• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Thạch Ngọc Xuân
by On May 13, 2013
281 views
Thụy Điển 13/05/2013
Salam, anh Thành Phần kính mến!
Cũng đã khá lâu rồi, anh em mình đã không liên lạc với nhau, vì giữa chúng ta cũng không có gì đặc biệt để nói. Nhưng trên tinh thần anh em, cũng như họ hàng gần xa đâu đó, nên em lúc nào cũng trân trọng và quý mến anh! Đơn giản là vậy.
Tối nay, tình cờ vợ em là Hương: học trò và đồng thời là cháu họ của anh, có đưa cho em đọc tham khảo nội dung bài viết ngắn ở trên của anh. Khi đọc xong nội dung bài viết này của anh với một hai lần đọc, em thất vọng và không tin rằng, anh Thành Phần là tác giả bài viết đầy “cảm tính” và hoàn toàn “không lý tính” như thế này.
Anh Thành Phần, em muốn một lần nữa hỏi anh để xác minh lại suy nghĩ riêng anh, rằng là: anh có hối hận hay xấu hổ gì, khi đọc lại nội dung bài viết này của mình không?
Anh đã viết:
“….. tình hình bảo tồn và phát huy di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm hôm nay đang gặp phải hai vấn đề nổi cộm :
• Văn bản Akhar Thrah Chăm đang trong thời kỳ xuống cấp nghiêm trọng vì sự thờ ơ hay sự vô tâm của các thế hệ trẻ ngày nay đã trở thành nguyên nhân đưa đẩy những văn bản hay văn tự Akhar Thrah của người Chăm đến sự hủy hoại, hư hao, mất mát ngày càng trầm trọng hơn.
• Trước năm 1975, văn tự Akhar Thrah chủ yếu được truyền dạy cho thế hệ trẻ bởi giới tăng lữ, tu sĩ, chức sắc hay các bô lão, theo qui luật của ngôn ngữ viết truyền thống. Nhưng kể từ 1978, sau khi Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) được thành lập để soạn sách giảng dạy cho các con em người Chăm ở bậc tiểu học từ lớp 1 cho đến lớp 5 ở các nơi có đồng bào Chăm sinh sống, thì kết quả chương trình giảng dạy chữ Chăm là những con em này chỉ biết tiếp cận với Akhar Thrah cải biên của BBSSCC hơn là Akhar Thrah truyền thống mà các gia đình người Chăm hiện nay đang lưu giữ. Vì vậy, sau 5 năm theo học chữ Chăm ở bậc tiểu học, các con em người Chăm đã không đọc được Akhar Thrah do cha ông để lại. Có nghĩa là, các con em học chữ Chăm cải biên của BBSSCC không góp phần gì trong việc bảo tồn và phát huy chữ Chăm truyền thống của họ….”
Thử hỏi, anh nghĩ sao mà nhận định“...tình hình bảo tồn và phát huy di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm hôm nay đang gặp phải hai vấn đề nổi cộm …” một cách máy móc và đơn sơ vậy. “Văn bản Akhar Thrah Chăm đang trong thời kỳ xuống cấp nghiêm trọng vì sự thờ ơ hay sự vô tâm của các thế hệ trẻ ngày nay” là lập luận vô cùng bậy bạ và không chút xác đáng nào. Tại sao anh phải quy lỗi cho “thế hệ trẻ Chăm ngày nay”, mà anh quên đi lý do sâu xa khác là Chăm mình vì “bại tộc và vong quốc”, nên “…nguyên nhân đưa đẩy những văn bản hay văn tự Akhar Thrah của người Chăm đến sự hủy hoại, hư hao, mất mát…” là điều dễ hiểu.
Anh viết “…Trước năm 1975, văn tự Akhar Thrah chủ yếu được truyền dạy cho thế hệ trẻ bởi giới tăng lữ, tu sĩ, chức sắc hay các bô lão, theo qui luật của ngôn ngữ viết truyền thống…”. Cách nhìn nhận này của anh là một Pgs.Ts cũng không khác gì cách nhìn nhận bởi những người Chăm bình dân khác tại quê nhà, vì thực tế ai ai cũng thấy là vậy. Chỉ có điều là, theo anh “giới tăng lữ, tu sĩ, chức sắc hay các bô lão Chăm…” mới là giới anh minh/lão luyện của dân tộc Chăm đáng tin cậy, còn giới “giáo dục, văn hóa và khoa học Chăm” như thầy Nguyễn Văn Tỷ, thầy Nguyễn Văn Đạo, Ts. Quảng Đại Cẩn, nhà thơ/văn Chăm Phú Trạm chắc là “giới ngu xuẩn” hay sao.
Về phần mình, em cũng đã từng là học trò học tiếng Chăm truyền thống do thân phụ em đã dạy và em có thể đọc vanh vách hầu hết các văn bản Akhar Thrah truyền thống lưu trữ trong nhà và trong làng mình, và sau đó, từ năm 1978, em cũng là học trò học “Akhar Thrah cải biên của BBSSCC” khóa đầu tiên đã tổ chức dạy tại play Phước Nhơn giành cho đối tượng toàn các giáo viên phổ thông cơ sở, như các cô Đạo Thị Thủy, thầy Thành Quang Dũng, thầy Tài Dững, thầy Liễu…, chỉ duy một mình em là không phải giáo viên cơ sở, mà là một học trò cơ sở lớp 5 được phép tham gia khoa học ấy. Em còn nhớ như in, khi ấy là buổi tối liên hoan kết thúc khóa học “Akhar Thrah cải biên của BBSSCC” đã được tổ chức tại nhà thầy Liễu và có sự hiện diện đột ngột của anh nữa mà. Điều mà quan trọng đối với em muốn nói với anh, rằng là: “Akhar Thrah” cả 2 phương pháp học và dạy, với mỗi phương pháp nào đều có giá trị và có cả cái ưu lẫn cái khuyết tồn tại nào đó. Nhưng, bản thân em và “các con em học chữ Chăm cải biên của BBSSCC không góp phần gì trong việc bảo tồn và phát huy chữ Chăm truyền thống của họ….” là cách nói ẩu tả và tự ái cá nhân gì đó của riêng anh đối với BBSSCC mà thôi. Bản thân em, vợ em và đồng bào Chăm chắc là không ai vui nổi khi đọc được nội dung bài viết hời hợt và nông cạn như thế này của anh. Thật lòng là vậy, anh đừng buồn!
Sẵn đây, em xin nói với anh luôn: Cùng là những tiến sĩ Chăm với nhau đã từng du học và tốt nghiệp tại cựu Liên Xô, và đã có những kỹ niệm thăm viếng nhau với ký ức khó quên, hơn thế nữa em vốn là học trò (sinh viên) của trường ĐHTH anh giảng dạy và phụ trách, và cũng là đứa em tinh thần và đứa cháu họ (theo bên vợ em), thế mà anh đành lòng cho phép một Tiến Sĩ Chăm khác với hàng trăm lần bêu bẩn em trước truyền thông quốc tế về cái gọi là “bằng tiến sĩ giả”, mà anh không hề lên tiếng bênh vực phải/trái, trong khi đó chính anh là một người anh tinh thần duy nhất đã biết rõ nơi ăn chốn học của em tại Kiev bên Ukraine qua mỗi lần đến thăm nhau vào dịp hè.
Dù gì đi nữa, cuối thư em cũng muốn chúc anh và gia đình anh bên VN mọi sự bình anh và như ý.
Chào tạm biệt anh!
Thành Đài
____________________________________________________
“…………….Theo Pgs. Ts. Thành Phần, tình hình bảo tồn và phát huy di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm hôm nay đang gặp phải hai vấn đề nổi cộm:
• Văn bản Akhar Thrah Chăm đang trong thời kỳ xuống cấp nghiêm trọng vì sự thờ ơ hay sự vô tâm của các thế hệ trẻ ngày nay đã trở thành nguyên nhân đưa đẩy những văn bản hay văn tự Akhar Thrah của người Chăm đến sự hủy hoại, hư hao, mất mát ngày càng trầm trọng hơn.
• Trước năm 1975, văn tự Akhar Thrah chủ yếu được truyền dạy cho thế hệ trẻ bởi giới tăng lữ, tu sĩ, chức sắc hay các bô lão, theo qui luật của ngôn ngữ viết truyền thống. Nhưng kể từ 1978, sau khi Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) được thành lập để soạn sách giảng dạy cho các con em người Chăm ở bậc tiểu học từ lớp 1 cho đến lớp 5 ở các nơi có đồng bào Chăm sinh sống, thì kết quả chương trình giảng dạy chữ Chăm là những con em này chỉ biết tiếp cận với Akhar Thrah cải biên của BBSSCC hơn là Akhar Thrah truyền thống mà các gia đình người Chăm hiện nay đang lưu giữ. Vì vậy, sau 5 năm theo học chữ Chăm ở bậc tiểu học, các con em người Chăm đã không đọc được Akhar Thrah do cha ông để lại. Có nghĩa là, các con em học chữ Chăm cải biên của BBSSCC không góp phần gì trong việc bảo tồn và phát huy chữ Chăm truyền thống của họ.
Bởi vì những lý do sau đây:
• Mục tiêu biên soạn giáo trình của BBSSCC không nhằm mục đích giảng dạy chữ Chăm truyền thống do tổ tiên của người Chăm để lại.
• BBSSCC tự tiện biến đổi hệ thống cấu trúc văn tự Akhar Thrah Chăm theo quan điểm riêng tư của mình, đã làm đảo lộn di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm.
• Việc cải biến chữ Chăm của BBSSCC là việc làm mang tính cách chủ quan, không có cơ sở khoa học.
• Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của BBSSCC không am hiểu sâu về nguồn gốc của Akhar Thrah Chăm nên đã dẫn đến thực trạng bi quan của Akhar Thrah Chăm truyền thống.
Sau cùng Ts. Thành Phần đưa ra kết luận rằng, BBSSCC đã vô tình đào tạo một thế hệ trẻ Chăm đoạn tuyệt với sự tiếp nối của thế hệ đi trước trong việc phát huy và bảo tồn di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm do cha ông để lại.
Trong phần kết luận, Pgs. Ts. Thành Phần đề nghị:
Thứ nhất
Bộ Giáo Dục Việt Nam nên thay đổi giáo trình giảng dạy chữ Chăm của BBSSCC để giúp con em người Chăm đọc và viết đúng tiếng Chăm truyền thống đã lưu hành từ thời vua Po Rome (1627-1651). Đây là chính sách đúng với chủ trương của đảng và nhà nước Việt Nam.
Thứ hai
Phải chấm dứt việc cải biến chữ Chăm theo cách làm việc của BBSSCC và làm thế nào để con em người Chăm được cơ hội học chữ Chăm truyền thống do tổ tiên Chăm để lại chứ không phải chữ Chăm cải biến của BBSSCC………..”
Ts.Thành Phần
________________________________
Be the first person to like this.
Nếu các vị còn biết tự ái dân tộc và để con em Chăm họp tập thì tốt nhất các vị nên hội thảo lại Chữ viết Chăm.>>>>Kết quả của hội thảo sẽ chắm dứt tất cả các tranh luận về chữ viết Chăm Chẳng lẽ các vị muốn các thế hệ Chăm tiếp theo cứ cải nhau như các vị bây giờ Tuổi trẻ Chăm không phải ai cũn... View More
May 13, 2013
vinhcho
chúng ta cần bảo tồn văn hóa dân tộc hãy hành động...
May 14, 2013
vinhcho
chúng ta cần bảo tồn văn hóa dân tộc hãy hành động...
May 14, 2013