ngày sau giờ làm việc mệt nhọc. Hy sinh đến mức đó là cùng!. Mặc dù số lượng rất ít ỏi nhưng các cô bác anh chị cùng các anh chị em Sacramento làm nên một đêm Đại Nhạc Hội như thế này là một điều tôi không thể nào ngờ được. Tôi khâm phục ban tổ chức làm việc rất nghiêm túc và kỹ luật. Một sự thành công ngoài sức tưởng tượng của tôi. Xét về hình thức lẫn nội dung đều rất chuyên nghiệp và dĩ nhiên các anh chị đã không nói suông bằng lời mà đã hy sinh rất nhiều thời gian qúi báo của mình để có được một đêm ĐNH ý nghĩa này. G. CLÉMENCEAU nói không sai. “không phải chỉ nói suông mà có thể thay đổi được một tình trạng, chính phải biết hy sinh.” Về đến nhà đã mấy ngày rồi nhưng đầu óc vẫn còn nghe dư âm Đêm nhạc hội. Vẫn còn nhớ như in những hình ảnh các anh chị chạy tới chạy lui chuẩn bị cho tiết mục kế tiếp, sửa soạn trang phục cho nhau trước khi lên sân khấu, khích lệ nhau hãy trình diễn hết mình, những cái nhìn yêu thương trìu mến dành cho nhau lúc tập dợt. Lúc nhẹ nhàng lúc căng thẳng. Lúc lại vang lên những tiếng cười giòn giã. những tiếng chào nhau tay bắt mặt mừng, những vòng tay ấm áp làm mà khó quên đến thế. Tôi đã mang về cả tình cảm anh chị dành cho tôi, đem về hơi ấm tình tự dân tộc, những nỗi niềm yêu thương da diết. Một dư âm thật khó diển tả bằng lời.  Ca nhạc sĩ Từ Công Phụng,  MC Hạ Vân - Sáng LưuThiết nghĩ, trong cuộc sống có đôi khi chúng ta chìm sâu trong sự im lặng qúa lâu. Chìm đấm đến gần như quên đi cảm giác gần gủi thân mật. Đôi khi nhìn lại chẵng có gì trầm trọng cả, chỉ là những cái không đáng kể. Đôi khi chúng ta chưa thật sự hiểu nhau hay chúng ta hiểu lầm nhau bởi không cùng hiểu một nghĩa. Georges DUHAMEL (la possession du monde) có nói: “Những danh từ là những ý tưởng… Con người thường xâu xé lẫn nhau chỉ vì những danh từ mà họ không cùng hiểu một nghĩa. Nếu họ hiểu nhau hơn, họ sẽ ngả vào lòng nhau.” Đại Nhạc Hội Champa chính là cơ hội để đưa chúng ta đến gần với nhau và hiểu nhau hơn. Đêm ĐNH đã nói lên được rằng tinh thần Champa vẫn cháy bỗng. Những đứa con Chăm đã vượt qua biên giới Đạo Giáo, Chủ nghĩa cá nhân, vượt qua Vị trí Địa Lý để đến với nhau. Hơn bao giờ hết, những đứa con Champa trên khắp mọi nơi vẫn còn đau xót cho dân tộc mình, họ vẫn còn hướng về quê hương đổ nát, cùng nhau xây dựng mái nhà Champa yêu dấu. Tất cả đã hòa quyện vào nhau trong vòng tay ấm áp. Ai có đến với ngày Đại Nhạc Hội mới chứng kiến được những cảnh các Chú các Bác cùng nắm chặt tay nhau, cùng nhau làm việc mới cảm nhận được tinh thần đoàn kết của Champa vẫn còn sâu đậm lắm. Ai cũng hăng say góp một bàn tay, chẵng phân biệt tuổi tác hay địa vị. Có lẽ đây là một bài toán mà đã bấy lâu nay chúng ta chưa giải đáp được. Bài toán chứng minh tinh thần đoàn kết dân tộc Champa của chúng ta. Chúng ta sống trên đất khách quê người , ít có cơ hội gặp mặt nhau. Chúng ta hãy biết tạo cơ hội để đến với nhau nối vòng tay lớn. Cùng nhau gìn giữ bản sắc dân tộc. Cùng cầm tay nhau hàn gắn tình đoàn kết, xóa đi những ngộ nhận đáng tiếc trong cộng đồng. Đồng thời hâm nóng lại bản sắc dân tộc. Gợi nhớ hoài cổ, hướng về cố quốc. Kết tụ dân tộc, tình yêu tốt đẹp cần thiết phát triển mọi mặt trong tương lai. Hy vọng một ngày gần trong tương lai.   Anh em diễn viên đang reo hò, vui mừng sau chương trình ĐNH kết thúc. Hãy đến gần với nhau hơn nữa, bởi lẽ, một khi chúng ta đã gần gũi nhau thì những mâu thuẫn sẽ tan biến và nhường chổ cho sự đồng cảm yêu thương, sẵn sàng bỏ qua những bất đồng về quan điểm, sẵn sàng tha thứ cho nhau. Một khi chúng ta đã yêu thương nhau rồi thì mọi thứ khác đã không còn gì đáng kể. Chúng ta hãy biết nắm lấy cơ hội để sích lại gần nhau, đừng để đợi đến một phần tư của cuộc đời mới gặp lại. Hãy đến, cùng nắm chặt tay nhau để cùng nhau làm tốt hơn nữa. Hơn bao giờ hết, hãy gạt bỏ những tư tưởng sai về nhau để cùng nhau đắm chìm trong hạnh phúc như thế này. Hãy cùng nhau gìn giữ bản sắc dân tộc để con cháu sau này còn hãnh diện về dân tộc mình. Ban tổ chức hãy cố gắng duy trì sân chơi bổ ích này để chúng ta giao lưu với nhau. Hãy duy trì một phong cách làm việc vượt lên trên bất cứ sự khác biệt của nhau như thế này nhé. Đây chính là chìa khóa đưa đến sự thành công trong lần ĐNH này. Nếu trong thâm tâm của mỗi cá nhân trong ban tổ chức vẫn còn có tư tưởng phân biệt em Bàlamôn, tôi Bàni, anh thì Islam thì dù có tổ chức bao nhiêu lần ĐNH vẫn quay lại vị trí cũ , không đi về đâu cả. Hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau sớm hơn, không phải đợi đến 17 năm nữa, lúc đó Chế Mỹ Lan già rồi không còn hát được nữa đâu. Các bạn có muốn chúng ta gặp nhau một ngày rất gần không? Chúc các Bác các cô Chú và các anh chị về đến nhà vui vẽ bình an, cùng nhau quay quần bên gia đình và người thân. Cùng nhau chia sẽ và ôn lại kỷ niệm đẹp khó quên trong đêm ĐNH và truyền ngọn lửa yêu thương tỏa khắp nơi trong cộng động Champa của chúng ta. Chúc một mùa Giáng Sinh an lành.        
0 Rating 536 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On October 14, 2015
 Nếu ai có chút quan tâm về tình hình thế giới thì sẽ không quên hình ảnh hai lãnh tụ cựu thù của hai thế giới tư bản và cộng sản gặp nhau ngày 19 tháng 11 năm 1985 tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Một thành phố nhỏ so với nhiều nơi trên thế giới, nhưng rất xinh xắn và được nhiều người biết tới. Vì đây là cái nôi của Hội Hồng Thập Tự, cùng sự có mặt của hơn 200 tổ chức quốc tế thuộc  chính phủ và phi chính phủ. Đây là cuộc gặp gỡ lịch sử mang đến kết quả thay đổi cả cục diện thế giới, nên khi nói đến sự chấm dứt chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây người ta thường nhắc đến ông Reagan và Gorbachev. Nhưng ít ai biết tên một nhân vật trọng yếu khác đã khiến cho sự gặp mặt ấy thành hình, đó là bà Thatcher thủ tướng nước Anh lúc bấy giờ. Khi Reagan lên làm tổng thống nước Hoa Kỳ vào năm 1981, bà Thatcher đã nhanh chóng hình thành mối quan hệ thân thiết với ông, đến nỗi một thời đã từng là đề tài khai thác của giới truyền thông báo chí, song sự quan hệ ấy chỉ dừng lại ở mức độ của một tình bạn đơn thuần. Nhưng sau khi Gorbachev, lúc ấy đang là nhân vật thứ hai trong bộ chính trị của Liên Xô, nhận lời mời của bà Thatcher đến viếng thăm nước Anh vào ngày 16 tháng 12 năm 1984, thì đây thật sự đánh dấu một giai đoạn quan trọng khác thường. Mở đầu cho cuộc tiếp xúc với cái nhìn mới mẻ giữa Đông và Tây, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, giữa hai ý thức hệ khác nhau cho thấy thay vì đối đầu họ lại chọn đối thoại mà lâu nay chưa từng có vậy! Sau năm tiếng đồng hồ đàm đạo, Gorbachev và phu nhân cùng đoàn tháp tùng đi dạo thành phố London thăm nơi Lenin đã phát hành tờ báo đầu tiên vào năm 1903, cùng viếng thư viện nước Anh xem chiếc ghế Karl Marx đã dùng ngồi viết cuốn Tư Bản Luận trong khi Thatcher vội vã chuẩn bị cho chuyến bay sang Hoa Kỳ để thuyết phục tổng thống Reagan, bà bảo: “Gorbachev rất khác người, tôi thật lòng quý trọng ông ta và tôi nhận thấy mình có thể hợp tác được. Dù ông ta hoàn toàn trung thành với chế độ Xô Viết, nhưng ông ta sẵn sàng lắng nghe, đối thoại chân thành và có thể tự quyết định theo ý ông ta.” Sự tin tưởng lạ lùng của thủ tướng Thatcher, cộng với lý lẽ mạnh mẽ và thấy có lý của bà đã thuyết phục được Reagan. Nên phải nói thủ tướng Thatcher chính là trung gian mở đường cho cuộc gặp đầu tiên này, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử hai nước và mở ra một khởi đầu mới cho quan hệ ngoại giao giữa hai siêu cường. Thay vì chọn theo con đường cứng rắn họ lại gặp nhau, và tại cuộc họp thượng đỉnh này đại diện hai nước trao đổi với nhau nhiều vấn đề, cùng thẳng thắn nói cho nhau nghe một cách trực tiếp quan điểm của phía mình. Dĩ nhiên là có những cuộc tranh luận, nhưng cũng không thiếu phần lắng nghe. Hai nhà lãnh đạo thật sự cởi mở trao đổi với nhau những suy nghĩ của riêng mình, hầu có thể hiểu nhau và qua đó cùng tìm ra giải pháp làm bớt đi sự căng thẳng ngày càng leo thang giữa hai bên, mà đã có hồi chiến tranh sắp bùng nổ. Và tôi suy nghĩ, làm sao Thatcher thủ tướng của một nước theo chính thể quân chủ lập hiến, Reagan tổng thống của một nước theo thể chế cộng hoà với tam quyền phân lập và Gorbachev tổng bí thư của một nước cộng sản theo chế độ độc tài đảng trị mà họ có thể ngồi lại với nhau được? Trong khi chúng ta là người Chăm trong cùng một dân tộc, vậy mà khi nghĩ chuyện đến với nhau sao thấy thật quá xa vời! Điều mà ba vị nguyên thủ này đã làm là họ vượt qua quyền lợi của cá nhân, đảng phái mà đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên hết. Nhờ vậy mà họ đã làm nên việc lớn, góp phần đem lại sự an vui chẳng những cho quê hương đất nước của họ thôi, mà còn cho sự yên vui của toàn thế giới nữa. Thế mới thật đáng khâm phục! Là người Chăm nếu còn quan tâm đến nhau, chúng ta hãy nên học bài học lịch sử này! Với tôi, ai làm được điều gì tốt cho Chăm dù lớn hay nhỏ đều đáng được quý trọng. Đã là đấu tranh thì ngay cả trên lãnh vực văn hoá và xã hội, mọi sự thành tựu đều phải kinh qua nhiều gian nan. Do đó, nếu ai vì tấm lòng thành muốn làm cho Chăm mà lỡ thất bại thì cũng đừng có quá nhiều lời chê trách, mà hãy rút từ kinh nghiệm đau thương ấy những bài học giá trị hầu làm tốt mai sau. Dân tộc Chăm còn khổ, công việc Chăm còn nhiều nên chúng ta còn cần phải có nhau. Cho nên ao ước của tôi, là sao chúng ta làm được điều như những vị lãnh đạo trên đã làm, bỏ qua những khác biệt để đến cùng nhau hầu qua đó có thể hoá giải những bất đồng! Thuỵ Sĩ là một nước giàu với dân số chỉ hơn 8 triệu người, có thiên nhiên rất đẹp nhiều phong cảnh thật hữu tình, đất nước mà tôi đã có cơ duyên được đến đó vài lần. Là nơi mà nguyên thủ của hai cường quốc lúc bấy giờ chọn cho cuộc gặp gỡ đầu tiên, mở ra một bước ngoặt quan trọng cho sự liên hệ mới củahai nước sau này. Nhờ đó đã đem lại sự an vui cho nhiều người, chẳng những ở bên kia bức màn sắt mà còn cho thế giới tự do nữa. Nên mong ước của tôi, là làm sao chúng ta người cùng dân tộc có thể đến với nhau cùng cởi mở tâm tình. Đến để nói với nhau, ngay cả những điều khó nhất, hầu qua đó mà có sự cảm thông. Có thế chúng ta mới cùng nhau mở ra một trang sử mới, đem lại niềm tin và hy vọng cho mọi người Chăm!   Chân Thành (độc giả gời bài qua info@nguoicham.com)    
0 Rating 167 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On September 11, 2015
ÁO DÀI PHỤ NỮ CHAMPA Trang phục hay y phục tức những đồ để mặc, là một trong ba nhu cầu cần có của đời sống con người. Nên từ trước đến nay ngoài ăn và ở ra con người rất quan tâm đến cách ăn mặc. Đây là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người, được thay đổi theo thời gian cùng với quá trình phát triển của lịch sử. Nó rất phong phú và đa dạng, tuỳ theo mỗi dân tộc với những văn hóa cá biệt mà có những nét đặc trưng riêng. Thí dụ như phụ nữ Nhật Bản lộng lẫy trong bộ Kimono, phụ nữ Đại Hàn thì rực rỡ với bộ áo Hanbok, phụ nữ Ấn Độ cho ta cái ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari, còn phụ nữ Champa thì sao? Mặc dù trong xã hội của người Chăm mỗi tầng lớp, mỗi chức sắc đều có những phong cách y phục riêng. Nhưng phải nói từ xưa đến nay, đặc sắc nhất vẫn là chiếc áo dài truyền thống duyên dáng thướt tha của người phụ nữ Champa. Chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Chăm khi nhìn xa, những tưởng rằng không khác chi chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt. Nhưng khi đến gần mới thấy khác, là nó không xẻ tà và mặc chui đầu. Cổ áo hình tròn hay hình trái tim khi mặc phủ trùm xuống trên váy ôm sát thân người, tạo cho bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng làm nổi bật cơ thể với những đường cong mĩ miều vốn sẵn có của người phụ nữ. Nên áo dài sẽ mãi là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Champa, đó cũng là niềm tự hào của dân tộc đối với bạn bè khắp nơi.  Chiếc áo dài Chăm với chất liệu mềm mại, nhưng không thiếu sự rực rỡ đã thu hút ánh mắt của nhiều người nhất là khi những phụ nữ mặc trong những dịp lễ hội. Chiếc áo dài của người Chăm còn nói lên phần nào đức tính đẹp, không thiếu phần quan trọng của người phụ nữ trong đời sống. Đây là nét độc đáo nên dù theo thời gian có sự thay đổi nào, áo dài Chăm vẫn luôn mang bản sắc dân tộc. Chiếc áo dài Champa không xẻ tà, che thân kín đáo. Nhưng sao che được những nét đẹp của người phụ nữ, thầm lặng bên trong. Nên hỡi những người con gái Champa ơi! Hãy lấy làm vui lòng và hớn hở, cùng nhớ luôn tự hào về chiếc áo dài truyền thống xưa nay. Vì khi mặc, chỉ làm cho quý chị em đẹp đẽ hơn thôi! Chân Thành (tác giả gởi bài qua info@nguoicham.com)    
0 Rating 1.3k+ views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On June 9, 2015
    VTV.vn - Sáng 7/6, tại thánh đường Mubarak, thị xã Tân Châu, An Giang, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang đã tổ chức lễ đón mừng tháng Ramadan cho đồng bào Chăm.   Năm nay, tháng Ramadan chính thức bắt đầu từ ngày 17/6 - 17/7. Hoạt động này nằm trong 5 điều luật căn bản và bắt buộc đối với một tín đồ Hồi giáo khi đến tuổi trưởng thành. Trong khoảng thời gian này, tất cả nam nữ từ 15 tuổi trở lên vẫn làm việc bình thường nhưng phải nhịn ăn, nhịn uống vào ban ngày, không sát hại sinh vật để tu tâm dưỡng tính. Điều này nhằm thể hiện lòng yêu thương, đồng cảm giúp đỡ những người nghèo khổ. ĐBSCL hiện có hơn 1,4 triệu đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, Hoa, Khmer. Riêng tại An Giang, đồng bào Chăm là một trong bốn dân tộc lớn của tỉnh, sống nhiều nhất là tại thị xã Tân Châu và huyện An Phú, với trên 3.000 hộ, 16.000 nhân khẩu. Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đời sống đồng bào dân tộc Chăm ngày càng được nâng cao. Nhiều chính sách như hỗ trợ về nhà ở, vốn vay làm kinh tế gia đình, miễn giảm học phí cho học sinh người dân tộc... đã góp phần xây dựng các xóm ấp Chăm ngày càng khởi sắc, qua đó gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. theo vtv.vn
0 Rating 69 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 9, 2015
  Lễ hội Ramawan 2015 của cộng đồng Chăm Awal/Muslim sẽ bắt đầu từ ngày 16-18/06/2015. Tháng chay tinh tại thánh đường sẽ diễn ra từ ngày 18/06 đến 18/07/2015. Hôm nay xin gởi mọi người bài giới thiệu về Lễ hội Ramawan của người Chăm - Tác giả: Ts. Trương Văn Món (Sakaya).(Trich Sakaya, Lễ hội của người Chăm, Nxb VHDT, Hà Nội, 2003, tr.118-126)Lễ hội Ramawan: Lễ hội Ramawan của người Chăm Awal diễn ra trong thời gian một tháng, trước khi vào lễ họ thường tổ chức lễ hội trong 3 ngày đầu. Lễ hội diễn ra làm 3 phần: lễ tảo mộ (nao ghur) – lễ cúng gia tiên (ew muk kei – kèm theo hội) và lễ chay niệm tại thánh đường (mbang aek).Lễ tảo mộ (nao ghur):Làm lễ tẩy uế phần mộ và mời tổ tiên về dự lễ “cúng gia tiên” (ew muk kei) nhân ngày Ramawan. Nghi thức lễ do Po Acar thực hiện bằng những lời cầu kinh bằng tiếng Ả rập được rút ra từ kinh Koran (Kuru-ân) và một số vị đàn ông khác thuộc kinh kệ cũng ăn mặc chỉnh tề cùng với các phụ nữ van vái mời tổ tiên ông bà về dự lễ Ramawan.Lễ cúng gia tiên (ew muk kei):Sau khi tảo mộ về, họ chọn một nơi trang trọng nhất trong nhà làm bàn tổ (danok). Bàn tổ được trải chiếu hoa, để khay trầu, ấm trà, 2 cái gối nằm…Đây là nơi tạm nghĩ của tổ tiên về hưởng lễ nhân ngày Ramawan. Sau khi lập bàn tổ xong, họ dâng lễ vật lên cúng tổ tiên như bánh tét, bánh ít, chè, xôi, bánh sakaya (món lạt – kaya yuer); gà luộc, cơm canh, cá khô (món mặn – kaya klam)…Lễ vật được dâng cúng thành nhiều mâm. Mỗi một thành viên trong gia đình đều cầu khấn trong hương hồn tổ tiên phù hộ độ trì cho họ. Mâm lễ còn được dâng thành nhiều đợt. Mỗi đợt dâng lên hai mâm (mâm ngọt và mâm mặn). Trong mỗi lần dâng lễ vật vị cúng lễ luôn đọc kinh, vừa rót rượu vừa khấn vái trong khói hương trầm toả ra nghi ngút. Các vị thần linh được mời về hưởng lễ là tổ tiên bên nội và cả bên ngoại sau đó là những người thân trong gia đình đã khuất…Trong ngày cúng gia tiên (ew muk kei) những thành viên trong gia đình đều họp mặt đông đủ với hương hồn của tổ tiên. Họ luôn cầu khấn và hi vọng tổ tiên sẽ phù hộ độ trì. Kết thúc lễ này, họ mời bà con, bạn bè dự lễ cùng hưởng lễ vật, họ cùng ăn, cùng chúc tụng lẫn nhau.Hội: trong 3 ngày lễ cúng gia tiên họ thường tổ chức ngày hội. Mỗi làng palei Chăm Awal đều tổ chức giao hữu bóng đá, văn nghệ, có một sớ năm các làng còn tổ chức trò chơi dân gian như thi đội nước, bò kéo xe, kéo cày, giả gạo … Các trò chơi không chỉ lôi cuốn các thành viên trong làng mà còn có nhiều thành viên ở các làng palei khác tham gia. Ba ngày đầu cúng lễ gia tiên người Chăm Hồi giáo Bàni thực sự là ngày hội mở đầu cho lễ Ramawan.Lễ Ramawan (mbang aek):Thánh đường (sang magik) dự lễ Ramawan. Và cũng kể từ đây tẩt cả tu sĩ Po Acar cũng tập trung tại thánh đường để hành lễ trong thời gian một tháng.Hành lễ Ramawan trong thánh đường:Hành lễ Ramawan tại thánh đường được diễn ra theo các bước lễ như sau: lễ tẩy thể (mâk aia), lễ đánh trống (ataong hagar), lễ đọc kinh (wak) và lễ kết thúc (taleh).+ Lễ tẩy thể tu sĩ Acar: Trước khi vào hành lễ các tu sĩ Po Acar đều làm lễ tẩy thể. Lễ tẩy thể được diễn ra trước thánh đường. Lễ được thực hiện một lúc 9 vị tu sĩ. Mỗi tu sĩ mặc váy mình trần (áo khoác vai), tay cầm chén đồng để lấy nước tẩy thể. Nước tẩy thể được họ lấy từ giếng hoặc cái hồ ở trong khuôn viên thánh đường. Lễ tẩy thể này mang tính tượng trưng. Khi lấy được nước thì 09 vị tu sĩ đứng trên 09 miếng đá (batau khakbah) được đặt ở trước thánh đường đọc kinh làm lễ tẩy thể. Sau đó họ mặc trang phục chỉnh tề bước vào thánh đường làm lễ. Khi bước vào cửa thánh đường họ còn đọc câu kinh dài và làm nghi thức lễ của người Hồi giáo là lấy tay chạm mũi.+ Đánh trống và gọi lễ (ataong hagar): Mỗi lần thực hiện lễ trong thánh đường họ đều dùng trống (hagar) để khởi lệnh. Đánh trống lễ trong thánh đường được phân công tu sĩ cụ thể. Người đánh trống thường là cấp tu sĩ Katip hay Imam trong hàng ngũ chức sắc Chăm Awal. Trống được treo ở góc bên trong thánh đường (gần cửa ra vào). Tiếng trống gọi lễ thường bắt đầu bằng một hồi dài liên tục và kết thúc bằng 03 tiếng sau cùng. Khi tiếng trống gọi lễ (bang) kết thúc, người đánh trống được một vị tu sĩ khác đến tiếp đón về nơi dự lễ bằng cử chỉ hai người đứng cạnh nhau, hai tay chạm lên mão (mũ) và hai tai. Cuối cùng ngâm lên bài kinh và bắt đầu lễ đọc kinh.+ Đọc kinh (wak):Trong 4 bước hành lễ trên, lễ đọc kinh “wak” là quan trọng do một vị Imam hoặc Katip hướng dẫn đọc và hành lễ. Các vị tu sĩ đứng theo hàng ngang trong thánh đường, mặt hướng về hướng tây (hướng về La Mecque). Bài kinh có khi một người đọc, có khi cùng đọc tất cả và thỉnh thoảng đọc đồng thanh hoặc hô vang tiếng “Omin”. Khi đọc các tu sĩ thể hiện nhiều thao tác khác nhau như bái lạy, qùy, đứng, tay thì lần từng hạt chuỗi (mặc khải). Kết thúc một lần đọc kinh thì các tu sĩ thường ngồi lại thành vòng tròn. Từng vị tu sĩ tham gia lễ trong thánh đường đều bắt tay nhau, rồi đưa tay chạm vào mũi. Đây là nghi thức chào nhau thân thiện mà thường gặp ở các tín đồ Hồi giáo thế giới.Trong lúc các tu sĩ hành lễ thì bà con trong làng thường dâng lễ cho vị thần Auloah (Alla) như têm trầu, cây nến bằng sáp ong để thắp sáng… để biết ơn đến thánh Alla và cầu may, cầu tài lộc. Những gia đình có tu sĩ thì còn đội lễ vật như cơm, bánh trái đến thánh đường để các tu sĩ dùng về đêm.Hành lễ Ramawan kéo dài trong một tháng. Trong tháng lễ họ còn chia ra làm nhiều giai đoạn (tiểu lễ) khác nhau như sau:Lễ ngày thứ sáu (harei jama-ah): Trong tháng lễ Ramawan họ tổ chức 4 lần đọc kinh lễ ngày thứ sáu. Nghi thức lễ cũng tương tự như đã trình bày trên, chỉ khác ở chỗ là chủ lễ đọc kinh trong ngày thứ sáu là vị Katip, lễ vào giờ kinh (wak)- hướng về thánh Mohamat. Nghi thức hành lễ này khá long trọng, vị katip phải đứng vào bục giảng trong thánh đường (mrong), tay cầm gậy lễ (gai bhaong) và cuốn sách giảng kinh Koran. Khi bài giảng kinh kết thúc thì tín đồ dâng lễ vật (xôi, chè) lên thánh đường. Các tu sĩ ngồi quây quần lại bên nhau cùng đọc kinh và đốt chén lửa xông hương trầm kết thúc bài lễ kinh.Lễ kinh vào ngày thứ năm (Harei pok jip): Lễ này cũng được thực hiện trong ngày thứ năm hàng tuần. Nghi thức hành lễ, đọc kinh dâng lễ vật cũng tương tự như lễ thường ngày trong thánh đường. Chỉ khác ở chỗ là lễ này đọc kinh vào giờ kinh Esha và cuối cùng có đọc thêm 5 kinh lễ cầu cúng tổ tiên tương tự như lễ cúng gia tiên ở phần đầu (mbang muk kei).Lễ Muk trun, Ong trun: Lễ Ramawan kết thúc 15 ngày đầu gọi là “Nữ thần gian thế” (Muk trun) và từ ngày thứ 20 trở đi đến cuối tháng là lễ “Nam thần” giáng thế (Ong trun). Nghi thức hành lễ của các lễ này cũng tương tự như các nghi thức lễ ngày thứ sáu hàng tuần đã trình bày. Đặc biệt sau lễ “Muk trun” là mốc thời gian báo hiệu các tín đồ ở làng Chăm (kể cả Chăm Awal và Chăm Ahier) đã hết thời kỳ kiêng cữ, chay tịnh. Họ sẽ được phép sát sinh, cúng tế thuộc về lễ nghi tín ngưỡng dân gian Chăm. Còn sau lễ “Ong trun” bà con trong làng có tục dâng gạo (tuh brah) ở thánh đường để các tu sĩ làm lễ bố thí cho người nghèo. Trong lễ Ong trun này các tu sĩ còn thực hiện lễ nghi cho các tín đồ như lễ “Palek kalam” cho các cháu trai đã làm lễ cắt da quy đầu (katat) theo tập tục của Hồi giáo…Các tín đồ có tuổi trưởng thành, buộc phải qua nghi lệ này mới được phép dự lễ đọc kinh tảo mộ, cúng gia tiên (ew muk kei)..+ Lễ kết thúc Ramawan (taleh Ramawan): Lễ Ramawan kết thúc vào ngày thứ 30 tháng 9 của tháng lễ chay tịnh. Ngày kết thúc lễ được tổ chức rất long trọng trong thánh đường. Ngoài việc tổ chức đọc kinh Koran như thường lệ và cầu những điều tốt lành cho dân làng (giờ kinh Subahik); họ còn tổ chức lễ rước gậy thần Auloah (Alla); làm lễ thăng quan tiến chức cho các vị tu sĩ trong thánh đường (Imam, Katip). Ngày cuối cùng của tháng lễ, ngoài việc tín đồ trong làng tổ chức ăn cơm bố thí (cơm, trứng luộc và muối mè) gọi là “lithei yakat” của các vị tu sĩ, dân làng còn dâng lễ vật, mỗi tín đồ dâng 2 mâm lễ (một mặn, một ngọt)… lên thánh đường để cúng lễ thánh Auloah (Alla) rồi kết thúc lễ Ramawan.Tóm lại: Lễ Ramawan là lễ hội lớn nhất của người Chăm Awal/Bani – người Chăm ảnh hưởng Hồi giáo. Lễ hội nguyên gốc của nó chỉ là lễ đơn thuần cho mùa chay niệm của tín đồ Hồi giáo vào tháng 9 Hồi lịch. Thế nhưng khi người Chăm tiếp nhận, họ đã cải biên lại thành lễ hội mang bản sắc của riêng mình. Do vậy lễ Ramawan của người Chăm không chỉ là lễ chay niệm, đọc kinh cầu nguyện thánh Alla một ngày 5 lần mà nó còn kết hợp với lễ cúng gia tiên, tục dâng gạo, lễ cúng nữ thần giáng thế – một tín ngưỡng thờ mẫu có nguồn gốc bản địa có từ lâu đời của người Chăm đã hiện diện trong lễ Ramawan. Hơn thế nữa, trong lễ hội Ramawan, các tín đồ còn được phép múa hát – một loại hình sinh hoạt khó có thể chấp nhận trong luật của Hồi giáo nhưng cuối cùng cũng hội nhập vào lễ Ramawan. Những yếu tố trên đã kết hợp, dung hoà lại với nhau tạo cho lễ Ramawan trở thành một lễ hội đặc sắc của người Chăm, góp phần làm phong phú và đa dạng sắc màu độc đáo của lễ hội Chăm.P/s: Hình ảnh được chụp tại Palei Ram( Văn Lăm-Ninh Thuận) - Ramawan 2010 theo facebook.com
0 Rating 136 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 24, 2015
Mang ??c tr?ng c?a ngh? thu?t xây d?ng và ch?m kh?c c?a ng??i Ch?m Pa c?, các tháp Chàm t?i thánh ??a M? S?n, tháp Bà Ponagar… ??u là nh?ng ?i?m tham quan h?p d?n du khách.
0 Rating 602 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 19, 2015
Th? Ng? Kính g?i :     Các trí th?c Ch?m, h?i sinh viên, nhân dân xã Phan Hòa; C?ng ??ng Ng??i Ch?m trong và ngoài ??a ph??ng; Quý nhà m?nh th??ng quân và các nhà h?o tâm g?n xa. ??n th? Po Kaong Kasat t?a l?c t?i Thôn Bình Minh(Palei Aia mamih), xã Phan Hòa, Huy?n B?c Bình, t?nh Bình Thu?n.Theo truy?n thuy?t, Po Klaong Kasat là m?t quan th?n trong tri?u ?ình Champa có công khai phá ??t ?ai, d?n th?y nh?p ?i?n, canh nông lúa n??c mang l?i ??i s?ng ?m no cho th?n dân Champa. Chính vì vai trò ?ó, ng??i Ch?m ? Ninh Thu?n, Bình Thu?n ?ã l?p ??n ?? th? cúng và t??ng nh? ??n công lao c?a Po Klaong Kasat. S? linh thiêng và n?i ti?ng c?a ngôi ??n này cùng v?i nh?ng ti?ng lành ??n xa ?ã thu hút s? l??ng l?n c?ng ??ng Ch?m t? Ninh Thu?n ??n Bình Thu?n ??n ??n tháp Po Klaong Kasat ?? c?u an l?c nghi?p, ??c bi?t là trong d?p l? h?i c?u m?a hàng n?m.   Trong các th?i k? tr? vì c?a các tri?u ??i nhà Nguy?n, ??n c?a v? th?n Po Klaong Kasat ?ã ???c nh?n phong t?ng 8 s?c phong, các s?c phong này v?n ???c l?u gi? c?n th?n ?? làm c? li?u liên quan ??n v? th?n Po Klaong Kasat, hi?n v?t này không ch? là c? li?u quý hi?m liên quan ??n m?t nhân v?t l?ch s? trong c?ng ??ng ng??i Ch?m mà còn tr? thành các hi?n v?t thiêng liêng khi ti?n hành các nghi l? liên quan ??n Ngài. ??n th? Po Klaong Kasat x?a kia t?a l?c trên dãy núi \"Cek Glang\" n?m trên v? trí d?c núi cao, hi?m tr?. Vì  không ti?n cho bà con ??n ?ây ?? cúng bái, n?m 1972 ng??i dân xã Phan Hòa, xã Phan Hi?p thu?c huy?n B?c Bình, t?nh Bình Thu?n  xin phép th?n linh di d?i ??n Po Klaong Kasat v? ngay t?i ??ng cát Gahul Angaok bên c?nh làng Palei Aia Mamih, nay g?i là thôn Bình Minh, xã Phan Hòa. Tình tr?ng di s?n ??n Po Klaong Kasat ?ang b? xu?ng c?p tr?m tr?ng, r?n n?t, di?n tích khu di tích này có nguy c? b? thu h?p. Chính vì v?y nhân dân xã Phan Hòa làm t? trình xin UBND c?p Xã, Huy?n xin trùng tu l?i.   ???c s? quan tâm, cho phép c?a UBND Huy?n B?c Bình t?i v?n b?n s? 1746/UBND-VX c?a Ch? t?ch UBND Huy?n ngày 17/10/2014 v? vi?c ??ng ý tu s?a ??n Po Klaong Kasat t?i thôn Bình Minh- xã Phan Hòa t? ngu?n kinh phí c?a nhân ?óng góp và v?n ??ng. U? ban nhân dân xã Phan Hòa ?ã ra Quy?t ??nh thành l?p Ban ch? ??o xây d?ng, Ban giám sát, Ban v?n ??ng tài chính, có k? ho?ch chi ti?t d? trù kinh phí xây d?ng là 470 tri?u ??ng, bao g?m: s?a ch?a, tr??ng tu toàn b? nhà c? m?t cách kiên c? v?i s? ti?n là 320 tri?u ??ng, nhà ch?, c?ng, hàng rào, t?m bia, t?c t??ng theo ki?n trúc Ch?m c?, các kho?ng ph?c v?, L? nghi, v?n chuy?n khác là 150 tri?u ??ng.   Hi?n nay s? ti?n ?óng góp c?a nhân dân thôn Bình Minh là 190 tri?u ??ng, s? ?ng h?, tài tr? c?a trí th?c ch?m c?a ??a ph??ng t?i th?i ?i?m này v?i t?ng tr? giá 30 tri?u ??ng. Công trình ???c tri?n khai ti?n hành xây d?ng ?ã h?n m?t tháng, di?n tích c?n không gian nhà c? ?ã ???c s?a ch?a, trùng tu m?i l?i, nh?ng các công trình ph? v?n ch?a ti?n hành, các kinh phí s?a ch?a khu nhà chính v?n còn n? nhà Doanh nghi?p v?t li?u- xây d?ng h?n 100 tri?u ??ng. Vì v?y ?? phát tri?n và b?o v? di s?n v?n hóa tín ng??ng dân gian ??n Po Klaong Kasat, ti?p t?c th?c hi?n ti?n ?? xây d?ng thi công các công trình ph? còn l?i. Vì v?y nhân dân thôn Bình Minh, các Nhân s?, trí th?c, Ch?c s?c tôn giáo, Chính quy?n ??a ph??ng  chúng tôi kính g?i th? ng? này ??n các nhân dân xã Phan Hòa, c?ng ??ng Ng??i Ch?m trong và ngoài ??a ph??ng, quý nhà m?nh th??ng quân và các nhà h?o tâm g? n xa v?i lòng h?o tâm, mong ???c s? giúp ?? h? tr? tài chính  nh?m ?? b?o v? di s?n v?n hóa ??n Po Klaong Kasat, giúp nhân dân thôn Bình Minh, c?ng nh? c?ng ??ng ng??i Ch?m xa, g?n hoàn thành tâm nguy?n th? cúng và t??ng nh? ??n công lao c?a Ngài Po Klaong Kasat. S? quan tâm giúp ??, lòng nhi?t thành h? tr?, tài tr? kinh phí cho ??n Po Klaong Kasat, nhân dân thôn Bình Minh, xã Phan Hòa chúng tôi s? ghi tâm nh? kh?c, l?u danh vào b?ng vàng t?i ??n Po Klaong Kasat.  Trân tr?ng kính chào. Tr??ng Ban t? ch?c S? c? L? Thanh M?i s? h? tr?, tài tr? tài chính c?a quý v? xin liên h? và g?i vào tài kho?n sau:  ??a ch? ti?p nh?n s? ?ng h?: Trong n??c:  - Nguy?n H?u Châu, Phó Ban ch? ??o, Tel :01665289855; - Acar.  ??ng Lòng,  Th? Qu?, Tel :01634730210; - ??ng ??c Tin, Thành viên Ban ch? ??o Tel :01695986167; -  Acar Vaiy. Nguy?n Tr?ng M??ng, K? toán;Tel :01225163491,Tài kho?n:4809205182006 - Chi nhánh Ngân hàng Agribank B?c Bình- Bình Thu?n. - Email: PoKlaongKasat@gmail.com   Hình ?nh Pô Klaong Kasat, Phan Hòa, B?c Bình, Bình Thu?n, Vi?t Nam    
0 Rating 152 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On March 11, 2015
Ariya Hatai Paran Hadas Ka Lok   Thanh Phu Ba Panuec akhan:          Liwik, liwik puec wek ariya Cam, mboh padrut padruai dalam hatai. Sanâng tel ra taha mâng kal déh biak glaong illimo, gleng mboh dahlau ka dom gruk ga-ndi kadha tamuh tagok sa bla di grep bhum palei Cam harei ni. Blaoh di nan panâh jieng Ariya tuer tabiak ka bhap bini thau pieh khik ramik. Hu ralo ariya ndom ka Campa lihik aia, blaoh anâk Cam laik tamâ janâk kho ra-mbah. Ong kei jang oh wer adan yah saong anak tacaow juai ac hatai, marat khik hai drep ar, nâm mâk muk kei.  Dalam kadha ni dahlak likau nâh ba tabiak sa pet (paragraph) ariya “Hatai Paran Hadas Ka Lok” pieh ka mikwa puec yaom blaoh tabur sanâng.  Ariya :              Panâh mâleng di dalam ariya,  Panuec mâng ra taha, Po gru tuek tabiak  Nâm mâk po nabi patrun sarak,  Payua wek khik ngap, adat ca-mbat po nabi.  Dalam tapuk sak karay, sak kawi  Adat ca-mbat Cam Bani, Ahier Awal.  Khik kahria ngap bingun ngan klem,  Juai luai pamâjrem, khik hai ka paran.  Basaih adhia nan gah bimong yang,  Imâm katip gru acar nan gah sang magik.  Po nabi parabha mâng liwik,  Adat ca-mbat mâtuaw mânrik ka dua gru khik anguei.  Juai klak padanan wan juai,  Tadhiai bibiak di ca-mbuai, tana rakun mâng liwik. Pajai Mâli Kraong Panrang ngan Parik, Bani sa baoh sang magik, Cam sa baoh mânraong mânrac. Basaih adhia, Imâm katip gru lac, Agal tapuk khik bac, juai luai pamâjua. Mâng kal dahlau, Cam hu patao bia, Krâh anuec Norapa (king), plek likuk klak paran. Adat ca-mbat mâda thun mâda karang, Cam Bani lihik paran, dom di ndua janâk ra-mbah. Nde phun kayau riya, libuh talah, Taklok agha blaoh libuah, lihik abih jeh angan. O thau ka rai halei wek tabem, Tamuh wek jieng phun, lah than pamâkei   (Daok Wek) ---------***------------ ar[y hEt pr# hd( k Ol` Thanh Phu Ba  l[w[` , l[w[` pW-! w-` ar[y c. , OvH pRdU@ pERdW dl. hEt ; snI~ t-& r th mI~ k& Od-H bY` OgL= ilL[Om , gL-) OvH dhL-U k Od. RgU` gV[ kD tmUH tOg` s bLd{ Rg-$ B.U pl] c. hr] n{ ; ObL_H d{ n# pnIH jY-~ ar[y tW-^ tbY` k B$ b[n{ T-U pY-H K[` rm[` ; hU rOl ar[y OV. k c.p l[h[` aY , ObL_H anI` c. El` tmI jnI` OK rvH ; o) k] j) oH w-^ ad# yH Os= an` tOc_* EjW a! hEt , mr@ K[` Eh Rd-$ a^ , n.I mI` mU` k] ; dl. kD n{ dhL` l[k-U nIH b tbY` s p-@ (paragraph) ar[y “hatai pr# hd( k lok” pY-H k m[`w pW-! Oy+ ObL_H tbU^ snI~ ; ar[y :  pnIH mIl-) d{ dl. ar[y , pnW-! mI~ r th , Op RgU tW-` tbY`  n.I mI` Of- nb{ pRtU# sr` , pyW w-` K[` q$ , ad@ cv@ Of- nb{ ; dl. tpU` s` kr% , s` kw[  ad@ cv@ c. bn[ , ahY-^ aw& ; K[` kRhY q$ b[qU# q# kL< , EjW ElW pmIRj< , K[` Eh k pr# ; bEsH aDY n# gH b[Om~ y) , im.I kt[$ RgU ac^ n# gH s) mg[` ; Op nb{ prB mI~ l[w[` , ad@ cv@ mItW* mIRn[` k dW RgU K[` aqW] ; EjW kL` pdn# w# EjW , tadhiai b[bY` d{ cEvW , tn rkU# mI~ l[w[` ; pEj mIl{ ORk= pRn) q# pr[` , bn[ s Ob_H s) mg[` , c. s Ob_H  mIORn= mIRn! ; bEsH aDY , im.I kt[$ RgU l! , ag& tpU` K[` b! , EjW ElW pmIjW ; mI~ k& dhL-U , c. hU pOt_ bY , RkIH anW-! Onrp ( k{~ ) , pL-` l[kU` kL` pr# ; ad@ cv@ mId TU# mId kr) , c. bn[ l[h[` pr# , Od. d{ VW jnI` rvH ; V- PU# ky-U r[y , l[bUH tlH , tOkL` aG ObL_H l[bWH , l[h[` ab[H j-H aq# ; o T-U k Er hl] w-` tb< , tmUH w-` jY-~ PU# , lH T# pmIk]  ( Od_` w-` )
0 Rating 566 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On February 18, 2015
Ngoài những bãi biển hoang sơ như Ninh Chữ, Cà Ná và Bình Tiên, tỉnh Ninh Thuận còn nổi tiếng với nền văn hóa đậm chất Chăm từ kiến trúc, lễ hội cho đến làng nghề truyền thống mang vẻ đẹp độc đáo. Thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất cả nước. Bởi vậy khi đến đây, du khách như bước vào một thế giới mới lạ, đầy hấp dẫn với những công trình kiến trúc của Vương quốc Chăm Pa xưa kia, nổi bật nhất là 3 cụm tháp Hoà Lai, Po Klong Garai và Po Rome. Cụm tháp Pôklông Garai được coi là trung tâm rực rỡ nhất của văn minh Chăm.Ảnh: dulichninhthuan. Tháp Chăm Tháp Pôklông Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chăm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam, thuộc kinh đô Panduranga của Vương quốc Chăm cổ, nay là thành phố Phan Rang. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên đỉnh Đồi Trầu, phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố 9 km về phía Tây Bắc. Từ xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh tháp Pôklông Garai với màu đỏ gạch đặc trưng, nổi bật giữa nền trời xanh biếc. Bước vào tháp, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi những hoa văn điêu khắc tinh xảo trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái được lưu giữ nguyên vẹn sau bao thăng trầm của thời gian và tàn phá khắc nghiệt của khí hậu. Vẻ đẹp bí ẩn pha chút rêu phong, hoài cổ của mỗi ngôi tháp luôn để lại những dấu ấn khó phai trong lòng du khách Nếu có thời gian, bạn nên đến tháp Hòa Lai, huyện Ninh Hải, cách Phan Rang 14 km về phía Bắc và tháp Po Rome, huyện Ninh Phước, cách Phan Rang 25 km về phía Tây Nam để hiểu thêm về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm cũng như một phần văn hóa của người dân tộc nơi đây. Làng nghề truyền thống Ngoài các công trình kiến trúc độc đáo, các làng nghề truyền thống cũng là điểm đến thu hút du khách trong hành trình khám phá Chăm Pa. Làng gốm Bầu Trúc là một trong số đó. Nằm ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Bầu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ xưa nhất của Đông Nam Á. Vẻ đẹp mộc mạc và kỹ thuật chế tác thô sơ của gốm Bàu Trúc thu hút sự khám phá của nhiều du khách. Ảnh: Báo Ninh Thuận. Điểm ấn tượng nhất với du khách khi thăm làng nghề là cách thổi hồn vào gốm của những người phụ nữ Chăm, thông qua đôi bàn tay khéo léo thay vì sử dụng bàn xoay. Bởi vậy mà bất cứ ai đến Ninh Thuận cũng muốn một lần tận mắt chứng kiến công đoạn làm gốm độc đáo này, để rồi yêu thêm vẻ đẹp bình dị nhưng vô cùng sắc nét của các sản vật gốm nơi đây. Ngay bên cạnh làng Bàu Trúc, làng Mỹ Nghiệp cũng là một điểm đến thú vị với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, giúp bạn hình dung bức tranh toàn cảnh về đời sống và con người Chăm Pa. Lễ hội Bên cạnh các giá trị vật thể, văn hóa phi vật thể của người Chăm ở Ninh Thuận cũng phong phú với hơn 100 lễ hội diễn ra quanh năm, trong đó tiêu biểu phải kể đến là lễ hội Ka-tê tổ chức ở tháp Chăm vào tháng 7 lịch Chăm hàng năm. Đây là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của người Chăm, phản ánh sinh hoạt của cộng đồng người địa phương. Ka-tê là lễ hội văn hóa lớn nhất của người Chăm. Ảnh Báo Ninh Thuận. Du khách không chỉ được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian với phong cách độc đáo tại lễ hội này mà còn được say sưa trong tiếng trống Gi năng, kèn Saranai và hoà mình cùng điệu múa của các thiếu nữ người Chăm. Bên cạnh đó là vô vàn các lễ hội hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá như lễ cầu đảo, lễ hội Chabun, lễ hội Lamuwan, lễ hội cầu ngư... Du khách đến Ninh Thuận từ TP HCM có thể bắt xe khách hoặc tàu hỏa lên thành phố Phan Rang. Nếu đi từ Hà Nội, bạn có thể bay thẳng đến sân bay Cam Ranh rồi đi ô tô thêm 60 km. Ninh Thuận nổi tiếng là vùng đất của nắng và gió với tiết trời khô nóng, vì vậy bạn nên luôn mang theo nước bên người. Ngoài ra, tránh đi vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11. Đến Ninh Thuận, bạn cũng đừng quên nếm thử các món ngon chế biến từ thịt dê – một phần không thể thiếu trong ẩm thực Chăm như dê nướng, dê hấp, gỏi dê, cari dê, lẩu dê, dê nấu mẻ, dê tái chanh... Kim Anh theo vnexpress.net
0 Rating 800 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On February 14, 2015
Valentine (Lễ tình nhân) là dịp mà các đôi uyên ương trao cho nhau những lời ngọt ngào, ý nghĩa để thể hiện tình cảm của mình, dưới đây là những lời chúc nhân mùa yêu năm 2015 mà Tinmoi.vn ưu tầm để gửi đến các bạn. Chúc các bạn một mùa Valentine ngập tràn hạnh phúc. Những lời chúc Valentine ngọt ngào là cả tấm lòng người gửi muốn thể hiện Những lời chúc Valentine ngọt ngào dành cho những ai đang yêu "Anh đã luôn mơ những giấc mơ thật đẹp, những giấc mơ trong đó có em…Em đến bên anh thật nồng nàn, say đắm như sự sắp đặt của số phận. Trong mơ, anh là người hạnh phúc, và anh cứ muốn kéo dài giấc mơ hạnh phúc ấy, kéo dài mãi mãi…Chúc em yêu một Valentine thật vui vẻ và hãy nhớ đến anh.”  Anh sẽ luôn nắm tay em ở chỗ đông người, không phải vì sợ em lạc mất, mà để mọi người nhìn vào trầm trồ rằng “hai đứa nó đang yêu nhau đấy”. Trên thiên đường có 10 thiên thần: 5 thiên thần đang chơi đùa, 4 thiên thần đang nói chuyện và 1 thiên thần đang đọc tin nhắn này."Nếu có bản án dành cho anh vì đã yêu em thì anh xin đứng trước toà và nhận bản án chung thân được bên em suốt đời...". "Châu Âu ngủ, Châu Á cũng đang ngủ, Châu Mỹ đang tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất trên thế giới này đang đọc tin nhắn của anh. Happy Valentine Day." Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh “mấy chục” năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau.Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có … mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác cả. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh Những lời chúc ý nghĩa cho một mùa Valentine hạnh phúc đến với mọi người  "Xin chào bạn. Đây là tổng đài tin nhắn. Ấn phím 1 để có 1 lời khen. Phím 2 cho một lời chúc tốt đẹp. Phím 3 cho 1 nụ hôn. Phím 4 cho 1 cuộc hẹn. Nếu muốn tất cả hãy bấm số của tôi"Em xin lỗi anh hôm nay em bị hạn chế nhắn tin cho anh rồi... Hôm nay khám bệnh, bác sĩ bảo em phải hạn chế với những gì ngọt ngọt… mà anh lại ngọt ngào số một. Em đang liều mạng với tin nhắn này đấy. Happy Valentine-Day. Dành cho những ai đang cô đơn Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác lại mở ra. Nếu bạn vừa chia tay với mối tình trước, hãy cố gắng bước qua nỗi buồn vì đâu đó vẫn có người đang chờ đợi bạn. Hãy ngừng ngóng trông về nơi cánh cửa đã đóng mà hãy dành cơ hội cho cánh cửa đang mở ra vì bạn. Đừng quên rằng bên cạnh bạn vẫn còn rất nhiều những người bạn thân. Chúc bạn có một ngày Valentine thật vui bên cạnh những người bạn tuyệt vời của bạn. Và mong cho bạn sớm tìm được tình yêu đích thực của mình. Những lời chúc Valentine hài hước cho ngày Valentine  (Hài hước) "Nếu có bản án dành cho anh vì đã yêu em thì anh xin đứng trước toà và nhận bản án chung thân được bên em suốt đời..." (Hài hước) Em ơi, lúc em đọc tin nhắn này, e đã nợ anh 1 cuộc hẹn. Xoá tin nhắn này, e sẽ nợ a 1 cuộc tình. Lưu tin nhắn này là e nợ anh 1 nụ hôn. Trả lời anh, em nợ anh tất cả. Còn nếu em không trả lời thì em…. đã yêu anh. Hihi, chúc em Valentine vui vẻ. (Hài hước) Thầy Toán dạy anh 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây, nhưng thầy chẳng nói với anh 1 giây không có em lại bằng tới 100 năm. Nhớ em! Hãy cũng cố gắng nhé Gấu yêu, chúng mình quyết tâm đỗ đại học yêu thích nhé. Tớ yêu cậu nhiều cám ơn cậu đã động lực thêm sức mạnh trong học tập cũng như trong cuộc sống.  Những lời chúc Valentine ngọt ngào khiến cho nàng cảm động bất ngờ : Hãy giữ mãi nụ cười trên môi nhé em! Em có biết là, em rất dễ thương khi em cười không? Anh nhìn chỉ muốn Cắn trên đôi môi đó hằng ngày để khắc sâu thêm tính yêu của anh dành cho em. Hãy cho anh cơ hội được chăm sóc nụ cười đó nha em. Đây là Valentine đầu tiên của anh và của chúng ta.  Cái nụ hôn đầu tiên ôi sao thật ngọt ngào anh không thể quên được em à, Cám ơn tính yêu mà em dành cho anh. Yêu em nhiều lắm lắm cún con à. Em yêu à… Anh hứa sẽ luôn nắm chặt tay em, cùng em đi đến cuối con đường tình yêu của hai chúng mình và làm cho em trở thành người hạnh phúc vui vẻ nhất thế gian. Hãy tin tưởng vào anh em nhé. Chúc em một Valentine hạnh phúc. Nếu em là gió… thì tình anh là thảo nguyên mênh mông… Gió có thể vui chơi với mây trắng, đùa giỡn với cánh diều nhỏ…Nhưng gió không thể nhận ra chính mình nếu ngọn cỏ của thảo nguyên không lay động… Em rất vui vì đã có mặt trong giấc mơ của anh – giấc mơ mà anh là người hạnh phúc. Nhưng em mong rằng mình sẽ có mặt trong cuộc sống của anh – nơi mà cả hai chúng ta đều hạnh phúc…Em sẽ nhớ đến anh…sẽ cố nhớ đến anh…Vì em…(Chính em mà thôi)…” Lời chúc Valentine hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn trai :  Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh “mấy chục” năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau. Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có … mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác cả. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh. "Trên Trái Đất có 8.000.000.000 người. Và em không hiểu vì sao em chỉ nhắn tin cho mỗi mình anh. Có lẽ vì 7.999.999.999 người còn lại không thể thay thế được anh."Em mong rằng em sẽ nhận được món quà rất lớn từ anh – Đó chính là tình yêu của anh, có được không anh? Lần đầu tiên em nhìn thấy anh, em đã thấy tình yêu… Lần đầu tiên anh chạm vào em, em đã cảm nhận được tình yêu. Và sau những khoảng thời gian đó, anh vẫn là người duy nhất em yêu. Đã có đứa nào trong cái đám bạn lẻo mép của mình mách với em rằng anh yêu em nhiều lắm lắm chưa? Chưa có hả? Thôi để anh nói nhé “I love U”. Happy Valentine’s Day! Hôm nay anh nhờ bưu điện gửi tới tặng em một món quà. Đó là nỗi nhớ của anh dành cho em lúc này. Nhưng rất tiếc họ từ chối. Họ bảo vì nó quá lớn. Anh phải làm sao đây? Will you be my Valentine? Lời chúc Valentine dành cho những ai yêu mà không dám nói Những lời chúc Valentine ý nghĩa thay lời khó nói cho những ai yêu đơn phương Thật đáng tiếc khi bạn yêu đơn phương, nhưng còn đáng tiếc hơn nếu bạn yêu mà không dám nói cho người bạn yêu rằng bạn đang nghĩ gì. Khi bạn yêu một ai đó hãy dũng cảm đến nói với họ vì thánh Valentine đã dành cho bạn một ngày đặc biệt để bạn có thể làm điều đó. Chúc bạn có đủ tự tin và dũng cảm để thổ lộ với người ấy, và mong rằng người ta cũng sẽ đáp lại tình cảm của bạn một cách chân thành nhất. Dã Quỳ (Tổng hợp)   Nguồn : Người đưa tin
0 Rating 267 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On February 6, 2015
Tháp Poklaong GaRai, Ninh Thuận.* Dân tộc Chăm: Chủ Nhân Trên"di sản phi vật thể"Di sản phi vật thể là những lễ tục tín ngưỡng và niềm tin liên quan đến đền tháp. Kể từ đó, chủ nhân trên"di sản phi vật thể"của đền tháp này phải thuộc về dân tộc Chăm và do người Chăm quản lý theo truyền thống tín ngưỡng của họ.Nhân danh chính quyền có trách nhiệm đối với"di sản lịch sử" của quốc gia, nhà nước Việt Nam có quyền đưa ra chính sách nhằm bảo tồn"di sản vật thể"của đền tháp mà người Chăm đang thờ tự, nhưng không có quyền làm chủ trên"di sản phi vật thể"của đền tháp bằng cách thay đổi luật tục, nghi lễ và lòng tin của người Chăm đối với đền tháp của họ.Dân tộc Chăm là tập thể có quốc tịch Việt Nam nhưng xếp vào thể loại ngoại lệ, không hưởng quyền tự do tín ngưỡng như những người theo Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo. Bằng chứng cụ thể, nhà nước Việt Nam đã tước đoạt quyền quản lý trên các đền tháp nơi mà người Chăm đang thờ phượng qua các chính sách sau đây:*Quyết định tu sửa đền tháp Chăm nhưng không cần hỏi ý kiến của người Chăm và phong cách kiến trúc có mối liên hệ với tín ngưỡng của dân tộc này.*Xây dựng các khu dân cư hay Chùa Chiền quanh đền tháp Chăm đã làm phá vỡ không gian tín ngưỡng và phong cách trang nghiêm của đền tháp, nhưng không bao giờ xin quan điểm của bà con Chăm.*Không cần hỏi ý kiến người Chăm, nhà nước Việt Nam biến đền tháp Chăm thành trung tâm du lịch bằng cách xây dựng hàng rào chung quanh có cổng ra vào để thu tiền khách du lịch, trong khi đó người Chăm phải trả tiền để vào đền tháp của họ và phải đóng góp từng gia đình để có ngân sách hầu tổ chức các nghi lễ hàng năm rất tốn kém trên đền tháp. Chính đó mà người Chăm đã từng than phiền: Việt Nam buộc: "Thần linh Chăm" làm thuê không lương cho khách du lịch.*Tự tiện mở cửa tháp cả ngày lẫn đêm để phục vụ cho khách du lịch, trong khi đó đền tháp Chăm phải đóng cửa lại sau ngày lễ tục, để thần linh Chăm có giấc ngủ êm đềm theo tín ngưỡng của dân tộc này.Đền tháp Chăm là trung tâm tín ngưỡng có tập tục riêng không liên hệ gì với chùa Phật Giáo và nhà thờ Thiên Chúa Giáo, nơi mà tín đồ có quyền vào để cầu nguyện hàng ngày. Là di sản của Ấn Độ Giáo, đền tháp Chăm chỉ mở cửa trong những ngày hành lễ có sự hiện diện của giai cấp tu sĩ. Đóng cửa tháp sau khi hành lễ không phải là tín ngưỡng riêng của người Chăm mà là qui luật chung của các đền Ấn Giáo ở Ấn Độ, Bali(Indonesia)... Tiếc rằng, nhà nước Việt Nam xem tôn giáo của người Chăm chỉ là trò mua vui cho thiên hạ bằng cách mở cửa đền tháp ngày đêm cho khách du lịch vào xem để thu tiền. Đây là thái độ "vô văn hóa" đã làm đảo lộn thế giới tâm linh của dân tộc Chăm hôm nay.*Tại Việt Nam hôm nay, nhà nước Việt Nam công nhận chủ nhân của các chùa Phật Giáo và nhà thờ Thiên Chúa Giáo thuộc về tín đồ của hai tôn giáo này và không bao giờ nhúng tay vào những nghi lễ và quyền quản lý các nhà chùa và nhà thờ này. Tiếc rằng, các đền tháp Chăm trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cũng là nơi thờ tự, nhưng không hưởng các qui chế pháp lý như các chùa Phật Giáo hay nhà thờ Thiên Chúa Giáo.Có chăng họ nghĩ dân tộc Chăm là tập thể người dân thua trận, không có quyền hưởng những qui chế tín ngưỡng mà nhà nước Việt Nam đã ban cho Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo mà đa số tín đồ là dân tộc việt?.Tự do tín ngưỡng là quyền thiêng liêng ghi rõ trong hiến pháp Việt Nam. Chính vì thế, nhà nước công nhận rằng chủ sở hữu của Chùa Phật Giáo hay nhà thờ Thiên Chúa Giáo hoàn toàn thuộc về tín đồ của hai tôn giáo này.Họ có quyền mở cửa ra vào lúc nào cũng được, không cần xin phép bất cứ ai.Ngược lại, đền tháp của dân tộc Chăm do chính quyền Việt Nam canh giữ.Mỗi lần lên đền tháp tế tự, người Chăm phải viết đơn xin phép nhà nước, mặc dù đền tháp này do cha ông người Chăm để lại. Đây là chính sách chiếm đoạt đền tháp của dân tộc Chăm,một hiện tượng đàn áp tôn giáo chưa từng xảy ra trên thế giới. by Thong Thai Nghiem Source: facebook.com
0 Rating 142 views 1 like 0 Comments
Read more