• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
prancham
by On March 20, 2013
493 views

BBT Gulpataom xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết về “lễ tục Rija Nagar” của ông Quảng Văn Đại thôn Chất Thường, ông là người miệt mài nghiên cứu, tìm hiểu các lễ tục cũng như văn hóa Chăm. Đây là một bài viết mang tính khái quátvề Rija Nagar mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.

 Khi tiếng ve bắt đầu ngân vang, cái nắng bắt đầu lên đỉnh điểm khắc nghiệt khắp các thôn làng người Chăm chuẩn bị cho một lễ tục đầu năm có tên gọi là  Rija nâgar

Rija nâgar là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời, theo quan niệm của người Chăm đây là một lễ cầu xin sự bình an, cho mưa thuận gió hòa khi bắt đầu một năm mới, đồng thời cũng là dịp tẩy uế những gì không may mắn của năm cũ. Qua lễ tục này người Chăm thể hiện niềm tin vào thế lực siêu nhiên mang một ý niệm về mặt tinh thần, cùng các bái khấn tế nói lên một cái gì đó của lịch sử dân tộc.

Ong Ka-ing đang làm lễ

Ong Ka-ing đang làm lễ

Có thể chia lễ tục Rija nâgar ở phần chính: thứ nhất là lễ chung của cả cộng đồng cùng góp làm, thứ hai là lễ cá nhân của mỗi gia đình còn gọi là ba ahar mah.

ba ahar mah

Về lễ chung của palei (làng) : Bắt đầu vào ngày thứ năm ( thượng tuần tháng 1 Chăm lịch) cả làng tập chung tại nhà làng ( sang palei), mỗi người một nhiệm vụ riêng do một người lớn trong làng am hiểu về văn hóa, phong tục hướng dẫn.

Thời gian lễ:

 Buổi chiều thứ năm là ngày vào, ngày vào theo quan niệm của người Chăm là ngày cúng cho thần Yang mới, về lễ vật chính của ngày này là ba con gà và trứng, sáng ngày thứ sáu là ngày ra là ngày cúng cho thần Yang cũ, lễ vật là một con dê. Người Chăm có câu tamâ manuk tabiak pabaiy. Tuy người Chăm có quan niệm là ngày vào cúng cho thần Yang mới và ngày ra cúng cho thần Yang cũ những trong nội dung bài cúng của ông Maduen thì có sự hòa hợp giữa thần Yang cũ và mới không phân biệt. Đó là một sự khôn khéo của dân tộc Chăm trong việc hòa hợp tín ngưỡng Bàlamôn và Bani.

Phần lễ mah : là lễ của gia đình đêm lễ vật của gia đình để bày tỏ lòng thành của mình với thần Yang. ( Lưu ý: tùy thuộc vào làng người ta có thể cúng lễ vật là hoa qua hay hay gà…). Phần lễ này người ta đem vật cúng đến trước cổng làng hay đến khu vực có thờ các thần ( danaok).

Chức sắc làm lễ bao gồm : Ông ka-ing, ông maduen

Bên cạnh đó có các nghệ nhân đánh trống Gineng và thổi kèn Saranai.

Trong quá trình hành lễ, chức sắc chủ lễ là ông Ka-ing làm trung tâm, ông là người đại diện cộng đồng liên lạc với thần Yang bằng những lời khấn vái và các điệu múa cũng như lúc lên đồng. Còn chức sắc ông Maduen với cái trống Baranâng vừa vỗ vừa hát các bài nói lên công ơn của các vị thần đối với trần thế cũng như cộng đồng, bên cạnh đó các nghệ nhân gineng và saranai cũng hòa nhịp vào làm cho không khí lễ càng thêm phần linh thiên và rộn ràng hơn.

 Các lễ vật và các món dùng để cúng trong Rija nâgar bao gồm : Một con dê, ba con gà, một mâm cơm ( lisei thap). Chiều thứ năm ( ngày vào) người ta cúng ba con gà. Riêng Po Haniim Par người ta đặt một mâm cơm (lisei thap), một quả trứng gà và một con gà luộc còn các thần Yang khác là thịt gà xé nhỏ và xương gà bầm nhỏ để làm mâm lễ talai lisei hop (hộp cơm), bốn mâm cơm và ba cambah raba (dĩa thịt và chén canh).

Sáng thứ sáu là ngày ra người ta làm một con dê lấy thịt thái nhỏ, xương bầm nhỏ để làm mâm lễ talai lisei hop, patuy, bốn mâm cơm và ba cambah để cúng thần Yang. Ngoài ra còn có các món như : Canh gà, canh môn thịt dê, aia tanut thịt dê.

Trong lễ tục nhất định phải có: trầu, rượu, gạo nổ, xôi và hoa quả  ( dừa, chuối, mía…). Đặc biệt quả lựu và bông điệp là hai thứ rất quan trọng nó mang một ý niệm sâu xa, cây mía dùng để ông Ka-ing múa bài chèo thuyền nói về Po Tang Haok.

Các vị thần trong lễ tục bao gồm : Po Haniim Par, Po Tang Haok, Po Tang, Po Gihluw, Po Than, Po Riyak. Đó là các vị thần theo người Chăm quan niệm là thần Yang mới. Ngoài ra còn có : Po Thun Girai (Po Klaong), Po Girai Bhaok, Po Rame, Po Sah inâ, Po Klaong Kasat, Po Cei Tathun, Cei Dalim, Cei Sit, Cei Praong, Po Patra và Po Nai. Người Chăm vốn là dân tộc có tín ngưỡng thờ đa thần vì vậy trong các lễ tục người Chăm có thể mời gọi tất cả các thần Yang mà họ cho là quan trọng trong lễ tục đó.

Có thể nói trong lễ tục Rija nâgar việc múa lửa là rất đặc biệt ông Ka-ing đạp lên đốnglửa đang lừng cháy, múa lửa là một điệu múa thể hiện ý chí và tinh thần bất khuất của dân tộc, nhưng thời gian càng trôi về sau này thì tinh thần ấy không còn nữa. Ngày trước ông Ka-ing múa lửa khiến cho bao người phải kinh ngạc và cuốn hút người xem, phải chăng lúc đó tinh thần của dân tộc Chăm vẫn còn dâng trào?, còn ngày nay thì ngược lại điều đó làm mất đi tính chất linh thiêng của ngày lễ.

Ngày trước Po Riyak vượt trùng khơi biết bao hiểm nguy để đi học hỏi văn hóa nước bạn về truyền đạt cho thần dân Champa, Po Tang Haok chèo thuyền đi chinh chiến để bảo vệ quê hương xứ sở. Tuy đó là sự hư cấu của dân gian nhưng cho chúng ta một bài học đó là tinh thần bất khuất.

Nói chung Rija nâgar của dân tộc Chăm nó là lễ tục mang đậm bản sắc Champa,trong cùng thời gian này các nước ở khu vực Đông Nam Á điều diễn ra nhiều lễ hội và Rija Nagar Chăm cũng nằm trong ngày đó.

Quảng Văn Đại

theo Gulpataom.com

Posted in: Văn hóa Champa
Be the first person to like this.