Blogs
Categories
Ban biên tập sách Di sản văn hóa Chăm
Số 8A/17/378, Lê Duẩn, Hà Nội.
ĐT: 0903265331 – 04.38521820. Email: nguyenvanku@gmail.com
GIỚI THIỆU SÁCH
DI SẢN VĂN HÓA CHĂM
Với các ngữ: Việt, Chăm truyền thống, Chăm Latinh, Anh và Pháp.
Tác giả Nguyễn Văn Kự
Biên tập: Nhà sử học Lê Văn Lan
Lời giới thiệu: PGS. Cao Xuân Phổ
Sách dày 168 trang, khổ 21x26 in trên giấy Couche với 175 ảnh, bản vẽ, bản đồ.
Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2012.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 người Chăm ở Việt Nam có 161.729 người với nhiều tên gọi khác: người Chàm, người Chiêm Thành, người Hời, người Chămpa, ... Hiện nay người Chăm sống tập trung ởhai khu vực khác biệt nhau: Những người Chăm Bà Ni, người Chăm Bà La Môn ở Nam Trung Bộ, chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, một sốở Bình Định, Phú Yên (người Chăm Hroi); Những người Chăm Islam sống ở lưu vực sông Hậu thuộc tỉnh An Giang; Ngoài ra còn ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếng nói của người Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Malayo– Polynesia). Hoạt động kinh tế của người Chăm chủ yếu làm nông nghiệp và làm một số nghề thủ công truyền thống như dệt vải, làm gốm, đánh bắt cá…
Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông trong lời giới thiệu cuốn Điêu khắc Chăm đã viết: “Cùng với tộc Việt và tộc Khmer, tộc Chăm từng đã ở ngọn nguồn của lịch sử dân tộc Việt Nam ngày nay, đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng rất cao, không thua kém bất kỳ nền văn hoá cao đẹp nào thời cổ đại và trung cổở Đông Nam Á. Nền văn hoá đó là một thành phần khăng khít của văn hoá Việt Nam ngày nay. Trong cuộc đấu tranh lâu dài mà dân tộc Việt Nam tiến hành trong thời đại ngày nay mưu cầu một cuộc sống mới tươi đẹp, đồng bào Chăm đã có phần đóng góp tạo nên lịch sử hôm qua và đang sát cánh đồng bào cả nước xúc tiến lao động sáng tạo hôm nay. Lại một lý do nữa để chúng ta nên ra sức nâng cao và mở rộng hiểu biết về người Chăm, là người Chăm nói một thứ tiếng Nam Đảo, như vậy cùng một s Posted in: Tin cộng đồng, Điểm Sách