Blogs
Categories
Thưa các độc giả!
Tôi cũng như các bạn đã đọc được bức thư của Thập Liên Trưởng, cán bộ Trung tâm Văn hóa Chăm Ninh Thuận đề ngày 25-3-2013 được tòa soạn champaka giới thiệu hết sức trịnh trọng như là “ý kiến của một trí thức lớn dân tộc Chăm”.
Bài của Thập Liên Trưởng nằm trong hoạt động bài phản pháo của BBT Champaka chống lại các trí thức Chăm chân chính mà Champaka chụp mũ là:” Đội ngũ bút chiến Hà Nội”. Bài này của T.L.Trưởng chỉ nữa trang giấy nhưng chứa đựng nhiều điểm khiến độc giả phải suy nghĩ T.L.Trưởng là hạng người nào, tư cách, năng lực, đạo đức ra sao mà ăn nói hỗn láo, xem trời không bằng cái vung?
Mở đầu thư, anh ta viết:” Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Thành Đài mà BBT Champaka thỉnh thoảng nói tới mang tính “hiện tượng xã hội”. Giữa cái đúng và cái sai có lý lẽ của chân lý. Muốn tìm ra chân lý thì phải hiểu rõ ngọn ngành. Không phải vô cớ mà người ta nhắc tới”. Câu văn chương triết lý mở đầu muốn nói rằng ba nhân vật Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang và Thành Đài là những người không ra gì, chỉ quấy phá xã hội Chăm chứ không làm được trò trống gì cho xã hội nhờ. “Muốn tìm ra chân lý thì phải hiểu rõ ngọn ngành”, anh ta nói. Vậy thì ngọn ngành ấy như thế nào? Tôi xin phép được giải thích cho các độc giả tường tận câu nói úp mở này của T.L.Trưởng như sau:
1) Theo tôi hiểu (và tôi hiểu rất rõ vì tôi học cùng trường và là bạn với T.L.Trưởng) ngoài Thành Đài là một người đang sống lưu vong tại Thụy Điển, hai ông Nguyễn Văn Tỷ và Lưu Quang Sang là thầy dạy học của anh trong suốt chặn đường trung học. Dĩ nhiên khi còn là học sinh, anh ta rất ngoan ngoãn, lễ độ và rất kính phục 2 thầy dạy học của mình. Riêng ông Nguyễn Văn Tỷ, người thầy dạy, còn là người cưu mang nuôi nấng anh ta vì là người chú rất gần gũi. Tôi còn hiểu thêm chính ông Nguyễn Văn Tỷ đã cố ý đưa mẹ ông ta là bà Chái Ôn đến làm phu Trường Pôklong để tạo điều kiện cho anh ta có cơ hội theo mẹ vào học trường trung học để sau này học đến cao đẳng sư phạm. Anh T.L.Trưởng còn là nhân viên của Thầy Tỷ khi thầy về làm Trưởng Ban Biên soạn Sách chữ Chăm. Nhưng hôm nay lại trở giọng “lừa thầy phản bạn” là người có tốt hay không?
2) Đạo đức là như thế, nhưng tư cách thái độ làm việc thì thế nào? Hãy đọc kỹ lại và phân tích câu này: “Cán bộ Ban BSSCC là nạn nhân thì đúng hơn vì họ làm việc trong hoàn cảnh không bình thường của một cơ quan khoa học. Họ chỉ biết làm những việc đã rồi chứ họ chưa thật sự biết đúng hay sai, tội cho họ lắm. Đừng nói nữa”. Đọc qua dòng chữ này, ai cũng thấy thê thảm đến bi đát!. “Làm việc trong một hoàn cảnh không bình thường” nghĩa là bị ai đó chỉ đạo độc tài, áp bức phải làm những việc trái với lương tâm mình. “Họ làm nhưng chưa thật sự biết đúng sai tội nghiệp cho họ lắm”, nghĩa là T.L.Trưởng và các người trong Ban Biên soạn sách chữ Chăm chỉ biết cúi đầu làm thân trâu ngựa, đâu dám góp ý đúng sai bao giờ ?!! Giọng điệu trách móc, oán giận đến câm thù kiểu anh T.L.Trưởng này thì tôi không hiểu nổi, vì các cán bộ Ban BSSCC thì không ai xa lạ đối với tôi. Có thể nói là những cán bộ này làm việc trong hoàn cảnh rất khó khăn về vật chất ( khoảng năm 1979 – 1990 là cực kì khó khăn), nhưng họ rất thoải mái về tinh thần. Tôi có hỏi lại các thầy Lâm Gia Tịnh, Nguyễn Văn Tỷ, Châu Văn Kên, Lưu Văn Đảo, Thuận Ngọc Liêm v.v…Tất cả đều khẳng định là anh em làm việc rất thoải mái , có cấp trên nào đến ép buộc hay áp bức phải chuẩn hóa như thế này hay cải tiến như thế kia bao giờ? Mà nói cho cùng các ông lãnh đạo người Kinh lúc bấy giờ như ông Nguyễn Trung Hậu (trưởng Ty giáo dục, rồi phó chủ tịch, chủ tịch UBND Tỉnh), đến các ông giám đốc sở giáo dục Nguyễn Văn Phúc, Lê Văn Ưng, có biết gì về chữ Chăm đâu mà phải chỉ thị độc tài, độc đoán ?? Như thế thì T.L.Trưởng thấy cái gì “ không bình thường trong một cơ quan khoa học” ?? Và có cái gì để thốt ra là “tội cho họ lắm, đừng nói nữa”. Vâng đừng nói nữa vì sợ rước họa vào thân là mình phạm thượng? Cách ăn nói và cách suy nghĩ của T.L.Trưởng (nguyên là cán bộ của Ban BSSCC) sao lại vô tình trùng khớp với luận điệu của Po Dharma: “Ban BSSCC chế ra một loại chữ Chăm mới”!, “Phá hủy một di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm, vô cùng giá trị của dân tộc?” v.v…Chính sự việc này, mà T.L.Trưởng lấy làm phẩn nộ, uất ức rồi trút sự câm thù này lên đầu 2 ông Nguyễn Văn Tỷ và Lưu Quang Sang, và hù dọa Đạo Văn Chi, giáo viên trưởng làng, tại sao dám tăng bốc Ban BSSCC?
3) T.L.Trưởng viết tiếp: “Nhưng một điều phải nói, thấy sai thì phải sửa, tại sao lại già mồm và cho rằng “người ta khuấy rối Ban BSSCC” ?
Ồ lạ nhỉ! T.L.Trưởng muốn nộ nạt ai, và bắt ai phải sửa?? Ban BSSCC đã đào tạo trên 400 giáo viên dạy chữ Chăm akhar thrah này (mà T.L.Trưởng chế riểu), và đã cho ra trường hơn 10 ngàn học sinh tốt nhiệp tiểu học tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận; hơn nữa làm việc rất thành công được dân chúng hoan nghênh trong suốt 30 năm thì sao lại phải sửa?? T.L.Trưởng rất chủ quan khi nói: “thấy sai thì phải sửa”, không lẽ anh thừa lệnh của Ts.Po Dharma và tập đoàn Champaka để chỉ thị cho Ban BSSCC phải nghe theo anh à? Đúng là loạn óc rồi !!
4) Cuối thư T.L.Trưởng lại có câu xã giao ngắn và rất trịch thương: “Chào anh! Kỳ sau trao đổi thêm ha!”.
Tôi Thuận Ngọc Thành, đang chờ đón anh đây, và thách đố anh dám viết thêm?! Anh cứ chụp mũ tôi là “đội ngũ bút chiến Hà Nội” không hề hấn chi đâu.
Chúc bà con mạnh khỏe.
Thân ái
Thuận Ngọc Thành
Be the first person to like this.
Các vị toàn là dân trí thức nhưng lại cãi nhau những chuyện vô ích. Tạo sao các vị không tổ chức hội thảo về chữ viết và ngôn ngữ Chăm có tất cả các vị mà lại cứ cãi nhau trên mạng. Nếu tất cả tuổi trẻ Chăm cứ đọc những bài viết như thế này thì còn thời gian nào mà kiếm tiền để lo cho cuộc sống. Hèn... View More
Chào các bạn được xem là trí thức người Chăm
Người Nhật luôn dạy con cháu của họ: Nước mình ngèo khoáng sản cố gắng học hành để phát triển đất nước
Người Hàn luôn tự hào câu nói : Cám ơn lỗi ; nếu chúng ta biết lỗi của mình và khắc phục được lỗi thì chúng ta tự hoàn thiện mình
Người kinh luôn dạy c... View More