Blogs
Categories
Inra Sara là nhà thơ người Chăm có tiếng tại Việt Nam hiện nay. Anh cũng có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa và nghệ thuật của dân tộc Chăm cũng như Vương quốc Champa. Tác phẩm nổi tiếng của anh là tập thơ Lễ tẩy trần tháng tư được xuất bản năm 2002. Kính Hòa có buổi trò chuyện với Inra Sara về sự giao tiếp văn hóa và lịch sử giữa hai cộng đồng Chăm và Việt.
Tiếp biến và giao lưu văn hóa
Kính Hòa: Chào nhà thơ Inra Sara. Là một nhà thơ Chăm viết bằng tiếng Chăm lẫn tiếng Việt, xin anh cho khán giả biết đôi điều về sự tiếp biến và giao lưu văn hóa giữa hai cộng đồng Chăm và Việt từ mấy trăm năm nay.
Inra Sara: Cộng đồng Chăm là hậu duệ của Vương quốc Champa cổ tồn tại từ năm 192 và biến mất vào đầu thế kỷ 19. Một dân tộc có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Dù nền văn minh ấy bây giờ chỉ còn là những mảnh vụn, nó vẫn có nhiều cái đáng giá, và người Chăm vẫn còn bảo lưu những cái quý giá đó. Khi nhắc đến Chăm người ta thường chỉ chú đến kiến trúc điêu khắc, trong đó có thánh địa Mỹ Sơn, một di tích được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới, và một phần nào ngôn ngữ, ca múa, mà không nói đến văn học nghệ thuật Chăm, mà theo tôi là khá lớn. Đến bây giờ trong chương trình văn học sử Việt Nam vẫn chưa có bài nào, điều này tôi cho rằng hết sức là lạ.
Không thể khư khư giữ cái bản sắc của mình. Người Chăm học hỏi nhiều từ người Việt, tích cực lẫn tiêu cực.
-Inra Sara
Ở miền Trung vẫn còn ghi đậm dấu ấn Champa như trong cách phát âm của người Quảng, các từ ngữ, nhiều dòng họ không có lập bàn thờ, các họ Chăm Ông, Ma, Trà, Chế vẫn còn tồn tại vùng Quảng Nam, Huế.
Trong ẩm thực có nước mắm. Kiểu nước chấm ở miền bắc là theo kiểu tương, trong khi miền Trung thì mắm là đặc trưng, và có thể nói xuất phát từ người Chăm, tuy chưa có nghiên cứu nào sâu để chứng minh.
Người Chăm hay thờ cúng cá voi. Ngay cả các làng Việt khi làm tập tục này họ cũng mời thầy cúng người Chăm đến hành lễ.
Không thể khư khư giữ cái bản sắc của mình. Người Chăm học hỏi nhiều từ người Việt, tích cực lẫn tiêu cực. Những người viết văn làm thơ người Chăm rất thông thạo tiếng Việt.
Đến thập niên tám mươi, nghệ sĩ Đặng Hùng đã mã hóa các động tác trên đền tháp Chăm thành điệu múa Apsara, và sáng tạo này đã được phụ nữ, cộng đồng Chăm tiếp nhận.
Kính Hòa: Trong thời gian gần đây có một quyển sách của tác giả Hồ Trung Tú là Có 500 năm như thế, viết về vết tích rõ ràng của ngôn ngữ và dòng máu Champa lên cư dân miền Trung Việt Nam, anh nhận xét về quyển sách này như thế nào?
Inra Sara: Theo tôi đây là một quyển sách có giá trị, nhất là dối với một tác phẩm đầu tay của một tác giả không chuyên. Nhất là kết luận của tác giả, rằng Chúng ta là những người Chàm nói tiếng Việt bằng giọng Chàm. Đó là một câu nói đầy quả cảm.
Kính Hòa: Thưa anh, trong tiến trình lịch sử Champa và Đại Việt, người ta đã nói đến Nam tiến, là một quá trình chinh phục vùng đất phương Nam của người Việt. Song trong các sách sử chính thống người ta lại không đề cập đến chuyện này.
Inra Sara: Champa và Đại Việt là hai quốc gia rạch ròi. Cõi đàng trong này không phải là đất vô chủ, mà có chủ là Vương quốc Champa. Nam tiến là có thật, chuyện Champa mất về tay Đại Việt là có thật, cái tất yếu của mạnh được yếu thua. Champa thua là thua về văn hóa, văn hóa xuất thế Ấn Độ thua văn hóa xử thế Trung Hoa, con người A La Hán thua lý tưởng đấng trượng phu của khổng giáo. Dẫu sao dân tộc Chăm cũng tồn tại trong nền văn hóa đó. Suốt 10 thế kỷ Nam tiến phải ghi nhận là người Việt hiếm khi phá hoại đền tháp Chăm, có khi họ còn biến tháp Chăm thành của họ để thờ. Bên cạnh điểm son đó còn có chính sách đàn áp cộng đồng Chăm của vua Minh Mạng là một sự kiện đen tối nhất trong quan hệ giữa hai dân tộc này. Đó là một sự xung đột dữ dội, nó thể hiện rất rõ trong hai câu thơ của Hùynh Văn Nghệ:
“Từ thuở mang gươm đi mở nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.”
Tôi nghĩ rằng người Việt và chính quyền VN hôm nay cần nhận ra và nói ra sự thật lịch sử đó, không nên giấu, không phải để khơi dậy hiềm khích dân tộc mà để hiểu lẫn nhau. Phải có chính sách đặc biệt cho cộng đồng này và văn hóa của cộng đồng này. Chỉ khi làm được điều đó chúng ta mới có thể hóa giải lịch sử, đi đến hòa giải dân tộc.
Kính Hòa: Xin Cám ơn nhà thơ Inra Sara. Chúc cho tác giả “Lễ tẩy trần tháng tư” dồi dào sức khỏe. Chúc cho “Lễ tẩy trần tháng tư” của anh mang lại niềm vui hòa giải cho cộng đồng dân tộc.
theo www.rfa.org
Topics:
500 năm Việt – Chăm, Một cuộc hòa giải khác, 500 năm Việt – Chăm, Một cuộc hòa giải khác, 500 năm Việt – Chăm, Một cuộc hòa giải khác
Inkaja, link cu?a Inkaja bi. lo^?i ro^`i, xin ma.ng phe'p bo^? sung link: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/other-reconciliation-viet-cham-500-years-kh-05032013160540.html
thanks saai Linh. Link trên là mp3 về cuôc nói chuyện phỏng vấn của tác giả inrasara đó.