• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Thạch Ngọc Xuân
by On February 9, 2013
333 views
Written by Pgs. Ts. Po Dharma   
aymonier
E. Aymonier

E. Aymonier mà văn chương Chăm gọi là Po Parang, là sĩ quan thủy quân lục chiến của quân đội Pháp đổ bộ ởSaigon vào 19-10-1869. Năm 1870, ông thi hành công tác ở Trà Vinh và sau đó là phụ tá cho J. Moura, quan toàn quyền Pháp ở Campuchia. Từ tháng 12 năm 1884 đến tháng 7 năm 1885, E. Aymonier sang Champa để điều hành chương trình khảo sát khoa học.

Ngày 13 tháng 3 năm 1886, ông giữ chức quan toàn quyền tỉnh Bình Thuận nơi tập trung cộng đồng Chăm dưới thời Pháp thuột. Năm 1887, ông lâm bệnh nặng và xin về Pháp vĩnh viễn.

 

E. Aymonier là một sĩ quan quân đội, nhưng rất đam mê nghiên cứu về vương quốc Champa và Campuchia. Biết nói và viết tiếng Chăm rất thông thạo, E. Aymonier là tác giả đầu tiên xuất bản tự điển Chăm-Pháp vào năm 1906. Trong thời gian công tác ở Champa, E. Aymonier có vợ người Chăm tại Phan Rí và có một người con trai tên là Bố Thuận, một nhân sĩ Chăm mà ai cũng biết đến.

 

Xem: Lịch sử và công trình nghiên cứu của E. Aymonier.

 

Ngày 12-7-1885, từ Qui Nhơn, E. Aymonier gởi cho Thống Đốc Pháp ở Nam Kỳ bản báo cáo mật yêu cầu chính phủ Pháp nên phục hưng vương quốc Champa độc lập hầu ngăn chặn người Kinh di dân ồ ạt vào miền nam gây ra sự khủng hoảng cho địa bàn dân dư ở Nam Kỳ. Tiếc rằng lời đề nghị của ông không được đưa ra cứu xét vì chính quyền Pháp ở Đông Dương thời đó đang đương đầu với sự vùng dậy của Cần Vương kể từ năm 1885. Đây là bản báo bí mật của E. Aymnier mà chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt.

 

Báo cáo bí mật của Aymonier gởi cho Thống Đốc Pháp ở Nam Kỳ

về sự lợi ích bảo vệ dân tộc Chăm ở Bình Thuận và phục hưng lại

vương quốc Champa độc lập càng sớm càng tốt.

 

Qui Nhơn ngày 12 tháng 7 năm 1885

 

Thưa ông Thống Đốc

 

Tôi đã gởi cho ông A. Landes một bài viết chi tiết về tỉnh Bình Thuận mà tôi muốn đăng trên tập san Excursions et Reconnaissances. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của tỉnh Bình Thuận rộng lớn, có biên giới tự nhiên với Nam Kỳ, cần được đặt dưới sự giám sát và bảo hộ của chính phủ thuộc địa Pháp,

 

Trong bản báo cáo tối mật mà tôi muốn đệ trình cho Ông ở đây, tôi muốn thêm một nhận xét đặc biệt mà tôi không muốn phổ biến công khai.

 

Nhìn qua tình hình chung và dựa vào công trình nghiên cứu về Trung Kỳ, người ta thấy rằng kẻ thù lớn của Pháp và của chính sách thuộc địa trong tương lai và hiện tại là dân tộc theo nền văn minh và tư tưởng Trung Hoa. Đây là mối đe dọa sẽ tăng trưởng lên cùng với thời gian. Muốn né tránh những cuộc vùng dậy, tiết kiệm kinh phí và sự thiệt hại nhân mạng của Pháp, chúng ta phải áp dụng và theo đuổi một cách nghiêm túc chính sách chủng tộc và tôn giáo trong đó chúng ta nên dựa vào dân tộc không phải là người Kinh và dựa vào tôn giáo không liên hệ với nền văn minh Trung Hoa. Mục tiêu của chúng ta là phải làm giảm bớt chủng tộc người Kinh có bản chất nhu mì và mềm mại, nhưng không ngừng tìm cách bành trướng lãnh thổ.

 

Tại Bình Thuận có vào khoảng 50 000 người Chăm rất trung thành với chúng ta, nếu một ngày nào đó họ thấy rằng chúng ta không bỏ rơi họ.

 

Trong hoàn cảnh hiện nay, điều cần thiết là phải giải thoát dân tộc Chăm ra khỏi ách thống trị ghê tởm của người Kinh, bằng đưa dân tộc này đặt dưới sự bảo hộ của Pháp và tôi mong ước rằng chúng ta phải trang bị cho họ vũ khí và tổ chức quân sự, nếu có thể chính phủ thuộc địa nên xóa bỏ việc đóng thuế của người Chăm.

 

Nếu không có súng để trang bị cho người Chăm, thì chúng ta nên tạo điều kiện để người Chăm có quyền mua súng đạn với tiền riêng của họ, một nghìn súng trường bắn mỗi lân 2 viên đạn với giá rẻ, thì dụ là 80 quan. Ở mức giá này, tôi nghĩ rằng tôi có thể giúp họ một số lượng vũ khí. Nhưng tình hình bây giờ có nhiều sự thay đổi, theo tôi, tốt hơn hết là chúng ta nên trưng dụng những súng đạn dành cho vua chúa người Kinh ở Trung Kỳ để trang bị cho người Chăm.

 

Tôi đã sẵn sàng chấp nhận một sứ mệnh mang tính cách chính trị trong một thời gian ngắn để tập hợp quần chúng Chăm và huấn luyện họ qua những khóa huấn luyện quân sự để đối phó với nhu cầu của thời điểm. Tôi không xin chính quyền Pháp thêm một xu, hoặc một người nhân viên nào. Một tiền đồn quân sự có vào khoảng từ 40 đến 50 người đủ để tăng cường tinh thần đấu tranh nhằm bảo đảm an ninh cho cả tỉnh Bình Thuận. Nếu người Chăm được trang bị vũ khí và khóa quân sự, họ có đủ điều kiện đễ giữ những tiền đồn này.

 

Điều cần thiết là chúng ta phải có một biện pháp rỏ ràng nhắm vào mục tiêu tịch thu khí giới và tháo gỡ tất cả các pháo đài quân sự của nhà nước An Nam mà quân đội chúng ta không có mặt. Tại các tỉnh phía Nam, tôi đã từng viếng thăm tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên. Tất cả những thành trì quân sự trong khu vực này chỉ cách 3 hoặc 4 dặm với bờ biển, sẽ lần lượt được giải tỏa bởi một đơn vị từ 400 đến 500 người dùng thuyền để tiến lên bờ (để tiếp tục hành quân tại mỗi thành lũy). Đây là vấn để chỉ cần một vài ngày để làm giảm đi sức mạnh của các nhân sĩ và quan lại An Nam lúc nào cũng nghĩ đến những cuộc nổi loạn chống lại chúng ta.

 

Trở lại vấn đề người Chăm. Một khi đã hiểu rỏ tình hình hiện tại, chúng ta nên tìm một định hướng tương lai cho họ.

 

Tôi không biết có còn dân tộc Chăm ở miền bắc An Nam hay không? Tại Campuchia, có khoảng 60.000 người Chăm và tại TháiLan và Châu Đốc có vào khoảng 80.000 người. Tất cả người Chăm vẫn còn giữ lại trong ký ức về đất nước và truyền thống của họ. Nếu Champa được phục hưng thành quốc gia độc lập, một di sản quí giá đối với họ, dù sự độc lập này mang tính cách tượng trưng đi nữa, họ sẽ vội vàng trở lại sinh sống trên đất nước mà tổ tiên của họ đã để lại. Họ có cuộc sống sung túc ở Campuchia trong khi đó đất đai có giá quá rẻ ở Bình Thuận, nơi mà tôi đã gặp một chức sắc Chăm Bani Hồi cho biết ông sẵn sàng sang Campuchia để kêu gọi bà con Chăm trở về quê hương Champa.

 

Phục hưng vương quốc Champa độc lập mà tôi sẽ nghiên cứu ở phần sau để biết thế nào là những điểm lợi ích mang lại cho chính sách thuộc địa của Pháp, đòi hỏi những gia đoạn như sau:

 

1). Tách rời tỉnh Bình Thuận và sau đó Khánh Hòa để hình thành vương quốc Champa độc lập.

 

2). Biểu quyết một đạo luật hay nghị định tước quyền sở hữu đất đai của người Kinh nhằm giúp người Chăm có cùng chung một chủng tộc, phong tục và tiếng nói, mua lại tất cả tài sản bị chiếm đóng bởi dân tộc khác. Chỉ có nhà nước Champa, chính phủ Pháp và dân tộc Chăm mới có quyền sở hửu đất đai.

 

3). Thúc đẩy người Chăm trở về Champa sinh sống bằng cách giúp đỡ các gia đình nghèo khó và cung cấp cho họ một hạm tàu đặc biệt để giải quyết sự nhập cư của họ.

 

aymonier 20
E. Aymonier

 

Chính sách này sẽ đạt đến mục tiêu trong vòng một vài năm, nếu Nam Kỳ của Pháp, quốc gia có mối liên hệ trực tiếp với Champa, quan tâm cống hiến một vài triệu đồng, chưa đầy 20% tiền chi phí để xây dựng đường xe lửa từ Sài Gòn đến Mỹ Tho. Đây là mục đích nhằm trưng dụng sở hữu đất đai của người Kinh hoặc đồng hóa họ, một cộng đồng tộc người lúc nào cũng hớn hở cho rằng chính đất đai thiên nhiên đã giúp họ trở thành người giàu có tại xứ sở Champa nơi mà sự cướp đoạt đất đai của người Chăm vẫn chưa phai mờ trong ký ức cả hai bên: người thắng trận và người thua trận.

 

Mục tiêu cuối cùng là phục hưng lại dần dần 5 tiểu vương quốc của người Chăm có cùng chung một ngôn ngữ, phong tục và tín ngưỡng. Đó cũng là chính sách hữu hiệu nhất nhằm chống lại người Kinh và người Hoa. Những tiểu vương quốc này sẽ được hình thành qua các cuộc bầu cử và được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Pháp. Tôi liệt kê ở đây 5 tiều vương quốc bằng tiếng Chăm và trong dấu ngoặc là tiếng Việt:

 

• Pajai (Manthiet)

• Parik (Manri)

• Panrang (Manrang)

• Aia Trang (Nha Trang)

• Aia Ru (Ninh Hoa).

 

Vượt ra khỏi cực bắc của Champa nằm ở mũi Varela, là đèo Cả, nơi có tiền đồn quân sự do người Algeria chiếm giữ và sau đó sẽ giao lại cho người Chăm để bảo vệ lãnh thổ Champa chống lại mọi sự xâm phạm của người Kinh ở phía bắc, trong lúc chúng ta đang làm chủ tình hình trên hải phận. Có lẽ nên xây dựng một căn cứ quân sự ở phía bắc của Aia Ru (Phú Yên) và đưa một số người Algeria đến bảo vệ chung với người Chăm mà một phần là Chăm theo đạo Hồi Bani, có dòng máu Ả Rập, rất dễ chấp nhận cộng tác với nhau. Sự pha trộn dòng máu này sẽ làm cho người Chăm ngày càng phát triển nhưng không gây ra mối thù địch. Kể từ đó, họ sẽ là chiến hữu nằm trong bàn tay của chúng ta. Trong trường hợp gặp quá nhiều sự bất tiện, chúng ta sẽ ngưng lại chính sách này.

 

Chúng ta cũng nêm giảm thuế tối đa cho những tiểu vương quốc Chăm, tập trung ngân sách để phục vụ cho mục tiêu đưa ra, cố gắng tăng cường và cải thiện dòng gióng người Chăm và loại bỏ những yếu tố tiêu cực không cần thiết. Được sự hỗ trợ và hướng dẫn, dân tộc Chăm trở thành cộng đồng giàu mạnh và vững chắc, nhưng không bao giờ gây thù hằng với chúng ta. Sự tồn tại của họ có mối liên hệ mật thiết với chính sách bảo hộ của Pháp.

 

Người ta tự hỏi dân tộc Chăm sẽ đóng góp như thế nào cho sự cũng cố quyền lực của chúng ta? Câu trả lời là sự đóng góp của người Chăm sẽ làm phá vỡ đường tuyến di dân của người Kinh chạy dài từ mũi Varela đến Bà Rịa! Nam Kỳ sẽ không còn những yếu tố rối loạn và các đơn vị đồn trú quân sự của chúng ta sẽ được giảm dần.

 

Tại vương quốc Champa trong những thế kỷ gần đây, tức là trong tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa, có vào khoảng 200.000 người Kinh. Trong tương lai, người ta sẽ thấy vào khoảng 500 000 người Chăm giàu có và hưng thịnh, có mối liên hệ với thuộc địa của chúng ta mà họ vẫn tiếp tục duy trì, trong khi đó họ sẽ phát triển nền thương mại với Trung Quốc, Malaysia cũng như người Chăm Campuchia đã từng thực hiện.

 

Dân tộc Chăm là kẻ thù của người Kinh trên mọi khía cạnh ! Chúng ta phải nên miễn thuế cho họ tối đa, đào tạo họ trong các khóa quân sự, thí dụ như thanh niên Chăm phải thi hành quân dịch trong 2 năm và có thể trở lại hàng ngũ khi có chiến tranh, trong vòng 8 hoặc 10 năm. Kể từ đó, dân tộc Chăm sẽ cung cấp cho chúng ta một lực lượng quân đội khá hùng mạnh tại Đông Dương, nếu chúng ta biết phát triển bản năng hiếu chiến của họ.

 

Và nếu Pháp muốn xây dựng một hải cảng trong vịnh Cam Ranh, thì hải cảng này sẽ nằm trong lãnh thổ Champa, tức là quốc gia thân thiện của chúng ta. Kể từ đó, chúng ta có cảm giác an toàn như chúng ta ở Pháp.

 

Đây là hoàn cảnh rất thuận lợi đến với chúng ta và có lẽ hoàn cảnh này sẽ không còn trong tương lai? Tại Bình Thuận, dân tộc Chăm bị kiệt sức bởi thể chế hành chánh của người Kinh, mặc dù những nghiệp chủ người Kinh chuyên chiếm đoạt tài sản người khác chỉ ít thôi, mà tôi sẽ bàn đến trong bài viết dài của tôi.

 

Với tất cả lòng tôn kính của tôi

 

E. Aymonier

Quản lý hành chánh đặc trách công tác khoa học

Theo champaka.info

Posted in: Lịch sử Champa
Like (3)
Loading...
3
Linh Dang
( Cụ Bố Thuận đã từng sống tại Xã Phan Hiệp, Bắc Bình, Bình Thuận)
1
1
February 9, 2013
Linh Dang
Etienne Francois Aymonier có vợ người Chăm tại Phan Rí và có một người con trai tên là Bố Thuận, một nhân sĩ Chăm mà ai cũng biết đến. Cụ Bố Thuận( Ông Đề ) đã từng sống tại Xã Phan Hiệp, Bắc Bình, Bình Thuận . Cụ Bố Thuận đã có bảy người con: hai con gái lớn (Thị Thâu và Thị Két) và năm con trai ( ... View More
2
2
February 9, 2013
Linh Dang
củng xin bổ sung thêm là: theo nguồn thông tin từ trong Xã Phan Hiệp kể lại: " Sau Hiệp định Genever năm 1954, Việt Nam chia đôi từ vỹ tuyến 17, rất nhiều người dân miền Bắc đã di cư vào miền Nam để sinh sống, đồng thời củng có một số người lại từ miền Nam đi tập kết ra miền Bắc. Trong số đó có các ... View More
1
1
February 10, 2013
vinh hoa
<p>Thế mới ác chứ ! Không biết có trận đánh nào mà ông Thêm giáp mặt với ông Hội không ?</p>
1
1
February 14, 2013