• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
by On June 25, 2013
302 views
TS Quang Can
I. Thông tin về Hội Thảo quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và đổi mới” tại Hà Nội ngày thứ Bảy 11/5/13.
Hội Thảo Quốc Tế về: “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh Đổi mới và Hội Nhập” gồm 244 báo cáo. Trong số đó có 14 báo cáo của các đại biểu quốc tế đến từ các nước Anh, Mỹ, Canada, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào. Tóm tắt đã in công bố trong ngày hội thảo. Chi tiết và toàn văn các báo cáo sẽ in trong Kỹ yếu hội thảo. Báo cáo được thực hiện trong 5 tiểu ban: (TB1) Lí luận ngôn ngữ (Theoretical linguistics), (TB2) Ngôn ngữ và văn hóa (language and culture), (TB3) Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và chính sách ngôn ngữ (Ethnic languages and language policies), (TB4) Giảng dạy tiếng việt và Ngoại ngữ (Language education: Vietnamese and foreign languages), (TB5) Việt ngữ học (Vietnamese linguistic studies). Mỗi tiểu ban ban tổ chức chọn 12 bài tiêu biểu báo cáo và thảo luận trong 15- 30 phút và cho mỗi bài. Có 3 báo cáo liên quan đến ngôn ngữ Cham. Khách mời trong nước khoảng 250 đại biểu, khách nước ngoài gồm 14 chuyên gia từ Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc, Lào… cùng khoảng 100 khách mời các ban ngành liên quan tại Hà Nội. Hội thảo diển ra vào ngày thứ Bảy 11/5/13 tại hội trường chính của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 01 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội. Hội Thảo sẽ có tổng kết báo cáo cho chính phủ để có những điều chỉnh cần thiết những vấn đề vế luật pháp, quy định và chính sách thưc hiện liên quan đến ngôn ngữ. TS Quảng Đại Cẩn báo cáo và thảo luận tập trung vào các vấn đề: Hệ thống văn tự AT truyền thống và chế biến là gì? là một, và ngộ nhận là khác nhau do có hay không có 3 vần. Ba vần này là gì mà có thể biến AT truyền thống thành chế biến? Về cần thiết đưa tiếng Cham lên cấp 2 và 3, đào tạo giáo viên, biên soạn giáo trình, và cơ sở vật chất để phát triển. Do tính hợp lý và đồng bộ với xã hội hiện hành, AT Chuẩn của BBSSCC hiện nay là hợp lý phổ thông hơn cả.
II. Thông tin và kết quả làm việc tại tỉnh Ninh Thuận:
Các buổi làm việc ngày Thứ Tư 14/5/13 với thân hào nhân sĩ, trí thức Cham đang công tác trong các cấp, ngành trong tỉnh Ninh Thuận liên quan đến chủ đề. Khẳng định vai trò của Trung Tâm Giáo Dục Dân tộc trong công cuộc phát triển giáo dục tiếng Cham, đào tạo giáo viên tiếng Cham, sự đúng đắn của Chuẩn hóa Akhar Thrah Cham của Ban Biên Soạn sách Chữ Cham vào năm 1990, sự thật về Hội Thảo Kuala Lumpur 2006, và hồ sơ để đưa tiếng Cham vào dạy cấp trung học và trung tâm giáo dục thường xuyên. Kết quả: chúng ta cần có cơ quan như thế để phát triển các mặt của tiếng Cham đáp ứng với sự phát triển hiện đại của xã hội Cham, về từ vựng cấu trúc trong giao tiếp… Chuẩn Akhar Thrah cần được luật hóa là pháp lệnh của nhà nước, các đơn vị giáo dục phải chấp hành nghiêm. Chuẩn Latinh cần có để mở đường cho giao tiếp viết trên internet… TTGDDT với sự hướng dẫn của UBND tỉnh Ninh Thuận, đã nộp những hồ sơ cần thiết tháng 5/13, đang chờ sự phê duyệt của Bộ Giáo Dục để thực hiện. Phòng nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Viện ngôn ngữ sẽ phối hợp với Bộ Giáo Dục, Trung tâm nghiên Cứu Giáo Dục Dân Tộc, UBND và Sở Giáo Dục Tỉnh Ninh Bình Thuận, để thúc đẩy tiến trình thực hiện chương trình tiếng Cham nhanh và đúng hướng.
III. TS Quảng Đại Cẩn nói chuyện với sinh viên Cham Thứ Sáu ngày 17/5/13.
Gồm các TS và ThS Cham (Hầu hết đều cáo bận, nếu rảnh sẽ đến dự): ThS. Báo Văn Tuy, ThS. Quảng Đại Đạt, và khoảng 20 viên chức, sinh viên Cham sinh sống, làm việc, và học tập tại Sài Gòn đến dự. Buổi trao đổi thân tình, cởi mở,
1.Phát triển học bổng quốc tế đối với sinh viên Chăm, tạo nguồn nhân lực bậc cao cho Cham?
2.Tình trạng đang chết của ngôn ngữ Chăm thực trạng và giải pháp
3.Akhar Thrah Cham truyền thống và Phổ Thông, giống, khác nhau thế nào?
4.Báo cáo hội thảo khoa học quốc tế về ngôn ngữ Chăm tại Hà Nội.
1. Nếu có thể SV Cham nên đi du học tại Hoa Kỳ, một hệ thống giáo dục và xã hội năng động. SV du học tại Hoa Kỳ góp phần làm biến đổi xã hội, ví dụ xã hội Trung Quốc, Việt Nam (so với các nước cộng sản khác), các nước Hồi Giáo, cách mạng Hoa Lài… Nên tập chú vào các học bổng vừa sức đối với SV Cham như: APLP (Asia Pacific Leadership Program/ đào tạo leader cho Châu Á Thái Bình Dương từ 1960 – 9 tháng từ tháng 8 đến tháng 5- http://www.eastwestcenter.org/education/asia-pacific-leadership-program/what-the-aplp). Khi nhận được học bổng APLP có thể tìm nguồn học bổng khác để học tiếp Master hay PhD. Có thể tham khảo các nguồn khác từ ThS Bá Văn Tuy và Quảng Đại Tuyên (SV Sau Đại Học tại Đại Học Hawaii, trong chương trình Ford Foundation và East West Center Hoa Kỳ). Hiên nay nếu ai có Toefl 500 muốn du học tự túc, một số chương trinh Master tại ĐH Hawaii, liên hệ với Can Quang để làm hồ sơ (điều kiện có Toefl trên 500 và có khả năng tự lập).
2. Tiếng Cham đang chết (Theo Viện Ngữ Học Mùa Hè- SIL, màu vàng), do sự giao tiếp trong cộng đồng và gia đình bị phá vỡ. Giao tiếp xuyên thế hệ giữa cha mẹ, con cái và cháu chắt thường không thông suốt do hạn chế về từ vựng, thiếu và không chuẩn. Giao tiếp viết trên mạng hạn chế do người Cham không có chuẩn ngôn ngữ (Akhar Thrah và Latinh, luôn cải nhau và không lắng nghe giới chuyên môn, có trách nhiệm). Chuẩn văn tự và từ vựng chưa có. Chuẩn Akhar Thrah và Latinh chưa có. Giao tiếp tiếng Cham là điều kiện đủ để tiếng Cham không chết chưa được chú ý đúng mức. Giảng dạy tiếng Cham trong nhà trường là điều kiện cần cũng chưa phát triển đúng mức cần thiết. Cần đưa chương trình tiếng Cham lên cấp trung học và đại học như dự định của chính phủ. Các phương tiện hỗ trợ, nghe nhìn, thông tin đại chúng khác bằng tiếng Cham cũng còn nhiều hạn chế, như internet, báo, đài, truyền hình.
3. Sự khác biệt Akhat Thrah truyền thống và phổ thông là không có như một ít người từng hiểu. Nói nhiều, tranh cải nhiều về Akhat Thrah truyền thống, phổ thông là do (1) hạn chế về hiểu biết Akhar Thrah; (2) hạn chế về kiến thức ngôn ngữ học. Theo kết luận của Hôi Thảo Kuala Lumpur: loại bỏ 3 vần: (1) poh gak; (2) croh aw không darsa; (3) baluw đi với darsa dar dwa thì AT phổ thông của BBSSCC thành AT truyền thống. Do đó 3 vần này quyết định tính chất của AT đang dạy-học trong nhà trường, như một ít người ngộ nhận là chế biến hay lai căng. Kết luận: AT truyền thống hay phổ thông là một, chỉ khác nhau do có thêm ba vần kể trên. Ba vần này là gì mà khi cộng vào AT truyền thống thì thành AT lai căng? Đó chính là nguyên tắc đã có từ lâu trong Akhar Thrah Cham đã được phát hoạ trong HT Kuala Lumpur: “Baluw dành cho âm trầm [dài], không baluw dành cho âm trắc [ngắn]… âm trầm [dài] viết không có baluw là cách viết không nghiêm túc”. Do vậy khi chúng ta thể hiện sự bất đồng quá mức cần thiết cho thấy chúng ta chưa hiểu hết Akhar Thrah, hãy học nhiều nữa, áp dụng vào thi ca, văn học, và sáng tác nhiều thì sự ngộ nhận sẽ giảm và sẽ không còn bất đông nữa. HÃY ÁP DỤNG TIẾNG CHAM, CHỮ CHAM VÀO ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY, TRUYỀN DẠY CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT, KHÔNG NÊN TRANH ĐÚNG TRANH GIỎI. Nếu anh đúng, giỏi thật sự, đồng bào, chính phủ sẽ tự đông nghe và làm theo anh.
Ai đó cần thống nhất thì phải theo đúng quy trình: Trình đề án thống nhất âm vị, vần, từ, câu nào, cho Trung Tâm Giáo Dục Dân Tộc, để họ đề xuất với UBND Tỉnh, và Bộ thành lập Hội Đồng Thẩm định và thực hiện.
4. Thông báo về HT quốc tế “Ngôn ngữ Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập” ngày 11/5/13 tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Hà Nội. Do không có thời gian nên phần này được lướt qua trong buổi thảo luận. Xin xem Kỹ yếu HT QT lần 2, hay trong face group này https://www.facebook.com/groups/537760046274285/ File: MDchuanhoaBBS.ppt và MdBBS4HTNN2VN1.doc.
Thảo luận tại HT liên quan đến báo cáo của TS Quảng Đại Cẩn gồm các ý chính: Hệ thống văn tự AT truyền thống và phổ thông là một, ngộ nhận là khác nhau do có hay không có 3 vần. Cả hai đều không sai do đã được sử dụng trong một thời điểm nhất định. Do tính hợp lý và đồng bộ với xã hội hiện hành AT Chuẩn của BBSSCC hiện nay là hợp lý hơn cả. Bổ sung, điều chỉnh khi cần và theo đúng quy trình chuẩn hóa quy định của Bộ Giáo Dục. Chương trình 5 năm tiểu học được chuyên gia bilingual education xem là chương trình monolingual, đơn ngữ hay đồng hóa. Phải kéo dài lên 12 năm hết bậc trung học hay hơn thì mới được xem là chương trình multilingual, đa ngữ, hay bảo tồn tiếng mẹ đẻ. Do đó tiếng Cham phải được phát triển lên cấp 2 và 3 ngay để đáp ứng được mục tiêu của cộng đồng và chính phủ là bảo tồn, phát triển tiếng Cham.
Ngộ nhận, và bất đồng quá mức cần thiết do thiếu thông tin hoặc thành kiến. Khi đã hiểu rõ AT rồi thì bất đồng và mâu thuẫn sẽ tự tiêu tan. Hãy học truyền bá AT và ứng dụng nhiều, lắng nghe nhiều ý kiến phản hồi từ cộng đồng sẽ có tiến bộ và tiếng Cham chữ Cham sẽ phát triển.
VI. TS Quảng Đại Cẩn giải đáp những câu hỏi thắc mắc của sinh viên Cham:
Thứ Sáu ngày 17/5/13.
Các câu hỏi và trao đổi với sinh viên Cham của TS Quảng Đại Cẩn được tường trình:
Các câu hỏi thắc mắc của SV (Nhiều câu hỏi trùng ý, xin trả lời chung). Vì thời gian họp mặt có hạn, sự chuẩn bị chưa chu đáo, nên sự trao đổi chưa toát được hết ý. Một số thắc mắc và ý kiến cũng có thể sẽ không thể hiện được hết mong bạn đọc góp ý bổ sung. Các hỏi đáp được thể hiện như sau:
1. Bộ chữ AT của Cham cũng giống như bộ chữ của Hàn Quốc đều do vua lập ra và lưu truyền đến nay. Chữ Hàn cho đến nay không thay đổi và đã đưa đất nước Hàn phát triển, vậy tại sao chữ Cham Cei không chọn chuẩn theo đúng như cách đây 200 năm, trong các văn bản Hoàng Gia Pangduranga?
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phát triển không ngừng về âm vị, từ vựng, cấu trúc, và ngữ nghĩa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hằng ngày của một cộng đồng, xã hội thăng tiến. Nhu cầu giao tiếp trao đổi thông tin phát triển không ngừng trong một xã hội nhất định. Nếu nó không đáp ứng được thì lập tức bị thay thế bởi một phương tiện giao tiếp khác thuận tiện hơn. Chúng ta đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt là một ví dụ điển hình cho sự không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của tiếng Cham và “bị” thay thế bởi tiếng Việt. Chuẩn là làm cho tiếng Cham hành chức giao tiếp hiệu quả trong toàn cộng đồng cả giao tiếp nói và viết.
Đối với chữ Hàn: CÓ chuẩn hóa. Văn tự nào cũng không ngoại lệ, nếu muốn phát triển, phải language planning. Bảng chữ cái tiếng Hàn được công bố và dùng đầu tiên năm 1446 bao gồm 28 con chữ bao gồm 7 kí hiệu ghi nguyên âm, 17 kí hiệu ghi phụ âm và 4 kí hiệu phụ. Vua Sejong (Thế Tông) không sáng tác ra tất cả 28 chữ mà dựa trên một số chữ cơ bản để phái sinh ra các chữ cái tiếp theo sau này. Nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, chữ Triều Tiên được cải biến, chỉ còn có 24 con chữ và cho đến nay là 21 nguyên âm (10 nguyên âm đơn) và 19 phụ âm. Tên Hangeul do nhà nghiên cứu tiếng Hàn Ju Si-kyung tạo ra và được sử dụng từ năm 1913 và sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép như ngày nay. Những con số khác nhau từ 28 ký tự đơn thành 51 (bao gồm 24 ký tự đơn) nói lên sự thay đổi: Chính là chọn chuẩn để có một đất nước Hàn phát triển như hôm nay.
Chuẩn chính tả Akhar Thrah là làm cho AT Cham chuyển tải được hết ý nghĩa của lời nói, mô tả được hết các âm vị khi nó biến đổi và gây khu biệt nghĩa. Nhà ngữ học căn cứ vào các yếu tố (nét) khu biệt nghĩa để định nghĩa âm vị của một ngôn ngữ. 19 trí thức Cham hàng đầu đã thất bại trong giảng dạy chữ Cham năm 1964-1975. Chính họ cùng với Lưu Quý Tân, Thiên Sanh Cảnh, Lâm Gia Tịnh…, đã chuẩn chính tả cho cặp “gak lak” (viết 1 kiểu mà đọc thành 2 kiểu có hai nghĩa- và nhiều cặp như vậy nữa) cho AT Cham, vẫn thất bại. Họ thấy cần chuẩn cho 194 vần nữa (tương tự kiểu gak-lak) như đã tổng kết vào năm 1990 để có thể hồi sinh tiếng Cham và chữ Cham như hôm nay. Nhờ nó mà Cham còn có “cái” để mà bất đồng.
Cei là nhà chuyên môn có trách nhiệm trong lĩnh vực này, Cei không chọn nhưng có quyền và phải đánh giá lại các chuẩn của Cham để cộng đồng Cham thấy và chọn ra cái cần thiết đúng đắn để Cham phát triển. Đó là chuẩn dễ nhất, đơn giản và chính xác nhất để mọi người dễ tiếp cận, phổ biến và trao đổi tiếng Cham: Chính chuẩn đang giảng dạy hiện nay là hơp lý. Nếu muốn chọn chuẩn khác, thì phải theo đúng quy trình chuẩn hóa văn tự như quy định của Bộ Giáo Dục (liên hệ Trung Tâm Giáo Dục Dân Tộc để biết thêm chi tiết và được giúp đỡ). Không nên có những phát ngôn tiêu cực thể hiện thiếu hiểu biết và không đem lại kết quả gì.
2. Hội Thảo Kuala Lumpur (HTKL) 2006 đã chỉ ra 7 điểm sai lầm trong sách giáo trình của BBSSCC. Vậy tại sao từ 2006 đến nay mà Trung Tâm Giáo Dục DânTộc (TTGDDT) không tổ chức một cuộc hội thảo thỏa đáng để trả lời cho cộng đồng Chăm về 7 điểm ấy trong hội thảo HTKL và việc cải biên của BBSSCC.
Về 7 sai lầm đưa ra trong HTKL là sự ngộ nhận của những người không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu. Điều này đã được trả lời ngay trong web sapcham, năm 2006 trong bài “Khái quát về sự chỉnh lý chữ Cham Akhar Thrah” có đăng trong Tạp Chí Ngoại ngữ, tin học và giáo dục số 9, 2007, Trường Đại Học Ngoại Ngữ Tin Học Huflit. Đọc kỹ toàn văn báo cáo HT quốc tế ngôn ngữ tại Hà Nội của TS Quảng Đại Cẩn sẽ rõ (Minh định thành quả chuẩn hóa chữ Cham Akhar Thrah của Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham tỉnh Thuận Hải). Mời các bạn xem lại.
Tại Hội Thảo ở Phanrang ngày 7/2/2007 để trả lời yêu cầu thay sách giáo khoa tiếng Cham của HTKL 2006, thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai, cho mọi người chứng minh 3 vần (poh gak, croh aw không darsa, baluw với darsa dardwa) là không có trước năm 1978. Chỉ có 2 người (TS Thành Phần và Sử Văn Ngọc) cho là không có, còn tất cả những người khác đều có bằng chứng, văn bản chép tay, hay bản in, từ điển trước 1978 có 3 vần nêu trên. Căn cứ vào đó mà thứ trưởng kết luận không thay sách cho đến khi có nghiên cứu mới. Chính vậy nên việc tổ chức hội thảo nữa để đính chính sự ngộ nhận của HTKL (do thiếu kiến thức chuyên ngành) là không cần thiết. Điều này cũng đã được đề cập, thảo luận và biểu quyết trước năm 1990. Khi chưa vững, mới học hay mới nghe nói về AT thì tranh cải rất hăng về 3 vần này. Khi giỏi AT rồi thì tức khắc biết ngay ba vần đó đã có truớc khi BBSSCC ra đời, và biết ngay 3 vần này cũng là AT truyền thống. Lẽ nào AT truyền thống + 3 vần truyền thống = AT chế biến hay lai căng??? Do vậy cho nên AT đang dạy trong nhà trường cũng chính là AT truyền thống. Khi không có chuyên môn (không biết âm tố, ngữ tố và hậu tố là gì) thì nhìn gà hóa cuốc, nhìn trâu hóa bò là điều tự nhiên. Chúng ta, cộng đồng Cham cần tha thứ và giúp họ điền khuyết thông tin để hóa giải ngộ nhận chứ không phải tiếp tục tổ chức những hội thảo mới hóa giải được ngộ nhận xuất phát từ thiếu thông tin.
3. Tại sao chọn chuẩn trong từ điển Aymonier Cabaton 1906 mà không trong các văn bản khác? Theo như bài viết của Cei Cẩn thì “Chuẩn Chăm hiện nay, BBSSCC xong 1990 (là đã chuẩn), và nhóm Po Dharma qua HTKL 2006 muốn chọn lại chuẩn cách đây 200 năm bằng cách bỏ 3 vần trong hệ thống đã chuẩn của BBSSCC. Vậy theo hướng của Cei tại sao không chọn chuẩn 200 năm trước của tổ tiên để lại mà lại chọn chuẩn 1990 của BBSSCC.
Câu này đã có giải đáp kỹ trong báo cáo HT quốc tế ngày 11/5/13 tại Hà Nội: Khi chọn chuẩn cho một ngôn ngữ thì không thể chọn văn bản này bỏ văn bản khác mà là hầu hết các văn bản chép tay, ấn phẩm của AT Cham có thể tiếp cận đều được tập hợp và xem xét. Hầu hết tất cả các kiểu viết AT Cham đều có thể hiện trong Từ Điển Aymonier Cabaton 1906 do đó việc xem AC là tư liệu chính, quan trọng là hợp lý để chọn chuẩn. Nói trong Hoàng Gia Pangduranga (HGP) là không có 3 vần đó khi mà mọi người không ai thấy văn bản (HGP) thì không khác gì kết luận không có bằng chứng, không thuyết phục. Ba vần này đã được tổ tiên ta sử dụng. Đối chiếu với các nhóm ngữ cùng họ Chamic hay Malayopolinesien như Malay, Tagalog (Philippine) đều thấy tương đồng và hợp lý. Chính vì vậy mà chuẩn đang dùng trên 25 năm nay là rất hợp lý.
4. Theo như Cei thảo luận về ngôn ngữ chết và sống của dân tộc thì Cei có nói không giao tiếp đồng nghĩa với ngôn ngữ Chăm sẽ chết dần nhưng số lượng học và giao tiếp bằng chữ viết của BBSSCC rất ít chỉ giới hạn ở học sinh tiểu học không bao trùm xã hội Chăm trong khi đó chữ Chăm truyền thống được sử dụng rất nhiều trong văn hóa dân tộc và giải pháp nào cho giới trẻ trong việc học chữ viết dân tộc.
“Chữ Cham truyền thống được sử dụng rất nhiều trong văn hóa dân tộc”: các em nên phân biệt bản chép tay, ấn bản AT cổ đã có không có nghĩa là đang sử dụng giao tiếp vì nghĩa của mỗi từ trong văn bản cổ đều phải tra từ điển. Chữ Hán, Nôm có nhiều không? người đọc có tra từ điển không? Có ai dùng Hán Nôm để giao tiếp không (Chữ Hán, Nôm đã chết). AT Cham cách đây 200 năm cũng vậy, đã chết vì không dùng để giao tiếp. Để hiểu điều này cần có chuyên môn hay sự tinh tế một tí, và cần nhiều thời gian giải thích, sẽ trao đổi vào một dịp khác. Tham khảo thêm “Cái chết của một ngôn ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn cũ”.
Hệ thống AT bao trùm xã hội Cham là gì: TS Quang Cẩn không phân biệt truyền thống hay chuẩn hóa, phổ thông (thực ra AT Cham là một vì khác nhau chỉ có 3 vần hay có và không thể hiện ngắn dài). Nhưng nếu các bạn muốn phân biệt, xin cho các bạn một bức tranh: AT chuẩn dạy trong trường từ năm 1978 tại Ninh Thuận và Bình Thuận, có trong phát thanh, truyền hình và tạp chí của chính phủ. Từ năm 1990 đến nay bình quân 10 ngàn người học mỗi năm với trên 300 giáo viên dạy. Đây là môn tự chọn, học sinh có quyền không học. Từ 2003 đến nay 100% học sinh các làng Cham học tiếng Cham. AT truyền thống (không thể hiện dấu âm dài) được dạy cho sinh viên Cham dưới một trăm người hằng năm, các chức sắc Cham dưới một trăm người dùng trong các lễ truyền thống Cham. Vài trăm so với hằng vạn người là gì các bạn tự hiểu. Giải pháp cho các bạn là không tranh cải, học hệ thống nào cũng được, nên viết thư hay nhật ký nhiều và nghe người khác hiểu văn bản mình viết ra thế nào thì sẽ biết là nên học, phổ biến AT nào.
5. Theo như Cei nói sẽ xin phép được mở chương trình dạy tiếng Chăm cấp II,III vậy nếu được mở thì sẽ chọn giáo trình nào ? nếu chọn giáo trình của BBS thì người Chăm còn mấy ai biết về Chăm, về văn hóa về lịch sử dân tộc Chăm vì rằng chữ Chăm luôn đi song song và nằm trong văn hóa dân tộc Chăm. Theo như tôi có đọc trên Champaka là Cei kết luận cuốn sách “Ngôn ngữ Chăm-Thực trạng và giải pháp” chỉ là cuốn sách “đọc xong thì có thể làm giấy lộn (giấy để đi tiểu tiện)” vậy tại sao Cei lại kết luận như thế trong khi các vị trong cuốn sách ấy là những chuyên gia hàng đầu của Chăm về văn hóa Chăm. Theo như tôi nghĩ nếu ngôn ngữ Chăm được dạy trong các trường cấp II, III và sẽ lấy giáo trình chuẩn của BBS để giảng dạy thì điều đó có nên hay không vì rằng hai hệ thống ngôn ngữ chưa được thống nhất và tạm gọi là đang tranh chấp vậy Cei nghĩ thế nào?
Câu này có 3 ý, lần lượt từng ý một: (1) Giáo trình của BBSSCC thì người Cham còn mấy ai biết về Cham. Hàm ý của em là giáo trình của BBSSCC không chứa văn hóa và ngôn ngữ Cham. Tôi là một trong những người từng biên soạn và thiết kế giáo trình: là một công việc đòi hỏi chuyên môn rất cao. Khi đó trong nhóm biên soạn có một chuyên gia của Bộ Giáo Dục và một chuyên gia UNICEF (nước ngoài) bên cạnh. Họ xem xét đánh giá và chọn lọc từng từ vựng, cấu trúc câu, độ dài của văn bản, từng nét vẽ của kên hình, độ lớn của hình, chữ rất thận trọng. Gíao trình cũng nhằm vào hai tiêu chí: mục tiêu bảo tồn văn hóa, ngôn ngữ dân tộc hay đồng hóa. Giáo trình BBSSCC đang dùng là bảo tồn cho nên dung lượng văn hóa Cham rất nhiều. Nếu nói là giáo trình BBSSCC hiện nay làm cho học sinh quên cội nguồn thì nên cho biết cụ thể bài nào? lớp mấy? Tất cả đều nói về sinh hoạt trong gia đình, thôn làng Cham, về các nhạc cụ Cham, về các lễ hội Cham, về truyền thống Cham… Nều không đồng ý với cách làm của BBSSCC thì các bạn cần chuyên môn về Curriculum and Instruction Studies (nghiên cứu về chương trình giảng dạy) và biên soạn giáo trình tốt hơn để người Cham chọn lựa. Trước khi chê nên có chuyên môn về lãnh vực này (biên soạn giáo trình) thạc sĩ hay tiến sĩ, và chê nên cụ thể để người ta có thể sữa chửa được.
(2) Đọc xong thì có thể làm giấy lộn đi tiểu tiện: Cei quý trọng những người quan tâm đến ngôn ngữ văn hóa Cham, không bao giờ nói những từ như thế. Nghiên cứu của người ta dù hay dù dở, cũng đáng ghi nhận vì công sức họ đã bỏ ra. Cei chỉ góp ý khi người ta yêu cầu, còn không thì chỉ khen. Sự kiện “giấy tiểu tiện” được Champaka nêu lên và lắp đi lắp lại. Cei đã có thư riêng cho họ, Abdul Karim Lộ Trung Cân và Po Dharma đề nghị đính chính vì Cei không nói hay viết như vậy. Họ không trả lời (vào face: Kawôm tuơk tuak kataap akhar Cham sẽ rõ). Các em có thể thấy cách ứng xử tương tự trong Champaka: chỉ vì ngộ nhận do mình thiếu thông tin mà đã quy chụp bao nhiêu người tốt (muốn nói lên sự thật, không theo sự ngộ nhận của CPK) là đội ngũ bút chiến (ĐNBC)…. [ĐNBC tập chú vào vấn đề liên quan đến đấu tranh dân chủ và chính thức được thành lập vào thứ Tư 9/1/2012, cách đây một năm, chứ không phải chuyện AT Cham cách đây 7 năm].
(3) “Hai hệ thống ngôn ngữ đang tranh chấp”: Không ai tranh chấp nếu Pô Dharma và Champaka không tranh đúng và lên án BBSSCC là phá hoại và những người không theo sự ngộ nhận của HTKL là “đội ngũ bút chiến”. Chính tả AT đang dạy trong nhà trường đã được đồng thuận của đồng bào Cham tỉnh Thuận Hải, thông qua biểu quyết và Hội thảo lần cuối để chọn văn tự biên soạn sách giáo khoa năm 1990. Sau năm 2006 có tranh chấp, ngộ nhận. Năm 2007 Hội đồng thẩm định kết luận là hợp lý và tiếp tục sử dụng. Cho dù nhiều lần Champaka và Po Dharma lên án chính tả AT đang dùng hiện nay là lai căng, phổ thông hay phá hoại, nhưng 100% học sinh Cham gồm trên 10 ngàn người vẫn đăng ký học hằng năm dù là môn tự chọn (họ có thể nghỉ học bất cứ lúc nào). 20 ngàn phụ huynh vẫn ủng hộ và yêu cầu đưa hệ thống này lên dạy cấp trung học và đại học. Năm 2013 TS Quảng Đại Cẩn chính thức khẳng định thành quả chuẩn hóa AT Cham của BBSSCC là hợp lý tại Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ học ở Hà Nội. TS Quang Cẩn tiếp tục làm việc cụ thể với TTGDDT và Tỉnh Ninh Thuận để đưa chương trình tiếng Cham vào cấp 2, 3 và Trung tâm giáo dục thường xuyên. Ông cũng nêu lên trong Hội Thảo quốc tế rằng sự phê phán của HTKL 2006 là một ngộ nhân của những người thiếu chuyên môn. Cho nên nói là AT Cham đang còn tranh chấp là không đúng. Hai hệ thống đều đúng, không mâu thuẩn nhau, đều là AT truyền thống, ai giành tôi đúng, anh sai là người đó chưa thông hiểu về AT. Vì hơn 30 năm qua không Pô Dhia nào hay ai khiếu nại gì về AT của BBSSCC trong nhà trường. Pô Dhia Hán Đô khẳng định: “Hơn 30 năm nay vẫn vậy, có ai nói gì đâu? Akhar thei thei ngui bisiam, jôi mưthao gơp jôi!”.
6. Chúng ta nên công bố tư liệu Hoàng gia và nếu có thể dùng tư liệu Hoàng gia để làm chuẩn trong việc chuẩn hóa chữ Chăm hiện nay vì rằng trong tất cả các văn bản qua lại giữa vua và các quan lại luôn có quy tắc và chuẩn mực nhất định.
Làm sao các bạn biết HGP là chuẩn mực? khi nó chưa được công bố? Có phải bạn đang sáng tác? Nghiên cứu là nói chuyện trên bằng chứng và cơ sở dữ liệu.
Đã có giải đáp: Chọn chuẩn là xem xét tất cả các tư liệu để liệt kê ra tất cả các kiểu viết của tất cả các vần. Các chuyên gia sẽ rà xét và chọn kiểu viết hợp lý của từng vần một, được đồng bào biểu quyết và hội đồng thẩm định thông qua. Năm 1990 đã làm đúng như vậy.
Hãy đọc lại kỹ văn bản trong HGP (nếu có thể), cấu trúc âm trong từ điển AC 1906 và tự kiểm tra trình độ chữ Cham AT của mình qua các câu hỏi sau sẽ không thắc mắc tại sao không chọn cái này hay cái kia làm chuẩn:
(1)Chữ Chăm Akhar Thrah Chuẩn hóa trong nhà trường và chữ Cham AT truyền thống khác nhau thế nào? Inư Akhar? Takai Akhar? Âm tiết (vần)?
(2)Nhóm Lưu Quý Tân, Thiên Sanh Cảnh, đã chuẩn bao nhiêu chữ cái Cham- Viết giống nhau khi đọc khác nhau kiểu gak-lak: Bao nhiêu chữ cái? Tên chữ cái đó là gì?
(3)Akhar Thrah truyền thống trước 1906 và Akhar Thrah sau này trong Từ điển G. Moussay 1971 có bao nhiêu phụ âm cuối không được sử dụng (Phụ âm cuối có trong AC nhưng không có trong GM)? Bao nhiêu và tên gọi là gì?
(4)AT Cham có bao nhiêu tiền tố, trung tố, hậu tố? Tên gọi là gì, nghĩa như thế nào? Mỗi ngữ tố cho hai ví dụ có trong từ điển?
(5)Trong 2 từ điển trên âm ô, ê có (baluw) ngắn dài không? Nếu có cho hai ví dụ?
(6)Nguyên tắc vàng liên quan đến “baluw và trắc trầm [ngắn dài]” nào mà HTKL 2006 phát hiện và BBSSCC triệt để tuân theo trong luật chính tả của mình?
Câu trả lời có thể gởi đến cho TS Can Quang, sẽ có thưởng cho người có trả lời đúng và gởi sớm nhất. Sẽ có đáp án cho người có yêu cầu (liên lạc qua email). (Câu hỏi 2,3,4,5 là điều kiện tốt nghiệp của Giáo sinh Cham tại Sư Phạm Ninh Thuận).
7. Theo như Cei nói ngôn ngữ Chăm sẽ được dạy lên cấp II, III nhưng hiện nay cộng đồng Chăm chưa đồng ý sẽ sử dụng hệ thống ngôn ngữ nào do đó Cei với vai trò là TS ngôn ngữ học và xin đề xuất do đó Cei cần phải xin Bộ Giáo Dục tổ chức một cuộc thảo để giải quyết vấn đề đang tranh cãi về ngôn ngữ hiện nay.
Đã có trả lời trong phần trước. Tranh cải do ngộ nhận của một số người thiếu thông tin về ngôn ngữ học và chưa thực sự thông hiểu về Akhar Thrah. Viện hàn lâm khoa học xã hội, Viện ngôn ngữ đã liên tiếp mở nhiều Hội thảo về ngôn ngữ mời các chuyên gia về ngữ học Cham nói về AT Cham, thế nhưng không ai tham dự? Nếu những người ngộ nhận còn cho là mình đúng thì hãy liện hệ với TTGDDT, Bộ Giáo Dục, Viện Ngôn ngữ họ sẽ giúp tiếng nói của các bạn được thế giới lắng nghe.
8. Tại sao chúng ta không học thẳng AT các chức sắc đang sử dụng luôn mà phải hoc AT BBS chứ? Còn nếu chúng ta cứ học theo BBS thì những người học sau này sẽ gặp những khó khăn trong việc tiếp nối akhar tapuk của cha ông để bảo tồn.Chúng ta nên có suy nghĩ học AT truyền thống không khó hay dễ hơn BBS mà học AT truyền thống thì chúng ta có thể tiếp cận ngay akhar tapuk của cha ông để lại mà ko vấp phải một số khó khăn. Theo Giáo Sư Khả Kính, học chữ BBS không đọc được sách ông bà?
Câu này đã trả lời nhiều lần: Chữ AT BBS khác AT truyền thống thế nào đến nỗi không đọc được AT truyền thống? Inư akhar và takai akhar giống nhau tuyệt đối. Vần AT BBS bao trùm tất cả các vần truyền thống cộng thêm ba vần cơ bản đang bị ngộ nhận hoặc xuyên tạc là (BBS chế tạo). Trong sách giáo khoa của học sinh có luôn những vần xưa nay trong bản đối chiếu (sách giáo viên 1, 2, 3, 4 và 5) và có dạy trong chương trình lớp 5, phần Hakum xap (Ngữ Pháp). Do vậy tất cả các vần trong truyền thống đều nằm trọn trong chương trình tiếng Cham tiểu học. NẾU AI ĐÓ TÌM THẤY VẦN TRUYỀN THỐNG NÀO KHÔNG ĐƯỢC DẠY HAY ĐỀ CẬP TRONG SÁCH GIÁO KHOA CỦA BBSSCC XIN NÊU RA CHO ĐỒNG BÀO, GIÁO VIÊN CHAM CÙNG XEM. Do đó cho rằng học chữ Cham AT BBS sẽ khó khăn hay không đọc được AT truyền thống là sự ngộ nhận (do thiếu thông tin), biạ đặt hay xuyên tạc (do thành kiến).
Đua phôl wa Ysa hu dai dong ka harei ni. Đua phôl abih dôm yut mai pajrưng yoom. Damưưn oh gook abih drei su-uh ka akhar, xap Cham. Ppachôm binhuơl hadei gook abih adei xa-ai.
Chân thành cám ơn bác Ysa đã tài trợ cho cuộc gặp mặt này. Cám ơn tất cả các bạn đến dự. Tiếc là không gặp hết những bạn quan tâm đến chữ Cham, tiếng Cham. Mong gặp tất cả các bạn lần sau.
Honolulu, 31/5/13
Posted in: Tin cộng đồng
Be the first person to like this.
prancham
Cam on da chia se
June 26, 2013
Hy vọng sẽ mang lại niềm vui cho đồng bào chăm
June 30, 2013